ô

Phật Quang Đại Từ Điển

(污) I. Ô: Cũng gọi Ưu, Ổ, Âu. Chỉ cho chữ (ù) trong 12 nguyên âm của chữ Tất đàm, 1 trong 50 chữ cái Tất đàm.Phẩm Thích tự mẫu trong kinh Du già kim cương đính giải nghĩa chữ Ô là: Tất cả pháp tổn giảm bất khả đắc. Kinh Phương quảng đại trang nghiêm quyển 4 giải nghĩa chữ Ô là: Trí tuệ của tất cả chúng sinh đều hẹp hòi yếu kém. Bởi vì nghĩa tổn giảm và hẹp hòi yếu kém của chữ Ô là từ chữ Phạmùna(dịch ý là tổn giảm, hẹp hòi yếu kém)mà ra. Vì để phân biệt với chữ Ô ví dụ (ù), cho nên từ xưa đến nay mới gọi chữ Ô này là chữ Ô tổn giảm. Kinh Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni quyển 9 thì giải chữ Ô là nghĩa Báo thân. Còn trong Hồng tự nghĩa thì ngài Không hải của Nhật bản giải nghĩa tổn giảm bất khả đắc của chữ Ô như sau (Đại 77, 405 trung): Tuy nói vô minh trụ địa không có ngằn mé, ngã mạn như núi Tu di không có chóp, nhưng nhất tâm rỗng không, xưa nay vốn thường trụ, không tổn, không giảm, đó là nghĩa đích thực của chữ Ô. (…) Nếu nhìn bằng mắt Phật, thì Phật và chúng sinh cùng ngồi trên tòa giải thoát, không đây không kia, bình đẳng không hai, chẳng thêm chẳng bớt, tròn đầy trùm khắp, đã không có pháp hơn kém thêm bớt, thì làm sao có người trên dưới tổn giảm, đó mới là nghĩa đích thực của chữ Ô vậy. [X. phẩm Tự mẫu trong kinh Văn thù sư lợi vấn Q.thượng; kinh Đại bát niết bàn Q.8 (bản Bắc); Tất đàm tự kí]. (xt. Ổ).II. Ô. Cũng gọi Áo. Chỉ cho chữ (o), 1 trong 12 nguyên âm Tất đàm, 1 trong 50 chữ cái Tất đàm. Phẩm Thích tự mẫu trong kinh Du già kim cương đính giải nghĩa chữ Ô là: Dòng thác tất cả pháp bất khả đắc. Bởi vì nghĩa dòng thác của chữ ô là từ tiếng Phạmogha (dịch ý là dòng thác)mà ra. Kinh Đại bát niết bàn quyển 8 (bản Bắc) thì giải nghĩa chữ ô là phiền não. Còn phẩm Thích tự mẫu trong kinh Văn thù sư lợi vấn quyển thượng thì giải nghĩa chữ ô là lấy. [X. kinh Phật bản hạnh tập Q.11; kinh Đại phương đẳng đại tập Q.10, phẩm Thích tự mẫu 14 trong kinh Văn thù vấn].