ố tác

Phật Quang Đại Từ Điển

(噁作) … I. Ố Tác. Phạm: Kaukftya. Cũng gọi Ác tác. Đồng nghĩa: Hối. Chán ghét việc đã làm, tức là sau khi làm việc xấu ác sinh tâm hối hận, là 1 trong những loại tâm sở, 1 trong 75 pháp do Thuyết nhất thiết hữu bộ thành lập, 1 trong 4 pháp Bất định của tông Pháp tướng. Theo sự giải thích trong luận Câu xá quyển 4 thì Ố tác có 3 nghĩa: 1. Duyên theo việc xấu ác đã làm mà hối hận, gọi là Ố tác; tức đặt tên Ố tác(cảnh sở duyên)là dựa theo sự hối hận(Ố)của năng duyên. 2. Hối hận(năng y)là do chán ghét việc ác đã làm(sở y)mà sinh, cho nên đặt tên Ố tác là dựa theo sự hối hận(năng y). 3. Hối hận là quả của ố tác(ghét việc đã làm), cho nên đặt tên Ố tác là dựa vào nhân trên quả hối hận. Ba nghĩa trên đều là hối hận việc ác đã làm. Nhưng tính chất của Ố tác không phải nhất định là bất thiện; bất luận thiện hoặc bất thiện, hễ việc đã làm mà không hợp tình hợp lí, thì đều gọi là Ố tác. Luận Đại tì bà sa quyển 37 thì nêu ra 4 trường hợp ố tác. 1. Hối hận về nghiệp ác đã tạo. 2. Hối hận về nghiệp thiện đã tạo. 3. Hối hận về nghiệp thiện đã tạo chưa trọn vẹn. 4. Hối hận về nghiệp ác đã tạo chưa được đúng mức. Bốn trường hợp trên là nói về nghiệp đã được tạo tác. Còn luận Câu xá quyển 4 thì cho hối hận về những việc chưa được làm, cũng gọi là Ố tác. Ví dụ hối hận Tại sao mình lại không làm việc ấy cũng là Ố tác.Thuyết nhất thiết hữu bộ cho rằng hối hận đã không làm việc thiện là Ố tác thiện; còn hối hận đã không làm việc bất thiện thì là Ố tác bất thiện. Hữu bộ chủ trương chỉ có thiện và bất thiện, chứ không có vô kí. Cứ theo luận Câu xá quyển 4, trong số các Luận sư khác, cũng có thuyết chủ trương Ố tác thông cả vô kí. Thành duy thức luận thuật kí quyển 7, phần đầu cũng cho rằng Ố tác thông cả thiện, ác và vô kí. Các nhà Duy thức gọi Ố tác là Hối nhưng sự giải thích của họ khác với luận Câu xá. Luận Thành duy thức quyển 7 thuyết minh: Hối là chán ghét nghiệp ác đã tạo, lấy hối hận làm tính, ngăn ngại Xa ma tha (chỉ quán)làm nghiệp; Ố tác là giả đặt tên nhân trên quả, còn Hối thì dựa vào đương thể mà đặt tên. [X. luận A tì đạt ma thuận chính lí Q.11; luận Du già sư địa Q.11; luận Hiển dương thánh giáo Q.1; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.7; Câu xá luận quang kí Q.4; Câu xá luận bảo sớ Q.4; Bách pháp vấn đáp sao Q.1].II. Ố Tác. Tội Đột cát la (Phạm: Duwkfta) trong giới luật. Chỉ cho những hành vi xấu ác nhỏ nhiệm. [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.9]. (xt. Đột Cát La, Ác Tác). ỔCũng gọi Ô, Ưu, Ốc. Chỉ cho chữ ( ) (u) trong 12 nguyên âm của chữ Tất đàm, 1 trong 50 chữ cái Tất đàm.Theo phẩm Thích tự mẫu trong kinh Kim cương đính, chữ Ổ biểu thị tất cả pháp thí dụ bất khả đắc. Theo kinh Đại phương quảng trang nghiêm quyển 4, khi xướng chữ Ổ thì phát ra tiếng về việc não loạn của thế gian (Phạm: Upadrava-bahulaô jagat). Theo phẩm Tự mẫu trong kinh Văn thù sư lợi vấn quyển thượng, chữ Ổ bao gồm các nghĩa: Hoang loạn, bức bách, thí dụ… Còn theo kinh Đại bát niết bàn quyển 8 (bản Bắc) thì chữ Ổ có nghĩa là tối thượng tối thắng (Phạm:Uttama). Ngoài ra, để phân biệt với chữ Ổ biểu thị nghĩa tổn giảm, từ xưa đến nay chữ này phần nhiều được gọi là chữ Ổ thí dụ. [X. kinh Phật bản hạnh tập Q.11, phẩm Tự mẫu trong kinh Văn thù sư lợi vấn; Tất đàm tự kí].