ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 8: CHUYỂN TỰ LUÂN MẠN-ĐỒ-LA HẠNH

Như Lai lại quán sát đại chúng, dùng đại từ bi tu tập nhãn quán sát thế giới chúng sinh. Đại chúng, tức là chúng hội mười cõi Phật như số bụi nhỏ Kim cang. Như Lai từ vô lượng kiếp lâu xa đã tu nhãn đại từ bi mà xem xét thế giới, cũng có ý đoái hoài. Đó gọi là sắp giảng nói phương tiện vi diệu, khiến tất cả thế gian đều được lợi ích lớn. Như thế quán rồi mà vào cam lộ sinh Tam-muội. Như người đời uống chất độc liền chết yểu. Hoặc có gặp cam lộ mà uống thì liền chẳng già chẳng chết, tất cả các bệnh hoạn, khổ nạn đều dứt hết. Thân tâm mát mẻ vui sướng, được chưa từng có. Nay Tam-muội này cũng như thế. Nếu được Văn-tư-tu thì người tu liền được vui xuất thế gian bậc nhất, thọ lượng thường trụ (sống lâu vô số), thành hiện pháp lạc của Như Lai. Xuất định này, lại nói tất cả ba đời vô ngại lực, tức ba đời không thể phá hoại. Minh lực này như thế phá trừ tất cả sự tối tăm của vô minh phiền não, nên gọi là Minh. Nhưng minh và chân ngôn nghĩa có khác nhau. Nếu từ tâm miệng xuất ra thì gọi là Chân ngôn, nếu từ tất cả thân phần nhậm vận sinh ra thì gọi là Minh. Do nghĩa tăng trưởng cho nên dùng tiếng nữ để gọi. Như vua có vị tôn quý nên vợ cũng được tôn trọng, nên nói là Minh phi. Như trên Kim Cang Thủ trước hỏi Phật, Phật liền từ đầu đến cuối đều đáp câu hỏi này. Trong khoảng giữa các lời nói khác đứt quãng. Nay Phật lại đáp ý trước. Như trên nghĩa chữ Lãm đã lược nói xong. Nay y theo trước Phật vì hành giả tu Chân ngôn là muốn khiến cho đầy đủ các duyên, mau được đạo Vô thượng, lại từ cam lộ sinh khởi Tam-muội mà nói Minh phi này.

Già-già-na-tam-mê A-bát-la-để-tam-mê Tát-phược-đát-đa-yếtđa Tam-man-đa-nộ-yết-để Già-gia-na-tam-mê Phược-la-lạc-xoa-nhĩ.

Già-già-na-tam-mê, già-già là hành, lặp lại chữ Hạnh là nói hạnh này không thật có, thì hành mà vô hạnh. Trước là chỉ, kế là phá hoại, nghĩa là pháp vô tướng vô ngại này đối với không thì vô lượng vô ngại không đâu chẳng cùng khắp. Nhưng lại có nghĩa khác. Vì sao? Nếu tất cả pháp này như hư không, tức là không có lỗi, cũng không có công đức. Nay trong đây tuy vô tướng vô ngại cũng như hư không mà đầy đủ tất cả công đức chân thật của Như Lai, không gì chẳng đủ. Cho nên kế nói Cú Nghĩa thứ hai.

Tuy nêu không này để so sánh nhưng có vô lượng vô biên đức lìa tướng, chẳng phải hư không mà dụ được công đức này tức là bằng với Như Lai, là tất cả chỗ đến của Như Lai.

Kế nói Già-già-na-tam-mê, tuy đủ muôn đức mà không có chỗ nói lên đồng với đại không cho nên nói nhắc lại. Trong đây nói năng lực vô ngại là nghĩa không thể phá hoại, cũng là nghĩa vô tướng. Vì vô ngại, vô tướng nên không thể phá hoại. Phật ở trong Tam-muội mà hiện ra Minh phi này, miệng nói tên chân ngôn Đà-la-ni, thân hiện gọi là Minh. Vì thiện nam này và thân Minh phi Như Lai, không có hai cảnh giới. Do năng lực này nên Phật, Bồ-tát được tiếng khen rộng lớn là pháp vô ngại, dứt trừ các khổ, là nói Minh phi này đồng với thân Như Lai. Nếu chẳng ngộ lý này thì không do đâu mà thành Phật. Nếu chứng lý vô tướng, vô ngại tức là đối với pháp mà được tự tại thành tựu Bồđề. Vô tướng như thế tức là cảnh giới sâu xa của Như Lai. Chỉ có Phật và Phật mới hiểu rõ, cho nên nói là cảnh giới Phật và Bồ-tát ba đời ở mười phương. Do môn này mà khắp pháp giới Phổ môn thị hiện thành tựu chúng sinh vô cùng tận. Cho nên được tiếng khen rộng lớn ở mười phương, gọi là Đại danh xưng, được pháp vô ngại là vì vô chướng, vô tướng vô quái ngại cho nên dứt tất cả khổ thân, miệng, ý của chúng sinh chân thật chẳng luống dối, đều khiến rốt ráo đến chỗ vui Đại Bồ-đề Vô thượng. Cũng chẳng biết Chân đế nên nói vô minh. Do vô minh tức có các hành mà sinh ra các thứ khổ. Tuy Bồ-tát vào địa vị, nhưng do chưa biết cảnh bí mật sâu xa của Như Lai, tức là vô minh sâu kín cũng lại là khổ, khiến Phật vì họ mà đều khiến cho rốt ráo đến cảnh giới Phật, cho nên nói dứt tất cả khổ. Dứt khổ vô minh tức là giải thoát không thể suy nghĩ bàn luận, chư Phật được vô lượng vô biên công đức hiện pháp lạc. Phi là như người nữ ở đời sinh ra các con để nối dõi không dứt đây là nói có khả năng sinh ra tất cả công đức của tất cả Như lai, cho nên nghĩa là Phi. Khi người tu hạnh chân ngôn tuy có các phương tiện như trên nhưng phải cần có trì Minh phi này, nếu chẳng thể trì thì các đức chẳng đủ.

Lúc đó, Tỳ-lô-giá-na chư Phật nghĩ đến ta từ đầu chẳng sinh năng lực Chấp Kim Cang nên bảo Thượng Thủ Chấp Kim Cang rằng: Như Lai từ cam lộ sinh khởi Tam-muội rồi liền nghĩ ta xưa chẳng sinh tất cả thân Phật, do chẳng sinh nên liền cùng chư Phật không có hai thể, cho nên giữ gốc như thế, chẳng sinh chữ A, gia trì tự thân và Chấp Kim Cang mà bảo, vì chẳng sinh năng lực gia trì. Nghĩ đoạn, phương tiện bảo Thượng thủ các Kim cang. Thượng thủ chẳng phải Bí Mật Chủ, tất cả đều vào tự môn A, tức là vô ngôn thể chủ mà thôi. Các Chấp Kim Cang ở mười cõi Phật đều là Thượng thủ. Này thiện nam lắng nghe: Tự luân chuyển gọi Mạn-đồ-la hạnh, trong phẩm nói rộng Bồ-tát tu hành môn Chân ngôn, làm Phật sự mà trụ trước. Luân, nghĩa là tự môn A, trong một chữ này mà vào tất cả chữ, vào một chữ này thì xoay vần tất cả pháp đều vô ngại. Như bánh xe ở đời chẳng lăn thì thôi, lăn thì lăn mãi vô cùng tận. Tìm đầu đuôi đều chẳng thể biết, nên gọi là luân. Lại như bánh xe ở thế gian nếu khi quay thì sẽ cắt đứt tất cả loài cây cỏ. Tùy rễ thân, cành lá, gặp bánh xe này thì đều bị phá hết. Vì sao? Vì dùng dao bén nhọn. Tự luân A này cũng giống như thế, dứt trừ tất cả vô minh phiền não, tùy chỗ nó nghe mà phá dẹp hết, Mạn-đồ-la là nghĩa thanh tịnh. Sau sẽ giải thích. Phẩm Quảng là nghĩa trong đó trùm khắp tất cả chỗ, phẩm chỉ là tên của một phần. Nghĩa của quảng như bánh xe, không chỗ cùng tận, nhưng một phần kinh này cũng chẳng lìa luân này, nên lấy đó làm tên. Các phẩm đều nói quảng là y theo đây.

Bản chẳng sinh tức là A tự luân. Vào luân này tức là cùng chư Phật đồng thể không hai, Phật vì thành tựu tu chân ngôn làm Bồ-tát, muốn nói A tự luân này mà trước khen công đức. Nếu được luân này thì khiến cho các Bồ-tát Phổ môn thị hiện, vì tất cả chúng sinh rất mừng thấy thân trụ khắp ở trước mà hóa độ, dùng nhân duyên lớn mà làm Phật sự cho nên trụ ở trước.

Bấy giờ, Chấp Kim Cang đảnh lễ Phật, Kim cang đi quanh tương ưng, đến ngồi dưới tòa Kim cang mà khen Phật. Bồ-tát này trên chày Kim cang có đài hoa sen, do đó mà ngồi. Kim cang tức là Trí ấn của chư Phật. Trí ấn của Đức Phật này là đài Đại Mạn-đồ-la có chỗ biểu thị. Như ném Kim Cang Tuệ trên hư không rồi trở về đất. Bồ-tát này cũng như thế. Nghe Phật lại nói về chữ Tăng thì vui mừng hớn hở, tứcthì đài này ở trên Kim cang mà quay vòng vô lượng, từ chỗ ngồi bước xuống đảnh lễ Phật. Khi bước xuống thì ném gậy lên hư không mà quay về, giống như thế nên gọi tương ưng. Đây cũng là biểu thị cho trí Phật vô ngại. Vì nghe pháp cung kính nên xuống đất mà kính lễ. Quy mạng tâm Bồ-đề tức là quy mạng tất cả tâm chúng sinh, quy mạng thì tâm Bồ-đề phát sinh. Lại đảnh lễ thì phát sinh tâm này, cúi đầu hành thể Ba-lamật, kế quy kính thể của hạnh chân ngôn. Hành thể tức là đất ấy và Bala-mật. Kính lễ tạo tác, trước vì tất cả chúng sinh tuy có tâm Bồ-đề này mà chẳng thể tự biết, nên quy mạng cổ tích phát tâm thành quả chuyển sang hiển bày chúng sinh. Vì nghĩ ân lớn nên lại lễ bái. Nói nhắc lại quy mạng đảnh lễ là nghĩa này giống nhiều mà khác ít. Nói nhắc lại là vì rất cung kính cho nên như thế. Như ở đây, khen ngợi Phật xong lại thỉnh. Như người đời nuôi tằm có lợi nên khéo nuôi.

Ở đây cũng giống như thế, vì thỉnh Phật lại nói nghĩa sâu, vì tự lợi, lợi tha nên trước khen ngợi Phật. Không chứng, tức là chứng pháp bình đẳng vô ngại vô tướng. Bạch Phật Thế Tôn cúi mong giảng nói: Thương xót con và tất cả chúng sinh. Pháp vương là đối với pháp tự tại nên gọi là Pháp vương, nguyện thương xót con hộ niệm con, làm lợi chúng sinh, là Pháp vương thương xót ta, hộ niệm ta, vì chúng sinh làm lợi ích như nói tu hạnh chân ngôn khiến được đầy đủ. Nguyện Phật lại nói A tự luân. Viên mãn là tùy hạnh thượng trung hạ mà tùy tánh phần đều được lợi ích, đều sẽ thành tựu diệu quả.

Kế là Phật bảo Bí Mật Chủ rằng: Thuở xưa, ta đối với các Phật tối thắng là chỗ nương tựa xưng hiệu của thế gian, khi sắp nói Bí Tạng thì trước khen đức vì pháp này khó tin. Như sắp nói Pháp Hoa thì cũng đồng khen ngợi. Bổn sơ tức là nghĩa thọ lượng (tuổi thọ). Chỗ thế gian nương tựa, là như tất cả cây cối đều phải nương vào đất mà được lớn lên, lại như người đi buôn nương người dẫn đường ra biển, phải nương người lái thuyền, người bệnh không phải nương thầy thuốc.

Ở đây có nhiều môn phải nói: Nay Phật cũng như thế, là chỗ nương cho tất cả. Nhưng lại có ý sâu là tuy nói tự khen mà chính là có ý nói pháp. Như Phạm âm nói ta, tức trong đó có tiếng A, tức nghĩa vốn chẳng sinh. Đây là thể Thường trụ chẳng sinh, tức là chỗ nương của tất cả. Xưng hiệu, là ta biết đây chẳng sinh, nên tất cả người đời tôn xưng là Phật. Chẳng phải trong Pháp giới Bình Đẳng có tên gọi như thế. Nói pháp không thể so sánh. Trong không so sánh này thì chỗ nói của ngoại đạo đều có pháp hơn, cho nên nói có so sánh. Phàm tất cả ai chẳng hiểu pháp nội chứng bí mật thì đều gọi là ngoại đạo. Do Phật nói pháp không thể sánh bằng huống chi có dụ, nên nói cũng không so sánh được. Lại trong ngã có chữ A, vốn vắng lặng không có gì trên trong chữ Bổn này có âm thanh A, là nghĩa bất sinh. Vì chẳng sinh nên chẳng diệt. Cho nên xưa nay vốn vắng lặng, pháp này vi diệu bậc nhất không có gì hơn. Làm vắng lặng các căn, nên sáu căn luôn thanh tịnh, các điều ác dứt hẳn nên gọi là tịch. Chữ A này là tất cả tâm Phật. Nay trong kệ Phật nói chữ A này, tức là nói trong pháp tự chứng, trong tất cả lời ý tuy có chỗ nói nhưng trong cảnh nội chứng này không thể hiểu (biết), vì pháp tự chứng chẳng thể nói. Phật tuy tự khen tốt cũng tức là khen ngợi chữ A này. Vì chữ này từ xưa nay là chỗ nương tựa của thế gian. Nay nói pháp tự chứng này không phải là cảnh giới Nhị thừa, ngoại đạo.

Đối với pháp ấy không thể ví dụ so sánh, nên gọi là không sánh. Như ai uống nước thì lạnh nóng tự biết còn chẳng thể nói với người chẳng uống, huống chi cảnh giới Như Lai ư? Nhưng có sức gia trì của Phật thì có thể nói pháp không thể nói, không thể nói này khiến Kim

Cang Tạng… đều biết được, việc này rất hy hữu. Nhờ sức gia trì nên Chấp Kim Cang và các Bồ-tát, tòa Bồ-đề của Phật thắng nguyện hiển bày. Nghĩa là Phật nói kệ này xong thì được dùng thần lực mà gia trì. Bấy giờ, các Bồ-tát Kim cang liền có thể hiện tòa Bồ-đề. Toà này là chỉ nói theo ý thế gian, chỉ là chỗ ngồi mà thôi. Song phương Tây gọi tòa này là Mãn-trà. Mãn-trà nghĩa là bền chắc, bất động, lại có nghĩa là không sánh bằng, là cùng khắp pháp giới. Nay hiện tòa Bồ-đề này cũng như bơ hiện trong lạc, các vị cùng ở một chỗ mà chẳng trái nhau, vì gia trì nên hiển hiện. Tòa này tức là chỗ trang nghiêm công đức của Như Lai, chỗ thành tựu vô lượng đại nguyện, tức đồng với thân Phật. Hiện khắp trong tất cả thế giới chúng sinh mà làm Phật sự. Cho nên nói là thắng nguyện. Phật hư không như vô hý luận, cùng hạnh không hai, tương ưng với lý. Thành tựu nghiệp ấy: tức là tòa này, cũng như hư không lìa tất cả phân biệt. Tuy các Bồ-tát tu hành các thứ phương tiện như thế, nhưng cũng không hai không khác. Chẳng lìa diệu lý như thế. Cho nên nói lý tương ưng, như làm mà không làm tức là họ được quả cũng giống như thế, tức đồng với tòa ấy không hai không khác. Thành tựu: là Tất-địa mà người tu hành thành tựu. Vào thời Phật, các chi phần thân cũng đều xuất hiện chữ ấy. Ở tất cả thế gian và xuất thế gian Thanh văn, Duyên giác đều tịnh lực và quán. Tất-địa thành tựu mà khuyên tu, nghĩa là khắp thân phần Phật. Thân phần Phật đều hiện chân ngôn chữ A này. Tự môn A này tức là tuệ mạng định quán của Nhị thừa thế gian và xuất thế gian. Như một chữ Thọ, các thọ cùng hạt giống, đồng mạng sống, đồng chỗ nương, đồng cứu độ, đồng hiện tức là như tất chỗ làm diệu nghiệp thế gian và xuất thế gian. Chữ A tức là mạng sống. Như người nếu không mạng căn thì tất cả mọi việc đều bỏ. Tất cả công đức định tuệ thế gian và xuất thế gian cũng thế. Nếu lìa tự môn A tức chẳng được tăng ích thành tựu. Như người chết kia không làm gì được. Lại chữ A là tiếng mở miệng. Nếu không có tiếng A thì chẳng mở miệng. Miệng nếu chẳng mở thì tất cả chữ đều không. Cho nên chữ A là hạt giống của tất cả chữ. Phải biết tất cả muôn hạnh cũng thế. Vì tự môn A cùng làm chủng trí. Nếu lìa chữ A thì cũng không thành, chỗ đồng nương cậy, là như chúng sinh nếu không có đất đai thì không có chỗ ở. Tự môn A này cũng như thế. Nếu lìa chữ A thì không có chỗ nương, cứu độ cũng đồng, là phải biết tự môn A này tức là sự cứu hộ lớn của tất cả thế gian. Sau rốt nói hiện, là như Phật vì Bồ-tát đại chúng mà hiện tòa Kim cang, đây là tất cả thắng nghĩa đều hiện ra.

Kế là nói môn chân ngôn này, tức là Nam-mô Tam Mạn-đa Phậtđà-nẩm. Này này người Thiện nam! Chân ngôn này chư Phật mười phương đồng dùng pháp thân mà gia trì những người có tu hành thì do chân ngôn này có thể làm các Phật sự, cho đến khắp hiện sắc thân, vì tất cả chúng sinh trong thế giới mà mở bày trí tuệ Phật, như Phật hay làm việc ấy. Tự môn A này cũng có thể làm như thế. Đối với kia đây tức đồng với tất cả thân Phật. Tự môn A chuyển tất cả pháp là do chuyển chữ A này thành các thứ công đức, từ tự môn A này tu hành mà chuyển. Cho nên Bồ-tát Bí Mật Chủ Chân Ngôn Môn muốn thấy chư Phật, muốn cúng dường, muốn chứng phát tâm Bồ-đề, muốn cùng các Bồ-tát đồng hội, muốn lợi ích chúng sinh, muốn cầu Tất-địa, muốn cầu trí Nhất thiết trí. Đây là siêng tu tâm chư Phật. Phật nói: Như các việc đã nêu trên, nếu ông muốn cầu thì không có cách nào khác, chỉ phải siêng tu tự môn A này.

Bấy giờ, Phật Tỳ-lô-giá-na trong Đại Bi Thai Tạng này sinh ra Mạn-đồ-la vương, đặt bày các vị Bổn tôn, nói pháp định Tam-muội thần thông chân ngôn hạnh không thể suy nghĩ bàn luận, như trước đã nói rộng về đặt bày vị Mạn-đồ-la. Nay sao lại nói: Ở đây có nhiều nghĩa. Vì muốn lại khai phát một loại chúng sinh nên khiến trước đã nghe lại càng biết rõ. Trước tuy nói các địa vị, nhưng chưa cùng khắp. Nay lại nói không để thiếu sót. Lại trước chỉ nói tên, do chưa nói nhiều về hình trạng, nay lại nói cho thật đầy đủ. Vì sao chẳng cùng nói, mà lại phân tách chỗ này mà nói? Ở đây cũng có ý, cho đến pháp rất an lạc. Cũng chẳng đốn thuyết, là vì muốn cho phát tâm trân trọng mà dần dần khai đạo. Kế lại nếu chỉ dùng tranh vẽ tôn dung để làm chân thật. Thì như họa sĩ kia cũng có thể thành tựu công đức A-xà-lê. Nhưng chẳng những chỉ vẽ tranh mà được thành hạnh chân ngôn ấy. Cần phải mỗi việc tương ưng với Tam-muội thần thông, mới gọi là hạnh không thể suy nghĩ bàn luận. Nay Phật muốn mở bày cho họ nên nói các pháp Tammuội… Nghĩa là tương ưng mà với Tam-muội thần thông nói. A-xà-lê Nhất thiết trí trụ vào tự môn A lễ tất cả Phật. Như trên đã nói trong tâm làm chữ A và mắt làm chữ La như phẩm trước đã nói. Nay muốn làm đàn trước phải trụ vào Tam-muội này khiến tương ưng với lý, lấy trí tương ưng mà vận khắp quy lượng. Hễ hợp với dây thì sẽ khiến được chỗ chẳng được quá chậm. Nếu chẳng điều hòa thì khiến thầy và đệ tử có nhiều bệnh bị chướng nhiễu, nếu dùng dứt bặt thì cũng khiến hao tổn. Kế là phải biết nơi chốn. Do đó trước nói phải xét định phương hướng các mặt. Nếu đệ tử khi tu có lầm lỗi gì hoặc bảo Đông là Tây, tức là làm chướng chỗ.

Kế là lễ tất cả Phật, tức là lễ thể chân ngôn chữ A. Thầy lễ rồi ở Đàn mà chọn đất tốn xoay mặt về hướng Bắc, học trò ở các phương phải xoay mặt về Nam, dẫn sợi dây đối nhau. Kế thầy dẫn dây chuyển hướng Càn Duy quay về Đông, đệ tử quay mình hướng về Tây. Kế đệ tử quay hữu đến khôn duy hướng về Bắc, thầy quay mình hướng về Nam.

Kế là thầy quay hữu lại về đất tốn, hướng về Tây, đệ tử quay mình hướng về Đông. Tức bốn phương vị đã xong. Kế là đệ tử lại Càn Địa Duy mà hướng về Tốn, Thầy cùng đối ngang, tức là định Càn Tốn Ngung xong. Hễ định bốn phương thì phải như trước mà xét kỹ, không được dời đổi. Nếu định bốn góc trung tâm mười chữ giới, thì chỉ lại quay hữu, chẳng để hại ngại liền được. Làm như thế rồi. A-xà-lê lại ở trong Du-già, chuyển (đổi) trung tâm chữ A thành chữ Phược, như trước đã bố trí chữ La… phương tiện chẳng khác trước, chỉ đổi trung tâm chữ A liền thành thân Kim Cang Tát-đỏa. Cũng lại quán tưởng thân mình tức đồng với thân ấy mà chấp trì Như Lai Trí Ấn. Tuy đổi chữ A thành chữ Phược nhưng cũng chẳng lìa nhau. Vì sao? Vì chẳng sinh, tức là xưa nay không có ràng buộc với thể của môn khác. Như trên dẫn dây cũng chưa đến Địa bính. Đã thực hành quán này tức cùng đệ tử liền vào trong Trung Thai. Lại như trên dẫn dây y theo thứ lớp trước. Ở Trung Thai mà định ra phương sở như trên, không có tương ưng hình, Như Lai hình, không tánh hình, chuyển tương thích (giải thích cho nhau). Khen không hai hình này tức là Như Lai hình. Như Lai hình tức là tánh không hình. Chỗ nói, trước dẫn tuyến đương tâm thầy và trò đối nhau, dẫn thọ bốn phương và bốn góc mười chữ đạo. Chỉ vì buộc Ấn Trì mà chưa xuống. Phải biết Thời Định như thế. Trên đầu tưởng chữ A khắp thân. Nhưng Đại Nhật Như Lai vào Đại Bi Tàng sinh ra Tam-muội, thì Đại Bi Tàng Tam-muội này đâu có khác với phẩm Đại Bi Thai Tạng Mạn-đồ-la ở trước, chánh nghĩa là Đàn trước các phương chưa đủ, sắc tượng cũng chưa đủ, cho nên lại nói. Kế định phương xong, lại tưởng chữ Phược như trên nói ở khắp thân mình. Tưởng thân mình đồng với hình Chấp Kim Cang, vào ở trong thai như trước đã dẫn. Tuyến định ra phương sở biến, tức là ở phương dưới. Giả khiến trung thai vuông sáu thước, lượng phân nửa là ba thước, tức là lượng rộng hẹp Đệ nhất viện ở ngoài thai. Phân ba thước này làm ba lớp: Một là hành đạo, hai là chỗ để vật cúng dường, ba là chỗ các tôn vị ngồi, bốn là duyên ngoài, kế là trong ba thước này mà đều khiến được chỗ. Đương khi cúng dường thì thầy phải vận tâm tất cả đến hội này song không có về chỗ ngồi, là đều ở trong duyên ngoài này mà cúng dường.

Kế tách viện thứ hai, ba thước lấy phân nửa là một thước rưỡi, ba lớp viện lượng cũng ở trong đó mà để đều bốn đạo như trên. Kế lại lấy phân nửa của một thước rưỡi, tức là bảy tấc rưỡi phần làm ngoại viện lượng. Cũng ở trong bảy tấc rưỡi mà để đều bốn đạo để được chỗ. Thai thứ một ngoài cửa miệng tức có liên quan với chỗ hành đạo, sẽ lấy chút xíu chỗ dụng của môn vị ấy các thứ khác chung thành xứ. Ba lớp ngoài cửa nếu có đất rộng thì mặc tình làm lớn, dầu có chiếm nhiều đất cũng không hại gì.

Trước ở Mạn-đồ-la có nói: Trong viện thứ hai thờ Phật Thích-ca, trong viện thứ ba thờ Văn-thù-sư-lợi, văn này cùng đổi nhau. Do trước định trong thai xong thì đến viện thứ ba mà định, nên nói thứ hai mà chẳng phải là thứ hai, ắt là lớp thứ ba. Nay trong đây tự có thành văn. Văn-thù ở lớp thứ hai, Đức Thích-ca ở lớp thứ ba. Tưởng chữ A định ở ngoài viện. Kế tưởng chữ Phược mà làm Trung thai. Kế làm (ở) viện thứ hai mà tưởng Văn-thù hoặc tưởng chữ Phược ở khắp thân mình cũng như trước. Kế ở viện thứ ba phải tưởng Phật Thích-ca hoặc tưởng chữ Bà. Trong kinh theo Định Tuyến Vị đã nói, đến định sắc trở xuống lại hiểu, nguyên do chưa rõ nên chưa nghi.

Kinh nói: Lại nữa, Tỳ-lô-giá-na gia trì ấn ấy ở quảng pháp giới theo niệm trở xuống nghĩa là khi thải sắc ở dưới thì A-xà-lê phải tưởng Tỳ-lô-giá-na Như Lai hoặc ấn kia. Ấn này tức là Ấn Quảng Đại Pháp giới. Tưởng như thế rồi hạ sắc trắng. Bấy giờ, A-xà-lê tự tưởng thân mình tức là pháp giới thể của pháp giới trắng sáng vô nhiễm. Như thế khi tưởng niệm không phải ngay thân ta như thế mà tất cả hữu tình cũng thế, tức là trừ sạch đồng với Như Lai cũng như lìa tất cả lỗi là thân mình đồng với Như Lai tức là màu trắng. Trắng là pháp thể lìa tất cả lỗi. Nhưng nói rằng tất cả hữu tình đều đồng với diệu pháp giới nhiệm mầu, phải do pháp nào mà được. Song đây đều là phương tiện nghĩa là môn chữ La. Khi vào chữ này thì sẽ khiến thân mình và đệ tử cho đến tất cả chúng sinh rốt ráo đều được thân pháp giới Như Lai mà lìa hẳn các lỗi. Cho nên kế là nói tưởng chữ La. Chữ này màu trắng như xa cừ. Sư nói trong đây có chữ A có chữ Phược, cho nên chữ La màu trắng tưởng chữ sáng rỡ, ánh sáng lặng lẽ tuôn ra như sữa do thanh tịnh này mà thành sắc vô cấu, lìa tất cả lỗi và hoa quân-đà, hoặc như sắc trăng sáng, lửa chữ ấy cũng sáng trắng, lặng lẽ điềm tịnh mà tỏa sáng rực rỡ. Khi tưởng như thế lại tụng chữ La một trăm biến, hoặc một ngàn biến mới xuống sắc. Sắc pháp gia trì trước phải đối với sắc mà tưởng chữ, chữ thành rồi mới chuyển thành Phật.

Ở đây có hai thứ: Một là A-lợi-trà, là nắm tay trái lại để trên ngực duỗi thẳng ngón trỏ. Tay phải như đánh vật, chân trái hướng ra trước, chân phải cách ba thước mà kéo dài ra . Trắng đỏ vàng xanh đều dùng, phải tưởng hình Phật mà bắt ấn này. Hễ kiết ấn thì có hai oai nghi. Nếu đứng mà làm ấn thí phải thực hành oai nghi này. Bốn Phật làm có hình dáng vắng lặng dùng ấn này. Hai là hạ sắc đỏ phải ghi nhớ là nói A-xàlê phải xét kỹ. Khi sắp hạ màu đỏ phải tưởng chữ. Chữ này chiếu sáng như sắc mặt trời mới mọc, hoặc đỏ, hoặc vàng, đây là màu đỏ và vàng lẫn lộn. Ánh sáng này chiếu rực rỡ chữ này tức là chữ Phật Bảo Tràng. Đây là Phật trên hết không gì so sánh bằng) không thể hàng phục. Lại tưởng thân mình đồng với chư Phật. Chữ La màu đỏ có dấu chấm, còn các phương tiện khác thì y theo trước.

 

Kế dưới khi màu vàng thường tưởng chữ ca làm màu vàng ròng, ánh sáng cũng vàng, đó là màu vàng của Phật Mâu-ni. Ca nghĩa là tạo nghiệp. Vì Vô tác nên lìa hẳn các lỗi. Trụ vào Tam-muội này hại các ánh sáng độc chiếu soi tất cả. Phải nhập định y giáo, kế dưới là khi màu xanh thì phải tưởng chữ Ma suy nghĩ trên chữ Ma, nghĩa là ở trên màu xanh mà tưởng, tức là nghĩa vượt sinh tử là Thích-ca Mâu-ni. Phật này ngồi tòa Đại Bồ-đề. Tất cả Phật đều dùng chữ này dứt trừ sự sợ hãi của chúng sinh mà hàng phục các ma quân.

Chữ này như cầu vồng, bên ngoài có màu hoa sen xanh. Tây Trúc gọi cầu vồng là cung điện của Đế-thích, ánh sáng nó cũng thế. Các phương tiện khác như trước.

Kế dưới là khi hạ sắc đen thì tưởng chữ Ha như khi lửa lớn ở kiếp tai, vì lửa quá mạnh nên có màu tím đen. Ánh sáng chữ này cũng như thế. Đây là A-súc Như Lai, Phật ấy dùng đại Từ bi che chở tất cả để hàng phục dứt trừ các chướng mà làm hình Tỳ-câu-chi giận dữ, gồm có các ấn để dứt bỏ các chướng. Tỳ-câu-chi nhíu mày như trước nói, còn các phương tiện khác thì như trước đoạn này nên đặt ở trước. Tôn (vị) này gọi là Bát-la-để-lý-trà, là tiếng Phạm. Ấn này đưa tay trái lên, duỗi chân trái, co chân phải. Đây là hàng phục thông thường. Có hình tướng Kim cang giận dữ, chẳng cần làm hình Phật. Hai tôn này chung cho các Ấn dùng thân.

Kế là Kim Cang Hữu Tình, Kim Cang Chấp Ngã mà gia trì. Ấn ấy hoặc chữ Phược, hoặc đặt bên trong Trung Thai Mạn-đồ-la. Muốn làm thì bảo thầy trước định ra tuyến đạo xong. Khi muốn vào Trung Thai, thì tự gia trì thành Kim Cang Thủ. Nhưng thầy dùng chữ A làm thân mình, tức đồng với Phật Tỳ-lô-giá-na, chẳng có việc tự làm, cho nên chuyển thành thân Bồ-tát Chấp Kim Cang. Vì chữ A vốn chẳng sinh, cùng chữ Phược chẳng lìa nhau nên được chuyển dùng. Như thế Mạn-đồ-la thứ hai cũng vốn tịch ngã gia trì lực không hai tương ưng, hình Phật không tánh. Kế lại khen đức chữ Phược, dùng nghĩa chữ A mà vào trong nên cũng vắng lặng, tức là nghĩa vốn chẳng sinh. Không có hai tương ưng chư phước tức là chữ A, không hai không phân, lý thường tương ưng, vốn vì vắng lặng. Hình Như Lai cũng không, không cả tự tánh. Kế hai phân Thiên vị, bỏ ngoài Mạn-đồ-la ba phần viên giới đạo xả bỏ, đông diện tuyến thân đẳng, nghĩa là mỗi viện đều có ba lớp, bỏ lớp thứ nhất thứ hai, ở viện thứ ba mà đặt thần vị. Kế bỏ viện thứ hai, ở viện thứ ba mà hạ sắc. Từ trên phải ở trước năm sắc. Nghĩa cũng chưa rõ nên hỏi lại.

Bấy giờ, Phật Tỳ-lô-giá-na xuất định, trụ trong Vô Lượng Thắng Tam-muội đương ở trong định Nhất thiết biến vô năng hại lực. Minh Phi Nhất Thiết Như Lai Cảnh Giới Sinh mà nói. Như Lai trước trụ vào cam lộ sinh Tam-muội mà nói pháp môn ở trên đã xong. Nghĩa xa muốn đầy đủ tu chân ngôn, các phương tiện Bồ-tát khiến cho đầy đủ. Lại xuất định, lại nhập vào Tam-muội Vô Lượng Thắng. Tam-muội Vô Lượng Thắng. Vô Lượng Thắng nghĩa là không thể hại vì trụ Tam-muội Vô Lượng Thắng nên chiêu cảm phát sinh khởi Minh phi này. Minh phi này gọi là Nhất Thiết Như Lai Cảnh Giới Sinh, tức là cảnh giới Phật các chân ngôn hạnh Bồ-tát. Do đây mà nói tức là đồng cảnh giới Như Lai, cũng sinh cảnh giới không thể suy nghĩ bàn luận như thế. Do nhập vào cảnh giới Phật nên công đức làm được cũng đồng với Như Lai. Biến Nhất thiết vô năng hại lực (năng lực cùng khắp tất cả không thể hại), không thể hại tức là không có chướng ngại, không phải biến thẳng ở cảnh giới Như Lai, cũng trùm khắp tất cả cảnh giới Thanh văn, Duyên giác cho đến người mới phát tâm đầu tiên, chỉ nên tu hạnh Minh phi này, cũng tức là vào cảnh giới Như Lai. Nam-mô tát-phược-đát-tha yết đa, là quy mạng tất cả Như Lai, cũng nhờ các Như Lai sinh, cho nên chẳng phải một. Vì chẳng phải một nên nói đẳng (v.v…)

Tát-phược-mục-khư-tệ-dã, là tất cả chư Phật xem là Thủ vọng. A Ta Nhị Vô Đẳng, vì từ tất cả cảnh giới Như Lai sinh ra cho nên vô đẳng. Lại trong giải thích theo bí mật thì, chữ A tức là bản thân Phật. Tam-mê là đẳng, đẳng đồng chư Phật tức là đồng với thể chữ A, Bát-la-nhị. Theo giải thích theo bí mật thì chữ Bát này là Đệ nhất nghĩa đế, do chữ A trên đồng với thể của tất cả Như Lai tức là Đệ nhất nghĩa đế đồng với Như Lai. A-giá-lê (là bất động, đồng với Đệ nhất nghĩa đế). Già-gia-nhĩ (là không). Tát-ma La-nhĩ-giả (là tầm niệm). Tát-phược-đát-la Nô-yết-để (là đến khắp). Ta-phược-ha (Ta-phược là tự, Ha là bản).

Giật tỉnh chư Phật khiến nhớ lại bản thệ nguyện Như Lai khi xưa, lập quyết định đại nguyện như thế, tu hạnh chân ngôn này, đều như chỗ kiến lập mà khiến tròn sở nguyện. Nay ta tu hành như thế mà giật tỉnh chư Phật phải nghĩ nhớ thệ nguyện nhiều kiếp. Kế là pháp điều hòa màu sắc. Đảnh lễ Phật, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tụng Minh phi này tám biến. Nghĩa là điều hòa màu sắc khi vẽ tượng Như Lai Bổn Chân kia, trước phải đọc tụng kinh Đại Bát-nhã và cung kính cúng dường tức là nghĩa đảnh lễ. Hễ khi điều hòa sắc thì phải làm như thế. Lại phải tưởng loại chữ trong sắc ấy, rồi tụng chữ này trăm biến, ngàn biến. Lại tụng Minh phi tám biến. Thầy điều sắc xong, xuất định đi nhiễu xong rồi vào trong, ở trước (đối) đệ tử mà tưởng niệm năng lực đại từ bi, tức là thầy tự làm Kim cang và Tự ấn. Xuất định đi nhiễu Mạn-đồ-la mà phát tâm đại từ, tức là dùng năng lực đại từ bi này mà gia hộ đệ tử xong. A-xà-lê làm thành sự Kim Cang Tát-đỏa gia trì chữ Phược cùng lập nguyện Kim cang… A-xà-lê này dùng Như Lai gia trì và chữ A, tức là Tỳ-lô-giá-na Như Lai. Vì Như Lai làm thành việc chẳng đáng làm. Chữ phược cùng bày nguyện cát tường Kim cang, chính là Văn-thù. Kế hạt giống là chữ Ma tức là điểm không. Dùng gia chữ phược làm chữ ma, lại dùng chữ phược mà gia trì làm Kim Cang Tát-đỏa mà vẽ các tượng. Đương phi làm phải tưởng đồng với thân mình như trên đã nói.

Lại tụng chữ phược này trăm biến hoặc ngàn biến… vẽ Đại Bi Tạng sinh Mạn-đồ-la, khoan thai trong Mạn-đồ-la. Thầy như thế tự gia trì rồi, sau đó khoan thai đứng dậy vào Trung thai, từ từ vận khắp các màu mà làm tượng Tỳ-lô-giá-na, hình tượng ấy ngồi trên tòa hoa sen trắng, lấy tóc làm mão nên chẳng vẽ thêm màu. Dùng lụa cực mịn làm quần, lại dùng lụa mỏng cực mịn làm áo, khiến sắc thịt lộ ra sáng rỡ, thân bằng sắc vàng Diêm-phù, ánh vàng chói lọi. Phật ấy duyên thân đều có ánh sáng hợp nhau làm tóc ở khắp thân. Do đó trong Mạn-đồ-la phải tạo hình Phật này. Vì muốn cho đệ tử mau sinh thắng nguyện và dùng sức gia trì mà thành tựu các Trí thân, nên trước phải tạo lập.

Lại nữa tạo đàn có pháp thượng, trung, hạ. Nếu đệ tử có dồi dào tiền của có khả năng làm rộng lớn thì thầy sẽ làm đàn tượng có nhiều màu sắc để bày thân tướng Ấn của Bổn tôn. Nếu sức chẳng kham mà làm đàn chữ thì phạm tội che dấu Bí pháp. Nếu quán sát tâm đệ tử rất tha thiết, cho đến chẳng tiếc thân mạng còn có thể xả thân mà thờ thầy huống chi có mến tiếc. Nhưng sức tiền của chẳng thể làm mà chịu làm chữ Mạn-đồ-la thì ở chỗ để tượng Phật chỉ vẽ chữ A, tức là thể của Như Lai. Để chữ A xong. Ở ngoài Trung thai mặt hướng về Đông làm chữ A thật lớn để trên hư không. Lại ở phía Đông bắc đặt thêm chữ Già. Chữ Già này tức là hư không nhãn, đó là mẹ của tất cả Phật và Bồ-tát. Kế là Hỏa phương tất cả Phật, Bồ-tát Chân Đà-ma-ni Ấn để vào chữ. Ở phương Bắc, quán Tự Tại và Di-lặc, là Bồ-tát Nhất Sinh Bổ Xứ ở hiền kiếp được xem là quyến thuộc thì đặt chữ Ta. Ở phương Nam Kim Cang Thủ… thì làm hình, hoặc làm ấn, hoặc làm chữ Phược.

Lại trong để chữ cùng phương vị của đàn trước, nếu không đồng thì phải hỏi. Lại phần vị ấy ba khí xả tất cả Chấp Kim Cang các ấn họa. Hoặc chữ ấy nhiều thì ba khí xả cũng như trước đã giải thích chẳng khác, chữ Ấn làm chữ Hộc. Kế là phương La-sát, Tỳ-lô-giá-na trở đi. Vẽ tôn vị Bất Động ngồi trên tảng đá, tay cầm dao và quyển sách khắp thân có ngọn lửa, tất cả làm chướng ngại là khắc kỳ hoặc chỉ làm ấn ở trên. Hoặc làm chữ gọi là Hàm kế ở gió phương mà làm hàng phục ba cõi thắng, hại tất cả những người làm chướng ngại, đầu có ánh sáng, vẻ mặt giận dữ như dáng vẻ Diêm-ma-la. Màu đen là màu sợ hãi nhất trong các thứ sợ hãi.

Lại khiến cho rất sợ hãi. Phải như thế mà làm hình đáng sợ hãi trong tay cầm Bạt-chiết-la hoặc chỉ vẽ chữ hoặc kế ở bốn phương vẽ làm bốn đại kiết hộ. Ở phương Đông vẽ tượng Vô úy kiết hộ, thân màu vàng, áo trắng, mặt ít (hơi) giận tay cầm gậy. Nếu chỉ đặt ấn hoặc chỉ để chữ, phương Bắc làm tượng hoại chư bố đại hộ, màu trắng, tay phải cầm dao, mặc áo trắng có ánh sáng. Nếu làm Ấn thì chỉ vẽ hình dao, nếu chữ thì để chữ Bác, phương Tây thì làm Nan hàng đại hộ, không ai có khả năng chế phục, cho nên lấy đó làm tên. Thân làm màu hoa vô ưu, mặc áo màu đỏ cũng gần giống màu của thân. Mặt hơi mỉm cười. Trong vầng ánh sáng tròn thì làm dáng xen đại hội chúng, gọi là Tứ phương chúng hội. Ấn chỉ làm ấn dao, chữ thì làm chữ Tác. Phương Nam thì làm Kim cang Vô thắng đại hộ, cũng như Kim cang, lại không có ai hơn, nên lấy đó làm tên.

Lại nữa, Kim cang là tên khác của trời Đế-thích. Nhưng Đại hộ này thế lực lại hơn tướng kia nên lấy làm tên. Thân màu đen, hình trợn mắt giận dữ, áo cũng màu đen hơi giống với màu đen của thân và mặt. Trên đầu chỉ có búi tóc, thân có ánh sáng, tay cầm gậy. Nếu chỉ vẽ ấn thì cũng chỉ để gậy. Chữ thì làm chữ sám, các Đại hộ bên phải để quyến thuộc. Quyến thuộc là Sứ giả, đều ngội trên hoa sen trắng trì chân ngôn. Phải biết như thế mà bày trí.

Kế ra ngoài hướng về viện thứ ba, vẽ hình Phật Thích-ca Mâu-ni mặc áo ca-sa có ba mươi hai tướng bố thí vô úy cho tất cả chúng sinh. Ấn đó phải để Bát-và ca-sa. Nếu chữ thì làm chữ Bà. Đây là hơn hết, là nghĩa Bí mật hơn hết. Kế ngoài Mạn-đồ-la pháp giới tự tánh gia trì tâm Bồ-đề phát thú, là làm quán pháp giới tự tánh. Pháp giới tức là thân Như Lai, quán thân mình đồng với thân pháp giới của tất cả chư Phật, dùng đây gia trì trụ tâm Bồ-đề. Ba phần vị đó xả ba lần lễ Phật Tỳ-lô-giá-na tầm niệm. Điều sắc như trước, là đặt Phật Thích-ca ngồi kế viện thứ hai, lễ Tỳ-lô-giá-na, như trước nói các phương tiện đồ họa trong sắc. Phương Đông làm hình nguyện Kim Cang Đồng Tử (là tên khác của Văn-thù), tay trái cầm hoa sen xanh, trên để Kim cang, dùng tất cả anh lạc mà trang nghiêm thân dùng lụa mỏng tốt làm quần, dùng lụa quý hơn làm áo. Lại khiến sắc thân trong vầng ánh sáng, thân bằng sắc vàng nghệ, trên đầu có năm búi tóc. Ấn đó chỉ vẽ hoa sen xanh, trên hoa để chày Kim cang. Nếu chữ thì đặt chữ ở bên phải Văn-thù đề Bồtát Võng Quang, tất cả thân phần đầy đủ, tay trái cầm lưới báu, tay phải cầm móc. Nếu chỉ để ấn thì vẽ ấn hoặc móc, chữ thì chữ Nhiễm.

Phương Nam vẽ Bồ-tát Trừ Nhất Thiết Cái Chướng, màu vàng, mão bằng tóc, tay trái cầm châu Chân Đà-ma-ni, ngồi trên hoa sen. Nếu chỉ bắt ấn thì trên hoa sen có châu ma-ni, nếu chỉ làm chữ thì chữ Ác . Phương Bắc có Bồ-tát Địa Tạng màu như hoa Bát dựng cờ. Ở Tây Trúc có hoa này như màu lật cốc ở cõi này. Hoa bầu cũng như bông lúa rất thơm. Bồ-tát này tay cầm hoa sen, đeo chuỗi anh lạc làm đẹp thân. Nếu bắt ấn thì chỉ để hoa sen. Nếu để chữ thì để chữ Y. Phương Tây, vẽ Bồtát Hư Không Tạng cũng lấy chuỗi anh lạc mà trang nghiêm thân. Thân màu trắng mặc áo trắng. Thân có ngọn lửa sáng cầm đao lớn. Làm ấy ấy chỉ vẽ đao lớn. Nếu chỉ để chữ thì để chữ Y lớn.

Nhưng trong đàn này chỗ vị thứ nhỏ còn nhiều, tức nói làm đàn xong, cũng là trên dưới hiện nhau. Khi làm đàn xong, A-xà-lê trước ngồi ngoài cửa trụ vào pháp giới gồm có tâm Bồ-đề. Bản Phạm nói: Kế là trì tụng là trụ pháp giới. Ngã tức là pháp giới tánh trụ tâm Bồ-đề, tâm Bồ-đề này tức là tánh pháp giới. Hướng về phương Đông mà bắt ấn Kim cang. Khi làm Đàn xong, phải ngồi trước đàn mặt quay về hướng Đông mà tường đồng với Phật. Phật tức là thể pháp giới. Đã đồng chư Phật, sau đó mới thực hành sự nghiệp độ người. Làm sự Kim cang nghĩa là các việc Kim cang, tức là ấn Tam Cổ-bạt-chiết-la. Hễ nói làm Kim cang thì An tự thân đều làm. Thành Phật cũng thế, sợ phiền chẳng rộng nên nói từng điều một.

Kế là cúng dường hết lòng. Người giới hạnh, phải theo giới cẩn

thận mà làm chớ quên thứ lớp. Bản Phạm nói: Nên kiết ấn Kim cang, kế làm sự nghiệp Kim cang, hết lòng cúng dường, hiện tất cả Phật cứu đời là Tam-muội-da. Lại hiện ấn Tam-muội-da… Ấn Tam-muội-da có rất nhiều thứ nên nói… Cúng dường và thành Phật… đều làm Tammuội-da, tụng ba biến. Làm sự nhiều chỗ dùng nên là đẳng… do thực hành pháp này tức là dùng đây tùy chỗ làm tâm, biến khắp tất cả chỗ, giật tỉnh tất cả Như Lai. Do bổn nguyện của Phật, tức đều giật tỉnh mà làm gia trì. Trước nhớ nghĩ khắp tất cả chỗ, nghĩa là trong Mạn-đồ-la tùy phương diện tất cả các tôn vị vận tâm cùng khắp. Nếu làm sâu tức là Mạn-đồ-la các Tôn-tất-địa mới bày Tam-muội-da.

Kế là ngoài kêu gọi đệ tử giữ gìn cho thanh tịnh. Đệ tử trước ở ngoài cửa mà gọi, thỉnh các tôn pháp, dùng hai sứ giả làm xong, các việc chân ngôn liền được. Nếu tuệ bén nhạy thì mỗi pháp dùng bản ấn Chân Ngôn thỉnh riêng cũng được. Khiến đứng ở gần cửa hướng về đàn. Lại phải dạy họ giữ sạch sẽ đúng pháp. Đây là thỉnh tôn. Kế là kiết giới cho đến phát khiển, đều ở trong pháp cúng dường, y cứ theo dụng liền được. Đã kiết hộ rồi bèn trao cho ba quy y, ba quy y này tức là ấn pháp. Trước ấn hộ thân, kế ấn pháp luân hộ các thân phần. Kế là đủ có một ấn sau sẽ nói. Trước là dùng ấn ấn đảnh, kế là dùng ấn ấn các chi phần. Trên nói Kim Cang Hữu tình. Do ba ấn này tức là trụ tâm Bồ-đề. Khi thực hành ấn pháp giới luân họ phải một lòng làm tự thể, nghĩa là người tu khi vận tâm thực hành pháp giới này, tức đồng quán thân mình đồng với pháp giới. Khi kiết ấn thì đồng với tự thể của ấn ấy. Trên pháp giới tự tánh mà kiết ấn, ấn Pháp luân kia kiết sau. Trước tưởng đệ tử trong tóc có chữ A, sau dùng ấn pháp giới tánh mà ấn. Dùng ấn mà xét, tự tụng chân ngôn ba biến hoặc bảy biến. Kế phải dùng áo lụa che mặt. Thầy phải phát tâm đại Bi thương xót, giúp họ thoát hẳn sinh tử, khai tri kiến Phật.

Lúc đó, đệ tử cũng phải tự phát nguyện thù thắng Vô thượng. Tay bất không làm Bồ-đề tròn đầy. Nghĩa là đệ tử ấy muốn làm cho Vô thượng Bồ-đề mau tròn đầy. Tùy năng lực thượng trung hạ mà chia làm. Tùy chỗ có cúng dường chư Phật Bổn tôn hoặc dâng hoa báu. Lúc đó, thầy muốn cho đệ tử kết hộ. Nói nhỏ vào tai mà dạy, tức khiến trụ tâm Bồ-đề, riêng có chỗ nói. Họ đã phát tâm Bồ-đề, nhất tâm thành kính mà trụ. Thầy tự kiết ấn để trên đầu, sau đó mới tung hoa. Phải nhớ hoa rơi ở chỗ Tôn vị nào ở trước thân Bổn tôn đó, lại có thượng trung hạ, phải trái khác nhau, tùy chỗ rơi mà trao chân ngôn tương ưng ấn. Giáo pháp của đệ tử như thế mà làm Tam-muội-da cho nên cùng tất cả.

Bấy giờ, Chấp Kim Cang Cụ Đức lại hỏi pháp Phật quán đảnh này, mong Phật tự nói, xin Phật tự nói. Thỉnh Phật trụ trong Pháp Giới Tánh Bảo Kim Cang Thủ rằng: Hãy một lòng lắng nghe, ta nói pháp này khiến tu hành, tức ở trong pháp này mà được tự tại, tức là nói khiến được giáo pháp thắng thượng. Tự tại này cũng là nghĩa mau được. Nghĩa tự tại nói trên không giống với nghĩa tự tại có nhiều tiền của. Ta nói tất cả các giáo pháp thuộc về Tối thượng tự tại, nghĩa là tâm có nguyện cầu đều nhiếp lấy, tự tại mãn nguyện. Như ở một nước tự tại làm việc thành. A-xà-lê Như Lai bản tình ý gia trì làm ấn ấy, tùy pháp thượng trung hạ, làm Như Lai hoặc làm hoa sen Kim Cang Bộ… Tùy chủ Đàn làm hình ấy mà thực hành quán đảnh như hình xưa nay gia trì, nghĩa là A-xà-lê lấy tánh Như Lai mà gia trì thân mình. Tánh Như Lai tức là bản thể hoặc dùng ấn ấy, nghĩa là dùng ấn gia trì. Tưởng thân mình dùng chữ A ở khắp chi phần. Chữ A này tức là thể tánh pháp giới. Do trang nghiêm này đồng với thân Phật, mới gọi là đệ tử. Nếu là A-xà-lê được định, hoặc đã được pháp nghiệm, việc làm nhậm vận thành tựu. Nếu chẳng được như thế, phải dùng ấn và tưởng mà làm.

Kế là dẫn đệ tử hướng về Đại Hoa Vương Mạn-đồ-la, bốn báu làm Đại Bồ-tát gia trì vào chiếc bình lớn. Là ở Trung thai bốn Đại Bồtát đã gia trì vào bình, vì Bồ-tát Bảo mà dùng trang nghiêm kế làm ấn, sinh ra tất cả chi phần, rót trên đầu đệ tử. Hễ khi quán đảnh (chế nước trên đầu) thì bắt ấn này. Bắt xong rồi thì lấy bình mà rót. Nếu chẳng dùng ấn này thì pháp thức chẳng đủ, khiến đệ tử kia chẳng thể sinh tâm bình đẳng, sẽ có lui sụt. Chẳng khác với không sái hương thủy. Lại khi chưa rót nước trên đầu thì dấu vạch chữ thập trên đầu đệ tử , tưởng thành chữ Ám, trong tâm rất tưởng chữ A. Lại tưởng chữ A ở trên ngực. Cũng có thể tưởng chữ A ở tất cả chỗ dùng. Mão bằng tóc sáng màu vàng ngồi trên hoa sen trắng, nghĩa là tưởng trong tâm đệ tử ấy thành hoa sen trắng nở ra đầy đủ, có Phật Tỳ-lô-giá-na ngồi trên đó, sau mới tưới nước. Kinh nói: Nhân quả, thì Tỳ-lô-giá-na Như Lai. Nếu dùng pháp này mà tưới đầu, tức là đồng với chư Phật mười phương. Rước nước pháp mà trao cho ngôi vị Pháp vương. chẳng phải thế thì chỉ uổng tưới mà thôi, chẳng làm gì được.