Niết-Bàn Kinh

Từ Điển Đạo Uyển

涅槃經; C: nièpán jīng; J: nehangyō;
Một trong các kinh văn chính của Phật giáo Đại thừa Á Đông, có 3 bản dịch:
1. Đại bát Niết-bàn kinh (大般涅槃經; s: mahāparinirvāna-sūtra); 40 quyển, do Đàm Vô Sấm dịch vào thời Bắc Lương.
2. Cùng nhan đề trên; gồm 36 cuốn; Huệ Nghiêm (慧嚴; s: jñānabhadra) và Hui-ning dịch vào đời Tống.
3. Phật thuyết Đại bát Niết-bàn kinh (佛説大般泥洹經), 6 quyển; Phật-đà-bạt-đà-la (s: buddhabhadra) và Pháp Hiển (法顯) dịch vào đời Tây Tấn năm 416-418.
Kinh nầy được cho là bài pháp cuối cùng của Đức Phật trước khi ngài nhập niết-bàn, nhấn mạnh rằng tất cả các loài hữu tình đều có Phật tính; và tất cả chúng sinh, kể cả Nhất-xiển-đề, đều sẽ thành Phật. Bản kinh đầu tiên có lẽ đã được truyền bá dần vào lúc Đàm Vô Sấm dịch xong, do vì bản kinh mà Pháp Hiển mang về Trung Hoa chỉ là một phần của bộ 6 quyển, trong khi bản dịch sau nầy của Đàm Vô Sấm (s: dharmakṣema) lên đến 40 quyển. Mãi về sau, Huệ Quán (慧觀), Huệ Nghiễm (慧嚴; 363-443); Tạ Linh Vận (謝靈運, 385-433) và một số người khác vào đời Lưu Tống (420-479), đã hợp nhất và cải thiện bản dịch của Phật-đà-bạt-đà-la và Pháp Hiển thành bản dịch riêng gồm 36 quyển. Bản dịch nầy gọi là Nam bản Đại bát Niết-bàn kinh, và bản của Đàm Vô Sấm dịch được gọi là Bắc bản.