SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 1

Phẩm 2: NẠN VẤN

Bấy giờ Thích Đề-hoàn Nhân và bốn vạn Thiên tử cùng nhau đến ngồi trong pháp hội. Tứ Thiên vương và hai vạn Thiên tử cùng nhau đến ngồi trong pháp hội. Phạm thiên Ca-di và một vạn Thiên tử cùng nhau đến ngồi trong pháp hội. Phạm thiên Đa Hội và năm ngàn Thiên tử cùng nhau đến ngồi trong pháp hội. Do phước đức đời trước nên hào quang của các Thiên tử được chiếu sáng.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Thưa Hiền giả Tu-bồ-đề! Ngần ấy ngàn vạn Thiên tử tập họp muốn nghe Hiền giả nói Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát trụ trong Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

Tu-bồ-đề nói với Thích Đề-hoàn Nhân:

–Này Câu-dực! Nếu ngần ấy ngàn vạn Thiên tử muốn nghe, tôi sẽ nói.

Tu-bồ-đề nương nhờ sức oai thần của Phật nói với các Thiên tử một cách đầy đủ về Bát-nhã ba-la-mật. vị Thiên tử nào chưa hành đạo Bồ-tát, hôm nay đều nên hành. Người đã đắc đạo Tu-đà-hoàn thì không thể nào đắc đạo Bồ-tát. Vì sao? Vì người ấy đã đóng chặt đường sinh tử. Giả sử, người ấy hành đạo Bồ-tát, tôi sẽ mừng thay cho người đó, tôi không bao giờ đoạn dứt pháp công đức. Tôi khiến cho họ muốn tu học đạo pháp chân thật vô thượng, bước lên ngôi vị Phật. Đức Phật dạy:

–Hay thay, Tu-bồ-đề! Khuyên bảo các Bồ-tát là phải như vậy đó.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Con phải báo ân, con chẳng được báo ân. Vì sao? Vì các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời quá khứ đều sai các đệ tử vì các Bồ-tát mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật. Trước kia, Đức Như Lai cũng học pháp này, nhờ pháp này mà được thành Phật, vì thế phải báo ân Phật. Hôm nay con cũng lại thuyết như thế về Bát-nhã bala-mật. Bồ-tát cũng phải họ trì pháp Bồtát! Con lại khuyên bảo họ. Con đã thọ trì và đã khuyên bảo rồi, do đó Bồ-tát mau chóng được thành Phật.

Tu-bồ-đề nói với Thích Đề-hoàn Nhân:

–Này Câu-dực! Hãy nghe tôi đáp điều ông đã hỏi: “Bồtát trụ trong Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?” Bồ-tát thọ trì pháp không, đó là trụ trong Bát-nhã ba-la-mật.

Này Câu-dực! Đại Bồ-tát mặc áo giáp đại công đức phát tâm hướng đến Đại thừa chẳng nên trụ sắc; chẳng nên trụ thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức; chẳng nên trụ Tu-đàhoàn, chẳng nên trụ Tư-đà-hàm, chẳng nên trụ A-na-hàm, chẳng nên trụ A-la-hán, chẳng nên trụ Bích-chi-phật, chẳng nên trụ nơi Phật; chẳng nên trụ nơi có sắc, không sắc, chẳng nên trụ nơi có thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, không thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức; chẳng nên trụ nơi có Tu-đàhoàn, không Tư-đà-hàm; chẳng nên trụ nơi có Tưđà-hàm; không Tư-đà-hàm; chẳng nên trụ nơi có A-na-hàm, không A-nahàm, chẳng nên trụ nơi có A-la-hán, không A-la-hán; chẳng nên trụ nơi có Bích-chi-phật, không Bích-chi-phật; chẳng nên trụ nơi có Phật, không Phật; chẳng nên trụ nơi sắc chẳng phải vô thường, chẳng nên trụ nơi thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng phải vô thường; chẳng nên trụ nơi sắc hoặc khổ hoặc vui; chẳng nên trụ nơi thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức hoặc khổ hoặc vui, chẳng nên trụ nơi sắc hoặc tốt hoặc xấu; chẳng nên trụ nơi thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức hoặc tốt hoặc xấu; chẳng nên trụ nơi sắc thuộc về ngã, chẳng thuộc về ngã; chẳng nên trụ nơi thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức thuộc về ngã, chẳng thuộc về ngã; chẳng nên trụ vào sự thành tựu bất động (Thiền định) của đạo Tu-đà-hoàn, chẳng nên trụ nơi đạo Tu-đà-hoàn đã thành tựu. Vì sao? Vì đạo Tu-đà-hoàn còn bảy lần sinh tử mới Bát-nê-hoàn, vì thế chẳng nên trụ nơi đạo Tuđà-hoàn.

Chẳng nên trụ vào sự thành tựu bất động của đạo Tư-đàhàm, chẳng nên trụ nơi đạo Tư-đà-hàm đã thành tựu. Vì sao? Vì đạo Tưđà-hàm có một lần sinh tử nữa mới Bát-nê-hoàn, vì thế chẳng nên trụ nơi đạo Tư-đà-hàm.

Chẳng nên trụ vào sự thành tựu bất động của đạo A-nahàm, chẳng nên trụ nơi đạo A-na-hàm đã thành tựu. Vì sao? Vì đạo A-nahàm thành tựu rồi thì sinh lên trời mới Bát-nê-hoàn, vì thế chẳng nên trụ nơi đạo A-na-hàm.

Chẳng nên trụ nơi sự thành tựu bất động của đạo A-lahán, chẳng nên trụ vào đạo A-la-hán đã thành tựu. Vì sao? Vì đạo A-lahán thành tựu rồi thì không còn qua lại ở thế gian nữa, ở trong Nêhoàn Bát-nê-hoàn, vì thế chẳng nên trụ nơi đạo Ala-hán.

Chẳng nên trụ nơi sự thành tựu bất động của đạo Bích-chiphật. Vì sao? Vì đạo Bích-chi-phật thành tựu rồi thì hơn đạo A-lahán mà không bằng Phật đạo và ở trong khoảng giữa ấy Bátnê-hoàn, vì thế chẳng nên trụ nơi đạo Bích-chi-phật.

Chẳng nên trụ nơi Phật đạo. Vì sao? Vì tạo lợi lạc cho không thể tính kể vô số người nên tạo tác công đức, ta đều làm cho không thể tính kể vô số người đều Bát-nê-hoàn, chính là trụ vào ngôi vị Phật, vì thế chẳng nên trụ nơi Phật đạo.

Xá-lợi-phất thầm nghĩ: “Phật phải trụ như thế nào?” Tubồ-đề biết ý nghĩ của Xá-lợi-phất, bèn hỏi Xá-lợiphất:

–Ý Tôn giả nghĩ sao? Phật trụ ở chỗ nào?

Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề:

–Phật không trụ nơi nào cả. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tâm không trụ nơi nào cả, không trụ nơi động (hữu vi), cũng không trụ nơi không động (vô vi).

Tu-bồ-đề nói:

–Đúng thế, đúng thế! Bồ-tát phải học như thế, như Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ cũng chẳng thể trụ, phải trụ như thế, chính là học không có chỗ trụ.

Bấy giờ các vị Thiên tử thầm nghĩ: “Các ý nghĩ của hàng Dạxoa chúng ta đều biết, lời nói hoặc to, hoặc nhỏ của hàng Dạ-xoa chúng ta đều biết, nhưng những điều của Tôn giả Tu-bồ-đề nói ra thì chúng ta lại hoàn toàn không biết.”

Tu-bồ-đề biết ý nghĩ này của các Thiên tử, nên nói với các Thiên tử:

–Lời này khó hiểu, cũng chẳng thể nghe, cũng chẳng thể biết.

Các Thiên tử lại thầm nghĩ: “Lời nói này phải được lý giải, vì Tôn giả Tu-bồ-đề hiểu sâu, biết sâu.”

Tu-bồ-đề biết ý nghĩ của các Thiên tử, mới nói với các

Thiên tử:

–Người đã chứng đắc đạo Tu-đà-hoàn, nếu trụ trong đó thì không thích lìa khỏi cái nhân (Vô sinh pháp nhẫn) này. Người đã chứng đắc đạo Tư-đà-hàm, nếu trụ ở trong đó thì không thích lìa khỏi cái nhân này. Người đã chứng đắc đạo A-na-hàm, nếu trụ ở trong đó thì chẳng thích lìa khỏi cái nhân này. Người đã chứng đắc đạo A-la-hán, nếu trụ ở trong đó thì chẳng thích lìa khỏi cái nhân này. Người đã chứng đắc đạo Bích-chi-phật, nếu trụ ở trong đó thì chẳng thích lìa khỏi cái nhân này. Người đã chứng đắc đạo quả Phật, nếu trụ ở trong đó thì chẳng thích lìa khỏi cái nhân này.

Các Thiên tử lại thầm nghĩ: “Lời của Tôn giả Tu-bồ-đề là như thế, thì phải còn tìm ở đâu vị Pháp sư thuyết pháp như Tu-bồ-đề.”

Tu-bồ-đề biết ý nghĩ của các Thiên tử, mới nói với các

Thiên tử:

–Pháp sư như huyễn, muốn theo tôi nghe pháp, cũng không có pháp được nghe, cũng không chứng đắc.

Các Thiên tử lại thầm nghĩ: “Pháp nào làm cho người nghe phải như vậy?”

Tu-bồ-đề biết ý nghĩ của các Thiên tử, mới nói với họ:

–Huyễn như người, người như huyễn. Tôi nói đạo Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật đều như huyễn, thậm chí Phật đạo, cũng nói như huyễn.

Các Thiên tử nói với Tu-bồ-đề:

–Thậm chí Phật đạo cũng nói là như huyễn. Tu-bồ-đề nói:

–Thậm chí Nê-hoàn hữu dư, Nê-hoàn vô dư và Nê-hoàn vô trụ đều cũng như huyễn sao?

Tu-bồ-đề nói với các Thiên tử:

–Giả sử có một pháp nào hơn cả Nê-hoàn, tôi cũng nói như huyễn. Vì sao? Vì Nê-hoàn của người huyễn thì rỗng lặng như hư không không thật có.

Xá-lợi-phất, Bân-kỳ-văn-đà-phất, Ma-ha Câu-tư, Ma-ha Cachiên-diên hỏi Tu-bồ-đề:

–Thế nào là tướng của Bát-nhã ba-la-mật? Và từ pháp này sinh ra pháp nào?

Tu-bồ-đề đáp:

–Từ pháp này sinh ra Bồ-tát không thoái chuyển, đó là tướng của Bát-nhã ba-la-mật. Cũng như các đệ tử nghe pháp đều đầy đủ mau chóng thành A-la-hán.

Tu-bồ-đề nói tiếp:

–Nói về tướng của Bát-nhã ba-la-mật là như thế, từ trong này không thật có, không nghe, không đắc. Tỳ-kheo đúng như pháp thì không nghe pháp, không đắc pháp, từ trong pháp này không có thọ nhận.

Thích Đề-hoàn Nhân thầm nghĩ: “Lời thuyết pháp của Tôn giả Tu-bồ-đề là mưa pháp bảo. Ta nên biến hóa ra hoa để rải lên Tôn giả Tu-bồ-đề.”

Thích Đề-hoàn Nhân biến hóa ra hoa, rải lên Tu-bồ-đề. Tâm Tôn giả Tu-bồ-đề rõ biết, nói:

–Hoa này chẳng sinh từ trên trời Đao-lợi, tôi đã từng thấy hoa này. Hoa này rải lên trên tôi là hoa do biến hóa ra mà thôi. Hoa này là hoa được hóa ra, không từ cây cối sinh ra. Thích Đề-hoàn Nhân hóa ra hoa này rải lên trên tôi là từ cây tâm sinh ra, chẳng từ cây cối sinh ra.

Thích Đề-hoàn Nhân nói với Tu-bồ-đề:

–Hoa này không từ đâu sinh ra. Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề, hoa này cũng chẳng từ cây tâm sinh ra.

Tu-bồ-đề nói:

–Như lời Câu-dực nói, hoa này không từ đâu sinh ra, cũng chẳng từ cây tâm sinh, thì chẳng phải hoa.

Thích Đề-hoàn Nhân nói:

–Tôn giả Tu-bồ-đề biết một cách sâu sắc nên nói pháp không tăng, không giảm. Tôi nói như thế là theo lời dạy của Tôn giả Tubồ-đề. Bồ-tát cần phải học như vậy.

Tu-bồ-đề nói với Thích Đề-hoàn Nhân:

–Này Câu-dực! Lời này không sai. Bồ-tát học như vậy là đi sâu vào pháp này. Bồ-tát học như vậy là không học đạo Tuđà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, mà là học Phật đạo, học đạo trí Nhất thiết trí, học như vậy là học không thể tính kể vô số quyển kinh, chẳng học về sắc, chẳng học về thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, không học lấy pháp khác, cũng không học lấy, cũng không học bỏ; không học lấy, bỏ, tức là học trí Nhất thiết trí, tức là sinh ra trí Nhất thiết trí. Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Học pháp này cũng là học không lấy không bỏ, là học trí Nhất thiết trí, là sinh ra trí Nhất thiết trí chăng?

Tu-bồ-đề đáp:

–Đúng thế, Xá-lợi-phất! Học như thế cũng là học không lấy không bỏ. Học như thế là học trí Nhất thiết trí, là sinh ra trí Nhất thiết trí.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Xá-lợi-phất:

–Bồ-tát phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào? Xá-lợi-phất đáp:

–Ông nên hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Nhờ ân oai thần của ai mà có thể học và hiểu? Tu-bồ-đề đáp:

–Nhờ ân oai thần của Phật mà có thể học và hiểu. Này Câudực, ông hỏi Bồ-tát phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào? Cũng chẳng thể từ sắc hành, cũng chẳng thể lìa sắc hành, cũng chẳng thể từ thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức hành, cũng chẳng thể lìa thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức hành. Vì sao? Vì Bátnhã ba-la-mật cũng chẳng phải là sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức. Bát-nhã ba-la-mật cũng chẳng lìa sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Ma-ha ba-la-mật vô lượng, vô biên là Ba-la-mật như thế nào?

Tu-bồ-đề đáp:

–Này Câu-dực! Ma-ha ba-la-mật vô biên là Ba-la-mật vô lượng. Ma-ha ba-la-mật hoàn toàn chẳng thật có. Ba-la-mật vô biên hoàn toàn không thể thấy. Ba-la-mật vô lượng hoàn toàn không thể đo lường. Người vô lượng lại cũng chẳng phải vô lượng, vô lượng lại cũng chẳng phải vô lượng, Ba-la-mật vô lượng lại cũng chẳng phải vô lượng. Ba-la-mật vô lượng lại cũng chẳng phải vô lượng, cũng không có ở giữa hay hai bên, cũng không có trước sau, hoàn toàn không thể lường, hoàn toàn không thể biết.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề! Ý Tôn giả nghĩ sao, vì sao người vô lượng nên Ba-la-mật vô lượng?

Tu-bồ-đề nói với Thích Đề-hoàn Nhân:

–Việc này đều không thể tính kể, giả sử tính gấp bội lại gấp bội, người vô lượng nên Ba-la-mật vô lượng.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Do đâu mà Tôn giả nói người vô lượng nên Ba-la-mật vô lượng?

Tu-bồ-đề đáp:

–Ý ông Câu-dực nghĩ sao! Ở trong pháp nào dạy người vốn được sinh ra?

Thích Đề-hoàn Nhân đáp:

–Không có pháp dạy như thế, cũng không có pháp dạy trụ chỉ như thế. Giả sử có nói ra đi nữa cũng chỉ là giả danh mà thôi, giả sử có trụ chỉ cũng chỉ là giả danh mà thôi. Chỉ là dùng giả danh để gọi mà thôi. Hễ có chỗ trụ chỉ thì chỉ là giả danh, hoàn toàn không thật có, chỉ là dùng giả danh để gọi mà thôi. Người trở lại chỗ của người, gốc ngọn vốn không, không thật có.

Tu-bồ-đề nói:

–Ý ông Câu-dực nghĩ sao người có thể được thấy chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân đáp:

–Người, không thể được thấy!

Tu-bồ-đề nói:

–Này Câu-dực! Vì sao có người nghĩ đến chỗ nào là giới hạn của loài người? Giả sử Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tuổi thọ với số kiếp như cát ở bờ sông Hằng độ người, mọi người lại lần lượt độ nhau, sự sinh ra của họ có lúc đoạn tuyệt chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân đáp:

–Không có lúc đoạn tuyệt. Vì sao? Vì người không có lúc tận.

Tu-bồ-đề nói:

–Người vô lượng nên Bát-nhã ba-la-mật vô lượng. Người học đạo Bồ-tát phải hiểu và phải biết rằng thực hành Bátnhã ba-la-mật là như thế.