như thị ngữ kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(如是語經) Như thị ngữ, Pàli: Itivuttaka. Hán âm: Y đế phật đa già. Kinh, gồm 4 thiên (Pàli: Nipàta, tập), tổng cộng 11 chương (Pàli: Vagga, phẩm), 112 kinh, là kinh thứ 4 trong Kinh tạng tiểu bộ (Khuddaka-nikàya) tiếngPàli. Thiên thứ 1 có 3 chương 27 kinh, thiên thứ 2 có 2 chương 22 kinh, thiên thứ 3 có 5 chương 50 kinh và chương thứ 4 có 1 chương 13 kinh. Như thị ngữ nghĩa là nói như thế. Ở cuối mỗi kinh đều có lời kết iti(… như thị) hoặc Ayam pi attho vutto bhagavatà iti me sutan ti (Tôi nghe đức Thế tôn nói nghĩa này). Ở đầu kinh thì mở đầu bằng Vuttam(từng nói như vầy) hoặcVuttaô hetaô bhagavatà vuttam arahatà ti me sutaô (Tôi nghe đức Thế tôn Ứng cúng từng nói như vầy). Trong các kinh, câu văn định hình iti vuccati (Như thị ngôn, nói như vầy) cũng thường được sử dụng, do đó có thể biết nguyên do về cái tên của kinh này.Các kinh đều do văn trường văn mở đầu và văn kết thúc theo 1 hình thức nhất định. Như văn kết thúc của văn xuôi thường là câu: Đức Thế tôn ở đây nói như vậy, sau đó là văn vần được dùng để lập lại nội dung của văn xuôi đã trình bày. Sự kết hợp giữa văn xuôi và văn vần là đặc trưng quan trọng của kinh này. Nhưng trong chương 4, chương 5 của thiên thứ 3 và thiên thứ 4 cũng thiếu câu văn mở đầu, kết thúc và văn vần lập lại. Còn ở cuối mỗi chương đều phụ thêm văn vần tóm tắt. Nói về nội dung thì kinh này theo hình thức trùng tụng(lập lại)trong các kinh, thu tập từ 1 pháp đến 4 pháp có liên quan đến pháp số, tức từ thiên thứ 1 đến thiên thứ 4, lần lượt nói rõ từ 1 pháp đến 4 pháp. Nội dung toàn kinh rộng rãi và khác nhau, nhưng cũng bao hàm về tư tưởng trọng yếu, trong đó, phần chính là giáo lí về người xuất gia, cũng bao gồm cả giáo thuyết về người tại gia. Giáo pháp được trình bày 1 cách đơn giản, phần nhiều còn mang phong cách của kinh cổ xưa. Cứ theo sự suy đoán của các học giả hiện đại thì: 1. Về lịch sử thành lập: Thời đại thành lập thiên thứ 1, thiên thứ 2 tương đối sớm hơn. Trong thiên thứ 3 và thứ 4 có nhiều chỗ bị xem là do người đời sau thêm vào. 2. Về hình thức nguyên thủy của Tiểu bộPàli: Thời kì đầu tiên hình thành Phật giáo bộ phái đã bao gồm kinh này rồi. Trong các kinh điển Hán dịch, tương đương với kinh này có kinh Bản sự, do ngài Huyền trang dịch vào niên hiệu Vĩnh huy năm đầu (650), gồm 7 quyển, 138 kinh, từ phẩm Tam pháp mà thành. Đem bản dịch chữ Hán của kinh này đối chiếu với kinh Như thị ngữ tiếngPàli, thì rõ ràng hệ thống của 2 kinh khác nhau, nhưng thực ra chúng đã phát xuất từ cùng 1 nguồn gốc. Tên tiếng Phạm của kinh Bản sự là Itivfttaka, hàm ý là: Sinh khởi như thế, sự việc phát sinh từ quá khứ, so sánh với Nói như thế (Như thị ngữ)trong bản kinh tiếngPàlithì ngữ ý rất khác nhau. Nhưng nếu so sánh bảnPàli với bản Hán dịch trong hệ thống kinh điển truyền thừa thì phải công nhận rằng bản Pàligần với hình thái nguyên thủy nhất. Ngoài ra, kinh này hiện nay có bản nguyên văn được ấn hành và bản dịch tiếng Anh (Sayings of Buddha, New York, 1908), cùng với bản dịch tiếng Nhật (Nam truyền Đại tạng kinh tập 23). [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.1; A History ofPàliLiterature by B. C. Law; Dictionary of Pàli Proper Names by Malalasekera; A Chinese Collection of Itivuttaka by K. Watanabe (Journal of P. T. S. 1906-1907); A History of Indian Literature, vol. II, by M. Winternitz; Nam Bắc lưỡng truyền đích Bản sự kinh (Độ biên Hải húc, Hồ nguyệt toàn tập thượng quyển); Nguyên thủy Phật giáo thánh điển đích thành lập sử nghiên cứu (Tiền điền Huệ học)].