NHIẾP ĐẠI THỪA LUẬN THÍCH

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời nhà Trần, người nước Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Chân Đế
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 11

THẮNG TƯỚNG THỨ NĂM (Tiếp Theo)

G2. GIẢI THÍCH NHẬP NHÂN QUẢ TU SAI BIỆT TƯỚNG THÙ THẮNG (Tiếp Theo)

CHƯƠNG 5: TU THỜI

Luận nói: Mất bao nhiêu thời gian để tu tập mười địa chánh hạnh được viên mãn?

Giải thích: Mười địa nầy là Đại địa của Bồ-tát. Thời gian tu hành không thể đồng với Nhị thừa. Vì sao? Không những tự thân được tế độ nhiều, mà phương tiện tu cũng nhiều và các nơi mà mình đến thì hết sau cao xa. Ví như vua đi không thể đồng với người nghèo. Thời gian tu hành của Đại, Tiểu thừa có dài và ngắn. Muốn làm rõ nghĩa nầy, cho nên hỏi về thời gian tu hành.

Luận nói: Có năm loại người, tu hành viên mãn ba A-tăng-kỳ kiếp, hoặc bảy A-tăng-kỳ kiếp, hoặc ba mươi ba A-tăng-kỳ kiếp. Sao gọi là năm người: 1. Người tu tập ở địa hạnh nguyện, thì mãn một Atăng-kỳ kiếp. 2. Người thực hành hạnh ý thanh tịnh. 3. Người tu tập ở hạnh hữu tướng. 4. Người thực hành hạnh vô tướng, từ sáu địa đến bảy địa mãn A-tăng-kỳ kiếp thứ hai. 5. Người thực hành vô công dụng hạnh, là từ đây về sau đến mười địa mãn A-tăng-kỳ kiếp thứ ba.

Giải thích: Những gì là năm? Có một loại người là người hành hạnh nguyện lạc; có ba loại người là người hành hạnh ý thanh tịnh, người tu hành hạnh hữu tướng và người tu hành hạnh vô tướng. Có một hạng người là người tu vô công dụng hạnh. Đó là năm hạng người.

Người hành hạnh nguyện lạc tự có bốn thứ: 1. Thập tín. 2. Thập giải. 3. Thập hạnh. 4. Hồi hướng.

Là cho Thánh đạo của Bồ-tát có bốn thứ phương tiện, cho nên có bốn loại người, như Tu-đà-hoàn đạo trước có bốn thứ phương tiện. Bốn loại người nầy gọi là tu hạnh nguyện lạc, trong A-tăng-kỳ kiếp thứ nhất tu hành được viên mãn. Địa nầy nếu đã viên mãn thì người Quán hành nầy chưa đắc ý thanh tịnh. Vì hạnh chưa chứng chân như, chưa đắc vô phân biệt trí, cho nên vô phân biệt trí tức là hạnh ý thanh tịnh. Lại nữa, cũng đồng với tâm Nhị thừa thì không phải ý thanh tịnh. Lại nữa, chưa đến địa vị bất thoái của Bồ-tát do đó không phải hạnh ý thanh tịnh. Như người Thế đệ nhất chưa đắc tâm vô lưu, nói là không thanh tịnh, chỗ duyên pháp tướng của tâm vô lưu không bị quên mất, không được tên Thọ chánh định, Bồ-tát cũng vậy, chưa nhập sơ địa thì chưa được tên chánh định. Người không có hạnh ý thanh tịnh nầy nếu thấy chân như thì liền nhập địa hạnh ý thanh tịnh. Từ sơ địa đến mười địa đồng được tên nầy.

Người tu hạnh ý thanh tịnh tự có bốn thứ: Một loại thứ nhất từ chung mà lập danh, là tu hạnh ý thanh tịnh, ba loại sau từ riêng mà lập danh, là hạnh hữu tướng, hạnh vô tướng và hành vô công dụng hạnh. Người tu hạnh ý thanh tịnh nầy, từ địa thứ sáu trở lại gọi là hành hữu tướng.

Hạnh hữu tướng, là cảnh giới tướng có bốn thứ:

  1. Có phân biệt tướng.
  2. Không phân biệt tướng.
  3. Phẩm loại cứu cánh tướng.
  4. Sự thành tựu tướng.

Có phân biệt tướng, là cảnh đối tượng của định, phân làm cảnh Tỳ-bát-xá-na, hoặc vô phân biệt làm cảnh Xa-ma-tha. Duyên cảnh nầy sinh xả là tướng định. Duyên vô phân biệt của định cảnh mà chân như khởi, gọi là không phân biệt tướng. Phẩm loại cứu cánh tướng là hai thứ tu như lý và như lượng.

Sự thành tựu tướng, là Bồ-tát chuyển y trong từng địa, địa thứ bảy

là hành vô tướng có công dụng, chỗ thuyết tướng của mười hai bộ pháp môn Như Lai cho đến tướng mười hai duyên sinh, thuần thục tư lương cho nên không duyên tướng pháp môn, thông đạt thẳng đến vị chân như, thông đạt nầy lìa công dụng thì không thành. Nói địa nầy làm hạnh vô tướng có công dụng, là ba loại người thuộc hành ý thanh tịnh, hành hữu tướng và hành vô tướng trong A-tăng-kỳ kiếp thứ hai tu hành được viên mãn. Nếu người nhập địa thứ tám, nhưng hành hữu tướng, hành vô tướng và vô công dụng chưa thành tựu, hoặc địa thứ tám viên mãn, thì đối với hành vô tướng vô công dụng của Bát địa đã thành tựu, đối với vô tướng hạnh của Cửu địa thì vô công dụng chưa được viên mãn. Đến A-tăng-kỳ kiếp thứ ba thì vô tướng vô công dụng nầy mới thành, ví như ba vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm và A-na-hàm chế lập làm năm người.

Nếu chỉ có ngôi ba vị thì sao chế lập làm năm người? Do vị sai biệt cho nên thành năm người:

  1. Từ phương tiện ban đầu đến Tu-đà-hoàn là người thứ nhất.
  2. Gia gia là người thứ hai.
  3. Tư-đà-hàm là người thứ ba.
  4. Nhất chủng tử là người thứ tư.
  5. A-na-hàm là người thứ năm.

Bồ-tát vị cũng như vậy, sơ địa làm ngôi thứ nhất, từ địa thứ hai đến địa thứ bảy làm ngôi thứ hai, từ địa thứ tám đến địa thứ mười làm ngôi thứ ba, cũng được chế lập làm năm người:

  1. Từ phương tiện đến sơ địa là người thứ nhất.
  2. Từ địa thứ hai đến địa thứ tư là người thứ hai.
  3. Từ địa thứ năm đến địa thứ sáu là người thứ ba.
  4. Địa thứ bảy là người thứ tư.
  5. Từ địa thứ tám đến địa thứ mười là người thứ năm.

Lại nữa, do đồng với vị và địa của Thanh-văn, phải biết mười hai địa của Bồ-tát thứ tự cũng như vậy:

  1. Như Thanh-văn tánh địa, thì Sơ vị của Bồ-tát cũng như thế.
  2. Như Thanh-văn tu chánh định vị gia hạnh, là khổ pháp nhẫn bằng với Bồ-tát, thì vị thứ hai cũng như vậy.
  3. Như Thanh-văn đã nhập chánh định thì vị thứ ba của Bồ-tát cũng như vậy.
  4. Như Thanh-văn đã đắc tín bất hoại trụ ái giới vị của Thánh để trừ các hoặc của địa trên thì vị thứ tư của Bồ-tát cũng như vậy.
  5. Như Thanh-văn nương giới học dẫn nhiếp nương tâm học thì vị thứ năm của Bồ-tát cũng như vậy.
  6. Như Thanh-văn đã đắc việc nương tuệ học thì vị thứ sáu của Bồ-tát cũng như vậy.
  7. Như Thanh-văn đã đắc việc nương tuệ học thì vị thứ bảy của Bồ-tát cũng như vậy.
  8. Như Thanh-văn đã đắc việc nương tuệ học thì vị thứ tám của Bồ-tát cũng như vậy.
  9. Như Thanh-văn không tư lương trở lại các cảnh giới, là vô tướng Tam-ma-đề gia hạnh thì vị thứ chín của Bồ-tát cũng như vậy.
  10. Như Thanh-văn đã thành tựu vô tướng định vị thì vị thứ mười của Bồ-tát cũng như vậy.
  11. Như Thanh-văn đã xuất vô tướng Tam-ma-đề trụ vị giải thoát thì vị thứ mười một của Bồ-tát cũng như vậy.
  12. Như Thanh-văn trụ đầy đủ tướng A-la-hán thì vị thứ mười hai của Bồ-tát cũng như thế.

Năm vị của Bồ-tát nhiếp mười hai người nầy, vị thứ thì nhiếp ba người thứ nhất, thứ hai và thứ ba, vị thứ hai thì nhiếp ba người thứ tư, thứ năm và thứ sáu, vị thứ ba thì nhiếp hai người thứ bảy và thứ tám, vị thứ bốn thì nhiếp một người thứ chín, vị thứ năm thì nhiếp ba người thứ mười, thứ mười một và thứ mười hai. Nếu căn cứ theo năm vị của Thanh-văn thì cũng được nhiếp mười hai người, không khác với các vị nhiếp của Bồ-tát.

Luận nói: Lại nữa, thế nào là bảy A-tăng-kỳ kiếp?

Giải thích: Vì muốn làm rõ sự chấp riêng của các bộ khác cho nên nói: Lại nữa (phục thứ). Thời của bảy A-tăng-kỳ kiếp cùng với thời ba A-tăng-kỳ kiếp trước là bằng nhau hay có dài ngắn? Đây là chấp bằng với ba A-tăng-kỳ kiếp, nhưng có nghĩa riêng mở làm số bảy. A-tăngkỳ kiếp thứ nhất vượt qua địa nguyện hạnh, đắc hành địa hoan hỷ. Atăng-kỳ kiếp thứ hai từ hoan hỷ địa vượt qua địa nương giới học và địa nương tâm học mà đắc hành địa thiêu nhiên. Đại kiếp A-tăng-kỳ thứ tư từ thiêu nhiên địa vượt qua địa nương tuệ học địa đắc hành địa viễn hành. Lại nữa, một đại kiếp A-tăng-kỳ gọi là hạnh vô tướng bất định, vượt qua địa vô tướng có công dụng. Lại nữa, một đại kiếp A-tăng-kỳ gọi là hạnh vô tướng định, vượt qua địa vô tướng vô công dụng. Lại nữa, một đại kiếp A-tăng-kỳ gọi là hạnh thù thắng vô tướng, vượt qua địa vô ngại biện. Lại nữa, một đại kiếp A-tăng-kỳ, gọi là tối thắng trụ, vượt qua địa quán đảnh.

A-tăng-kỳ có hai thứ:

1. A-tăng-kỳ kiếp. Tại sao vậy? Vì do kiếp nầy ngày, đêm, nửa tháng, một tháng, mùa, hàng năm, các thời gian song song không thể tính đếm, gọi là A-tăng-kỳ kiếp.

2. Kiếp A-tăng-kỳ, Tại sao vậy? Vì Bồ-tát tu hành trong kiếp nầy, nếu lấy kiếp làm lượng, thì kiếp nầy cũng không thể tính đếm, cho nên gọi là kiếp A-tăng-kỳ, do Thời trong Tiền A-tăng-kỳ kiếp không thể tính đếm, nên hậu A-tăng-kỳ kiếp cũng không thể tính đếm.

Trải qua bao nhiêu đại kiếp A-tăng-kỳ mới đắc Vô thượng Bồ-đề? Hiện tại quyết định ba đại kiếp A-tăng-kỳ đắc Vô thượng Bồ-đề, không hơn không kém. Nếu Bồ-tát tu hành phẩm chánh cần tối thượng, thì có thể siêu vượt vô số tiểu kiếp, hoặc siêu vô số đại kiếp, nhưng không thể siêu đại vượt kiếp A-tăng-kỳ. Căn cứ theo chỗ trừ ba thứ phiền não ngoài, trong và tâm mà lập A-tăng-kỳ kiếp. A-tăng-kỳ thứ nhất tâm Bồ-tát chưa minh lợi, phương tiện chưa thành, chánh cần cũng còn kém, do đó phải trải qua thời gian một đại kiếp A-tăng-kỳ mới vượt qua địa nguyện hạnh. Công hạnh của vị nầy cùng với thời gian tương phù nhau. Đại kiếp A-tăng-kỳ thứ hai, nếu lấy công hạnh căn cứ theo thời gian thì phải trải qua chín kiếp A-tăng-kỳ, vì dụng tâm của Bồ-tát được minh lợi, phương tiện đã thành và chánh cần cũng thù thắng. Thời gian trải qua tuy ít, nhưng được công hạnh nhiều, công siêu vượt tám đại kiếp Atăng-kỳ, chỉ trải qua một đại kiếp A-tăng-kỳ thứ hai. Đại kiếp A-tăngkỳ thứ ba, nếu lấy công hạnh căn cứ theo thời gian, thì phải trải qua hai mươi mốt đại kiếp A-tăng-kỳ. Do trí tuệ phương tiện và chánh cần của Bồ-tát rất thù thắng, nên thời gian trải qua tuy ít, nhưng công hạnh rất nhiều, công siêu vượt hai mươi đại kiếp A-tăng-kỳ, chỉ trải qua một đại kiếp A-tăng-kỳ thứ ba.

Luận nói: Địa trước có ba, địa giữa có bốn. Địa trước có ba là: 1. Bất định A-tăng-kỳ. 2. Định A-tăng-kỳ. 3. Thọ ký A-tăng-kỳ.

Giải thích: Lại có bộ khác chấp bảy kiếp A-tăng-kỳ làm hạnh có sâu cạn, cảnh thì có chân, tục và đệ nhất nghĩa. Địa trước thì trải qua ba kiếp A-tăng-kỳ, duyên ba cảnh nầy mà có ba hạnh:

1. Nương vào cảnh thứ nhất, có pháp trắng và pháp đen xen tạp nhau, gọi là ít phần ít Ba-la-mật.

2. Nương vào cảnh thứ hai, có pháp chẳng đen trắng và pháp trắng xen tạp, gọi là Ba-la-mật.

3. Nương vào cảnh thứ ba, có pháp chẳng phải trắng, chẳng phải đen không có xen tạp, gọi là chân Ba-la-mật.

Tức là căn cứ theo ba cảnh nầy mà lập ba A-tăng-kỳ:

1. Bất định A-tăng-kỳ, lấy trắng đen tương tạp cùng với phàm phu không khác nhau.

2. Định A-tăng-kỳ vì pháp vô lưu đã đắc cùng với pháp hữu lưu xen tạp. Pháp vô lưu đã đắc, quyết định do tương tạp cho nên chưa có thể thọ ký.

3. Thọ ký A-tăng-kỳ chỉ là pháp vô lưu không xen tạp các pháp khác, chỉ có pháp vô lưu do đó quyết định không xen tạp các pháp khác cho nên có thể thọ ký, địa trước phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp.

Luận nói: Trong đây có bốn là: 1. Y thật đế A-tăng-kỳ. 2. Y xả A-tăng-kỳ. 3. Y tịch tĩnh A-tăng-kỳ. 4. Y trí tuệ A-tăng-kỳ.

Giải thích: Từ sơ địa đến tam địa gọi là nương địa thật đế. Sơ địa phát nguyện, Nhị địa tu mười pháp thiện, tam địa tu tập các định gồm cả nương vào cảnh giới cho nên gọi là nương địa thật đế. Tứ địa đến lục địa gọi là nương địa xả. Tứ địa tu phẩm đạo, ngũ địa quán tứ đế. Lục địa quán mười hai duyên sinh, đều nương vào đạo mà xả hoặc cho nên gọi là nương địa xả. Thất địa và bát địa gọi là nương địa tịch tĩnh, vì thất địa là vô tướng có công dụng, bát địa là vô tướng vô công dụng, gọi là nương địa tịch tĩnh. Cửu địa và mười địa gọi là nương địa trí tuệ, vì cửu địa là tự đắc sự hiểu biết thù thắng và thập địa thì khiến cho người khác đắc sự hiểu biết thù thắng, cho nên gọi là nương vào địa trí tuệ.

Đế có ba thứ: 1. Thệ đế. 2. Hạnh đế. 3. Tuệ đế.

Thệ đế, là từ sơ phát tâm lập thệ vì lợi ích cho người khác. Hạnh đế, là như chỗ lập thệ nguyện tu hành cùng với thệ nguyện tương ưng, là thệ nguyện thật mà hành cũng thật. Tuệ đế, là vì thành tựu hạnh nầy và an lập thệ nguyện trước, trí tuệ trong phương tiện cùng với hạnh thệ nguyện tương ưng, trí tuệ là thù thắng. Ba thứ đế nầy đều là thật, không điên đảo không trái nhau, cho nên gọi là đế. Như sự lập thệ nguyện ngày xưa, nay Bồ-tát làm sự lợi ích cho chúng sinh cho nên nương vào đế mà trụ. Bồ-tát có thể xả chướng của lục độ, cho nên nương vào xả mà trụ. Công đức Lục độ của Bồ-tát tương ưng cho nên nương vào đế tịch tĩnh mà trụ. Bồ-tát do tự hành lục độ, khéo hiểu phương tiện lợi tha cho nên nương vào đế trí tuệ mà trụ.

Tâm của Bồ-tát lập thệ nguyện không trái với mong cầu, chắc chắn đều là bố thí. Do lập thệ nguyện nầy không trái với thệ nguyện cho nên thật có thể bố thí, tùynhững gì mình Bố thí đó đều sinh hoan hỷ, cho nên nương vào đế mà hành bố thí. Bồ-tát có thể xả tài xả quả, cho nên nương vào xả mà hành bố thí. Bồ-tát đối với tài vật, người nhận, trong sự hành bố thí cho đến giảm hết, không sinh tham sân, vô minh, kinh sợ, cho nên nương vào tịch tĩnh mà hành bố thí. Do vậy Bồ tát như thời, như xứng, như thật mà hành bố thí.

Dụng nầy trong ba thí trước là tối thắng, cho nên nương vào trí tuệ mà hành bố thí, như thệ mà mình đã lập ngày xưa không trái thọ giới ở trước, xả ly ác giới, tất cả ác hạnh tịch tĩnh. Trong đây trí tuệ là tối thắng, cho nên nương vào các đế mà hành giới.

Như thệ mà ngày xưa mình đã lập, nó có khả năng nhẫn có xả, phân biệt lỗi giận dữ trên tâm tịch tĩnh của người khác, thì trí tuệ trong đây là tối thắng, cho nên nương vào đế mà hành nhẫn nhục.

Như thệ mà ngày xưa mình đã lập, nó có thể làm sự lợi ích cho người khác, có thể xả ly tâm yếu hèn và pháp ác đều trở nên tịch tĩnh, thì trí tuệ trong đây là thù thắng, cho nên nương vào đế thực hành tinh tấn.

Như thệ mà ngày xưa mình đã lập, nó có thể tư tu sự lợi ích cho chúng sinh, xả ly năm cái, tâm thường tịch tĩnh, trí tuệ trong đây là tối thắng, cho nên nương vào đế thực hành định.

Như thệ mà ngày xưa mình đã lập, thấu suốt phương tiện làm lợi ích cho người khác, xả ly thiên lệch phi phương tiện, vô minh nóng bức đã được tịch tĩnh, có thể chứng tất cả trí, cho nên nương vào đế thực hành Bát-nhã.

Tùy theo cảnh nên biết và thệ nguyện ngày xưa, phải biết là nương vào nghĩa đế; xả ly loại dục và hoặc dục, phải biết là nương vào nghĩa xả, tất cả tà nghiệp vĩnh viễn dứt, phải biết là nương vào nghĩa tịch tĩnh, tùygiác và thông đạt, phải biết là nương vào nghĩa tuệ. Chỗ nhiếp của ba đế có thể trái với ba lỗi, gọi đó là nương vào đế. Chỗ nhiếp của ba xả có thể trái với ba lỗi gọi đó là nương vào xả. Chỗ nhiếp của ba tịch tĩnh có thể trái với ba lỗi, gọi đó là nương vào tịch tĩnh. Chỗ nhiếp của ba tuệ có thể trái với ba lỗi, gọi đó là nương vào trí tuệ. Nương vào đế, nương vào xả, nương vào tịch tĩnh tuệ, tùy thuận thệ nguyện ngày xưa, không trái nghịch. Nương vào xả nhiếp nương vào đế nương vào tịch tĩnh Tuệ, có thể xả chỗ đối trị, là tất cả xả quả. Nương vào tịch tĩnh nhiếp nương vào đế xả tuệ, hoặc và nghiệp nóng bức tịch tĩnh. Nương vào tuệ nhiếp nương vào đế xả tịch tĩnh, thì trí tuệ là trước hết. Vì chỗ tùycủa trí tuệ, cho nên sáu Ba-la-mật dựa vào đế mà sinh, chỗ nhiếp của việc nương vào xả, chỗ tăng trưởng của việc nương vào tịch tĩnh, chỗ tịnh của việc nương vào trí tuệ. Tại sao vậy? Vì nương vào đế là sinh nhân của nó, nương vào xả là nhiếp nhân của nó, nương vào tịch tĩnh là nhân trưởng thành của nó, nương vào tuệ là tịnh nhân của nó. Pháp thứ nhất thì lấy đế làm chỗ nương tựa. Thệ là lời nói chân thật. Trung lấy xả làm nương tựa. Trước đã lập thệ vì người khác mà có thể xả tự ái sau lấy tịch tĩnh làm chỗ tựa. Cả thảy tịch tĩnh làm sau. Sơ, trung, hậu lấy tuệ làm chỗ tựa. Nếu đây có thì kia có. Nếu đây không có thì kia không có. Bốn sự nương tựa cùng với mười địa tương ưng như thế nào? Từ sơ địa đến tam địa thì nương vào đế làm thù thắng. Tại sao vậy? Trong đây Bồ-tát chỉ tu trị quán cảnh chân thật, đối với công hạnh của các phẩm đạo chưa thành. Nương đế nhiếp ba địa, từ tứ địa đến lục địa, nương xả làm thù thắng. Tại sao vậy? Trong đây Bồ-tát chỉ tu trị quán cảnh chân thật, đã thành đối với cảnh thật của tâm vô công dụng, chỉ làm đối trị hoặc thành tựu đạo phẩm. Do tu trị phẩm đạo Quán hành, hạnh quán tứ đế, hạnh quán mười hai duyên sinh, có thể xả tất cả hoặc. Nương xả lại cũng nhiếp hai địa. Thất địa và bát địa nương vào tịch tĩnh làm thù thắng. Tại sao vậy? Do Bồ-tát đạo đã thành tựu, các hoặc đã diệt nhiều, ẩn nhiều, không thể chạm xúc lại tâm nữa. Hai địa nầy là vô tướng và vô công dụng Quán hành đã thành tựu, Tâm địa chuyển vi tế, an trụ nơi tịch tĩnh. Nương tịch tĩnh lại cũng nhiếp hai địa, cửu địa và mười địa nương vào trí tuệ làm thù thắng, một là tự giải thù thắng, hai là tha giải thù thắng, đều có thể tự lợi và lợi tha, chính mình đã vượt qua tịch tĩnh vị, phần nhiều là hành sự lợi tha. Nếu lìa trí tuệ hạnh, không có riêng phương tiện lợi tha, do hai địa nầy phần nhiều là hành trí tuệ. Trí tuệ lại cũng nhiếp hai địa, vì nghĩa nầy mà các bộ khác chấp có bảy A-tăng-kỳ.

Luận nói: Lại nữa, thế nào là ba mươi ba A-tăng-kỳ?

Giải thích: Có các sư đại thừa, muốn làm rõ hạnh có hạ trung thượng. Muốn làm rõ là đắc hay chưa đắc phương tiện, muốn làm rõ đã đắc không mất phương tiện, muốn làm rõ đã đắc không mất phương tiện tăng thượng, muốn làm rõ nhập trụ xuất ba thứ tự tại, do đó phân A-tăng-kỳ ra làm ba mươi ba lớp.

Luận nói: Trong phương tiện địa có ba A-tăng-kỳ: 1. Tín hạnh Atăng-kỳ. 2. Tinh tấn hạnh A-tăng-kỳ. 3. Thú hướng hạnh A-tăng-kỳ.

Giải thích: Địa có hai thứ:

  1. Phương tiện địa.
  2. Chánh địa.

Khi chưa nhập chánh địa, trong phương tiện địa có ba A-tăng-kỳ, trong đây Bồ-tát phụng sự chư Phật, tâm phát nguyện, miệng lập thệ nguyện tin chánh thuyết của Như Lai và tin tu tín căn làm thù thắng của Như Lai. Tại sao vậy? Vì chưa chứng pháp minh, căn cứ theo tu tín căn mà lập một A-tăng-kỳ, gọi là tín hạnh. Nếu Bồ-tát đã chứng pháp minh tín căn chuyển kiên cố thì quyết định biết quả chắc chắn có thể đắc. Trong đây Bồ-tát tinh tấn làm thù thắng. Tại sao vậy? Vì đối với đắc phương tiện thì tâm đã minh liễu, không tiếc vui chán khổ mà tu tinh tấn, căn cứ theo tu tinh tấn mà lập một A-tăng-kỳ, gọi là hành tinh tấn. Nếu Bồ-tát tinh tấn thành tựu thì tâm được thanh tịnh, hoặc chướng đã trừ, trong đây sự nhắm tới của Bồ-tát làm thù thắng. Tại sao vậy? Vì đối với chân như quán, tâm cầu đắc sinh khởi, tương tục không quay lưng từ bỏ, căn cứ theo sự nhắm tới nầy, lại lập một A-tăng-kỳ, gọi là hành thú hướng .

Luận nói: Trong mười địa, từng địa mỗi mỗi đều có ba A-tăng-kỳ, là nhập trụ xuất.

Giải thích: Vì trừ bì phiền não chướng mà nhập Sơ địa, vì trừ nhục phiền não chướng mà trụ Sơ địa, vì trừ tâm phiền não chướng mà xuất Sơ địa. Tại sao vậy? Trong từng địa, phiền não của Bồ-tát có ba phẩm.

Thượng phẩm gọi là Bì, trung phẩm gọi là Nhục, hạ phẩm gọi là tâm. Thượng phẩm là chỗ phá của đạo hạ phẩm, trung phẩm là chỗ phá đạo phẩm trung, hạ phẩm là chỗ phá của đạo phẩm thượng, cho đến mười địa, nghĩa của nó cũng vậy, căn cứ theo ba phẩm nầy cho nên lập ba Atăng-kỳ, do đó các bộ khác chấp có ba mươi ba A-tăng-kỳ. Ba mươi ba A-tăng-kỳ nầy cùng với ba A-tăng-kỳ trước bằng nhau, không có nghĩa ngắn dài như trước đã giải thích. Trước nói có ba thứ A-tăng-kỳ kiếp đã xong, Bồ-tát trải qua kiếp như vậy mà tu hành đắc Vô thượng Bồ-đề. Bồ-tát trong vô thủy sinh tử, hằng hành các hạnh thí… hằng phụng sự chư Phật xuất thế, từ thời nào bắt đầu tu hành? Hoặc nói ba A-tăngkỳ, hoặc nói thất A-tăng-kỳ, hoặc nói ba mươi ba A-tăng-kỳ để làm rõ nghĩa nầy.

Luận nói: Như vậy A-tăng-kỳ tu hành chánh hạnh của mười địa viên mãn, có nguyện lực của thiện Căn.

Giải thích: Bồ-tát có hai thứ lực:

  1. Thiện căn lực.
  2. Thiện nguyện lực.

Thiện căn lực, là mọi cái tán loạn không có khả năng chống lại. Thiện nguyện lực là trong tất cả thời, hằng gặp Phật Bồ-tát là bậc thiện tri thức.

Luận nói: Tâm kiên tấn tăng thượng.

Giải thích: Do phụng sự thiện tri thức không bỏ tâm Bồ-đề, đời đời và hiện đời tăng trưởng thiện căn, không còn bị giảm mất.

Luận nói: Ba thứ A-tăng-kỳ nói chánh hạnh thành tựu.

Giải thích: Nếu đủ thiện căn lực và thiện nguyện lực thì tâm kiên

tăng thượng có bốn nghĩa, lấy thời nầy làm thời bắt đầu của A-tăng-kỳ, các luận Sư thì nói không đồng nhau. Có ba thứ, trải qua thời gian của A-tăng-kỳ như vậy, nói tu chánh hạnh mới được thành tựu.

 

THẮNG TƯỚNG THỨ SÁU

H. GIẢI THÍCH Y GIỚI HỌC TƯỚNG THÙ THẮNG

Luận nói: Như vậy đã nói nhập sự tu sai biệt về nhân quả, tại sao phải biết nương vào giới học sai biệt?

Giải thích: Trước trong việc nhập tu nhân quả sai biệt, đã căn cứ theo các địa mà thuyết minh tu sai biệt, chưa thuyết minh Bồ-tát nương vào giới và Nhị thừa có sai biệt. Hỏi rằng tại sao phải biết!

Luận nói: Phải biết như đối với Bồ-tát địa trong phẩm chánh thọ Bồ-tát giới nói.

Giải thích: Địa có hai thứ:

  1. Thập địa Kinh.
  2. Địa Trì luận.

Kinh thập địa, trong phẩm Nhị địa nói rộng về chánh thọ Bồ-tát giới pháp, Luận địa trì trong phẩm Thi-la Ba-la-mật nói rộng về chánh thọ Bồ-tát giới pháp phải biết như vậy.

Luận nói: Nếu lược nói do bốn thứ sai biệt, phải biết giới Bồ-tát có sai biệt.

Giải thích: Nếu giải thích rộng thì giới có mười một nghĩa:

1. Danh. 2. Nghĩa. 3. Tướng. 4. Nhân. 5. Quả. .6 Đối trị. 7. Thanh tịnh. 8. Không thanh tịnh. 9. Chứng đắc phương tiện. 10. Lập nạn. 11. Cứu nạn.

Nếu không nương vào đây để giải thích thì gọi là nói gọn, nếu thuyết minh đủ chín phẩm sai biệt thì là rộng, nếu bốn phẩm sai biệt thì là gọn.

Luận nói: Những gì là bốn? 1. Phẩm loại sai biệt.

Giải thích: Tất cả Bồ-tát giới, nếu lấy phẩm loại mà nhiếp thì không ngoài ba thứ.

Luận nói: 2. Cộng bất cộng học xứ sai biệt.

Giải thích: Trong tánh giới gọi là cộng học xứ, trong chế giới gọi là không cộng học xứ. Trong hai thứ nầy, Bồ-tát và Nhị thừa đều có sai biệt.

Luận nói: 3. Quảng đại sai biệt.

Giải thích: Giới nầy cùng với Nhị thừa hoàn toàn bất đồng.

Luận nói: 4. Thậm thâm sai biệt.

Giải thích: Như Lai không ở trong Nhị thừa mà nói, cũng không phải điều mà Nhị thừa hành.

Luận nói: Phẩm loại sai biệt có ba thứ: 1. Nhiếp chánh hộ giới.

Giải thích: Là Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Giới nầy thì bảy chúng trong hai bộ xuất gia và tại gia phải giữ.

Luận nói: 2. Nhiếp thiện pháp giới.

Giải thích: Từ khi thọ chánh hộ giới, sau đó vì đắc đại Bồ-đề, Bồtát sinh trưởng tất cả pháp thiện là văn, tư, tu tuệ và thân, khẩu, ý thiện, cho đến mười Ba-la-mật.

Luận nói: 3. Nhiếp chúng sinh lợi ích giới.

Giải thích: Lược nói có bốn thứ, là căn tánh của chúng sinh, an lập chúng sinh đối với thiện đạo và ba thừa. Lại có bốn thứ:

  1. Bạt trừ bốn đường ác.
  2. Bạt trừ và tế độ bất tín và nghi hoặc.
  3. Bạt trừ và tế độ sự ghét bỏ chánh giáo.
  4. Bạt trừ và tế độ nguyện lạc thừa dưới.

Tại sao ba thứ nầy cùng với Nhị thừa có sai biệt? Vì Nhị thừa chỉ có Nhiếp chánh hộ giới, không có hai giới còn lại. Tại sao vậy? Vì Nhị thừa chỉ cầu diệt chướng giải thoát, không cầu diệt chướng ngại Nhất thiết trí. Chỉ cầu tự độ, không cầu độ tha, không thể thành thục Phật pháp và thành thục chúng sinh, Do đó không có nhiếp thiện pháp giới và nhiếp chúng sinh lợi ích giới.

Luận nói: Nhiếp chánh hộ giới trong đây, phải biết là hai giới y chỉ.

Giải thích: Nếu người không lìa ác, mà có thể sinh thiện, có thể lợi ích chúng sinh, là không thể có việc đó, cho nên chánh hộ giới là chỗ y chỉ của hai giới còn lại.

Luận nói: Nhiếp thiện pháp giới là đắc y chỉ Phật pháp sinh khởi. Nhiếp chúng sinh lợi ích giới là thành thục y chỉ của chúng sinh.

Giải thích: Nhiếp thiện pháp giới là trước hết nhiếp ba thứ tuệ, văn, tư, tu. Tất cả Phật pháp đều từ đây mà sinh khởi. Tại sao vậy? Vì tất cả Phật pháp đều không xả trí tuệ. Nhiếp chúng sinh giới là bốn nhiếp pháp. Nhiếp thứ nhất khiến cho thành quyến thuộc của mình, lìa ác hướng thiện. Nhiếp thứ hai là chưa phát tâm thì khiến cho phát tâm. Nhiếp thứ ba là đã phát tâm thì khiến cho thành thục. Nhiếp thứ tư là đã thành thục thì khiến cho giải thoát. Ba thứ giới nầy lấy pháp gì làm nhân? Ba căn làm nhân riêng, hai căn làm nhân chung. Ba căn làm nhân riêng là tinh tấn căn làm nhân của giới thứ nhất. Trí căn làm nhân của giới thứ hai, định căn làm nhân của giới thứ ba. Hai căn làm nhân chung, là tín căn và niệm căn làm nhân chung của ba giới.

– Lại nữa, lấy sáu pháp làm nhân:

  1. Y thiện tri thức.
  2. Y chánh văn.
  3. Y chánh tư.
  4. Y tín căn.
  5. Y chán ghét sinh tử.
  6. Y từ tâm.

– Lại nữa, có bốn thứ làm nhân:

  1. Từ người mà chánh thọ được.
  2. Từ ý thanh tịnh mà được.
  3. Từ chán sợ đối trị mà được.
  4. Từ không phạm giới khởi cung kính ức niệm mà được.

– Lại nữa, có bốn thứ nhân có thể khiến cho giới Bồ-tát thanh tịnh:

  1. Nhân hay lìa phạm giới.
  2. Y chỉ đối trị phá giới, là niệm xứ.
  3. Y chỉ tịch tĩnh là không y chỉ sinh nơi thù thắng, mà hồi hướng vì tất cả chúng sinh đắc Niết-bàn.
  4. Do đủ mười căn bản thiện, là chỗ thành phương tiện, chỗ tùy thuận phi giác quán, chỗ tổn ức niệm, chỗ nhiếp hồi hướng Phật quả.

Ba loại giới nầy lấy pháp nào làm thể? Không khởi não hại ý của người khác, mà sinh thân, khẩu, ý nghiệp thiện làm thể. Lìa chấp làm Loại. Ba thứ giới nầy lấy gì làm dụng? Chánh hộ giới có thể khiến cho tâm an trụ, nhiếp thiện pháp giới có thể thành thục Phật pháp, nhiếp chúng sinh sinh giới có thể thành thục chúng sinh. Tất cả chánh sự của Bồ-tát không ngoài ba thứ dụng nầy. Do tâm được an trụ cho nên không có mệt nhọc và hối hận, có thể thành thục Phật pháp, do thành thục Phật pháp cho nên có thể thành thục chúng sinh.

Luận nói: Cộng học xứ giới là Bồ-tát xa lìa giới tánh tội .

Giải thích: Sát sinh… gọi là tánh tội. Tánh tội chắc chắn là do phiền não khởi, sau khi nhiễm ô tâm địa thì khởi việc sát sinh… Lại có Chế vô giới, nếu tác khởi nghiệp nầy đều thành tội, gọi là tánh tội. Lại nữa, Như Lai khi chưa xuất thế và sau khi xuất thế chưa chế giới. Nếu người phạm tội nầy thì vua trong thế gian như lý mà trị phạt, ngoại đạo thì vì lìa tội nầy mà lập xuất gia pháp cho nên gọi là tánh tội. Trong tánh tội, Bồ-tát cùng với Nhị thừa đồng lìa cho nên gọi là cộng giới xứ.

Luận nói: Bất cộng học xứ giới là Bồ-tát xa lìa chỗ lập giới chế tội.

Giải thích: Là lập các chế giới như đào đất, nhổ cỏ… Bồ-tát xa lìa không đồng với Nhị thừa. Tại sao vậy?

Luận nói: Trong giới nầy hoặc Thanh-văn là phạm có tội, thì Bồtát phạm trong đó không có tội, hoặc Bồ-tát phạm là có tội Thanh-văn trong đó không có tội.

Giải thích: Như Lai Chế giới có hai ý:

  1. Vì Thanh-văn tự độ cho nên chế giới.
  2. Vì Bồ-tát tự độ và độ tha cho nên chế giới.

Thanh-văn và Bồ-tát lập ý thọ giới cũng lại như vậy, cho nên hai hạng người nầy trì và Phạm có khác nhau. Như Thanh-văn trong an cư mà ra đi là phạm giới, không ra đi thì không phạm. Bồ-tát thì thấy du hành với chúng sinh có lợi ích, không hành thì phạm giới.

Luận nói: Bồ-tát có trị ba phẩm của thân khẩu ý làm giới. Thanhvăn thì chỉ có trị thân Khẩu làm giới.

Giải thích: Giới loại không đồng, Bồ-tát giới lấy thiện hạnh của ba nghiệp làm thể, Thanh-văn giới thì lấy thiện hạnh của thân khẩu làm thể.

Luận nói: Do đó Bồ-tát có tâm địa phạm tội, Thanh-văn thì không có sự này.

Giải thích: Bồ-tát hoặc có bảy thứ giác quán, khởi tâm địa tội của Bồ-tát phạm Bồ-tát giới. Thanh-văn không như vậy. Tướng chung giới của Bồ-tát như thế nào ?

Luận nói: Nếu lược nói chỗ có sự của thân, khẩu, ý nghiệp có thể sinh lợi ích của chúng sinh thì không có lỗi. Nghiệp nầy Bồ-tát đều phải thọ học tu hành.

Giải thích: Nếu lợi ích và có tội lỗi thì không nên hành. Ví như người nữ nói với Bồ-tát rằng: ông hãy lấy tôi, nếu ông không lấy tôi, có như vậy thì tôi phải chết. Nếu tôi không chết thì ông phải chết. Nếu Bồ-tát tùy theo lời nói đó, người nữ kia không chết, lại không gây việc ác là có lợi ích. Nhưng lấy người nữ thì thành tội cho nên không nên hành. Nếu không có lợi ích mà không có tội cũng không nên hành. Như Nhị thừa không thể lợi tha mà cũng không có tội. Có lợi ích mà không có lỗi là Bồ-tát giới, phải sinh khởi Văn tuệ để thọ, phải sinh Tư tuệ để học, phải sinh tu tuệ để tu hành.

Luận nói: Như vậy phải biết cộng và bất cộng giới sai biệt.

Giải thích: Như vậy Bồ-tát cùng với Thanh-văn trong tánh giới cũng có sai biệt, tức là chỗ trì của tâm và chỗ trì của phi tâm. Trong chế giới cũng có sai biệt, là lợi tha và không lợi tha, Bồ-tát cùng với Nhị thừa giới có sai biệt. Bồ-tát cùng với Nhị thừa giới lại có sai biệt là sai biệt rộng lớn. Rộng lớn nầy có nghĩa gì và lại có mấy thứ?

Luận nói: Sai biệt rộng lớn, phải biết có bốn thứ, do bốn thứ rộng lớn.

Giải thích: Rộng lớn có bốn nghĩa:

1. Nghĩa tối thắng, chuyên vì người khác mà không cầu báo ân và quả sinh tử, lại cũng lợi ích vô cùng. Do hai nghĩa đó mà gọi là thù thắng.

2. Nghĩa vĩnh viễn, là ba đại kiếp A-tăng-kỳ tu hành.

3. Nghĩa viên mãn, là nương vào ba cảnh chân, tục và việc lợi ích cho người khác, sinh phước đức, trí tuệ đầy đủ.

4. Nghĩa tự tại là nương vào ánh sáng của Đại thừa mà ba thứ Tam-ma-đề làm lợi ích cho người khác, có thể làm mọi phương tiện.

Luận nói: 1. Tất cả vô lượng học xứ rộng lớn.

Giải thích: Học xứ của Bồ-tát có hai nghĩa:

  1. Chủng chủng.
  2. Vô lượng.

Chủng chủng có nghĩa là nhiều, vô lượng có nghĩa là lớn. Trong tất cả ác đều lìa, tất cả thiện đều tu tất cả chúng sinh đều được độ, gọi là chủng chủng. Trì ba giới nầy thì thời tiết không có bờ mé, công dụng thì không có dư thừa, cho nên gọi là vô lượng.

Luận nói: 2. Năng nhiếp vô lượng phước đức rộng lớn.

Giải thích: Lục độ, tứ nhiếp, nhân quả, mỗi mỗi đều có chín phẩm, gọi đó là phước đức vô lượng, như luận Địa Trì nói: Như vậy phước đức vô lượng tụ, đều là sự thu nhiếp giới Bồ-tát.

Luận nói: 3. Nhiếp tất cả ý an lạc lợi ích chúng sinh rộng lớn.

Giải thích: Khéo dạy chúng sinh khiến cho lìa cõi ác an lập chỗ thiện, gọi là ý lợi ích, công đức nầy đối với chỗ đắc quả báo trong vị lai, nguyện tất cả chúng sinh thọ dụng như ý, gọi là ý an lạc. Lại nữa, đại bi bạt khổ gọi là ý lợi ích, đại từ cùng với lạc gọi là ý an lạc. Lại nữa, vì khiến cho đắc tất cả xuất thế sự cho nên gọi là ý lợi ích, khiến cho đắc thắng sự của thế gian gọi là ý an lạc. Lại nữa, rộng lớn nầy lấy tứ nhiếp làm thể, hai nhiếp trước gọi là ý an lạc, hai nhiếp sau gọi là ý lợi ích.

Luận nói: 4. Y chỉ Vô thượng Bồ-đề rộng lớn.

Giải thích: Do Bồ-tát giới có ba phẩm và chín phẩm. Giới có thể nhiếp ba thứ công đức thù thắng và chín thứ đức thù thắng của Như Lai. Nhiếp hộ giới làm nhân đoạn đức của Như Lai, nhiếp thiện pháp giới làm nhân trí đức của Như Lai, nhiếp chúng sinh giới làm nhân ân đức của Như Lai. Chín phẩm giới làm nhân chín đức của Như Lai. Đây là như trước nói. Do quả rộng lớn cho nên nhân rộng lớn.

Quả rộng lớn có ba nghĩa:

1. Do nhân rộng lớn mà sinh, là ba mươi ba đại kiếp A-tăng-kỳ, tu hành mười địa và mười độ làm nhân.

2. Sở đắc rộng lớn, là chỗ nhiếp của Nhất thiết trí, Nhất thiết chủng trí, công đức Hằng-hà sa số của Như Lai.

3. Lợi ích rộng lớn là làm lợi ích phàm phu và ba thừa cho đến cùng biên tế của sanh tử. Đây là bốn thứ giới rộng lớn của Bồ-tát, đều là y chỉ của Vô thượng Bồ-đề, chỉ có Bồ-tát mới có thể tu, Nhị thừa đều không có sự nầy, cho nên gọi là sai biệt.

Luận nói: Thậm Thâm sai biệt là nếu Bồ-tát do phương tiện thắng trí như vậy, mà hành sát sinh… mười sự, không có lỗi nhiễm trược, sinh vô lượng công đức, mau chóng đắc quả Vô thượng Bồ-đề thù thắng.

Giải thích: Nếu Bồ-tát có khả năng hành như đã biết phương tiện thù thắng có thể hành được. Nay làm rõ hai nghĩa nầy. Nếu Bồ-tát có thể biết sự như vậy, có người chắc chắn phải làm nghiệp ác không gián, Bồ-tát biết rõ tâm đó, không có phương tiện nào khác để khiến cho lìa hạnh ác nầy, chỉ có đoạn dứt mạng là phương tiện để khiến cho không làm ác nầy, lại biết người nầy khi xả mạng thì chắc chắn sinh vào thiện đạo. Nếu không xả mạng quyết định hành nghiệp nầy sẽ đọa vào nơi cực kỳ hiểm nạn thọ khổ lâu dài. Bồ-tát đã biết sự như vậy, khởi nghĩ như vậy: Nếu ta làm nghiệp sát sinh nầy thì đọa vào địa ngục, ta nguyện thay người kia thọ khổ báo nầy, sẽ khiến cho người kia trong đời hiện tại thọ ít khổ, trong đời vị lai thọ đại lạc lâu dài. Ví như lương y trị cho người có bệnh, trước hết làm giảm đau, sau đó mới trừ bịnh nặng, chỗ hành của Bồ-tát cũng như vậy, vì đối với Bồ-tát đạo không có phi phước đức, lìa lỗi nhiễm trược. Do đây sinh trưởng vô lượng phước đức, có thể mau chứng Vô thượng Bồ-đề, phương tiện như vậy rất là thậm thâm, hành các hạnh lợi ích cũng lại như vậy.

Luận nói: Lại nữa, có chỗ làm biến hóa của nghiệp thân khẩu, phải biết đó là giới thậm thâm của Bồ-tát.

Giải thích: Trước là thuyết minh về sự thật không phải hiển thần thông và trí tuệ, sau đây thuyết minh thần thông và trí tuệ không luận về sự thật. Bồ-tát giới có ba phẩm, tức là nghiệp thân, khẩu, ý, trừ ý nghiệp ra vì không có biến hóa, thân khẩu nghiệp có khi là chỗ tạo tác của sự biến hóa, cũng là giới bồ-tát. Giới của thân khẩu nầy hoặc hiện làm thiện hoặc hiện làm ác, hoặc sinh sợ hãi, hoặc sinh hoan hỷ, đều khiến cho chúng sinh xa lìa nơi ác an lập chỗ thiện. Giới nầy khó nghĩ bàn cho nên nói là thậm thâm. Không phải vốn là sở Tác của thân khẩu thì làm sao thành giới? Vì có thể thành tựu giới sự, khiến cho chúng sinh lìa ác sinh thiện. Lại nữa, sự biến hóa nầy từ ý nghiệp của Bồ-tát sinh khởi, Bồ-tát lấy ý nghiệp để làm giới.

Luận nói: Do giới nầy, có khi Bồ-tát chánh ở vào vị đại vương, hoặc hiện các thứ bức não chúng sinh, để an lập chúng sinh trong giới Luật.

Giải thích: Chúng sinh có hai thứ, hoặc nên hoan hỷ giáo hoá, ví như hoa Câu-vật-đầu nhân trăng thanh gió mát mà khai nở, hoặc nên bức não mà giáo hóa, ví như liên hoa nhân trời nắng gắt mà khai mở. Bồ-tát cũng như vậy. Như Na-la Vương và thiện Tài Đồng Tử, hoặc hiện sự khả ái, hoặc hiện sự khả uý mà an lập chúng sinh vào xứ thiện.

Luận nói: Hoặc hiện mọi thứ bản sinh, do bức não người khác và bức não oan đối, khiến cho người thương mến nhau an tâm lợi ích.

Giải thích: Vì hoá độ chúng sinh tà kiến không tin nhân quả, khiến cho họ được được chánh tín lìa ác tu thiện, mà hoá hiện chủng chủng bản sinh, ví như Tỳ-tuân-đà Vương xả bỏ con và Bà-la-môn, đó là bức não. Đứa con nầy là do biến hóa, tại sao vậy? Vì Bồ-tát không có bức não người nầy mà sinh an lạc cho người kia. Lại nữa, như Dược tạng Bồ-tát, khiến cho My-hy-la Vương cùng với Tỳ-đề-ha Vương bức não lẫn nhau, đây cũng là do biến hóa, sau đó đều khiến cho thương mến lẫn nhau an tâm làm lợi ích. Bồ-tát hành sự như vậy có lợi ích gì?

Luận nói: Sinh khởi tín tâm cho người khác là trước hết, sau đó trong đạo ba thừa khiến cho thiện căn thành thục.

Giải thích: Trước hết khiến cho sinh tín tâm đối với Bồ-tát, sau đó có thể tu hành như Bồ-tát. Thiện căn của ba thừa đều được thành thục.

Luận nói: Gọi đó là giới thậm thâm của Bồ-tát sai biệt.

Giải thích: Đây là chỗ hành giới của hạnh thật và Hóa thân, không phải điều mà địa dưới có thể làm, không phải chỗ có thể thông đạt của Nhị thừa, gọi là thậm thâm sai biệt.

Luận nói: Do bốn thứ sai biệt nầy, phải biết là lược nói thọ trì giới sai biệt của Bồ-tát.

Giải thích: Từ pháp khác mà đắc gọi là thọ. Từ ý thanh tịnh mà đắc thì gọi là trì. Lại nữa, mới đắc thì gọi là thọ. Sau khi thọ cho đến thành Phật thì gọi là trì. Lại nữa, tu hành giới pháp thì gọi là thọ, nhớ nghĩ văn cú thì gọi là trì.

Luận nói: Lại nữa, do bốn thứ sai biệt nầy, lại có sai biệt không thể tính đếm. Sai biệt của giới bồ-tát, như trong Kinh Tỳ-na-da Cù-sa Tỳ-phật-lược nói.

Giải thích: Từ bốn thứ sai biệt nầy, lại có sai biệt không thể tính đếm. Tại sao vậy? Chỉ có trong phẩm loại sai biệt, lấy một chánh hộ giới nương vào Nhị thừa giáo phân biệt thì thành tám vạn hai ngàn. Nếu lấy giới nầy và hai giới còn lại nương vào Bồ-tát giáo phân biệt thì không thể tính đếm. Trong Kinh Tỳ-na-da Cù-sa Tỳ-phật-lược nói rộng giới bồ-tát có mười vạn thứ sai biệt.

 

THẮNG TƯỚNG THỨ BẢY

I. GIẢI THÍCH Y TÂM HỌC XỨ TƯỚNG THÙ THẮNG

Luận nói: Như vậy đã nói nương vào giới học sai biệt. Thế nào phải biết nương vào sự sai biệt của tâm?

Giải thích: Giới bồ-tát cùng với Nhị thừa giới đã có sai biệt, giới làm y chỉ của định, định nương vào giới được thành. Bồ-tát định cùng với Nhị thừa định cũng phải có sai biệt. Làm thế nào biết được?

Luận nói: Lược nói do sáu thứ sai biệt phải biết.

Giải thích: Nếu rộng nói thì như chỗ lập Tam-ma-bạt-đề của tạng Đại thừa, thể và loại sai biệt có năm trăm thứ, Tam-ma-bạt-đề mà Luận thanh tịnh đạo lập của Tiểu thừa, thể và loại sai biệt có sáu mươi bảy thứ. Hiện tại lược nói, chỉ thuyết minh sáu thứ sai biệt, phải biết nghĩa nầy.

Luận nói: Những gì là sáu thứ ? 1. Cảnh sai biệt. 2. Chúng loại sai biệt. 3. Đối trị sai biệt. 4. Tùydụng sai biệt. 5. Tùydẫn sai biệt. . Do sự sai biệt. Cảnh sai biệt, là do duyên pháp Đại thừa làm cảnh mà khởi.

Giải thích: Sở duyên có ba cảnh:

  1. Duyên tất cả cảnh chân như.
  2. Duyên tất cả cảnh văn tự và ngôn thuyết.
  3. Duyên tất cả cảnh lợi ích của chúng sanh.

Ba cảnh nầy gọi là pháp Đại thừa, chỉ là đối tượng của định Bồtát, không phải cảnh định của Nhị thừa, cho nên nói sai biệt.

Lại có mười hai thứ cảnh như Luận Trung Biên nói:

1. Chỗ thành lập cảnh là nói rằng mười Ba-la-mật là chỗ thành lập mười thứ công đức của chân như.

2. Có khả năng thành lập cảnh, là công đức của mười thứ pháp giới, có thể thành lập mười Ba-la-mật.

3. Cảnh trì là đối tượng pháp môn của Văn tuệ, Văn tuệ có thể đắc thể của A-hàm, tức là nói Văn tuệ làm trì.

4. Cảnh quyết định trì là đối tượng cảnh như lý như lượng của Tư tuệ, Tư tuệ có thể chọn lựa A-hàm và đạo lý, là tuệ thuần thục cho nên gọi là quyết định trì.

5. Cảnh chứng trì là đối tượng của tu tuệ, tu tuệ cùng với đạo lý là một thể cho nên gọi là chứng, có thể nhiếp văn tự và nghĩa cho nên gọi là trì.

6. Cảnh thông đạt là chỗ thấy chân như của Sơ địa.

7. Cảnh tương tục là đối tượng chân như của địa thứ hai trở lên, đã thông đạt chân như truyền lưu cho nên gọi là tương tục. Đối tượng của tương tục nầy gọi là cảnh tương tục.

8. Cảnh thắng hạnh là đối tượng của tâm vô tướng và vô công dụng, tức là cảnh của địa thứ tám.

9. Cảnh sinh trí là đối tượng trí tự tại y chỉ chân như của địa thứ chín, đắc bốn vô ngại giải, có thể sinh trí cho người khác. Lại cũng duyên pháp tạng của Như Lai, có thể tự sinh thế trí và xuất thế trí.

10. Cảnh thắng là đối tượng của phẩm trí thượng thượng. Trí nầy không có trí nào trên nữa, tức là cảnh của mười địa, trí nầy lấy mười lực làm thể, trí năng vô biên gọi là lực. Trí nầy căn cứ theo mười cảnh gọi là mười lực. Mười lực nầy có thể thành tựu mười địa của Bồ-tát và chín thứ chánh sự của Như Lai, cho đến vô biên Hóa thân.

11 và 12. Cảnh là đối tượng của tất cả trí và tất cả chủng trí, tức là cảnh như lý và như lượng.

Mười hai cảnh nầy là chung làm đối tượng của Xa-ma-tha, Tỳbát-xá-na, là đối tượng của tất cả định tuệ không ngoài mười hai cảnh nầy.

Luận nói: Chúng loại sai biệt.

Giải thích: Có bốn thứ Tam-ma-đề, tức là năm trăm định phẩm loại cho nên gọi là chúng loại. Trong Tiểu thừa cho đến chưa nghe tên đó, huống gì có thể tu tập, cho nên nói là sai biệt. Bốn thứ Tam-ma-đề nầy có khả năng phá bốn chướng ngại đức, tức là bốn thứ sinh tử, có thể đắc bốn quả đức. Bốn đức ấy chính là tịnh, ngã, lạc, thường. Lập bốn định nầy làm bốn đức.

Luận nói: Đại thừa quang Tam-ma-đề.

Giải thích: Đại thừa có ba nghĩa: 1. Tánh. 2. Tuỳ. 3. Đắc.

Tánh tức là ba vô tánh. Tùytức là chỗ nhiếp của hạnh phước đức và trí tuệ, mười địa và mười Ba-la-mật tùy thuận vô tánh. Đắc tức là chỗ đắc quả bốn đức, định nầy duyên ba nghĩa nầy làm cảnh cho nên gọi là Đại thừa. Y chỉ định nầy mà đắc vô phân biệt trí. Do vô phân biệt trí chiếu soi chân như và Phật không khác nhau cho nên gọi là quang. Loại có mười lăm thứ quang công đức thù thắng hơn ánh sáng bên ngoài cho nên gọi là quang. Lại nữa, định nầy có thể phá tập khí ám độn vô minh của Nhất-xiển-đề, là đối trị của mê mờ cho nên gọi là quang. Định nầy duyên chân như thật có và dễ đắc, có vô lượng công đức cho nên có thể phá tập khí của Nhất-xiển-đề, tức là chướng sinh tử phương tiện. Đối với đại tịnh do phá chướng nầy cho nên đắc quả đại tịnh.

Luận nói: Tập phước đức vương Tam-ma-đề.

Giải thích: Tất cả thiện pháp chỉ trừ Bát-nhã, còn lại những pháp khác đều gọi là phước đức. Phước đức nầy có bốn phẩm, là phàm phu, Nhị thừa và Bồ-tát. Bồ-tát thì do định nầy cho nên đối với bốn thứ phước đức chưa sinh thì có thể sinh, chưa tròn đầy thì có thể tròn đầy, cho nên gọi là tập. Đối với sinh trưởng tròn đầy ba xứ tự tại cho nên gọi là vương, do tự tại cho nên có thể hành thí… mười độ. Viên mãn Bồ-đề tư lương và phước đức, có thể phá tập khí ngã kiến của ngoại đạo, tức là nhân duyên chướng ngại sinh tử đối với đại ngã. Do phá chướng nầy cho nên đắc quả đại ngã. Lại nữa, tất cả thiện pháp nương vào chân như, chân như có thể tập hợp tất cả thiện pháp, gọi chân như là tập phước đức. Định nầy trong chân như đắc tự tại cho nên gọi là vương.

Luận nói: Hiền hộ Tam-ma-đề.

Giải thích: Hiền có hai nghĩa:

  1. Có thể trụ an lạc hiện tiền.
  2. Có thể dẫn dắt các công đức.

Trụ an lạc hiện tiền, là định nầy có thể khiến cho thân của Bồ-tát không xả tánh hư không, khỏi phải lìa ba cõi cho nên được trụ an lạc. Dẫn dắt các công đức. Nghĩa là có thể dẫn dắt các định không thể tính lường, không phải chỗ nghe biết của Nhị thừa. Nhân theo đây mà mỗi mỗi định đều khởi vô lượng thông tuệ. Do hai nghĩa nầy, do đó Bồ-tát có thể lìa tập khí sợ hãi của Thanh-văn, tức là có chướng ngại sanh tử đối với sự an vui lớn lao, do phá chướng nầy cho nên đắc quả an vui lớn lao. Định nầy duyên chân như làm thể của Bồ-tát, không lìa trí mà có thể dẫn các định và thông tuệ, lấy định làm thể.

Luận nói: Các Thủ-lăng già-ma Tam-ma-đề.

Giải thích: Định nầy là chỗ hành của mười địa Bồ-tát và Phật cho nên được tên nầy. Tại sao vậy? Mười địa Bồ-tát và Phật có bốn thứ công đức thù thắng cho nên gọi là Thủ-lăng:

  1. Không sợ hãi, là do đắc tất cả trí.
  2. Vô Ngại, là đối với chúng sinh thanh tịnh thấy tự thân vô đẳng.
  3. Thấy công đức thật, là hằng tại quán không tán loạn.
  4. Có khả năng thù thắng, là có thể phá nạn, phá chướng trụ địa vô minh.

Người có đủ bốn đức thì đối với định nầy thì có thể đắc năng hành, cho nên gọi là Già-ma. Định nầy phần nhiều là làm việc lợi ích cho người khác, có thể phá tập khí tự ái của Độc giác, tức là không có chướng sinh tử đối với sự thường hằng cao cả. Do phá chướng nầy cho nên đắc qủa thường hằng cao cả. Chữ “Đẳng (các)” là nêu ra các thứ định.

Luận nói: Nhiếp chủng chủng Tam-ma-đề phẩm Loại.

Giải thích: Năm trăm định gọi là chủng chủng, đều là phẩm loại của bốn định, đều làm chỗ nhiếp của bốn định.

Luận nói: Đối trị sai biệt, là do duyên tất cả pháp làm cảnh trí tuệ chung.

Giải thích: Vô phân biệt trí duyên chân như của tất cả pháp hữu vi và pháp vô vi làm chung một cảnh. Trí nầy cùng với cảnh không có phân biệt trở lại.

Luận nói: Như lấy phương tiện để nêm theo.

Giải thích: Như thế gian muốn chẻ gỗ, trước dùng nêm nhỏ, sau đó dùng nêm to, người tu Quán hành phá phiền não cũng như thế, trước hết dùng đạo kém, sau đó mới dùng đạo thù thắng.

Luận nói: Trước bản thức, nhổ ra tất cả chướng thô nặng.

Giải thích: Trong bản thức tương tục có chủng tử nhiễm trược của ba phẩm phiền não và nghiệp báo. Đây gọi là tập khí có thể chướng ngại bốn đức. Nhờ định nầy, tập khí nào chưa diệt thì làm cho nó diệt, đã diệt thì khiến cho không sinh. Năng đối trị, sở đối trị và sở đắc của đối trị cùng với Nhị thừa đều bất đồng, cho nên nói sai biệt.

Luận nói: Tuy dụng sai biệt, là đối với hiện đời an trụ đã lâu trong hỷ lạc của Tam-ma-đề, thì có thể thọ sinh vào nơi thù thắng như ý.

Giải thích: Chủng chủng phương tiện của Bồ-tát trị tâm khiến cho thuần thục, cũng như thợ vàng luyện vàng khiến cho chân thật, đã trị tâm thuần thục rồi thì gọi là tùydụng. Tại sao vậy? Vì do định nầy, Bồtát nếu muốn thành thục Phật pháp duyên tất cả cảnh, thì có thể như ý được trụ lâu dài, chưa đắc thì khiến cho đắc. Đã đắc thì khiến cho viên mãn, đã viên mãn thì khiến cho không thoái lui. Trong đời hiện tại có khả năng như vậy. Đối với chỗ thọ trong vị lai có thể làm nhiều sự lợi ích chúng sinh, và gặp Phật ra đời được nghe chánh pháp. Do vậy gọi là được sinh vào nơi thù thắng. Do định nầy mà Bồ-tát đối với nơi thọ sinh thù thắng được ba thứ thủ trụ xả, có thể tùy ý vận dụng không thoái chuyển không cùng tận. Trong Thanh-văn thừa không có định như vậy, cho nên nói sai biệt.

Luận nói: Tùydẫn sai biệt nghĩa là có thể dẫn thông tuệ vô ngại đối với tất cả thế giới.

Bồ-tát có định đại sự nghĩa là đối với tất cả sự và tất cả xứ đều không có ngăn ngại. Dẫn có hai nghĩa:

1. Năng dẫn là thế lực của định, hoặc tùyngười, hoặc tùycảnh, hoặc tùytu. Nếu người lợi căn thì duyên cảnh vô vi, được ba thứ tự tại nhập trụ xuất.

2. Sở dẫn là chỗ thành sự của định. Động địa phóng quang… Trong sự nàylà thông tuệ thù thắng không thể đọat, mọi sự bày ra đều như tâm.

Mê hoặc không thể che kín, nghiệp không thể trở ngại, cho nên gọi là vô ngại dẫn, chỉ có thể mà không có dụng. Dụng tức là sự sai biệt, chỉ có Bồ-tát mới có định nầy, không phải chỗ tu của Nhị thừa cho nên nói sai biệt.

Luận nói: Do sự sai biệt.

Giải thích: Do sự như vậy, phải biết định của Bồ-tát cùng với định của Nhị thừa có sai biệt. Thế nào là sự ?

Luận nói: Khiến cho động.

Giải thích: Có thể gây chấn động mười phương thế giới một cách như ý.

Luận nói: Phóng quang.

Giải thích: Có thể chiếu soi mười phương thế giới một cách như ý.

Luận nói: Biến mãn.

Giải thích: Phân thân pháp âm rõ ràng và trong sáng là có thể biến khắp mười phương thế giới một cách như ý.

Luận nói: Hiển thị.

Giải thích: Các chúng sinh khác nương theo thông tuệ của Bồ-tát, có thể thấy vô lượng thế giới và chư Phật Bồ-tát, tùy chỗ đáng thấy thì một cách như ý đều có thể thấy.

Luận nói: Chuyển biến.

Giải thích: Tánh của bốn đại lẫn nhau khiến cho đổi khác.

Luận nói: Qua lại.

Giải thích: Trong một sát-na có thể qua lại vô lượng thế giới. Thông tuệ nầy tự nó có ba thứ:

  1. Tâm tật thông tuệ, là như đối tượng của tâm ứng niệm thì liền đến.
  2. Tương thần thông tuệ nghĩa là cũng như chim bay.
  3. Biến dị thông tuệ nghĩa là rút dài thành ngắn.

Rút xa thành gần.

Khiến cho xa thành gần không có khoảng giữa. Điều nầy có ba sự là thấy, nghe và làm.

Luận nói: Chuyển thô làm tế.

Giải thích: Khiến cho vô số thế giới vi tế hơn lân hư. Lân hư nhập lân hư như trước.

Luận nói: Biến tế thành thô.

Giải thích: Khiến cho một lân hư bao quát vô số thế giới, thế giới như trước.

Luận nói: Khiến cho tất cả sắc đều nhập vào thân.

Giải thích: Tất cả hy hữu có nhiều chủng sự, đều hiện trong thân.

Luận nói: Tợ đồng loại của nó nhập trong đại tập.

Giải thích: Như các Bồ-tát đến trời Đao-lợi thì đồng hình sức và lấy âm thanh tiếng nói cõi trời đó, nhập vào đại tập, giáo hoá chúng trời kia.

Luận nói: Hoặc hiển hoặc ẩn.

Giải thích: Có thể trong chỗ trống không không có gì làm cho hiển hiện một hoặc nhiều thứ, có thể trong có làm cho ẩn tướng một hoặc nhiều.

Luận nói: Đủ tám tự tại.

Giải thích: Số tám như trước đã nói. Lại như Phật Thế Tôn khiến cho Ma vương tu hành Phật đạo, sau đó thành Phật cũng gọi là tự tại.

Luận nói: Ngăn chướng thần lực của người khác.

Giải thích: Duyên định lực của Bồ-tát mà khiến cho thông tuệ của người khác không được thành tựu.

Luận nói: Hoặc thí Biện Tài cho người khác.

Giải thích: Nếu người muốn vấn nạn nhưng ngôn ngữ vụng về, Bồ-tát có thể thí cho người đó được tài biện luận.

Luận nói: Và ức niệm.

Giải thích: Nếu người tà kiến, thì khiến cho biết mạng sống đời trước mà tự nghiệm nhân quả.

Luận nói: Hỷ lạc.

Giải thích: Bồ-tát hoặc vào địa ngục, hoặc sinh vào thời đói kém, hoặc ở nơi tật bệnh, như chỗ thọ hỷ lạc của Bồ-tát, khiến cho chúng sinh nầy bình đẳng đều hỷ lạc như vậy, hoặc chỉ cùng với lạc, hoặc trước hết cùng với định, hoặc chính khi nghe pháp, khiến cho sanh hỷ lạc nầy trải qua sáu mươi tiểu kiếp, giống như khoảng sát-na.

Luận nói: Hoặc phóng quang minh.

Giải thích: Vì dẫn Bồ-tát phương khác đều đến tập hội.

Luận nói: Có thể dẫn đầy đủ tướng thông tuệ lớn lao.

Giải thích: Như thông tuệ của Thánh Thanh-văn có thể khởi một trăm linh một sự, thông tuệ của Bồ-tát hiện sự thì không thể nói số. Vì muốn làm rõ sự chưa nói cho nên trước hết nêu ra câu tổng quát nầy.

Luận nói: Có thể dẫn tất cả chánh hạnh khó hành.

Giải thích: Thành tựu tha sự như trước đã nói, dưới đây thuyết minh thêm tự hành của Bồ-tát. Định nầy có thể dẫn chánh hạnh của Bồ-tát, không phải chỗ hành của Nhị thừa.

Luận nói: Vì có thể nhiếp mười thứ chánh hạnh khó tu.

Giải thích: Mười thứ chánh hạnh nầy là chủng loại của định. Định có thể nhiếp chánh hạnh nầy.

Luận nói: Những gì là mười? 1. Tự thọ khó tu, vì tự thọ thiện nguyện Bồ-đề.

Giải thích: Nếu nương vào tha mà phát mười nguyện, thì đây không phải là khó hành, vì chưa thành lập. Bồ-tát tự có ba khả năng:

  1. Có trí tuệ có thể hiểu phương tiện.
  2. Có từ bi có thể nhiếp chúng sinh.
  3. Có chánh cần có khả năng viên mãn mười nguyện.

Ba thứ khó đắc nầy Bồ-tát có thể đắc là do đủ ba khả năng nầy, không nương vào tha mà Tự có thể phát nguyện. Lại nữa, nếu vì tự thân mà thọ nguyện thiện việc người khác, nguyện nầy không phải khó. Nếu không có nhân duyên, chỉ vì người khác mà thọ, thì đó mới là khó.

Luận nói: 2. Không thể hối khó tu, nghĩa là do các khổ của sinh tử không khiến cho thoái chuyển.

Giải thích: Tám khổ của vô thủy sinh tử, và sau khi phát tâm sẽ thọ tám khổ thời gian lâu dài, không thể trái với từ bi của Bồ-tát, thoái chuyển Bồ-đề hạnh. Rộng nói như luận Địa trì, do đó khó tu.

Luận nói: 3. Không quay lưng với khó tu. Nghĩa là do chúng sinh làm ác, hoàn toàn đối với ác kia.

Giải thích: chúng sinh trong sinh tử hằng khởi hành ác, Bồ-tát không xét lỗi lầm mà giúp họ giải thoát, hằng hướng chúng sinh kia hành thiện, do đó khó tu.

Luận nói: 4. Hiện tiền khó tu, nghĩa là đối với chúng sinh có oán hiện tiền, làm tất cả sựlợi ích .

Giải thích: Nếu chúng sinh đối với Bồ-tát khởi ác nặng nề, thì Bồtát đối với chúng sinh đó lấy ân đức lớn báo đáp cho, do đó khó tu.

Luận nói: 5. Vô nhiễm khó tu nghĩa là Bồ-tát sinh nơi thế gian, không bị pháp thế gian làm nhiễm ô.

Giải thích: Bồ-tát do yêu thích cho nên nhập sinh tử. Đã nhập sinh tử rồi, không bị tám pháp của thế gian làm nhiễm ô. Yêu thích mà không nhiễm cho nên khó tu.

Luận nói: . Tin ưa khó tu là hành đối với Đại thừa không bờ mé, có thể tin ưa nghĩa thậm thâm rộng lớn.

Giải thích: Vô để có ba nghĩa: 1. Giáo khó nghĩ. 2. Đạo khó hành. 3. Quả khó đắc.

Oai đức viên mãn, lý vi tế rộng lớn. Oai đức sâu xa có ba nghĩa: 1. Như ý. 2. Thanh tịnh. 3. Vô biến dị lý.

Tức là lý của ba vô tánh, đều không phải cảnh giới của các địa dưới, cho nên khó tu.

Luận nói: 7. Thông đạt khó tu, nghĩa là có thể thông đạt nhân vô ngã và pháp vô ngã.

Giải thích: Trước hết đối với mười giải đã thông đạt nhân vô ngã, hiện tại đối với sơ địa thông đạt pháp vô ngã. Hai thứ không nầy lìa tánh có và tánh vô. Nếu có thể thông đạt thì cùng với pháp nầy đồng. Do đó khó tu.

Luận nói: 8. Tùygiác khó tu, nghĩa là Kinh Bất liễu nghĩa của chư Phật Như Lai rất thâm sâu, có thể như lý mà phán.

Giải thích: Chánh pháp mà Như Lai nói không ngoài liễu nghĩa và bất liễu nghĩa. Nếu chúng sinh chỉ có tín căn, chưa có trí căn, Như Lai vì làm thành tín căn đó mà nói Kinh Bất liễu nghĩa, như Nhị thừa giáo. Lại muốn phục trừ chúng sinh kiêu mạn mà nói kinh Bất liễu nghĩa, nói rộng như trong Luận Thập địa. Vì sinh văn, tư ,tu cho nên nói Kinh Liễu nghĩa. Lời trong kinh Bất liễu nghĩa thì bí mật, có thể như lý mà phán, do đó khó tu.

Luận nói: 9. Không lìa không nhiễm khó tu, nghĩa là không bỏ sinh tử nhưng không bị sinh tử nhiễm ô.

Giải thích: Do từ bi cho nên không bỏ sinh tử, do Bát-nhã cho nên không bị nhiễm ô. Đối với sinh tử và Niết-bàn không nhiễm không trụ, do đó khó tu.

Luận nói: 10. Gia hạnh khó tu, nghĩa là chư Phật Như Lai trụ trong giải thoát tất cả chướng, không khởi công dụng mà có thể làm tất cả sự lợi ích chúng sinh, cho đến cùng tận sinh tử .

Giải thích: Hiển đủ ba thân cho nên nói chư Phật Như Lai. Tất cả chướng, là ba chướng, bốn chướng, ba mươi chướng, Pháp thân đã đắc vô cấu thanh tịnh cho nên trụ trong giải thoát tất cả chướng. Pháp thân thường trụ trong giải thoát, nương vào Pháp thân mà khởi Ứng thân. Đối với tất cả chánh sự và tự nhiên hằng lưu, không khởi công dụng mà nương vào Ứng thân khởi Hóa thân, hành tất cả sự lợi ích chúng sinh, tùycăn tánh mà khiến cho gieo trồng chủng tử thiện cho đến đắc giải thoát.

Luận nói: Lạc tu gia hạnh như vậy.

Giải thích: Muốn được niềm vui, khởi chánh cần là tu, hằng tu và cung kính tu làm gia hạnh, do đó khó tu.

Luận nói: Đối với tùygiác khó tu là chư Phật Như Lai nói Kinh Bất Liễu nghĩa. Nghĩa đó như thế nào? Bồ-tát phải tùylý mà giác ngộ quán sát.

Giải thích: Trong mười thứ khó tu có chín nghĩa dễ hiểu, cho nên không giải thích lại. Nghĩa thứ tám khó hiểu, Bồ-tát phải tùy theo giác ngộ và quán sát, cần phải dạy thêm về tướng đó.

Luận nói: Như Kinh nói: Tại sao Bồ-tát không tổn một vật, không thí một người? Nếu Bồ-tát có thể khéo hành Bố thí vô lượng vô số, đối với mười phương thế giới tu hạnh bố thí, tương tục sinh khởi.

Giải thích: Bồ-tát bỏ tự ái, nhiếp tất cả chúng sinh làm tự thể, tất cả hành đạo, tất cả tài vật, đều thuộc chúng sinh. Tiền của không phải chính mình có, dùng không phải của người khác. Tài vật đó sử dụng đó nào có liên quan đến ta? Nếu có thể vận tâm như vậy thì Bồ-tát có thể hành bố thí. Lại nữa, Bồ-tát bỏ tự ái, nhiếp tất cả chúng sinh làm tự thể thì tất cả chúng sinh hành bố thí, tức là Bồ-tát hành thí do đó Bồ-tát khởi tâm tùyhỷ, đắc phước bố thí vô lượng, cũng là không tổn một vật không thí một người, gọi là có thể khéo hành bố thí.

Luận nói: Vì sao Bồ-tát thích làm Bố thí? Nếu Bồ-tát không ưa thích làm tất cả bố thí.

Giải thích: Hoặc Bồ-tát không ưa thích làm tùychí thí… Tám loại bố thí, vì nghĩa chí chỉ có ưa thích làm tịnh tâm thí của Bồ-tát. Lại nữa, hoặc Bồ-tát không ưa thích tam luân thí dính mắc của thế gian, mà ưa thích làm tam luân thí không dính mắc. Lại nữa, nhiễm trước gọi là ưa thích, hoặc Bồ-tát nhiễm trước nhân của thí, hoặc nhiễm trước quả của thí thì đều gọi là ưa thích hành bố thí. Nếu Bồ-tát không nhiễm trước hành thí thì không gọi là ưa thích hành bố thí.

Luận nói: Vì sao Bồ-tát hành tâm tin thí ? Nếu Bồ-tát không hành tín tâm của chư Phật Như Lai.

Giải thích: Do Bồ-tát tự chứng thí cho nên hành bố thí, không do tin người khác mà hành bố thí. Tín trước có căn cho nên thành tín. Tín sau không có căn cho nên không thành tín.

Luận nói: Vì sao Bồ-tát phát hành bố thí? Nếu trong bố thí Bồ tát không sách tấn tự thân.

Giải thích: Nếu bản chất của Bồ-tát có thể hành bố thí thì không có các chướng tham lam keo kiệt, tật đố, không phải sách tấn tự thân mới có thể hành bố thí.

Luận nói: Vì sao Bồ-tát hằng du hí bố thí ? Nếu Bồ-tát không có thời bố thí.

Giải thích: Bồ-tát phi thời bố thí, không tùymột vật nào để bố thí.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát hay hành bố thí lớn lao? Nếu Bồ-tát đối với bố thí mà lìa Bà-la tưởng.

Giải thích: Tên Bà-la làm đề mục có hai nghĩa: 1. Mục trinh thật. 2. Mục tán loạn. Trinh thật là lời nói ngay thẳng, Tán loạn là lời nói bí mật. Nếu lấy lời nói thật lìa lời nói ngay thẳng, thì cùng với việc bố thí lớn trái nhau. Nếu lấy lời bí mật lìa tán loạn, thì cùng với việc bố thí lớn phù hợp nhau. Nếu lìa dục của ba cõi, sau đó khi hành bố thí thì gọi là bố thí lớn. Tại sao vậy? Bồ-tát lìa dục hành bố thí, là phàm phu cụ phược hành thí, dù họ hành thí gấp trăm ngàn vạn bội lần cũng không bằng Bồ tát. Nếu bố thí quyết định ngại lẫn nhau thì không gọi là bố thí.

Do không ngại nhau cho nên được tên lớn.

Luận nói: Vì sao Bồ-tát đối với bố thí thanh tịnh? Nếu Bồ-tát Uấtba-đề tham lận.

Giải thích: Tên Uất-ba-đề làm đề mục có hai nghĩa: 1. Mục sinh khởi. 2. Mục bạt căn khí bội. Sinh khởi là lời nói ngay thẳng, Bạt căn khí bội là lời nói mật. Nếu lấy lời ngay sinh khởi tham lận thì cùng với bố thí thanh tịnh trái nhau. Nếu lấy lời bí mật bạt căn khí tham bội lận thì cùng với bố thí thanh tịnh phù hợp nhau. Bạt căn là trừ thân kiến. Căn bản của thân kiến là tham lận. Khí bội là trừ thể của tham lận. Do Bồ-tát có thể đoạn thân kiến, diệt tham lận, thì đối với bố thí được thanh tịnh.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát có khả năng trụ vào pháp bố thí? Nếu Bồ-tát không trụ cứu cánh cuối cùng.

Giải thích: Sau cõi cứu cánh có hai nghĩa:

1. Thí có sơ, trung và hậu, lấy tối hậu làm cứu cánh sau cùng. Nếu y theo nghĩa nầy, không trụ phần tối hậu của bố thí, thì lẽ nào nói rằng có thể trụ nơi thí? Đây là trái nhau.

2. Nếu Hữu dư Niết-bàn gọi là cứu cánh, thì Vô dư Niết-bàn gọi là cứu cánh cuối cùng. Nếu Thanh-văn trụ Vô dư Niết-bàn không khởi tâm trở lại nữa, không có sự lợi ích cho chúng sinh thì không thể trụ nơi bố thí. Nếu Bồ-tát nương vào đại bi, không đồng với Thanh-văn trụ Vô dư Niết-bàn, hằng khởi Lục độ không cùng tận, nếu nương vào nghĩa nầy thì cùng với Năng trụ thí phù hợp nhau.

Luận nói: Vì sao Bồ-tát đối với thí tự tại? Nếu Bồ-tát đối với bố thí không được tự tại.

Giải thích: Nếu Bồ-tát không đắc thí chướng tự tại thì Bồ-tát đối với thí được tự tại. Trước kia khi trong phàm phu, kiến hoặc và tu hoặc không có đạo đối trị, muốn khởi thì liền khởi cho nên được tự tại. Hiện tại khi nhập Thánh vị bị đạo đối trị, Bồ-tát đối với hoặc không được tự tại, nhưng đối với thí được tự tại.

Luận nói: Vì sao Bồ-tát đối với thí vô tận? Nếu Bồ-tát không trụ trong vô tận.

Giải thích: Vô dư Niết-bàn gọi là vô tận. Bồ-tát không đồng với Thanh-văn nhập vào trong vô tận không có sự lợi ích, do đó Bồ-tát nơi thí được vô tận.

Luận nói: Như thí Kinh nói, từ giới cho đến Bát-nhã, như lý nên biết.

Giải thích: Như thí Kinh nói thí có lời không hiểu nghĩa, nói các độ khác cũng có lời nói không rõ nghĩa, đều phải như lý mà phân biệt.

Luận nói: Lại có Kinh nói: Thế nào là Bồ-tát hành sát sinh? Nếu Bồ-tát có mạng, chúng sinh đoạn mạng đó tương tục.

Giải thích: Nếu có mạng thì biết là có nghiệp. Nếu có nghiệp thì biết là có hoặc, do ba thứ mạng, nghiệp hoặc nầy mà bốn cõi sáu đường tương tục không đoạn. Nếu Bồ-tát tùycăn tánh các chúng sinh đó vì họ nói ba thừa Thánh đạo khiến họ tu hành đoạn ba pháp nầy (mạng, nghiệp, hoặc), đắc quả Vô dư Niết-bàn không tương tục tức là đoạn mạng cho nên gọi là sát sinh.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát đọat không phải cái mà kẻ khác cho? Nếu Bồ-tát tự đọat không phải cái mà kẻ khác cho chúng sinh.

Giải thích: Bồ-tát lấy đại bi nhiếp tất cả chúng sinh làm quyến thuộc của mình, khiến cho lìa hiểm nạn sinh tử. Không phải cái được cho bởi những người chủ và cha mẹ của các chúng sinh kia, cho nên gọi là đọat không phải cái mà kẻ khác cho.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát hành tà dâm? Nếu Bồ-tát đối với dục trần khởi tà ý.

Giải thích: Ba nghiệp của Bồ-tát cùng với dâm dục trái nhau. Ý biết dâm dục đó là hư vọng không thật, làm gốc cho nhiều ác. Khẩu cũng khởi nói như vậy. Thân không hành dâm dục đó, cũng là tương phản. Tức là đối với dục trần khởi tà ý, cho nên gọi là hành tà dâm.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát hay nói vọng ngữ ? Nếu Bồ-tát y theo vọng đó có thể nói là vọng.

Giải thích: Tất cả pháp đều là hư vọng. Nếu Bồ-tát như hư vọng mà nói, thì gọi là hay nói vọng ngữ.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát nói hai lưỡi? Nếu Bồ-tát hằng trụ nơi xứ vắng lặng tuyệt đối không.

Giải thích: Nói hai lưỡi khiến cho kia và đây bất hoà. Bồ-tát thì nghĩ không nói không, khiến cho mình và người không thấy kia đây, huống chi là hoà hợp, cho nên gọi là hành nói hai lưỡi.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát năng trụ Ba-lưu-sư (ác Khẩu)? Nếu Bồ-tát trụ sở tri bỉ ngạn.

Giải thích: Nếu nương vào tên trực ngữ Ba-lưu-sư làm đề mục ác khẩu. Người trụ ác khẩu không được người khác thân cận, Bồ-tát trụ sở tri bỉ ngạn tức là lý của ba vô tánh, cũng không được chúng sinh thân cận. Vì lý nầy không phải hành xứ của phàm phu và Nhị thừa, cho nên gọi là hay trụ ác khẩu. Lại nữa, nếu y theo lời bí mật thì Ba-lưu-sư làm đề mục cho bỉ ngạn, tức là lấy lời nói bí mật để làm rõ lời chân thật.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát hay nói lời không tương ưng? Nếu Bồ-tát có thể phân phá các pháp và tùyloại giải thích.

Giải thích: Bồ-tát có thể phân phá các pháp, là căn, trần, thức đều không có. Không có nầy không phải quyết định là không, cũng không phải quyết định là có. Có và không đều bất khả đắc, nên gọi là hay nói lời không tương ưng.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát hành A-tỳ-trì-ha-lâu? Nếu Bồ-tát niệm niệm khiến cho tự thân đắc các Vô thượng định.

Giải thích: Nếu y theo lời ngay thì tên A-tỳ-trì-ha-lâu làm đề mục cho tham dục. Người hành tham dục thì chắc chắn là ưa thích ngoại trần. Bồ-tát hằng ưa thích khiến cho tự thân đắc định tối thắng, cho nên gọi là hành tham dục. Lại nữa, nếu y theo lời bí mật thì tên A-tỳ-trì-ha-lâu là đề mục cho niệm niệm được định, tức là lấy lời bí mật để làm rõ lời ngay thật.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát khởi tâm ghét hại ? Nếu Bồ-tát đối với tâm địa của mình và người có thể hại các hoặc.

Giải thích: Giận dữ lấy ghét hại làm tướng. Bồ-tát khởi ý muốn đoạn tất cả phiền não của mình và người giải thích: Khởi tâm ghét hại.

Luận nói: Thế nào là Bồ-tát khởi tà kiến? Nếu Bồ-tát tất cả xứ hành khắp tánh tà, như lý quán sát.

Giải thích: Đại thừa lấy hữu phân biệt làm tánh tà. Phân biệt tánh hành khắp đối với tánh y tha thì tức là tánh tà. Nếu lìa phân biệt thì gọi là tánh chân thật của nhân không và pháp không. Tiểu Thừa lấy thân kiến làm tánh tà, nhân theo thân kiến nầy mà sinh các hoặc. Nếu lìa thân kiến thì tất cả tà chấp đều không được khởi, đắc tánh chân thật của nhân không. Bồ-tát có thể như lý quán sát tánh tà nầy, thấy đó là tà cho nên gọi là khởi tà kiến.

Luận nói: Lại có Kinh nói Phật pháp thậm thâm.

Giải thích: Thứ nhất thuyết minh lục độ, kế đó làm rõ mười ác, dưới đây thuyết minh đạo và đạo quả cho nên nói thậm thâm.

Luận nói: Thế nào là thậm thâm? Trong Luận nầy tự phân biệt rộng tất cả Phật pháp, Thường trụ làm tánh, vì pháp thân thường trụ.

Giải thích: Pháp thân của chư Phật thường trụ, tất cả Phật pháp đều nương vào pháp thân, lấy pháp thân làm thượng thủ, pháp thân thường trụ làm tánh của tất cả Phật pháp.

Luận nói: Tất cả Phật pháp lấy đoạn làm tánh, do tất cả chướng đều đoạn hết.

Giải thích: Mỗi mỗi Phật pháp đều không có hoặc chướng và trí chướng, chướng đoạn hết là tánh của tất cả Phật pháp, phiền não hiện tại diệt là đoạn, phiền não vị lai chưa sinh là tận, tức là trí tận vô sinh.

Luận nói: Tất cả Phật pháp lấy sinh khởi làm tánh, do Hóa thân hằng sinh khởi.

Giải thích: Do bản nguyện từ bi sinh khởi Hóa thân tương tục vô tận, cho nên Hóa thân sinh khởi làm tánh của tất cả Phật pháp.

Luận nói: Tất cả Phật pháp lấy năng đắc làm tánh. Năng đắc cùng chung đối trị tám vạn bốn ngàn phiền não hạnh của chúng sinh.

Giải thích: Tất cả Phật pháp lấy vô sở đắc làm tánh, đây là chánh thuyết, do ba vô tánh cho nên không thể quyết định nói là có hay không. Tuy lấy vô đắc làm tánh, nhưng cũng có nghĩa năng đắc, nếu lìa Phật pháp thì bất năng đắc là chỗ đối trị hoặc của liễu biệt. Bất năng đắc an lập năng đối trị đạo.

Luận nói: Tất cả Phật pháp lấy hữu dục làm tánh, vì chúng sinh có dục do ái nhiếp khiến cho thành tự thể. Tất cả Phật pháp lấy sân làm tánh, tất cả Phật pháp lấy si làm tánh, tất cả Phật pháp lấy pháp phàm phu làm tánh.

Giải thích: Câu nầy có hai nghĩa:

1. Bồ-tát nhiếp tất cả chúng sinh có dục làm tự thể, vì tất cả Phật pháp đều nương vào tự thể nầy.

2. Đại bi làm sự yêu thích. Sự yêu thích tức là dục, Bồ-tát lấy đại bi nhiếp tất cả chúng sinh. Nương vào đại bi mà sinh phước đức và trí tuệ hạnh. Sân, si và pháp phàm phu cũng vậy.

Luận nói: Tất cả Phật pháp lấy vô nhiễm trước làm tánh, vì thành tựu chân như, tất cả chướng không thể nhiễm.

Giải thích: Đạo đoạn tất cả chướng sau chân như. Tận là vô cấu thanh tịnh cho nên gọi là thành tựu, tất cả chướng không có khả năng nhuộm nhơ, tất cả Phật pháp lấy chân như nầy làm thể tánh.

Luận nói: Tất cả Phật pháp không thể nhiễm trước, chư Phật xuất hiện nơi đời, không bị pháp thế gian làm ô nhiễm.

Giải thích: Trước thuyết minh cảnh của chân như, ở đây thuyết minh trí của chân như. Chư Phật Bồ-tát lấy chân như trí làm thể, tức là Ứng thân, thể nầy là chỗ làm rõ chân như của Duy thức, không phải căn trần và phân biệt khởi, không phải tám thứ thế pháp, và chỗ khởi của thế pháp là chỗ có thể các hoặc của dục sân nhiễm trước. Tại sao vậy? Là vì đối trị các hoặc nhiễm kia, tu đắc vô phân biệt trí thành tựu, gọi là chư Phật xuất hiện nơi đời.

Luận nói: Do đó nói Phật pháp thậm thâm.

Giải thích: Câu nầy tổng kết ý trước, chỉ ra khó tư duy khó hành và khó đắc. Do đủ ba nghĩa đó cho nên gọi là thậm thâm.

Luận nói: Vì tu hành Ba-la-mật, vì thành thục chúng sinh, vì làm cõi Phật thanh tịnh, vì dẫn nhiếp tất cả Phật pháp, nên Tam-ma-đề nghiệp sai biệt của Bồ-tát phải biết.

Giải thích: Trong Luận nầy, thuyết minh Tam-ma-đề của Bồ-tát, không riêng nói về sự sai biệt, chỉ nói chung của các nghiệp sai biệt. Chư Bồ-tát tu định có chung và riêng. Chung thì có bốn thứ nầy. Riêng thì có năm trăm thứ. Bốn thứ nầy là nghiệp chung của các định. Tại sao vậy? Vì các Bồ-tát đã tu đắc định. Nương vào định nầy tu hành mười độ. Nương vào định nầy mà thành thục chúng sinh. Thế nào là thành thục chúng sinh? Nương vào định nầy mà khởi thông tuệ, dẫn khiến cho nhập chánh định vị. Lại nữa, nương vào lực của định nầy mà làm thanh tịnh cõi Phật. Tại sao vậy? Vì do tâm tự tại, có thể thành cõi tịnh báu vàng một cách như ý. Lại nữa, định nầy đắc hiện tại trụ an lạc, có thể dẫn dắt thành thục tất cả Phật pháp. Bốn sự nầy là sai biệt nghiệp của tất cả định chung, nên phải như vậy mà biết.