SỐ 226
KINH MA-HA BÁT-NHÃ SAO
Dịch Phạn ra Hán: Đời Phù Tần, Sa-môn Đàm-ma-ti và Trúc Phật Niệm, người nước Thiên Trúc
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 3

Phẩm 5: ĐỊA NGỤC

Ngài Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại trí thành tựu rất nhiều, do Bát-nhã ba-la-mật đâu chẳng phải không có danh tự.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là rất sáng. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật trừ tối tăm. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật không dính mắc. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất tôn quý. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Người không có mắt, Bát-nhã ba-la-mật làm cho có mắt. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Người mê mờ, Bát-nhã ba-la-mật chỉ cho họ con đường. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Nhất thiết trí tức là Bátnhã ba-la-mật. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-lamật là mẹ của Đại Bồ-tát. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Không sinh, không diệt tức là Bát-nhã ba-la-mật. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đầy đủ tam chuyển, mười hai hành pháp luân là chuyển Bát-nhã ba-la-mật. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là làm cho tất cả những kẻ khốn khổ được hoàn toàn an ổn. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật làm hộ trì trong sinh tử. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bátnhã ba-la-mật đối với tất cả các pháp đều tự nhiên. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Bồ-tát phải làm thế nào để được trụ trong Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật dạy Xá-lợi-phất:

–Thế Tôn do trụ Bát-nhã ba-la-mật, người kính tin Phật nên tự quay về Bát-nhã ba-la-mật.

Thích Đề-hoàn Nhân nghĩ: “Tôn giả Xá-lợi-phất vì lẽ gì thưa câu hỏi này?” Ngay khi đó, Thích Đề-hoàn Nhân hỏi ngài Xá-lợiphất:

–Do nguyên nhân nào Tôn giả nêu câu hỏi này?

Ngài Xá-lợi-phất bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Câu-dực! Bát-nhã ba-la-mật là hộ trì Bồ-tát. Nhân việc khuyến trợ làm phước đức tạo nên Nhất thiết trí, hơn việc làm phước của Bồ-tát. Vì người nào Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, giống như người từ lúc mới sinh ra đã bị mù. Nếu có trăm người, ngàn người, vạn người, ngàn vạn người mà không có người ở trước dẫn đường thì những người này muốn đi đến chỗ nào, hoặc muốn vào trong thành, sẽ không biết nên đi như thế nào.

Như vậy, này Câu-dực! Năm pháp Ba-la-mật cũng như người mù không thấy. người lìa Bát-nhã ba-la-mật cũng vậy, muốn vào Nhất thiết trí không biết phải đi như thế nào. Bát-nhã ba-la-mật hộ trì năm pháp Ba-la-mật là cho mắt sáng. Bát-nhã ba-la-mật là ủng hộ, là làm cho năm pháp Ba-la-mật kia đều có được danh tự.

Ngài Xá-lợi-phất bạch:

–Làm sao để thủ hộ và nhập vào Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Sắc, chẳng thấy chỗ nhập. Thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thấy có chỗ nhập. Xét kỹ năm ấm cũng chẳng thấy chỗ nhập. Đó là thủ hộ Bát-nhã ba-la-mật.

Ngài Xá-lợi-phất thưa:

–Như vậy, kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngài cho rằng thủ hộ Bát-nhã ba-la-mật, làm người thủ hộ như vậy là để được pháp gì?

Đức Phật dạy Xá-lợi-phất:

–Không thủ hộ, đó là đạt đến thủ hộ pháp, là Bát-nhã ba-lamật.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật không đạt đến Nhất thiết trí, cũng không thể đạt được, cũng không mong thủ hộ. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đối với sinh tử cũng không có chỗ đạt đến, thì lấy gì để đạt đến?

Đức Phật dạy:

–Không mong đạt, nên đạt.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Ít có người kịp. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Như Bátnhã ba-la-mật đối với các pháp, các pháp không sánh, không diệt thì nên trụ ở chỗ nào để vô trụ?

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát ngay khi nghĩ như vậy liền lìa Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật dạy Tu-bồ-đề:

–Hoặc nếu có nguyên nhân liền nghĩ đến Bát-nhã ba-la-mật. Biết Bát-nhã ba-la-mật là không, không có sở hữu, không gần, không xa, nên đó là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát.

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật tin vào pháp gì?

Đức Phật dạy Tu-bồ-đề:

–Người có Bát-nhã ba-la-mật là không tin sắc; cũng không tin thọ, tưởng, hành, thức; không tin đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán, Bích-chi-phật.

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Bát-nhã ba-la-mật tức Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Làm thế nào để biết Bát-nhã ba-la-mật là từ Bát-nhã Ba-lamật? Này Tu-bồ-đề! Đối với sắc không lớn không nhỏ, không lấy sắc làm sự chứng đắc. Cũng không bị sắc, thọ, tưởng, hành, thức làm sự chứng đắc. Cũng không lớn không nhỏ. Không lấy thức làm sự chứng đắc, cũng không bị thức làm sự chứng đắc; liền ngay nơi Như Lai Chánh Đẳng Giác đạt được mười loại lực, không còn bị yếu. Nhất thiết trí không rộng không hẹp. Vì sao? Vì biết Nhất thiết trí không rộng không hẹp nên đối với Bát-nhã ba-la-mật không có chỗ thực hành. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không có nơi chốn. Người nào ngay nơi đó mong cầu, nghĩa là có sở hữu, thì đó là điều rất sai trái. Vì sao? Vì người không từ đâu sinh ra. Bátnhã ba-la-mật và người đều là tự nhiên. Người không thấy chính xác về Bát-nhã ba-la-mật nên chắc chắn không thể phân biệt. Người cũng không hủy hoại, Bát-nhã ba-la-mật cũng vậy. Người như Bát-nhã ba-la-mật, liền đắc Chánh giác. Người cũng có năng lực nên Như Lai cũng thị hiện có năng lực.

Ngài Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa, rất sâu xa! Đại Bồ-tát nào tin Bát-nhã ba-la-mật, không nói về những lỗi trong đó, cũng không nghi ngờ. Người này từ nơi nào sinh đến đây để hành đạo Bồ-tát? Từ đó đến nay nghe và hiểu được bao nhiêu việc của Bát-nhã ba-la-mật? Theo chỗ chỉ dạy mà đi vào trong đó.

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Từ cõi Phật phương khác sinh đến nơi đây. Đại Bồ-tát này ở phương khác đã cúng dường Phật, từng được thọ ký, được nghe Bátnhã ba-la-mật. Do đây nên được nghe Bát-nhã ba-la-mật và tự nghĩ: Ta như được thấy Phật không khác.

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Không thể thấy, nghe Bát-nhã ba-la-mật được không?

Đức Phật dạy:

–Không thể thấy được.

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát theo học Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa, từ khi thực hành đến nay bao nhiêu người được nghe?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đó không phải là một lớp học đạo, mỗi người đều có tâm cúng dường ngần ấy trăm Đức Phật, ngần ấy ngàn Đức Phật, toàn bộ đều thấy mình đã ở nơi Bát-nhã ba-la-mật, đều thực hành giới pháp thanh tịnh xong, nếu có kẻ ở giữa đại chúng nghe Bát-nhã ba-la-mật mà bỏ đi vì không cung kính pháp của Đại Bồ-tát. Khi Phật thuyết Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, người này bỏ đi không muốn nghe. Vì sao? Vì người này ở đời trước khi nghe Bát-nhã ba-la-mật đã bỏ đi nên cũng không vận dụng thân tâm nghe. Đây là việc làm của hạng người vô tri. Do vì tội này nên nếu nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, lại ngăn trở người, không cho họ nói. Người ngăn trở Bát-nhã ba-lamật là ngăn trở Nhất thiết trí.

Người ngăn trở Nhất thiết trí là ngăn trở Phật quá khứ, hiện tại, vị lai. Vì tội đoạn pháp này, khi chết người ấy đọa vào trong địa ngục Nê-lê, ngần ấy trăm ngàn năm, ngần ấy ngàn ức vạn năm, sẽ chịu bao nhiêu nỗi đau đớn gay gắt ở địa ngục Nê-lê không thể nào tả xiết. Tuổi thọ trong địa ngục đó hết rồi thì người ấy chuyển sinh vào trong đại địa ngục Nê-lê ở phương khác. Tuổi thọ ở địa ngục đó lại hết, người ấy lần lượt chuyển đến phương khác rồi sinh trong đại địa ngục Nê-lê.

Ngài Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Tội này bị đọa trong năm đường nghịch ác.

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Tội này dù muốn chỉ rõ cũng không thể đưa ra ví dụ. Nếu khi đọc tụng thâm nhập Bát-nhã ba-la-mật, tâm người đó nghi ngờ pháp, cũng không chịu học, nghĩ và nói rằng: “Đây chẳng phải là Như Lai thuyết.” Ngăn chận người khác rằng: “Chẳng cần phải học.” Đây là người tự phá hoại mình, lại phá hoại người khác. Tự mình uống thuốc độc, lại bảo người khác uống thuốc độc. Bọn người này là bọn đã tự mình quên mất, lại làm cho người khác quên mất. Chính mình không hiểu biết Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, trở lại phá hoại người khác. Bọn người này không nên gặp họ.

Này Xá-lợi-phất! Không nên cùng với bọn người này cùng ngồi chung, cùng nói chuyện, cùng ăn uống. Vì sao? Vì bọn người này phỉ báng pháp, tự mình ở trong chỗ tối tăm, lại dẫn người khác vào chỗ tối tăm. Người tự uống thuốc độc giết hại mình không khác với người đoạn pháp. Người này nói ra điều gì có người tin, do tin theo lời nói đó, người đó bị tội đồng như nhau không khác. Vì sao? Vì phỉ báng lời Đức Phật dạy. Phỉ báng Bát-nhã ba-la-mật là phỉ báng tất cả pháp.

Ngài Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Con nguyện muốn nghe người phỉ báng chịu những hình phạt giống loại nào? Không biết nơi chốn và thân đó lớn thế nào?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Người phỉ báng pháp, bỗng dưng được nghe việc này, người

này máu từ nơi miệng, mũi liền trào ra, người sợ hãi chết ngất, do đó rất đau đớn. Người nghe những việc đó trong lòng sầu khổ và chết, giống như chặt hoa để giữa trưa, liền bị héo khô.

Ngài Xá-lợi-phất thưa:

–Kính bạch Thế Tôn! Nguyện vì người, xin Thế Tôn dạy những việc đó để cho họ biết thân người đó chịu những hình phạt như thế nào. Nguyện vì người đời sau làm ánh sáng lớn. Người nào được nghe, lo sợ sẽ tự nghĩ: “Ta không thể phỉ báng và đoạn pháp như người kia.”

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đây là chỉ cho người biết cái rất sáng suốt. Do nhân tạo tội nên thọ thân hình rất xấu xí, ở chỗ rất khổ cực, dơ dáy, hôi hám. Thật tình không thể tả hết. Nỗi thống khổ đó rất nhiều và rất lâu dài. Thiện nam, thiện nữ nghe lời này đủ để không còn dám trở lại phỉ báng.

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Kính bạch Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ chỉ vì nghe những điều người ấy nói ra nên mới đưa đến tội này.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Người ngu si này ở trong pháp của ta là Sa-môn, trở lại phỉ báng Bát-nhã ba-la-mật, nói rằng: “chẳng phải đạo”. Đó là người ngăn trở Bát-nhã ba-la-mật, ngăn trở Phật, Bồ-tát. Do ngăn trở Phật, Bồ-tát nên bị đoạn dứt Nhất thiết trí Phật quá khứ, hiện tại, vị lai. Người đoạn Nhất thiết trí là đoạn pháp. Người đoạn pháp là đoạn Tỳ-kheo Tăng. Do đoạn Tỳ-kheo nên chịu vô lượng, vô số tội.

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Người nào đoạn Bát-nhã ba-la-mật, bị đoạn bao nhiêu việc?

Đức Phật dạy Tu-bồ-đề:

–Vì ở trong chỗ ma nên thiện nam, thiện nữ này không tin, không ưa. Do hai việc này nên luôn đoạn Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm. Lại nữa, Tu-bồ-đề! Người đoạn Bát-nhã ba-la-mật lại có bốn việc. Thế nào la bốn việc? Đó là:

  1. Nghe theo lời dạy của thầy xấu.
  2. Không học theo Bát-nhã ba-la-mật.
  3. Không nương theo pháp lớn.
  4. Chủ trương việc làm bêu riếu, tìm tòi khuyết điểm của người và tự mình cao ngạo, kiêu mạn. Đó là bốn việc.

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ít có người tin Bát-nhã ba-la-mật bởi vì họ chẳng hiểu rõ pháp này.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đúng như vậy! Đúng như vậy! Ít có người tin Bát-nhã ba-lamật bởi vì họ không hiểu pháp này.

Ngài Tu-bồ-đề thưa:

–Vì lẽ gì ít có người tin Bát-nhã ba-la-mật sâu xa?

Đức Phật dạy Tu-bồ-đề:

–Sắc không dính, không buộc, không mở. Vì sao? Vì sắc tự nhiên của sắc. Thọ, tưởng, hành, thức không dính, không buộc, không mở. Vì sao? Vì tự thể của thức là thức.

Sắc quá khứ không dính, không buộc, không mở. Vì sao? Vì tự thể của quá khứ vậy. Sắc vị lai không dính, không buộc, không mở. Vì sao? Vì tự thể của sắc vị lai vậy. Sắc hiện tại không dính, không buộc, không mở. Vì sao? Vì tự thể của sắc hiện tại vậy.

Thọ, tưởng, hành, thức không dính, không buộc, không mở. Vì sao? Vì tự thể của sắc quá khứ vậy. Thức tương lai không dính, không buộc, không mở. Vì sao? Vì tự thể của vị lai. Thức hiện tại không dính, không buộc, không mở. Vì sao? Vì tự thể của thức. Vì vậy cho nên, này Tu-bồ-đề! ít có người tin Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm.