Nói về Bản chất của các Pháp
Phật Tử Bùi Đức Huề biên soạn

 

Nam mô A Di Đà Phật.

Pháp là cái gì? Pháp có thể là:

Pháp luật Quốc tế và luật Quốc tế, Pháp luật và luật của Quốc gia. Phương Pháp, biện Pháp, cách thức, cách làm, các tiêu chuẩn, các nguyên tắc, các khuôn mẫu, khuôn phép. Các giáo lý của các Đạo, các Pháp Đạo. Các quy định, các quy tắc, các nội quy, các thể lệ, các điều lệ..

Bản thân các Pháp không thể tự sinh. Mà đều do con người nghĩ ra. Do vậy thể loại và tính không có, đều cùng Rỗng lặng. Các Pháp không thể sinh cho nên không làm, không nói, không biết tên, không mất, không bẩn không sạch, không tăng không giảm, không tốt không xấu, không thiện không ác, không tới không đi, bằng nhau bình đẳng, trống rỗng rộng lớn như khoảng không, tràn đầy khắp Thế gian Vũ trụ. Không có năm Uẩn : Sắc thân, Nhận lấy, Tưởng nhớ, Làm và Biết. Không có sáu Căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức. Không có năm Tình : Sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc. Không có sáu Trần : Sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp. Do vì không có cho nên không có tâm thức. Không có tâm thức cho nên không sinh và không mất, chân thực tồn tại lâu dài cùng với thời gian, không gian, Thế gian Vũ trụ.

Tất cả các Pháp ở Thế gian đều do tâm thức sinh ra. Mỗi Pháp đều có mục đích và công năng của nó. Như duy trì, tu sửa, điều chỉnh, điều hòa, phát triển giúp cho ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Tâm thức sinh ra Pháp. Pháp sinh này đều có thể loại và tính. Do có sinh cho nên có mất, có tăng có giảm, có thiện có ác, có sạch có bẩn, có cao có thấp, có lớn có nhỏ, có tốt có xấu, có sướng có khổ, có tới có lui, không ngang bằng, không bình đẳng. Có năn Uẩn : Sắc thân, Nhận lấy, Tưởng nhớ, Làm và Biết. Có sáu Căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức. Có năm Tình : Sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc. Có sáu Trần : Sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp. Tâm thức sinh ra các Pháp. Tâm Pháp sinh Đất nước, chúng sinh, Thế gian, Thế giới, Vũ trụ, Cõi Pháp chúng sinh và đủ các loại ảo tưởng hi vọng khác.

Tất cả vạn loại chúng sinh có tình được sinh ra từ tâm tưởng, ý nghĩ, ý tưởng. Tất cả vạn vật cũng lại được sinh ra từ tâm tưởng, ý nghĩ, ý tưởng. Tất cả vạn loại chúng sinh có tình được sinh ra đều là có giả, không thực, hư ảo, sai, biến hóa, do không tồn tại lâu dài. Tất cả vạn vật cũng lại được sinh ra đều là có giả, không thực, hư ảo, sai, biến hóa, do không tồn tại lâu dài. Ý tưởng ý thức cũng là dạng không có hình, nhưng là không có hình tướng giả sai, do không tồn tại lâu dài. Do vậy tất cả Pháp có hình đều được sinh ra từ Pháp không có hình tướng. Hay là Pháp không hình sinh ra Pháp có hình.

Ví như ta muốn có nhà để ở, đầu tiên phải có ý tưởng về ngôi nhà, sau đó phải thể hiện ra bản vẽ, tiếp theo phải thi công và sau cùng mới có ngôi nhà theo ý tưởng ban đầu. Ý tưởng là Pháp không có hình tướng. Bản vẽ và thi công là khâu trung gian hay là Phương tiện. Ngôi nhà hoàn thành là Pháp có hình tướng. Nhưng ngôi nhà đó bị hủy hoại theo thời gian. Sau cùng thì biến mất không còn gì cả. Vì nó là Pháp sinh cho nên phải mất.

Ví như muốn có con thì phải lấy vợ, sau đó mới có con. Như vậy muốn có con là Pháp không có hình. Lấy vợ là khâu trung gian hay là Phương tiện. Có con là Pháp có hình tướng. Con sinh ra không tự biết tên, được nuôi lớn, có già có bệnh, có chết, có khổ, có sướng..

Tất cả vạn loại chúng sinh có tình được sinh ra đều như thế. Cho nên nói Pháp có hình tướng là Có sai, không thực, giả, hư ảo, biến hóa, như Trăng trong nước, như hình bóng trong gương, như ánh chớp điện, như sương mù. Do nhanh mất, dễ hỏng vỡ, không tồn tại lâu dài. Tâm sinh ra tất cả vạn loại chúng sinh có tình. Có một bài kệ của Giác Lâm Bồ Tát trong Kinh Nguyện trước kia của Địa Tạng Vương Bồ Tát:

Nên biết Phật và Tâm.
Tính Hình đều vô tận.
Nếu người biết Tâm làm.
Rộng tạo các Thế gian.
Người đó chắc thấy Phật.
Rõ Tính thực của Phật.
Tâm không ở với Thân.
Thân cũng không ở Tâm.
Mà hay làm việc Phật.
Tự do chưa từng có.
Nếu người muốn biết rõ.
Tất cả Phật Ba đời.
Cần xem Tính Cõi Pháp.
Một Tâm tạo tất cả.

Hay là Pháp có hình tướng sinh ra từ Pháp không có hình tướng. Nghĩa là tinh thần có trước, vật chất có sau. Tinh thần quyết định tất cả, kể cả mệnh sống của bản thân. Chúng sinh, Phật Bồ Tát cũng sinh ra từ tâm thức, tâm Pháp. Hay Phật nói trong Kinh Hoa sen Pháp vi diệu:

Con Phật sinh từ miệng Phật, sinh ra từ Pháp Phật.

Kinh Tâm Nhiều Trí tuệ tới Niết Bàn chính là Kinh nói về bản chất của các Pháp. Đây là toàn bộ bản Kinh.

Kinh Tâm Nhiều Trí Tuệ tới Niết Bàn.  

Quan Tự Tại Bồ Tát, khi thực hành Nhiều Trí Tuệ tới Niết Bàn sâu. Xem thấy năm Uẩn (Năm Bóng che : Sắc thân, Nhận, Tưởng nhớ, Làm, Biết) đều Rỗng, độ thoát tất cả khổ ách.  

Xá Lợi Phất ! Sắc thân không khác Rỗng, Rỗng không khác Sắc thân. Sắc thân tức là Rỗng, Rỗng tức là Sắc thân. Nhận, Tưởng nhớ, Làm, Biết cũng lại như thế.

Xá Lợi Phất ! Hình tướng các Pháp đó Rỗng, không sinh, không mất, không bẩn không sạch, không tăng, không giảm. Vì thế trong Rỗng không có Sắc thân, Nhận, Tưởng nhớ, Làm, Biết. Không có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý. Không có Sắc thân, Tiếng nói, Hương, mùi Vị, Xúc chạm, Pháp. Không có Cõi Mắt thậm chí không có Cõi biết của Ý. Không có Ngu tối cũng không có hết Ngu tối. Thậm chí không có Già Chết cũng không có hết Già Chết. Không có Khổ, tập hợp Khổ, mất Khổ, Đạo mất Khổ. Không có Trí tuệ cũng không có được.

Do vì không đâu được cho nên Bồ Tát dựa theo Nhiều Trí Tuệ tới Niết Bàn. Tâm không có trở ngại, do không có trở ngại, không có hoảng sợ, rời xa mộng tưởng đảo lộn, thành quả Niết Bàn.

Các Phật Ba Đời dựa theo Nhiều Trí Tuệ tới Niết Bàn cho nên được Bình Đẳng Chính Đẳng Bồ Đề.

Mới biết Nhiều Trí Tuệ tới Niết Bàn, là Thần Chú lớn nhất, là Chú sáng lớn nhất, là Chú Bình Đẳng, là Chú Bậc không có bằng. Hay bỏ tất cả Khổ, chân thực không sai cho nên nói Chú Nhiều Trí Tuệ tới Niết Bàn. Liền đọc Chú nói rằng :

Yết đế, Yết đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha. Nhiều Trí tuệ tới Niết Bàn Phật.

Kinh Tâm Nhiều Trí Tuệ tới Niết Bàn.

Kinh này được xoay quanh hình tướng các Pháp Rỗng. Mà cốt lõi là các Pháp tự nó không thể sinh cho nên nói là không có Pháp, không có được Pháp, không đâu được Pháp. Do không có tất cả Pháp cho nên không có tất cả vạn vật và cũng không có bất cứ thứ gì khác.

Mới lại các Như Lai không nói Pháp. Không có Pháp được Như Lai nói. Nói Pháp chỉ là Phật Giả. Pháp được Phật giả nói cũng là Pháp do tâm sinh, là Pháp Có hình tướng do được sinh ra từ Pháp Không có hình tướng. Pháp Không có hình tướng được Phật giả biến thành Pháp Có hình tướng để nói. Đó là việc hiếm có bậc nhất chưa từng có, là việc khác biệt của Pháp Phật. Do có sinh nên cũng có mất. Cho nên mới có thời Pháp đúng, thời Hình bóng Pháp và thời Pháp tan biến mất. Như thời Pháp đúng của Phật Thích Ca là năm trăm năm. Thời Hình bóng là năm trăm năm. Sau đó là thời mạt Pháp : Thời Pháp tan dần biến mất.

Theo Kinh này và các Kinh khác như Kinh Nhiều Trí tuệ tới Niết Bàn Phật, Kinh Hoa Sen Pháp vi diệu, Kinh Các Pháp Không Làm, Kinh Tạng Phật, Kinh Hiểu đầy đủ rõ nghĩa-Kinh Viên Giác, Kinh Kim Cương, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm. Tự nhiên không có Pháp cũng không có Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Trời, Người, Địa ngục, Quỷ đói, Súc sinh. Mà tự nhiên là không sinh không mất, trống rỗng không có, vô lượng vô biên, tràn đầy khoảng không. Như vậy mười Cõi Pháp chúng sinh, Thế giới cũng là tự nhiên không sinh không mất, trống rỗng không có, vô lượng vô biên, tràn đầy khoảng không.

Tất cả vạn loại chúng sinh Có tình có tên hiệu, nghĩa là Có, đều cùng là Có giả, không thực, hư ảo, biến hóa. Do vậy Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Trời, Người, Địa ngục, Quỷ đói, Súc sinh và muôn người, vạn vật khác có tên hiệu, cũng lại nghĩa là Có, đều cùng là có giả, không thực, hư ảo, biến hóa.

Ví như Phật Thích Ca xuất hiện ở Thế gian dựa vào thân bốn Lớn, dựa vào tâm Nghiệp, tâm Pháp, tâm thức, thọ mệnh hơn tám mươi năm cũng đều là giả, sai, không có sai, có sai. Chính bản thân Phật Thích Ca khi chưa thành Phật đã có bài kệ ca ngợi Phất Sa Phật và các Phật khác. Được nói trong Kinh Tập hợp việc làm trước kia của Phật-Phật bản hành tập Kinh. Đây là bộ Kinh nói về thân thế sự nghiệp của Phật Thích Ca và các Đệ Tử lớn nhất của Phật.

Trên Trời dưới đất thua kém Phật.
Thế giới mười phương cũng không bằng.
Con thấy hết Có của Thế gian.
Tất cả không Có như Đức Phật.

Phạm Võng Giáo Chủ Lô Xá Na Phật là thân Pháp sinh ở Trời Phạm, thân lớn thọ mệnh bảy trăm A tăng kì Kiếp-Một A tăng kì kiếp bằng mười mũ ba mươi lăm năm. Vì là thân Pháp, sinh ra từ Pháp Phật, từ Có sinh ra, cho nên cũng là giả. Các Phật khác đều thọ mệnh ba A tăng kì Kiếp.

Tì Lư Giá Na Như Lai là tính thể của tự nhiên không sinh không mất, trống rỗng không có, vô lượng vô biên, tràn đầy khoảng không. Đây mới là Phật chân thực không sinh không mất.

Chữ Như Lai là không động không tới không đi. Thường gọi là Chân Như cũng là tính thể của tự nhiên không sinh không mất, trống rỗng không có, vô lượng vô biên, tràn đầy khoảng không của tất cả mười Pháp giới chúng sinh : Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Trời, Người, Địa ngục, Quỷ đói, Súc sinh và các vật, chất khác. Hay gọi là tất cả vạn loại chúng sinh có tình. Đều được sinh theo tâm tưởng của chúng sinh.

Tâm chúng sinh nghĩ tới Phật liền là Phật. Thậm chí nếu chúng sinh nghĩ tới Ma tức là Ma. Mà thực chất là không có Phật, Pháp, Như Lai, Niết Bàn, Bồ Đề và thậm chí không có Ma, không có chúng sinh và tất cả toàn bộ đều không có. Có chỉ là do tâm tưởng ảo vọng mong muốn của chúng sinh mà hiện ra có Phật, Pháp, Như Lai, Niết Bàn Bồ Đề. Như Phật nói :

Tâm của tất cả chúng sinh đều là tâm Phật. Nhưng do tâm nghiệp ảo vọng của chúng sinh mà phân biệt có Phật Pháp, chúng sinh, Niết Bàn Bồ Đề. Tâm ta làm Phật, thì ta là Phật. Tâm ta làm Ma, thì ta là Ma.

Lý của tất cả các Pháp, của mọi việc mọi vật, của chúng sinh tự nhiên đều là như thế.

Nam mô A Di Đà Phật.
Phật Tử Bùi Đức Huề biên soạn tháng 9/2014.