ổ đà nam

Phật Quang Đại Từ Điển

(鄔陀南) Phạm,Pàli: Udàna. Cũng gọi Ô đà nam, Ôn thác nam, Ưu đà na, Uất đà na. Hán dịch: Tự nhiên, Pháp cú, Thán, Soạn lục, Tự thuyết, Vôvấn tự thuyết, Cảm thán kệ. Một trong 9 phần giáo, 1 trong 12 thể tài kinh. Ổ đà nam nghĩa là Phật không đợi các đệ tử hỏi, mà trong tâm Ngài cảm thấy cần thiết và tự nói ra.Ud-ànanghĩa gốc là hơi thở, chuyển chỉ cho việc do cảm hứng mà tự nhiên phát ra âm thanh. Luận Đại tì bà sa quyển 126 (Đại 27, 660 thượng) nói: Tự thuyết là gì? Nghĩa là trong các kinh, nhân những việc vui buồn đức Thế tôn tự nói ra. Ngoài ra, luận Đại trí độ quyển 33 đem chia Ô đà nam làm 3 loại: 1. Không có người hỏi mà đức Phật đặt ra những vấn đề, như những việ được nói trong kinh Tạp a hàm. 2. Chư thiên đối trước ngài Tu bồ đề ngợi khen những việc hiếm có khó được của đức Phật, như những điều được ghi trong phẩm Bát nhã ba la mật. 3. Các bài kệ do các vị đệ tử sưu tập sau khi đức Phật nhập Niết bàn, như kệ Vô thường(phẩm Vô thường), kệ Bà la môn (phẩm Bà la môn)… [X. kinh Đại bát niết bàn quyển 15 (bản Bắc), luận Du già sư địa Q.25; Đại thừa nghĩa chương Q.1; Tuệ lâm âm nghĩa Q.50].