Những Dòng Góp Ý và Cảm Nhận của Quý Thiện Hữu Phật tử

Những Dòng Góp Ý và Cảm Nhận của Quý Thiện Hữu Phật tử

Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ Phật tử,

Chúng tôi xin thay mặt cho tất cả thành viên trong ban biên tập. Xin chân thành cám ơn những lời góp ý và những dòng cảm nhận chân thật qua lá thư trả lời đạo hữu Trương Thái Hòa, liên quan vấn đề sự sai khác giữa giáo lý của đạo Phật và Cao Đài.

Chúng tôi xin mạng phép đăng nguyên văn của tất cả những lời góp ý của quý thiện hữu đã gởi về cho chúng tôi. Dù thuận hay trái, ủng hộ hay không. Chúng tôi rất hoan hỷ đón nhận và gởi lời tri ân đến tất cả quý vị Thiện Hữu. Qua những lời góp ý chân thật của quý thiện hữu. Chúng tôi nguyện xin học hỏi, và tôn trọng những lời góp ý của quý vị, không riêng gì Tịnh Quang mà cả ngay bản thân của chúng tôi cũng vậy.

Kính thưa quý Thiện Hữu,

Người học Phật chúng ta cần phải sáng suốt và chân thật. Đức Phật đã dạy chúng ta rằng; tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật, một khi họ tu theo những phương pháp mà đức Phật đã dạy. Nói một cách dễ hiểu hơn là, tất cả chúng sinh rồi đây cũng sẽ thành Phật, một khi hội đủ thiện duyên và công hạnh viên mãn. Do đó, người học Phật cần phải cung kính, nhưng tuyệt đối không thể tán thán. Vì chúng sinh có nhiều vọng tưởng, chấp trước, nên không thể chứng đắc được đức tướng Như Lai. Tuy bản tánh thanh tịnh sáng suốt bị vô minh che lấp, nhưng Phật tánh của muôn loài vẫn còn hiện hữu trong cái tâm bất tịnh, chao động, chấp trước của chúng sinh. Chỉ cần theo phương Pháp mà đức Phật đà đã chỉ dẫn, thì tất cả đều có thể chứng đắc được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trí huệ, đức tướng đồng Như Lai mà không chút sai khác nào.

Những lời góp ý của quý Thiện hữu là món ăn tinh thần dành cho chúng tôi. Dù là thuận hay nghịch, ủng hộ hay không ủng hộ, thì sự góp ý của quý thiện hữu vẫn có giá trị trong lòng của chúng tôi, để học hỏi và rút kinh nghiệm qua những cuộc trao đổi khác trong tương lai.

Một lần nữa, xin cám ơn đến tất cả quý vị. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho chúng ta, đầy đủ trí huệ và lòng nhẫn nại tu hành chân thật, tin sâu Phật pháp, chánh tri chánh kiến theo lăng kính của Phật đà. Để vung bồi cho cây giác ngộ thêm tươi lớn, sớm được trổ hoa kết trái, thành tựu quả giải thoát rốt ráo.

Nam mô A Di Đà Phật!

Trân trọng,

Tạng Thư Phật Học


Xem Thư Trả Lời

16.4.2011

Tôi nghĩ, nếu không trả lời thẳng thắng như vậy, thì sẽ gây ngộ nhận từ người khác. Đặc biệt là những người theo những tôn giáo khác, tin vào đấng thượng đế toàn năng. Như trong thư đã nói ” Phật giáo bác sự hiện hữu của một Thượng Đế có bản năng sáng tạo ra vũ trụ và vạn vật, nhưng Phật giáo không phủ nhận sự tồn tại của chư thần. Vì Trời, cũng chỉ là một trong sáu cõi luân hồi trong lục đạo; trời, người, a tu la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh”. Đoạn này đã nói lên hết những sự tin tưởng sai lầm từ ngoại đạo, khi tin thật sự có một đấng tạo hóa sáng tạo ra vũ trụ. Với trí huệ rốt ráo và viên mãn của chư Phật, đã giải đáp với những vấn đề huyền bí này. Phật giáo bác bỏ sự tin tưởng mù quáng vào một đấng tạo hóa, nhưng Phật giáo tuyệt đối không phủ nhận sự tồn tại của chư thiên. Điểm này đã cho chúng ta thấy, giáo lý của đạo Phật đã là một giáo lý rốt ráo, thấy rõ tất cả nguyên nhân vũ trụ và vạn vật. Trùng trùng duyên khởi của các trạng thái dẫn đến thành hình của một nguyên thể của vạn vật trong vũ trụ. Đúng như bốn câu khai Kinh kệ:

Phật pháp thâm sâu rất nhiệm mầu

Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu

Con nay nghe thấy chuyên trì tụng

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

A Di Đà Phật!

Nguyễn Thành Vinh


15.4.2011

Người Phật tử chúng tôi chỉ muốn khẳng định tính cách riêng biệt của đạo Phật, chớ không muốn đụng chạm và muốn làm bạn buồn phiền. Do đó, mọi người hãy hoan hỷ chớ có chấp trước, mà gây ra tranh cãi. Xin nguyện kết duyên lành Phật pháp với mọi người.

Ngọc Đức


15.4.2011

Rất cám ơn trang nhà Tạng Thư Phật Học, tôi đã học hỏi rất nhiều qua trang mạng này. Tuy rằng bản thân tôi không hiểu nhiều về giáo lý, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải tỏ thái độ và chủ định cá tính riêng biệt của đạo Phật. Tuy biết Phật giáo rất hiền hòa, nhưng cũng phải phân biệt thẳng thắng giữa chính và tà. Chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng chúng sinh chưa giác ngộ vẫn là mê tuyệt đối phải nương tựa vào Phật Pháp mới có thể giải thoát rốt ráo. Nhưng nếu chúng sinh nào không muốn giác ngộ và giải thoát thì cứ tuỳ ý, đó là sự lựa chọn của chính bản thân. Phật giáo là sự tự do của sự lựa chọn của chính bản thân, muốn làm Phật, Bồ tát, trời, Người hay ngạ quỷ hoàn toàn đều là sự lựa chọn của người đó.

Hoàng Ngọc Hải


15.4.2011

Tôi nhận thấy, bài trả lời rất thẳng thắng và trực tiếp, nói rõ ngay tính cách của Phật giáo và ngoại đạo. Nguyện cho chánh Pháp được trường tồn, chúng sinh lợi lạc.

Minh Đạo


“Tất cả chúng sanh đều có đức tướng Như Lai”

Kính gởi đạo hữu Trương Thái  Hòa.

Nhân được đọc câu hỏi của đạo hữu về câu hỏi của lá thư thứ hai,về vấn đề :Tất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành. Như vậy nảy sanh lại hai vấn đế : Phật là gì ? và những kẻ gian ác và tà giáo có thành Phật không ? Đây không phải là nguyên văn câu hỏi của Đạo hữu. Nhưng câu hỏi của Đạo Hữu cho ra hai vấn đề là phải hiểu Phật là gì , mà chúng sanh đều có Phật tánh. Mà như vậy thì những kẻ tà giáo và gian ác tham đắm năm món dục lạc có thể thành Phật hay không ? Bởi vì hiện nay hầu hết chúng ta đều không biết Phật là gì. Nếu chúng ta biết Phật thì chúng ta đã là Phật. Nếu chúng ta biết kẻ gian ác và tà giáo thi chúng ta cũng đã giác ngộ sự thật rồi. Bởi vì nhân và quả luôn là sự thật. Nhân là gian ác và tà giáo thì quả làm sao mà thành Phật được ? Phật thì phải là sự thật có Thiện mỹ và Hạnh Phúc, còn gian ác và tà kiến thì có nhân quả tất nhiên của  cái xấu và lầm lạc. Bởi vì Phật là đấng có đủ Phước và Tuệ. Là con người thì ai cũng mưu tìm Hạnh Phúc và Sự Sống. Sự sống chính là Tuệ giác, Hạnh Phúc cũng chính là Sự Sống. Hai yếu tố này là một chứ không hai. Là con người thì quyền sống và hạnh phúc là đương nhiên phải được công nhận, bởi vậy không có sự sống thì không phải là chúng sanh. Ai ai cũng có sự sống và ai ai cũng là chúng sanh. Vì vậy ai cũng có đức tướng của Như Lai. Nhưng khác nhau là Mê Mộng hay Tĩnh Thức vậy thôi. Luật Nhân quả là luật tự nhiên và như nhiên. Người giác ngộ nhân quả là người  tĩnh mộng. Người gian ác vá tà giáo là  người không tĩnh thức nên không biết nhân quả. Do không biết nhân quả nên bị Nghiệp  thiện ác dẫn dắt vào đường tà nẻo mê để gánh lấy hậu quả của nghiệp ác hay nghiệp thiện. Bởi vậy người làm việc lành mà không giữ được tâm tĩnh giác trong sạch thì việc lành đó cũng đem lại hậu quả không lành. Bởi làm thiện thì có quả báo thiện, nhưng không có tĩnh thức thì cái thiện đem đến sự thọ dụng ngũ dục, nếu không biết đủ và sanh tâm kiêu mạn thì quả báo xấu cũng ngay nơi cái ngũ dục thọ hưởng mà sanh ra khổ đau lầm lạc. Trong kinh Phật có cảnh giác rằng : Làm thiện nghiệp mà quên mất tâm bồ đề thì đang làm ma sự. Vì vậy, Phật tánh là cái mà chúng ta phải luôn luôn giữ gìn, chứ không phải buông lung mà có được, bởi vì vọng niệm khởi ra mà mình không tĩnh thức thì tánh giác bị ngăn che bởi vọng tưởng. Mà Phật Tánh cũng không phải là cái do chúng ta tu mà có, bởi vì tánh giác không phải là cái do làm ra mà có. Phật tánh là vô sanh và bất diệt nên còn gọi là Niết Bàn. Ai cũng có Giác tánh là Phật tánh, Dù Phật không ra đời để giáo hóa thì giác tánh của  chúng sanh vẫn có. Nhưng Phật tánh không biểu hiện được bởi sống với nhân quả của nghiệp mê vọng , nên chúng sanh phải sống với quả báo luân hồi mãi mà không thể có tĩnh thức được. Bởi vậy  Đức Phật ra đời là một Đại Sự Nhân Duyên làm cho chúng sanh được khai thị ngộ nhập Phật Tri Kiến. Vì vậy sự ra đời của một Đức Phật là tối quan trọng, giống như một ngọn đèn được thắp lên cho căn phòng tối. Nếu không có đèn thì căn phòng vẫn là căn phòng, nhưng ánh sáng không có nên chỉ có bóng đen. Đức Phật ra đời là vì tất cả chúng sanh, nhưng Phật thì vẫn là Phật, mà chúng sanh thì cứ theo nghiệp mà luân hồi mãi…..Chúng sanh nếu nương theo Phật thì chính là trở về với chính đức tướng Như Lai bản nhiên thanh tịnh của chúng sanh. Giống như một ngọn đuốc mồi lửa cho một ngọn đuốc. Nếu ngọn đuốc không phải là đuốc thì lửa có được mồi cũng không thể cháy. Nếu chúng sanh không có đức tướng Như Lai thì Phật cũng không thể ban cho được. Giống như lửa của ngọn đuốc không thể mồi cho ngọn đuốc làm bằng chất không dẫn lửa. Vì vậy khi Phật ra đời không thể nào giáo hóa cho người vô duyên. Có nhiều ngoại đạo tà giáo thời Đức Phật tại thế được Phật giáo hóa thành công, nhưng vẫn có ngoại đạo vô duyên theo nghiệp cũ, nên không rời bỏ được ác đạo. Cái đó không phải lỗi ờ Phật hay ở Pháp, mà là do Nghiệp của chúng sanh vô duyên với chánh pháp mà tương ưng với tà giáo ngoại đạo. Tà giáo ngoại đạo không phải vì là có truyền thống khác với Phật giáo mà gọi người ta là ngoại đạo tà giáo, mà gọi là tà giáo là vì lời dạy lệch lạc với sự thật thì gọi là tà giáo. Gọi là ngoại đạo là vì bỏ mất bản tâm thanh tịnh thì gọi là ngoại đạo trật đường. Căn cứ trên bản tâm của giác tánh và sự thật mà có Phật pháp. Nếu chưa tỏ ngộ chơn tâm tự tánh của mình thì rời Kinh Phật mà nói thì có tà giáo ngay nơi lời nói pháp, dù có nhân danh là chánh pháp của Phật. Nếu y kinh mà nói thì có thể oan ức cho giáo lý  của Phật, nếu giáo lý đó đi ra ngoài chơn tâm. Rời giác tánh của chơn tâm mà có pháp thì pháp đó là ngoại đạo.Vì vậy ai cũng có Phật tánh, nếu từ bỏ sự gian ác và tà kiến thì đều đã quay lại với Phật tánh. Vì vậy buông con dao giết người hại vật thì đã trở về với giác tánh là Phật tánh sẵn có của muôn loài. Nhân quả chính là sự thật không ai có thể vượt qua mà không có khổ nạn. Người có đau khổ là có giác tánh, vì vậy đau khổ cũng là sự thật mầu nhiệm. Chân lý đầu tiên là sự thật có tám cái Khổ. Một người biết khổ thi phải có tánh biết. Quán xét nguyên nhân của Khổ thì nhận thức được mười hai nhân duyên có mặt trong nhau. Bát chánh đạo là con đường của sự sống chân thật. Đạo đế có tám chánh đạo đưa đến Diệt Đế là Niết Bàn. Chữ “Đế” có nghĩa  là sự thật. Bốn sự thật mầu nhiệm là bài Pháp đầu tiên được Phật thuyết giảng cho anh em ông Kiều Trần Như và cũng làTăng đoàn đầu tiên của Phật Giáo. Từ bốn sự thật mầu nhiệm này mà người tín đồ Phật giáo phát triển có bốn nguyện rằng:

1/- Chúng sanh vô biên thề nguyện độ.

2/- Phiền não vô tận thề nguyện đoạn.

3/- Pháp môn vô lượng thề nguyện học.

4/- Phật đạo  vô thượng thề nguyện thành.

Để nói rõ bốn thệ nguyện và bốn sự thật mầu nhiệm thì phải nói trong một thơ khác,vì phải nói rất dài mới hiểu nghĩa được.

Ở thế kỷ 20, kinh điển Phật giáo đã phát triển và truyền bá quá nhiều, hình như không có tôn giáo nào lại có nhiều kình sách chính thống làm kim chỉ nam cho tôn chỉ của đạo như Phật giáo . Với  nguồn kinh điển lớn lao như vậy, không phải dễ có ai đọc và hiểu tất cả những gì mà kinh Phật đã được viết xuống và truyền ra. Người Anh khi vào Ấn Độ đã hoài nghi Đức Phật chỉ là huyền thoại, không phải là nhân vật bằng xương bằng thịt trong lịch sử. Nhưng sau khi tra cứu và khảo cổ, người ta đã tim thấy di tích những bia đá của vua Asoka là A-Dục Vương mà mình đã biết qua sách vở ở Việt Nam. Những bia đá này và những lời khắc trên bia đá cho thấy có một đức Phật là con người như mọi con người đang sống và chết đi tại hành tinh này. Vì vậy lời Phật dạy có giá trị như tiếng nói của con người với con người chứ không phải của thần linh hay những thế giới siêu hình không liên quan trực tiếp với khổ đau, hạnh phúc và sự sống thực sự của loài người. Đạo Phật là tiếng nói trực tiếp của thân phận loài người chứ không phải của thần linh. Đức Phật xuất gia thành đạo và nhập Niết Bàn y như thân phận một con người đi qua lịch sử.  Với di tích chứng minh là nhân vật có thật trong lịch sử là một sự thật rất thật với con người, vì vậy lời dạy của Phật rất thích hạp cho loài người tu học theo gương của Phật. Đây là đối với những người biết rõ bản vị của mình là con người, nên mình mới trân quý Đức Phật như đạo sư hướng dẫn mình như sự thật của một con người trãi nghiệm với cuộc  sống. Mặc dù Đức Phật không phải mới thành Phật trong đời này, cũng không phải là con người tầm thường với nhiều nghiệp báo đen tối như những con người đang thọ dụng nghiệp của mình mà chúng ta thấy. Đức Phật đã thành đạo từ vô thủy, nhưng sự thị hiện đản sanh là có thật cho một con người trong thân phận rất người chứ không phải là thần linh.. Do vậy nên lịch sử đức Phật có giá tri nhân bản và văn hóa , bởi đức Phật là sự thật và chơn lý mà chúng ta có thể hiểu và sống theo lời dạy của Phật. Bởi vì đây là tiếng nói của con người với con người chứ không phải là giáo điều cua thần linh hay thần thánh mặc khải hay giáng cơ bút cho con người. Lịch sử đức Phật là con người như mọi con người phải sống với xác thân ngũ uẩn. Vì vậy lời dạy của Phật không phải là  của thần linh. Tôn giáo của Phật giáo là ba ngôi tam bảo chứ không phải là đa thần hay nhất thần như quan điểm tôn giáo của Tây phương. Phật là con người và cũng mang thân ngũ uẩn như chúng sanh . Nhưng Phật không có cái sống mê lầm như chúng sanh nên có tuệ giác viên mãn gọi là Bồ đề vô thượng. Vì vậy Phật có Niết Bàn vô sanh bất diệt chứ không có cái chết đi sống lại trong vòng luân hồi như chúng sanh. Phật có tuệ giác và hạnh húc viên mãn nên gọi Phật là đấng Lưỡng Túc Tôn, tức là Phước và Tuệ đầy đủ. Chúng sanh thì thiếu phước và tuệ giác bị phiền não nghiệp chướng ngăn che. Nên chúng sanh cũng có đức tướng Như Lai đầy đủ như Phật , nhưng vì Nghiệp vô minh ngăn che, nên sống trong cùng vũ trụ như Phật mà lại khổ đau và tăm tối. Nay quay về nương tựa tam bảo thì phải chừa bỏ lỗi lầm đã tạo nghiệp lầm mê. Nương tựa nơi Phật Bảo thì phải giữ gìn tâm ý trong sạch. Nương tựa nơi Pháp Bảo thì phải thực hành Pháp bảo của Phật dạy, Nương tưa nơi Tăng Bảo thì không cùng bè đảng ác quấy làm bạn, không nương dựa vào trời, thần, quỷ, vật, Bởi vì tự tánh Tăng bảo là chơn tâm rỗng rang hòa hợp cùng Pháp giới chơn thật không hư vọng.

Khi thành đạo nơi gốc cây Bồ Đề. Phật thấy giáo lý Hoa Nghiêm quá cao với đại chúng thời bấy giờ. Nên Phật đã đi đến với các anh em của ông Kiều Trần Như để giảng dạy Bốn sự thật mầu nhiệm thích hạp với chúng sanh. Vì vậy cơ bản giáo lý là Pháp Tứ Diệu Đế . Đức Phật ví những gi Đức Phật giảng dạy chỉ như nắm lá trong lòng bàn tay. Còn tri tuệ của Phật thì như lá trong rừng. Lá trong rừng thí rất nhiều và sinh động. Lá trong lòng bàn tay thì ít và chỉ là lá chết. Nhưng lá này là lá thuốc có thể trị lành bệnh đau khổ của chúng sanh. Ví như một người trúng tên độc thì đầu tiên phải trị liệu vét thương mà không nên hỏi nhiều về mũi tên và ai đã bắn mũi tên này. Cũng giống như ông trưởng giả có căn nhà đang cháy thì phải lo cho con chạy ra khỏi căn nhà, nên phải phương tiện cho con thấy ba cổ xe đẹp mà chạy ra khỏi nhà lửa. Điều quan trọng là phải thoát ra khỏi khổ đau của căn nhà lửa. Nhà đang cháy thì phải ra khỏi nhà lửa. Khổ đau đang có mặt thì phải trị liệu. Khi ra khỏi nhà lửa rồi thì mới biết người cha giàu có vô lượng chứ không phải chỉ có ba xe đồ chơi đã cho con. Nỗi khổ đau chính là căn nhà lửa, chính là mủi tên độc. Vì vậy giáo pháp của Phật là giải thoát khỏi khổ đau. Tất cả chúng sanh đều có khổ đau như người  bị bệnh phải cần thầy thuốc. Vì vậy Pháp chính là thuốc. Người uống thuốc do có bệnh. Người hôn mê  cần  tĩnh thức. Vì vậy giáo pháp là thuốc chứ không phải là luận lý vui chơi hay nói lấy được cho phần phải của mình. Vì vậy chánh pháp còn phải bỏ huống  là phi pháp. Người khỏi bệnh thì thuốc cũng bỏ. Người đang bệnh thì phải uống đúng thuốc. Vì vậy sau khi học tất cả giáo lý cho thật  nhiều thì cũng phải chọn cho riêng mình một món đối trị bệnh của mình. Thức ăn dù đầy bàn nhưng chỉ ăn có hạn định mà thôi. Giáo lý nhà Phật là kho tàng mênh mông như người đứng trước thác nước, chỉ có thể uống vài ngụm nước cho riêng mình mà thôi. Chúng ta đối trị với  tám cái khổ căn bản của phận người là sự thật  đầu tiên mà ai cũng có. Đây chính là mũi tên độc cần phải nhổ ra và vết thương phải được trị lành. Vết thương và sự thật về đau khổ này là vấn nạn mà người con Phật ai cũng phải đi qua và phải giải  trừ cho chính mình để không hổ thẹn khi mang danh là tín đồ đạo Phật. Chính đức Phật thị hiện trong thân ngũ uẩn của con người cũng đã già , đã bệnh và nhập Niết Bàn tại hai gốc cây bên bờ rừng. Gọi là sự thật thì phải có thật. Nhưng sự thật lại có hai mặt là bản thể và hiện tượng. Chúng ta gọi là Tục Đế và Chơn Đế. Sự thật thế gian là hiện tượng, sự thật xuất thế gian là bản thể. Ở mặt hiện tượng thì có sanh diệt do nhân quả được làm ra có duyên khởi. Cái gì có sanh nhân tức là có cái nhân sanh ra thì phải có diệt đi do quy luật duyên khởi. Do nhân duyên sanh thi cũng do nhân duyên diệt. Đi tìm cái nhân đầu tiên làm ra thế gian sẽ không tìm được. Bởi một cái gì do duyên khởi thì có trùng trùng duyên khởi không thể  tìm ra cái duyên nhân đầu tiên được. Không thể tìm cái duyên nhân đầu tiên mà cũng không thể tìm được cái cuối cùng. Bất cứ cái hiện tượng nào có mặt như một pháp hữu vi đều vô thủy và vô chung. Vì vậy vòng luân hồi là vô tận cho các biểu tượng hữu vi. Ví dụ như trước mặt chúng ta là tờ giấy. Tờ giấy là hiên tượng có sanh nhân là được làm ra từ nhân duyên. Tờ giấy theo quy luật duyên sanh mà có trước mặt, nếu đi tìm cái duyên sanh đầu tiên của giấy thì sẽ có trùng trùng duyên khởi, không thể tim ra cái đầu tiên. Đi tìm cái cuối cùng của giấy cũng không thể tim được. Khi minh đốt tờ giấy thì mình không thấy giấy nửa, nhưng giấy đã theo duyên mà chuyển hóa thành tro bụi và hơi nóng để tái hòa nhập lại với thế giới đã sanh khởi ra giấy. Đó là giấy chỉ luân hồi chứ không phải biến mất. Giấy cũng không phải lúc nào cũng là giấy. Giấy là hiện tượng của duyên sanh nên gọi giấy là  sanh nhân chứ không phải liễu nhân. Cái gì có  sanh nhân thì có sinh diệt theo duyên sanh. Đó là tục đế, một sự thật từ hiện tượng của thế gian. Còn Chơn Đế là bản thể liễu nhân. Hay còn gọi là sự thật của bản thể. Bản thể thì không sanh không diệt. Bởi vì nhân và quả đồng thời nên gọi là liễu nhân là cái trọn vẹn không hai, bất sanh và bất diệt. Tự tánh thanh tịnh và trong sáng của giác tánh không duyên theo hiện tượng mà sanh diệt theo hiện tượng.  Ví như cảnh hiện trong gương, gương không sanh diệt theo cảnh. Vì vậy sáu căn của chúng sanh đều có giác tánh vô sanh và bất diệt, nơi sáu căn có căn bản bồ đề và căn bản phiền não. Vì vậy phải chánh niệm tĩnh giác mới nhận ra hai mặt của phiến não và Bồ đề. Hiện tượng và bản thể đều có mặt nơi chúng sanh. Tục đế và Chơn đế cùng nhất thể. Nếu duyên theo hiện tượng thì sanh tử luân hồi. Quay lại  bản thể thi vô sanh bất diệt. Vì vậy đạo Phật thì luôn lấy chơn tâm thật tánh làm bản thể.  Nên Thiền Tông thì lấy minh tâm kiến tánh làm tôn chỉ. Tịnh độ tông thì lấy Pháp giới tạng thân Vô lượng quang , Vô lượng thọ làm chánh niệm…..tất cả các pháp môn, dù nhiều vô số thì đều lấy giác tánh của chơn tâm làm tôn chỉ. Vì vậy đạo Phật còn gọi là đạo của Giác giả.  Lấy tuệ giác làm nghiệp, xem tất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành trong thời vị lai, bởi vì tất cả chúng sanh đều có giác tánh. Nếu còn ác và  thiện thì còn quả báo ác và thiện. Vì duyên theo thiện ác thì có nhân quả thiện ác. Người phát tâm bồ đề thì tất cả chúng sanh đều là hộ pháp của người phát tâm bồ đề. Kẻ ác phá ta như nghịch hạnh bồ tát. Người Thiện giúp ta như nước tưới bông hoa. Nghịch hạnh bồ tát như bùn nuôi hoa sen. Nhưng người như Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức của Phật Thích Ca, bởi vì Đề Bà Đạt Đa thì đọa địa ngục nhưng Phật Thích Ca thì mau thành Phật và tỏa sáng nhờ bóng tối của Đề Bà Đạt Đa. Nhưng sau khi du hí và đọa đày ở địa ngục thì Đề Bà Đạt Đa cũng thành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai ở đời vị lai. Tất cả kẻ làm khổ ta thì cũng chỉ là nghịch hạnh bồ tát. Do duyên đó thì đời vị lai còn gặp lại nhau để cùng tu tiến trên đạo Bồ đề. Nghịch hạnh hay thuận hạnh thì đều làm tăng thượng duyên cho giác giả tiến tu tinh tấn. Nhưng với người còn mê thì thuận nghịch gì cũng đều nguy hiểm cho mê lộ của người còn tham ưa năm món dục mà quên mất tự tánh bồ đề của mình. Giàu thì sanh tật , nghèo thì sanh loạn.  Đó là do còn lấy cảnh làm tâm, nhận giặc làm con nên tài sản của báu gì trong nhà cũng mất tất cả. Khổ đau với người mê là thuốc độc, nhưng với người trí thì chính là duyên nhân của lòng từ. Vì vậy người trí thì thường đối với người đời sanh lòng từ, ngày đêm tự mình nương chánh pháp mà an trú. Đây là vì theo tự tánh tam bảo mà giác ngộ lấy chính sự sống của mình và những ai có duyên với nhau.

Bởi vì quy y Phật không phải là quy y thần linh. Nếu Thần linh trừng phạt hay làm hại chúng sanh thì thần linh đó cũng là người ác phải thọ quả báo theo luật nhân quả. Nếu thần linh đó sanh ra chúng sanh và làm chủ vận mạng của chúng sanh thí thần linh đó là kẻ ác quấy đã gây nhiều tai họa cho nhân loại và muôn loài. Thần Linh đó nếu là Thượng Đế, thì thượng đế đã gây ra bất công và tai họa cho muôn loài khi tạo ra dục vọng và kẻ ác. Dù thần linh có toàn thiện và toàn năng thì cũng không thể sanh ra cái không sanh và không diệt là giác tánh của muôn loại chúng sanh. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh vì tất cả chúng sanh đều có sự sống. Sự sống là cái biết cái hiểu của tự tánh bản thể của chúng sanh. Gọi là chúng sanh là vì do chúng duyên hòa hợp mà sanh ra hiện tượng của một Pháp. Cái bàn , cái bông hoa là một chúng duyên hợp lai mà sanh khởi ra một vô tình chúng sanh. Con người là một hợp thể ngũ uẩn hợp lại mà có một chúng sanh hữu tình là con người. Sự hòa hợp là một tăng thân. Tăng thân của một cá nhân là ngũ uẩn hòa hợp. Vì vậy ngũ uẩn xí thạnh là một cái khổ bất hòa của một sinh thể. Một trong tám cái khổ của phận người là ngũ ấm xí thạnh. Gọi là chúng sanh vô tình hay hữu tình là do có tình thức hay không mà gọi tên. Đã là một pháp biểu hiện thì phải gọi tên để hiểu và phân biệt, sự phân biệt gọi tên chỉ là giả danh. bởi vậy các chúng sanh đều chỉ là giả danh tạm gọi tên khi đang biểu hiện. Thì dụ như gọi đây là cái ly, nhưng cái ly rơi xuống đất bể thì gọi là miễn chai. Một con người thì khi gọi là cậu bé , khi gọi là thanh niên, khi thì gọi là ông già. Giống như sữa, có lúc gọi là sữa tươi, có lúc gọi là Đề hồ hay sữa chua. Do cái đang là không dừng nghĩ nên cái tên gọi cũng đổi thay. Chúng sanh là hiện tượng vô thường đổi thay nên gọi Thế gian. Sự thật như vậy gọi là Tục đế vì là hiện tượng sanh diệt. Còn sự thật Chơn Đế là xuất thế gian,là bản thể thật tướng và chơn tánh của chúng sanh. Chơn tánh này còn gọi là chơn tâm, bởi vì Chơn tâm thì có Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Thấy được Pháp thì thấy được Phật, thấy được Phật thì thấy được Pháp. Thấy được Pháp thân thường trú thì thấy được Tăng Bảo. Vì vậy quy y tam bảo không phải là quy y trời thần quỷ vật…

Bởi vì đạo hữu hỏi tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nên nghi ngờ những kẻ ác không thành Phật và không có Phật tánh. Nên để trả lời câu hỏi khó khăn này tôi phải lắm lời trình bày. Nếu kẻ ác mà thành Phật thì Phật không ra đời để hóa độ chúng sanh làm gì. Nhưng nếu kẻ ác không thể tu hành giác ngộ được như Phật thì Phật cũng không ra đời làm gì tại cõi ngũ trược ác thế này. Kẻ không tin nhân quả thì gọi là nhất xiển đề tức là chặt mất căn lành, giống như cây dừa chặt mất cái ngọn thì không bao giờ có trái. Người không tin nhân quả thì đã bỏ mất tánh giác của mình và phủ nhận sự thật, như vậy chỉ có nhất xiển đề mê muội vật chất nên bác bỏ luật nhân quả là không còn giác tánh nửa, vì tự mình hủy diệt lấy mình chứ phải không có Phật tánh. Người đã cắt mất thiện căn thì không thể giác ngộ giống như cây dừa đã chặt mất cái đầu ngọn rồi thì không có trái dù vẫn đang còn đứng vững đó.

Bởi vì trong khuông khổ một lá thơ nên không thể trình bày nhiều hơn. Nếu Đạo hữu có gì cần bày tỏ thêm thì xin cho biết. Trong phạm vi câu hỏi này tôi chỉ muốn tóm gọn một chân lý là : Khổ chính là giác tánh đang biểu hiên. Nếu ai biết khổ thì đều có Phật tánh. Đi tìm Khổ là gì chính là quay về giác tánh. Khổ là sự thật mầu nhiệm vì cái biết khổ là giác tánh. Giác tánh này sanh lòng từ bi hỉ xả. Từ cái khổ của cá thể mà nhận ra tha nhân và có tình thương phát sanh, tình thương phát sanh thì trí tuệ phát sanh. Tuệ giác chính là sự sống, vì vậy sự sống không phải là cái không liên quan vì với thế giới là tăng thân của tất cả chúng sanh. Giác ngộ được sự thật về tám cái Khổ thì sẽ biết tâm là gì. Vì vậy nhà chùa vẫn trì tụng hằng ngày :

Muốn biết ba đời các Đức Phật, nên quán Pháp giới tánh, tất cả do tâm tạo.

Trân trọng kính chào đạo hữu.

Nam mô Phật A-Di Đà.

Minh-Đức, 14-4-2011


14.4.2011

Kinh chao dao huu Tinh Quang

Dieu Am xin bo tuc them la Duc Bon Su THICH CA MAU NI PHAT,

da tu hanh trai qua Ba Dai A Tang Ky va 100 kiep .

Ngai da thanh PHAT day du muoi Duc hieu :

NHU LAI, UNG CUNG, CHANH BIEN TRI, MINH HANH TUC,

THIEN THE, THE GIAN GIAI, VO THUONG SI, DIEU NGU

TRUONG PHU, THIEN NHAN SU, PHAT THE TON.

Bo Tat THUONG BAT KHINH, chinh la tien than cua DUC PHAT.

Chung ta la Phat Tu thi can phai hoc tap tinh than cua THUONG

BAT KHINH Bo Tat.

Dieu Am xin tan than va tuy hy cong duc , Nguyen hoi huong cong duc

nay cho chung sinh trong khap phap gioi deu tron thanh PHAT  DAO.

NAM MO THANH TINH PHAP THAN TY LO GIA NA PHAT

NAM MO VIEN MAN BAO THAN LO XA NA PHAT

NAM MO THIEN BA UC HOA THAN THICH CA MAU NI PHAT

NAM MO DAI TRI VAN THU SU LOI BO TAT

NAM MO DAI HANH PHO HIEN BOTAT

NAM MO HO PHAP CHU TON BO TAT.

NAM MO TAY PHUONG CUC LAC THE GIOI DAI TU DAI BI A DI DA PHAT

NAM MO DAI BI QUAN THE AM BO TAT

NAM MO DAI THE CHI BO TAT

NAM MO DAI NGUYEN DIA TANG VUONG BO TAT

NAM MO THANH TINH DAI HAI CHUNG BO TAT.

NAM MO A DI DA PHAT

***((()))***((()))***((()))***

Xin chan thanh cung kinh danh le

Dieu Am Cu Si Thuan Tran –USA


“Phật Pháp không rời Thế gian mà có Giác Ngộ….”

Hôm nay nhân được đọc hai bài gồm Câu hỏi của đạo hữu Trương Thái Hòa và Câu trả lời của Tịnh Quang, tôi chợt thấy giật mình. Thật là kinh sợ nếu mình phải bị đối diện với những câu hỏi gây thương tích.

Nếu nói thẳng lập trường của mình. Nhất là mình biết người nghe sẽ bị thương tổn vì câu nói thẳng của mình. Trả lời thẳng thắng như bài trả lời của Tịnh Quang thì chắc chắn những người theo lập trường của Cao Đài thấy tổn thương. Mà nếu không trả lời thẳng như vậy thì bị thương tổn cho đạo Phật. Bởi vì lập trường của Cao Đài là hoàn toàn ngộ nhận về Đức Phật.

Tai sao có sự ngộ nhận như vậy về Đức Phật của lập trường đạo Cao Đài ? Bởi vì người ta lầm tưởng Đức Phật là sứ giả của Thượng Đế. Đạo Cao Đài lấy thượng đế làm đấng tối thượng tạo hóa ra tất cả. Vì vậy người ta lầm  tưởng theo chủ quan của đạo Thượng Đế mà người ta tôn thờ. Do Thượng đế là hóa công nên Phật chỉ là sứ giả của Thượng đế sai đến trần gian để giảng đạo cho muôn loài theo hóa công chúa tể của các tạo vật. Vì người ta lầm Phật là tạo vật của thượng đế, nên từ ngay căn bản đã hiểu lầm và nhận định sai mất về Đức Phật. Vì sai lầm này mà đạo Cao Đài nhìn nhận đạo Phật là đạo của Cao đài, còn đạo Phật thì không nhận đạo Cao đài là đạo Phật. Bởi vì đạo Phật không thờ thượng đế và xem thượng đế là đấng cứu rỗi cho linh hồn của mình. Bởi vậy đạo Phật không có Thượng Đế và linh hồn. Ngay thời xưa đã có thượng đế là đại Ngã và linh hồn là tiểu Ngã. Cả hai kiến giải này đều không được Đức Phật chấp nhận. Vì vậy đạo Phật không có Thượng Đế và Linh Hồn như Bà la môn và Cao Đài giáo chủ trương. Đây là ngộ nhận rất phức tạp và căn bản để cho hai tôn giáo có hai đường đi với hai lập trường dễ đụng chạm nhau , nếu cuồng tín và hiếu chiến khi bảo vệ hai lập trường mâu thuẫn.

Chúng ta biết rằng Đạo Phật có mặt  ở Việt Nam hai ngàn năm, trước cả Trung Quốc và nhiều nước khác. Còn Đạo Cao Đài có mặt ở giữa thế kỷ 20. Đạo Cao Đài chủ yếu chỉ ở miền Nam và chưa được truyền ra nước ngoài. Đạo Phật có mặt từ lâu, mà còn  có nhiều người mang danh nghĩa là Phật tử,  còn không hiểu rõ và phân biệt được thế nào là Linh Hồn và thế nào là Nghiệp Thức…Mà người dân của đạo Phật và đạo Cao Đài cũng còn có nhiều người không phân biệt được thế nào là Thượng Đế và thế nào là Đức Phật.

Chúng ta biết rằng đạo Phật đi đến đâu thì không bao giờ phủ nhận và tiêu diệt những tín ngưỡng và văn hóa của địa phương mà Đạo đi đến. Vì vậy bản chất hòa bình và bất bạo động là bản chất từ bi của đạo Phật, được phát xuất từ sự giác ngộ về sự sống.Mà bản chất của sự sống là tình thương và giải trừ đau khổ.  Vì mang tình thương và giải trừ đau khổ nên Đạo Phật không bao giờ cuồng tín và hiếu chiến, do đó không bao giờ gây đổ máu khi truyền giáo. Chẳng những không gây đổ máu mà còn dung chứa được tất cả mọi tín ngưỡng của dân gian. Giáo lý thờ Thượng Đế của Bà La Môn cũng được dung chứa trong đạo của Nhân Thừa và Thiên Thừa.  Phật giáo có phương tiện đúng đắn để thiết lập năm cổ xe pháp cho mười pháp giới chúng sanh. Thượng Đế vẫn có ngôi vị là cha của chúng sanh. Thượng Đế vẫn ngồi ở ngôi vị cao nhất của chúng sanh là Ngôi Đế Thiên Đế Thích. Sáu loài chúng sanh: Thiên, Nhân ,A-Tu La, súc sanh, ngã quỷ và địa ngục vẫn là con cái của chúa tể tầng trời thứ 33.Trong thế gian thì ngôi cao nhất là Đế Thích. Còn bốn bậc Thánh thì đã xuất ly tam giới nên không còn nằm trong vòng thế gian luân hồi, mà địa vị của Thượng đế là vua của cõi trời thứ 33, ngôi cao nhất của sáu cõi luân hồi. Chúng sanh tùy duyên, tùy nghiệp mà tiến hóa và luân hồi. Do đó không bao giờ sự truyền đạo Phật lại có đổ máu và áp đặt tuyên truyền để người ta từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo đạo Phật. Đạo Phật chỉ truyền tam quy và ngũ giới cho đại chúng. Hai trăm năm mươi giới chư tăng sĩ hay 348 giới cho ni chúng. Tất cả giới chỉ nhằm biểu hiện ngôi tam bảo tại thế gian. Tam bảo là tôn giáo của Phật Giáo. Ba Ngôi Báo này là Phật Pháp tại thế gian.  Không rời thế gian mà có giác ngộ.

Vì vậy Phật Pháp không phải là ngoại đạo, đi tìm sự cứu rỗi từ vật chất  bên ngoài tâm linh mà bỏ mất giác tánh của mình. Nếu chúng sanh không có giác tánh thì không có tất cả các pháp. Bởi vậy tất cả các Pháp đều là Phật pháp. Giác tánh chính là sự sống. Sự sống không rời thế gian mà có.Khi xưa Phật thấy có một người bà la môn lễ lạy lục phương hàng ngày. Phật đã chỉ dạy cho  người này cách lạy lục phương theo đạo Phật. Phật chỉ cho Sự Sống có mối tương quan với sáu phương là những Sự Sống tương quan và tương duyên nhau. Phương trên là Ân nghĩa của Sư trưởng , cha mẹ và các bậc hiền thánh. Phương dưới là những người con cháu và giúp việc cho mình. Rồi phương nào cũng có người liên quan đến nhau, do đó sáu phương đều là ân nghĩa, những sự sống tương quan và có duyên tồn tại với nhau.Như vậy là Phật đã dạy cho anh Bà la Môn này cái đạo làm người trong hiện tại và làm trời trong tương lai. Không phải lúc nào Phật cũng dạy những pháp mà căn cơ thực tế của đối tượng không thể thực hiện được và hiểu được. Vì vậy đạo Phật có đến năm con đường thể hiện giác tánh của mình theo chừng mực của hiện tại. Tất cả chúng sanh đều thành Phật ở tương lai. Nhưng hiện tại là Phật Pháp trước mặt. Phật pháp theo căn cơ của năm thừa mà biểu hiện. Đức Phật được ví dụ như Hoa Sen đã nở trọn vẹn và nhập Niết Bàn. Chúng sanh như những Hoa Sen còn trong bùn và dưới bùn. Nhưng tương lai cũng đều là như nhau cả. Ở Kinh Pháp Hoa sau khi khai thị Phật Pháp là Phật vào Niết Bàn. Vị Phật nào  sau khi nói kinh Pháp Hoa xong thì đều vào Niết Bàn. Các vị con Phật, sau khi được Phật thọ ký thì đều vui mừng và tinh tấn cúng dường vô số đức Phật trong đời vị lai xong mới thành Phật. Như vậy con đường thành Phật tuy rất lâu xa, nhưng rất chắc chắn, bởi vì đó là tự tánh của chúng  sanh. Phật chính là tánh Giác viên mãn, nếu chưa viên mãn thì chưa thành Phật. Pháp là sự thật, là chơn lý luôn có sẵn. Tăng là lý sự đều hòa hợp viên dung vô ngại.

Quy y tam bảo  là trở về vói Phật pháp mầu nhiệm ở khắp mọi nơi. Mà bản chất của sự giác ngộ là tình thương và hiểu biết. Nếu mình chấp mắc vào kiến giải mà vi phạm hòa khí của sự sống là không tùy thuận chúng sanh. Nếu không tùy thuận  được thì không cùng nhau tồn tại được. Vì vậy đi đến đâu Phật giáo cũng mang mang tính chất hòa khí để cứu khổ và và đem vui đến bằng trí tuệ và tình thương. Không bao giờ xúc phạm và gây tổn thương đến sự sống, vì vậy Phật giáo luôn lấy năm giới làm tiêu chuẩn hòa bình và bảo vệ sự yêu thương trong sáng. Nếu không có giới làm thước đo thì không có tiêu chuẩn cụ thể để bảo vệ sự sống. Năm giới của Phật giáo có động lực là  tình thương, vì vậy giới luôn luôn thoải mái và không có tính chất của giáo điều. Người giữ giới là vì hạnh phúc của mình và mọi người, nên giới là phát xuất từ tam quy là nương dựa nơi Phật, Pháp và Tăng. Đạo Phật chỉ truyền có tam quy và ngũ giới nên không cạnh tranh và tiêu diệt hay xúc phạm đến tôn giáo khác, bởi vì nương dưa vào Phật Pháp Tăng thì nương tưa vào tự tánh của chính mình. Tự tánh Phật Pháp Tăng thường trú ở khắp mười phương nên không tranh cải với những gì ở ngoài tự  tánh của mình. Vì vậy Phật tử đi đến đâu thì không gây hấn và bài trừ những gì thuộc truyền thống và tín ngưỡng của các chúng sanh. Nếu là sự thật và chơn lý thì có ánh sáng để truyền ánh sáng đến khắp nơi. Người giác ngộ gặp người giác ngộ thì như ngọn đèn gặp ngọn đèn, nên ánh sáng với ánh sáng không chướng ngại với nhau mà hòa hợp  cùng nhau như một tăng thân. Một ngọn đuốc mồi lửa cho bao nhiêu ngọn đuốc thì ngọn đuốc cũng không mất gì và được gì. Vì vậy người giác ngộ như ngọn đuốc và ánh sáng nên không mất gì và được gì để tranh cải cùng các tín ngưỡng khác.

Tôn trọng tín ngưỡng và sự sống của người khác, nên Đức Thế tôn và đệ tử không bao giờ gây tổn thương khi tiếp xúc với các truyền thống khác với đạo Phật. Tín ngưỡng chính là  hơi thở vì vậy không nên làm cho hơi thở bị bóp nghẹt  hay hủy diệt. Hiểu rõ điều này nên đạo Phật không bao giờ xúc phạm đến các tín ngưỡng khác mình. Vì  vậy đạo Phật được gọi là Đạo từ bi và cứu khổ, vì đạo Phật trước nhất là vì hạnh phúc và sự sống, nên điều đầu tiên của sự giác ngộ phải thể hiện là không gây tổn thương và đem lại hòa bình. Thực hiện điều này thì phải tìm cho được Tâm của mình. Tâm chính là Phật là Pháp và là Tăng. Nương vào tự tánh của Tâm thì vô tranh, vô chấp và vô trụ ở ngoại đạo. Do đó chỉ có lòng đại bi thương tất cả, vì mình chỉ có kẻ thù duy nhất là Đại Bi Ái kiến của chính mình. Chính bệnh Ái Ngã làm cho mình thấy có riêng mình , nên chính mình là kẻ thù duy nhất và nguy hiểm nhất của chính mình. Chính mình đẩy mình ra ngoại đạo khi mình cầu mong tìm nắm những gì ở ngoài Tâm mình. Thiếu hiểu biết và tình thương là căn bệnh trầm thống phải được soi sáng và chửa trị. Phật Pháp là thuốc trị bệnh đau khổ. Nếu chúng sanh không đau khổ thì không cần Phật Pháp. Bệnh và thuốc nương nhau mà thành lập. Vì vậy , không tranh cải đúng sai mà chỉ xem đau khổ của chúng sanh và sai lầm của người khác cũng là bài học và Phật Pháp giác ngộ cho mình. Bởi vì tất cả các pháp đều có công năng làm tỉnh thức. Nếu mình dũng dưng với đau khổ và sai lầm của người khác thì chính mình là kẻ thù của mình. Bởi vì vô cảm thì không bao giờ là người tỉnh thức.Không tỉnh thức thì không bao giờ  biết thế nào là ngoại đạo và thế nào là Phật đạo.

Đứng trước khó  khăn của câu hỏi dễ gây tổn thương và tranh cải để bảo vệ lập trường. Tôi thật sự lo ngại nếu có người hiếu chiến và bảo vệ kiến thủ là lập trường kiên định. Bởi vì để cho tư tưởng và ý niệm trở thành ý thức hệ thì nguy cơ bất an và chiến đấu để bảo vệ lập trường  là hệ quả phải xảy ra. Nhưng hòa bình đích thật là Tâm bình thì thế giới bình. Chiến công đích thật oanh liệt là tự chiến thắng mình. Không thần thánh nào có thể giúp mình thoát được già , bệnh,chết và cái nghiệp mà mình tạo ra… Vì vậy tự chiến thắng mình là chiến công hàng phục được ma bệnh , ma chết và ma phiền não… Đó là chiến công của người tĩnh thức. Nếu tranh cải đưa đến chiến đấu cho ý thức hệ thì không còn Phập Pháp nữa. Vì chỉ có ý niệm tranh cải mà không có thực chất giải thoát khổ đau và vô minh. Với người tĩnh thức thì tà pháp cũng trở thành chánh pháp nhờ chánh kiến. Với người không tĩnh thức thì chánh pháp cũng thành tà kiến vì không có sự giác ngộ. Bởi vì tất cả các pháp đều là Pháp làm cho tĩnh thức thì mới là Phật pháp.

Xin mạn phép ghi lại đôi hàng cảm nghĩ khi được xem qua câu hỏi quá khó khăn này. Mà khi mới xem qua tưởng chừng như quá dễ trả lời.

Nam mô Phật A-Di-Đà

Minh-Đức 13-4-2011


12-4-2011

Kính thưa Ban Biên tập Trang Tạng Thư Phật Học,

Kính thưa Quý Thầy,

Tôi xin chân thành cảm ơn vì sự quan tâm của Quý Trang và Quý Thầy vì đã thường xuyên gửi bài và hướng dẫn tôi tìm hiểu giáo lý Phật giáo.

Thưa Quý Trang,

Tôi đã đọc bài viết của Thầy Tịnh Quang trả lời câu hỏi của bạn đọc tên Trương Thái Hòa.

Nhân tiện đây tôi xin kể lại câu truyện xảy ra với người viết cách đây khoảng một tháng.

Bữa đó, sáng thứ bảy, tôi đến một tiệm hớt tóc cách nhà không xa lắm. Trong lúc chờ đợi đến lượt (cũng không lâu vì chỉ chờ một người đang được hớt tóc) tôi chú ý ti vi đang chiếu một đĩa VCD có nội dung như là “Thuyết pháp” của một vị tự xưng là “Thầy” khuyên người ta ăn chay. Vốn là người căn cơ thấp và cũng một phần tò mò vì trang phục của người “Thuyết pháp” nên chú ý lắng nghe hết đoạn phim thì cũng vừa lúc hớt tóc xong. Ông giới thiệu ông là người thích Đạo Phật nhiều năm nay. Ông hỏi tôi có thích VCD nói trên không và vì xã giao nên tôi nói thích. Ông ngõ ý sẵn sàng cho tôi mượn đem về nghe. Tôi nói thật lòng với ông rằng tôi nhận thấy bài nói chuyện trong đĩa VCD có nhiều điểm xa lạ với quan điểm Phật giáo theo như tôi biết. Ông tỏ vẽ ngạc nhiên và có ý tìm hiểu thêm về đạo Phật. Sau đó tôi nói với ông rằng, nếu ông quan tâm thì tôi xin giới thiệu Trang điện tử Tạng Thư Phật Học để tìm hiểu thêm về Đạo Phật.

Không biết giờ này ông có xem trang Tạng Thư Phật Học không?

Thưa Quý Trang,

Tôi chỉ xin kể một câu truyện như lời tâm sự riêng với Quý Trang thôi.

Kính chúc Quý Thầy sức khỏe và an định.

Nam mô A Di Đà Phật

Hoằng Phan – Đỗ Ngọc Thắng


12-4-2011

Tôi đã đọc được của Thầy rất nhiều bài viết có giá trị, thể hiện tầm kiến thức uyên bác về Phật học của Thầy. Sự trả lời DH Thái Hòa của Thầy về đạo Cao Đài hoàn toàn chính xác với chánh kiến rõ ràng. Phật giáo không phải là tôn giáo mà chính là nền giáo dục Phật Đà Nhưng đời nay mấy ai hiểu , và nhiều Phật tử, chúng sanh cũng không muốn hiểu , nên từ lâu xa đến nay ai cũng nghĩ Phật giáo chính là tôn giáo , trở thành phạm trù “tín ngưỡng” thuần túy như bất kỳ tôn giáo nào khác.

Bởi vậy  tư duy của nhiều người như DH Thái Hòa đang rất phổ biến hện nay , nhất là những người mới bắt đầu dọ dẫm bước vào học Phật. Ở Việt Nam, đa phần các Phât tử chỉ biết đến Chùa lễ Phật, cầu an cầu siêu, thậm chí cầu tài lộc,  có bao người chịu khó thâm nhập Kinh điển để biết được thông điệp mà Phật, Bồ tát gửi đến chúng sanh  . Họ tụng Kinh, trì chú nhưng tâm trí vẫn còn mê mờ , ác nghiêệp từ thân khẩu ý tiếp tục diễn ra.

Có những người có nguồn thu nhập bất chánh, mang đến Chùa cúng dường chư Tăng, xây , sửa Chùa, ấn tống Kinh sách với mong mỏi tạo phước đức giảm trừ tội nghiệt rồi sau đó tiếp tục hành vi bất thiện . Than ôi! Có biết đâu những khoản tiền to lớn mà họ đã cúng dường cho Chùa đôi lúc làm tâm tham của một số Tăng Ni lớn lên khi bản thân họ không đủ định lực để chống lại “ma Tiền”.

Thiết nghĩ nếu mọi người thâm nhập sâu ý nghĩa của Kinh Địa tạng thì chắc không mấy ai dá làm bậy, làm ác. Một số  Chùa ở VN đang thọ trì bộ Kinh Địa tạng nhưng lại không thấy giảng rõ ràng  ý Kinh . Dễ dẫn tới sự suy nghĩ thật thà đơn giản theo lời Kinh để rồi khi hành trì không hiệu quả lại đâm ra nghi hoặc.

Thưa Thầy

Tôi đang tìm Kinh Địa Tạng Chiêm sát nhưng trên mạng chỉ thấy bản âm Hán Việt, còn bản Việt dịch thì không thấy đâu .

Tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy có ba bộ Kinh Địa tạng , lâu nay Phật tử VN thường biết đến Kinh Địa tạng Bồ tát bản nguyện , ít biết đến Kinh Địa tạng thập luận và Chiêm sát.

Tôi rất tán thán chánh kiến về Phật Pháp qua những bài viết của Thầy. Thầy ơi Làm thế nào để chúng sanh Phật tử VN hiểu nhiều về Kinh điển và tinh thần sám hối khi thọ trì Kinh và danh hiệu Phật, Bồ tát. Chia sẻ vài dòng với Tạng Thư Phật học

Thị Thể


12-4-2011

Ki’nh gởi cư sĩ Tịnh Quang

xem thơ phật giáo và cao đài  thấy cư sĩ trả lời  rất đúng, tôi nghe nói đạo cao đài thờ rất nhiều (phật,chúa và các vị thần  khác) từ người quen biết ,tôi chẳng biết gì về cao đài   nên nói họ theo đạo nào cũng tốt , nay xem thơ mới biết người sáng lập ra cao đài thật  tội lỗi vì đã khinh thường phật ,xem phật là thuộc hạ của thượng đế, thật là ngu si điên  đảo  đã lôi  kéo  nhiều người sai lầm ,tôi sẽ đưa thơ của cư sĩ  cho họ xem nếu gặp.

PHẬT  la đang giác ngộ hoàn toàn, chân chánh và thanh tịnh,trí tuệ  và từ bi  vô lượng ,thoát khỏi sinh tử luân   hồi , làm theo lời phật dạy sẽ thoát khỏi sinh tủ luân hồi .

cũng may trương thái hòa là một  người có sáng suốt thấy giáo lý đạo phật la`con thuyền đưa người đến  thẳng điểm rốt ráo giải thoát, rất mừng  cho trương thái hòa ,vì trước đây tôi ngu si nghe lời một người phật tử nói rằng Địa mẫu lớn hơn PHẬT,khiến tôi bâng khuâng nửa tin nửa  ngờ , nếu không tin thì bị Địa mẫu  trừng  phạt vì  họ cho tôi xem kinh  Địa  mẫu   .may thay cho tôi  ,cô tôi mời sư cô lại nhà tôi  làm lễ  an vị phật  nên tôi hỏi , tôi được sư  cô trả lời là   Địa mẫu   là cục đất làm sao lớn hơn  phật được , PHẬT lớn hơn Địa mẫu. và sau này gặp người bạn quen của bàdì tin địa mẫu lớn hơn PHẬT, tôi và bà dì tôi khuyên nhưng họ không nghe, họ thờ rất nhiều phật và có cả địa mẫu, cũng thấy buồn vì họ thiếu một chút trí tuệ, thân người khó được phật pháp khó nghe,nay gặp được phật pháp mà họ  giống người mù sờ voi .

Nay tôi nói đây mong những phật tử hãy  sang’ suôt’, học hỏi giao’ ly’để phân biệt chánh tà, cam’ơn cư sĩ Tịnh quang đã hết lòng vì phật pháp dể trả ơn PHẬT

Chuc’ cư sĩ thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.


12-4-2011

Kinh chao dao huu Tinh Quang

Xin cam on dao huu da goi bai tra loi cho dao huu Truong Thai Hoa

Theo quan diem cua co HT Tuyen Hoa thi Ngai co day rang:

Ngoai Dao cung la chung sanh, tat ca chung sanh deu co kha nang thanh Phat.

tat ca cac ton giao khac chi mot bo phan cua phat giao.

Duc Phat day : ” Ta la Phat da thanh, Chung Sanh la phat se thanh.”

Tat ca chung sanh deu co duc tuong cua NHU LAI,  vi vong tuong PHAN BIET va CHAP TRUOC nen KHONG THE CHUNG DAC.

Vai dong chia se cung dao huu ….

Cung kinh Bai chao Dao Huu.

Dieu Am Cu Si Thuan Tran – USA


12-4-2011

Nhu vay co le la do loi tu duong truyen internet cua phia phat tu.  Phat tu chi kinh mong nhung dao huu co tam nguyen se doc duoc tin nay de phat tam huong ve Dai Phap Hoi.

Phat tu cung moi nhan duoc email cua Thay ve cau hoi cua Dao Huu Truong THai Hoa.  Vi kien thuc Phat hoc cua phat tu con vo cung han hep, phat tu khong dam co loi binh luan nao ca.  Neu dao huu Truong Thai Hoa muon tim hieu Phat phap, phat tu nghi cuon “Duc Phat va Phat Phap” la can ban nhat, mot khi co tam muon tim hieu thi nhu dat han gap mua rao, Dao huu Truong Thai Hoa co the tim doc va hy vong se rut ra nhung dieu khac biet giua Phat Giao va Dao Cao Dai, sau do co the van dap / man dam voi nhung vi Thay co kien thuc cao rong ve Phat Hoc.

It dong phat tu xin duoc hoi am.  Kinh chuc Thay cung cac thanh vien trong ban bien tap Tap San Tang Thu Phat Hoc duoc nhieu suc khoe, an lac, van su lanh, van su thanh.

Kinh thu,

phat tu Nguyen Phuong.