LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHẨM LOẠI TÚC
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ

Có pháp được hiểu biết, pháp được nhận biết, pháp được thông đạt, pháp sở duyên, pháp tăng thượng, pháp có sắc, pháp không có sắc, pháp có thấy, pháp không thấy, pháp có đối, pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu tránh, pháp vô tranh, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp đọa giới, pháp không đọa giới, pháp không có vị tham đắm, pháp không vị tham đắm, pháp dựa vào đam mê, pháp dựa vào xuất ly, pháp tâm, pháp không phải tâm, pháp tâm sở, pháp không phải tâm sở, pháp tâm tương ưng, pháp tâm không tương ưng, pháp tâm đều có, pháp không phải tâm đều có, pháp tùy tâm chuyển, pháp không tùy tâm chuyển, pháp tâm làm nhân, pháp tâm không phải làm nhân, pháp tâm là đẳng vô gián, pháp tâm không phải là đẳng vô gián, pháp tâm là sở duyên, pháp tâm không phải là sở duyên, pháp tâm là tăng thượng, pháp không phải tâm là tăng thượng, pháp quả của tâm, pháp không phải quả của tâm, pháp tâm dị thục, pháp không phải tâm dị thục, pháp nghiệp, pháp không phải nghiệp, pháp nghiệp tương ưng, pháp nghiệp không tương ưng, pháp nghiệp đều có, pháp không phải nghiệp đều có, pháp tùy nghiệp chuyển, pháp không tùy nghiệp chuyển, pháp nghiệp là nhân, pháp không phải nghiệp là nhân, pháp nghiệp là đẳng vô gián, pháp nghiệp không phải là đẳng vô gián, pháp nghiệp là sở duyên, pháp không phải nghiệp là sở duyên, pháp nghiệp là tăng thượng, pháp không phải nghiệp là tăng thượng, pháp quả của nghiệp, pháp không phải quả của nghiệp, pháp quả dị thục của nghiệp, pháp không phải quả dị thục của nghiệp, pháp có, pháp không phải có, pháp có tương ưng, pháp có không tương ưng, pháp có đều có, pháp không phải có đều có, pháp tùy có chuyển, pháp không phải tùy có chuyển, pháp có làm nhân, pháp không phải có làm nhân, pháp có làm đẳng vô gián, pháp không phải có làm đẳng vô gián, pháp có làm sở duyên, pháp không phải có làm sở duyên, pháp có là tăng thượng, pháp không phải có là tăng thượng, pháp có quả, pháp không phải có quả, pháp có quả dị thục, pháp Không có điều này quả dị thục, pháp biết tất cả, pháp không biết tất cả, pháp cần phải đoạn, pháp không cần phải đoạn, pháp cần phải tu, pháp không cần phải tu, pháp cần phải chứng, pháp không cần phải chứng, pháp cần phải rèn luyện, pháp không cần phải rèn luyện, pháp có tội, pháp không có tội, pháp đen, pháp trắng, pháp hữu phú, pháp vô phú, pháp thuận thối, pháp không thuận thối, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp đã sinh, pháp không phải đã sinh, pháp đang sinh, pháp không phải đang sinh, pháp đã diệt, pháp không phải đã diệt, pháp đang diệt, pháp không phải đang diệt, pháp duyên khởi, pháp không phải duyên khởi, pháp duyên đã sinh, pháp không phải duyên đã sinh, pháp nhân, pháp không phải nhân, pháp có nhân, pháp không có điều này nhân, pháp nhân đã sinh, pháp không phải nhân đã sinh, pháp nhân tương ưng, pháp không nhân tương ưng, pháp kết, pháp không phải kết, pháp thuận kết, pháp không thuận kết, pháp chấp giữ, pháp không chấp giữ, pháp có chấp thọ, pháp không có chấp thọ, pháp thuận lấy, pháp không phải thuận lấy, pháp phiền não, pháp không phải phiền não, pháp nhiễm ô, pháp không nhiễm ô, pháp tạp nhiễm, pháp không phải tạp nhiễm, pháp ràng buộc, pháp không phải ràng buộc, pháp bị ràng buộc, pháp không phải bị ràng buộc, pháp thuận ràng buộc, pháp không phải thuận ràng buộc, pháp có sở duyên, pháp không có sở duyên, pháp có tầm, pháp không có tầm, pháp có tứ, pháp không có tứ, pháp có hỷ, pháp không có hỷ, pháp có cảnh giác, pháp không có cảnh giác, pháp có sự việc, pháp không có sự việc, pháp có duyên, pháp không có duyên, pháp còn có trên, pháp không còn có trên, pháp xa, pháp gần, pháp có lượng, pháp không có lượng, pháp kiến, pháp không phải kiến, pháp kiến xứ, pháp không phải kiến xứ, pháp kiến tương ưng, pháp kiến không tương ưng, pháp dị sinh pháp, pháp không phải dị sinh pháp, pháp cộng dị sinh, pháp bất cộng dị sinh, pháp định, pháp không phải định, pháp thuận nhiệt não, pháp không phải thuận nhiệt não, pháp cội gốc, pháp không phải cội gốc, pháp Thánh đế thâu giữ, pháp không phải Thánh đế thâu giữ, pháp đều có, pháp không phải đều có, pháp tương ưng, pháp không tương ưng, pháp quả, pháp không phải quả, pháp có quả, pháp không có quả, pháp dị thục, pháp không phải dị thục, pháp có quả dị thục, pháp Không có điều này quả dị thục, pháp nhân duyên, pháp không phải nhân duyên, pháp có nhân duyên, pháp không có nhân duyên, pháp lìa, pháp không phải lìa, pháp có lìa, pháp không có lìa, pháp tiếp nối, pháp không phải tiếp nối, pháp có tiếp nối, pháp không có tiếp nối.

Có ba pháp: Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký; pháp hữu học, pháp vô học, pháp phi học phi vô học; pháp do kiến đạo mà đoạn trừ, pháp do tu đạo mà đoạn trừ, pháp không có gì đoạn trừ; pháp do kiến đạo mà đoạn làm nhân, pháp do tu đạo mà đoạn làm nhân, pháp không có gì đoạn trừ làm nhân; pháp có thấy có đối, pháp không thấy có đối, pháp không thấy không đối; pháp dị thục, pháp của pháp dị thục, pháp không phải dị thục không phải pháp dị thục; pháp yếu kém, pháp trung bình, pháp vi diệu; pháp nhỏ, pháp lớn, pháp vô lượng; pháp vừa ý, pháp không vừa ý, pháp không phải vừa ý không phải không vừa ý; pháp vui cùng hành, pháp khổ cùng hành, pháp không khổ không vui cùng hành; pháp đều sinh, pháp đều trụ, pháp đều diệt; pháp không phải đều sinh, pháp không phải đều trụ, pháp không phải đều diệt; pháp tâm đều sinh, pháp tâm đều trụ, pháp tâm đều diệt; pháp không phải tâm đều sinh, pháp không phải tâm đều trụ, pháp không phải tâm đều diệt.

Có ba lãnh vực (giới) là lãnh vực dục, lãnh vực giận dữ, lãnh vực hại.

Lại có ba lãnh vực, là lãnh vực xuất ly, lãnh vực không giận dữ, lãnh vực không hại.

Lại có ba cõi, đó là cõi Dục, cõi Sắc-cõi Vô sắc.

Lại có ba cõi, đó là cõi Sắc-cõi Vô sắc, cõi diệt.

Có ba hữu, đó là dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.

Có ba lậu, đó là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

Có ba đời, đó là đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại

Có ba việc dựa vào lời nói, đó là: Việc dựa vào lời nói thời quá khứ, việc dựa vào lời nói thời vị lai, việc dựa vào lời nói thời hiện tại.

Có ba tính chất khổ, đó là: Tính chất khổ khổ, tính chất hành khổ, tính chất hoại khổ.

Có ba pháp, đó là pháp có tầm có tứ, pháp không tầm chỉ có tứ và pháp không tầm không tứ.

Có ba địa, đó là địa có tầm có tứ, địa không tầm chỉ có tứ và địa không tầm không tứ.

Có ba nghiệp, đó là nghiệp của thân, nghiệp của lời nói và nghiệp của ý nghĩ.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thiện, nghiệp bất thiện (nghiệp dữ) và nghiệp vô ký.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp hữu học, nghiệp vô học và nghiệp phi học phi vô học.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp do thấy mà đoạn trừ, nghiệp do tu mà đoạn trừ, nghiệp không có gì đoạn trừ.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thuận với hiện pháp mà thọ nhận, nghiệp thuận với đời kế tiếp mà thọ nhận và nghiệp thuận với đời sau đời kế tiếp mà thọ nhận.

Lại có ba nghiệp, đó là nghiệp thuận thọ vui, nghiệp thuận thọ khổ, nghiệp thuận thọ không khổ không vui.

Có bốn pháp niệm trụ, đó là:

  1. Thân niệm trụ.
  2. Thọ niệm trụ.
  3. Tâm niệm trụ.
  4. Pháp niệm trụ.

– Có bốn pháp chánh đoạn, đó là:

1. Các điều ác, bất thiện đã sinh thì khiến dứt hẳn, siêng năng tu tập pháp chánh đoạn.

2. Các điều ác, bất thiện chưa sinh thì khiến vĩnh viễn không sinh, siêng năng tu tập pháp chánh đoạn.

3. Các điều thiện chưa sinh thì khiến sinh, siêng năng tu tập pháp chánh đoạn.

4. Các điều thiện đã sinh thì khiến trụ vững chắc, không quên, tu đầy đủ, càng thêm rộng khiến trí tác chứng, siêng năng tu tập pháp chánh đoạn.

– Có bốn pháp thần túc, đó là:

  1. Thần túc dục Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu.
  2. Thần túc cần Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu.
  3. Thần túc tâm Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu.
  4. Thần túc quán Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu.

– Có bốn tĩnh lự, đó là:

  1. Tĩnh lự thứ nhất.
  2. Tĩnh lự thứ hai.
  3. Tĩnh lự thứ ba.
  4. Tĩnh lự thứ tư.

– Có bốn Thánh đế, đó là:

  1. Khổ thánh đế.
  2. Tập thánh đế.
  3. Diệt thánh đế.
  4. Đạo thánh đế.

– Có bốn tâm vô lượng, đó là:

  1. Từ vô lượng.
  2. Bi vô lượng.
  3. Hỷ vô lượng.
  4. Xả vô lượng.

– Có bốn vô sắc:

  1. Không vô biên xứ.
  2. Thức vô biên xứ.
  3. Vô sở hữu xứ.
  4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

– Có bốn Thánh chủng, đó là:

  1. Thánh chủng tùy chỗ được y phục mà vui đủ.
  2. Thánh chủng tùy chỗ được ăn uống mà vui đủ.
  3. Thánh chủng tùy chỗ được ngọa cụ mà vui đủ.
  4. Thánh chủng thích đoạn trừ, vui tu tập.

– Có bốn quả Sa-môn, đó là:

  1. Quả Dự lưu.
  2. Quả Nhất lai.
  3. Quả Bất hoàn.
  4. Quả A-la-hán.

– Có bốn thứ trí, đó là:

  1. Pháp trí.
  2. Loại trí.
  3. Tha tâm trí.
  4. Thế tục trí.

– Lại có bốn thứ trí, đó là:

  1. Khổ trí.
  2. Tập trí.
  3. Diệt trí.
  4. Đạo trí.

– Có bốn thứ hiểu rõ vô ngại, đó là:

  1. Hiểu rõ pháp vô ngại.
  2. Hiểu rõ nghĩa vô ngại.
  3. Hiểu rõ lời vô ngại.
  4. Hiểu rõ biện luận vô ngại.

– Có bốn thứ duyên, đó là:

  1. Nhân duyên.
  2. Đẳng vô gián duyên.
  3. Sở duyên duyên.
  4. Tăng thượng duyên.

– Có bốn cách ăn, đó là:

  1. Ăn bằng vật thực, có thô và tế.
  2. Ăn bằng tiếp xúc.
  3. Ăn bằng ý tứ (ý nghĩ).
  4. Ăn bằng thức.

– Có bốn dòng thác (bộc lưu), đó là:

  1. Bộc lưu dục.
  2. Bộc lưu hữu.
  3. Bộc lưu kiến.
  4. Bộc lưu vô minh.

– Có bốn ách nặng, đó là:

  1. Ách dục.
  2. Ách hữu.
  3. Ách kiến.
  4. Ách vô minh.

– Có bốn thứ chấp giữ.

  1. Chấp giữ về dục.
  2. Chấp giữ về kiến.
  3. Chấp giữ về giới cấm.
  4. Chấp giữ về ngã ngữ.

– Có bốn thứ pháp, đó là:

  1. Pháp quá khứ.
  2. Pháp vị lai.
  3. Pháp hiện tại.
  4. Pháp không phải quá khứ -vị lai-hiện tại.

– Lại có bốn thứ pháp, đó là:

  1. Pháp thuộc cõi Dục.
  2. Pháp thuộc cõi Sắc.
  3. Pháp thuộc cõi Vô sắc.
  4. Pháp không hệ thuộc.

– Lại có bốn thứ pháp, đó là:

  1. Pháp thiện làm nhân.
  2. Pháp bất thiện làm nhân.
  3. Pháp vô ký làm nhân.
  4. Pháp không phải pháp thiện – không phải pháp bất thiện – không phải pháp vô ký làm nhân.

– Lại có bốn thứ pháp, đó là:

  1. Pháp duyên có sở duyên.
  2. Pháp duyên không có sở duyên.
  3. Pháp duyên có sở duyên- duyên không có sở duyên.
  4. Pháp không phải duyên có sở duyên- không phải duyên không có sở duyên.

– Có năm uẩn, đó là:

  1. Sắc uẩn.
  2. Thọ uẩn.
  3. Tưởng uẩn.
  4. Hành uẩn.
  5. Thức uẩn.

– Có năm thủ uẩn, đó là:

  1. Sắc thủ uẩn.
  2. Thọ thủ uẩn.
  3. Tưởng thủ uẩn.
  4. Hành thủ uẩn.
  5. Thức thủ uẩn.

– Có năm cõi (đường), đó là:

  1. Cõi Nại-lạc-ca (địa ngục).
  2. Cõi bàng sinh.
  3. Cõi quỷ.
  4. Cõi người.
  5. Cõi trời.

– Có năm bộ phiền não, đó là:

  1. Bộ phiền não do thấy khổ mà đoạn trừ.
  2. Bộ phiền não do thấy tập mà đoạn trừ.
  3. Bộ phiền não do thấy diệt mà đoạn trừ.
  4. Bộ phiền não do thấy đạo mà đoạn trừ.
  5. Bộ phiền não do tu mà đoạn trừ.

– Có năm pháp, đó là:

  1. Sắc pháp.
  2. Tâm pháp.
  3. Tâm sở pháp.
  4. Tâm bất tương ưng hành pháp.
  5. Vô vi pháp.

– Có sáu giới, đó là:

  1. Địa giới.
  2. Thủy giới.
  3. Hỏa giới.
  4. Phong giới.
  5. Không giới.
  6. Thức giới.

– Có sáu pháp, đó là:

  1. Pháp do thấy khổ đoạn trừ.
  2. Pháp do thấy tập mà đoạn trừ.
  3. Pháp do thấy diệt mà đoạn trừ.
  4. Pháp do thấy đạo mà đoạn trừ.
  5. Pháp do tu mà đoạn trừ.
  6. Pháp không có gì đoạn trừ.

– Có bảy thứ tùy miên, đó là:

  1. Tùy miên dục tham.
  2. Tùy miên giận dữ.
  3. Tùy miên hữu tham.
  4. Tùy miên kiêu mạn.
  5. Tùy miên vô minh.
  6. Tùy miên kiến.
  7. Tùy miên nghi.

– Có bảy thức trụ:

1. Thức trụ thứ nhất: Loài hữu tình có sắc, khác thân- khác tưởng, như người và một phần cõi trời.

2. Thức trụ thứ hai: Loài hữu tình có sắc, khác thân- có một tưởng, như cõi trời Phạm chúng thời kiếp sơ.

3. Thức trụ thứ ba: Loài hữu tình có sắc, có một thân- khác tưởng, như cõi trời Cực quang tịnh.

4. Thức trụ thứ tư: Loài hữu tình có sắc, có một thân- một tưởng, như cõi trời Biến tịnh.

5. Thức trụ thứ năm: Loài hữu tình vô sắc, vượt lên tất cả sắc tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không suy nghĩ về các thứ tưởng, nhập vào không vô biên, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ, như cõi trời Không vô biên xứ.

6. Thức trụ thứ sáu: Loài hữu tình vô sắc, vượt lên tất cả Không vô biên xứ, nhập vào vô biên thức, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ, như cõi trời Thức vô biên xứ.

7. Thức trụ thứ bảy: Loài hữu tình vô sắc, vượt lên tất cả Thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ, như cõi trời Vô sở hữu xứ.

– Có bảy giác chi, đó là:

  1. Niệm đẳng giác chi.
  2. Trạch pháp đẳng giác chi.
  3. Tinh tiến đẳng giác chi.
  4. Hỷ đẳng giác chi.
  5. Khinh an đẳng giác chi.
  6. Định đẳng giác chi.
  7. Xả đẳng giác chi.

– Có tám thứ giải thoát, đó là:

1. Bên trong có sắc quán các sắc (giải thoát thứ nhất).

2. Bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc ở ngoài.

3. Thân tịnh giải thoát, tác chứng trụ đầy đủ.

4. Vượt lên tất cả sắc tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không suy nghĩ các thứ tưởng, nhập vào không vô biên, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ.

5. Vượt lên tất cả không vô biên xứ, nhập vào vô biên thức, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ.

6. Vượt lên tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ.

7. Vượt lên tất cả vô sở hữu xứ, nhập và trụ đầy đủ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

8. Vượt lên tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập và trụ đầy đủ vào tưởng thọ diệt thân tác chứng.

– Có tám thắng xứ, đó là:

1. Bên trong có sắc tưởng, quán ít sắc bên ngoài hoặc đẹp, hoặc xấu, đối với các sắc đều thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ nhất.

2. Bên trong có sắc tưởng, quán nhiều sắc bên ngoài, đối với sắc đó hoặc đẹp, hoặc xấu, đều thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ hai.

3. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán ít sắc bên ngoài, đối với các sắc đó hoặc đẹp, hoặc xấu, đều thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ ba.

4. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán nhiều sắc bên ngoài, đối với các sắc đó hoặc đẹp, hoặc xấu, đều thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ tư.

5. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, như màu xanh hiện rõ ràng, ánh sáng xanh như hoa Ô-mạc-ca, hay áo nhuộm màu xanh đậm của xứ Bà-la-ni-tư, màu xanh có ánh sáng xanh hiện bày; bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, như màu xanh hiện rõ ràng cũng như thế. Đối với các sắc đó thấy biết rõ ràng, đầy đủ các tưởng như thế gọi là thắng xứ thứ năm.

6. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, hoặc màu vàng có ánh sáng vàng hiện bày rõ cũng như hoa yết-ni-ca, hoặc áo nhuộm màu vàng sậm của xứ Bà-la-ni-tư, hoặc màu vàng có ánh sáng vàng hiện bày; bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài mà thấy màu vàng, ánh sắc vàng hiện bày rõ cũng thế. Đối với các sắc đó thấy biết rõ ràng, đầy đủ các tưởng như thế là thắng xứ thứ sáu.

7. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, hoặc màu đỏ có ánh sắc đỏ hiện bày cũng như màu đỏ hoa Bànđậu-thi-phược-ca, hoặc áo nhuộm màu đỏ sậm nơi xứ Bà-la-ni-tư, hoặc màu đỏ có ánh sáng sắc đỏ hiện bày rõ; bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, hoặc màu đỏ có ánh sắc đỏ hiện bày cũng vậy. Đối với các sắc đó thấy biết rõ ràng, đầy đủ các tưởng như thế là thắng giải thứ bảy.

8. Bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, hoặc màu trắng có sắc trắng hiện bày như ánh sáng ngôi sao Ô-sát-tư, hoặc áo trắng tinh trong xứ Bà-la-ni-tư, hoặc màu trắng có ánh trắng hiện bày; bên trong Không có điều này sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài thấy màu trắng có sắc hiện bày cũng thế. Đối với các sắc đó mà thấy biết rõ ràng, đầy đủ các tưởng như thế là thắng xứ thứ tám.

– Có tám chi Thánh đạo, đó là:

  1. Chánh kiến.
  2. Chánh tư duy.
  3. Chánh ngữ.
  4. Chánh nghiệp.
  5. Chánh mạng.
  6. Chánh tinh tiến.
  7. Chánh niệm.
  8. Chánh định.

 

******

– Có chín thứ kiết, đó là:

  1. Kiết ái.
  2. Kiết giận.
  3. Kiết kiêu mạn.
  4. Kiết vô minh.
  5. Kiết kiến.
  6. Kiết thủ.
  7. Kiết nghi ngờ.
  8. Kiết ganh tỵ.
  9. Kiết keo kiệt.

– Có chín chỗ ở của loài hữu tình, đó là:

1. Loài hữu tình có sắc, khác thân- khác tưởng, như loài người và một phần cõi trời. Đó là chỗ ở thứ nhất của loài hữu tình.

2. Loài hữu tình có sắc, khác thân- có một loại tưởng, như cõi trời Phạm chúng ở thời kiếp sơ. Đó là chỗ ở thứ hai của loài hữu tình.

3. Loài hữu tình có sắc, có loại một thân mà khác tưởng, như cõi trời Cực quang tịnh. Đó là chỗ ở thứ ba của loài hữu tình.

4. Loài hữu tình có sắc, có loại một thân và một loại tưởng, như cõi trời Biến tịnh. Đó là chỗ ở thứ tư của loài hữu tình.

5. Loài hữu tình có sắc, không có tưởng- không có tưởng khác, như hữu tình cõi trời Vô tưởng. Đó là chỗ ở thứ năm của loài hữu tình.

6. Loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả các tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không suy nghĩ các thứ tưởng, nhập vào không vô biên, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ, như cõi trời Không vô biên xứ.

Đó là chỗ ở thứ sáu của loài hữu tình.

7. Loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Không vô biên xứ, nhập vào Thức vô biên xứ, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ, như cõi trời Thức vô biên xứ. Đó là chỗ ở thứ bảy của loài hữu tình.

8. Loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Thức vô biên xứ, nhập vào Vô sở hữu xứ, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ, như cõi trời Vô sở hữu xứ. Đó là chỗ ở thứ tám của loài hữu tình.

9. Loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Vô xứ hữu xứ, nhập và trụ đầy đủ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, như cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là chỗ ở thứ chín của loài hữu tình.

– Có mười biến xứ, đó là:

1. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là đất, khắp trên dưới các phía đều là một thứ (duy nhất), không lượng định được, đó là biến xứ thứ nhất.

2. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là nước, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ hai.

3. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là lửa, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ ba.

4. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là gió, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ tư.

5. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là màu xanh, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ năm.

6. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là màu vàng, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ sáu.

7. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là màu đỏ, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ bảy.

8. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là màu trắng, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ tám.

9. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là khoảng không, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ chín.

10. Có một loại nghĩ tưởng khắp nơi đều là một thức, khắp trên dưới các phía đều là một thứ, không lượng định được, đó là biến xứ thứ mười.

– Có mười pháp vô học (của bậc Vô học), đó là các pháp:

  1. Chánh kiến vô học.
  2. Chánh tư duy vô học.
  3. Chánh ngữ vô học.
  4. Chánh nghiệp vô học.
  5. Chánh mạng vô học.
  6. Chánh tinh tiến vô học.
  7. Chánh niệm vô học.
  8. Chánh định vô học.
  9. Chánh thắng giải vô học.
  10. Chánh trí vô học.

– Có mười một pháp, đó là:

  1. Sắc hữu lậu.
  2. Sắc vô lậu.
  3. Thọ hữu lậu.
  4. Thọ vô lậu.
  5. Tưởng hữu lậu.
  6. Tưởng vô lậu.
  7. Hành hữu lậu.
  8. Hành vô lậu.
  9. Thức hữu lậu.
  10. Thức vô lậu.
  11. Pháp vô vi.

– Có mười hai xứ, đó là:

  1. Nhãn xứ.
  2. Sắc xứ.
  3. Nhĩ xứ.
  4. Thanh xứ.
  5. Tỷ xứ.
  6. Hương xứ.
  7. Thiệt xứ.
  8. Vị xứ.
  9. Thân xứ.
  10. Xúc xứ.
  11. Ý xứ.
  12. Pháp xứ.

– Có mười tám giới, đó là:

  1. Nhãn giới.
  2. Sắc giới.
  3. Nhãn thức giới.
  4. Nhĩ giới.
  5. Thanh giới.
  6. Nhĩ thức giới.
  7. Tỷ giới.
  8. Hương giới.
  9. Tỷ thức giới.
  10. Thiệt giới.
  11. Vị giới.
  12. Thiệt thức giới.
  13. Thân giới.
  14. Xúc giới.
  15. Thân thức giới.
  16. Ý giới.
  17. Pháp giới.
  18. Ý thức giới.

– Có hai mươi hai căn, đó là:

  1. Nhãn căn.
  2. Nhĩ căn.
  3. Tỷ căn.
  4. Thiệt căn.
  5. Thân căn.
  6. Nữ căn.
  7. Nam căn.
  8. Mạng căn.
  9. Ý căn.
  10. Lạc căn.
  11. Khổ căn.
  12. Hỷ căn.
  13. Ưu căn.
  14. Xả căn.
  15. Tín căn.
  16. Tinh tiến căn.
  17. Niệm căn.
  18. Định căn.
  19. Tuệ căn.
  20. Vị tri đương tri căn.
  21. Dĩ tri căn.
  22. Cụ tri căn.

– Có chín mươi tám tùy miên, đó là:

Thuộc cõi Dục có ba mươi sáu tùy miên như nói ở trước.

Thuộc cõi Sắc có ba mươi mốt tùy miên.

Thuộc cõi Vô sắc có ba mươi mốt tùy miên.

Hỏi: Pháp được hiểu biết là gì?

Đáp: Nghĩa là tất cả các pháp là đối tượng nhận biết của trí tùy theo sự việc. Vậy là thế nào? Nghĩa là khổ trí thì biết về khổ, tập trí thì biết về tập, diệt trí thì biết về diệt, và đạo trí thì biết về đạo.

Lại có thế tục trí khéo nhận biết về khổ-tập-diệt-đạo và hư không- phi trạch diệt. Cho nên nói tất cả các pháp là đối tượng nhận biết của trí tùy theo sự việc. Đó gọi là pháp được hiểu biết.

Hỏi: Thế nào là pháp được nhận biết?

Đáp: Nghĩa là tất cả các pháp đều do thức nhận biết tùy theo sự việc của nó. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là nhãn thức thì nhận biết về sắc, nhĩ thức thì nhận biết về tiếng, tỷ thức thì nhận biết về mùi, thiệt thức thì nhận biết về vị, thân thức thì nhận biết về chạm xúc, ý thức thì nhận biết về các pháp. Mắt, sắc và nhãn thức; tai, tiếng và nhĩ thức; mùi, hương và tỷ thức; lưỡi, vị và thiệt thức; thân, chạm xúc và thân thức; ý, pháp và ý thức… Cho nên nói tất cả các pháp đều là những nhận biết của thức, tùy theo sự việc của nó. Đó gọi là pháp được nhận biết.

Hỏi: Thế nào là pháp được thông đạt?

Đáp: Thông đạt tức là hiểu biết thông suốt rành rẽ (tuệ thiện). Do đấy, tất cả các pháp là những điều được thông đạt tùy theo sự việc. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do chịu đựng các khổ, nhờ khổ trí mà thông suốt được các khổ. Do nhận lấy các tập, nhờ tập trí mà thấu suốt được các tập. Do nhận lấy các diệt, nhờ diệt trí mà thấu suốt được các diệt. Do nhận lấy các đạo, nhờ đạo trí mà thấu suốt được các đạo. Lại có tuệ hữu lậu thiện mà hiểu biết thấu suốt cả khổ-tập-diệt-đạo và hư không- phi trạch diệt, cho nên nói thông đạt là tuệ thiện. Ở đây, tất cả các pháp là những điều được thông đạt, tùy theo mỗi sự việc, nên gọi là pháp đã được thông đạt.

Hỏi: Thế nào là pháp sở duyên?

Đáp: Nghĩa là tất cả các pháp là sở duyên của tâm và tâm sở pháp, tùy theo sự việc. Điều này có nghĩa gì? Tức là nhãn thức cùng pháp tương ưng duyên nơi sắc. Nhĩ thức cùng pháp tương ưng duyên nơi tiếng. Tỷ thức cùng pháp tương ưng duyên nơi hương. Thiệt thức cùng pháp tương ưng duyên nơi vị. Thân thức cùng pháp tương ưng duyên nơi xúc.

Ý thức cùng pháp tương ưng duyên nơi pháp. Nhãn – sắc – nhãn thức… cho đến ý – pháp – ý thức, nên nói tất cả các pháp là sở duyên của tâm và tâm sở pháp, tùy theo sự việc. Đó gọi là pháp sở duyên.

Thế nào là pháp tăng thượng? Nghĩa là tất cả các pháp hữu vi làm tăng thượng cho nhau. Lại có pháp vô vi làm tăng thượng cho pháp hữu vi. Đó gọi là pháp tăng thượng.

Thế nào là pháp có sắc? Nghĩa là mười xứ và phần ít một xứ.

Thế nào là pháp vô sắc? Là một xứ và phần ít một xứ.

Thế nào là pháp có thấy? Là một xứ.

Thế nào là pháp không thấy? Là mười một xứ.

Thế nào là pháp có đối? Là mười xứ.

Thế nào là pháp không có đối? Là hai xứ.

Thế nào là pháp hữu lậu? Là mười xứ và phần ít hai xứ.

Thế nào là pháp vô lậu? Là phần ít hai xứ.

Thế nào là pháp hữu vi? Là mười một xứ và phần ít một xứ.

Thế nào là pháp vô vi? Là phần ít một xứ.

Thế nào là pháp hữu tránh? Là mười xứ và phần ít hai xứ.

Thế nào là pháp vô tránh? Là phần ít hai xứ.

Các pháp thế gian, xuất thế gian, đọa giới, không đọa giới, có vị tham đắm, không có vị tham đắm, pháp dựa vào đam mê, dựa vào xuất ly… cũng như thế.

Pháp tâm là gì? Tức là một xứ.

Pháp không phải tâm là gì? Tức là mười một xứ.

Pháp tâm sở là gì? Nghĩa là như pháp và tâm tương ưng nhau.

Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là thọ uẩn- tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn.

Pháp không phải tâm sở là gì? Nghĩa là như tâm và các pháp không tương ưng nhau. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là sắc – tâm – tâm bất tương ưng hành – vô vi.

Pháp tâm tương ưng là gì? Tức là tâm sở pháp. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là thọ uẩn và tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn.

Pháp tâm không tương ưng là gì? Tức là không phải pháp tâm sở. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là sắc- tâm- tâm bất tương ưng hành – vô vi.

Pháp tâm đều có là gì? Nghĩa là tâm đều có phần ít của mười một xứ, trừ ra ý xứ.

Pháp không phải tâm đều có là gì? Nghĩa là ý xứ và không phải tâm đều có phần ít của mười một xứ.

Pháp tùy tâm chuyển là gì? Nghĩa là nếu pháp và tâm có một thời sinh ra, một thời trụ lại, và một thời sau đó diệt. Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả các pháp tâm sở và đạo đều có định, đều có giới, hoặc tâm hoặc pháp ấy là sinh- già- trụ và vô thường, đó gọi là pháp tâm tùy chuyển.

Pháp không tùy tâm chuyển là gì? Nghĩa là pháp không cùng với tâm một thời sinh ra, một thời trụ lại và một thời diệt mất. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là trừ ra tùy tâm chuyển các nghiệp của thân và ngữ, còn lại các sắc pháp; trừ ra tùy tâm chuyển và tâm bất tương ưng hành, còn lại các tâm bất tương ưng hành và tâm vô vi. Đó gọi là pháp không tùy tâm chuyển.

Pháp tâm làm nhân là gì? Nghĩa là trừ ra tâm vô lậu đầu tiên của Bổ-đặc-già-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, còn lại các tâm, và trừ ra tâm vô lậu đầu tiên của phàm phu khác nhất định sẽ nhập vào chánh tánh ly sinh ở thời vị lai, các tâm còn lại, và tâm làm nhân cho phần ít của mười một xứ. Đó gọi là pháp tâm làm nhân.

Pháp tâm không phải làm nhân là gì? Tức là tâm vô lậu đầu tiên của Bổ-đặc-già-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, và tâm vô lậu đầu tiên của các phàm phu khác nhất định sẽ nhập vào chánh tánh ly sinh ở đời vị lai, cùng tâm làm nhân cho phần ít của mười một xứ. Đó gọi là pháp tâm không phải làm nhân.

Pháp tâm là đẳng vô gián là gì? Nghĩa là tâm là đẳng vô gián. Nếu tâm và tâm sở và pháp, hoặc đã sinh hoặc đang sinh, và định vô tưởng- định diệt tận, nếu đã sinh hoặc đang sinh, đó gọi là tâm đẳng vô gián.

Pháp tâm không phải là đẳng vô gián là gì? Nghĩa là trừ ra tâm là đẳng vô gián cho tâm và tâm sở, còn lại các tâm-tâm sở khác, và trừ ra tâm là đẳng vô gián cho tâm bất tương hành, còn lại các tâm bất tương ưng hành cùng với sắc vô vi. Đó gọi là pháp tâm không phải là đẳng vô gián.

Pháp tâm là sở duyên là gì? Nghĩa là ý thức và pháp tương ưng, lấy tâm làm sở duyên. Đó gọi là pháp tâm là sở duyên.

Pháp không phải tâm là sở duyên là gì? Nghĩa là trừ ra tâm làsở duyên cho ý thức tương ưng với pháp, còn lại các ý thức và pháp tương ưng, hoặc năm thức thân tương ưng với pháp, hoặc sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp tâm không phải là sở duyên.

Pháp tâm là tăng thượng là gì? Nghĩa là pháp hữu vi lấy tâm làm tăng thượng. Đó gọi là pháp tâm là tăng thượng.

Pháp không phải tâm là tăng thượng là gì? Nghĩa là pháp vô vi.

Pháp quả của tâm là gì? Nghĩa là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.

Pháp không phải quả của tâm là gì? Nghĩa là hư không và phi trạch diệt.

Pháp tâm dị thục là gì? Là quả dị thục của tâm nơi phần ít của mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp không phải tâm dị thục là gì? Nghĩa là thanh xứ và không phải quả dị thục của tâm nơi phần ít của mười một xứ.

Pháp nghiệp là gì? Tức là các nghiệp về thân- ngữ và tư.

Pháp không phải nghiệp là gì? Nghĩa là trừ ra các nghiệp về thân- ngữ, còn lại các sắc, trừ ra tư, còn lại các hành uẩn và ba uẩn đầy đủ cùng với pháp vô vi.

Pháp nghiệp tương ưng là gì? Là nếu pháp tương ưng với tư. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả pháp tâm và tâm sở, trừ ra tư.

Pháp nghiệp không tương ưng là gì? Nghĩa là pháp không tương ưng với tư. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là sắc và tư, tâm bất tương ưng hành – vô vi.

Pháp nghiệp đều có là gì? Nghĩa là ý xứ và nghiệp đều có phần ít của mười một xứ, trừ ra tư.

Pháp không phải nghiệp đều có là gì? Là tư và không phải nghiệp đều có phần ít của mười một xứ, trừ ra ý xứ.

Pháp tùy nghiệp chuyển là gì? Nghĩa là pháp và tư cùng một lúc sinh- trụ- diệt. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả các tâm-tâm sở pháp, trừ ra tư và đạo đều có đủ định và giới, hoặc là tư, hoặc là pháp đó sinh- già- trụ và vô thường. Đó gọi là pháp tùy nghiệp chuyển.

Pháp không tùy nghiệp chuyển là gì? Nghĩa là pháp và tư không cùng một lúc sinh – trụ – diệt. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là trừ ra các nghiệp thân – ngữ tùy theo nghiệp chuyển, còn lại các sắc, trừ ra các tâm bất tương ưng hành tùy nghiệp chuyển, còn lại các tâm bất tương ưng hành, tư và vô vi. Đó gọi là pháp không tùy nghiệp chuyển.

Pháp nghiệp là nhân là gì? Nghĩa là trừ ra tư vô lậu ban đầu của các Bổ-đặc-già-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, còn lại các tư, trừ ra các tư vô lậu ban đầu của các phàm phu khác nhất định sẽ nhập vào chánh tánh ly sinh ở đời vị lai, còn lại các tư và ý xứ đều tạo nghiệp làm nhân cho phần ít của mười một xứ. Đó gọi là pháp nghiệp là nhân.

Pháp không phải nghiệp là nhân là gì? Tức là tư vô lậu đầu tiên của các Bổ-đặc-già-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, và các tư vô lậu đầu tiên của các phàm phu nhất định sẽ nhập vào chánh tánh ly sinh ở đời vị lai, và không phải nghiệp làm nhân nơi phần ít của mười một xứ, trừ ra ý xứ. Đó gọi là pháp không phải nghiệp làm nhân.

Pháp nghiệp là đẳng vô gián là gì? Nghĩa là nếu pháp và tâm là đẳng vô gián.

Pháp nghiệp không phải là đẳng vô gián là gì? Nghĩa là nếu pháp không phải tâm là đẳng vô gián.

Pháp nghiệp là sở duyên là gì? Nghĩa là ba thức thân và pháp tương ưng, lấy nghiệp là sở duyên. Đó gọi là pháp nghiệp là sở duyên.

Pháp nghiệp không phải là sở duyên là gì? Trừ ra nghiệp là sở duyên của ba thức thân và pháp tương ưng, còn lại tức là ba thức thân này cùng pháp tương ưng, với ba thức thân còn lại và pháp tương ưng, hoặc sắc- vô vi- tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp không phải nghiệp là sở duyên.

Pháp nghiệp là tăng thượng là gì? Nghĩa là pháp hữu vi, lấy nghiệp làm tăng thượng.

Pháp không phải nghiệp là tăng thượng là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp quả của nghiệp là gì? Là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.

Pháp không phải quả của nghiệp là gì? Nghĩa là hư không- phi trạch diệt.

Pháp quả dị thục của nghiệp là gì? Nghĩa là nghiệp dị thục nơi phần ít của mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp không phải quả dị thục của nghiệp là gì? Tức là thanh xứ và không phải nghiệp dị thục nơi phần ít của mười một xứ.

Pháp có là gì? Tức là pháp hữu lậu.

Pháp không phải có là gì? Tức là pháp vô lậu.

Pháp có tương ưng là gì? Tức là pháp tâm và tâm sở hữu lậu.

Pháp có không tương ưng là gì? Nghĩa là pháp tâm tâm sở vô lậu và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành.

Pháp có đều có là gì? Nghĩa là pháp hữu lậu, cùng với pháp hữu lậu cùng sinh ra các pháp vô lậu.

Pháp không phải có đều có là gì? Nghĩa là trừ ra các pháp hữu lậu đều sinh ra các pháp vô lậu, còn lại các pháp vô lậu.

Pháp tùy có chuyển và pháp có làm nhân là gì? Tức là pháp hữu lậu.

Pháp không phải tùy có chuyển và pháp không phải có làm nhân là gì? Tức là pháp vô lậu.

Pháp có làm đẳng vô gián là gì? Nghĩa là tâm và tâm sở hữu lậu đẳng vô gián, còn lại các tâm tâm sở hữu lậu và vô lậu, hoặc là đã sinh hay đang sinh, và định vô tưởng – định diệt tận, hoặc đã sinh hay đang sinh ra, gọi là pháp có làm đẳng vô gián.

Pháp không phải có làm đẳng vô gián là gì? Nghĩa là trừ ra các tâm-tâm sở hữu vi đẳng vô gián, còn lại các tâm – tâm sở khác, và trừ ra pháp hữu vi đẳng vô gián – tâm bất tương ưng hành, còn lại; các tâm bất tương ưng hành cùng với sắc – vô vi, đó gọi là pháp không phải có làm đẳng vô gián.

Pháp có làm sở duyên là gì? Nghĩa là năm thức thân tương ưng với pháp, hoặc ý thức tương ưng với pháp, lấy hữu vi là sở duyên. Đó gọi là pháp có làm sở duyên.

Pháp không phải có làm sở duyên là gì? Nghĩa là trừ ra ý thức tương ưng với pháp lấy hữu vi là sở duyên, còn lại các ý thức tương ưng với pháp, cùng sắc – vô vi và tâm bất tương ưng hành, đó gọi là pháp không phải có làm sở duyên.

Pháp có là tăng thượng là gì? Đó là pháp hữu vi.

Pháp không phải có là tăng thượng là gì? Đó là pháp vô vi.

Pháp có quả là gì? Nghĩa là pháp hữu lậu và đạo thế tục đã chứng khi đoạn trừ kiết.

Pháp không phải có quả là gì? Nghĩa là trừ ra pháp có quả vô lậu, còn lại các pháp vô lậu.

Pháp có quả dị thục là gì? Nghĩa là có quả dị thục nơi phần ít của mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp không có quả dị thục là gì? Nghĩa là thanh xứ và các thứ không có quả dị thục nơi phần ít của mười một xứ.

Pháp biết tất cả là gì? Có hai thứ: Một là trí biết tất cả, hai là đoạn biết tất cả.

Pháp trí biết tất cả những gì được biết tất cả là gì? Nghĩa là tất cả các pháp đều là những gì cần biết của trí biết tất cả.

Pháp không phải trí biết tất cả những gì được biết tất cả là gì? Nghĩa là pháp như thế thì tìm cầu không thể được, không có pháp, không phải là những gì cần biết của trí.

Pháp đoạn biết tất cả những gì được biết tất cả, tức là pháp của những gì cần đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là pháp hữu lậu.

Pháp không phải đoạn biết tất cả những gì được biết tất cả, tức là pháp không phải là những gì cần đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là pháp vô lậu.

Pháp cần phải tu là gì? Nghĩa là các pháp hữu vi thiện.

Pháp không cần phải tu là gì? Nghĩa là các pháp bất thiện- vô ký  và trạch diệt.

Pháp cần phải chứng là gì? Có hai thứ tác chứng: Một là trí tác chứng, hai là đắc tác chứng.

Pháp trí tác chứng cần phải chứng là gì? Nghĩa là tất cả các pháp đều là những gì cần chứng đắc của trí tác chứng.

Pháp không phải trí tác chứng cần phải chứng là gì? Nghĩa là pháp như thế không thể tìm cầu được, không có pháp, không phải là những gì cần chứng đắc của trí.

Pháp đắc tác chứng cần phải chứng là gì? Nghĩa là tất cả các pháp thiện, và dựa vào thiền định mà chứng được thiên nhãn – thiên nhĩ vô phú vô ký.

Pháp không phải đắc tác chứng cần phải chứng là gì? Nghĩa là trừ ra dựa vào thiền định mà chứng được thiên nhãn, thiên nhĩ vô phú vô ký, còn lại đều là pháp vô ký và tất cả các pháp bất thiện.

Pháp cần phải rèn tập là gì? Nghĩa là các pháp hữu vi thiện.

Pháp không cần phải rèn tập là gì? Nghĩa là các pháp bất thiện- vô ký và trạch diệt.

Pháp có tội là gì? Nghĩa là các pháp bất thiện và pháp hữu phú vô ký.

Pháp không có tội là gì? Nghĩa là các pháp thiện và pháp vô phú vô ký.

Các pháp đen, trắng, hữu phú vô phú, thuận thối, không phải thuận thối cũng như thế.

Pháp hữu ký là gì? Nghĩa là các pháp thiện và bất thiện.

Pháp vô ký là gì? Nghĩa là các pháp khác, trừ ra pháp thiện và bất thiện.

Pháp đã sinh là gì? Nghĩa là các pháp ở thời quá khứ, hoặc ở hiện tại.

Pháp không phải đã sinh là gì? Nghĩa là các pháp thời vị lai và pháp vô vi.

Pháp đang sinh là gì? Nghĩa là như các pháp ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên.

Pháp không phải đang sinh là gì? Nghĩa là trừ ra các pháp ở vị lai mà hiện tiền đang khởi lên, còn lại các thứ pháp thuộc vị lai – quá khứ – hiện tại và các pháp vô vi.

Pháp đã diệt là gì? Nghĩa là pháp thời quá khứ.

Pháp không phải đã diệt là gì? Nghĩa là pháp ở vị lai- hiện tại và pháp vô vi.

Pháp đang diệt là gì? Nghĩa là như pháp hiện tại đang diệt trước mắt.

Pháp không phải đang diệt là gì? Nghĩa là trừ ra các pháp hiện tại đang diệt trước mắt, còn lại các pháp hiện tại và các pháp ở quá khứ- vị lai cùng các pháp vô vi.

Pháp duyên khởi là gì? Tức là pháp hữu vi.

Pháp không phải duyên khởi là gì? Tức là pháp vô vi.

Các pháp là duyên đã sinh- không phải duyên đã sinh, pháp nhân- không phải nhân, pháp có nhân- không phải có nhân, pháp nhân đã sinh- không phải nhân đã sinh…, cũng như thế.

Pháp nhân tương ưng là gì? Nghĩa là tất cả các pháp của tâm và tâm sở.

Pháp nhân không tương ưng là gì? Nghĩa là sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành.

Pháp kiết là gì? Nghĩa là chín kiết.

Pháp không phải kiết là gì? Nghĩa là các pháp khác, trừ ra chín kiết.

Pháp thuận kiết là gì? Nghĩa là tất cả pháp hữu lậu.

Pháp không phải thuận kiết là gì? Tức là tất cả pháp vô lậu.

Pháp chấp giữ là gì? Nghĩa là bốn thứ chấp giữ (thủ).

Pháp không phải chấp giữ là gì? Nghĩa là các pháp khác, trừ ra bốn thứ chấp giữ.

Pháp có chấp thọ là gì? Nghĩa là có chấp thọ phần ít của chín xứ, trừ ra thanh – ý và pháp xứ.

Pháp không có chấp thọ là gì? Nghĩa là thanh xứ – ý xứ – pháp xứ và không chấp thọ phần ít của chín xứ.

Pháp thuận chấp giữ là gì? Là tất cả pháp hữu lậu.

Pháp không phải thuận chấp giữ là gì? Là tất cả pháp vô lậu.

Pháp phiền não là gì? Là pháp bị trói buộc.

Pháp không phải phiền não là gì? Tức là pháp không bị trói buộc.

Pháp nhiễm ô là gì? Tức là các pháp bất thiện và hữu phú vô ký. Pháp không nhiễm ô là gì? Tức là các pháp thiện và vô phú vô ký.

Pháp tạp nhiễm là gì? Tức là các pháp hữu lậu.

Pháp không phải tạp nhiễm là gì? Tức là các pháp vô lậu.

Pháp trói buộc là gì? Tức pháp đó là phiền não.

Pháp không phải trói buộc là gì? Tức pháp đó không phải là phiền não.

Pháp bị trói buộc là gì? Tức là các pháp tâm-tâm sở bị nhiễm ô.

Pháp không phải bị trói buộc là gì? Tức là các pháp tâm-tâm sở không bị nhiễm ô và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành.

Pháp thuận trói buộc là gì? Tức là các pháp hữu lậu.

Pháp không phải thuận trói buộc là gì? Tức là các pháp vô lậu.

Pháp có sở duyên là gì? Tức là tất cả các tâm và tâm sở pháp.

Pháp không có sở duyên là gì? Là các thứ sắc- vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Pháp có tầm là gì? Là tầm tương ưng với pháp.

Pháp không tầm là gì? Là tầm không tương ưng với pháp.

Pháp có tứ là gì? Là tứ tương ưng với pháp.

Pháp không tứ là gì? Là tứ không tương ưng với pháp.

Pháp có hỷ là gì? Tức là hỷ căn tương ưng với pháp.

Pháp không có hỷ là gì? Tức là hỷ căn không tương ưng với pháp.

Pháp có cảnh giác là gì? Tức là tác ý tương ưng với pháp.

Pháp không có cảnh giác là gì? Tức là tác ý không tương ưng với pháp.

Pháp có sự có duyên là gì? Tức là pháp hữu vi

Pháp không sự không duyên là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp có trên là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi và hư không- phi trạch diệt.

Pháp không có trên là gì? Tức là trạch diệt.

Pháp xa là gì? Tức là pháp ở thời quá khứ và vị lai.

Pháp gần là gì? Tức là pháp hiện tại và vô vi.

Pháp có lượng định là gì? Nghĩa là quả của pháp và dị thục đều có lượng định.

Pháp không có lượng định là gì? Nghĩa là quả của pháp và dị thục đều không lượng định được.

Pháp thấy là gì? Nghĩa là nhãn căn nhìn thấy năm thứ nhiễm ô, chánh kiến của thế tục, thấy hữu học và vô học.

Pháp không thấy là gì? Tức là trừ mắt ra, còn lại các sắc uẩn, trừ tám kiến khác ra, còn lại các thứ hành uẩn và ba uẩn toàn phần cùng pháp vô vi.

Pháp kiến xứ là gì? Tức là pháp hữu lậu.

Pháp không phải kiến xứ là gì? Tức là pháp vô lậu.

Pháp thấy tương ưng là gì? Nghĩa là tám thứ kiến tương ưng với pháp.

Pháp thấy không tương ưng là gì? Nghĩa là tám thứ kiến không tương ưng với pháp.

Pháp của pháp dị sinh là gì? Tức là hữu tình nơi các cõi địa ngục- bàng sinh – quỷ, người ở châu Bắc-câu-lô, hữu tình nơi cõi trời Vô tưởng, các thứ uẩn- giới- xứ, và các thứ sinh ra nghiệp nơi cõi trời ấy. Đó là pháp của pháp dị sinh.

Pháp không phải pháp của dị sinh là gì? Nghĩa là các pháp: bốn thông hành (bốn thần túc), bốn thứ hiểu biết vô ngại, bốn quả Sa-môn, trí nguyện không tranh, định biên tế, định diệt đại bi, không đối với không, vô nguyện đối với vô nguyện, vô tướng đối với vô tướng, tạp tu tĩnh lự, thế tục trí hiện quán biên, các uẩn- giới- xứ và các thứ sinh ra nghiệp của cõi trời Tịnh cư. Đó là pháp không phải pháp của dị sinh.

Pháp cùng với dị sinh là gì? Nghĩa là cùng có định và cùng có sinh. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là định như thế và sinh như thế, loài dị sinh và bậc Thánh nhân đều có thể có được. Đó gọi là pháp cùng với dị sinh.

Pháp không cùng dị sinh là gì? Nghĩa là các thứ: bốn thông hành (bốn thần túc), bốn thứ hiểu biết vô ngại, bốn quả Sa-môn, trí nguyện không tranh, định biên tế, định diệt đại bi, không với không, vô nguyện với vô nguyện, vô tướng với vô tướng, tạp tu tĩnh lự, thế tục trí hiện quán biên, cõi trời Tịnh cư, các thứ uẩn- giới- xứ và các thứ sinh ra nghiệp của cõi trời ấy. Đó là pháp không cùng dị sinh.

Pháp định là gì? Tức là năm nghiệp vô gián và pháp học- vô học.

Pháp không phải định là gì? Tức là trừ ra năm nghiệp vô gián, còn lại các thứ hữu lậu và pháp vô vi.

Pháp thuận nhiệt não là gì? Tức là các pháp bất thiện và hữu phú vô ký.

Pháp không phải thuận nhiệt não là gì? Nghĩa là các pháp thiện và vô phú vô ký.

Pháp căn là gì? Tức là sáu xứ bên trong và pháp xứ thâu giữ các pháp căn.

Pháp không phải căn là gì? Tức là năm xứ bên ngoài và pháp xứ thâu giữ không phải là pháp căn.

Pháp Thánh đế thâu giữ là gì? Nghĩa là tất cả các pháp hữu vi và trạch diệt.

Pháp không phải Thánh đế thâu giữ là gì? Tức là hư không- phi trạch diệt.

Pháp đều có là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi.

Pháp không phải đều có là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp tương ưng là gì? Tức là tất cả các tâm-tâm sở pháp.

Pháp không tương ưng là gì? Tức là sắc- vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Pháp quả báo là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.

Pháp không phải quả báo là gì? Tức là hư không- phi trạch diệt.

Pháp có quả là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi.

Pháp không có quả là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp dị thục là gì? Nghĩa là dị thục của phần ít nơi mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp không phải dị thục là gì? Tức là thanh xứ và các thứ không phải dị thục của phần ít nơi mười một xứ.

Pháp có dị thục là gì? Tức là các pháp bất thiện và pháp thiện hữu lậu.

Pháp không có dị thục là gì? Tức là các pháp vô ký và vô lậu.

Pháp nhân duyên là gì? Tức là tất cả các pháp.

Pháp không phải nhân duyên là gì? Nghĩa là pháp như thế, tìm cầu không thể được, vì tất cả các pháp đều là nhân duyên.

Pháp có nhân duyên là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi.

Pháp không có nhân duyên là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp lìa là gì? Nghĩa là giới thiện thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc và Vô sắc thì do xuất ly và xa lìa mà sinh ra các định thiện cùng các pháp học- vô học và trạch diệt.

Pháp không phải lìa là gì? Nghĩa là trừ ra giới thiện thuộc cõi Dục, còn lại các pháp thuộc cõi Dục, trừ ra thuộc cõi Sắc- Vô sắc do xuất ly- xa lìa mà được sinh pháp định thiện, còn lại các pháp ở cõi Sắc – Vô sắc và hư không- phi trạch diệt.

Pháp có lìa là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi.

Pháp không lìa là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp tiếp nối là gì? Nghĩa là pháp lấy diệt pháp làm đầu, hoặc đã sinh hoặc đang sinh. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là các pháp ở thời quá khứ- hiện tại và pháp thời vị lai hiện đang khởi lên. Như thế pháp sau với pháp trước có sự nối tiếp nhau. Đó gọi là pháp nối tiếp.

Pháp không phải nối tiếp là gì? Nghĩa là trừ ra pháp thời vị lai hiện đang khởi lên trước mắt, còn lại các pháp vị lai và pháp vô vi. Đó gọi là pháp không phải nối tiếp.

Pháp có nối tiếp là gì? Nghĩa là pháp lấy pháp diệt làm đầu, đã sinh rồi. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là trừ ra năm uẩn của bậc A-la-hán mạng chung ở thời quá khứ và hiện tại, còn lại các pháp thời quá khứ và hiện tại, như thế thì pháp trước pháp sau có tiếp nối nhau. Đó gọi là có tiếp nối.

Pháp không tiếp nối là gì? Nghĩa là năm uẩn của bậc A-la-hán lúc mạng chung ở thời quá khứ- hiện tại, và các pháp thời vị lai cùng pháp vô vi.

Pháp thiện là gì? Tức là năm uẩn thiện và trạch diệt.

Pháp bất thiện là gì? Nghĩa là năm uẩn bất thiện.

Pháp vô ký là gì? Tức là năm uẩn vô ký và hư không- phi trạch diệt.

Pháp học là gì? Tức là năm uẩn học.

Pháp vô học là gì? Tức là năm uẩn vô học.

Pháp phi học phi vô học là gì? Nghĩa là năm uẩn hữu lậu và pháp vô vi.

Pháp do kiến đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là như các pháp tùy tín- tùy pháp hành, hiện quán biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do kiến đạo mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên và pháp tương ưng với chúng, và đối với chúng đều khởi tâm bất tương ưng hành.

Pháp do tu đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là như các pháp học thấy dấu vết đạo và tu mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu đạo mà đoạn trừ mười thứ tùy miên và pháp tương ưng với nó, hoặc đều khởi các nghiệp thân và ngữ, hoặc đều khởi tâm bất tương ưng hành, hoặc là các pháp hữu lậu không nhiễm ô.

Pháp không có gì đoạn trừ là gì? Tức là pháp vô lậu.

Pháp do kiến đạo mà đoạn trừ làm nhân là gì? Tức là tất cả pháp nhiễm ô và pháp do thấy mà đoạn trừ quả dị thục.

Pháp do tu đạo mà đoạn trừ làm nhân là gì? Tức là chỉ cho tất cả pháp do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có gì đoạn trừ làm nhân là gì? Tức là các pháp hữu vi vô lậu.

Pháp có thấy có đối là gì? Tức là một xứ.

Pháp không thấy có đối là gì? Tức là chín xứ.

Pháp không thấy không đối là gì? Tức là hai xứ.

Pháp dị thục là gì? Nghĩa là quả dị thục của phần ít nơi mười một xứ, trừ ra thanh xứ.

Pháp của pháp dị thục là gì? Tức là các pháp bất thiện và pháp thiện hữu lậu.

Pháp không phải dị thục không phải pháp dị thục là gì? Nghĩa là trừ ra các pháp dị thục vô ký, còn lại các pháp vô ký và các pháp thiện vô lậu.

Pháp thấp kém là gì? Nghĩa là các pháp bất thiện và hữu phú vô ký.

Pháp bậc trung là gì? Tức là các pháp thiện hữu lậu và vô phú vô ký.

Pháp vi diệu là gì? Tức là các pháp hữu vi vô lậu và trạch diệt.

Pháp nhỏ là gì? Nghĩa là tin tưởng nhỏ, ít ham muốn, hiểu rõ ít, và các pháp nó tương ưng, các pháp nó đều có, hoặc các sắc pháp nhỏ, bé, ít, không nhiều, không rộng, nên gọi là pháp nhỏ.

Pháp lớn là gì? Nghĩa là tin tưởng rộng lớn, ham muốn nhiều, hiểu biết rộng khắp và các pháp nó tương ưng, các pháp nó đều có, hoặc các sắc pháp… tuy nhiều- rộng, nhưng không phải là vô biên, không bến bờ, không lượng định được như hư không- phi trạch diệt, đó gọi là pháp lớn.

Pháp vô lượng là gì? Nghĩa là lòng tin tưởng, lòng ham muốn đều rộng lớn vô lượng, sự hiểu biết vô lượng và các pháp nó tương ưng, các pháp nó đều có, hoặc các sắc pháp đều nhiều, rộng lớn không bờ bến, không lượng định, tính đếm được… như trạch diệt. Đó gọi là pháp vô lượng.

Pháp vừa ý là gì? Tức là pháp khiến ý vui thích.

Pháp không vừa ý là gì? Tức là pháp khiến ý không vui thích.

Pháp không phải vừa ý cũng không phải không vừa ý là gì? Nghĩa là pháp thuận với buông xả.

Pháp vui cùng hành là gì? Tức là pháp đó tương ưng với thọ vui.

Pháp khổ cùng hành là gì? Tức là pháp đó tương ưng với thọ khổ.

Pháp không khổ không vui cùng hành ra sao? Nghĩa là pháp đó tương ưng với thọ không khổ không vui.

Pháp đều sinh ra là gì? Tức là pháp hữu vi có tướng sinh.

Pháp đều trụ là gì? Tức là pháp hữu vi có tướng trụ.

Pháp đều diệt là gì? Tức là pháp hữu vi có tướng diệt.

Pháp không phải đều sinh là gì? Nghĩa là pháp vô vi không có tướng sinh.

Pháp không phải đều trụ là gì? Tức là pháp vô vi không có tướng trụ.

Pháp không phải đều diệt là gì? Tức là pháp vô vi không có tướng diệt.

Pháp tâm đều sinh là gì? Nghĩa là tâm đều sinh ra phần ít của mười một xứ, trừ ra ý xứ.

Pháp tâm đều trụ là gì? Tức là pháp tâm tùy chuyển.

Pháp tâm đều diệt là gì? Tức là tâm đều diệt nơi phần ít của mười xứ, trừ ra ý xứ và thanh xứ.

Pháp không phải tâm đều sinh là gì? Tức là ý xứ và không phải tâm đều sinh ra nơi phần ít của mười một xứ.

Pháp không phải tâm đều trụ là gì? Tức là không phải tâm tùy chuyển.

Pháp không phải tâm đều diệt là gì? Tức là thanh xứ – ý xứ và không phải tâm đều diệt nơi phần ít của mười xứ.

Lãnh vực dục là gì? Tức là dục tham và dục tham tương ưng với thọ- tưởng- hành- thức, hoặc nó đều khởi các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là lãnh vực dục.

Lãnh vực giận dữ là gì? Nghĩa là giận dữ và giận dữ tương ưng với thọ- tưởng- hành- thức, hoặc nó đều khởi lên các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi lên tâm bất tương ưng hành. Đó là lãnh vực giận dữ.

Lãnh vực hại là gì? Nghĩa là tàn hại và tàn hại tương ưng với thọ – tưởng – hành – thức, hoặc nó đều khởi lên trong các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là lãnh vực hại.

Lãnh vực xuất ly là gì? Nghĩa là sự xuất ly và xuất ly tương ưng với thọ- tưởng- hành- thức, hoặc nó đều khởi lên trong các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi tâm bất tương ưng hành và trạch diệt. Đó là lãnh vực xuất ly.

Lãnh vực không giận dữ là gì? Nghĩa là không giận dữ và không giận dữ tương ưng với thọ- tưởng- hành- thức, hoặc nó đều khởi lên trong các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là lãnh vực không giận dữ.

Lãnh vực không hại là gì? Nghĩa là không hại và không hại tương ưng với thọ – tưởng – hành – thức, hoặc nó đều khởi lên trong các nghiệp về thân và ngữ, hoặc nó đều khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là lãnh vực không hại.

Cõi Dục là gì? Tức là pháp tùy tăng của tham dục.

Cõi Sắc là gì? Tức là pháp tùy tăng của tham sắc.

Cõi Vô sắc là gì? Tức là pháp tùy tăng của tham vô sắc.

Cõi Sắc là gì? Tức là Dục giới và Sắc giới, gọi chung là sắc giới.

Cõi Vô sắc là gì? Tức là bốn thứ vô sắc.

Cõi diệt là gì? Nghĩa là trạch diệt – phi trạch diệt. Lại tất cả sắc pháp gọi chung là sắc giới, trừ ra trạch diệt – phi trạch diệt. Các thứ khác không phải là sắc pháp, gọi chung là vô sắc giới, còn trạch diệt – phi trạch diệt gọi chung là diệt giới.

Dục hữu là gì? Tức là các nghiệp thuộc cõi Dục, do thủ làm duyên có khả năng chiêu cảm các dị thục sắp tới của nghiệp ấy. Đó gọi là dục hữu.

Sắc hữu là gì? Nghĩa là các nghiệp thuộc cõi Sắc, do thủ làm duyên có khả năng chiêu cảm các dị thục sắp tới của nghiệp ấy. Đó gọi là sắc hữu.

Vô sắc hữu là gì? Nghĩa là các nghiệp thuộc cõi Vô sắc, do thủ làm duyên có khả năng chiêu cảm các dị thục sắp tới của nghiệp ấy. Đó gọi là vô sắc hữu.

Dục lậu là gì? Nghĩa là trừ ra vô minh thuộc cõi Dục còn lại các thứ thuộc cõi Dục như kiết- phược – tùy miên- trói buộc của tùy phiền não… Đó gọi là dục lậu.

Hữu lậu là gì? Nghĩa là trừ ra vô minh thuộc cõi Sắc và Vô sắc, còn lại các thứ thuộc cõi Sắc – Vô sắc như kiết – phược – tùy miên, các trói buộc của tùy phiền não… Đó gọi là hữu lậu.

Vô minh lậu là gì? Nghĩa là sự ngu si – vô trí của cả ba cõi.

Đời quá khứ là gì? Nghĩa là các hành đã khởi – đã cùng khởi, đã sinh – đã cùng sinh, đã chuyển- đã hiện chuyển, đã nhóm tập, đã xuất hiện, đã giã từ, đã hết, đã diệt, đã lìa bỏ, đã biến đổi hư hoại thì rơi vào quá khứ, rơi vào phạm vi quá khứ, chủng loại quá khứ thuộc đời quá khứ. Đó gọi là đời quá khứ.

Đời vị lai là gì? Nếu các hành đã chưa khởi- đã chưa cùng khởi, đã chưa sinh – đã chưa cùng sinh, đã chưa chuyển – đã chưa hiện chuyển, đã chưa nhóm tập, đã chưa xuất hiện, đã chưa hòa hợp, đã chưa hiện tiền, thì rơi vào vị lai, rơi vào phạm vi vị lai, chủng, loại vị lai, thuộc đời vị lai. Đó gọi là đời vị lai.

Đời hiện tại là gì? Nếu như các hành đã khởi – đã cùng khởi, đã sinh đã cùng sinh, đã chuyển đã hiện chuyển, đã nhóm tập, đã xuất hiện, đang chính thức an trụ, chưa dời đổi hư hoại, đang hòa hợp trong hiện tại, thì gọi là hiện tại, là rơi vào phạm vi hiện tại, chủng, loại hiện tại, thuộc đời hiện tại. Đó gọi là đời hiện tại.

Dựa vào sự mà nói quá khứ là gì? Nghĩa là các hành thuộc đời quá khứ.

Dựa vào sự mà nói vị lai là gì? Nghĩa là các hành thuộc đời vị lai.

Dựa vào sự mà nói hiện tại là gì? Nghĩa là các hành thuộc đời hiện tại.

Tánh khổ khổ là gì? Nghĩa là đối với dục giới do khổ mà khổ, lại

càng gây thêm khổ, cho nên khổ.

Tánh hoại khổ là gì? Nghĩa là đối với sắc giới do hư hoại biến diệt mà khổ, cho nên khổ.

Tánh hành khổ là gì? Nghĩa là đối với vô sắc giới do các hành gây khổ, cho nên khổ.

Lại nữa, đối với các hành không vừa ý mà khổ, do khổ càng khổ, cho nên khổ. Còn các hành vừa ý, nhưng do hư hoại biến diệt mà khổ, nên gọi là khổ. Đối với các hành không vừa ý không phải không vừa ý, mà do các hành gây khổ, cho nên khổ.

Lại nữa, với thọ khổ gặp khổ càng khổ, cho nên khổ. Với thọ vui lại do hư hoại biến diệt mà khổ, cho nên khổ. Với thọ không khổ không vui mà do các hành gây khổ, cho nên khổ.

Pháp có tầm có tứ là gì? Nghĩa là cả tầm và tứ tương ưng với pháp.

Pháp không tầm chỉ có tứ là gì? Nghĩa là tầm không tương ưng, chỉ có tứ tương ưng với pháp.

Pháp không tầm không tứ là gì? Nghĩa là cả tầm và tứ không tương ưng với pháp.

Cảnh giới có tầm có tứ là gì? Nghĩa là ở cõi Dục và Phạm thế một phần pháp vô lậu.

Cảnh giới không tầm chỉ có tứ là gì? Nghĩa là trong khoảng thời gian tu tĩnh lự mà được thanh tịnh và đại thanh tịnh cùng với một phần pháp vô lậu.

Cảnh giới không tầm không tứ là gì? Nghĩa là tất cả đều rất trong sáng, tất cả đều sạch sẽ, tất cả đều là quả vị rộng lớn, tất cả đều vô sắc, cùng với một phần pháp vô lậu.

******

Thân nghiệp là gì? Nghĩa là các việc do thân biểu hiện hoặc không biểu hiện ra.

Ngữ nghiệp là gì? Nghĩa là các việc do lời nói, nói năng biểu hiện hoặc không biểu hiện ra.

Ý nghiệp là gì? Nghĩa là suy tư nghĩ ngợi…

Nghiệp thiện là gì? Tức là các nghiệp thiện của thân – ngữ và tư thiện.

Nghiệp bất thiện là gì? Nghĩa là các nghiệp bất thiện của thân – ngữ và tư bất thiện.

Nghiệp vô ký là gì? Nghĩa là các nghiệp vô ký của thân- ngữ và tư vô ký.

Nghiệp hữu học là gì? Nghĩa là các nghiệp hữu học của thân-ngữ và tư hữu học.

Nghiệp vô học là gì? Nghĩa là các nghiệp vô học của thân – ngữ và tư vô học.

Nghiệp phi hữu học phi vô học là gì? Tức là các nghiệp hữu lậu của thân – ngữ và tư hữu lậu.

Nghiệp do thấy mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là các nghiệp của các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán biên, nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy mà đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên tương ưng với tư (ý, suy nghĩ).

Nghiệp do tu mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là nghiệp của các thứ học, thấy dấu vết đạo và do tu mà đoạn trừ… Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do tu mà đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với tư, và nó luôn khởi lên các nghiệp của thân- ngữ và các nghiệp hữu lậu không nhiễm ô.

Nghiệp không có gì đoạn trừ là gì? Nghĩa là các nghiệp vô lậu của thân – ngữ, và tư vô lậu.

Nghiệp thọ nhận trong hiện tại là gì? Nghĩa là các nghiệp đã được tạo tác tăng trưởng trong đời này, các nghiệp ấy ngay trong đời này nhận chịu các dị thục, chứ không phải ở các đời khác.

Nghiệp thọ nhận trong đời kế tiếp là gì? Nghĩa là các nghiệp do trong đời này đã tạo tác tăng trưởng, các nghiệp ấy ngay trong đời thứ hai sẽ nhận chịu các dị thục, chứ không phải ở các đời khác.

Nghiệp thọ nhận ở đời kế tiếp sau nữa là gì? Nghĩa là các nghiệp do trong đời này đã tạo tác tăng trưởng, các nghiệp đó hoặc trong đời thứ ba hay đời thứ tư hoặc xa hơn nữa sẽ nhận chịu các dị thục, chứ không phải ở các đời khác.

Nghiệp thọ nhận thuận vui là gì? Tức là các nghiệp thiện ở cõi Dục và Sắc…, cho đến các nghiệp thiện ở bậc tĩnh lự thứ ba tạo ra.

Nghiệp thọ nhận thuận khổ là gì? Tức là các nghiệp bất thiện tạo ra.

Nghiệp thọ nhận thuận không khổ không vui là gì? Nghĩa là các nghiệp thiện ở bậc tĩnh lự thứ tư và các nghiệp thiện ở cõi Vô sắc tạo ra.

Thân niệm trụ là gì? Nghĩa là sắc xứ của mười hữu (cõi) và sắc do pháp xứ thâu giữ.

Thọ niệm trụ là gì? Nghĩa là sáu thọ của thân, tức là mắt tiếp xúc sinh ra thọ…, cho đến ý tiếp xúc sinh ra thọ.

Tâm niệm trụ là gì? Nghĩa là sáu thức của thân, tức là nhãn thức… cho đến ý thức.

Pháp niệm trụ là gì? Nghĩa là thọ nhận mà không thâu giữ các thứ không phải là lãnh vực của sắc pháp.

Lại nữa, thân tăng thượng khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu thì gọi là Thân niệm trụ. Thọ tăng thượng khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu thì gọi là Thọ niệm trụ. Tâm tăng thượng khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu thì gọi là Tâm niệm trụ. Pháp tăng thượng khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu thì gọi là Pháp niệm trụ.

Lại nữa, do duyên vào thân mà khởi lên các tuệ hữu lậu thiện và vô lậu, đó là Thân niệm trụ. Do duyên vào thọ mà khởi lên các tuệ hữu lậu thiện và vô lậu, đó là Thọ niệm trụ. Do duyên vào tâm mà khởi lên các tuệ hữu lậu thiện và vô lậu, đó là Tâm niệm trụ. Do duyên vào pháp mà khởi lên các tuệ hữu lậu thiện và vô lậu, đó là Pháp niệm trụ.

Thế nào là các pháp ác, bất thiện đã sinh thì quyết đoạn dứt hẳn, siêng tu chánh đoạn? Nghĩa là các pháp ác, bất thiện đã sinh thì quyết đoạn dứt hẳn, làm chính duyên (tăng thượng) mà khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là các pháp ác, bất thiện chưa sinh thì quyết khiến nó vĩnh viễn không sinh, siêng tu chánh đoạn? Là đối với các việc trên làm chính duyên mà khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là các pháp thiện chưa sinh thì quyết khiến sinh ra, siêng tu chánh đoạn? Nghĩa là với sự việc nêu trên làm chính duyên mà khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là các pháp thiện đã sinh thì quyết khiến trụ vững chắc, không quên, luôn tu tập tăng tiến khiến trí tác chứng càng lớn mạnh, siêng tu chánh đoạn? Nghĩa là với sự việc nêu trên làm chính duyên mà khởi lên các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là thần túc Dục Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu? Nghĩa là dục làm chính duyên (tăng thượng) để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là thần túc Cần Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu? Nghĩa là cần làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là thần túc Tâm Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu? Nghĩa là tâm làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là thần túc Quán Tam-ma-địa đoạn hạnh thành tựu? Nghĩa là quán làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu.

Thế nào là tĩnh lự thứ nhất? Tức là tĩnh lự thứ nhất thâu giữ năm uẩn thiện.

Thế nào là tĩnh lự thứ hai? Tức là tĩnh lự thứ hai thâu giữ năm uẩn thiện.

Thế nào là tĩnh lự thứ ba? Tức là tĩnh lự thứ ba thâu giữ năm uẩn thiện.

Thế nào là tĩnh lự thứ tư? Tức là tĩnh lự thứ tư thâu giữ năm uẩn thiện.

Khổ thánh đế là gì? Tức là năm thủ uẩn.

Tập thánh đế là gì? Tức là các nhân hữu lậu.

Diệt thánh đế là gì? Tức là trạch diệt.

Đạo thánh đế là gì? Tức là các pháp hữu học và vô học.

Từ vô lượng là gì? Nghĩa là tâm Từ và Từ tương ưng với thọtưởng-hành-thức, hoặc nó luôn khởi lên các nghiệp của thân và ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là Từ vô lượng.

Bi vô lượng là gì? Nghĩa là tâm Bi và Bi tương ưng với thọ-tưởnghành-thức, hoặc nó luôn khởi lên các nghiệp của thân – ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là Bi vô lượng.

Hỷ vô lượng là gì? Nghĩa là tâm Hỷ và Hỷ luôn tương ưng với thọtưởng-hành-thức, hoặc nó luôn khởi lên các nghiệp của thân và ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là Hỷ vô lượng.

Xả vô lượng là gì? Nghĩa là tâm Xả và Xả luôn tương ưng với thọtưởng-hành-thức, hoặc nó luôn khởi lên các nghiệp của thân và ngữ, hoặc nó luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó là Xả vô lượng.

Không vô biên xứ là gì? Đây có hai thứ: Một là định, hai là sinh. Trong đó đều có thọ-tưởng-hành-thức, nên gọi là Không vô biên xứ.

Thức vô biên xứ là gì? Đây có hai thứ: Một là định, hai là sinh. Trong đó đều có thọ-tưởng-hành-thức, nên gọi là Thức vô biên xứ.

Vô sở hữu xứ là gì? Đây có hai thứ: Một là định, hai là sinh. Trong đó có cả thọ-tưởng-hành-thức, nên gọi là Vô sở hữu xứ.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ là gì? Đây cũng có hai thứ: Một là định, hai là sinh. Trong đó có cả thọ-tưởng-hành-thức, nên gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Thánh chủng tùy việc được y phục mà vui đủ là gì? Nghĩa là tùy việc được y phục lấy làm vui đủ, làm chính duyên (tăng thượng) để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu. Đó gọi là Thánh chủng tùy được y phục mà vui đủ.

Thánh chủng tùy việc được ăn uống lấy làm vui đủ là gì? Nghĩa là tùy việc được ăn uống lấy làm vui đủ làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu. Đó gọi là Thánh chủng tùy được ăn uống mà vui đủ.

Thánh chủng tùy việc được ngọa cụ mà vui đủ là gì? Nghĩa là tùy việc được ngọa cụ lấy làm vui đủ làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu. Đó gọi là Thánh chủng tùy được ngọa cụ mà vui đủ.

Thánh chủng vui thích đoạn trừ- vui thích tu tập là gì? Nghĩa là vui thích đoạn trừ và tu tập, làm chính duyên để khởi tạo các đạo hữu lậu thiện và vô lậu. Đó gọi là Thánh chủng vui thích đoạn trừ và tu tập.

1. Quả Dự lưu là gì? Đây có hai thứ: Một là hữu vi, hai là vô vi.

Quả Dự lưu hữu vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Dự lưu, nếu có pháp học nào thì đều chính thức có được cả.

Quả Dự lưu vô vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Dự lưu, nếu có các thứ đoạn kiết nào thì đều chính thức có được cả. Đó gọi là quả Dự lưu.

2. Quả Nhất lai là gì? Đây có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Quả Nhất lai hữu vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Nhất lai, nếu có các pháp học nào thì đều chính thức có được.

Quả Nhất lai vô vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Nhất lai, nếu có các thứ đoạn kiết nào thì đều chính thức có được cả. Đó gọi là quả Nhất lai.

3. Quả Bất hoàn là gì? Cũng có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Quả Bất hoàn hữu vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Bất hoàn, nếu có các pháp học nào thì đều chính thức có được.

Quả Bất hoàn vô vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả Bất hoàn, nếu có các thứ đoạn kiết nào thì đều chính thức có được cả. Đó gọi là quả Bất hoàn.

4. Quả A-la-hán là gì? Cũng có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Quả A-la-hán hữu vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả A-la-hán, nếu có các pháp học nào thì đều chính thức có được cả.

Quả A-la-hán vô vi là gì? Nghĩa là khi chứng được quả A-la-hán, nếu có các thứ đoạn kiết nào thì đều chính thức có được cả. Đó gọi là quả A la hán.

Các thứ pháp trí, khổ trí v.v…, hai loại bốn trí đều như trước đã nói, nên biết.

Hiểu biết về pháp vô ngại là gì? Nghĩa là đối với tiếng chữ- câu nghĩa – đoạn văn hiện có, trí không hề thoái chuyển.

Hiểu biết về nghĩa vô ngại là gì? Nghĩa là đối với các nghĩa lý thù thắng hiện có, trí cũng không hề thoái chuyển.

Hiểu biết về lời lẽ vô ngại là gì? Nghĩa là đối với các ngôn từ hiện có, trí không hề thoái chuyển.

Hiểu biết về biện luận vô ngại là gì? Nghĩa là đối với ngôn từ lý lẽ ứng hợp- lưu loát, cùng với pháp đẳng trì luôn tự tại hiển bày, trí không thoái chuyển.

Nhân duyên là gì? Tức là tất cả pháp hữu vi.

Đẳng vô gián duyên là gì? Nghĩa là trừ ra các tâm và tâm sở của bậc A-la-hán khi mạng chung ở thời quá khứ hay hiện tại, còn lại tất cả các tâm và tâm sở trong thời quá khứ và hiện tại.

Sở duyên duyên và tăng thượng duyên là gì? Nghĩa là tất cả các pháp.

Thế nào là ăn bằng từng phần ăn? Nghĩa là khi duyên nơi việc ăn uống thì các căn sẽ được nuôi dưỡng, các đại dồi dào, thức ăn sẽ giúp đỡ, giữ gìn, chuyển đổi tạo bổ ích đưa đến chỗ nào cần bồi bổ, chuyển đổi tăng trưởng. Đó gọi là ăn uống bằng từng phần ăn.

Thế nào là ăn bằng chạm xúc? Nghĩa là duyên xúc hữu lậu mà các căn sẽ được nuôi lớn, các đại dồi dào, nó giúp đỡ, giữ gìn, chuyển đổi tạo bổ ích đưa vào những chỗ cần thiết. Đó gọi là ăn bằng chạm xúc.

Thế nào là ăn bằng ý nghĩ? Nghĩa là khi duyên nơi các ý nghĩ hữu lậu thì các căn được nuôi lớn, các đại dồi dào, nó giúp đỡ, giữ gìn, chuyển đổi tạo bổ ích đưa vào những nơi cần thiết. Đó gọi là ăn bằng ý nghĩ.

Thế nào là ăn bằng thức? Nghĩa là khi duyên nơi các thức hữu lậu, các căn được nuôi lớn, các đại dồi dào, nó sẽ giúp đỡ, giữ gìn, chuyển đổi tạo bổ ích vào những nơi cần thiết. Đó gọi là ăn bằng thức.

Dục bộc lưu (dòng thác của dục) là gì? Nghĩa là trừ ra các kiến và vô minh thuộc cõi Dục, còn lại các thứ thuộc cõi Dục như kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não trói buộc…, đều gọi là dục bộc lưu.

Hữu bộc lưu là gì? Nghĩa là trừ ra các thứ kiến và vô minh thuộc cõi Sắc – Vô sắc, còn lại các thứ thuộc cõi Sắc và Vô sắc như các kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não trói buộc…, đều gọi là hữu bộc lưu.

Kiến bộc lưu là gì? Nghĩa là năm thứ kiến của ba cõi, đó là hữu thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Đó gọi là kiến bộc lưu.

Vô minh bộc lưu là gì? Tức là sự ngu si vô trí trong ba cõi. Nói về bốn ách cũng như thế.

Dục thủ là gì? Nghĩa là trừ ra năm kiến thuộc cõi Dục, còn lại các thứ ở cõi Dục như kiến, phược, tùy miên, tùy phiền não trói buộc…, đều gọi là dục thủ.

Kiến thủ là gì? Nghĩa là bốn thứ kiến: Hữu thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ.

Giới cấm thủ là gì? Nghĩa là như có người giữ các giới nói: Các giới này sẽ giúp ta được thanh tịnh, giải thoát, xuất ly, vượt mọi khổ vui và đến được cõi vượt lên trên khổ vui. Kẻ giữ các giới cấm khác thì bảo các giới cấm này khiến ta được thanh tịnh, giải thoát, xuất ly, vượt mọi khổ vui, đến được chỗ vượt lên trên mọi vui khổ. Còn kẻ giữ các điều răn cấm khác cũng bảo y những lời như thế. Đó gọi là giới cấm thủ.

Ngã ngữ thủ là gì? Nghĩa là trừ ra năm kiến ở cõi Sắc và Vô sắc, còn lại các thứ ở cõi Sắc và Vô sắc như kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não trói buộc…, đều gọi là ngã ngữ thủ.

Pháp quá khứ là gì? Tức là năm uẩn ở thời quá khứ.

Pháp vị lai là gì? Tức là năm uẩn ở thời vị lai.

Pháp hiện tại là gì? Tức là năm uẩn ở thời hiện tại.

Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại là gì? Tức là pháp vô vi.

Pháp thuộc cõi Dục là gì? Tức là năm uẩn ở cõi Dục.

Pháp thuộc cõi Sắc là gì? Tức là năm uẩn ở cõi Sắc.

Pháp thuộc cõi Vô sắc là gì? Là bốn uẩn ở cõi Vô sắc.

Pháp không hệ thuộc là gì? Tức là tất cả pháp vô lậu.

Pháp thiện làm nhân là gì? Tức là pháp hữu vi thiện và dị thục của pháp thiện.

Pháp bất thiện làm nhân là gì? Tức là những thứ nhiễm ô ở cõi Dục và quả dị thục của pháp bất thiện.

Pháp vô ký làm nhân là gì? Tức là pháp hữu vi vô ký và pháp bất thiện.

Pháp không phải thiện làm nhân, không phải bất thiện làm nhân, không phải vô ký làm nhân là gì? Nghĩa là pháp vô vi.

Pháp duyên có sở duyên là gì? Nghĩa là ý thức duyên nơi tâm và tâm sở pháp cùng các pháp tương ưng.

Pháp duyên không có sở duyên là gì? Nghĩa là năm thức của thân cùng với pháp tương ưng và ý thức duyên nơi sắc- vô vi- tâm bất tương ưng hành, và các pháp tương ưng với nó.

Pháp duyên có sở duyên, duyên không có sở duyên là gì? Nghĩa là ý thức và pháp tương ưng với nó duyên nơi sắc- vô vi- tâm và tâm sở pháp với tâm bất tương ưng hành.

Pháp không phải duyên có sở duyên, không phải duyên không có sở duyên là gì? Nghĩa là sắc -vô vi-sắc bất tương ưng hành.

Năm uẩn và năm thủ uẩn, như trước đã nói.

Cõi Nại-lạc-ca là gì? Tức là các loài hữu tình ở Nại-lạc-ca (địa ngục), có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc. Loài hữu tình sinh ở đó có sắc- thọ-tưởng-hành-Thức vô phú vô ký.

Cõi bàng sinh là gì? Nghĩa là các loài hữu tình thuộc loài bàng sinh có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc. Loài hữu tình sinh ở cõi đó có sắc- thọ-tưởng-hành-Thức vô phú vô ký.

Cõi quỷ là gì? Nghĩa là các loài hữu tình ở cõi quỷ có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc. Loài hữu tình sinh ở đó có sắc-thọ-tưởng-hành-Thức vô phú vô ký.

Cõi người là gì? Nghĩa là các loài hữu tình thuộc loài người có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc.

Loài hữu tình sinh ở đó có sắc- thọ-tưởng-hành-Thức vô phú vô ký.

Cõi trời là gì? Nghĩa là các loài hữu tình thuộc loài trời có đồng tánh, đồng loại, đồng chúng, đồng phần, y đắc, sự đắc, xứ đắc. Loài hữu tình sinh ở đó có sắc-thọ-tưởng-hành-Thức vô phú vô ký.

Thế nào là do thấy khổ mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do tùy tín hành hành, tùy pháp hành, hiện quán khổ biên nhẫn mà đoạn trừ chúng. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy khổ mà đoạn trừ hai mươi tám thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não mà nó tương ưng.

Thế nào là do thấy tập mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do tùy tín hành hành, tùy pháp hành, hiện quán tập biên nhẫn mà đoạn trừ chúng. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy tập mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não mà nó tương ưng.

Thế nào là do thấy diệt mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán diệt biên nhẫn mà đoạn trừ chúng. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy diệt mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não mà nó tương ưng.

Thế nào là do thấy đạo mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán đạo biên nhẫn mà đoạn trừ chúng. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy đạo mà đoạn trừ hai mươi hai thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não mà nó tương ưng.

Thế nào là do tu mà đoạn trừ bộ phiền não? Nghĩa là có bộ phiền não, do học thấy dấu vết đạo và tu mà đoạn trừ. Vậy là nghĩa gì? Nghĩa là do tu mà đoạn trừ mười thứ tùy miên, và mọi thứ phiền não tương ưng với nó.

Năm pháp như sắc v.v…, như trước đã nói. Sáu giới như địa v.v…, cũng như trước đã nói.

Pháp do thấy khổ mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là do các pháp tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán khổ biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy là sao? Nghĩa là do thấy khổ mà đoạn trừ hai mươi tám thứ tùy miên và các pháp tương ưng, cũng luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp do thấy khổ mà đoạn trừ.

Pháp do thấy tập mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là các pháp do tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán tập biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy là gì? Nghĩa là do thấy tập mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên và các pháp tương ưng, cũng luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp do thấy diệt mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là do các pháp tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán diệt biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy nghĩa là gì? Nghĩa là do thấy diệt mà đoạn trừ mười chín thứ tùy miên và các pháp tương ưng, cũng đều khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp do thấy diệt mà đoạn trừ.

Pháp do thấy đạo mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là do các pháp tùy tín hành, tùy pháp hành, hiện quán đạo biên nhẫn mà đoạn trừ. Vậy là sao? Nghĩa là do thấy đạo mà đoạn trừ hai mươi hai thứ tùy miên và các pháp tương ưng, cũng luôn khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp do thấy đạo mà đoạn trừ.

Pháp do tu mà đoạn trừ là gì? Nghĩa là do các pháp như học thấy vết tích và tu mà đoạn trừ. Vậy là sao? Nghĩa là do tu mà đoạn trừ mười thứ tùy miên và các pháp tương ưng, nó luôn khởi lên các nghiệp của thân và ngữ, hoặc luôn khởi tâm bất tương ưng hành, hoặc các pháp hữu lậu không nhiễm ô. Đó gọi là pháp do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có gì đoạn trừ là gì? Là các pháp vô lậu.

Tùy miên tham dục là gì? Nghĩa là đối với các thứ dục và các thứ tham đều tham muốn, rồi cất giấu giữ gìn, ham thích đam mê.

Tùy miên giận dữ là gì? Nghĩa là đối với các loài hữu tình, tâm luôn ôm mối giận dữ, muốn gây tổn hại, chống đối, cản trở, oán ghét, bạo ác, khiến các hữu tình thường xuyên trái nghịch, tàn hại nhau.

Tùy miên có tham là gì? Nghĩa là đối với các thứ tham thuộc Sắc và Vô sắc đều ham muốn, rồi sinh ra cất giấu, giữ gìn, yêu thích đam mê.

Tùy miên kiêu mạn là gì? Nghĩa là kiêu mạn, lòng luôn tự cao ỷ mình mà coi thường miệt thị người khác.

Tùy miên vô minh là gì? Nghĩa là sự ngu si vô trí trong cả ba cõi.

Tùy miên kiến là gì? Tức là năm thứ kiến nhiễm ô.

Tùy miên nghi ngờ là gì? Tức là đối với những điều chân thật đúng đắn thì luôn ngờ vực, do dự.

Thức trụ đầu tiên là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, khác thân- khác tưởng, như loài người và một phần cõi trời, đó là thức trụ đầu tiên. Đầu tiên ở đây, là tùy theo sự tính đếm, theo thứ tự liên tục, trước hết là mức đầu tiên, nó liên hệ với sắc- thọ-tưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ hai là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, khác thân- một loại tưởng, như cõi trời Phạm chúng ở thời kiếp sơ, là thức trụ thứ hai, có liên hệ với sắc-thọ-tưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ ba là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, một thân- khác tưởng, như cõi trời Cực quang tịnh, là thức trụ thứ ba, có liên hệ với sắc- thọ-tưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ tư là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, một thân, một loại tưởng, như ở cõi trời Biến tịnh, là thức trụ thứ tư, có liên hệ với sắc- thọ-tưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ năm là gì? Nghĩa là loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả các sắc tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không nghĩ ngợi các thứ tưởng, nhập vào vô biên không, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ, như cõi trời Không vô biên xứ, đây là thức trụ thứ năm, có liên hệ với thọ-tưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ sáu là gì? Nghĩa là loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Không vô biên xứ, nhập vào Thức vô biên và trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ, như cõi trời Thức vô biên xứ, đây là thức trụ thứ sáu, có liên hệ với thọ-tưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Thức trụ thứ bảy là gì? Nghĩa là loài hữu tình không có sắc, vượt lên trên tất cả Thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu xứ, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ, như cõi trời Vô sở hữu xứ, đó là thức trụ thứ bảy, có liên hệ với thọ-tưởng-hành-thức, gọi chung là thức trụ.

Niệm đẳng giác chi là gì? Nghĩa là hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với khổ thì suy tư về khổ, đối với tập suy tư về tập, đối với diệt suy tư về diệt, đối với đạo suy tư về đạo, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Các niệm, tùy niệm, nghĩ nhớ theo đó, nghĩ nhớ riêng biệt, nghĩ nhớ các việc không quên mất, không sót thiếu, không quên pháp tánh, tính chất của tâm sáng nhớ kỹ… Đó là Niệm đẳng giác chi.

Trạch pháp đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ- tập- diệt- đạo thì suy tư kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Đối với các pháp luôn chọn lựa, tuyển trạch rất tích cực, cùng tột, hiểu rõ, đều hiểu rõ, hiểu rõ khắp, hiểu rõ gần, hiểu biết thông suốt, xét đoán tinh tường, tuệ hành sáng thông. Tỳ-bátxá-na có tính chất quyết đoán chọn lựa tinh tế. Đó là Trạch pháp đẳng giác chi.

Tinh tiến đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt-đạo thì suy tư, kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Với các thứ chuyên cần thì uy lực mạnh mẽ, hăng hái khó cản ngăn, lòng luôn cố gắng không ngơi nghỉ, tính chất rất quyết đoán. Đó gọi là Tinh tiến đẳng giác chi.

Hỷ đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư thật kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Tâm vui vẻ luôn hân hoan, rất vui vẻ trong mọi lúc, tính chất vui tươi, chủng loại của vui tươi, nói chung là mọi thứ hoan hỷ vui mừng. Đó gọi là Hỷ đẳng giác chi.

Khinh an đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư thật kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Thân tâm nhẹ nhàng khoan khoái, đã luôn được khinh an, chủng loại của khinh an. Đó gọi là Khinh an đẳng giác chi.

Định đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư thật kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu. Các thứ khiến tâm trụ đều trụ, an trụ, trụ gần, trụ kiên trì, không phân tán loạn động, gìn giữ, ngăn cấm, tính chất chuyên chú vào một cảnh. Đó gọi là Định đẳng giác chi.

Xả đẳng giác chi là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư tìm hiểu thật kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với các pháp vô lậu, tính chất nơi tâm luôn bình đẳng, tính chất nơi tâm thẳng suốt không nghiêng lệch, tâm tỉnh giác tìm biết, tính chất luôn trụ trong yên lặng tịch mịch. Đó gọi là Xả đẳng giác chi.

Giải thoát thứ nhất là gì? Nghĩa là có sắc quán các sắc, đó là giải thoát thứ nhất, theo thứ tự thì nó đứng hàng đầu. Lại tùy bậc nhập định thì theo thứ tự nó cũng đứng hàng đầu. Trong định đó tất cả các thứ sắc- thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ hai là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài, đó là giải thoát thứ hai, theo thứ tự thì nó đứng thứ hai. Lại tùy bậc thiền định thì theo thứ tự nó cũng đứng hàng thứ hai. Ở trong định đó tất cả các thứ sắc- thọ-tưởng-hành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ ba là gì? Nghĩa là giải thoát thanh tịnh trụ đầy đủ vào thân tác chứng. Đó là giải thoát thứ ba, theo thứ tự thì nó đứng thứ ba. Ở trong định như thế hết thảy các thứ sắc- thọ-tưởng-hành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ tư là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả các sắc- tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không còn tư duy về các thứ tưởng, nhập vào vô biên không, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ. Đó là giải thoát thứ tư, theo thứ tự thì nó đứng thứ tư, theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ tư. Ở trong định tất cả các thứ thọ-tưởng-hành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ năm là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả không vô

biên xứ, nhập vào vô biên thức, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ. Đó là giải thoát thứ năm, theo thứ tự thì nó đứng thứ năm, theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ năm. Ở trong định như thế, tất cả các thứ thọ-tưởnghành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ sáu là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả Thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ. Đó là giải thoát thứ sáu, theo thứ tự thì nó ở hàng thứ sáu, theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ sáu. Ở trong định, tất cả các thứ thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ bảy là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả các vô sở hữu xứ, nhập và trụ đầy đủ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là giải thoát thứ bảy, theo thứ tự thì nó ở hàng thứ bảy theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ bảy. Ở trong định như thế, tất cả các thứ thọ-tưởnghành-thức đều thiện. Đó gọi là giải thoát.

Giải thoát thứ tám là gì? Nghĩa là vượt ra ngoài tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào tưởng thọ diệt, trụ đầy đủ nơi thân tác chứng. Đó là giải thoát thứ tám, theo thứ tự thì nó ở hàng thứ tám, theo bậc thiền định thì cũng ở hàng thứ tám. Ở trong định đó, các thứ được giải thoát, giải thoát thù thắng, giải thoát tột cùng. Lại nếu lúc ấy còn do các tưởng vi tế làm nhân, hoặc tưởng vi tế làm đẳng vô gián, nhưng cùng với tưởng không có ảnh hưởng nghĩa lý gì nữa, bấy giờ tất cả đều thành tựu vẹn toàn, tức là hoàn toàn giải thoát.

Thắng xứ thứ nhất là gì? Nghĩa là bên trong có sắc tưởng, quán ít sắc bên ngoài, đối với các sắc đó xấu hay đẹp đều thấy biết rõ ràng, đủ các tưởng như thế thì gọi là thắng xứ thứ nhất, vì theo thứ tự thì nó ở hàng đầu, xét theo bậc thiền định thì, nó cũng là hàng đầu tiên. Ở trong định này, tất cả sắc- thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ hai là gì? Nghĩa là bên trong có sắc tưởng, quán nhiều sắc bên ngoài, các sắc đó xấu hay đẹp đều thấy biết rõ ràng, đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ hai, vì theo thứ tự thì nó ở hàng thứ hai xét theo bậc thiền định thì nó cũng là hàng thứ hai. Ở trong định đó, tất cả sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ ba là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán ít sắc bên ngoài, các sắc ấy xấu hay đẹp đều thấy biết rõ ràng, đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ ba, vì theo thứ tự hay xét theo bậc thiền định thì nó ở hàng thứ ba. Ở trong định này, tất cả sắc- thọ- tưởng- hành – thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ tư là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán nhiều sắc bên ngoài, các sắc ấy xấu hay đẹp đều thấy biết rõ ràng, đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ tư, vì theo thứ tự và xét theo bậc thiền định thì nó ở hàng thứ tư. Ở trong định này, tất cả sắc-thọtưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ năm là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài. Nếu bên ngoài là màu xanh có ánh xanh hiện bày rõ ràng, như màu xanh của hoa Ô-mạc-ca hay áo nhuộm xanh nơi xứ Bà-la-ni-tư. Bên trong không có tưởng, quán các sắc bên ngoài, cũng thấy toàn màu xanh như thế, đối các sắc ấy đều thấy biết rõ ràng. Đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ năm, vì theo thứ tự và xét theo bậc thiền định nó đều thuộc hàng thứ năm. Ở trong định này, tất cả sắcthọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ sáu là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, thấy có màu vàng ánh sắc vàng hiện bày rõ ràng, như màu vàng hoa Yết-ni-ca hay màu của áo nhuộm vàng xứ Bàla-ni-tư. Bên trong không có sắc tưởng, quán thấy các sắc đều màu vàng và thấy biết rõ ràng. Đầy đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ sáu, vì theo thứ tự và xét về bậc thiền định nó đều ở hàng thứ sáu. Ở trong định này, tất cả các thứ sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ bảy là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, thấy có màu đỏ ánh sắc đỏ hiện bày rõ ràng như màu đỏ hoa Bàn-đậu-thi-phược-ca, hay màu áo nhuộm đỏ nơi xứ Bà-lani-tư. Bên trong không có sắc tưởng, quán thấy các sắc đều màu đỏ và thấy biết rõ ràng. Đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ bảy, vì theo thứ tự và xét theo bậc thiền định nó đều ở hàng thứ bảy. Ở trong định đó, tất cả sắc, thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

Thắng xứ thứ tám là gì? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng, quán các sắc bên ngoài, thấy có màu trắng ánh sắc trắng hiện bày rõ ràng, như màu trắng ngôi sao Ô-sát-tư hoặc màu áo trắng nơi xứ Bà-lani-tư. Bên trong không có sắc tưởng, nhìn thấy các sắc đều màu trắng và thấy biết rõ ràng. Đủ các tưởng như thế, gọi là thắng xứ thứ tám, vì theo thứ tự và xét về bậc thiền định nó ở hàng thứ tám. Ở trong định đó, tất cả sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, nên gọi là thắng xứ.

******

 

Chánh kiến là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Đối với các pháp tuyển chọn, tuyển chọn kỹ, tuyển chọn thật cùng tột và hiểu rõ, đều hiểu rõ, khắp hiểu rõ, hiểu rõ gần, hiểu biết thấu suốt, xét đoán tinh tường, tuệ hạnh sáng suốt hành Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là chánh kiến.

Chánh tư duy là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Các tâm luôn tìm cầu, khắp tìm cầu, tìm cầu suy tính hiện tiền và lại tìm cầu truy cứu các thứ khác, suy tư nghĩ ngợi tột độ, tính chất luôn suy tư nghĩ ngợi. Đó là chánh tư duy.

Chánh ngữ là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng. Trừ bỏ cuộc sống tà vạy với bốn lời nói xấu ác. Còn đối với những lời nói xấu ác khác thì dùng sức chọn lựa quả quyết mà hướng dẫn nó đến vô lậu. Tìm cách xa lìa thôi dứt các thứ, lánh xa riêng rẽ. Luôn giữ gìn giới hạnh và sống cuộc sống yên tĩnh. Không gây tạo, không hủy phạm các giới hạn đã phân định. Đối với các cấm cản về đê điều, bờ đất, cầu cống, thuyền bè…, đều không hủy bỏ, trái nghịch, vượt hạn định. Đó là chánh ngữ.

Chánh nghiệp là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng. Trừ bỏ cuộc sống tà vạy với ba nghiệp ác của thân. Đối với các hạnh xấu khác của thân thì dùng sức chọn lựa quả quyết dẫn nó đến vô lậu. Tìm cách xa lìa thôi dứt các thứ, lánh xa riêng rẽ, sống yên tịnh, giữ gìn  giới hạnh, quy tắc. Không gây tạo, không hủy phạm các giới hạn đã phân định. Đối với các quy tắc cấm cản của bờ đất, đê điều, cầu cống, thuyền bè… thì không bỏ, không trái, không vượt hạn định. Đó là chánh nghiệp.

Chánh mạng là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng. Đối với cách sống tà vạy với các hành ác của thân và ngữ, nhờ sức chọn lựa quả quyết mà hướng dẫn đến với vô lậu. Tìm cách xa lìa, thôi dứt các thứ, lánh xa riêng rẽ, sống yên tĩnh, giữ gì các quy tắc, giới hạnh. Không gây tạo, hủy phạm các giới hạnh đã phân định. Đối với các quy tắc cấm cản của bờ đất, đê điều, cầu đường, thuyền bè… thì không bỏ, không trái, không vượt hạn định. Đó là chánh mạng.

Chánh tinh tiến là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Các thứ siêng năng thì phát khởi mạnh mẽ, hăng hái khó can ngăn, lòng luôn cố gắng không hề ngưng nghỉ, luôn có tính chất rất hăng hái. Đó là chánh tinh tiến.

Chánh niệm là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Với các nhớ nghĩ (niệm) luôn tùy niệm, nhớ nghĩ theo, nhớ nghĩ riêng biệt, nhớ lại không để quên mất, không trái, không quên mất các pháp tánh, tính chất nơi tâm sáng nhớ kỹ. Đó là chánh niệm.

Chánh định là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với bốn Thánh đế khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư, tìm xét kỹ lưỡng, luôn tác ý tương ưng với vô lậu. Các pháp khiến tâm trụ đều trụ, an trụ, trụ gần, trụ vững chắc, không hề phân tán, loạn động, luôn thâu giữ chặt chẽ, tính chất nơi tâm luôn chuyên chú vào một cảnh. Đó gọi là chánh định.

Kiết ái là gì? Tức là sự tham của ba cõi.

Kiết giận dữ là gì? Tức là đối với các loài hữu tình luôn gây những thương tổn, tàn hại.

Kiết kiêu mạn là gì? Tức là bảy thứ mạn.

Kiết vô minh là gì? Tức là sự ngu si vô trí trong ba cõi.

Kiết kiến là gì? Tức là ba thứ kiến chấp.

Kiến thủ là gì? Tức là hai thứ thủ (chấp giữ).

Kiết nghi là gì? Nghĩa là đối với những gì chân thật chắc chắn nhất, thì luôn ngờ vự, do dự, hoang mang.

Kiết ganh tỵ là gì? Tức là ganh ghét.

Kiết keo kiệt là gì? Nghĩa là tâm luôn luôn tham lam, tiếc lẫn, bỏn sẻn…

Chỗ ở thứ nhất của loài hữu tình là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, khác thân – khác tưởng, như loài người và một phần các cõi trời. Đó là chỗ ở thứ nhất. Vì theo thứ tự nó đứng hàng đầu. Nói là chỗ ở của loài hữu tình, nghĩa là các loài hữu tình ở đó đều ở và sống riêng biệt theo từng vị trí, do đó mà hiển bày rõ chỗ thọ sinh của chúng, nên gọi là chỗ ở của loài hữu tình.

Chỗ ở thứ hai của loài hữu tình là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, khác thân nhưng cùng một loại tưởng, như cõi trời Phạm chúng thời kiếp đầu tiên, đó là chỗ ở thứ hai. Gọi là chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Chỗ ở thứ ba của loài hữu tình là gì? Nghĩa là loài hữu tình có sắc, một loại thân- khác tưởng, như cõi trời Cực tịnh quang, đó là chỗ ở thứ ba của loài hữu tình, vì theo thứ tự nó là thứ ba. Nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình như trước đã nói.

Chỗ ở thứ tư của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình có sắc, có một loại thân và một loại tưởng, như cõi trời Biến tịnh, là chỗ ở thứ tư của loài hữu tình, vì theo thứ tự nó là thứ tư. Nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Chỗ ở thứ năm của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình có sắc, không có tưởng- không khác tưởng, như hữu tình cõi trời Vô tưởng, đó là chỗ ở thứ năm của loài hữu tình, vì theo thứ tự nó là thứ năm. Nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Chỗ ở thứ sáu của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình không có sắc, vượt ra ngoài tất cả sắc- tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không còn nghĩ ngợi suy tưởng, nhập vào vô biên không, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ, như cõi trời Không vô biên xứ. Thứ sáu và nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Chỗ ở thứ bảy của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình không có sắc, vượt ra ngoài tất cả không vô biên xứ, nhập vào vô biên thức, trụ đầy đủ vào Thức vô biên xứ, như cõi trời Thức vô biên xứ, đó là chỗ ở thứ bảy của loài hữu tình.

Chỗ ở thứ tám của loài hữu tình là gì? Tức là loài hữu tình không có sắc, vượt ra ngoài tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, trụ đầy đủ vào Vô sở hữu xứ, như cõi trời Vô sở hữu xứ, đó là chỗ ở thứ tám của loài hữu tình.

Chỗ ở thứ chín của loài hữu tình là gì? Nghĩa là loài hữu tình không có sắc, vượt ra ngoài tất cả vô sở hữu xứ, nhập và trụ đầy đủ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, như cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là chỗ ở thứ chín của loài hữu tình. Nghĩa về chỗ ở của loài hữu tình thì như trước đã nói.

Biến xứ thứ nhất là gì? Nghĩa là một loại tưởng khắp nơi đều là đất, tất cả trên dưới và các phía đều một thứ không lường được. Đây là biến xứ thứ nhất, vì theo thứ tự thì nó ở hàng đầu. Lại xét về thiền định thì nó cũng ở bậc đầu tiên, ở trong định này thì tất cả sắc-thọ-tưởnghành-thức đều thiện. Đó gọi là biến xứ.

Các thứ biến xứ về nước, lửa, gió, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng đều như thế.

Biến xứ thứ chín là gì? Nghĩa là một loại tưởng khắp nơi đều là một khoảng không, tất cả trên dưới các phía đều là khoảng không, một thứ duy nhất và không lường định được. Đó là biến xứ thứ chín, vì theo thứ tự và xét theo bậc thiền định nó ở hàng thứ chín. Ở trong định này, tất cả sắc- thọ- tưởng –hành- thức đều thiện. Đó gọi là biến xứ.

Biến xứ Thức vô biên xứ cũng như thế.

Các thứ chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định vô học, như tám chi Thánh đạo đã nói.

Chánh thắng giải vô học là gì? Nghĩa là các hàng đệ tử của bậc Thánh, đối với khổ-tập-diệt-đạo luôn suy tư tìm xét kỹ lưỡng, nên đối với vô học mà tác ý tương ưng thì đạt được thắng giải ngay hiện tiền. Đó gọi là chánh thắng giải vô học.

Chánh trí vô học là gì? Tức là tận trí và vô sinh trí, gọi là chánh trí vô học.

Sắc hữu lậu là gì? Nghĩa là hết thảy các sắc hữu lậu có chấp giữ, có mặt xuyên suốt cả hoặc quá khứ- hiện tại hay vị lai, đối với nó mà khởi dục- tham- giận- si, hoặc tùy theo các thứ tâm sở, tùy phiền não cùng sinh ra đúng lúc, đúng hoàn cảnh…, đều gọi là sắc hữu lậu.

Sắc vô lậu là gì? Nghĩa là có các sắc vô lậu không có chấp giữ, nơi các sắc đó trong các thời quá khứ-hiện tại hay vị lai, đối với hoặc dục-tham-sân-si, hoặc tùy theo các thứ tâm sở, tùy phiền não lúc có thể sinh khởi thì không sinh, đó gọi là sắc vô lậu.

Các thứ thọ- tưởng- hành- thức hữu lậu và vô lậu cũng giống như thế.

Pháp vô vi là gì? Nghĩa là ba thứ vô vi, tức là hư không- phi trạch diệt- trạch diệt.

Còn mười hai xứ- mười tám giới, như đã nói rõ trong phẩm Biện về bảy sự.

Nhãn căn là gì? Nghĩa là mắt đối với sắc đã thấy-đang thấy-sẽ thấy, cùng với sắc đồng phần.

Nhĩ căn là gì? Nghĩa là tai đối với âm thanh đã nghe- đang nghe- sẽ nghe, cùng với tiếng đồng phần.

Tỷ căn là gì? Nghĩa là mũi đối với hương đã ngửi- đang ngửi- sẽ ngửi, cùng với hương đồng phần.

Thiệt căn là gì? Tức là lưỡi đối với vị đã nếm- đang nếm- sẽ nếm, cùng với vị đồng phần.

Thân căn là gì? Tức là thân đối với xúc chạm đã xúc chạm- đang xúc chạm – sẽ xúc chạm, cùng với xúc đồng phần.

Nữ căn là gì? Nghĩa là một phần ít của thân căn.

Nam căn là gì? Nghĩa là một phần ít của thân căn.

Mạng căn là gì? Tức là thọ mạng trong ba cõi.

Ý căn là gì? Tức là sáu thức nơi thân.

Lạc căn là gì? Nghĩa là các thọ vui khi tiếp xúc khởi lên khiến thân vui tâm vui, các thọ bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là lạc căn.

Khổ căn là gì? Nghĩa là các thọ khổ do khi tiếp xúc mà có, khiến thân khổ và các thọ không bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là khổ căn.

Hỷ căn là gì? Nghĩa là các thọ mừng do khi tiếp xúc mà có, khiến tâm vui tâm mừng, các thọ bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là hỷ căn.

Ưu căn là gì? Nghĩa là các thọ lo buồn do khi tiếp xúc mà có, khiến tâm lo buồn, các thọ không bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là ưu căn.

Xả căn là gì? Nghĩa là các thọ buông xả do khi tiếp xúc mà có, khiến thân tâm cùng buông xả, các thọ không phải bình đẳng, không phải không bình đẳng, do thọ thâu giữ thì gọi là xả căn.

Tín căn là gì? Nghĩa là dựa vào các pháp thiện do xuất ly, xa lìa tạo nên các thứ tin tưởng, tính chất tin tưởng, tính chất tin tưởng tăng thượng, chịu nhận làm việc, ham thích gây tạo, tính chất nơi tâm lắng đọng, trong sạch, yên tĩnh. Đó gọi là tín căn.

Tinh tiến căn là gì? Tức là dựa vào pháp thiện do xuất ly và xa lìa tạo nên các thứ siêng năng, chuyên cần đều phát khởi mạnh mẽ, khó can ngăn, lòng cố gắng không ngừng nghỉ, tính chất nơi tâm rất hăng hái. Đó gọi là tinh tiến căn.

Niệm căn là gì? Tức là dựa vào pháp thiện do xuất ly và xa lìa tạo nên các thứ niệm, đều tùy niệm, nhớ nghĩ riêng lẻ, nhớ lại không để quên mất, không sót lọt, không quên pháp tánh, tính chất nơi tâm sáng suốt nhớ kỹ. Đó gọi là niệm căn.

Định căn là gì? Tức là dựa vào pháp thiện do xuất ly và xa lìa tạo nên các niệm khiến tâm trụ, đều trụ, an trụ, trụ gần, trụ vững chắc, không hề phân tán, loạn động, luôn ngăn giữ, tính chất nơi tâm luôn chuyên chú vào một cảnh. Đó gọi là định căn.

Tuệ căn là gì? Nghĩa là nương vào các pháp thiện do xuất ly và xa lìa tạo nên. Đối với các pháp thì lựa chọn, chọn lựa kỹ lưỡng tột cùng, hiểu rõ, đều hiểu rõ, hiểu rõ khắp, hiểu rõ gần, hiểu rõ thấu suốt, xét đoán tinh tường, tuệ hành sáng thông nơi Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là tuệ căn.

Vị tri đương tri căn là gì? Nghĩa là loại Bổ-đặc-già-la đã nhập vào chánh tánh ly sinh, có các thứ tuệ có học như tuệ căn. Do các căn này, các bậc tùy tín hành, tùy pháp hành đối với việc chưa hiện quán về bốn Thánh đế thì sẽ được hiện quán đầy đủ. Đó gọi là Vị tri đương tri căn.

Dĩ tri căn là gì? Tức là loại Bổ-đặc-già-la đạt đủ các thứ nhận biết đã hiện quán các thứ tuệ có học như tuệ căn v.v…, do các căn ấy ma có tín, thắng giải, kiến… cho đến thân chứng. Đối với việc đã hiện quán về bốn Thánh đế thì đạt được các công đức tốt đẹp nhất. Đó gọi là dĩ tri căn.

Cụ tri căn là gì? Tức là các bậc A-la-hán đã diệt hết các lậu, hiện bày các thứ tuệ vô học và các tuệ căn, do các căn này mà có tuệ giải thoát, giải thoát đầy đủ…, đều được trụ vào pháp vui ở hiện đại. Đó gọi là cụ tri căn.

Còn chín mươi tám tùy miên, như trước đã nói.

Các pháp là những gì được hiểu biết- nhận thức- thông đạt, các pháp là sở duyên, các pháp tăng thượng thì thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ- năm uẩn, và mười trí hiểu rõ, sáu thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp có sắc thì thâu nhiếp: Mười một giới- mười một xứ- một uẩn, và tám trí hiểu rõ (trừ tha tâm trí và diệt trí), sáu thức nhận biết, các thứ biến hành ở cõi Dục và cõi Sắc, các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp vô sắc thâu nhiếp: Tám giới – hai xứ – bốn uẩn, và mười trí hiểu rõ, một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp có thấy thâu nhiếp: Một giới, một xứ, một uẩn, và bảy trí hiểu rõ (trừ tha tâm trí, diệt trí, đạo trí), hai thức nhận biết, các thứ biến hành ở cõi Dục và Sắc, các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không thấy thâu nhiếp: Mười bảy giới- mười một xứ- năm uẩn, và mười trí hiểu rõ, năm thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp có đối thâu nhiếp: Mười giới – mười xứ – một uẩn, và bảy trí hiểu rõ (trừ tha tâm trí, diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và cõi Sắc, các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có đối thâu nhiếp: Tám giới – hai xứ – năm uẩn, và mười trí hiểu rõ, một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp hữu lậu thâu nhiếp: Mười tám giới – mười hai xứ – năm uẩn, tám trí hiểu rõ (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết và tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp vô lậu thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ – năm uẩn, tám trí hiểu rõ (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết và không có tùy miên tùy tăng.

Pháp hữu vi thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ- năm uẩn, chín trí hiểu rõ (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp vô vi thâu nhiếp: Một giới- một xứ, không có uẩn, sáu trí hiểu rõ (trừ tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí), một thức nhận biết, không có các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp hữu tránh thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ- năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp vô tránh thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ – năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có các thứ tùy miên tùy tăng.

Các pháp: Thế gian – xuất thế gian, đọa giới – không đọa giới, có vị tham đắm – không vị tham đắm, pháp nương vào đam mê, pháp nương vào xuất ly…, cũng thế.

Pháp tâm thâu nhiếp: Bảy giới- một xứ- một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm thâu nhiếp: Mười một giới – mười một xứ- bốn uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm sở thâu nhiếp: Một giới – một xứ – ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm sở thâu nhiếp: Mười tám giới – mười hai xứ – ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp tâm tương ưng và tâm bất tương ưng cũng thế.

Pháp tâm đều có thâu nhiếp: Mười một giới – mười một xứ – bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm đều có thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ – ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tùy tâm chuyển thâu nhiếp: Một giới- một xứ- bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tùy tâm chuyển thâu nhiếp: Mười tám giới – mười hai xứ – ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ- năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm làm nhân thâu nhiếp: Mười ba giới – mười hai xứ – ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp tâm là đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Tám giới – hai xứ – bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm là đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ – năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm là sở duyên thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ- bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các thứ tùy miên tùy tăng duyên hữu vi trong ba cõi.

Pháp không phải tâm là sở duyên thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ – năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm là tăng thượng thâu nhiếp: Mười tám giới – mười hai xứ – năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tâm là tăng thượng thâu nhiếp: Một giới- một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp quả của tâm thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ- năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải quả của tâm thâu nhiếp: Một giới – một xứ và không có uẩn, một trí hiểu rõ đó là thế tục trí, một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giới – mười một xứ – năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), năm thức nhận biết (trừ nhĩ thức), các biến hành trong ba cõi và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải tâm dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ – năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp thâu nhiếp: Ba giới – ba xứ – hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết (trừ nhãn thức, nhĩ và ý thức), tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp thâu nhiếp: Mười tám giới – mười hai xứ – năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp tương ưng thâu nhiếp: Tám giới – hai xứ – bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp không tương ưng thâu nhiếp: Mười một giới – mười một xứ – hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp đều có thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp đều có thâu nhiếp: Mười một giới- mười một xứ – hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp tùy nghiệp chuyển thâu nhiếp: Tám giới – hai xứ – năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tùy nghiệp chuyển thâu nhiếp: Mười một giới- mười một xứ- hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới – mười hai xứ – năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp làm nhân thâu nhiếp: Mười một giới- mười một xứ – hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp nghiệp là đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Tám giới- hai xứ- bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp là đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Mười tám giới – mười hai xứ – năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp là sở duyên thâu nhiếp: Năm giới – hai xứ – bốn uẩn,

chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các pháp hữu vi trong ba cõi duyên nơi tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp là sở duyên thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp là tăng thượng thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp là tăng thượng thâu nhiếp: một giới – một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp quả thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nghiệp quả thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, một trí hiểu rõ tức là thế tục trí, một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp nghiệp dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), năm thức nhận biết (trừ nhĩ thức), các biến hành trong ba cõi và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải nghiệp dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn- tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải có thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ- năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có tương ưng thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn-tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp có không tương ưng thâu nhiếp: Mười ba giới-mười hai xứnăm uẩn-mười trí, sáu thức nhận biết, các pháp hữu lậu duyên nơi các tùy miên tùy tăng trong ba cõi.

Pháp có đều có thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn- chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải có đều có thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tùy có chuyển và pháp có làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tùy có chuyển và pháp không phải có làm nhân thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có là đẳng vô gián thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải có là đẳng vô gián thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp có làm sở duyên thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các pháp hữu lậu duyên nơi các tùy miên tùy tăng trong ba cõi.

Pháp không phải có làm sở duyên thâu nhiếp: Mười ba giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp có làm tăng thượng thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải có làm tăng thượng thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có quả thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không có quả thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có quả dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), năm thức nhận biết (trừ nhĩ thức), các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có quả dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp trí biết khắp những gì được biết khắp thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải trí biết khắp những gì được biết khắp không thâu nhiếp: Giới – xứ – uẩn – trí – thức – tùy miên tùy tăng. Vì pháp như thế là không thể có được.

Pháp đoạn dứt sự biết khắp những gì được biết khắp, tức là pháp cần phải đoạn trừ, pháp này thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, tám trí (trừ đạo trí, diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải đoạn dứt sự biết khắp những gì được nhận biết, tức là không phải pháp cần phải đoạn trừ, pháp này thâu nhiếp: Ba giớihai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp cần phải tu thâu nhiếp: Mười giới- bốn xứ – năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành ở ba cõi và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không cần phải tu thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp trí tác chứng cần phải chứng thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải trí tác chứng cần phải chứng không thâu nhiếp: Giới- xứ – uẩn – trí-thức – tùy miên tùy tăng. Vì pháp như thế không thể có được.

Pháp được tác chứng cần phải chứng thâu nhiếp: Mười hai giới- sáu xứ- năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, các biến hành của ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không được tác chứng cần phải chứng thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp cần phải rèn luyện thâu nhiếp: Mười giới- bốn xứ- năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các thứ tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không cần phải rèn luyện thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp có tội thâu nhiếp: Mười giới – bốn xứ – năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không có tội thâu nhiếp: Mười tám giới – mười hai xứ – năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các pháp trắng – đen, hữu phú vô phú, thuận thối, không phải thuận thối… cũng như thế.

Pháp hữu ký thâu nhiếp: Mười giới- bốn xứ- năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, tất cả các biến hành ở Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp vô ký thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, hai bộ Sắc- Vô sắc giới và tất cả Dục giới, cùng biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp đã sinh thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải đã sinh thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Các pháp: Chánh sinh- không phải chánh sinh, pháp đã diệt- không phải đã diệt, pháp chánh diệt- không phải chánh diệt… cũng như thế.

Pháp duyên khởi thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải duyên khởi thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các thứ tùy miên tùy tăng.

Các pháp: Duyên đã sinh- không phải duyên đã sinh, pháp nhân- không phải nhân, pháp có nhân- không phải có nhân, pháp nhân đã sinh – không phải nhân đã sinh… cũng thế.

Pháp nhân tương ưng thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nhân không tương ưng thâu nhiếp: Mười một giới- mười một xứ- hai uẩn, chín trí (trừ tha tâm trí), sáu thức nhận biết, và các thứ tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Pháp kiết thâu nhiếp: Một giới- một xứ- một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, trừ ra duyên vô lậu không cùng với vô minh, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải kiết thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp thuận kiết thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải thuận kiết thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp thủ (chấp giữ) thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải thủ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm

uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có chấp thọ thâu nhiếp: Chín giới- chín xứ- một uẩn, bảy trí (trừ tha tâm trí, diệt trí, đạo trí), năm thức nhận biết, biến hành của Dục và Sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu đạo mà đoạn trừ.

Pháp không có chấp thọ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp thuận thủ (chấp giữ) thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải thuận thủ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp phiền não thâu nhiếp: Một giới – một xứ – một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải phiền não thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp nhiễm ô thâu nhiếp: Mười giới – bốn xứ – năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nhiễm ô thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp tạp nhiễm thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tạp nhiễm thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ- năm uẩn, năm trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp ràng buộc (triền) thâu nhiếp: Một giới- một xứ- một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải ràng buộc thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp bị ràng buộc thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không bị ràng buộc thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở ba cõi.

Pháp thuận ràng buộc thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không thuận ràng buộc thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có sở duyên thâu nhiếp: Hai giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không có sở duyên thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ- hai uẩn, chín trí (trừ tha tâm trí), sáu thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Pháp có tầm thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng ở Dục và Sắc giới.

Pháp không có tầm thâu nhiếp: Mười ba giới-mười hai xứ-năm uẩn-mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có tứ- không có tứ cũng như thế.

Pháp có hỷ thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ- ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả ở Sắc giới, trừ ra nghi duyên vô lậu và pháp nó tương ưng với vô minh thuộc Dục giới, còn lại tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Pháp không có hỷ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có cảnh giác thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không có cảnh giác thâu nhiếp: Mười một giới- mười một xứ- hai uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp có sự, có duyên, có trên đều thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Các pháp không có sự, không có duyên, không có trên đều thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp xa thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp gần thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có lượng- không lượng cũng như thế.

Pháp kiến thâu nhiếp: Hai giới-hai xứ-hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, và duyên hữu lậu-duyên vô lậu-kiến tương ưng với vô minh trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải kiến thâu nhiếp: Mười bảy giới-mười một xứnăm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp kiến xứ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải kiến xứ thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ – năm uẩn, tám trí (trừ hai trí khổ, tập), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tương ưng với kiến thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ- bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu – vô lậu cùng kiến tương ưng với vô minh trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng.

Pháp không tương ưng với kiến thâu nhiếp: Mười tám giới- mười một xứ- năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, trừ ra kiến duyên vô lậu, còn lại tất cả các thứ tùy miên tùy tăng.

 

******

Pháp của pháp dị sinh thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt và đạo), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng của Dục giới và Sắc giới.

Pháp không phải là pháp dị sinh thâu nhiếp: Mười một giới-mười xứ-năm uẩn, mười trí, bốn thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, tất cả tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp cùng loại dị sinh thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không cùng loại dị sinh thâu nhiếp: Mười một giới-mười xứnăm uẩn, mười trí, bốn thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp định thâu nhiếp: Năm giới-bốn xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành ở Dục giới và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải định thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp phiền não thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải phiền não thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp căn thâu nhiếp: Mười ba giới-bảy xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải căn thâu nhiếp: Sáu giới – sáu xứ – ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp do Thánh đế thâu giữ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải Thánh đế thâu giữ thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, một trí là thế tục trí, một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp đều có thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải đều có thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tương ưng thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không tương ưng thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứhai uẩn, chín trí (trừ tha tâm trí), sáu thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Pháp quả thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải quả thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, một trí tức là thế tục trí, một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có quả thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không có quả thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giới- mười một xứ- năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), năm thức nhận biết, các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có dị thục thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí diệt, đạo), ba thức nhận biết, gồm tất cả Dục giới và các biến hành của Sắc và Vô sắc, cùng các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không có dị thục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả Sắc và Vô sắc hai bộ thuộc Dục giới và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp nhân duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải nhân duyên không thâu nhiếp: Giới- xứ- uẩn- trí- thức và tùy miên. Vì pháp như thế vốn không thể có được.

Pháp có nhân duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí) sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không có nhân duyên thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp lìa thâu nhiếp: Năm giới-bốn xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải lìa thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp có lìa thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp không có lìa thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tiếp nối thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải tiếp nối thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp có tiếp nối- không có tiếp nối cũng thế.

Pháp thiện thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp bất thiện thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng ở Dục giới.

Pháp vô ký thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả Sắc, Vô sắc giới hai bộ thuộc Dục giới và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp học-vô học thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp phi học phi vô học thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, chín trí (trừ đạo trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp do thấy mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ- bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng do thấy mà đoạn trừ trong ba cõi.

Pháp do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả do tu mà đoạn trừ trong ba cõi, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp không có gì đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới – hai xứ – năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp do thấy đoạn trừ làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp do tu mà đoạn trừ làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các thứ do tu mà đoạn trừ của ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải cần đoạn trừ làm nhân thâu nhiếp: Ba giới – hai xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp có thấy có đối thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở Dục và Sắc giới các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không thấy có đối thâu nhiếp: Chín giới-chín xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), năm thức nhận biết, các biến hành ở Dục và Sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không thấy không đối thâu nhiếp: Tám giới – hai xứ – năm uẩn, mười trí, một thức biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp dị thục thâu nhiếp: Mười bảy giới – mười một xứ – năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), năm thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp của pháp dị thục thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các thứ ở Dục giới, các biến hành ở Sắc giới và Vô sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp không phải dị thục – không phải pháp của dị thục thâu nhiếp:

Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả Sắc- Vô sắc giới và hai bộ thuộc Dục giới các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp thấp kém thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Pháp bậc trung thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Pháp vi diệu thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ – năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp nhỏ- pháp lớn thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng.

Các pháp vô lượng, vừa ý, không vừa ý, không phải vừa ý không phải không vừa ý thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp vui cùng hành thâu nhiếp: Tám giới- hai xứ- ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả ở Sắc giới, trừ, nghi duyên vô lậu và nó tương ưng với vô minh ở cõi Dục, còn lại tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Pháp khổ cùng hành thâu nhiếp: Tám giới- hai xứ- ba uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục.

Pháp không khổ không vui cùng hành thâu nhiếp: Tám giới- hai xứ- ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp đều sinh, đều trụ, đều diệt… thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp không phải đều sinh, không phải đều trụ, không phải đều diệt thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm đều sinh thâu nhiếp: Mười một giới- mười một xứ- bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm đều trụ thâu nhiếp: Một giới- một xứ – bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm đều diệt thâu nhiếp: Mười giới – mười xứ – bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), năm thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Các pháp không phải tâm đều sinh, pháp không phải tâm đều trụ, pháp không phải tâm đều diệt thâu nhiếp: Mười tám giới – mười hai xứ- ba uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, và tất cả tùy miên tùy tăng.

Lãnh vực dục thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong cõi Dục.

Lãnh vực giận dữ cũng như thế.

Lãnh vực hại thâu nhiếp: Năm giới-bốn xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, các biến hành ở Dục giới và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Lãnh vực xuất ly thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứ-năm uẩn, mười trí, ba thức nhận biết, các biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Lãnh vực không giận dữ, không hại thâu nhiếp: Mười giới-bốn xứnăm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành của ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Cõi Dục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Cõi Sắc thâu nhiếp: Mười bốn giới- mười xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Cõi Vô sắc thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ- bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Dục giới- Sắc giới gọi là Sắc giới thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục và Sắc.

Bốn Vô sắc gọi là Vô sắc giới thâu nhiếp: Ba giới- hai xứ- bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Trạch diệt- phi trạch diệt gọi là Diệt giới thâu nhiếp: Một giớimột xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Lại nữa, tất cả sắc pháp gọi chung là Sắc giới thâu nhiếp: Mười một giới- mười một xứ- một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), sáu thức nhận biết, các biến hành ở Dục và Sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Trừ ra trạch diệt phi trạch diệt, các thứ còn lại không phải sắc pháp, gọi chung là Vô sắc giới thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Trạch diệt phi trạch diệt, gọi chung là Diệt giới, như trước đã nói.

Dục hữu thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở Dục giới.

Sắc hữu thâu nhiếp: Mười bốn giới- mười xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Vô sắc hữu thâu nhiếp: Ba giới – hai xứ – bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Dục lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí:

loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Hữu lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí:

pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc và Vô sắc.

Vô minh lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ vô lậu duyên với vô minh, còn lại tất cả các tùy miên tùy tăng.

Ở ba đời căn cứ vào ba sự việc mà nói thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Ở cõi Dục do khổ khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Mười tám giớimười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Ở cõi Sắc do hoại khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Mười bốn giới- mười xứ – năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Ở cõi Vô sắc do hành khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Ba giới – hai xứ – bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Lại còn các hành không vừa ý do khổ khổ cho nên khổ, các hành vừa ý do hoại khổ cho nên khổ, các hành không phải vừa ý không phải không vừa ý do hành khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Lại còn khổ thọ do khổ khổ cho nên khổ, thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, và tất cả tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Lạc thọ do hoại khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Sắc, trừ ra nghi duyên vô lậu và nó tương ưng với vô minh ở cõi Dục, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Thọ không khổ không vui do hành khổ cho nên khổ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp có tầm có tứ thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục và cõi Sắc.

Pháp không có tầm chỉ có tứ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục và cõi Sắc.

Pháp không có tầm không có tứ thâu nhiếp: Mười ba giới- mười hai xứ- năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các thứ ở cõi Sắc- Vô sắc, và, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cõi Dục.

Bậc (địa) có tầm có tứ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục và Sắc.

Bậc (địa) không có tầm chỉ có tứ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ở Sắc giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Bậc không có tầm không có tứ thâu nhiếp: Mười một giới-mười xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc và Vô sắc.

Thân nghiệp thâu nhiếp: Hai giới-hai xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), hai thức nhận biết, các biến hành ở Dục và Sắc giới, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ngữ nghiệp cũng như thế.

Ý nghiệp thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nghiệp thiện thâu nhiếp: Ba giới- ba xứ- hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), ba thức nhận biết, các biến hành ở ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Nghiệp bất thiện thâu nhiếp: Ba giới – ba xứ – hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Nghiệp vô ký thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả ở cõi Sắc -Vô sắc và hai bộ Dục giới cùng biến hành các tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Nghiệp học- nghiệp vô học thâu nhiếp: Một giới- một xứ- hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Nghiệp phi học phi vô học thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nghiệp do thấy mà đoạn trừ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ ở ba cõi.

Nghiệp do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các thứ do tu mà đoạn trừ thuộc ba cõi, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Nghiệp không phải có gì trừ thâu nhiếp: Một giới- một xứ- hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Nghiệp thọ nhận nơi đời hiện tại, nghiệp thọ nhận nơi đời kế tiếp, nghiệp thọ nhận ở đời kế sau nữa thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả ở cõi Dục, các biến hành ở cõi Sắc Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Nghiệp có thọ thuận vui thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), ba thức nhận biết, các biến hành và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Dục và cõi Sắc.

Nghiệp có thọ thuận khổ thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), ba thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Nghiệp có thọ không khổ không vui thâu nhiếp: Một giới-một xứ-hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, biến hành ở cõi Sắc và Vô sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thân niệm trụ thâu nhiếp: Mười một giới – mười một xứ – một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), sáu thức nhận biết, biến hành ở cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thọ niệm trụ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Tâm niệm trụ thâu nhiếp: Bảy giới- một xứ- một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp niệm trụ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-hai uẩn, mười trí, một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Lại còn thân – thọ – tâm – pháp tăng thượng mà khởi lên đạo thiện hữu lậu- vô lậu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Lại còn duyên nơi thân – thọ – tâm – pháp mà khởi lên các tuệ thiện hữu lậu- vô lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, biến hành trong ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các pháp bốn chánh đoạn và bốn thần túc đều thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, biến hành của ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Bốn tĩnh lự thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thánh đế khổ và tập thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Thánh đế diệt thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Thánh đế đạo thâu nhiếp: Ba giới – hai xứ, năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Bốn vô lượng thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các cõi Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, tha tâm, diệt), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Bốn Thánh chủng thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Bốn quả Sa-môn hữu vi thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Bốn quả Sa-môn vô vi thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, diệt, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp trí thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Loại trí thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí:

pháp, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Tha tâm trí thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thế tục trí thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ ra kiến duyên vô lậu, còn lại tất cả các tùy miên tùy tăng.

Khổ – tập – diệt – đạo trí thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Hiểu rõ về pháp vô ngại thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và cõi Sắc, cùng các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Hiểu rõ về từ vô ngại, cũng thế.

Hiểu rõ về nghĩa vô ngại thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành của ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Hiểu rõ về biện vô ngại, cũng như thế.

Nhân duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Đẳng vô gián duyên thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Sở duyên duyên – tăng thượng duyên thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, mười trí, sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Ăn bằng từng phần ăn (đoàn thực) thâu nhiếp: Ba giới- ba xứ- một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ăn bằng chạm xúc- ăn bằng ý nghĩ thâu nhiếp: Một giới-một xứmột uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Ăn bằng thức biết thâu nhiếp: Bảy giới- một xứ- một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Bộc lưu dục thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí, (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng ở Dục giới.

Bộc lưu hữu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt đạo) một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc và Vô sắc.

Bộc lưu kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo) một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ, và do kiến tương ưng với vô minh duyên vô lậu và các tùy miên tùy tăng thuộc ba cõi.

Bộc lưu vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, trừ vô minh duyên vô lậu, còn lại là tất cả các tùy miên tùy tăng.

Cũng như bốn thứ bộc lưu, bốn ách cũng như thế.

Dục thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, duyên hữu lậu và các tùy miên tùy tăng do kiến duyên vô lậu tương ưng với vô minh trong ba cõi nhờ thấy mà đoạn trừ.

Giới cấm thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy khổ mà đoạn trừ, các biến hành do thấy tập mà đoạn trừ; các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ, trong cả ba cõi.

Ngã ngữ thủ thâu nhiếp: Một giới- một xứ- một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo) một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc và Vô sắc.

Pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp thuộc cõi Dục thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Pháp thuộc cõi Sắc thâu nhiếp: Mười bốn giới- mười xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Pháp thuộc cõi Vô sắc thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Pháp không hệ thuộc cõi nào thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ khổ trí, tập trí), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp thiện làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, chín trí (trừ diệt trí), sáu thức nhận biết, các biến hành trong ba cõi, và các tùy miên do tu mà đoạn trừ.

Pháp bất thiện làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Pháp vô ký làm nhân thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp không phải thiện làm nhân, không phải bất thiện làm nhân, không phải vô ký làm nhân thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp duyên có sở duyên thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các pháp hữu vi duyên với tùy miên tùy tăng trong ba cõi.

Pháp duyên không có sở duyên thâu nhiếp: Tám giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp duyên có sở duyên-duyên không có sở duyên thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu vi ở ba cõi.

Pháp không phải duyên có sở duyên – không phải duyên không có sở duyên thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-hai uẩn, chín trí (trừ tha tâm trí), sáu thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Sắc uẩn thâu nhiếp: Mười một giới – mười một xứ – một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), sáu thức nhận biết, các biến hành của Sắc và Dục giới và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thọ uẩn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng, Tưởng uẩn, hành uẩn cũng như thế.

Thức uẩn thâu nhiếp: Bảy giới- một xứ- một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Sắc thủ uẩn thâu nhiếp: Mười một giới- mười một xứ- một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, các biến hành ở Sắc và Dục giới, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thọ thủ uẩn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn cũng như thế.

Thức thủ uẩn thâu nhiếp: Bảy giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Cõi địa ngục thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Cõi bàng sinh, cõi quỷ, cõi người cũng như thế.

Cõi trời thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở ba cõi.

Do thấy khổ mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy khổ mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Do thấy tập mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy tập mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Do thấy diệt mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy diệt mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Do thấy đạo mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do thấy đạo mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Do tu mà đoạn trừ bộ phiền não thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các thứ do tu mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Sắc pháp thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), sáu thức nhận biết, các biến hành của Dục giới và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Tâm pháp thâu nhiếp: Bảy giới- một xứ- một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm sở thâu nhiếp: Một giới – một xứ – ba uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp tâm bất tương ưng hành thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu trong ba cõi.

Pháp vô vi thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Địa giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc cùng các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các giới: Nước- lửa- gió- không, cũng thế.

Thức giới thâu nhiếp: Bảy giới- một xứ- một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp do thấy khổ mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy khổ mà đoạn trừ trong ba cõi, và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Pháp do thấy tập mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy tập mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Pháp do thấy diệt mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy diệt mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp do thấy đạo mà đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy đạo mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp do tu mà đoạn trừ thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứnăm uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả do tu mà đoạn trừ trong ba cõi và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp không có gì đoạn trừ thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, tám trí (trừ hai trí: khổ, tập), một thức nhận biết, và không có các tùy miên tùy tăng.

Tùy miên tham dục, tùy miên sân giận thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cõi Dục.

Tùy miên có tham thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cõi Sắc và Vô sắc.

Tùy miên kiêu mạn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cả ba cõi.

Tùy miên vô sinh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ vô minh duyên vô lậu, còn lại tất cả đều là tùy miên tùy tăng.

Tùy miên kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ trong ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do kiến duyên vô lậu tương ưng với vô minh.

Tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ diệt trí, đạo trí), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ trong ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do nghi duyên vô lậu tương ưng với vô minh.

Thức trụ thứ nhất thâu nhiếp: Mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Thức trụ thứ hai thâu nhiếp: Mười bốn giới- mười xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Thức trụ thứ ba, thứ tư thâu nhiếp: Mười một giới-mười xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Thức trụ thứ năm, thứ sáu và thứ bảy thâu nhiếp: Ba giới-hai xứbốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

******

 

Bảy giác chi, nếu riêng thì thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn; nếu chung thì thâu nhiếp: Một giới-một xứ-hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Các giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các giải thoát thứ tư, thứ năm, thứ sáu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứbốn uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, tha tâm, diệt), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Giải thoát thứ bảy thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Giải thoát tưởng thọ diệt thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Tám thắng xứ thâu nhiếp: Ba giới-ba xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Tám chi thánh đạo, trong đó chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Còn lại năm chi thánh đạo kia thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Các kiết ái và mạn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí

(trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu cả ba cõi.

Kiết giận dữ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu ở cõi Dục.

Kiết vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ ra các vô minh duyên vô lậu, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng.

Kiết kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ ở ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do kiến duyên vô lậu tương ưng với vô minh.

Kiết thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí:

diệt, đạo), một thức nhận biết, các tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ ở cả ba cõi.

Kiết nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy mà đoạn trừ trong ba cõi, và các tùy miên tùy tăng do nghi duyên vô lậu tương ưng với vô minh.

Kiết ganh tỵ, kiết keo kiệt thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Chỗ ở thứ nhất của loài hữu tình thâu nhiếp: Mười tám giới- mười hai xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Chỗ ở thứ hai của loài hữu tình thâu nhiếp: Mười bốn giới- mười xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Chỗ ở thứ ba, thứ tư, thứ năm của loài hữu tình thâu nhiếp: Mười một giới- mười xứ- năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), bốn thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Sắc.

Chỗ ở thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín của loài hữu tình thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng ở cõi Vô sắc.

Tám biến xứ đầu thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-năm uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Hai biến xứ sau thâu nhiếp: Ba giới-hai xứ-bốn uẩn, sáu trí (trừ

bốn trí: pháp, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Vô sắc và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Mười pháp vô học trong đó có; Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Bảy pháp vô học còn lại thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Sắc hữu lậu thâu nhiếp: Mười một giới-mười một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), sáu thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và cõi Sắc các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các thứ thọ- tưởng- hành hữu lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứmột uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Thức hữu lậu thâu nhiếp: Bảy giới- một xứ- một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Sắc vô lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Các thứ thọ – tưởng – hành vô lậu thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có tùy miên tùy tăng.

Thức vô lậu thâu nhiếp: Hai giới- một xứ- một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Pháp vô vi thâu nhiếp: Một giới-một xứ và không có uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: tha tâm, khổ, tập, đạo), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Nhãn xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Như nhãn xứ, các xứ nhĩ – tỷ – thiệt – thân cũng vậy.

Sắc xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ hai trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Như sắc xứ, thanh xứ và xúc xứ cũng như thế.

Hương xứ và vị xứ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ý xứ thâu nhiếp: bảy giới, một xứ, một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp xứ thâu nhiếp: Một giới – một xứ – bốn uẩn, mười trí, một thức nhận biết, và tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nhãn giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các giới: Nhĩ- tỷ- thiệt- thân cũng như thế.

Sắc giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Thanh giới, xúc giới cũng như thế.

Hương giới và vị giới thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), hai thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ý giới thâu nhiếp: Bảy giới- một xứ- một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Pháp giới thâu nhiếp: Một giới- một xứ- bốn uẩn, mười trí, một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nhãn thức giới thâu nhiếp: Hai giới- một xứ- một uẩn, tám trí (trừ hai trí: diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc cùng các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Nhĩ thức giới, thân thức giới cũng như thế.

Tỷ thức giới, thiệt thức giới thâu nhiếp: Hai giới- một xứ- một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ý thức giới thâu nhiếp: hai giới, một xứ, hai uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Nhãn căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và Sắc, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các căn: Nhĩ – tỷ – thiệt – thân… cũng thế.

Nữ căn, nam căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, sáu trí (trừ bốn trí: loại, tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Mạng căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: tha tâm, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở ba cõi, các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Ý căn thâu nhiếp: Bảy giới- một xứ- một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Lạc căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả ở Sắc giới, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Khổ căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các biến hành ở cõi Dục và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Hỷ căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả ở cõi Sắc, trừ ra ở cõi Dục có các nghi duyên vô lậu và nó tương ưng với vô minh, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Ưu căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả tùy miên tùy tăng ở cõi Dục.

Xả căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, tất cả các tùy miên tùy tăng.

Tín căn thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, chín trí (trừ diệt trí), một thức nhận biết, các biến hành ở ba cõi và các tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn trừ.

Các căn: Tinh tiến, niệm, định, tuệ cũng như thế.

Vị tri đương tri căn thâu nhiếp: Ba giới, hai xứ, hai uẩn, bảy trí (trừ ba trí: khổ, tập, diệt), một thức nhận biết, không có các tùy miên tùy tăng.

Dĩ tri căn và cụ tri căn cũng như thế.

Thuộc cõi Dục, có tùy miên hữu thân kiến thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy khổ mà đoạn trừ ở cõi Dục và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Thuộc cõi Dục, có tùy miên biên chấp kiến và do thấy khổ mà đoạn trừ, tám tùy miên còn lại cũng như vậy.

Thuộc cõi Dục, do thấy tập mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy tập mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Thuộc cõi Dục, do thấy tập mà đoạn trừ, sáu thứ tùy miên còn lại cũng vậy.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các tà kiến tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, ở cõi Dục có các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên tham lam, sân giận, kiêu mạn… cũng thế.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các nghi tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng khác.

Thuộc cõi Dục, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ ra các vô minh duyên vô lậu ở cõi Dục do thấy diệt mà đoạn trừ, còn lại là do thấy diệt mà đoạn trừ (cũng như ở cõi Dục) và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các tà kiến tương ưng với vô minh, cùng biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên giới cấm thủ, tham lam, sân giận, kiêu mạn… cũng như thế.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các nghi tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ các duyên vô lậu với vô minh ở cõi Dục do thấy đạo mà đoạn trừ, còn lại là do thấy đạo mà đoạn trừ (cũng ở cõi Dục), và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do tu mà đoạn trừ tùy miên tham lam thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: loại, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do tu mà đoạn trừ ở cõi Dục, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Dục, do tu mà đoạn trừ các tùy miên sân giận, kiêu mạn và vô minh cũng như thế.

Thuộc cõi Sắc, có tùy miên hữu thân kiến thâu nhiếp: Một giớimột xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy khổ mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy tập mà đoạn trừ.

Thuộc cõi Sắc, các thứ biên chấp kiến và do thấy khổ mà đoạn trừ bảy thứ tùy miên còn lại cũng thế.

Thuộc cõi Sắc, do thấy tập mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, tất cả do thấy tập mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các biến hành tùy miên tùy tăng do thấy khổ mà đoạn trừ.

Năm thứ tùy miên còn lại cũng thế.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các tà kiến tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên tham lam, kiêu mạn cũng như thế.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy diệt mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và các nghi tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy diệt mà đoạn trừ tùy miên vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ các vô minh duyên vô lậu ở cõi Sắc do thấy diệt mà đoạn trừ, còn lại là tất cả các thứ cũng ở cõi Sắc do thấy diệt mà đoạn trừ, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên tà kiến thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu ở cõi Sắc do thấy đạo mà đoạn trừ, và các tà kiến tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên kiến thủ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Sắc và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ, tùy miên giới cấm thủ, tham lam, kiêu mạn… cũng thế.

Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ các tùy miên nghi ngờ thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, các duyên hữu lậu do thấy đạo mà đoạn trừ ở cõi Sắc, và nghi tương ưng với vô minh, cùng các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ tùy miên vô minh thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, trừ vô minh duyên vô lậu ở cõi Sắc, do thấy đạo mà đoạn trừ, còn lại hết thảy do thấy đạo mà đoạn trừ (cũng ở Sắc giới) và các biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do tu mà đoạn trừ tùy miên tham lam thâu nhiếp: Một giới-một xứ-một uẩn, bảy trí (trừ ba trí: pháp, diệt, đạo), một thức nhận biết, ở cõi Sắc do tu mà đoạn trừ hết thảy và biến hành tùy miên tùy tăng.

Thuộc cõi Sắc, do tu mà đoạn trừ các tùy miên kiêu mạn và vô minh cũng như thế.

Như ba mươi mốt tùy miên ở cõi Sắc, ba mươi mốt tùy miên ở cõi Vô sắc, cũng như thế. Chỉ có điều khác nhau là ở cõi Sắc có bảy trí, ở cõi Vô sắc có sáu trí, tức là trừ ra bốn trí: Pháp, tha tâm, diệt, đạo.