SỐ 225
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Nam Ngô, Cư sĩ Chi Khiêm, người nước Nguyệt Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

Phẩm 17: THỦ KHÔNG

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát Đại sĩ thực hành Minh độ vô cực, thế nào là nhập vào không, là không định?

Phật dạy:

–Sắc bệnh hoạn nghĩ tưởng sinh tử thức không quán. Nhất tâm thực hành quán này thì không thấy pháp, đối với pháp không có chứng đắc.

Theo lời Phật dạy thì không chứng đắc đối với không, vì sao Bồ-tát an lập ở trong định mà không chứng được?

Phật dạy:

–Bồ-tát này nhớ nghĩ đầy đủ về không, nhưng không chứng đắc. Thực hành pháp quán này nhưng không chứng đắc. Quán vào nơi vừa muốn hướng đến, lúc ấy cũng không chứng đắc. Tâm không nhập định nên chấp trước không mất. Pháp của Bồ-tát vốn không đối với trung đạo mà có sự chứng đắc. Vì sao? Vì bản nguyện là cứu giúp chúng sinh nên mở rộng tâm Từ, có đầy đủ công đức nhưng không ở trong đó chứng đắc. Bồ-tát Đại sĩ được Minh độ, chứng được công đức lớn là nhờ vào đại lực này. Ví như người có sức mạnh có khả năng đánh lui quân giặc. Là người khỏe mạnh, ngay thẳng, thì không có việc gì không làm được. Đối với bốn bộ binh pháp đều hiểu biết và luyện tập một cách khéo léo nên được mọi người kính trọng, đi đến nơi nào cũng đều có được sức mạnh, rồi đem những gì mình có được mà đem phân phát cho mọi người, nhưng tâm vẫn vui vẻ. Nếu có việc khác cùng với cha,mẹ, vợ, con đi vào con đường rất nguy hiểm, người ấy an ủi người thân: “Chớ lo sợ, giờ đây được thoát nạn rồi.” Dù có nhiều kẻ thù đến, người ấy vẫn có nhiều mưu chước cứu người thân khỏi bị hại, rồi đưa họ về quê nhà để gia tộc được yên ổn và kẻ thù cũng không bị tổn hại. Vì sao? Vì người ấy dùng nhiều mưu chước khéo léo. Người ấy có trí tuệ mạnh mẽ, có khả năng làm những việc huyễn hóa, hóa thành nhiều người nên kẻ thù trông thấy kinh sợ, bỏ chạy tán loạn, dân làng khen ngợi đức tốt nhưng không vui mừng. Đối với chúng sinh, Bồ-tát Đại sĩ này thực hành tâm đại Từ vượt hơn cả địa vị Thanh văn, Duyên giác, an lập trong định, đối với chúng sinh đều thương yêu không có sở kiến, không thủ chứng đối với họ. Nhập vào Không sâu xa nhưng làm Thanh văn, thực hành hạnh này để hướng đến định, hướng đến cửa Niết-bàn, không có tưởng, không nhập không thủ chứng. Giống như chim bay trong hư không không bị va chạm chướng ngại. Thực hành như vậy, muốn hướng đến không thì đạt đến không, hướng đến vô tưởng thì đạt đến vô tưởng, không rơi vào không vô tưởng, muốn đầy đủ các pháp của Đức Phật. Ví như người thợ bắn giỏi, bắn lên hư không, mũi tên sau bắn trúng vào mũi tên trước, rồi bắn tiếp tục, mũi tên sau lại trúng vào mũi tên trước, đến khi nào người ấy muốn cho mũi tên rơi xuống thì nó mới rơi. Thực hành Minh độ như vậy là được sự giúp sức của minh tuệ quyền biến. Tự ở địa vị của mình, không đối với Trung đạo thủ chứng rơi vào hai đạo hạnh. Nhờ công đức này đạt được đạo Vô thượng chánh chân, thành tựu đầy đủ liền được thành Phật. Đối với kinh này quán không thủ chứng.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chịu khổ thực hành việc học này, không đối với Trung đạo thủ chứng.

Phật dạy:

–Tất cả đều che chở chúng sinh nên giữ định, hướng đến cửa diệt độ, tâm niệm phân biệt. Thế nào là phân biệt? Là giữ không định phân biệt, không tưởng định phân biệt. Minh tuệ quyền biến giúp cho không đối với Trung đạo thủ chứng. Vì sao được minh tuệ quyền biến giúp sức? Vì tâm niệm cứu giúp chúng sinh nên giữ được niệm này, không đối với Trung đạo thủ chứng.

Lại nữa, đi sâu vào quán khổ, không định hướng đến cửa diệt độ, cho nên phân biệt tư tưởng nhân duyên của mọi người từ lâu xa đến nay, ở trong đó cầu đạo Vô thượng chánh chân giảng nói kinh nên bỏ nhân duyên này giữ Không định, Vô tướng định, Vô nguyện định, hướng đến cửa diệt độ không đối với Trung đạo thủ chứng.

Lại nữa, Bồ-tát nghĩ rằng: Từ lâu xa mọi người cho rằng thường có tưởng, có ngã tưởng, có hảo tưởng, mỗi mỗi đều mong cầu: “Khi tôi thực hành đạo Vô thượng chánh chân vì có mọi người nên làm, giảng nói kinh để dứt trừ các tưởng này, dứt bỏ tất cả sự mong cầu.”

Thế nào là dứt trừ các thường này chẳng phải thường? Sự vui này đều là khổ, thân này chẳng phải thân, cái đẹp này đều xấu xa. Bồ-tát suy nghĩ vì Minh tuệ quyền biến giữ vô nguyện định, hướng đến cửa diệt độ, không đối với trung đạo thủ chứng. Nếu Bồ-tát Đại sĩ nghĩ rằng: “Chúng sinh từ lâu xa đến nay cầu nhân duyên, cầu tưởng, cầu dục, cầu tụ tưởng, cầu không tưởng cầu.” Bồ-tát nói: “Ta phải làm cho chúng sinh không có các tưởng này.” Do lòng Từ rộng khắp đến như vậy nên đắc được Minh tuệ quyền biến. Pháp này quán không, tưởng, nguyện, thức không từ đâu sinh, đều giới hạn, không đối với Trung đạo thủ chứng pháp. Nên biết như thế. Bồ-tát làm thế nào cầu Minh độ? Do đâu học tập hiểu biết pháp trong tâm? Nhập định thủ không, hướng đến cửa diệt độ, giữ vô tưởng, vô nguyện, vô thức, không từ đâu sinh định, hướng đến cửa diệt độ. Bồtát này không đắc được tuệ nên giữ niệm không, vô tưởng, vô nguyện, vô thức, không từ đâu sinh niệm định ý. Có người đến hỏi thì không đem ngay tâm không thể tính kể làm cho người ta hiểu. Như vậy đều là Bồ-tát không thoái chuyển. Vì sao Bồ-tát không thoái chuyển đối với tâm nhiều vô số kể đều biết hết? Do thực hành hạnh này mà không biết đầy đủ nên chưa đạt được trí tuệ không thoái chuyển.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Số người cầu đạo Bồ-tát nhiều không thể tính kể, nhưng ít có người hiểu biết.

Đức Phật dạy:

–Ta sẽ làm cho những người này hiểu biết rồi thọ ký. Đối với công đức thù thắng biết được pháp Thanh văn, Duyên giác; các Trời, Người, Rồng, Quỷ, Thần Chất lượng không thể sánh bằng.