ni càn đà nhã đề tử

Phật Quang Đại Từ Điển

(尼乾陀若提子) Phạm: Nigrantha-jĩàtaputra. Pàli: Nigaịỉha-nàtaputta. Cũng gọi: Phiệt đà ma na (Phạm: Vardhamàna) Ni kiền đà xà đề phất đala, Ni yết lạn đà thận nhã đê tử, Ni yên nhã đề tử, Ni kiền thân tử. Gọi tắt: Nhã đề tử, Ni kiền tử. Hán dịch: Li hệ thân tử. Tổ khai sáng của Kì na giáo, 1 trong các ngoại đạo Ni kiền tử, 1 trong 6 nhà ngoại đạo ở Ấn độ. Theo truyền thuyết, trước Ni kiền đà nhã đề tử, Kì na giáo còn có 23 vị Tổ sư, cho nên đời sau cũng cho Ni kiền đà nhã đề tử là Tổ thứ 24, hoặc tôn ngài là tổ Trung hưng của Kì na giáo. Thân mẫu ngài là Nhã đề (Phạm:Jĩàta) nên ngài được gọi là Nhã đề tử(con của bà Nhã đề). Ngài là người cùng thời với đức Phật, sinh ở 1 thôn xã ngoài thành Tì xá li tại Trung Ấn độ. Ngài vốn là người tại gia có vợ con. Năm 30 tuổi, cha mẹ ngài nhịn ăn mà qua đời, ngài chợt tỉnh ngộ, bèn xuất gia học giáo pháp của Ba xa bà(ngờ là Lặc sa bà)để cầu đạo giải thoát. Sau 12 năm tu luyện khổ hạnh thì ngài đại ngộ và suốt 30 năm sau đó, ngài được nhà vua giúp đỡ truyền bá đạo pháp ở các nước: Tì xá li, Ma yết đà, Ương già … thuộc Trung Ấn độ và được tín đồ tôn xưng là Kì na (Phạm: Jina, người thắng), Đại hùng (Phạm: Mahàvìra), Hoàn toàn giả (Phạm: Kevalin,người hoàn toàn) hoặc là Phật đà. Nhưng Phật giáo thì cho rằng Kì na là tà mệnh, vì chủ trương tội phúc, khổ vui đều do nhân đời trước quyết định, chẳng phải hành đạo có thể diệt được, tất cả chúng sinh trải qua 8 vạn kiếp sẽ tự nhiên được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, dù có tội hay không tội. Như nước 4 sông lớn đều chảy về biển cả, không có sai biệt, tất cả chúng sinh cũng như thế, khi đã được giải thoát thì đều không khác nhau. Năm 72 tuổi, Kì na nhập tịch ở thành Ba bà (Phạm:Pàvà – vào khoảng năm 467, hoặc năm 480 trước Tây lịch). Kì na có 11 đệ tử ưu tú nhưng phần nhiều đã tuyệt thực mà chết, sau khi Kì na nhập diệt chỉ còn lại 2 người truyền bá học thuyết ngài. Cứ theo truyền thuyết, tín đồ của ngài ở thời bấy giờ có tới 480 vạn người. [X. kinh Ni kiền trong Trung a hàm Q.4; kinh Sa môn quả trong Trường a hàm Q.17; kinh Nghĩa túc Q.thượng; Hữu bộ tì nại da tạp sự Q.33; Phiên Phạm ngữ Q.5]. (xt. Kì Na Giáo).