Nói về Tu học Pháp Phật

 

Nam mô A Di Đà Phật.

Trong hai mươi sáu bài trước, đã tóm lược Trí tuệ căn bản của Pháp Phật. Đây là bài nói về việc tu học Pháp Phật của người Phật Tử.

Mục đích của người tu học Pháp Phật là được Phúc Đức Trí tuệ như Phật, được Giải thoát mình và Giải thoát người khác, ra khỏi Khổ Sinh Già Bệnh Chết, thoát khỏi sáu Đạo luân hồi, cuối cùng được thành Phật.

Người Phật Tử tu học Pháp Phật. Chính là sửa chữa tất cả các hành vi sai trái như: Thấy biết, yêu ghét, ảo tưởng, phân biệt, chê bai, buông thả, kiêu mạn, nghi hoặc, phóng túng, cố chấp, dừng ở, nương nhờ, dựa vào, ỷ lại, cầm lấy Có Pháp, Có hình tướng, Có bản thân, Có được bản thân, Có thọ mệnh, Có tên giả, Có chúng sinh, Có Thế gian, Có Đạo, Có tâm, Có Trí tuệ, Có Tham muốn, Có Sắc thân, Có không có Sắc thân.., cùng với vô lượng vô biên các Có và hành vi sai trái khác. Với tất cả các Có được và các hành vi sai trái cho là tốt, cho là chân thực. Làm ra mười Đạo Nghiệp ác, tạo ra mười Nghiệp ác, ba Nghiệp Thân miệng ý ác, đã che mất tâm trước nay của tất cả chúng sinh vốn dĩ Thanh tịnh Bình đẳng, Trí tuệ rộng lớn, không sinh không mất, như Phật Như Lai. Nói cho tới tận cùng Đạo. Là giúp cho tâm chúng ta, trở lại với tâm xưa nay vốn dĩ Thanh tịnh, Bình Đẳng, Phúc Đức Trí tuệ vô lượng vô biên, không sinh không mất, như tâm Phật Bồ Đề. Mà tâm Phật Bồ Đề không bao giờ mất, luôn luôn ở trong tâm của chúng ta, trong tâm của tất cả chúng sinh chín Cõi Pháp mười phương. Nhưng do Nghiệp quả không thiện che lấp, cho nên không hiện ra. Nay cần phải tu sửa, giúp cho tâm Phật Bồ Đề hiện ra, mà chúng ta đã tự che lấp nó bằng việc làm ác, sai trái của chúng ta.

Phật Tử muốn có Đức hay công Đức, thì phải tu Bố thí, hay tu Pháp Bố thí tới Niết Bàn.

Phật Tử muốn có Phúc hay Phúc Đức, thì phải tu giữ Giới hạnh, mà chủ yếu là tu mười Giới thiện, hay tu Pháp giữ Giới tới Niết Bàn.

Phật Tử muốn có Trí tuệ thì phải tu Pháp Trí tuệ tới Niết Bàn. Trí tuệ có được từ Học rộng Nghe nhiều. Học rộng Nghe nhiều có công Đức bậc nhất, được Phật nói nhiều trong các Kinh.

Ví như Phẩm Nhớ truyền bậc Thanh Văn La Hán trong Kinh Hoa Sen Pháp vi diệu. Khi Phật ghi nhớ truyền cho A Nan được thành Phật, tên hiệu là Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Như Lai. Lúc đó A Nan chưa được quả A La Hán.

Khi đó trong hội tám nghìn người mới phát ý Bồ Tát, tất cả làm nghĩ nhớ đó. Chúng ta còn chưa được nghe nhớ truyền bậc các Bồ Tát lớn nhất, do Nhân duyên gì, mà các Thanh Văn được quyết định như thế ?

Lúc đó Thế Tôn biết được nghĩ nhớ nơi tâm của các Bồ Tát. Mà bảo rằng : Các người nam thiện ! Ta và A Nan, ở nơi ở của Không Vương Phật, đồng thời phát tâm Bình Đẳng Chính Đẳng Giác. A Nan thường ham thích Nghe nhiều, Ta thường siêng Tinh tiến, vì thế Ta đã được thành Bình Đẳng Chính Đẳng Giác. Mà A Nan giúp giữ Pháp của Ta, cũng giữ tạng Pháp của các Phật Tương lai, giáo hóa thành công các chúng Bồ Tát, nguyện trước kia của A Nan như thế, mà được nhớ truyền bậc này.

A Nan đối diện trước Phật, tự nghe nhớ truyền bậc và trang nghiêm Đất nước, mong nguyện đầy đủ, tâm rất vui mừng, được chưa từng có. Tức thời ghi nhớ tạng Pháp của vô lượng nghìn vạn trăm triệu các Phật Quá khứ, thông suốt không trở ngại, như nay được nghe, cũng biết nguyện trước kia.

Đây chính là nguyên nhân mà sau khi Phật vào Niết Bàn, giao phó cho A Nan tập hợp viết chép biên soạn Kinh điển Pháp Phật, lưu truyền cho đến ngày nay. Do A Nan Học rộng Nghe nhiều ghi nhớ không quên Kinh Pháp Phật. Mới được Phật giao trọng trách lớn nhất như thế.

Trong Phúc Đức Trí tuệ thì Trí tuệ là cao nhất. Trí tuệ như ánh mặt Trời xóa tan đêm đen Ngu tối. Ngu tối mất thì Làm mất, dẫn tới Tham Yêu Có Sinh Chết mất. Nghĩa là mười hai Nhân duyên mất, liền chứng quả Bích Chi Phật, thoát khỏi sinh chết luân hồi. Trí tuệ giúp cho con người thành Tiên Thánh, La Hán Bích Chi Phật, Bồ Tát và Phật. Do Chúng sinh mười Cõi Pháp mười phương, đều sinh ra từ Pháp. Phật Bồ Tát Thanh Văn Duyên Giác, đều sinh ra từ Pháp Phật. Bồ Tát Thanh Văn Duyên Giác, cũng sinh ra từ miệng Phật.

Phật biết rõ hết Trí tuệ Thế gian, Trí tuệ ra ngoài Thế gian, Trí tuệ của Tự nhiên, Trí tuệ không trở ngại, Trí tuệ không có Thầy. Phật nói Pháp Thế gian, Pháp ra ngoài Thế gian, Pháp Phật. Phật biết rõ Trí tuệ, Nhân quả của Thế gian Vũ trụ, cho nên được bốn Không đâu sợ, mười lực.. được Bình Đẳng Bồ Đề, là người tôn quý Phúc Đức Trí tuệ cao nhất của Thế gian Vũ trụ, là Thầy của Trời Người. Phật nói tới tận cùng tất cả Pháp, mà không có một Giáo chủ nào của Thế gian, có thể nói đầy đủ cặn kẽ ngắn gọn, minh bạch chi tiết bằng Phật. Thậm chí còn nói nguồn gốc, Nhân quả và các Pháp Phương tiện để điều phục nó.

Học Pháp Phật là học Trí tuệ Phật. Mà Trí tuệ Phật được thể hiện đầy đủ trong các Kinh điển, được các Phật nói. Do vậy Phật Tử phải học Kinh điển, để nhận giữ biết đầy đủ, trực tiếp nghe Trí tuệ Phật, từ chính miệng Phật. Đặc biệt tu học Kinh điển Pháp Bậc Phật : Đại Thừa, để học luôn một lúc cả Pháp Bậc Nhỏ : Tiểu Thừa. Nếu đọc Kinh điển thì không cần phải đọc bất cứ một bài giảng, bài luận nào, do các Đệ Tử của Phật nói giảng. Vì Trí tuệ của Đệ Tử bậc nhất của Phật, là Xá Lợi Phất, thậm chí Trí tuệ của Bồ Tát bậc mười, chỉ bằng hạt cát trong biển cát Trí tuệ vô lượng vô biên của Phật. Đặc biệt trong thời Pháp mất dần, Thầy sai rất nhiều. Vì vậy chúng sinh phải thận trọng khi nghe họ nói giảng.

Nguồn gốc có được Trí tuệ Phật, được Phật nói trong Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Mười dừng ở và các Kinh khác : Trí tuệ sáng như thế. Từ cái gì mà được ? Cần biết không ly rời Nghe nhiều quyết định Trí tuệ. Lại làm nghĩ nhớ đó. Tất cả Pháp Phật lấy gì làm gốc ? Không ly rời nghe Phật làm gốc.

Học Pháp Phật, phải học ba môn Giới Định Tuệ. Do vậy trong Kinh Giáo huấn tặng lại Phật nói : Trong thời có Phật xuất hiện ở Thế gian, thì lấy Phật làm Thầy. Ở thời không có Phật xuất hiện ở Thế gian, thì lấy Giới hạnh làm Thầy. Giữ Giới hạnh là đệ nhất công Đức. Giới hạnh là nơi nơi Giải thoát. Không có Giới hạnh sẽ chẳng có gì cả. Do vậy giữ Giới hạnh là việc làm đầu tiên của người tu hành. Trước tiên cần tu học giữ ba Giới cấm, là Giới cao nhất. Giới cấm đầu tiên cần giữ là không uống và hút các loại thuốc có chất gây nghiện, như thuốc phiện, thuốc lá, thuốc lào và các chất gây nghiện khác. Tiếp theo không uống bia rượu và các chất có cồn. Cuối cùng là không ăn tỏi, hành, kiệu, hẹ, hành tây. Đây là năm loại rau cay độc của Thế gian. A Tu La chỉ giữ được một Giới cấm không uống rượu, mà có cung điện Trời ở dưới Trời bốn Vua Trời, vượt hơn người Nhân gian. Người không giữ Giới cấm, chỉ có một con đường là rơi xuống Địa ngục. Bước tiếp theo là giữ mười Giới thiện, mà Giới thiện đầu tiên là không giết hại chúng sinh. Tiếp theo tu mười ngày ăn chay giữ Giới, chuyển dần tới không ăn thịt chúng sinh. Khi đã thành công không giết hại ăn thịt chúng sinh, là tới được cảnh giới bốn không ăn, được Phật nói trong các Kinh. Lúc này xuất hiện tâm Từ Bi thương xót. Khi đó các Giới khác cũng dần dần được cải thiện tốt hơn. Khi chúng ta đã không giết hại ăn thịt chúng sinh, nguyện thương xót cứu giúp tất cả chúng sinh, giúp cho tâm Từ Bi tăng thêm lớn thành tâm Đại Từ Bi. Lúc này sẽ không còn cố chấp nương nhờ nhiều vào bản thân, nương nhờ vào ăn uống, nương nhờ vào sợ thiếu chất do ăn chay, nương nhờ vào sợ mất sức khỏe, nương nhờ vào sợ bệnh tật, nương nhờ vào thọ mệnh, nương nhờ vào sợ già sợ chết, nương nhờ danh vọng tiền tài vật chất, nương nhờ vào mong cầu được nhiều người cúng dưỡng, nương nhờ vào đủ các loại ảo tưởng huyễn hoặc khác. Mà chính các sợ hãi nương nhờ này sẽ làm hại chúng ta. Lúc đó không còn Ma Quỷ bên ngoài tới quấy nhiễu. Đặc biệt là đủ các loại Ma ảo vọng sợ hãi nương nhờ như nói ở trên, do tự bản thân ta tạo ra nhạt mất dần. Tới lúc này chúng ta mới yên tâm, chuyên tâm học Kinh Pháp Phật, kể cả chuyên tâm nghĩ nhớ đọc tên hiệu Phật A Di Đà hoặc tên hiệu các Phật khác. Khi đã yên tâm chuyên tâm học Kinh Pháp Phật. Đây là khởi đầu của Thiền Định. Yên định chuyên tâm học Kinh Pháp là tu Thiền Trí. Tu Thiền Trí không đòi hỏi nhiều về tư thế, cho nên đi đứng nằm ngồi ngủ. Thậm chí kể cả khi ngủ nằm mơ, đều có thể tu luyện.

Cách nói đơn giản rạch ròi là muốn được cái gì thì tu cái đó. Thực chất các Pháp tới Niết Bàn có liên quan mật thiết với nhau. Ví như Bố thí có Trí tuệ của Pháp Bố thí. Người có Trí tuệ của Pháp Bố thí, sẽ biết cách Bố thí cho có hiệu quả nhất, công Đức cao nhất. Mỗi một Pháp tới Niết Bàn, đều chứa đựng chín Pháp tới Niết Bàn khác. Chỉ khác là Pháp càng có công hiệu lớn, Phúc Đức Trí tuệ nhiều, thì càng cần phải : Kiên trì Nhẫn nại Tinh tiến Học rộng Nghe nhiều hơn. Mà học rộng nghe nhiều ở đây, là học Trí tuệ Pháp Thế gian, Pháp ra ngoài Thế gian, Trí tuệ Kinh Pháp Phật, Trí tuệ không trở ngại, Trí tuệ của Tự nhiên, Trí tuệ Không có Thầy, Trí tuệ Không nghĩ bàn.. Nhưng không được dừng dựa, nương nhờ vào nó. Học hiểu được Trí tuệ nghĩa là Có. Nếu ta nhận giữ dựa vào Có này, thì chưa thoát ra khỏi sinh chết, luân hồi. Nếu ta vứt bỏ toàn bộ sẽ rơi vào Không có. Không có nghĩa là không có Tưởng nhớ, sẽ rơi vào Trời Không Tưởng trong bốn Thiền của Trời Không có Sắc thân. Thọ mệnh có thể tới tám vạn bốn nghìn Kiếp lớn. Sau khi hết thọ mệnh có thể rơi xuống Địa ngục, Quỷ đói, Súc sinh.

Cả hai loại Có và Không Có này, đều không được dừng dựa nương nhờ. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên cần phải học thuộc, hiểu rõ cốt lõi của các Kinh chủ yếu. Mà các Kinh điển cốt lõi, đã được tập hợp trong Đọc Kinh Hàng Ngày. Cách thức là học thuộc từng Kinh theo bốn bước.

Một là có thể đọc thành tiếng. Nhưng phải rõ ràng từng câu từng chữ. Đọc vừa phải không nhanh không chậm. Không dùng ca ngâm vịnh để thay thế, vì tiếng nói bị luyến âm, sẽ không rõ ràng. Thậm chí làm cho người đọc bị phân tán bởi giọng ca ngâm. Với bước này nghĩa là miệng đọc tai nghe. Trong bước này dùng cả sáu Căn để luyện tập, là Căn mắt mũi tai lưỡi thân ý. Nhưng chủ yếu sử dụng ba Căn : Căn mắt, Căn tai, Căn ý.

Hai là đọc nhẩm ở trong đầu không thành tiếng, nghĩa là mắt đọc tâm nghe. Phương pháp đọc cũng như ở trên, rõ ràng minh bạch từng câu từng chữ. Trong bước này chỉ dùng hai Căn để tu học, là Căn mắt và Căn ý.

Ba là không cần sử dụng tới sách Kinh, ngồi một mình nơi Vắng lặng, Căn mắt tai mũi lưỡi thân đều đóng lại : Không thấy, không nghe, không nói, không ngửi, thân không động, chỉ còn Căn tâm tự tưởng nhớ ở trong đầu, không phát ra thành tiếng, nghĩa là tâm đọc tâm nghe, tự đối thoại suy nghĩ ở trong tâm, tự tu tự chứng. Luyện tập cách này cho thực thuần thục. Giống như ta luyện bắn tên. Luyện tập thành thục tới mức không cần dùng tâm mắt để ngắm bắn. Chỉ cần cầm cung tên giương lên, mọi mũi tên đều tự trúng đích. Luyện bước thứ ba thuần thục như nói trong ví dụ này. Tự nhiên được vào bước thứ tư. Trong bước thứ ba này chỉ còn dùng một Căn tâm hay là Căn ý hoặc là Căn thức.

Bước thứ tư là ngồi nơi Vắng lặng, ngồi theo tư thế Yên định. Phát ra tu Thiền, nhập vào Định. Tự nhiên nghe thấy tiếng vang của Kinh Pháp ở trong đầu, như tiếng vang tới từ khoảng không, như tiếng vang của vách núi đá, tiếng vang của chuông của kim khí, giống như nghe tiếng nói của tai nghe, giống như khi ngủ mơ thấy tiếng nói trong mơ. Giống như ta thuộc làu một bài hát, khi cần sử dụng chỉ nghĩ tới tên bài hát, nội dung bài hát liền tự phát ra, không cần sử dụng tâm nghĩ nhớ, có thể sử dụng bài hát ở mọi lúc mọi nơi, mọi điều kiện mọi hoàn cảnh. Đến bước thứ tư không còn sử dụng tâm, liền không còn sử dụng sáu Căn, không còn sử dụng thân tâm để tu, nghĩa là Rỗng, Không Có, đều là Có. Đây là cốt lõi của Phương pháp : Không cầm lấy, Không vứt bỏ. Phương Pháp này chỉ có trong Đạo Phật, là Pháp đặc biệt vi diệu hiệu quả nhất, giúp cho chúng sinh tu luyện thành Phật. Tuy không sử dụng Tâm thức, nhưng vẫn còn Trí tuệ Phật vốn có ở trong tiếng vang đó. Đây là cảnh giới không có tâm, không có Sắc thân, cũng là cảnh giới Phật Như Lai. Vì thế Phật nói : Pháp Phật còn nên vứt bỏ, không thể dừng dựa nương nhờ. Huống chi nhận giữ nương nhờ Pháp Thế gian, Pháp khác, Pháp sai. Mà trong Pháp Thế gian Cõi Tham muốn và Cõi Có Sắc thân tu luyện cầm lấy Pháp Có, hay là cầm lấy Có ở đời sau, còn Cõi Không có Sắc thân tu luyện cầm lấy Pháp Không có, hay là Không có ở đời sau.

Vì sao Pháp Phật cũng phải vứt bỏ ? Tất cả Pháp vốn dĩ Không có. Phật Như Lai cũng không nói Pháp. Vì vậy Pháp Phật cũng là ảo giả, được Phật Giả là Thích Ca Mâu Ni biến ra để nói. Pháp ra ngoài Thế gian, Pháp Thế gian cũng chỉ là ảo tưởng phân biệt mà Có Pháp. Tuy nhiên Pháp Phật là Pháp tốt nhất, đúng nhất, uy Thần lực công Đức lớn nhất, Phúc Đức Trí tuệ tốt nhất, tồn tại lâu dài nhất. Do vậy nếu không vứt bỏ nó, thì trong tâm ta sinh ra tưởng nhớ Có Được Pháp. Dẫn tới sinh ra tâm nương nhờ, dựa vào, dừng ở Pháp. Lâu dài sinh ra đủ các loại không tốt khác như nghĩ mình đã chứng Đạo, đã được quả Đạo, được Đạo cao hơn người khác. Sẽ đem tới tự thỏa mãn, tự phụ, kiêu mạn, lười nhác, coi thường người khác, không còn làm Bố thí, giữ Giới, Nhẫn nhịn, Tinh tiến, Thiền định, Trí tuệ, không còn Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỉ, Đại Xả. Cuối cùng không thể tiến lên bậc cao hơn, thậm chí phá Giới, mất Đạo, rơi xuống Địa ngục Không có gian. Mặt khác nếu không vứt bỏ Pháp, lại rơi vào vòng xoáy Có Pháp. Khi đã Có Pháp thì Có Sinh, Có Mất, vẫn ở trong sáu Đạo luân hồi.

Thế Yên định là ngồi xếp bằng Kết già bắt chéo hai chân, theo cách ngồi của Phật. Hoặc ngồi bán già chân này để lên chân kia, theo thế ngồi của Bồ Tát. Hai tay xếp lên nhau, hai ngón cái chạm đầu vào nhau, tay ôm sát với thân, xếp thứ tự trên dưới giống như xếp chân. Khi ngồi toàn thân thẳng đứng. Đầu ngước nhìn phía trước khoảng hai mét. Điều chỉnh toàn bộ cho tới khi cảm thấy thân nhẹ, hai tay lỏng nhẹ là được. Khi đó khép kín năm Căn, tâm phát ra tu Thiền, nhập vào Định, nhập vào bước thứ tư như nói ở trên.

Pháp nghĩ nhớ A Di Đà được sinh về Tây Phương Cực Lạc, cũng theo lý này được nói trong chương Thông suốt nghĩ nhớ Phật của Đại Thế Chí Bồ Tát :

Như Lai mười phương thương nhớ chúng sinh, như Mẹ nhớ Con. Nếu Con bỏ đi, nhớ chẳng làm gì. Con nếu nhớ Mẹ, như thời Mẹ nhớ. Mẹ Con cùng sinh, không cùng lìa xa. Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật đọc Phật. Hiện nay Sắp tới nhất định thấy Phật, tới Phật không xa. Phương tiện không sai, tự được tâm mở. Như người nhiễm hương, thân có khí hương. Đây chắc tên là Quang hương trang nghiêm. Trí tuệ vốn có của Con dùng nghĩ nhớ tâm Phật, nhập vào Nhẫn Không sinh.

Luyện tập đọc nghĩ nhớ tên hiệu Phật A Di Đà, cũng thực hiện như Phương pháp nói ở trên. Thành thục tới mức đi đứng ngồi nằm, làm việc, ăn uống ngủ nghỉ, cũng nghe thấy tiếng vang tên hiệu A Di Đà Phật. Thậm chí trong mơ cũng nghe thấy tên hiệu A Di Đà Phật. Luyện tới mức này có thể gọi là thành công Tam muội nghĩ nhớ Phật : Nhận đúng, Hiểu đúng, Yên định đúng nghĩ nhớ Phật.

Ngoài môn Pháp nghĩ nhớ tên hiệu Phật A Di Đà, được sinh về Tây Phương. Cần phải đọc nhớ Kinh điển học Trí tuệ Phật để được thân biến hóa, được phẩm bậc cao sau này. Người có Trí tuệ và không có Trí tuệ, cùng sinh về Tây phương, nhưng ở cảnh giới khác nhau. Được Phật nói trong Kinh Vô Lượng Thọ :

Phật bảo Từ Thị. Nếu có chúng sinh. Do tâm nghi hoặc tu các công Đức, nguyện sinh Nước đó, không biết rõ Trí tuệ Phật. Trí tuệ không nghĩ bàn, Trí tuệ không thể nói, Trí tuệ rộng Pháp Bậc Phật, Trí tuệ Chính Đẳng Giác cao nhất. Với các Trí tuệ này nghi hoặc không tin. Đương nhiên do tin tội Phúc, tu luyện gốc thiện, nguyện sinh Nước này, các chúng sinh này sinh ở cung điện đó. Thọ năm trăm năm, thường không thấy Phật, không nghe Kinh Pháp. Không thấy Bồ Tát Thanh Văn chúng Thánh, vì thế ở Đất nước đó, gọi là sinh từ bào thai. Nếu có chúng sinh. Tin sáng Trí tuệ Phật, thậm chí Trí tốt hơn, làm các công Đức, tâm tin hồi hướng. Các chúng sinh này, ở trong hoa Sen bảy báu, tự nhiên hóa sinh xếp bằng mà ngồi. Chỉ trong giây phút, thân tướng Quang sáng Trí tuệ công Đức. Như các Bồ Tát đã thành công đầy đủ. Các Bồ Tát lớn nhất của phương khác. Phát tâm muốn thấy Vô Lượng Thọ Phật. Cung kính cúng dưỡng cùng với các chúng Bồ Tát Thanh Văn. Các Bồ Tát đó bỏ mệnh được sinh Nước của Vô Lượng Thọ Phật. Ở trong hoa Sen bảy báu tự nhiên hóa sinh.

Di Lặc nên biết. Người hóa sinh đó do được Trí tuệ, người sinh từ bào thai đó đều không có Trí tuệ. Ở trong năm trăm năm, thường không thấy Phật, không nghe Kinh Pháp. Không thấy Bồ Tát các chúng Thanh Văn. Do không cúng dưỡng với Phật, không biết nghi thức Pháp của Bồ Tát. Không được tu luyện công Đức, nên biết người này, thời gian Kiếp trước, không có Trí tuệ do nghi hoặc mà đem tới.

Muốn thấy A Di Đà Phật và Nước An Lạc cần tu quan sát như được Phật nói trong Kinh Quan sát Vô Lượng Thọ Phật. Cách tu cũng như nói ở trên, phải học thuộc các Kinh này, vào Thiền tới bước thứ ba có thể thấy Phật và cảnh Nước An Lạc. Nhưng các Phật Tử cần hiểu, hay thấy Phật là không thấy Phật, không hay thấy Phật là thấy Phật. Vì Phật ở cảnh giới thân tâm Rỗng, to lớn như khoảng không, như thân Phật A Di Đà cao mười hai nghìn tỉ Na do tha cây số, hay thân của Quan Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát cao một tỉ sáu trăm triệu Na do tha cây số. Mặt khác thân Phật không do bốn Lớn : Nước đất gió lửa hợp thành. Mà do vật chất khác của Thế gian như ánh hào quang, kết hợp với tâm Phúc Đức Trí tuệ tràn đầy khắp khoảng không. Còn chúng ta ở cảnh giới có thân tâm nhỏ bé, cao chỉ có khoảng một mét bảy. Thân bẩn do bốn Lớn : Nước đất gió lửa hợp thành, kết hợp với tâm ngu si bẩn ác, không có Phúc Đức Trí tuệ. Cho nên có thấy Phật, chỉ là cảnh giả ảo sai. Thậm chí do tâm mong muốn thấy Phật, giúp cho Ma Quỷ có được Phương tiện, liền biến ra thân Phật tới dụ dẫn chúng ta, làm cho chúng ta tin là Phật, mà đi theo nương nhờ Ma Quỷ. Hậu quả là làm Đệ Tử của Ma, hết Phúc của Đạo Ma liền rơi xuống Địa ngục và không bao giờ thấy Phật. Do vậy trong khi tu hành, đừng bao giờ mong cầu thấy Phật. Mà phải dùng mắt tâm Trí tuệ để thấy Phật. Hay nói rộng ra người tu hành, đừng bao giờ cầu Có được cho bản thân. Mà hãy cầu Có được cho người khác, cho chúng sinh. Tuy ta không cầu cho bản thân, nhưng thường được báo đáp trước so với chúng sinh, mà ta cầu cho họ. Đây là Phương pháp tu, để tránh rơi vào lưới võng Ma.

Còn có ba môn Pháp mà người học Pháp Phật cần phải biết. Đó là Tin Nguyện Làm. Được gọi là lương thực của người tu Đạo.

Có người nghe Pháp Phật xong, tin hiểu phát nguyện và thực hành. Đây là người đời trước đã từng tu học, đã được nghe Pháp Phật cho nên họ tin. Họ đến Nhân gian là do lực nguyện, duyên Nghiệp đời trước. Thường là người đã được quả Đạo. Nay họ hiện ra sinh để tiếp tục tu Đạo, để nâng cao quả Đạo và giáo hóa độ thoát chúng sinh.

Có người nghe Pháp Phật xong nửa tin nửa ngờ. Họ là người đời trước đã nghe Pháp Phật, do tin tội Phúc cho nên tu thiện, nhưng chưa hiểu chưa tin Trí tuệ Phật, đặc biệt là Trí tuệ Pháp Bậc Phật. Nếu họ đời này cố gắng tu Nghe nhiều, tin hiểu, phát nguyện lớn, siêng tu Tinh tiến chắc là được thành quả.

Có người nghe mà không tin. Đây là người chưa từng được nghe Pháp Phật, do Kiếp tội sâu nặng.  Giáo hóa những người này thực khó. Là người bị mất lợi lớn, khó thoát ra khỏi khổ sinh già bệnh chết, khó thoát ra khỏi luân hồi của Đạo ác.

Tin vào Pháp Phật, tin vào nền tảng của Đạo Phật, do ba yếu tố hợp thành : Một là Hiếu dưỡng Cha mẹ. Hai là Tin thâm sâu Nhân quả, cũng là tin vào thiện ác của Thế gian. Ba là Tin vào Đại Từ Bi.

Mọi thành công của con người đều do phát nguyện, thực hành mà thành quả. Phát nguyện quyết định thành bại của con người. Có rất nhiều loại phát nguyện, trong đó phát nguyện Trở về nương theo Phật Pháp Tăng. Phát nguyện tâm Phật Bồ Đề hay là phát nguyện thành Phật. Phát nguyện độ thoát tất cả chúng sinh. Đây là ba phát nguyện có công Đức lớn nhất.

Làm hay thực hành là sửa chữa lại hành vi, việc làm sai trái trước kia. Như thực hành Tinh tiến mười Pháp tới Niết Bàn.. Do lực phát nguyện lớn cùng với Tinh tiến thực hành, được các Phật Bồ Tát Thánh Hiền nhớ giúp. Khiến cho nguyện và thực hành của họ nhanh thành công.

Tin Nguyện Làm giống như chiếc kiềng ba chân vững chắc. Tu hành Tin Nguyện Làm, được chứng nghiệm. Lại tiếp tục Tin Nguyện Làm, cứ như thế mà Tinh tiến không ngừng, tăng cao quả Thánh. Tin Nguyện Làm cũng được gọi là lương thực, thức ăn của người tu Đạo.

Tu học Đạo Phật không có một quy trình nhất định. Không giống như người đời phải học từ thấp lên cao. Như được Phật nói trong Kinh Pháp Hoa : Có người chỉ cầu Kinh Pháp Hoa chứ không cầu Kinh khác, thậm chí từ khi sinh đến nay, chưa nhận bất cứ một câu Kinh kệ nào. Do vì người đó đã thành công Đạo Bồ Tát, cho nên họ không nhận Kinh Pháp bậc Thanh Văn Duyên Giác.

Giáo hóa người đời rất khó so với giáo hóa chúng sinh ở các Cõi khác. Lời nói của con người chỉ truyền tải được trong phạm vi rất hẹp, chủ yếu cho người xung quanh, rất ít người được nghe, nếu như không có Phương tiện truyền thông tốt. Nhưng nếu chúng ta dựa vào lực uy Thần của Phật, dùng lực Nguyện Trí tuệ Phương tiện Thiền Định, nguyện biến hóa tới các Cõi, tế độ chúng sinh. Yên lặng như Pháp đọc nghĩ nhớ Kinh Pháp Phật, cắt đứt hình tướng lời nói âm thanh, tạo ra âm thanh rỗng vô biên, hòa nhập với khoảng không vô biên, tất cả chúng sinh của các Cõi đều nghe được, cao có thể lên tới đỉnh Trời, thấp có thể xuống tới Địa ngục A Tì. Có thể độ thoát vô lượng vô biên chúng sinh của chín Cõi Pháp mười phương. Cho nên đừng sợ là ta ngồi im lặng đọc nghĩ nhớ Kinh Pháp Phật, sẽ không có ai biết, không có ai nghe, không Giải thoát được ai. Mà ngược lại có vô lượng vô biên chúng sinh các Cõi mười phương, kể cả bảy tổ chín ngành cũng tới cúng dưỡng Phật, cúng dưỡng Pháp và cúng dưỡng luôn cả người đọc nghĩ nhớ Kinh Pháp Phật. Thậm chí các Phật cũng tới trợ giúp, cúng dưỡng người nghĩ nhớ Kinh Pháp Phật, vì cung kính cúng dưỡng Kinh điển được các Phật nói, vì trợ giúp người đọc Kinh điển và vì độ thoát chúng sinh mười Cõi Pháp mười phương. Khiến cho người đọc nghĩ nhớ thông suốt, nếu như có quên mất câu chữ, được Phật Bồ Tát giúp cho đầy đủ. Vì thế cho nên Phật nói : Một người được Đạo Phật, thì bảy tổ chín ngành được siêu thăng. Hay là : Đi một vạn dặm thắp một nén hương, không bằng ngồi ở nhà đọc nghĩ nhớ Kinh Pháp Phật. Hay là : Đọc một cuốn Kinh điển Pháp bậc Phật được công Đức, vượt hơn cả tích chứa bảy vật báu cao tới Trời Phạm, trong trăm nghìn Kiếp Bố thí.

Có người hỏi Phật. Vì sao A Nan ngoài việc trợ giúp Phật, đi xin cơm ăn xong lại ngồi im lặng, không làm gì cả. Mà Phật bảo A Nan được công Đức bậc nhất. Vì A Nan Học rộng Nghe nhiều ghi nhớ không quên Kinh Pháp Phật. Lại ngồi một mình dựa vào uy Thần lực của Phật suy nghĩ,  đọc nghĩ nhớ ôn luyện Kinh Pháp Phật ở trong tâm. Giúp cho Giải thoát chúng sinh, cho nên được công Đức nhiều nhất.

Nếu học Kinh Pháp Phật Tinh tiến, mà sau thời gian từ bảy năm trở lên, không thể nhập tâm, không thể vào bước thứ tư như nói ở trên, không thể được Pháp Đà La Ni : Nhận giữ nghĩ nhớ không quên, thì cần phải học đọc Kinh Chê Phật.

Cần học các Kinh Chú Đà La Ni như : Kinh A Di Đà : Thần Chú sinh về Tây Phương. Kinh Vô Lượng Thọ : Bốn mươi tám nguyện. Kinh Quan sát Vô Lượng Thọ Phật : Phần Quan sát sinh phần đầu phẩm cao nhất. Kinh Đà La Ni Hộp ấn báu bí mật toàn thân Xá Lợi của tất cả tâm Như Lai : Chú Đà La Ni. Kinh Đà La Ni tâm Đại Bi Không trở ngại : Thần chú Đại Bi. Kinh Đại Phật đỉnh vạn hành Thủ Lăng Nghiêm : Thần chú Đại Phật đỉnh. Kinh Công Đức nguyện trước kia của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai : Mười hai nguyện. Kinh Chê Phật : Chú Đà La Ni. Kinh Ấn Trí tuệ của Như Lai. Kinh Pháp Trí Tuệ tới Niết Bàn được Văn Thù Sư Lợi nói. Kinh Kim Cương Trí tuệ tới Niết Bàn. Kinh Rõ nghĩa hợp ý hiểu đầy đủ rộng mở chuyên nghiệp : Hay là Kinh Viên Giác. Kinh Hoa Sen Pháp vi diệu. Kinh Hoa Nghiêm. Kinh Tâm Nhiều Trí tuệ tới Niết Bàn. Kinh Bảy Phật. Kinh Năm mươi ba Phật Quá khứ. Kinh Ba mươi lăm Phật Hiện tại. Kinh Tên hiệu một trăm Phật. Kinh Nghìn Phật Quá khứ Kiếp Trang Nghiêm. Kinh Nghìn Phật Hiện tại Kiếp Hiền. Kinh Nghìn Phật Tương lai Kiếp Tinh Tú. Kinh Một nghìn năm trăm Phật Hiện tại mười phương. Kinh Năm nghìn năm trăm Phật. Kinh Tên hiệu Phật : Kinh Vạn Phật. Kinh Công Đức nguyện trước kia của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngoài ra còn có thể học các Kinh khác. Khi học các Kinh này cần nhớ không quên các Thần Chú Đà La Ni và các bài kệ. Các Kinh này đã được tập hợp ngắn gọn trong phần Cúng dưỡng Phật Pháp Tăng và Đọc Kinh hàng ngày. Các bài viết trong phần Hiểu biết và Tu học, được đăng trên mạng :

Hiểu Biết Và Tu Học

Như vậy người học Pháp Phật phải thực hiện các việc cốt yếu sau đây.

Các Phật Tử nên thực hiện mười việc sau đây cùng một lúc là tốt nhất. Nhưng cũng có thể tạm thời chia theo thứ tự như sau :

Một là nghĩ nhớ tên hiệu Phật A Di Đà được sinh về Tây Phương Cực Lạc, là công Đức bậc mẹ của tất cả công Đức. Hay là công Đức đọc nghĩ nhớ tên hiệu các Phật, sinh ra tất cả các công Đức khác.

Hai là phát tâm nguyện Trở về nương theo Phật Pháp Tăng. Phát tâm nguyện tu hành Pháp Phật Bồ Đề, hay là phát tâm nguyện thành Phật Bồ Đề. Phát nguyện độ thoát tất cả chúng sinh. Đây là ba phát nguyện lớn nhất, cốt lõi nhất của người tu học Pháp Phật.

Ba là tu hành phát nguyện sám hối hồi hướng, hồi hướng Phúc Đức Trí tuệ Căn thiện, như Kim Cương Tràng Bồ Tát, như các Phật Bồ Tát hồi hướng Phúc Đức Trí tuệ Căn thiện.

Bốn là tu môn Pháp Giới Định Tuệ. Tu Giải thoát Giải thoát thấy biết. Cũng là năm phần hương của các Phật Như Lai.

Năm là tu môn Pháp Tin Nguyện Làm. Là lương thực thức ăn của người tu học. Là căn cơ căn bản của người tu học.

Sáu là Học rộng, Nghe nhiều Tinh tiến thực hành. Yên lặng như Pháp đọc nghĩ nhớ Kinh Pháp Phật, giáo hóa tế độ chúng sinh chín Cõi Pháp mười phương. Đây là cội nguồn của Trí tuệ.

Bảy là tu hành mười Pháp tới Niết Bàn, quan tâm đặc biệt từ Pháp Trí tuệ tới Niết Bàn, tới Pháp Trí tuệ không hết tới Niết Bàn. Vứt bỏ rời xa tưởng nhớ, phân biệt, cầm lấy, nương nhờ, dừng ở.. tất cả Có, kể cả có Pháp. Tu tất cả các Rỗng, kể cả Pháp Rỗng, Không có Pháp và cũng không cầm lấy, nương nhờ, dừng ở tất cả tu được. Vứt bỏ rời xa tưởng nhớ, phân biệt, cầm lấy, nương nhờ, dừng ở.. tất cả Có, Có hình tướng, kể cả Có bản thân ta, được bản thân ta, có người, có chúng sinh, có thọ mệnh. Tu Không có hình tướng, kể cả Không có ta, Không được bản thân ta, không có người, không có chúng sinh, không có thọ mệnh, không có Phật, không có Pháp, không có Tăng, tất cả đều Không có và cũng không tưởng nhớ, phân biệt, cầm lấy, nương nhờ, dừng ở tất cả tu được. Hiểu tất cả là một, một là tất cả. Hiểu Có liền là Không có, Không có liền là Có. Hiểu tất cả Không có, cũng đều là Có. Hiểu tất cả Có đều sinh ra từ Không có. Hiểu tất cả Pháp có hình, đều sinh ra từ Pháp Không có hình. Hiểu tâm sinh ra tất cả, kể cả Thế gian Vũ trụ. Hiểu tâm ý thức có trước, vật chất có sau, hay là tâm tưởng quyết định hình thức. Hiểu Không có tâm tướng hay hiện ra Có tâm tướng. Hiểu Không có hình tướng hay hiện ra hình tướng. Hiểu Pháp Phật đều sinh theo tâm tưởng của chúng sinh. Hiểu Tâm Chúng sinh làm Phật, Chúng sinh là Phật. Hiểu Phật là Chúng sinh lớn nhất. Hiểu không có Phật, Pháp, Tăng mà lại Có Phật, Pháp Tăng. Hiểu không có chúng sinh mà lại có chúng sinh. Hiểu không có Pháp, Cõi Pháp mà lại có Pháp, Cõi Pháp. Hiểu nhận lấy nhiều cúng dưỡng dễ nhanh phá hỏng Đạo, mất Đạo, làm cho Pháp nhanh mất hết. Hiểu tham cầu Có nhiều sẽ phá hỏng Giới hạnh, mất tâm Đại Từ Bi, mất Pháp, mất Đạo và đọa xuống Địa ngục Không có gian. Hiểu Rỗng là tất cả Không có, là quá bé nhỏ không trông thấy, là quá to lớn không trông thấy biên giới, giới hạn của nó, lại cũng đều là Có mà là Có sai, do quá lớn, qua nhỏ, nhanh hỏng mất.

Tám là tu hành tâm Từ lớn nhất, Bi lớn nhất, Vui lớn nhất, Vứt bỏ lớn nhất. Tu hành mười hạnh nguyện lớn sâu rộng của Phổ Hiền Bồ Tát.

Chín là hàng ngày sau khi đọc Kinh, nghĩ nhớ Phật. Luôn nhớ đọc các bài văn : Cầu Siêu, Cầu Đảo Bệnh, Cầu Bình Yên, Cầu Giải Oan Kết, giúp cho chúng sinh mười phương mười Cõi Pháp, đều được Giải thoát. Chính là đang thực hiện Mục đích và lời dạy của Phật. Là Giải thoát mình và Giải thoát người ra khỏi Khổ Sinh Già Bệnh Chết, thoát khỏi sáu Đạo luân hồi, cuối cùng đều được thành Phật. Công Đức lớn nhất thứ ba lại nằm ở phần này. Vì các bài cầu nguyện này, là thực hành lời phát nguyện thứ ba, độ thoát tất cả chúng sinh. Còn gọi là giúp độ thoát tất cả khổ của tất cả chúng sinh. Giúp cho tất cả chúng sinh đều được thành Phật.

Mười là dù gặp Nhân duyên mất thân mệnh cũng không được vứt bỏ bốn Pháp bậc Phật. Đây là Phương tiện thiết yếu cho người tu Đạo. Được Phật nói trong Kinh Bốn Pháp Bậc Phật.

Khi đó Thế Tôn bảo các Tì Kheo ! Có bốn loại Pháp. Bồ Tát Bồ Tát lớn hết lượng thọ của họ, thường nên tu hành. Thậm chí tuy gặp Nhân duyên mất mệnh, cũng không được buông bỏ. Thế nào là Bốn ?

Các Tì Kheo ! Bồ Tát hết thọ, thậm chí gặp gỡ Nhân duyên mất mệnh. Nhất định không được vứt bỏ tâm Bồ Đề.

Các Tì Kheo ! Bồ Tát hết thọ, thậm chí gặp gỡ Nhân duyên mất mệnh. Nhất định không được vứt bỏ Tri thức thiện.

Các Tì Kheo ! Bồ Tát hết thọ, thậm chí gặp gỡ Nhân duyên mất mệnh. Không được vứt bỏ chịu yêu thích Nhẫn nhịn.

Các Tì Kheo ! Bồ Tát hết thọ, thậm chí gặp gỡ Nhân duyên mất mệnh. Nhất định không được vứt bỏ Rừng núi vắng.

Các Tì Kheo ! Như bốn Pháp đó. Bồ Tát hết thọ, thường nên kiên trì, thà rằng mất thân mệnh mà không rời bỏ. Khi đó Thế Tôn nói lại nghĩa này đọc bài kệ nói rằng :

Trí Tuệ sáng Thế gian. Cần phát tâm Bồ Đề.

Thường nghĩ Tất cả Trí. Thường gần Tri thức thiện.

Chịu ở yêu thích Nhẫn. Dừng dựa Rừng núi vắng.

Giống như Vua Sư Tử. Rời xa các sợ hãi.

Các người Trí tuệ sáng tu hành Pháp này. Có thể nhanh vượt ra ngoài các lưới võng Ma. Nhanh chứng nghiệm Bình Đẳng Chính Đẳng Bồ Đề. Khi Phật nói Kinh này xong. Các chúng Tì Kheo vui mừng cung kính thi hành.

Bài kệ khuyên tu.

Chí tâm mười nghĩ. Nhớ A Di Đà.

Được Phật tới rước. Sinh Nước Cực Lạc.

Thậm chí một nhớ. Cũng sinh Tây Phương.

Hết khổ sinh chết. Thành Phật Bồ Đề.

Bài kệ hồi hướng:

Nguyện đem công Đức này. Ban khắp cho tất cả. Chúng Con và chúng sinh. Đều được thành Đạo Phật.

Bài kệ thu Kinh.

Ba Đường ác dứt thường rời Khổ. Sáu Đạo nghỉ theo hết nhân chìm. Hà sa các Thức : Biết, hiểu Chân Như. Vạn loại Có tình lên Niết Bàn.

Nam mô A Di Đà Phật.
Phật Tử Bùi Đức Huề biên soạn tháng 2/2015.