NHƯ Ý LUÂN BỒ TÁT QUÁN MÔN NGHĨA CHÚ BÍ QUYẾT

Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH

 

_ Chữ ÁN (OṂ) có nghĩa là tất cả Pháp lưu trú không có sở đắc dùng làm phương tiện; GIÁC chẳng thể đắc.

_ Chữ PHỘC (VA) có nghĩa là tất cả Pháp siêu việt, đường ngôn ngữ chẳng thể đắc.

_ Chữ LA (RA) có nghĩa là tất cả Pháp lìa nhơ bẩn, rốt ráo chẳng thể đắc.

_ Chữ NÁ (NA) (bản khác ghi là 叨- DA) có nghĩa là tất cả Pháp THÍ rốt ráo không có sở đắc.

_ Chữ BẠT (PA) có nghĩa là tất cả Pháp THẮNG, tính tướng chẳng thể đắc.

_ Chữ NÁ-MA (DMA) là tất cả Pháp lìa NGÃ, thủ chấp chẳng thể đắc.

_ Chữ HỒNG (HŪṂ) có nghĩa là tất cả Pháp rốt ráo cũng chẳng thể đắc.

Các chữ đã trình bày như trên đều có màu Uất Kim (màu vàng nghệ). Từ miệng của BẢN TÔN dẫn vào trong Luân: Thân, Tâm, Khẩu. An bày rõ ràng mỗi mỗi khảo xét kỹ càng. Từ Tam Muội Gia này mau được Nhất Thiết Trí.

Lúc số niệm tụng Pháp Du Già đã xong liền bày các chữ ở ngay trên thân đặt bày TIỂU TÂM CHÂN NGÔN. Lại ở trên chữ, quán chiếu rõ ràng như mặt trờimới mọc tỏa ánh sáng rực rỡ chói chan rộng lớn vô cùng. Như quán chiếu này chẳng bao lâu sẽ chứng PHÁP THÂN TAM MUỘI.

Chữ ÁN đặt trên đỉnh đầu.

Chữ PHỘC để nơi trán

Chữ LA trong hai mắt

Chữ NÁ nơi trái tim

Chữ BẠT quán nơi miệng

NÁ-MA hai bắp tay

Chữ HỒNG đặt ở rốn

Dùng Quán Tự trên trước

Mau ngộ lý VÔ SINH

Chẳng lâu sẽ thành tựu

Đắc được NHƯ LAI TRÍ

Đặt bày chữ Phạn của Như Ý Luân Tâm Chân Ngôn nơi vành trăng TÂM BỒ ĐỀ xong.

– Ghi chú nghĩa của Như Ý Luân Chân ngôn:

Nẵng mô (NAMO) có nghĩa là quy mệnh. La đát-nẵng (RATNA) có nghĩa là báu.

Đát-la dạ dã (TRAYĀYA) có nghĩa là ba. Toàn câu có nghĩa là: “Quy kính TAM BẢO”. Nẵng mạc (NAMAḤ) có nghĩa là cúi lạy. A ly-dã phộc lô chỉ đế thấp phộc la gia (ĀRYA AVALOKITEŚVARAYA) là Thánh Quán Tự Tại.

Mạo địa tát đát-phộc dã (BODHI-SATVAYA) là Bồ Tát. Ma ha tát đát phộc dã (MAHĀ-SATVAYA) là Đại Bồ Tát.

Ma ha ca lỗ ni ca dã (MAHĀ-KAROṆI-KAYA) là Bậc Đại Từ bi. Đát nễ dã-tha (TADYATHĀ) có nghĩa: ấy là, mở tạng Như Lai nói Chân ngôn.

– Chữ ÁN (OṂ) có nghĩa là ba thân. Một chữ ÁN do 3 chữ cộng thành trong đó.

Chữ (OṂ ) có nghĩa là tất cả Pháp sinh chẳng thể đắc.

Chữ (A) có nghĩa là tất cả Pháp vốn chẳng sinh.

Chữ (MA) có nghĩa là tất cả Pháp NGÃ không có sở đắc.

– Lại thích là:

Chữ có nghĩa là Hóa Thân Chữ có nghĩa là Báo Thân Chữ có nghĩa là Pháp Thân.

Do lý THỰC TƯỚNG thuộc thể của 3 chữ này mà thành nghĩa: “Cúi đầu lạy tất cả Như Lai” cũng có nghĩa là: “Như Lai Vô Quán Đỉnh (Đỉnh kế không thể nhìn thấy của Đức Như Lai).

  • Chước yết la mạt ly để (CAKRA VARTTI) có nghĩa là hay chuyển bánh xe vô thượng, cũng có nghĩa là Tồi phá.
  • Chấn đá mạt ni (CINTA-MANI) có nghĩa là suy tư, cũng có nghĩa là báu của Như Lai (Báu có 6 loại hay làm mãn ước nguyện của chúng sinh).
  • Ma ha bát ná-ma (MAHĀ-PADMA) là hoa sen lớn biểu thị cho sự tĩnh của các Phi Pháp, vốn chẳng nhiễm dính.
  • Lỗ lỗ (RO RO – bản khác ghi là RU RU) có nghĩa là lìa bụi dơ. Bụi có 2 loại nên xưng 2 lần, ấy là Nội Trần, Ngoại Trần. Nội Trần là 5 Căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Ngoại Trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc. Cả 2 loại Trần đều không có sở đắc dùng làm phương tiện thành DU GIÀ QUÁN TRÍ.
  • Để sắt tra (TIṢṬA). Thích là: TRỤ, cũng nói là VÔ TRỤ, Vô Trụ dùng làm gốc của tất cả Pháp, cũng nói là: “Chẳng trụ Niết Bàn, chẳng trụ sinh tử”. Do Đại TRí nên chẳng dính vào sinh tử, do Đại Bi nên chẳng trú Niết Bàn.
  •  Nhập-phộc la (JVALA). Thích là: cháy bùng. Ánh sáng chiếu diệu khắp Hư không Pháp giới ở 10 phương cảnh giác Chư Phật, Bồ Tát, Thánh chúng giáng tập phó hội. Bên dưới triệu tất cả 8 Bộ Trời, Rồng, loại Hữu tình làm lợi ích gia trì.
  • A Yết ly-sái dã (AKARṢAYA) có nghĩa là: Thỉnh triệu. Do sự thỉnh triệu này mà Chư Phật, Bồ Tát, 8 Bộ Trời, Rồng ứng theo sự triệu đều vân tập gia trì hộ niệm.
  • Hồng (HŪṂ) nghĩa là tất cả Pháp không có NHÂN, cũng nói là Bồ Đề

Đạo Trường. Như Kim Cương Đỉnh Du Già Kinh nói: “Vừa mới phát tâm Bồ Đề liền ngồi Bồ Đề Đạo Trường chuyển bánh xe Chính Pháp”. Do sự tương ứng này mà một chữ của Chân Ngôn này ắt hay chứng ngộ tất cả Phật Pháp. Lúc niệm niệm chứng ngộ Phật Pháp thì đầy đủ TÁT BÀ NHÃ TRÍ (Sarva-jña-jñāna: Nhất Thiết Trí Trí) thẳng đến cứu cánh ngồi tòa KIM CƯƠNG, 4 Ma hiện trước mặt. Ắt nhập vào Đại TỪ TAM MA ĐỊA giáng phục 4 MA mà thành Chính Giác.

4 Ma là: Uẩn Ma, Phiền Não Ma, Tử Ma, Thiên Ma đều tự giáng phục.

Lại nói là: Pháp không có NHÂN, các Pháp không có NHÂN y theo QUẢ của Thắng Nghĩa Đế cũng không có đắc. Vì không có NHAÂN QUAÛ neân xöa nay thanh tónh.

  • Phấn (PHA) có nghĩa là Phá hoại, cũng nói là Tồi hoại. Lúc được thành

Phật thì Tồi hoại 4 Ma, cũng nói trong 3 Đức là ĐOẠN ĐỨC. Do dùng Trì cắt đức tập khí phiền não của ba cõi, cũng cắt đứt 9 địa vị. Hai loại Tư lương PHƯỚC ĐỨC, TRÍ TUỆ thảy đều viên mãn. Từ vô thủy đến nay tất cả Hữu tình dùng làm nơi gần gũi, vì nhớ ân ấy nên đi đến nơi Chuyển Pháp Luân diễn nói 12 hạnh Pháp Luân.

  • Tra (Ṭ) có nghĩa là: Tất cả Pháp không có sở đắc. Chữ TRA đó theo Phạn Thư thì có hình như nửa vành trăng. Thích là: Tất cả Pháp không có NGÃ, không có sở đắc, dùng làm phương tiện ắt thành sinh không, sinh nửa không (Không bán).
  • Tát phộc (SVĀ) nghĩa là: không có ngôn thuyết làm thành Trí Không của Pháp, có nghĩa là chữ đầy đủ (mãn tự) cũng nói là thành tựu Đại Phứơc Đức.
  • Ha (HĀ) có nghĩa là: cắt đứt phiền não khiến cho các Hữu tình gom chứa

Đại Phước Đức, cắt đứt tất cả tập khí của phiền não và tùy phiền não, trong thân TA, NGƯỜI tràn khắp lời dạy của MÃN TỰ chứng được VÔ DƯ Y VÔ TRỤ NIẾT BÀN.

Người Du Già kết khế tụng Chân ngôn; định ý chuyên chú vào một chữ này. Do cùng tương ứng, suy tư đạo lý của Chân ngôn thì hay trừ NĂNG DUYÊN, SỞ DUYÊN. Tự tha bình đẳng đồng thể Đại Bi, gom chứa tất cả phước trí tuệ. Đời này trừ thoát tất cả não họa phi mệnh, người đời thấy nghe đều vui vẻ. Lời nói ra khiến Trời người kính thuận chẳng dám làm ngược lại. Sau khi chết chúng Thánh hiện ra trước mặt, được sinh về quốc thổ Tịnh Diệu Cực Lạc, ở trong tập hội, hoa sen hóa sinh thấy Đức Vô Lượng Thọ Phật, lắng nghe Chính Pháp mau chứng Vô Thượng Bồ Đề.

 

NHƯ Ý LUÂN BỒ TÁT LỤC TÝ TƯỚNG KỆ

Tay cầm Báu Như Ý

Thân sáu tay màu vàng

ĐỈNH KẾ BẢO TRANG NGHIÊM

TỰ TẠI VƯƠNG nói Pháp

_ Tay thứ nhất: suy tư

Thương nhớ chúng Hữu tình

_ Tay hai: ngọc Như Ý Hay mãn tất cả nguyện

_ Tay ba: cầm tràn ghạt

Vì cứu khổ bàng sinh

_ Trái đè núi QUANG MINH

Thành tựu không lay động

_ Tay thứ hai cầm sen

Hay tĩnh các Phi Pháp

_ Tay thứ ba cầm Luân (bánh xe)

Hay chuyển Pháp Vô thượng

Báu hay tùy đem theo

Núi: biểu thị bất động

Tính hoa sen: chẳng nhiễm

Luân: đập nát chướng não

Sáu tay: rộng trang nghiêm

Hay dạo chơi sáu nẻo

Dùng phương tiện Đại Bi

Đoạn các Khổ Hữu tình

Thân tỏa ngàn hào quang

Tùy niệm đều chiếu khắp

Giống như nơi mặt gương

Hay biểu hiện Vạn tựơng

Tự tâm vốn chẳng sinh

PHÁP TÍNH ĐỀU VIÊN TỊCH

 

– Trích trong KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ KINH là:

– TÂM TRUNG TÂM CHÂN NGÔN:

  • Chữ ÁN có nghĩa là: Tất cả Pháp lư trú không có sở đắc dùng làm phương tiện, GIÁC chẳng thể đắc.
  • Chữ PHỘC có nghĩa là: Tất cả Pháp siêu việt cắt đứt đường ngôn ngữ chẳng thể đắc.
  • Chữ LA có nghĩa là: Tất cả Pháp lìa BỤI rốt ráo chẳng thể đắc.
  • Chữ NÁ nghĩa là: Tất cả Pháp THÍ rốt ráo không có sở đắc.
  • Chữ BẢ nghĩa là: Tất cả Pháp THẮNG, Tính tướng không thể đắc.
  • Chữ NÁ-MA nghĩa là: Tất cả Pháp lìa Ngã thủ chấp chẳng thể đắc.
  • Chữ HỒNG nghĩa là: Tất cả Pháp liễu cũng chẳng thể đắc.

Các chữ bố liệt như trên đều dùng màu Uất Kim (Màu vàng nghệ) để vẽ làm.

_ TRINH HƯỞNG Năm thứ 3 – tháng 10, ngày 21 duyệt xét xong, TĨNH NGHIÊM (48 tuổi)

_ NGUYÊN LỤC năm thứ 16 – tháng giêng, ngày 17 dùng bản của Hòa thượng TĨNH NGHIÊM, xem xét xong.

TÔN GIÁO

_ BẢO VĨNH thứ năm, năm Mậu Tý, tháng 12 ngày 25 đêm Trừ Dạ xem xong một lần.

TÍNH TỊCH

NHƯ Ý LUÂN BỒ TÁT QUÁN MÔN NGHĨA CHÚ BÍ QUYẾT

_HẾT_

Ghi chú:

Theo người dịch thì bản Kinh trên chú thích chữ ÁN (OṂ) không được chính xác.

Chữ ÁN (OṂ) được kết hợp bởi 3 chữ (A), (U), (MA), trong đó: (A) là “Tất cả Pháp vốn chẳng sinh” biểu thị cho nghĩa của PHÁP THÂN. (U) là “Tất cả Pháp Thí dụ chẳng thể đắc” biểu thị cho nghĩa của BÁO THÂN.

(MA) là “Tất cả Pháp NGÔ NGÃ chẳng thể đắc” biểu thị cho nghĩa của HÓA THÂN.

Do đó OṂ nghiếp nghĩa vô biên, là đầu mối của các chữ tức là chỗ phát sinh của tất cả các Pháp. Từ đây, OṂ là mẫu của các Đà La Ni nên thường đặt ở đầu câu. Ngoài ra tùy theo ý nghĩa của câu chú theo sau mà OṂ biểu thị cho các nghĩa: Tam thân, Quy mệnh, Cúng dường, Cảnh giác, Nhiếp phục.