LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHẨM LOẠI TÚC
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 4: BIỆN VỀ BẢY SỰ

Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, năm thủ uẩn, sáu giới, mười pháp đại địa, mười pháp đại thiện địa, mười pháp đại phiền não địa, mười pháp tiểu phiền não địa, năm phiền não, năm xúc, năm kiến, năm căn, năm pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân…

– Mười tám giới là gì? Đó là:

  1. Nhãn giới.
  2. Sắc giới.
  3. Nhãn thức giới.
  4. Nhĩ giới.
  5. Thanh giới.
  6. Nhĩ thức giới.
  7. Tỷ giới.
  8. Hương giới.
  9. Tỷ thức giới.
  10. Thiệt giới.
  11. Vị giới.
  12. Thiệt thức giới.
  13. Thân giới.
  14. Xúc giới.
  15. Thân thức giới.
  16. Ý giới.
  17. Pháp giới.
  18. Ý thức giới.

– Mười hai xứ là gì? Đó là:

  1. Nhãn xứ.
  2. Sắc xứ.3. Nhĩ xứ.
  3. Thanh xứ.
  4. Tỷ xứ.
  5. Hương xứ.
  6. Thiệt xứ.
  7. Vị xứ.
  8. Thân xứ.
  9. Xúc xứ.
  10. Ý xứ.
  11. Pháp xứ.

– Năm uẩn là gì? Đó là:

  1. Sắc uẩn.
  2. Thọ uẩn.
  3. Tưởng uẩn.
  4. Hành uẩn.
  5. Thức uẩn.

– Năm thủ uẩn là gì? Đó là:

  1. Sắc thủ uẩn.
  2. Thọ thủ uẩn.
  3. Tưởng thủ uẩn.
  4. Hành thủ uẩn.
  5. Thức thủ uẩn.

– Sáu giới là gì? Đó là:

  1. Địa giới.
  2. Thủy giới.
  3. Hỏa giới.
  4. Phong giới.
  5. Không giới.
  6. Thức giới.

– Mười pháp đại địa là gì? Đó là:

  1. Thọ.
  2. Tưởng.
  3. Tư.
  4. Xúc.
  5. Tác ý.
  6. Dục.
  7. Thắng giải.
  8. Niệm.
  9. Định.
  10. Tuệ.

– Mười pháp đại thiện địa là gì? Đó là:

  1. Tín.
  2. Cần. 3. Tàm.
  3. Quý.
  4. Vô tham.
  5. Vô sân.
  6. Khinh an.
  7. Xả.
  8. Bất phóng dật.
  9. Bất hại.

– Mười pháp đại phiền não địa là gì? Đó là:

  1. Bất tín.
  2. Giải đãi.
  3. Thất niệm.
  4. Tâm loạn.
  5. Vô minh.
  6. Bất chánh tri.
  7. Phi lý tác ý.
  8. Tà thắng giải.
  9. Trạo cử.
  10. Phóng dật.

– Mười pháp tiểu phiền não địa là gì? Đó là:

  1. Phẫn.
  2. Hận.
  3. Phú. (Che giấu)
  4. Não.
  5. Tật. (Ganh ghét)
  6. Xan. (Keo kiệt)
  7. Cuống. (Dối trá)
  8. Siểm. (Dua nịnh)
  9. Kiêu. (Kiêu căng)
  10. Hại.

– Năm thứ phiền não là gì? Đó là:

  1. Tham nơi Dục.
  2. Tham nơi Sắc.
  3. Tham nơi Vô sắc.
  4. Sân.
  5. Nghi.

– Năm xúc là gì? Đó là:

  1. Xúc có đối.
  2. Xúc tăng ngữ.
  3. Xúc minh.
  4. Xúc vô minh.
  5. Xúc không phải minh không phải vô minh.

– Năm kiến là gì? Đó là:

  1. Hữu thân kiến.
  2. Biên chấp kiến.
  3. Tà kiến.
  4. Kiến thủ.
  5. Giới cấm thủ.

– Năm căn là gì? Đó là:

  1. Lạc căn.
  2. Khổ căn.
  3. Hỷ căn.
  4. Ưu căn.
  5. Xả căn.

– Năm pháp là gì? Đó là:

  1. Tầm.
  2. Tứ.
  3. Thức.
  4. Vô tàm.5. Vô quý.

– Sáu thức thân là gì? Đó là:

  1. Nhãn thức.
  2. Nhĩ thức.
  3. Tỷ thức.
  4. Thiệt thức.
  5. Thân thức.
  6. Ý thức.

– Sáu xúc thân là gì? Đó là:

  1. Nhãn xúc.
  2. Nhĩ xúc.
  3. Tỷ xúc.
  4. Thiệt xúc.
  5. Thân xúc.
  6. Ý xúc.

– Sáu thọ thân là gì? Đó là:

  1. Nhãn xúc sinh ra thọ.
  2. Nhĩ xúc sinh ra thọ.
  3. Tỷ xúc sinh ra thọ.
  4. Thiệt xúc sinh ra thọ.
  5. Thân xúc sinh ra thọ.
  6. Ý xúc sinh ra thọ.

Sáu tưởng thân là gì? Đó là:

  1. Nhãn xúc sinh ra tưởng.
  2. Nhĩ xúc sinh ra tưởng.
  3. Tỷ xúc sinh ra tưởng.
  4. Thiệt xúc sinh ra tưởng.
  5. Thân xúc sinh ra tưởng.
  6. Ý xúc sinh ra tưởng.

Sáu tư thân là gì? Đó là:

  1. Nhãn xúc sinh ra tư.
  2. Nhĩ xúc sinh ra tư.
  3. Tỷ xúc sinh ra tư.
  4. Thiệt xúc sinh ra tư.
  5. Thân xúc sinh ra tư.
  6. Ý xúc sinh ra tư.

Sáu ái thân là gì? Đó là:

  1. Nhãn xúc sinh ra ái.
  2. Nhĩ xúc sinh ra ái.
  3. Tỷ xúc sinh ra ái.
  4. Thiệt xúc sinh ra ái.
  5. Thân xúc sinh ra ái.
  6. Ý xúc sinh ra ái.

Nhãn giới là gì? Nghĩa là mắt đối với sắc đã chính thức nhìn thấy và đồng phần với sắc.

Sắc giới là gì? Nghĩa là sắc được mắt chính thức nhìn thấy và đồng phần với mắt.

Nhãn thức giới là gì? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Như thế, mắt là phần tăng thượng, sắc là đối tượng được duyên, nơi mắt nhận biết sắc, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với sắc.

Nhĩ giới là gì? Nghĩa là tai đối với tiếng đã chính thức nghe tiếng và đồng phần với tiếng.

Thanh giới là gì? Nghĩa là tiếng được tai đã chính thức nghe và đồng phần với tai.

Nhĩ thức giới là gì? Nghĩa là tai và tiếng cùng làm duyên sinh ra nhĩ thức. Như thế tai là phần tăng thượng, tiếng là đối tượng được duyên, nơi tai nhận biết tiếng, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với tiếng.

Tỷ giới là gì? Nghĩa là mũi đối với hương đã chính thức ngửi và đồng phần với hương.

Hương giới là gì? Nghĩa là hương được mũi đã chính thức ngửi và đồng phần với mũi.

Tỷ thức giới là gì? Nghĩa là mũi cùng hương làm duyên sinh ra tỷ thức. Như thế mũi là phần tăng thượng, hương là đối tượng được duyên, nơi mũi nhận biết hương, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với hương.

Thiệt giới là gì? Nghĩa là lưỡi đối với vị đã chính thức nếm các vị và đồng phần với vị.

Vị giới là gì? Nghĩa là vị được lưỡi đã chính thức nếm và đồng phần với lưỡi.

Thiệt thức giới là gì? Nghĩa là lưỡi và vị làm duyên sinh ra thiệt thức. Như thế lưỡi là phần tăng thượng, vị là đối tượng được duyên nơi lưỡi nhận biết vị, các thứ đã chính thức phân biệt đồng phần.

Thân giới là gì? Nghĩa là thân đối với xúc đã chính thức chạm xúc và đồng phần với vị.

Xúc giới là gì? Nghĩa là xúc được thân đã chính thức chạm xúc và đồng phần với xúc.

Thân thức giới là gì? Nghĩa là thân và xúc làm duyên sinh ra thân thức. Như thế thân là phần tăng thượng, xúc là đối tượng được duyên, nơi thân nhận biết xúc, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với xúc.

Ý giới là gì? Nghĩa là ý đối với pháp đã chính thức nhận biết và đồng phần với pháp.

Pháp giới là gì? Nghĩa là pháp được ý đã chính thức nhận biết và đồng phần với ý.

Ý thức giới là gì? Nghĩa là ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức. Như thế ý là phần tăng thượng, còn pháp là đối tượng được duyên, nơi ý nhận biết pháp, các thứ đã chính thức phân biệt và đồng phần với pháp.

Nhãn xứ là gì? Tức mắt là chủ thể thấy chính thức về các sắc và đồng phần với sắc.

Sắc xứ là gì? Tức sắc là đối tượng được thấy chính thức của mắt và đồng phần với mắt.

Nhĩ xứ là gì? Tức tai là chủ thể nghe chính thức về các tiếng và đồng phần với tiếng.

Thanh xứ là gì? Tức tiếng là đối tượng được nghe chính thức của tai và đồng phần với tai.

Tỷ xứ là gì? Tức mũi là chủ thể ngửi chính thức ngửi các mùi và đồng phần với mùi.

Hương xứ là gì? Tức mùi là đối tượng được ngửi chính thức của mũi và đồng phần với mũi.

Thiệt xứ là gì? Tức lưỡi là chủ thể đã chính thức nếm biết các vị và đồng phần với vị.

Vị xứ là gì? Tức vị là đối tượng được nếm của lưỡi và đồng phần với lưỡi.

Thân xứ là gì? Tức thân là chủ thể xúc chạm chính thức về các xúc và đồng phần với xúc.

Xúc xứ là gì? Tức xúc là đối tượng được xúc chạm chính thức của thân và đồng phần với thân.

Ý xứ là gì? Tức ý là chủ thể nhận biết chính thức về các pháp và đồng phần với pháp.

Pháp xứ là gì? Tức pháp là đối tượng được nhận biết chính thức của ý và đồng phần với ý.

Thế nào là sắc uẩn? Nghĩa là mười sắc xứ và pháp xứ cùng thâu tóm sắc.

Thế nào là thọ uẩn? Nghĩa là sáu thọ thân, tức là từ mắt tiếp xúc sinh ra thọ… cho đến ý tiếp xúc sinh ra thọ.

Thế nào là tưởng uẩn? Nghĩa là sáu tưởng thân, tức là từ mắt tiếp xúc sinh ra tưởng… cho đến ý tiếp xúc sinh ra tưởng.

Thế nào là hành uẩn? Đây có hai thứ: Tức là hành uẩn tương ưng với tâm và hành uẩn không tương ưng với tâm.

Thế nào là hành uẩn tương ưng với tâm? Nghĩa là pháp và tâm tương ưng với nhau. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả các thứ như tư – xúc- tác ý – dục – thắng giải – niệm – định – tuệ – tín – cần – tầm – tứ – phóng dật và không phóng dật, căn thiện – căn bất thiện căn vô ký, tất cả các thứ kiết phược – tùy miên – ràng buộc của tùy phiền não, các thứ trí hiện có, các thứ kiến hiện có, các thứ hiện quán hiện có. Lại có các pháp khác tương tự như thế cùng với tâm tương ưng…, gọi chung là hành uẩn tương ưng với tâm.

Thế nào là hành uẩn không tương ưng với tâm? Nghĩa là pháp và tâm không tương ưng. Đây nghĩa là gì? Nghĩa là đã đạt định vô tưởng – định diệt tận – vô tưởng sự – mạng căn – chúng đồng, phần y đắc – sự đắc- xứ đắc, sinh – lão – trụ – vô thường, danh thân – cú thân – văn thân. Lại có những loại pháp khác không tương ưng với tâm như vậy…, gọi chung là hành uẩn không tương ưng với tâm. Cả hai thứ đó hợp lại gọi là hành uẩn.

Thế nào là thức uẩn? Nghĩa là sáu thức thân, tức là nhãn thức… cho đến ý thức.

Thế nào là sắc thủ uẩn? Nghĩa là như các sắc hữu lậu có chấp giữ. Đối với các sắc này hoặc có mặt ở quá khứ- vị lai hay hiện tại, hoặc là dục, hoặc các thứ tham – sân – si, hoặc tùy theo mỗi mỗi tâm sở, tùy phiền não, đúng lúc phát sinh lập tức phát sinh, thì gọi là sắc thủ uẩn.

Thế nào là các thủ uẩn thọ-tưởng-hành- thức? Nghĩa là như thọ – tưởng – hành – thức hữu lậu, có chấp giữ đối với các thọ – tưởng – hành – thức này, nếu chúng có mặt ở các thời quá khứ- hiện tại hay vị lai, hoặc các thứ như dục – tham – sân – si, hoặc tùy theo mỗi mỗi tâm sở, tùy phiền não, đúng lúc phát sinh lập tức phát sinh, đó gọi là thủ uẩn thọ-tưởng-hành- thức.

Địa giới là gì? Tức là chỉ cho tánh cứng chắc.

Thủy giới là gì? Tức là chỉ cho tánh ẩm ướt.

Hỏa giới là gì? Tức là chỉ cho tinh ấm nóng.

Phong giới là gì? Tức là chỉ cho tinh chất nhẹ và lưu động.

Không giới là gì? Tức là Lân a già sắc (Sắc của hư không).

Thức giới là gì? Tức là năm thức thân và ý thức hữu lậu.

Thọ là gì? Nghĩa là các loại thọ cùng thọ, thọ riêng biệt, đều thọ, đã thọ. Đó gọi là thọ.

Tưởng là gì? Nghĩa là các loại tưởng cùng tưởng, tưởng tăng thượng, đều tưởng, đã tưởng. Đó gọi là tưởng.

Tư là gì? Nghĩa là các loại suy nghĩ (tư) đều suy nghĩ, suy nghĩ tăng thượng, đã suy nghĩ, tâm tác ý về nghiệp. Đó gọi là tư.

Xúc là gì? Nghĩa là các loại xúc đều xúc, tính chất của chạm xúc, tính chất cùng chạm xúc, đã tiếp xúc. Đó gọi là xúc.

Tác ý là gì? Nghĩa là tâm lôi kéo dẫn dắt, thuận theo sự lôi kéo dẫn dắt, tư duy lôi kéo dẫn dắt, gây tạo nên các ý nghĩ, khiến tâm biến chuyển, tâm tỉnh giác… Đó gọi là tác ý.

Dục là gì? Nghĩa là ham muốn, tính chất ham muốn tăng thượng, tánh ham muốn hiện tiền, các sự vui thích – trông mong – ưa làm… Đó gọi là dục.

Thắng giải là gì? Nghĩa là tâm chính thức hiểu rõ đúng tính chất của sự việc đã – đang và sẽ hiểu biết đúng. Đó gọi là thắng giải.

Niệm là gì? Nghĩa là nhớ nghĩ (niệm), tùy niệm (nhớ nghĩ về, nhớ nghĩ theo). Nhớ nghĩ riêng biệt, nhớ lại… không quên, không mất, không sót, không rớt, tính chất không quên các pháp, tính chất của tâm sáng suốt ghi nhớ… Đó gọi là niệm.

Định là gì? Nghĩa là khiến tâm trụ cùng trụ, an trụ, trụ gần, trụ vững chắc, không phân tán loạn động, thâu giữ, cùng giữ tính chất nơi tâm chú vào một cảnh. Đó gọi là định.

Tuệ là gì? Nghĩa là đối với các pháp biết chọn lựa, chọn lựa kỹ, chọn lựa rất cùng cực, hiểu rõ, đều hiểu rõ, hiểu rõ khắp, hiểu rõ gần, hiểu biết thông suốt, phán xét thông tỏ, tuệ sáng rõ hành, Tỳ-bát-xána… Đó gọi là tuệ.

 

******

Tín là gì? Tức là tính chất tin tưởng, tính chất tin tăng cao, chịu đựng, muốn làm việc, ham muốn gây dựng tạo tác, tính chất của tâm tư lắng đọng trong sạch… Đó gọi là tín.

Cần là gì? Tức là siêng năng tinh tấn, sức dũng mãnh khó kiềm chế, ý cố gắng mãi không ngừng, tính chất của tâm mạnh mẽ hăng hái. Đó gọi là cần.

Tàm là gì? Nghĩa là xấu hổ, đều xấu hổ. Xấu hổ riêng biệt, các thứ hổ thẹn đều hổ thẹn, hổ thẹn riêng biệt, các thứ chán bỏ đều chán bỏ, chán bỏ riêng biệt, có sự tôn kính, có điều tự tại, có trở nên và biến đổi về tự tại, biết e dè kiêng nể, không tự ý hành động… Đó gọi là tàm.

Quý là gì? Nghĩa là các thứ tủi thẹn xấu hổ, đều thẹn, hổ thẹn riêng biệt, đều thẹn thùng xấu hổ, thẹn thùng riêng lẻ. Các thứ chán bỏ đều chán bỏ, lo âu, sợ hãi về các tội lỗi, đối với các tội ác biết sợ hãi… Đó gọi là quý.

Không tham là gì? Nghĩa là có các tâm sở cùng với tâm tương ưng, có thể đối trị sự tham lam… Đó gọi là không tham.

Không sân giận là gì? Nghĩa là có các tâm sở cùng với tâm tương ưng, có thể đối trị sự sân giận… Đó gọi là không sân giận.

Khinh an là gì? Nghĩa là thân nhẹ nhàng, tâm khoan khoái, đã được nhẹ nhàn khoan khoái, chủng loại của khoan khoái nhẹ nhàng… Đó gọi là khinh an.

Xả là gì? Nghĩa là thân bình đẳng tâm cũng bình đẳng, thân và tâm đều chánh trực, không có tâm cảnh giác mà trụ vào tịch tĩnh… Đó gọi là xả.

Không phóng dật là gì? Nghĩa là đối với việc đoạn trừ pháp ác, tăng trưởng đầy đủ các pháp thiện thì luôn luôn làm đều đặn, bền bỉ, luôn tu tập không buông bỏ… Đó gọi là không phóng dật.

Không hại là gì? Nghĩa là đối với hữu tình không hề tàn hại, làm thương tổn – hủy diệt hay khiến đau đớn, khổ sở, buồn phiền… Đó gọi là không hại.

Không tin là gì? Nghĩa là không tin, tính chất không tin tưởng, tính chất không tin tưởng tăng thượng, không chấp nhận, không ham muốn, không ham thích tạo tác, gây dựng. Tâm không lắng đọng, không thanh tịnh… Đó gọi là không tin.

Biếng lười là gì? Nghĩa là sự tinh tấn kém cỏi, trốn tránh sợ sệt sự cố gắng, lơi lõng, biếng nhác, dứt bỏ sự cố gắng. Tâm có tính chất không mạnh mẽ, hăng hái… Đó gọi là biếng lười.

Thất niệm là gì? Nghĩa là nghĩ ngợi viễn vông, mông lung, quên nhớ nghĩ tính chất nơi tâm, ở ngoài việc nhớ nghĩ. Đó gọi là thất niệm.

Tâm loạn là gì? Nghĩa là tâm phân tán loạn động, tâm xoay dời biến chuyển, tâm trôi nổi, tâm không chuyên chú vào một cảnh, không trụ vào một duyên. Đó gọi là tâm loạn.

Vô minh là gì? Nghĩa là tánh không hiểu biết về ba cõi.

Bất chánh tri là gì? Tức là dẫn giải những điều không đúng lý, dẫn đến tuệ không đúng lý.

Tác ý là gì? Nghĩa là khởi lên các ý nghĩ nhiễm ô.

Tà thắng giải là gì? Nghĩa là sự tác ý nhiễm ô tương ưng với tâm, đích thực hiểu rõ-đã hiểu rõ và đang hiểu rõ. Đó gọi là tà thắng giải (hiểu biết).

Trạo cử là gì? Nghĩa là tâm không tĩnh lặng, tâm không an nhiên, tâm không ổn định, luôn bị dao động, quấy động, trôi nổi. Tâm có tính chất rối loạn, quấy động không yên… Đó gọi là trạo cử.

Phóng dật là gì? Nghĩa là đối với các việc đoạn trừ các điều ác, làm tăng trưởng các việc thiện thì không hề tu tập, không chuyên tu tập, không làm thường xuyên bền bỉ, có tính chất không chuyên cần tu tập rèn luyện. Đó gọi là phóng dật.

Phẫn là gì? Nghĩa là các thứ giận dữ đều giận dữ, giận khắp, rất giận, giận cùng cực, đã – đang và sẽ giận dữ. Đó gọi là phẫn.

Hận là gì? Nghĩa là tâm kết oán, đã – đang và sẽ giận mãi. Đó gọi là hận.

Phú là gì? Nghĩa là che đậy, giấu giếm tội lỗi của mình.

Não là gì? Nghĩa là tâm rất dữ, tàn bạo, đã – đang và sẽ gây phiền khổ cho mọi người. Đó gọi là não.

Tật là gì? Nghĩa là tâm đố kỵ, ganh ghét.

Xan là gì? Nghĩa là tâm luôn luôn luyến tiếc, bủn xỉn, keo kiệt.

Cuống là gì? Nghĩa là dối trá, huyễn hoặc người khác, mê hoặc dụ dỗ với sự huyễn hoặc (dối trá).

Siễm là gì? Nghĩa là tâm lừa dối, cong quẹo.

Kiêu là gì? Nghĩa là kiêu mạn rất kiêu mạn, mê muội rất mê muội, ngạo mạn khinh khi, tâm có tính chất ngạo mạn khinh người. Đó gọi là kiêu.

Hại là gì? Nghĩa là đối với các hữu tình thường gây ra thương tổn, tàn hại, xúc phạm, bức bách gây bao đau khổ buồn phiền. Đó gọi là hại.

Tham nơi Dục là gì? Nghĩa là đối với các dục khởi mọi thứ ham muốn giữ chặt, che giấu, yêu thích đam mê. Đó gọi là tham nơi Dục.

Tham nơi Sắc là gì? Nghĩa là đối với các sắc khởi lên tham muốn, giữ chặt, che giấu, yêu thích đam mê. Đó gọi là tham nơi Sắc.

Tham nơi Vô sắc là gì? Nghĩa là đối với vô sắc khởi lên ham muốn, chấp giữ, che giấu, yêu thích đam mê. Đó là tham nơi Vô sắc.

Sân là gì? Nghĩa là tâm luôn luôn giận dữ đối với các loài hữu tình, gây bao sự chống đối, ngăn trở với mọi người. Luôn giận ghét hung ác, đã-đang và sẽ giận dữ. Đó gọi là sân.

Nghi là gì? Nghĩa là còn ngờ vực hoang mang đối với sự thật chân lý.

Xúc có đối là gì? Nghĩa là năm thức thân tương ưng với xúc.

Xúc tăng ngữ là gì? Nghĩa là ý thức thân tương ưng với xúc.

Xúc minh là gì? Tức là xúc vô lậu.

Xúc vô minh là gì? Tức là xúc nhiễm ô.

Xúc không phải minh không phải vô minh là gì? Nghĩa là xúc hữu lậu không nhiễm ô.

Hữu thân kiến là gì? Tức là đối với năm thủ uẩn, theo đó quán chấp cho là ta – là cái của ta (ngã sở), do đấy khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là hữu thân kiến.

Biên chấp kiến là gì? Tức là đối với năm thủ uẩn, theo đó quán chấp cho là đoạn hoặc thường, do đấy khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là biên chấp kiến.

Tà kiến là gì? Nghĩa là bài bác nhân quả, bài bác tác dụng, phá bỏ sự thực, do đấy khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là tà kiến.

Kiến thủ là gì? Nghĩa là đối với năm thủ uẩn, theo đó quán chấp

cho là tôn quý hơn hết, cùng cực nhất, do đó khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là kiến thủ.

Giới cấm thủ là gì? Nghĩa là đối với năm thủ uẩn, theo đó mà quán chấp, cho là có thể thanh tịnh, có thể giải thoát, xuất ly…, do đấy khởi lên sự chấp nhận, ham thích nhận thức, tuệ quán. Đó gọi là giới cấm thủ.

Lạc căn là gì? Nghĩa là thuận theo lạc thọ, tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận vui, khiến thân tâm được vui vẻ bình đẳng thọ nhận, thuộc về thọ. Đó gọi là lạc căn.

Khổ căn là gì? Nghĩa là tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận khổ, khiến thân, tâm bị khổ sở, không thọ nhận bình đẳng, thuộc về thọ. Đó gọi là khổ căn.

Hỷ căn là gì? Nghĩa là tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận mừng, khiến tâm vui mừng thọ nhận bình đẳng, thuộc về thọ. Đó gọi là hỷ căn.

Ưu căn là gì? Nghĩa là tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận lo sầu, khiến tâm phải lo phiền thọ nhận không bình đẳng, thuộc về thọ. Đó gọi là ưu căn.

Xả căn là gì? Nghĩa là tùy lúc và nơi tiếp xúc có các thọ thuận buông xả, khiến thân tâm được buông xả, không phải bình đẳng cũng không phải không bình đẳng, thuộc về thọ. Đó gọi là xả căn.

Tầm là gì? Nghĩa là tâm tìm cầu, tìm cầu khắp, dò tìm, dò tìm cùng cực, dò tìm các việc trong hiện tại, nghiên cứu truy tìm, suy tư cùng cực, tính chất của suy tư tìm xét, nhưng tâm hãy còn thô động. Đó gọi là tầm.

Tứ là gì? Nghĩa là tâm xét nét kỹ lưỡng, xét nét khắp, tùy theo sự tìm xét khắp mà tạo ra các thứ tùy chuyển, tùy lưu, tùy thuộc. So với tầm thì tâm tứ này hoạt động tinh tế hơn. Đó gọi là tứ.

Thức là gì? Nghĩa là sáu thức nơi thân, tức là nhãn thức… cho đến ý thức.

Vô tàm (không hổ) là gì? Nghĩa là không biết hổ thẹn, không cùng hổ thẹn, không xấu hổ riêng lẻ, không biết xấu hổ, không hổ thẹn riêng lẻ, không chán bỏ, không chán bỏ riêng lẻ, không biết tôn trọng ai, không có tự tại, không trở nên tự tại, không biết kiêng nể, tự ý làm xằng. Đó là vô tàm.

Vô quý (không thẹn) là gì? Nghĩa là không biết tủi thẹn, không cùng tủi thẹn, không tủi thẹn riêng lẻ, không biết hổ thẹn, không cùng xấu hổ, không hổ thẹn riêng lẻ, không biết chán bỏ, không cùng biết chán bỏ, không chán bỏ riêng lẻ, không biết sợ hãi tội lỗi. Đối với tội ác không biết gờm chán, áy náy. Đó là vô quý.

Nhãn thức là gì? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức. Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên, nơi mắt nhận biết các sắc phân biệt rõ ràng mọi thứ. Đó gọi là nhãn thức.

Các thức về nhĩ – tỷ – thiệt – thân – ý cũng thế.

Nhãn xúc là gì? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc. Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên, nơi mắt nhận biết các sắc. Các xúc cùng chạm xúc, tính chất tiếp xúc, đã tiếp xúc, tạo các loại của xúc… Đó gọi là nhãn xúc.

Các xúc về nhĩ – tỷ – thiệt – thân – ý cũng thế.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra thọ? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp nên có xúc, do xúc làm duyên nên có thọ. Như thế thì mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên. Sự tiếp xúc của mắt là nhân, là tập hợp, là loại, là sinh. Do tiếp xúc của mắt sinh ra tác ý tương ưng khiến mắt nhận biết sắc. Các thọ cùng thọ, thọ riêng lẻ, đều thọ, đã từng thọ, tạo các loại thọ… Đó gọi là nhãn xúc sinh ra thọ.

Các thứ nhĩ – tỷ – thiệt – thân – ý xúc sinh ra thọ cũng như thế.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra tưởng? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp mà có xúc, do xúc làm duyên sinh ra tưởng. Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên. Sự tiếp xúc của mắt là nhân, là tập, là loại, là sinh. Vì tiếp xúc của mắt sinh ra tác ý tương ưng khiến mắt nhận biết sắc và các tưởng cùng tưởng, tưởng tăng thượng, đều nghĩ tưởng, đã nghĩ tưởng, tạo các loại tưởng. Đó gọi là nhãn xúc sinh ra tưởng.

Các thứ nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra tưởng cũng như thế.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra tư? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp mà có xúc, do xúc làm duyên nên có tư. Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên, sự tiếp xúc của mắt là nhân, là tập, là loại, là sinh. Vì mắt tiếp xúc nên sinh ra tác ý tương ưng khiến mắt nhận biết về sắc và các tư cùng tư, tư tăng thượng, đã từng suy tư, tạo các loại suy tư, tâm tác ý nơi nghiệp. Đó gọi là nhãn xúc sinh ra tư.

Các thứ nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc mà sinh ra tư cũng như thế.

Thế nào là nhãn xúc sinh ra ái? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp sinh ra xúc, do xúc làm duyên nên sinh ra ái. Như thế mắt là phần tăng thượng, sắc là sở duyên khiến mắt nhận biết sắc. Các thứ tham cùng tham, nên chấp giữ, giấu cất, giữ gìn, yêu thích đam mê. Đó gọi là nhãn xúc sinh ra ái.

Các thứ nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra ái cũng như thế.

Hỏi: Nhãn giới thâu nhiếp thì nó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ- uẩn?

Nhãn giới khi thâu nhiếp các pháp thì nó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn. Nhãn giới không thâu nhiếp các pháp thì nó thâu nhiếp bao nhiêu giới xứ, uẩn? Nhãn giới thâu nhiếp và không thâu nhiếp các pháp thì nó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Trừ ra nhãn giới thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại đó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Trừ ra nhãn giới không thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại đó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Trừ ra nhãn giới có thâu nhiếp, không thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại đó thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn? … Cho đến ý xúc sinh ra ái, các câu hỏi cũng như thế.

Đáp: Nhãn giới thâu nhiếp một giới- một xứ- một uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới- mười một xứ- năm uẩn.

Nhãn giới thâu nhiếp các pháp thì thâu nhiếp một giới-một xứmột uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn.

Nhãn giới không thâu nhiếp các pháp thì thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, không thâu nhiếp một giới, một xứ, năm uẩn.

Nhãn giới thâu nhiếp và không thâu nhiếp các pháp thì nó thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn, không thâu nhiếp không giới-không xứ-không uẩn.

Trừ ra nhãn giới thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn, không thâu giữ một giới-một xứmột uẩn.

Trừ ra nhãn giới không thâu nhiếp các pháp, các pháp còn lại thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-năm uẩn.

Trừ ra nhãn giới thâu nhiếp và không thâu nhiếp các pháp, hỏi về các pháp còn lại thì chẳng có cho nên không bàn, vì tất cả các pháp đều đã bị trừ đi.

Như nhãn giới; chín hữu sắc giới, mười hữu sắc xứ nên biết cũng như thế.

Nhãn thức giới thâu nhiếp hai giới, một xứ, một uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Như nhãn thức giới; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý thức giới, sáu thức của thân nên biết cũng như thế.

Ý giới thâu nhiếp bảy giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười một giới-mười một xứ-bốn uẩn.

Như ý giới; ý xứ, thức uẩn, thức pháp, nên biết cũng như thế.

Pháp giới thâu nhiếp một giới – một xứ – bốn uẩn, không thâu nhiếp mười bảy giới- mười một xứ – hai uẩn. Pháp xứ cũng vậy.

Sắc uẩn thâu nhiếp mười một giới- mười một xứ- một uẩn, không thâu nhiếp tám giới – hai xứ – bốn uẩn.

Thọ uẩn thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười tám giới- mười hai xứ – bốn uẩn.

Như thọ uẩn; tưởng uẩn – hành uẩn – thọ tưởng trong pháp đại địa, nên biết cũng như thế.

Sắc thủ uẩn thâu nhiếp mười một giới- mười một xứ- một uẩn, không thâu nhiếp tám giới – hai xứ – năm uẩn.

Thọ thủ uẩn thâu nhiếp một giới – một xứ – một uẩn, không thâu nhiếp mười tám giới – mười hai xứ – năm uẩn.

Như thọ thủ uẩn; tưởng thủ uẩn – hành thủ uẩn – năm hữu sắc giới, tám pháp đại địa, mười pháp đại thiện địa, mười pháp đại phiền não địa, mười pháp tiểu phiền não địa, năm phiền não, năm xúc, năm kiến, năm căn, bốn pháp, năm thân sau nơi sáu thân, nên biết cũng như thế.

Thức thủ uẩn thâu nhiếp bảy giới-một xứ-một uẩn, không thâu nhiếp mười ba giới – mười hai xứ – năm uẩn.

Thức giới cũng như thế.

Nhãn thức giới tương ưng với một giới – một xứ – ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới – mười hai xứ – năm uẩn.

Như nhãn thức giới; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý thức giới, thức thủ uẩn, thức giới, sáu thức thân nên biết cũng như thế.

Ý giới tương ưng với một giới, một xứ, ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới – mười hai xứ – ba uẩn.

Như ý giới; ý xứ, thức uẩn, thức pháp, nên biết cũng như thế.

Pháp giới tương ưng với tám giới – hai xứ – bốn uẩn, không tương ưng với mười một giới – mười một xứ – hai uẩn.

Như pháp giới; pháp xứ, hành uẩn, tám pháp đại địa, nên biết cũng như thế.

Thọ uẩn tương ưng với tám giới – hai xứ – ba uẩn, không tương ưng với mười một giới – mười một xứ – ba uẩn.

Như thọ uẩn, tưởng uẩn, thọ tưởng trong pháp đại địa, nên biết

cũng như thế.

Thọ thủ uẩn tương ưng với tám giới-hai xứ-ba uẩn, không tương ưng với mười ba giới- mười hai xứ-năm uẩn.

Tưởng thủ uẩn cũng như thế.

Hành thủ uẩn tương ưng với tám giới-hai xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười ba giới – mười hai xứ-năm uẩn.

Còn pháp tầm và tứ cũng như thế.

Tín tương ưng với tám giới-hai xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Như tín; còn lại chín pháp đại thiện địa, mười pháp đại phiền não địa, dục – tham lam – giận dữ, xúc vô minh – không phải minh cũng không phải vô minh, không tàm – không quý, nên biết cũng như thế.

Phẫn tương ưng với ba giới – hai xứ – bốn uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Như phẫn; còn lại chín pháp tiểu phiền não địa, tham nơi Vô sắc, nghi, xúc minh, năm kiến, sáu ái thân, nên biết cũng như thế.

Tham nơi Sắc tương ưng với sáu giới-hai xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Hữu đối xúc tương ưng với bảy giới-hai xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười ba giới – mười hai xứ-năm uẩn.

Tăng ngữ xúc tương ưng với ba giới-ba xứ-bốn uẩn, không tương ưng với mười bảy giới-mười hai xứ-nămuẩn.

Sáu xúc thân, sáu tư thân cũng như thế.

Lạc căn tương ưng với tám giới-hai xứ-ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Xả căn cũng như thế.

Khổ căn tương ưng với bảy giới – hai xứ – ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Hỷ căn tương ưng với ba giới- hai xứ- ba uẩn, không tương ưng với mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Ưu căn cũng như vậy.

Nhãn xúc sinh ra thọ tương ưng với ba giới, hai xứ, ba uẩn, không tương ưng với mười bảy giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Như nhãn xúc sinh ra thọ; nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý xúc sinh ra thọ, sáu tưởng thân, nên biết cũng như thế.