KINH TRÌ TÂM PHẠM THIÊN SỞ VẤN

Hán dịch: Đời Tây tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ, người nước Nguyệt Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 2

Phẩm 5: NÊU VẤN NẠN

Bấy giờ, Bồ-tát Minh Võng bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Phạm thiên Trì Tâm nghe Đức Như Lai giảng nói rõ ràng về pháp môn Đại Bi, sao lại không hoan hỷ cũng không lo buồn?

Phạm thiên Trì Tâm đáp:

-Thưa Đại sĩ! Người nào tu tập và nhận biết về hai hạnh thì người ấy còn có hoan hỷ và lo buồn, vì biết xứ sở của cõi chân thật là vĩnh viễn không còn hai hạnh, do điều ấy nên không hoan hỷ cũng không lo buồn. Như nhà ảo thuật làm các phép thuật kỳ lạ, huyễn hóa, tuy làm như vậy nhưng vị ấy không vui không buồn.

Thưa Đại sĩ! Nếu có thể nhập vào thật tướng của các pháp thì thấy được thật tướng và sự hiện bày, biến hóa của Như Lai nên không hoan hỷ cũng không lo buồn. ĐốI với sự hành hóa của Như Lai và nghe những biện tài nơi Đức Như Lai giảng nói thì không hoan hỷ cũng không lo buồn. Nếu hiểu rõ các pháp như vậy thì đối với tất cả sự việc như huyễn đều bình đẳng, không sai khác, nên không ân cần, hoan hỷ đối với Đức Như Lai, cũng không có tâm thấp kém đối với chúng sinh.

Bồ-tát Minh Võng lại hỏi:

-Thưa Nhân giả! Nhân giả đã hiểu rõ về tướng huyễn của các pháp chăng?

Phạm thiên đáp:

-Thưa Đại sĩ! Người nào thực hành và an trú trong các pháp mới có thể thưa hỏi điều này.

Bồ-tát Minh Võng lại hỏi:

-Nhân giả thực hành hạnh gì?

Phạm thiên đáp:

-Tất cả các hạnh phàm phu đã thực hành tôi cũng thực hành những hạnh ấy.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Phàm phu hành theo tham đục, sân hận, ngu si, chấp vào thân cho là có ngã, ngã sở và theo tà kiến. Sao Nhân giả lại thực hành những hạnh ấy?

Phạm thiên đáp:

-Chẳng phải Đại sĩ vì muốn cho hàng phàm phu không còn là phàm phu và thành tựu các pháp hay sao?

Bồ-tát Minh Võng nói:

-Tôi không ưa thích pháp của hàng phàm phu thì sao lại muốn thành tựu các pháp ấy!

Phạm thiên thưa:

-Thưa Đại sĩ! Tất cả các pháp đều không có đối tượng để thành tựu, pháp không có chỗ trụ, cũng không có nơi tích tập, không trói buộc, không chỗ quên mất, nên cũng không nghĩ đến sự báo ứng chăng?

Bồ-tát Minh Võng nói:

-Thưa Nhân giả! Xa lìa tham dục, giận dữ, ngu si, không thực hành các pháp thì gọi là hành theo tướng. Nếu ai thực hành theo hạnh của phàm phu như trên và hạnh của Hiền thánh thì người ây đã khởi lên hai pháp.

Lại nữa, thưa Nhân giả! Tất cả sự thực hành là không có đối tượng để thực hành, tất cả sự giáo hóa là không có đôi tượng để giáo hóa, tất cả các xứ sở là không có xứ sở, tất cả các nơi hướng đên là không có nơi để hướng đến.

Bồ-tát Minh Võng lại hỏi:

-Thưa Nhân giả! Tất cả sự thực hành là không có đối tượng để thực hành, nghĩa ấy là thế nào?

Phạm thiên đáp:

-Thưa Đại sĩ! Nếu tu hành trong trăm ngàn vạn ức kiêp cũng không thể biết được sự tăng, giảm của pháp tánh. Do đó, tất cả sự thực hành là không có đôi tượng để thực hành.

Lại hỏi Phạm thiên:

-Thế nào là tất cả sự giáo hóa là không có đối tượng để giáo hóa, tất cả xứ sở là không có xứ sở?

Phạm thiên đáp:

-Tất cả các pháp đều là chỗ giáo hóa của Như Lai, là xứ sở của Như Lai. Do đó, tất cả sự giáo hóa là không có đối tượng để giáo hóa, tất cả xứ sở là không có xứ sở.

Lại hỏi:

-Thế nào là tất cả các nơi hướng đến là không có nơi hướng đến?

Phạm thiên thưa:

-Suy xét là không có người và không có nơi hướng đến, do đó tất cả các nơi hướng đến là không có nơi nơi chốn để hướng đến.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Phạm thiên Trì Tâm:

-Lành thay, lành thay! Nếu muốn giảng nói thì nên giảng nói như vậy.

Khi ấy, Bồ-tát Minh Võng hỏi Phạm thiên Trì Tâm:

-Như lời Nhân giả vừa nói là Nhân giả đã tu hành theo tất cả các hạnh của phàm phu. Nếu như vậy thì những điều đạt được đều là điên đảo hay sao?

Phạm thiên đáp:

-Làm gì có sự sinh ra để dẫn đến chỗ hành hóa.

Bồ-tát Minh Võng lại hỏi:

-Nếu không sinh ra thì sao có thể giáo hóa chúng sinh?

Phạm thiên đáp:

-Cũng như Như Lai là hóa sinh nên tôi cũng hóa sinh như Ngài.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Như Lai là hóa sinh sao lại có sinh ra?

Phạm thiên đáp:

-Nếu cần có sự biến hiện thì Như Lai sẽ biến hiện, vì cảnh giới của Phật thì ai có thể tạo dựng được.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Nhân giả nói có sự biến hóa, sự thị hiện cùng với cảnh giới, tuy có chỗ hiện nhưng không có sự biến hiện chăng?

Phạm thiên thưa:

-Muốn biết về nơi sinh ra của tôi thì nên quan sát như vầy: Nơi sinh ra ấy cũng là cảnh giới do nhân duyên kiến lập.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Nhân giả chẳng phải vì nhân duyên sinh tử mà hành hóa sao?

Phạm thiên đáp:

-Tôi không vì nhân duyên sinh tử mà hành hóa.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Vậy thì sao lại có sự sợ hãi đối với cảnh giới?

Phạm thiên đáp:

-Giống như pháp nhân duyên, nguyên nhân sợ hãi về cảnh giới cũng vậy, biết rõ là không có nguồn gốc, cũng không có sự thoái lui.

Bấy giờ, Trưởng lão Xá-lợi-phất bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Có người nào hoặc các chúng trời, rồng… lãnh hội được ngôn từ này thì đạt được vô lượng phước đức. Vì sao? Vì hôm nay, được nghe Đức Thế Tôn nói về danh hiệu của các bậc Đại sĩ, chúng con rất ưa thích, huống nữa là được nghe Như Lai giảng nói về chánh pháp. Ví như cây không nương vào đất mà trụ trong hư không, lại hiện ra đủ thân, gốc, cành, lá, hoa quả.

Như vậy, thưa Bậc Đại Thánh, hành tướng của các bậc Đại sĩ ấy cũng nên quán xét như thế, các vị trụ nơi các pháp mà thị hiện thọ sinh, thị hiện có đầu, có cuối cùng, có tồn tại, có biến mất, có xoay vần, đến đi và hiện ra các cõi Phật, tuy dùng “trí tuệ đối chiếu” vi diệu như vậy, nhưng đã an trụ tự tại trong biện tài vô ngại. Thiện nam, thiện nữ nào thấy được sự biến hóa của trí tuệ như thế mà không phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sao?

Lúc này, trong chúng hội có Bồ-tát tên là Phổ Hoa hỏi Trưởng lão Xá-lợi-phất:

-Thưa Tôn giả! Chẳng phải Tôn giả đã đạt được pháp tánh rồi chăng? Đức Thế Tôn cũng nói Tôn giả là trí tuệ bậc nhất, sao Tôn giả không vận dụng oai lực ấy để biến hóa?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Đức Thế Tôn đã nói! Trong cảnh giới của hàng Thanh văn, tôi là trí tuệ bậc nhất.

Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

-Thưa Tôn giả! Có nhiều cảnh giới để có thể giảng nói pháp chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Không có.

Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

-Thưa Tôn giả! Có thể giảng nói về cảnh giới ấy không?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Cũng như cảnh giới đã hội nhập, sự giảng nói cũng vậy.

Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

-Tôn giả đã hiểu được pháp tánh là không có giới hạn chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Đúng vậy!

Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

-Thưa Tôn giả Xá-lợi-phât! Thế nào là tùy theo cảnh giới đã hội nhập và sự giảng pháp cũng vậy? Thưa Tôn giả! Tùy theo giới hạn của cảnh giới đã hội nhập nên giới hạn của sự giảng nói cũng vậy, tức là giới hạn đó đã trói buộc pháp tánh mà pháp tánh ấy là không có giới hạn.

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

-Pháp tánh ấy chẳng phải là nhập nơi tướng sao?

Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

-Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Nếu pháp tánh không nhập vào tướng thì ở nơi pháp tánh không có đối tượng để nhập vào tướng, do nhân duyên gì Tôn giả lại ân cần với pháp tánh để mong được giải thoát?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Không phải vậy.

Bồ-tát Phổ Hoa lại hỏi:

-Nếu bình đẳng thuận theo pháp thì cũng như được hội nhập nơi pháp tánh chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Tôi muốn được thấy, được nghe về điều ấy.

Bồ-tát Phổ Hoa nói:

-Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Pháp tánh là có thể nhớ nghĩ, các pháp có thể giảng nói, có thể lãnh hội được không?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Không thể được.

Bồ-tát Phổ Hoa hỏi:

-Thưa Tôn giả! Pháp có thể thuyết giảng, có thể thấy và nghe được chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Đức Thế Tôn đã nói! Có hai bạng người đạt được phước vô lượng, đó là chuyên cần giảng nói pháp và nhất tâm lắng nghe.         Do vậy, khi Nhân giả giảng nói giáo pháp, tôi sẽ lắng nghe pháp ấy.

Phạm thiên Trì Tâm hỏi:

-Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Tôn giả có thể bặt dứt tư tưởng, trụ trong định, tư duy để lắng nghe pháp sao?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Thưa Đại sĩ! Định ấy diệt tận, không có hai việc để lắng nghe về nghĩa lý của giáo pháp.

Phạm thiên hỏi:

-Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Tôn giả đã đạt được sự an lạc và nguồn gốc tịch tĩnh của các pháp rồi chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Thưa Đại sĩ! Tất cả các pháp vốn là thanh tịnh và vắng lặng.

Phạm thiên nói:

-Thưa Tôn giả! Như vậy thì không thể luôn định tĩnh để lắng nghe chánh pháp. Vì sao? Vì tất cả các pháp vốn đều tịch tĩnh.

Tôn giả Xá-lợi-phât hỏi:

-Này Thiện nam! Ông có thể không xuất định mà giảng nói chánh pháp chăng?

Phạm thiên đáp:

-Thưa Tôn giả Xá-lợi-plìất! quán xét về các pháp thì làm sao có thể đạt đến, mà Tôn giả cho là không xuất định có thể giảng nói chánh pháp?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Không phải vậy.

Phạm thiên lại hỏi:

-Thưa Tôn giả! Tất cả hàng phàm phu luôn trụ trong định chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất nói:

-Tất cả hàng phàm phu đạt được Tam-muội định ý gì?

Phạm thiên đáp:

-Tất cả các pháp không có nơi hướng đến nên gọi là luôn trụ trong định.

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

-Như vậy, tất cả hàng phàm phu giống với Hiền thánh sao?

Phạm thiên đáp:

-Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Đúng vậy, như sự quán xét của tôi thì không muốn có sự khác nhau giữa phàm phu và Hiền thánh. Vì sao? Vì pháp của Hiền thánh không có sự đoạn trừ, pháp của phàm phu cũng không có sự sinh khởi, các pháp đều bình đẳng.         Do đó, không có người được giải thoát.

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

-Này Thiện nam! Các pháp không có nguồn gốc là thế nào?

Phạm thiên nói:

-Như Tôn giả biêt rõ, có thể dấy khởi pháp của Hiền thánh chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Không thể được.

Phạm thiên hỏi:

-Tôn giả đã diệt trừ được pháp của phàm phu chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Không thể diệt trừ.

Phạm thiên hỏi:

-Tôn giả đã đạt được pháp Hiền thánh rồi chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Chưa đạt được.

Lại hỏi:

-Tôn giả đã hiểu rõ về pháp phàm phu sao?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Không thể hiểu.

Phạm thiên hỏi:

-Tôn giả biết thế nào là đúng thời?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Như pháp đã lãnh hội là xa lìa phàm phu cũng không có nguồn gốc, bình đẳng cũng là Như, nên không có giải thoát; diệt độ cũng là Như, nên không có nguồn gốc cũng là Như.

Phạm thiên nói:

-Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Pháp ấy không có nguồn gốc, cũng không có sự sai khác. Pháp không có nguồn gốc là không có nơi hướng đến nên gọi là không có nguồn gốc. Như cũng không có nguồn gốc, vì tất cả các pháp đều hội nhập vào không.

Bấy giờ, Trưởng lão Xá-lợi-phất bạch Phật:

-Thưa Đấng Thiên Trung Thiên! Ví như lửa lớn bừng cháy, thiêu rụi tất cả, các thiện nam cũng vậy, đối với các pháp đã giảng nói đều thông đạt tất cả pháp tánh.

Đức Thế Tôn đáp:

-Đúng vậy, này Xá-lợi-phất! Các thiện nam giảng nói về pháp tánh là đúng như lời Tôn giả nói.

Lúc ấy, Bồ-tát Minh Võng nói với Tôn giả Xá-lợi-phất:

-Đức Phật khen Tôn giả có trí tuệ bậc nhất, vậy trí tuệ của Tôn giả được thể hiện thế nào?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Thưa Bồ-tát Minh Võng! Hàng Thanh văn nương vào âm thanh, tự xem xét về thân mình mà đạt được giải thoát. Đức Phật khen tôi có trí tuệ bậc nhất là trong hàng Thanh văn chứ không phải là trí tuệ của hàng Bồ-tát.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Xét về trí tuệ thì có thể nói về tướng không?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Không thể.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Chẳng phải trí tuệ ấy là cùng khắp, là bình đẳng sao?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Đúng vậy, như lời Nhân giả nói, trí tuệ là bình đẳng.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Vì sao biết các pháp là bình đẳng cùng khắp mới chính là trí tuệ; nhưng Tôn giả lại giảng nói về giới hạn của trí tuệ.

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Đúng vậy, thưa Nhân giả! Trí tuệ, pháp tánh là không có giới hạn, nhưng có giới hạn là tùy thuộc vào cảnh giới, nguồn gốc nơi trí tuệ và sự hành hóa mà vị ấy đã hội nhập.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Theo Nhân giả thì trí tuệ không có giới hạn hay có giới hạn?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

-Không có giới hạn.

Bồ-tát Minh Võng hỏi:

-Sao Nhân giả lại tự mình trói buộc và cho là trí tuệ có giới hạn?

Khi ấy Tôn giả Xá-lợi-phất im lặng không trả lời.

Bấy giờ, Hiền giả Đại Ca-diếp nương nơi oai thần của Phật thưa:

-Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Minh Võng vì sao có danh hiệu là Minh Võng?

Lúc này, Đức Thế Tôn biết được lời thỉnh cầu của Trưởng lão Đại Ca-diếp là muốn khiến cho chúng hội thấy rõ đầy đủ nguồn gốc của công đức, nên bảo Bồ-tát Minh Võng:

-Này Thiện nam! Ông hãy vì chư Thiên và loài người mà hiện bày ánh sáng rực rỡ, thanh tịnh về công đức đã tạo, khiến hàng Bồ-tát có cội gốc căn lành cùng những người có chí ngưyện thuần thục đều phát tâm Bồ-đề và làm cho họ tinh tấn thêm.

Nghe lời Phật dạy, Bồ-tát Minh Võng sửa lại y phục, từ những đầu ngón tay, màn kết của cánh tay phải, Bồ-tát liền phóng ra ánh sáng, chiếu đến các cõi nước của chư Phật trong mười phương, thông suốt không có giới hạn. Ánh sáng ấy tỏa chiếu khắp tất cả các thế giới của vô lượng chư Phật, không thể lường xét. Chúng sinh nơi ba cõi ác: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, những chúng sinh bị đui, điếc, câm, ngọng, khập khiễng, tật bệnh, gầy yếu, điên cuồng, ngu tối, ôm lòng tham dục, sân hận, ngu si, không có y phục, bị đói khát, tù đày, bần cùng, xấu xí, già nua gần chết, keo kiệt, ganh ghét, phạm giới, giận dữ, biếng nhác, buông lung, có trí ác, không có niềm tin, không chịu học hỏi, không biết hổ thẹn, rơi vào sáu mươi hai kiến chấp điên đảo, sinh trong tám nạn, những nơi chốn không yên ổn… nhờ gặp ánh sáng này, lập tức tất cả đều được an lạc. Bấy giờ, các chúng sinh ấy liền không có tham dục, giận dữ, ngu si phiền não và cũng không còn bị bức não.

Lúc đó, ở trước Đức Thế Tôn, tất cả chúng hội gồm Bồ-tát, Thanh văn, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Tỳ-kheo, Tỳ- kheo-ni, Cư sĩ nam nữ… đều hiện ra sắc vàng ròng giống nhau và đều có tướng tốt dung mạo như Đức Như Lai, cùng có tướng vô kiến đảnh, thân như kim cương. Tất cả chúng hội đều an tọa trên hoa sen tự nhiên hiện bày, châu ngọc kết thành màn, đủ loại báu làm lọng, hết thảy đều giống nhau, tự nhiên hiện ra thân như Đức Phật, cả chúng hội đều được an lạc giống như hàng Bồ-tát đã đạt

được pháp Tam-muội phát khởi tâm hoan hỷ.

Khi ấy, tất cả chúng hội đều kinh ngạc, được điều chưa từng có, thảy đều nhìn thấy nhau giống Đức Như Lai, tự thấy thân mình không có lỗi lầm, lại phóng ra ánh sáng. Ngay lúc ấy, ở phương dưới có bốn vị Bồ-tát tự nhiên vụt lên, chắp tay an trụ đều suy nghĩ: “Ta nên đảnh lễ Đức Như Lai nào?”

Trong hư không liền có tiếng nói: “Do ánh sáng thù thắng của Bồ-tát Minh Võng nên khiến cho tất cả chúng hội đều có hình tướng giống như Đức Như Lai.”

Bốn vị Bồ-tát nghe nói như vậy, cho là điều chưa từng có, nên đồng thanh thưa:

-Chúng con tha thiết muốn được thấy Đức Như Lai. Nhưng nay tất cả hình tướng trong chúng hội đều giống nhau, các pháp bình đẳng cũng không sai khác. Nếu đây là lời chân thật thì xin cho chúng con được thấy thân tướng trang nghiêm của Đức Như Lai và xin được cúng dường Ngài.

Tức thì bốn vị Bồ-tát thấy Đức Thế Tôn an tọa trên tòa sen báu sư tử, cách đất bảy thước, họ liền đảnh lễ dưới chân Phật, thưa:

-Bạch Đấng Thiên Trung Thiên! Thật là điều chưa từng có, trí tuệ của Đức Như Lai là không thể cùng tận, bản tánh thanh tịnh, công đức nguyện lực của Bồ-tát Minh Võng cũng vậy, Bồ-tát ấy đã phóng ra ánh sáng khiên cho ngần ấy chúng sinh hiện bày các thân tướng oai nghiêm.

Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Minh Võng:

-Này Thiện nam! Ông hãy thâu lại ánh sáng rực rỡ đã hiện bày. Ông đã thực hành Phật sự, đã kiến lập rất nhiều nhân duyên khiến cho vô lượng chúng sinh phát tâm Bồ-đề.

Vâng lời Phật dạy, Bồ-tát Minh Võng liền thâu lại ánh sáng. Ngay lúc ấy, tất cả oai nghi, hình thức của chúng hội đều trở lại như cũ, chỉ có Đức Như Lai vẫn an tọa một mình trên tòa Sư tử.

Trưởng lão Đại Ca-điếp bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Bốn vị Bồ-tát này từ trú xứ nào đến đây?

Bốn vị Bồ-tát đáp:

-Chúng tôi từ phương dưới, ở thế giới của Đức Phật khác đến.

Lại hỏi:

-Thế giới ấy tên là gì?

Bốn vị Bồ-tát đáp:

-Thế giới ấy tên là Chúng bảo phổ hiện.

Lại hỏi:

-Đức Thế Tôn Chí Chân tôn hiệu là gì, hiện đang thuyết pháp chăng?

Bốn vị Bồ-tát đáp:

-Tôn hiệu của Đức Như Lai là Nhất Bảo Cái, hiện nay đang giảng nói chánh pháp.

Trưởng lão Ca-diếp hỏi:

-Thế giới ấy cách đây bao xa?

Bốn vị Bồ-tát đáp:

-Đức Thế Tôn biết rõ về khoảng cách ấy.

Trưởng lão Ca-diếp hỏi:

-Do nhân duyên gì mà các Nhân Giả đến đây?

Bốn vị Bồ-tát đáp:

-Chúng tôi ở cõi Phật nơi phương dưới, thấy Bồ-tát Minh Võng phóng ánh sáng đến và nghe danh hiệu của Đức Thế Tôn Năng Nhân cùng Bồ-tát Minh Võng nên muốn đến cõi này để được gần gũi Đức Thế Tôn, lễ bái, cúng dường và muốn được yết kiến Bồ-tát Minh Võng.

Trưởng lão Đại Ca-diếp lại bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Thế giới Chúng Bảo Phổ Hiện của Đức Phật Nhất Bảo Cái cách cõi này bao xa?

Đức Phật bảo Trưởng lão Đại Ca-diếp:

-Về phương dưới, cách đây ba mươi hai hằng hà sa cõi Phật, có thế giới tên là Chúng bảo phổ hiện, là nơi an trụ của Đức Phật Nhât Bảo Cái, bốn vị Bồ-tát này đến từ cõi ấy.

Trưởng lão Đại Ca-diếp bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Từ cõi ấy đến cõi này mất bao lâu?

Đức Phật dạy:

-Trong khoảng một niệm liền đến cõi này.

Trưởng lão Đại Ca-diếp bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Thật khó sánh kịp với Bậc Đại Thánh, Bồ-tát Đại sĩ đã phóng ra ánh sáng, thần thông của các bậc Thánh thật cao vời, ánh sáng của Bồ-tát Minh Võng chiếu xa lìa không có giới hạn, khiến cho bốn vị Bồ-tát này lập tức đến đây. Những ai thấy được thần thông, oai lực và trí tuệ đã biến hiện như thế tất đều phát nguyện kiến lập Đại thừa.

Đức Thế Tôn bảo Trưởng lão Ca-diếp:

-Đúng như lời ông nói, nẻo đường hành hóa của hàng Bồ-tát thật không thể lường xét, hàng Thanh văn, Duyên giác chẳng thể sánh kịp.