PHÁ CHÙA HUỶ TƯỢNG BỊ BÁO ỨNG
Sư ni Hạnh Đoan tuyển dịch
Thực hiện: Tạng Thư Phật Học
Diễn đọc: Huệ Tâm

 

Phần 1

(Ni sư Hạnh Đoan tuyển dịch từ Internet Phật giáo thế giới, Tác giả xin giấu tên).

Sáng nay sau khi đọc một bài báo về hậu quả của những ngôi chùa bị chệt cộng phá hủy trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Tây Tạng, tôi rất xúc động, không ngăn được hồi ức về những việc phá hủy chùa tương tự ở thôn làng chúng tôi trong nhiều năm trước và tôi quyết định viết ra để cảnh báo thế nhân.

Thôn chúng tôi thuộc (thị trấn Phồn Thành, huyện Lâm Dĩnh, tỉnh Hà Nam) có một ngôi chùa tên Hương Phong Tự, Ngày xưa có tên là Thổ Địa Miếu. bia văn ghi được kiến tạo từ thời Hán Lưu Bang, vào khoảng năm 230 trước Công nguyên.

Sau trải qua các triều vua sửa chữa, tổng cộng tổng cộng hơn 70 lần , mỗi lần tu bổ sửa đều có dựng văn bia. Ngôi chùa chiếm tổng cộng hơn 100 mẫu Anh, bao gồm lăng mộ của các nhà sư và có hơn 100 gian phòng ốc. Trải qua nhiều lần tu bồi sửa chửa, diện mạo ngôi chùa được thay đổi quy mô tương tự như chùa Thiếu Lâm.

SAU GIẢI PHÓNG, NGÔI CHÙA NÀY ĐÃ BỊ PHÁ HỦY HAI LẦN .

Đều là những việc xảy ra lâu rồi. Lần thứ nhất là thời Cách mạng Văn hóa, lúc đó chưa có tôi, nghe kể do lúc phá hủy chùa, có rất nhiều người bị chết, vì vậy mà chính quyền không dám hủy hoại hết, nên mới chừa lại Đại hùng bảo điện.

Lần phá hủy thứ hai thì lúc này tôi đang học trung học.

Khi đó, đất nước có chủ trương biến trường học thành hoa viên.

Do thời kỳ Cách mạng Văn hóa chùa bị phá hủy lần đầu đã chuyển thành trường học, và một phần của đại điện được sử dụng làm các lớp học mầm non.

Có một lần sau khi tan học về, tôi nghe ba mẹ kể rằng cán bộ thôn đang bàn bạc là họ sẽ phá bỏ ngôi chùa. Tất nhiên toàn bộ những người tin thờ Phật đều phản đối, nhưng không nhằm gì.

CHUYỆN BI THẢM NHANH CHÓNG XẢY RA CHO NHỮNG KẺ THAM GIA PHÁ CHÙA.

Trước hết, là hai vợ chồng người phụ trách việc kéo và vận chuyển những cây cột gỗ lớn, kèo và xà ngang ra khỏi chánh điện: Họ đều chết vì bệnh cấp tính trong vòng một tháng.

Người đầu tiên đi lên mái chùa là tên họ Vi, muốn thể hiện cho mọi người thấy anh ta là kẻ bạo dạn can đảm, , anh ta cũng là người đầu tiên lấy đi những món đồ cổ (tôi nghe nói rằng hạt dạ minh châu của chùa đã sớm bị người ngoài lấy trộm).

Hai năm sau, hậu môn của anh Vi này bị lở loét đau đớn.

Những cơn đau dữ dội không ngừng tái đi tái lại nhiều lần, sau nhiều năm chạy chữa, bịnh tuy có đỡ nhưng anh không còn làm được việc nặng.

Vào thời điểm đó, nhiều người trong làng đến lấy vật liệu của chùa cũng bị đổ bệnh, họ sợ hãi quá phải mang đồ trở lại chùa và thắp hương khấn vái tạ lỗi.

CHIẾM DỤNG NHIỀU NHẤT LÀ CÁC QUAN CHỨC CÁN BỘ.

Ông nguyên Bí thư mới đầu đã mua rẻ một cây bách của tu viện đem về làm chiếc quan tài cho mẹ mình, nhưng sau đó không bao lâu thì vợ ông mất. Bản thân ông có lần đi xe lên quận thì bị té xe trên đường, biến thành người thực vật, mấy năm sau thì ông chết.

Còn ông Bí thư thôn lúc đó họ Tống, qua mấy năm sau vợ ông còn trẻ bị bệnh cũng qua đời, bỏ lại con thơ mới mấy tuổi.

Còn bí thư đảng bộ của làng họ Vi, bị chứng tiểu đường và qua đời vài năm sau đó. Ông là cán bộ hưu trí của thị trấn.

Ngoài ra, còn có một cán bộ hưu trí của thị trấn cũng tham gia phá dở chùa, sau đó ông này bị nổi bướu nhỏ khắp người, tới giờ bịnh cũng không thuyên giảm.

Có một kế toán vào thời điểm đó (anh ta mở một nhà máy sản xuất ván ép với những người khác) đã bị ám sát sau một bữa tiệc, và gia đình từ đó suy vong. Một kế toán khác họ

Tống thì bị ung thư dạ dày.

Hai cô gái trong gia đình chủ tịch thôn mới vừa lớn lên, thì họ đã uống thuốc trừ sâu tự tử.

Còn có một kỹ thuật viên về thuốc lá trong thôn chúng tôi, một lần nọ đi nhậu, nửa đêm trên đường về nhà thì bị ai đó dùng côn đánh gãy chân, để lại di chứng rất thương tâm.

Ba bốn năm trước, có một anh họ Vi thấy tấm bia đá trong chùa dày và to nên đã cho kéo đến nhà anh để lát đường. Năm ngoái, anh ta bị đánh chết khi đang làm việc ở mỏ than, bỏ lại hai đứa con thơ.

Tôi nhớ hồi đó sau khi chánh điện chùa bị phá hủy rồi, các tín đồ đã thỉnh chư Phật và Bồ tát vào một lớp học cấp 5 phía sau ngôi chùa .

Sau đó, các cán bộ thôn cần gỗ để trồng rau trong nhà kính, nên họ đã đến phá bỏ một vài phòng học.

Lúc này, tôi đã đi làm việc ở bên ngoài. Một đêm nọ tôi mơ thấy bức tường gian thứ 5 sau đại hùng bảo điện, hai đầu bị mở hai khoảng trống lớn. bên trong cổ vật điêu tàn. Tôi bèn hỏi người thân chuyện gì đang xảy ra, cha mẹ tôi kể là Cán bộ thôn đang cử người đến phá phòng chứa(tượng Phật và Bồ tát ở đó).

Trước tiên hai cửa sổ được tháo bỏ, nhưng thật bất ngờ là không hiểu vì sao, mắt của người phá bị thương bầm tím , nên công việc hôm đó phải dừng lại …

Cán bộ thôn vừa mới lập vườn gieo trồng xong, thì trời đổ mưa tới một hai tháng, nhà kính của anh ta bị ngập nước, sau đó, vì tội tham nhũng, anh ta phải ngồi tù và bị kết án mấy năm.

Trong cõi vô hình, lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt.

Những câu chuyện nhân quả có thật này rất đáng sợ, bạn đã biết rồi thì phải nên răn mình chớ làm sai.


PHÁ CHÙA HUỶ TƯỢNG BỊ BÁO ỨNG
Sư ni Hạnh Đoan tuyển dịch

 

Phần 2

(Ni sư Hạnh Đoan tuyển dịch từ Internet Phật giáo thế giới, Tác giả xin giấu tên).

Đây là một sự thật mà bản thân tôi đã trải qua, tôi viết ra để mọi người thấy rõ nhân quả báo ứng luôn hiện hữu. Làm ác mà chưa bị báo liền là do thời vận chưa đến, nhưng chắc chắn người tạo tội nặng sẽ bị báo ứng liền sau đó:

Nơi khu rừng rậm cách nhà tôi hơn mười dặm, ở Ninh Hương, Hồ Nam, có một ngôi chùa tên là Bạch Vân Tự. Trước giải phóng, chùa này là một đạo tràng nổi tiếng nhất nhì Hồ Nam, chùa xây tựa vào núi, là ngôi kiến trúc tuyệt vời, khói hương lúc nào cũng hừng thịnh. Đương thời lực ảnh hưởng ngôi cổ tự này không thua gì các danh sơn Phật giáo. Nhất là tượng hai mươi bốn vị chư thiên bồ tát rất linh!

Nghe kể là có một thương nhân chở thuyền hàng hóa đi trên đường thủy hồ Động Đình. Thời đó không yên bình như bây giờ, hay có thổ phỉ đánh cướp.

Thương nhân thấy mình bị giặc cướp rượt đuổi phía sau, ngó bộ khó bề thoát thân, ông kinh hoảng, chỉ còn biết ở đầu thuyền chí thành quỳ lạy, cầu xin chư Phật Bồ tát phù hộ độ trì cho qua khỏi tai ương. Nếu được vậy, thì sau này, ông nhất định sẽ đắp vàng toàn thân Phật trong chùa để đền đáp ân đức của Ngài!

Lúc này ông nhìn thấy thuyền bọn cướp đang đến gần mình, nhưng ngộ là chúng đứng trên mũi tàu một lúc, thì bỗng quay thuyền rút lui.

Sau khi tàu cập bến, có một người bên thuyền tặc (cũng là nạn nhân bị cướp) sau đó cũng đến được bến tàu, ông ta đã tiết lộ nguyên do đặc biệt: Là ngay lúc người lái buôn quỳ xuống phát thệ cầu cứu, thì bên chiếc thuyền của đám thổ phỉ, chúng bỗng nhìn thấy có rất nhiều vị thiên nhân, thân cao mấy trượng mặc giáp vàng rất oai phong uy vũ, đứng phía sau người lái buôn, khiến chúng e dè không dám tiến lên xâm phạm, bọn cướp sợ rằng nếu họ cả gan đắc tội thì sẽ chết! Do vậy mà chúng vội vàng tản đi, không dám gây chuyện nữa, thương nhân nhờ vậy mà được thoát nạn!

Người thời xưa không giống như người bây giờ, đối với Phật pháp họ có niềm tin rất sâu, đối với chuyện hiển linh của chư Phật Bồ tát họ luôn nghĩ đây là điều chắc chắn phải có, không hề cho là kỳ quái, và họ giữ đúng lời hứa, gấp rút lo thực hiện việc hoàn nguyện của mình. Trong tâm hoàn toàn không có chút ý niệm muốn lừa dối hay bất kính đối với Phật.

Bởi vậy mà, trên thân Phật, vàng đã được dát từng lớp, từng lớp… tăng theo thời gian và lời nguyện của tín chúng.

Có điều này rất hay: Mỗi khi tăng chúng trong chùa nhìn thấy tượng Phật đổ mồ hôi thì họ biết ngay: Bồ tát đang hiển linh! – Và có ai đó đã phát ra lời nguyện lớn, và lời nguyện ước này đã đạt thành sự thực, đương nhiên người nguyện sẽ nhanh chóng tìm đến chùa hoàn nguyện, chư tăng đã chứng kiến điều này rất nhiều lần, không hề sai!

Xui thay! Một ngôi cổ tự ngàn năm tuổi, vốn là đạo tràng to lớn như thế nhưng lại gặp phải thời đầu Cách mạng Văn hoá… Khi chệt cộng chủ trương phá chùa miếu, hủy Phật tượng đền thờ, dẹp hết di sản văn hóa tâm linh đáng kính.

Báo ứng nhân quả đương nhiên chúng không tránh khỏi. Nhưng việc phá chùa, phá tượng Phật, đập phá di tích văn hóa, là điều mà chính quyền đang hăng hái tiến hành.
Lúc đập bỏ tượng Phật, vàng lá họ hứng đầy mấy thúng, tượng hộ pháp Quan Công là bị tháo dỡ cuối cùng.

Tôi chứng kiến lòng rất bất mãn. Vì Tượng Quan Công cao tới một trượng mấy, nên họ phải bắc thang trèo lên để buộc dây vào cổ ngài, rồi mới hợp sức kéo ngã tượng.

Lúc đó việc này do tiểu đoàn trưởng chỉ huy, nhóm họ có bảy người, cùng hè nhau phá tượng. Một người xung phong bước lên thang đầu tiên để máng dây vào cổ tượng, ông ta mới leo sáu bảy nấc thang thì cảm thấy chóng mặt,hoa mắt… không thể đứng vững để hành sự, nên vội tuột xuống để người khác lên làm thay. Nhưng ai cũng bị chóng mặt hoa mắt, đứng không vững… Họ đã thay ba bốn người rồi, nhưng không ai có thể làm việc được.

Ngay thời điểm này, bên dưới có một nữ cán bộ hùng dũng nói: Để tôi làm cho! Thế là bà chạy sang vách tường bên cạnh, lấy vải dơ nơi vùng kín ra, dùng nó để bôi bẩn bức tượng, nhằm phá pháp lực (vì tội này quá nặng, tôi không dám tả kỹ, sợ sẽ khơi dậy ác tâm tạo nghiệp chướng của mọi người).

Sau đó cả nhóm tiến hành thuận lợi, tượng Quan Công được phá bỏ thành công, họ đã hoàn thành nhiệm vụ!

Không bao lâu, báo ứng xuất hiện: Chỉ trong vòng một tuần, nữ cán bộ dùng đồ ô uế bôi bẩn tượng đã chết đi vì bị bệnh đột ngột, sáu người còn lại trong nhóm thảy đều mắc bệnh lạ: Khắp thân họ nổi ung mủ, rồi chỉ trong vài chục ngày thì họ lần lượt qua đời hết. Đây đúng là ác báo, nhân quả hiển hiện phân minh không sai mảy tơ.

Còn một điều nữa, Cách nhà tôi 200 mét có ngôi Miếu cổ Quan Âm, niên đại rất xưa nên tôi không nhớ nổi. Miếu này nổi tiếng rất linh thiêng, chỉ cần gần đó có tai biến sắp xảy ra là sẽ được nhắc nhở: Tịnh bình trước tượng Bồ tát Quan Âm sẽ phát ra âm thanh vù vù.

Có lần hiện tượng này xảy ra suốt ba ngày liên tiếp, và sau đó một đám cháy không xác định đã bùng lên trong thôn.

Vào thời điểm Cách mạng Văn hóa bắt đầu, một trong những người hàng xóm của tôi là ông Lưu, giữ chức đại đội trưởng quân binh trong làng. Ông rất sốt sắng tiên phong trong việc phá chùa hủy tượng Bồ tát!

Hôm đó, ông mang thanh trường thương (giống cây giáo dài trong võ thuật hay xài). Ông dẫn đầu đoàn quân bừng bừng sát khí tiến vào chính điện, cầm cây trường thương chỉa thẳng mủi nhọn vào cổ họng Bồ tát, tượng Bồ tát được tạc bằng gỗ, không lớn; sau khi đâm vào cổ ngài rồi, tiện tay ông vác ngài trên vai, rồi bỗng ông rống to một tiếng… Nhưng ngộ là tiếng hét này của ông, âm thanh không bật ra. Rồi kể từ đó về sau ông không phát ra được âm thanh nào nữa, liên tục mấy ngày liền không âm thanh nào có thể bật ra được khỏi miệng ông.

Thân phụ ông rất lo lắng và hiểu đây là quả báo do ông xúc phạm tượng Phật Quan Âm. Vì dòng họ ông làm giấy hàng mã từ bao đời nay (là giấy dùng đốt cho người chết). Họ vội lấy giấy bao tượng Phật lại như biểu thị lời xin lỗi.

Sau đó ông Lưu có hồi phục được chút ít, nhưng suốt đời âm thanh phát ra rất lạ, nghe giống như tiếng dê, vịt kêu… mãi cho đến khi ông qua đời vào năm ngoái.

Hơn nữa, do ông Lưu không hiểu biết nên chẳng có thái độ ăn năn sám hối tốt, vì vậy mà tội ác ông đã phạm không thể tiêu trừ!

Do kiếp trước ông có tạo phúc nên kiếp này được thọ, sống đến hơn 70 tuổi. Nhưng mấy năm cuối trước khi chết, ông sống rất bi thảm: Mặt ông bị ung bướu, luôn thối rữa, cuối cùng phải đeo mặt nạ. Khi ông chết đi, sắc mặt toàn bộ đều thối rữa, nhìn vô cùng kinh khiếp, ai thấy cũng rởn óc, kinh hoàng.

Chuyện xảy ra cho ông Lưu đúng là hiện thế báo, là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với những người có ác tâm phá chùa hủy tượng trên thế gian.