SỐ 158
KINH ĐẠI THỪA ĐẠI BI PHÂN-ĐÀ-LỢI
Hán dịch: Mất tên người dịch – Phụ vào dịch phẩm đời Tần
Việt dịch:  Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN MỘT

Phẩm 2: NHẬP ĐÀ-LA-NI MÔN

Bấy giờ, Bồ-tát Bảo Chiếu Minh bạch Phật:

-Thưa Đức Thế Tôn, thế giới Liên hoa phân biệt ngày đêm như thế nào? Được nghe những âm thanh gì? Thân tướng của các chúng sinh ở đó ra sao?

Đức Phật bảo Bồ-tát Bảo Chiếu Minh:

-Này thiện nam, ở thế giới Liên hoa kia, khi hoa sen khép cánh, các loài chim ngừng hót, Phật và Bồ-tát an trụ trong pháp Tam-muội, thọ hưởng niềm hỷ lạc giải thoát, thì đó là đêm. Khi gió thổi, hoa mãn khai, các loài chim hòa điệu hát, trời mưa hoa đẹp, gió nhẹ từ bốn phương thổi tới mang theo mùi hương vi diệu, Phật và Bồ-tát ra khỏi Tam-muội, Đức Như Lai Liên Hoa Thượng vì các vị Đại Bồ-tát giảng nói pháp tạng Bồ-tát, khiến họ vượt qua hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, thì đó là ngày.

Này thiện nam, các vị Đại Bồ-tát ở thế giới ấy thường nghe tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng diệt độ, tiếng vô vi, tiếng Ba-la-mật, tiếng lực, tiếng vô úy, tiếng thần thông, tiếng vô hành, tiếng vô sinh, tiếng vô diệt, tiếng tịch, tiếng tĩnh, tiếng đạm bạc, tiếng đại từ, tiếng đại bi, tiếng vô sinh nhẫn, tiếng đạo pháp, tiếng trao truyền trách nhiệm, tiếng thuần Bồ-tát… Các vị Bồ-tát ở thế giới Liên hoa luôn được nghe những âm thanh như thế, không bao giờ dứt.

Lại nữa này thiện nam, các vị Đại Bồ-tát ở thế giới Liên hoa đã sinh, đang sinh đều có đủ ba mươi hai tướng tỏa sáng đến một do-tuần, mãi cho tới khi thành Phật chẳng bị đọa vào đường ác. Tất cả các Đại Bồ-tát ở đấy đều có: tâm từ thuận, tâm không uế trược, tâm điều phục, tâm tịch tĩnh, tâm nhẫn nhục, tâm thiền định, tâm thanh tịnh, tâm vô ngại, tâm không bụi bặm, tâm thiện, tâm vui với đạo pháp, tâm trừ hết trói buộc cho tất cả chúng sinh, tâm như đất, tâm chẳng vui theo lời nói thế gian, tâm vui với ngôn từ xuất thế gian, tâm cầu tất cả pháp thiện, tâm diệt độ, tâm trừ hết lão bệnh tử, tâm chân thật, tâm thiêu đốt tất cả mọi kết sử, tâm diệt trừ hết tất cả các thọ, tâm không khinh tất cả các pháp… Các vị cũng có: sức mạnh của ý, sức mạnh của tạo tác, sức mạnh của nhân duyên, sức mạnh của chí nguyện, sức mạnh của hạnh nghiệp, sức mạnh của sự đoạn trừ, sức mạnh của thiện căn, sức mạnh của ước thệ, sức mạnh của sự nghe hiểu, sức mạnh của trì giới, sức mạnh của bố thí, sức mạnh của nhẫn nhục, sức mạnh của tinh tấn, sức mạnh của thiền định, sức mạnh của trí tuệ, sức mạnh của chỉ, sức mạnh của quán, sức mạnh của thần thông, sức mạnh của niệm, sức mạnh của Bồ-đề, sức mạnh của sự phá trừ tất cả ma quân, sức mạnh của việc hàng phục tất cả ngoại luận đồng pháp, sức mạnh của việc dứt trừ tất cả các thứ phiền não. Các vị Đại Bồ-tát đã sinh, đang sinh trong thế giới Liên hoa kia đã từng thân cận với vô lượng trăm ngàn các Đức Phật, trồng các căn lành.

Lại nữa, các vị Bồ-tát đã sinh, đang sinh nơi thế giới Liên hoa lấy thiền duyệt làm thức ăn, thức ăn là pháp, là mùi hương, giống như các Phạm thiên, không có cách thức ăn uống như ở cõi Dục. Ở trong thế giới ấy cũng không có bất cứ một danh từ bất thiện nào. Không có nữ nhân, cũng không có tiếng nói của họ. Không có những âm thanh khổ não, âm thanh yêu ghét, cho đến âm thanh nói về kết sử, không có âm thanh hữu vi, không có tối tăm, không có các thứ uế tạp, thân tâm không mệt mỏi, không có âm thanh của các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cũng không có giả danh. Không có các thứ gai nhọn đâm chích, hầm hố hiểm hóc, ngói sành đá sỏi. Đèn lửa, mặt trời, mặt trăng, tinh tú cũng không. Cũng không có biển lớn, núi Tu-di, núi Thiết vi, núi Đại thiết vi, núi Chướng, núi Đen và các thứ núi đất. Không âm thanh của mây, mưa, không âm thanh của gió bão, không có bất cứ một âm thanh của cõi ác nào, không có các âm thanh của tai nạn. Nơi thế giới Liên hoa kia, hào quang của Phật, hào quang của Bồ-tát, ánh sáng của ngọc báu Ma-ni, ánh sáng của vật báu, ánh sáng vi diệu tỏa chiếu khắp nơi, có loài chim tên là Ta-ha-la, mỗi con tự phát ra âm thanh nhuần nhuyễn nói về năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám Thánh đạo.

Bấy giờ, Bồ-tát Bảo Chiếu Minh bạch Phật:

-Thưa Thế Tôn, thế giới Liên hoa kia lớn nhỏ thế nào? Đức Như Lai Liên Hoa Thượng đêm qua đã chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi thì trụ thế thuyết pháp giáo hóa chúng sinh trong bao lâu? Sau khi Ngài nhập Niết-bàn thì chánh pháp trụ thế được bao nhiêu kiếp, năm? Các vị Bồ-tát đã sinh, đang sinh nơi thế giới Liên hoa ấy thọ mạng dài ngắn ra sao? Các vị Bồ-tát đó làm sao gặp được Phật, được nghe Pháp và cúng dường Tăng? Những việc làm đó là nhanh chăng? Thế giới Liên hoa trước có tên là gì? Đức Phật trước đó nhập diệt bao lâu thì tiếp đến là Đức Như Lai Liên Hoa Thượng chứng đắc đạo quả Vô thượng Bồ-đề? Do nhân duyên gì mà trong mười phương thế giới khác, các Đức Phật Thế Tôn thị hiện thần thông biến hóa thì có thể thấy, có thể không thấy?

Đức Phật nói:

-Này thiện nam, núi chúa Tu-di cao sáu mươi tám ngàn do-tuần, rộng tám mươi bốn ngàn do-tuần. Giả sử có người dũng mãnh dùng diệu lực của Tam-muội đập tan núi Tu-di thành vô số hạt cải không thể tính đếm được, chỉ trừ Như Lai với Nhất thiết chủng trí. Rồi cứ tính mỗi hạt cải là bốn châu thiên hạ thì thế giới Liên hoa rộng lớn bằng hết cả số hạt cải mà núi Tu-di đã tan ra. Trong thế giới Liên hoa rộng lớn như thế đều đầy các vị Bồ-tát, giống như cõi nước An lạc cũng đầy dẫy các vị Bồ-tát.

Này thiện nam, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Liên Hoa Thượng thọ mạng ba mươi tiểu kiếp, trụ thế nói pháp hóa độ chúng sinh.

Này thiện nam, sau khi Đức Như Lai Liên Hoa Thượng nhập Niết-bàn thì chánh pháp của Ngài trụ thế được mười tiểu kiếp. Các vị Đại Bồ-tát đã sinh, đang sinh nơi thế giới Liên hoa đều thọ mạng là bốn mươi tiểu kiếp.

Này thiện nam, thế giới Liên hoa trước kia có tên là Chiên-đàn. Đất nước trang nghiêm, chúng sinh thanh tịnh, khác với hôm nay.

Này thiện nam tử, thế giới Chiên-đàn thời đó có Đức Phật tên là Nguyệt Thượng, gồm đủ các tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ cho đến Phật, Thế Tôn. Đức Phật đó cũng trụ thế ba mươi tiểu kiếp, thuyết pháp độ sinh. Khi Ngài Sắp nhập Niết-bàn, có vị Bồ-tát do bản nguyện nên đến cõi Phật ở phương khác. Các vị còn lại đều nghĩ: “Đến giữa đêm nay Đức Như Lai Nguyệt Thượng sẽ vào Niết-bàn, sau khi Đức Thế Tôn diệt độ, chúng ta phải hộ trì Chánh pháp trong mười tiểu kiếp ai là người kế tiếp chứng đắc đạo quả Bồ-đề Vô thượng sau thời chánh pháp diệt? Lúc này có Đại Bồ-tát tên là Hư Không Ấn, do bản nguyện, nên được Đức Như Lai Nguyệt Thượng thọ ký thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đức Như Lai Nguyệt Thượng dạy: “Các thiện nam, sau khi Ta vào Niết-bàn, Chánh pháp sẽ trụ thế trong mười tiểu kiếp. Vào đêm đầu khi Chánh pháp tận diệt thì nơi đêm sau vị Bồ-tát này sẽ thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hiệu là Liên Hoa Thượng gồm đủ các tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, cho đến Phật Thế Tôn”. Khi ấy, các vị Đại Bồ-tát kia đi đến chỗ Đức Như Lai Nguyệt Thượng, đem tất cả diệu lực của thệ nguyện thị hiện các thứ thần thông của Bồ-tát, hết lòng cúng dường Đức Như Lai Nguyệt Thượng nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi đến trước Đức Phật, bạch: “Thưa Thế Tôn, trong mười tiểu kiếp này, chúng con muốn nhập Tam-muội Diệt Tâm Vô Tránh!”. Lúc này, Như Lai Nguyệt Thượng bảo Đại Bồ-tát Hư Không Ấn: Này thiện nam tử, nên thọ nhập Nhất thiết bi Đà-la-ni môn. Tất cả các vị Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri thời quá khứ đều được truyền trao chức Đại Bồ-tát pháp vương tử đã nói. Đến nay, hiện tại trong mười phương thế giới, tất cả chư Phật Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp hóa độ chúng sinh, chư Phật Thế Tôn đó cũng đã được truyền trao chức Đại Bồ-tát pháp vương tử đang nói. Cho đến chư Phật Thế Tôn đời vị lai cũng được truyền trao chức Đại Bồ-tát pháp vương tử. Đó là nhập “Nhất thiết bi Đà-la-ni môn”.

Đức Phật liền nói chú:

Xà lê ni – Ma ha xà lê ni – Vực sí lệ phục lê tam bát đà – Ma ha tam bát đà – Đề sở át đế – Già trí trá sí-tha lệ – Tha sí a tứ ma ca tứ thi – Lệ di – Lệ đê lợi lâu lâu sí – Ma ha lâu sí xà – Thế đột lâu xà Thế xà da – Ma đế du đế xa đậu lậu niết già đa ỉ a mâu lệ mâu la ba lợi sân nỉ – Ma la tư nhược tỉ sỉ – La ta nỉ mục đế đa ba lợi du địa – A tì đế ta – Dạ mộ già nỉ – Bà la ưu ha la nỉ đàn sỉ tỳ trệ – Tỳ trệ ta lâu đa đương – Ni già la ha bà để nàm – Đạt ma bà để na tăng già la ha lặc xoa đạt ma bà để nàm. Đây là những câu giải hiện về “Tứ niệm xứ

Phật-đà ba la ca thế xa a ma ma mĩ – Ma ma a chi chí át thế – Át tha nỉ la nỉ lư ca trí mục na đế đà đà ba lợi bà nỉ ta. Đây là câu giải hiện về “Tứ Thánh chủng”.

Bà sa thế bà nỉ đà lệ đà la ba đế cửu ngại đế mục bị mục bà ba la bị mễ đế lệ – Tu ma bà đế – Mị đế chỉ đế – Gia lâu nại uất để xoa thương tất lý đế ưu hỗn hựu – Tam bát nị – A lặc sí bà la lễ khư ký – Khứ nhỉ a mâu lệ mâu la du nỉ. Câu này là giải hiện về “Tứ vô úy”.

Đát phả la a già la phả la a nật phả la nật la phả tam mục đa a mục đa niết mục đa – A bá tỳ liên tỳ mục đế bà nỉ tỳ la phả la a diên đại y tỳ, trĩ đế tỳ trĩ uất lôn độ – Xú la đâu lam a hưng – Tam ma y đệ đa bà pha đế bà đa đế bà tát bà lộ ca a chà ca lệ – A ca lệ Tần đại a phù sa lệ – Chà đà muội đế – Tỳ xa già – La bà đế – Ngạch phả la ca phả la. Câu này là giải hiện về “Tứ ủng hộ”.

Xà chà đa a ni thi – La bà bà đa bộ – Y đàm phả lệ ni da – Ma phả lam tam mổ đà na dạ tỳ phú xá – Ba thí tô ma đâu a miệu ma đố a cưu ma đố – xỉ tha bà đế muội đa la tha, đà xá bà la tỳ ba la bà tha -Y xá hi xỉ tu ni khứ ma để sai na ma đế – A hư cú a để đâu sắt nam tát đệ ma đế ba la nịch – Ba nại Phật-đà – Phất lâu bà bà la ha lệ. Câu này giải hiện về “Tứ chánh đoạn”.

An nhĩ ma nhĩ ma nỉ ma ma nỉ – Chỉ lệ chỉ lệ đế xa dương xa dương đa tỵ thiên đế – Mục đế úc đa mê tam mê ni tam mê tam ma tam mê xoa thương ác xoa thương – Át kỳ ni đàn đế – Xa mỹ sắt đế – Đà la nỉ A lư già bà tế – Yết la đa na bà la đế – Yết la, thấp di bà đế – Xà na bà đế – Ni lâu bà đế – Di lâu bà đế – Xoa dạ nậc – A lê xa – Nỉ lư ca ba la để ba nậc đạt lệ xa nậc. Câu này là biểu hiện về “Tứ biện giải”.

Già thấu a ba ta nậc – A lị xa nỉ xa na hư ca đố đố ba la bà ta đế – Tát tiện dần để lợi da phù ma đế ca lan đế ta Ta-bà bà – Bà ma tát bại – Ba la tha bặc xoa thương già lệ – Cù ca chà bà đà nỉ – Lư ca miệu đà lợi xá na tỳ phục. Câu này giải hiện về Tứ thần túc”.

A già lê phù địa đà đà ba già lệ bà nỉ hột túc na tất địa kiếm – Tỳ để ni trĩ tam bút trí ba lợi ca tứ lợi tô di chiên địa thí đà già già a già già lệ a ba lệ tỳ chí bà lệ đê ba lệ ba la già già lệ ba la ba lệ a na dạ a tiện tế ca ca la di ba la bà tỳ nỉ – Gia la di – Ni già tế già la ca la di na do đế. Câu này là hiện giải về Ngũ căn, Ngũ lực.

Phí sư bệ tô phí sự bệ đỗ ma ba lợi ha lệ a bà thương bưu lâu chỉ lệ chi ca la lặc sai a da ma tất đô” đế đế lệ ma ma lệ cổ già thất thi lệ lư ca tả tỳ nhã nỉ na dạ ta kỳ lợi ni đế già cổ đế sa thất chiên địa na. Câu này là giải hiện về “Thất giác ý”.

Già ca la bà thị bà đế già – Sí lệ – Già ca la đà lệ đà lệ già sí lệ đà lệ mục lệ ê lệ ê lệ đà lệ – A lưu tư ba địa hưu hưu lệ da tha thị đa già tần bà lệ da tha già nậc da tha ba lân già để để lị xá dạ tha bà dạ sỉ lị phú xá – Đế âm, ám lưu giá tỳ lợi tinh tấn âm, châu lệ đạo âm, giới âm, định âm, tuệ âm, giải thoát âm, giải thoát tri kiến âm, tinh tú âm, nguyệt âm, nhựt âm; đây là những âm thanh mà Đức Phật đã nói.

Át phù đá di la phù đam tam phật – Đàm a phù – Đàm y ha phù đàm hãm đa la phù đàm nậc cam gia ma mục lệ a la phả – Đà la phả – Đàm trà lệ – Mạn trà nỉ hãn đa la lam đa lâu mạn già già la nị – Mâu trí nị – tam ba la – Mâu trí nị – Già nại ba mạn gia quảng miễn miễn ni lâu bà na xa – Nỉ na xà bà đà nậc chí chí – Đế chí chí – Đầu ma dư bà dật trừng già ma bà lệ – Ma lệ ha đa ninh bà liễm bà lệ tần địa tần lệ – Tần lệ úc sa lê – Xa la nỉ đà la ninh – Ba la bà – Đế bà lam na – Chà di tỳ đầu đầu ma bà la khưu man bà la ha ma già lị na nhân đà la bà nậc đề đề la dà nậc ma ế thi ba la la la nậc bà ma sổ dương – A la ni – Di y già – Bảo lặc xoa ngô lợi sư già nậc già la phả chỉ chiên a la tu lệ – tát bà tu lam a bà lam – Bất na già để đảm – Bàn để đa a – Di na kiền để diêm bà tế ca kiền đà lệ đà lệ a đa la chà ha nậc ma già la tần lư ha nậc tứ đàm mạn đế tỳ lư – Già ma đế Phật-đà để sư hy đế Đà-la-ni mục tiên. Câu này là giải hiện về “Thập lực”.