NHIẾP ĐẠI THỪA LUẬN THÍCH

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời nhà Trần, người nước Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Chân Đế
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 9

GIẢI THÍCH NHẬP NHÂN QUẢ THẮNG TƯỚNG THỨ 4

CHƯƠNG 1: NHÂN QUẢ VỊ

Giải thích: Nghĩa này có mười một chương: 1. Nhân quả vị. 2. Thành lập lục số. 3. Tướng. 4. Thứ đệ. 5. Lập danh. 6. Tu tập. 7. Sai biệt. 8. Nhiếp. 9. Đối trị. 10. Công đức. 11. Hỗ hiển.

Luận nói: Như vậy đã nói phải nên nhập tướng thù thắng. Tại sao nên nhập tướngthù thắng nhân quả?

Giải thích: Tổng nêu bốn vị nhập Duy thức quán đã nói rõ ở trước, cho nên nói “như vậy. Trước đã nói trong bốn vị của đạo phương tiện, kiến đạo, tu đạo và cứu cánh đạo, nhập tướng thù thắng. Tại sao nói rộng nhân của nhập tướng thù thắng nầy và hội nhập, đắc quả về sau có được? Khiến cho mở rõ dễ thấy.

Luận nói: Do sáu pháp Ba-la-mật, là Đà-na, Thi-la, Sằn-đề, Tỳlê-da, Trì-ha-na và Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Giải thích: Đây là đáp câu vừa hỏi, thuyết minh tướng thù thắng của nhân quả, dễ dàng có thể được thấy lục độ làm thể của nhân quả. Trước lấy lục độ làm nhân, sau đó lấy lục độ làm quả.

Luận nói: Tại sao do lục độ Ba-la-mật mà được nhập Duy thức? Và tại sao sáu pháp Ba-la-mật trở thành nhập quả Duy thức?

Giải thích: Trước tuy nói lục độ làm thể của nhân quả, nhưng chưa giải thích ý nghĩa, nên lại hỏi vì nghĩa gì mà nói lục độ làm nhân? Và vì nghĩa gì mà nói lục độ làm quả? Lục độ nầy có thể trừ sáu loại chướng việc nhập Duy thức. Lục độ làm nhân của nhập duy thức .

Chướng thứ nhất là vui đắm dục trần. Trong sự giàu có tài vật tự thân hưởng vui, không thấy công đức thù thắng. Do chướng nầy cho nên không được nhập duy thức. Bố thí có thể trừ chướng nầy. Bố thí là nhân nhập duy thức .

Chướng thứ hai là tâm phóng túng khởi lên nghiệp thân, khẩu và ý . Do chướng nầy cho nên không được nhập duy thức. Giới có khả năng trừ chướng nầy. Trì giới là nhân của việc nhập duy thức.

Chướng thứ ba là không thể kiêu ngạo yên lòng nhận các khổ khinh mạn, huỷ nhục, nóng lạnh. Do chướng nầy cho nên không được nhập duy thức. Nhẫn có thể trừ chướng nầy. Nhẫn nhục là nhân của việc nhập duy thức.

Chướng thứ tư là chấp không tu hành là vui, chưa đắc cho là đắc, đối với đắc không thấy công đức. Do chướng nầy cho nên không được nhập duy thức. Tinh tấn có thể trừ chướng nầy. Tinh tấn là nhân của việc nhập duy thức.

Chướng thứ năm là tướng an vui trụ xen tạp, đối với các sự hy hữu của thế gian và nhân duyên tán loạn, thấy có công đức. Do chướng nầy cho nên không được nhập duy thức. Định có thể trừ chướng nầy. Thiền định là nhân để nhập duy thức .

Chướng thứ sáu là đối với thấy, nghe, hiểu, biết cho là như thật. Đối với việc hý luận của thế gian thì lại siêng tâm học theo. Đối với kinh bất liễu nghĩa thì như văn mà phán nghĩa. Do chướng nầy cho nên không được nhập duy thức. Trí tuệ có thể trừ chướng nầy. Trí tuệ là nhân để nhập duy thức .

Luận nói: Trong chánh pháp nầy có các Bồ-tát.

Giải thích: Chỉ nương vào trong chánh pháp để tu hành thì có thể thành lập nhập nhân duy thức. Nếu nương theo giáo nghĩa Nhị thừa và giáo lí ngoại đạo thuộc thế gian ngoài chánh pháp thì không có nghĩa được lập nhân nầy. Cho nên trước hết thuyết minh trong chánh pháp là chỗ để lập nhân. Người hay lập nhân không phải hàng nhị thừa có thể làm được, cho nên nói Bồ-tát. Bồ-tát hành pháp gì có thể nhập duy thức?

Luận nói: Không nhiễm tâm giàu vui, cho đến nói rằng như lý chọn lựa các pháp thì được nhập Duy thức quán.

Giải thích: Đây là thuyết minh lìa chướng bố thí, cho đến lìa chướng ngại trí tuệ. Đều giải thích như trước, cho nên lấy lục độ làm nhân để nhập.

Luận nói: Do y chỉ sáu pháp Ba-la-mật, Bồ-tát đã nhập địa Duy thức, kế đó được ý thanh tịnh tin tưởng và vui thích tức chỗ nhiếp sáu pháp Ba-la-mật.

Giải thích: Nếu Bồ-tát do nương vào lục độ nầy trừ sáu chướng, thì đã nhập duy thức. Lúc đó Bồ-tát đắc thêm ý thanh tịnh tin tưởng và vui thích tức chỗ nhiếp sáu Ba-la-mật. Trong chánh giáo sáu pháp lục độ, tâm quyết định không nghi, cho nên gọi là tín. Như chỗ tin pháp cầu muốn tu hành, cho nên gọi là ưa thích. Ý tin tưởng và vui thích nầy có năm nhân duyên, do đó gọi là thanh tịnh: 1. Vô Trước thanh tịnh, là pháp khởi không cùng với Ba-la-mật trái nhau. 2. Bất quán thanh tịnh, là trong quả báo và báo ân của tự thân và Ba-la-mật, tâm thường không quán. 3. Vô thất thanh tịnh, là pháp lìa tướng tạp nhiễm ô và lìa hạnh chẳng phải phương tiện với Ba-la-mật. . Vô phân biệt thanh tịnh, là lìa chấp tướng Ba-la-mật như ngôn thuyết. 5. Hồi hướng thanh tịnh, là sinh trưởng và chưa sinh trưởng trong lục độ, thường cầu đắc đại Bồ-đề. Mỗi mỗi Ba-la-mật đều có đủ năm thứ thu nhiếp thanh tịnh tin tưởng và yêu thích, là đã vượt qua địa nguyện lạc, nhập kiến địa, đắc tin ưa của thánh nhân, khác với tin ưa của địa trước cho nên gọi là thanh tịnh. Lại có ý thanh tịnh tin tưởng và yêu thích là do Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na nhập quán chân như, đắc chỗ nhiếp của ý thanh tịnh tin tưởng và yêu thích của trí vô phân biệt và vô phân biệt hậu trí cho nên gọi là thanh tịnh.

Luận nói: Bên trong chánh pháp nầy có các Bồ-tát không dính mắc tâm giàu vui. Tâm đối với giới không phạm lỗi, tâm đối với khổ không sờn, tâm đối với thiện tu không lười biếng. Trong nhân tán loạn nầy không nhiễm trụ, thường hành nhất tâm, như lý chọn lựa các pháp nên được nhập quán Duy thức. Do y chỉ sáu Ba-la-mật, Bồ-tát đã nhập địa duy thức. Kế đó đắc chỗ thu nhiếp sáu Ba-la-mật của ý thanh tịnh tin tưởng và yêu thích, do đó khoảng giữa nầy giả thiết lìa công dụng gia hạnh của sáu Ba-la-mật.

Giải thích: Đã nhập quán Duy thức cho nên nói do đó từ kiến vị cho đến cứu cánh vị làm trung gian giả thiết. Người nầy trong trung gian đó không khởi công dụng tu hành lục độ, mà lục độ tự nhiên đầy đủ. Tại sao vậy ?

Luận nói: Do tin tưởng và yêu thích chánh giáo, ái trọng, tùy hỷ, nguyện đắc, tư duy.

Giải thích: Chánh giáo của Như Lai tương ưng với lục độ. Tuy rất sâu khó hiểu, nhưng người nầy cũng tin ưa không nghi. Do tin yêu thích nầy mà không có nghĩa không thực hành. Trong việc thực hành lục độ thấy công đức vô cùng, tâm sinh yêu thích và kính trọng. Do yêu thích và kính trọng nầy mà không có nghĩa không thực hành. Như vậy ai có thể đắc được ý tin yêu? Chỉ có các Đức Phật đã đạt đến cứu cánh Ba-lamật vị mới có thể đắc ý nầy, biết là chỗ đắc thành của bậc Thánh, chỗ vui mừng tán thán trong thâm tâm của bậc Thánh, cho nên gọi là tùy hỷ.

Do tùy hỷ nầy mà không có nghĩa không thực hành, nguyện chúng sinh cùng với Ta bình đẳng, đắc được ý tin ưa thanh tịnh nầy, cho nên gọi là đắc nguyện. Do đắc nguyện nầy mà không có nghĩa không thực hành. Như Phật đã lập pháp môn đại thừa, nương vào thí… lục độ và mười hai bộ A-hàm, do văn tư tu tuệ niệm niệm tư duy. Do Văn tuệ tư duy mà quả được viên mãn. Do Tư tuệ tư duy đối với pháp được nghe mà tâm được nhập lý. Do tư duy Tư tuệ mà tự sự được thành, vì có thể nhập địa và trị địa. Do bốn thứ tư duy nầy mà không có nghĩa không hành.

Luận nói: Hằng không dừng nghỉ việc thực hành tu tập sáu Ba-lamật cứu cánh viên mãn.

Giải thích: Do bốn thứ tư duy nầy mà Bồ-tát hằng không phóng dật. Vì không phóng dật cho nên tu tập lục độ, từ nhân cứu cánh đến quả viên mãn. Vị nầy có thể nhiếp lục độ, khiến cho đều đầy đủ năm thứ thanh tịnh, cho nên gọi là vị ý thanh tịnh. Tướng nó như thế nào? Để làm rõ tướng nầy cho nên tiếp theo văn trường hàng nói thêm ba bài kệ.

Luận nói: Trong đây nói Kệ:

Tu tập mãn pháp trắng,
Giỏi được lợi tật nhẫn,
Bồ-tát nơi tự thừa,
Nói rộng lớn sâu xa.

Luận nói: Tu tập mãn pháp trắng.

Giải thích: Trước hết trong vị nguyện hạnh, khéo sinh trưởng đạo tư lương, vì làm rõ nghĩa nầy cho nên nói câu thứ nhất. Hạnh mà mình tu đã vượt qua bốn mươi tâm vị cho nên gọi là viên. Thí và giới tu tam phẩm thanh tịnh pháp gọi là Bạch, lại có pháp thiện là tín căn, trí căn, tinh tấn căn và định căn. Bốn căn nầy tức là bốn vị. Niệm căn chung với bốn vị, có thể trừ bốn thứ chướng ác của ngoại đạo Nhất-xiển-đề, Thanh-văn và Độc giác, có thể đắc bốn đức: Tịnh, Ngã, Lạc, Thường cho nên gọi là pháp trắng. Nếu tư lương viên mãn thì còn đắc thêm được gì?

Luận nói: Giỏi được đắc lợi tật nhẫn.

Giải thích: Năng hành lạc thọ là nghĩa của nhẫn. Đối với pháp thậm thâm quảng đại thì khó thọ khó hành mà có thể thọ hành cho nên gọi là lợi. Niệm khởi không ngừng cho nên gọi là tật, câu nầy làm rõ nhẫn là phẩm thượng thượng. Nếu Bồ-tát tại nhẫn vị nầy, do cảnh giới nầy ắt thì được thanh tịnh để làm rõ cảnh giới nầy.

Luận nói: Bồ-tát nơi tự thừa, nói rộng lớn sâu xa.

Giải thích: Đại thừa chỉ là cảnh giới của Bồ-tát, cho nên gọi là tự. Nương Đại thừa có thể khiến cho Bồ-tát thanh tịnh. Trong thừa nầy có cảnh giới riêng. Một pháp vô ngã gọi là thậm thậm. Các định hư không gọi là rộng lớn. Trước là trí cảnh, sau là định cảnh. Hai cảnh nầy có thể khiến cho Bồ-tát thanh tịnh. Do tư duy nầy mà Bồ-tát đắc thanh tịnh. Để làm rõ nghĩa nầy cho nên nói bài kệ thứ hai.

Luận nói:

Giác chỉ có phân biệt,
Là đắc Vô trước trí,
Là tin ưa thanh tịnh,
Gọi ý địa thanh tịnh.

Luận nói: Giác chỉ có phân biệt.

Giải thích: Bồ-tát hiểu rõ tất cả pháp của Đại thừa, cho đến rộng lớn sâu xa đều là chỗ khởi của phân biệt. Hiểu rõ như vậy gọi là tư duy. Tư duy nầy có thể khiến cho Bồ-tát thanh tịnh. Bồ-tát thanh tịnh là đắc những điều gì?

Luận nói: Là đắc vô trước trí.

Giải thích: Bồ-tát thấy tất cả pháp chỉ là phân biệt, không có ngoại cảnh. Ngoại cảnh không thành cho nên phân biệt cũng không thành. Nếu Bồ-tát thấy nội ngoại đều không có thì không chấp trước, tức là Vô phân biệt trí, trí nầy tức là thanh tịnh. Thể Tánh thanh tịnh nầy thế nào? Để làm rõ nghĩa nầy cho nên nói câu kệ thứ ba.

Luận nói: Là tin ưa thanh tịnh.

Giải thích: Tin ưa tức là thể của Vô phân biệt trí, không ưa bảy cõi cho nên gọi là tin ưa. Đối với ba thứ Phật tánh, tâm quyết định không nghi cho nên gọi là tin tưởng. Lìa bảy ái cho nên gọi là tin ưa thanh tịnh.

Lìa hư vọng cho nên gọi là tin tưởng thanh tịnh.

Luận nói: Gọi ý địa thanh tịnh.

Giải thích: Do ưa tin thanh tịnh mà vị nầy được tên thanh tịnh. Lại nữa, vị nầy là kiến vị của Bồ-tát, là cảnh thanh tịnh của Vô phân biệt trí, trí nầy lấy sự ưa tin làm Thể, nói vị nầy tên là ý địa thanh tịnh. Tướng của sự ưa tin thanh tịnh như thế nào?

Luận nói:

Bồ-tát tại pháp lưu,
Trước sau thấy chư Phật,
Đã biết cận Bồ-đề,
Không khó mà dễ đắc.

Luận nói: Bồ-tát tại pháp lưu, trước sau thấy chư Phật.

Giải thích: Sự ưa tin thanh tịnh có hai thứ tướng: 1. Hằng tại tịch tĩnh làm tướng. 2. Hằng thấy hiểu rõ chư Phật làm tướng. Do ưa xả bảy ái, hằng nhập quán tu đạo, cho nên nói hằng tại pháp lưu. Nếu Bồ-tát tại pháp lưu là để thấy gì ? Do tin ba thứ Phật tánh, trước tư duy pháp thân, sau đó chứng pháp thân, trước dùng trí so sánh thấy pháp thân, sau đó chứng thấy biết pháp thân. Sự tin ưa nầy có công đức gì?

Luận nói: Đã biết cận Bồ-đề, không khó mà dễ đắc.

Giải thích: Nếu người trong vị tín thanh tịnh, thấy rõ ràng Vô thượng Bồ-đề đã gần, chính thân mình đã vượt qua bốn mươi tâm, cho nên không khó nhập chánh phương tiện, mà còn dễ đắc. Do ba bài kệ nầy thành tựu tư lương cảnh giới nhẫn , tư duy thể tánh tướng mạo đều được hiển hiện.

 

CHƯƠNG 2: THÀNH LẬP LỤC SỐ

Luận nói: Vì sao Ba-la-mật chỉ có sáu số?

Giải thích: Đây là hỏi Ba-la-mật tại sao quyết định lập chỉ có sáu pháp không tăng không giảm.

Luận nói: “Vì an lập năng đối trị sáu thứ hoặc chướng, vì nương chỗ sinh khởi của tất phật pháp, vì y chỉ của tất chúng sinh tùy thuận thành thục”

Giải thích: Lập số của Ba-la-mật có sáu số, đều là có ba nghĩa này: 1. Vì trừ hoặc. 2. Vì sinh khởi Phật pháp. 3. Vì thành thục chúng sinh. Trừ hoặc, là hiện tại tự được lợi ích. Sinh khởi phật pháp và thành tựu chúng sinh là vị lai mình và người được lợi ích. Nếu hoặc đã được diệt trừ vĩnh viễn thì hiện tại được trú an lạc, tại sao vậy? Không cần khởi thêm công dụng để diệt hoặc nầy và ngăn cản hoặc nầy khiến cho không sinh trở lại, trong hiện tại được tự lợi ích. Hoặc chướng đã diệt mất thì trong đời vị lai chắc chắn được đầy đủ Phật pháp, cũng có thể thành thục chúng sinh được tự lợi và lợi tha.

Luận nói: Làm nhân đối trị tâm không phát khởi thực hành, lập hai Ba-la-mật thí và giới. Không phát khởi nhân thực hành, là tham nhiễm tài vật và vì nhà cửa.

Giải thích: Tham nhiễm tài vật chướng bố thí, tham nhiễm nhà cửa thì chướng giới, nương theo các tham nhiễm nầy mà không thể phát tâm tu hành.

Luận nói: Nếu đã phát tâm tu hành, thì làm nhân đối trị tâm thoái chuyển, mà lập hai Ba-la-mật nhẫn và tinh tấn.

Giải thích: Tuy đã giỏi làm bố thí và trì giới, nhưng nếu không nhẫn chịu các sự khổ thì tâm bố thí và trì giới bị thoái chuyển. Tuy có thể nhẫn khổ, nếu không siêng tu các Thiện dứt tất cả ác thì tâm bố thí, trì giới và nhẫn nhục đều thoái chuyển, cho nên để đối trị thoái chuyển, cần phải lập hai độ nầy.

Luận nói: Nhân của tâm thoái chuyển, là chúng sinh sinh tử, trái, nghịch, các khổ sự.

Giải thích: Người không đắc lý là chúng sinh sinh tử. Đi ngược đạo Bồ-tát là trái. Xâm phạm huỷ hoại thân Bồ-tát là nghịch. Những thứ nầy đều là sự khổ. Nếu không thể nhẫn chịu các sự khổ nầy thì sinh tâm sân, sân tức là nhân của tâm thoái chuyển.

Luận nói: Trợ thiện pháp lâu dài gia hạnh lười mỏi.

Giải thích: Hành tinh tấn trong thời gian lâu xa, tu tất cả thiện. Nếu đối với chúng sinh không có tâm từ bi, thương tiếc tự thân, thì không thấy có công đức thù thắng trong việc tu của mình. Trong việc tu của mình sinh tâm mỏi mệt lười biếng. Do có tâm nầy mà không thể tinh tấn, tức là lười biếng. Lười biếng tức là nhân của tâm thoái chuyển.

Luận nói: Nếu đã phát khởi tâm tu hành và tâm không thoái chuyển, để đối trị tâm hoại mất mà lập hai thứ Ba-la-mật định và Tuệ. Nhân của tâm hoại mất là trí tán loạn.

Giải thích: Do tán loạn cho nên hư tĩnh tâm, do tà trí cho nên mất chánh giải.

Luận nói: Cho nên để đối trị sáu thứ hoặc Chướng, mà lập Ba-lamật có sáu pháp, làm nơi nương tựa sinh khởi của tất cả Phật pháp.

Giải thích: Lục độ là nhân sinh trưởng Phật pháp.

Luận nói: Bốn Ba-la-mật trước là nhân của tâm không tán loạn.

Giải thích: Có bốn chướng làm nhân của tán loạn: 1. Khí xả chướng. 2. Viễn ly chướng. 3. An thọ chướng. . Số trị chướng. Do tham trước cho nên không thể vứt bỏ. Do tham sân si sinh khởi mười ác cho nên không thể xa lìa. Do giận dữ cho nên không thể an nhàn hưởng thọ. Do các phiền não của tham sân si cho nên không thể đối trị niệm. Do bốn chướng nầy cho nên tâm tán loạn. Bốn độ trước có thể đối trị bốn chướng nầy, vì bốn độ là nhân của tâm không tán loạn. Lại nữa, lấy năm cái làm định chướng. Bốn cái nhân chướng ngại của định. Một cái chướng ngại chánh định và chỗ phát tuệ của định. Bốn cái là tham trạo, hối, sân, thuỳ miên, là nhân của tán loạn, vì chướng bốn độ trước. Bốn độ đối trị bốn cái nầy, vì bốn độ là nhân của sự không tán loạn. Nghi duyên cảnh thì không quyết định cho nên tâm tán loạn. Định tâm là quyết giữ một cảnh vì nghi chướng chánh định, do nghi mà không thấy lý là chướng chỗ phát tuệ của định, vì định tuệ là đối trị nghi.

Luận nói: Một Ba-la-mật kế đó là thể của tâm không tán loạn. Do y chỉ tâm không tán loạn nầy, mà có thể như thật hiểu rõ chân lý của các pháp. Tất cả chánh pháp của Như Lai đều được sinh khởi, cho nên làm nơi nương tựa sinh khởi của tất cả Phật pháp. Lập Ba-la-mật có sáu độ là tùy thuận thành thục y chỉ cho tất cả chúng sinh; do Thí Ba-la-mật lợi ích chúng sinh, do giới Ba-la-mật không tổn não chúng sinh, do nhẫn Ba-la-mật có thể nhẫn nại thọ lãnh sự huỷ nhục kia mà không khởi tâm báo oán, do tinh tấn Ba-la-mật mà sinh khởi thiện căn kia, diệt ác căn kia, do nhân của lợi ích mà tất cả chúng sinh đều được điều phục, kế đó tâm kia chưa được tịch tĩnh thì khiến cho tịch tĩnh, đã được tịch tĩnh thì khiến cho giải thoát, cho nên lập hai Ba-la-mật định và tuệ. Do lục độ nầy mà Bồ-tát giáo Hóa chúng sinh.

Giải thích: Thiện giáo có hai nghĩa: 1. Như lý mà lập ra thuyết cho nên gọi là giáo. 2. Hằng vì Thuyết cho nên nói là thiện giáo.

Luận nói: Cho nên được thành thục, do đó làm y chỉ cho tất chúng sinh tùy thuận thành thục. Lập Ba-la-mật có sáu pháp là do nghĩa như vậy, cho nên phải biết thành lập Ba-la-mật có sáu.

 

CHƯƠNG 3: TƯỚNG

Luận nói: Tướng của Ba-la-mật nầy, làm sao có thể thấy?

Giải thích: Tại sao hỏi như vậy? Vì Nhị thừa và Bồ-tát trong thế gian đều có thí… sáu hạnh, nếu không hiểu rõ chỗ hành sáu tướng Ba-lamật của Bồ-tát thì làm sao biết đây là Ba-la-mật hay đây là chẳng phải Ba-la-mật? Cho nên phải hỏi về tướng của Ba-la-mật.

Luận nói: Do sáu thứ tối thắng, chung tướng của sáu Ba-la-mật có sáu: 1. Do y chỉ vô đẳng, là y chỉ tâm Vô thượng Bồ-đề mà khởi.

Giải thích: Đây là thuyết minh sở y chỉ có khác nhau. Thế gian và Nhị thừa hành bố thí, không y chỉ Vô thượng Bồ-đề tâm mà khởi, chỉ có Bồ-tát hành bố thí thì y chỉ Vô thượng Bồ-đề tâm mà khởi. Lấy y chỉ vô đẳng làm tướng thực hiện lục độ của Bồ-tát.

Luận nói: 2. Do phẩm loại vô đẳng, là từng loại Ba-la-mật lược nói đều có ba phẩm, Bồ-tát đều có tu hành đủ.

Giải thích: Đây là thuyết minh chỗ duyên sự việc có khác nhau, không đồng với thế gian và Nhị thừa, không có đầy đủ phẩm loại của giỏi hành bố thí, là ngoại nội và nội ngoại. Nếu Bồ-tát hành bố thí thì đều có đủ phẩm loại, lấy ba phẩm loại vô đẳng làm tướng thực hành lục độ của Bồ-tát.

Luận nói: 3. Do hành sự vô đẳng, là an lạc lợi ích tất cả sự của chúng sinh, các độ mà Bồ-tát làm đều thành hai sự này.

Giải thích: Đây là thuyết minh sự thực hành có khác nhau. Bồ-tát hành lục độ có khả năng gì? Trước là sinh khởi an lạc cho chúng sinh thế gian hiện tại và vị lai, sau đó tùy theo căn tánh mà sinh khởi Đạo quả ba thừa của chúng sinh. Thế gian và Nhị thừa hành bố thí thì chỉ làm vì an lạc lợi ích cho tự thân mình còn chưa thành tựu, huống gì có thể an lạc lợi ích cho chúng sinh, cho nên lấy thực hành bố thí làm tướng thực hành lục độ của Bồ-tát.

Luận nói: . Do phương tiện vô đẳng, là vô phân biệt trí, thực hành các độ của Bồ-tát đều là chỗ nhiếp của vô phân biệt trí.

Đây là thuyết minh phương tiện có khác nhau. Đối với tam luân thanh tịnh mà gọi là phương tiện của Bồ-tát. Đối với tam luân thanh tịnh tức là Vô phân biệt trí. Do trí nầy mà Bồ-tát không phân biệt ở thí chủ và người thọ nhận tài vật thí. Thế gian và Nhị thừa không thể xả tam luân phân biệt, cho nên khởi Ngã ái và nhiễm ô tài vật, vì đối với người khác không thể bình đẳng, lấy phương tiện làm tướng thực hành lục độ của Bồ-tát. Tam luân của giới, là lìa phân biệt sự và thời của chúng sinh. Tam luân của nhẫn, là lìa phân biệt tội lỗi của mình và người. Tam luân của tinh tấn, là lìa phân biệt sự dụng cao thấp của chúng sinh. Tam luân của định, là lìa phân biệt hoặc cảnh chúng sinh. Tam luân của Bátnhã, là lìa phân biệt cảnh trí chúng sinh.

Luận nói: 5. Do hồi hướng vô đẳng, là hồi hướng Vô thượng Bồđề, các độ mà Bồ-tát làm quyết định chuyển đến tất cả các trí quả.

Giải thích: Bồ-tát nếu hành bố thí thì trước hết phải khởi tâm đó, Ta đem vật nầy thí cho tất cả chúng sinh trong lục đạo, đây là tài vật của chúng sinh, Ta vì chúng sinh kia mà hành bố thí, nguyện chúng sinh kia đều đắc Vô thượng Bồ-đề. Thí nầy do hồi hướng mà khiến cho đắc Vô thượng Bồ-đề, Thí nầy hành vĩnh viễn không tận, nếu hành các độ khác cũng đều hồi hướng. Thế gian và Nhị thừa không có hồi hướng, vì 85 hồi hướng là tướng thực hành lục độ của Bồ-tát.

Luận nói: 6. Do thanh tịnh vô đẳng, là hoặc chướng và trí chướng vĩnh viễn diệt mất không còn. thực hành các độ của Bồ-tát từng phần trừ hai chướng, cho đến đều diệt tận.

Giải thích: Trong đây là chỉ rõ hai thứ thanh tịnh: 1. Thanh tịnh nhân. 2. Thanh tịnh vị. Thanh tịnh nhân, là nhân theo diệt hai chướng hoặc và trí mà các sự bố thí… Thanh tịnh. Thanh tịnh vị, trước hết đối với địa trước tạm trừ hoặc chướng, sau đó đăng Sơ địa thì tạm thời diệt trí chướng, hai lĩnh vực nầy gọi là từng phần thanh tịnh, tức là nhân vị. Nếu đến Phật quả, lục độ viên mãn thì gọi là tất cả đều thanh tịnh, tức là quả vị.

Luận nói: “Thí tức là Ba-la-mật, như vậy Ba-la-mật tức là thí hay sao” ?

Giải thích: Câu hỏi nầy muốn làm rõ điều gì? Muốn lựa riêng tướng Ba-la-mật và Phi Ba-la-mật.

Luận nói: Có việc thí nhưng chẳng phải Ba-la-mật.

Giải thích: Là lìa sáu tướng y chỉ vô Đẳng đẳng mà hành thí, thì thí nầy không thuộc vào lục độ, chỉ là thí mà là Phi Ba-la-mật.

Luận nói: Có cái là Ba-la-mật nhưng chẳng phải bố thí.

Giải thích: Là đầy đủ sáu tướng y chỉ vô đẳng Đẳng mà hành giới… Các độ khác.

Luận nói: Có cái là thí mà cũng là Ba-la-mật.

Giải thích: Là đầy đủ sáu tướng y chỉ vô đẳng đẳng mà hành bố thí…

Luận nói: Có cái chẳng phải bố thí cũng chẳng phải Ba-la-mật.

Giải thích: Là lìa ba câu trước riêng hành vô ký và bất thiện, là câu thứ tư nhiếp.

Luận nói: Như bốn câu trong thí, phải biết các độ khác cũng có bốn câu.

Giải thích: Như thí lựa riêng thị Phi, các độ khác cũng phải lựa riêng như vậy.

 

CHƯƠNG 4: THỨ ĐỆ

Luận nói: “Tại sao nói sáu Ba-la-mật thứ tự như vậy” ?

Giải thích: Đây là do nghi mà hỏi, hoặc do không nghi mà hỏi. Nghi mà hỏi, là tất cả thực hành chắc chắn trước hết do trí biết nhân quả rồi mới khởi chánh cần. Do hai nhân nầy, tùy chỗ muốn của nó mà đều được hành, cho nên phải đảo ngược thứ tự và không có thứ tự. Do có nghi mà hỏi cho nên cần phải hỏi, vì do không hiểu cho nên hỏi. Nếu người muốn tu nhiều hạnh, chưa biết cạn hay sâu, dễ hành hay khó hành, cạn thì dễ hành, sâu thì khó hành, dễ thì phải học trước, khó thì phải học sau, vì muốn biết những nghĩa nầy cho nên cần phải hỏi.

Luận nói: Ba-la-mật trước, tùy thuận sinh Ba-la-mật kế sau.

Giải thích: Bồ-tát không đành nhìn thấy chúng sinh bần cùng khốn khổ, nên luôn tu tập xả tài để có thể quen xả bỏ. Không muốn làm các sự tổn não chúng sinh, tức là xả gia trì giới. Nhân thí sinh giới. Bồ-tát vì ái hộ chỗ thọ giới, không muốn làm các sự phẫn hận chúng sinh mà huỷ phá tịnh giới, tức là tu tập hạnh nhẫn, nhân giới sinh nhẫn. Do phiền não chưa tận, hoặc đã thành hoặc chưa thành, Bồ-tát vì ái hộ nhẫn nầy, tức là hành tinh tấn. Nếu người hằng hành tinh tấn thì có thể trị tâm. Do tinh tấn nầy, nếu tâm hôn trầm thì có thể kéo dắt khiến cho nổi lên. Nếu tâm trạo động thì có thể ức chế khiến cho không khởi. Nếu tâm bình đẳng thì trì giữ khiến cho tương tục, do tâm điều hoà cho nên được định. Do đó, nhân tinh tấn mà sinh định. Nếu tâm đắc định thì có thể thông đạt chân Như, do đó nhân định sinh tuệ. Đây là Ba-la-mật trước có thể sinh Ba-la-mật sau.

Luận nói: Lại nữa, Ba-la-mật trước được thanh tịnh là do việc làm của Ba-la-mật sau.

Giải thích: thí do giới mà thanh tịnh, nếu người không trì giới thì nghiệp thân, khẩu và ý không thanh tịnh, hành bố thí cũng không thanh tịnh, vì y chỉ không thanh tịnh. Do có thể trì giới y chỉ thanh tịnh thì thí được thanh tịnh. Giới do nhẫn mà thanh tịnh, nếu người có thể nhẫn thì nghiệp thân, khẩu và ý đều được thanh tịnh, nhẫn do tinh tấn mà thanh tịnh, vì tinh tấn có thể sinh thiện diệt ác. Tinh tấn do định mà thanh tịnh, nếu tinh tấn không đang tại tu vị thì không thể trừ hoặc. Định do trí tuệ mà thanh tịnh, nếu không hiểu rõ chân như, thì tuy đắc định, nhưng cũng là thuộc hữu lưu, tức là pháp sinh tử. Nếu chỗ đắc định mà thấy chân như thì trở thành vô lưu, tức là Niết-bàn đạo. Đây là Ba-la-mật sau có thể làm thanh tịnh Ba-la-mật trước. Do hai nghĩa nầy cho nên có thứ tự.

CHƯƠNG 5: LẬP DANH

Luận nói: Nương vào nghĩa gì mà lập tên của lục độ? Nghĩa nầy làm sao thấy được” ?

Giải thích: Thế gian lập danh tự có nhiều nguyên nhân. Có khi do sinh loại lập danh, có khi do tướng lập danh, có khi do giả lập danh, có khi do khinh rẻ lập danh, có khi do kính trọng lập danh. Trong đây có năm nguyên nhân. Lục độ từ nghĩa gì mà lập danh? Từ hai nhân lập danh, vì chủng tánh khác nhau; từ sinh loại lập danh, vì công đức nhiều từ kính trọng lập danh. Danh được lập tự có chung danh và riêng, sáu thứ đều xứng với Ba-la-mật là thông danh, thí, giới… có khác nhau là biệt danh. Thế nào là danh chung Ba-la-mật?

Luận nói: Tối thắng vô đẳng trong tất cả thiện căn thí… của thế gian, Thanh-văn và Độc Giác.

Giải thích: Có sáu thứ và ba thứ tối thắng vô đẳng, sáu thứ như giải thích trước trong sáu tướng. Còn ba thứ: 1. Thời vô đẳng. 2. Gia hạnh vô đẳng. 3. Quả vô đẳng. Mỗi mỗi độ đều tu hành ba A-tăng-kỳ kiếp là thời vô đẳng. Gia hạnh vô đẳng, có bốn loại và năm loại, cũng có năm loại khác, cũng có sáu loại. Bốn loại tức là chỗ thuyết minh trước bốn tu, năm loại tức là chỗ thuyết minh trước năm thứ thanh tịnh, năm loại khác tức là năm pháp tu, cũng có sáu loại tức là sáu ý và năm pháp tu. Văn sau sẽ tự nói quả của sáu ý. Vô đẳng, Tam thân đã làm sáng Vô thượng Bồ-đề .

Luận nói: Vì có khả năng đến bờ bên kia, cho nên gọi chung là Ba-la-mật.

Giải thích: Đến bờ bên kia tự có ba thứ: 1. Tùy chỗ tu hành rốt ráo không sót là đến bờ bên kia. Thế gian và Nhị thừa cũng có xứng với chỗ tu hành, nhưng tu không tận cho nên không phải đến bờ bên kia. 2. Như nhiều sông đều chảy về biển là cùng cực, thì thí… cũng vậy, lấy nhập chân như làm cứu cánh, tức là lấy nhập chân như làm đến bờ bên kia. Thế gian và Nhị thừa tuy tu thí… Nhưng không thể nhập chân như cho nên không phải đến bờ bên kia. 3. Bởi đắc vô đẳng quả là đến bên kia không còn có quả nào thù thắng hơn quả nầy. Vì trong các quả nó cao hơn cho nên gọi là bờ bên kia. Thế gian và Nhị thừa tuy tu thí… Nhưng không cầu quả nầy cho nên không phải đến bờ bên kia. Bờ bên kia mà Bồ-tát tu đều đầy đủ ba nghĩa nầy, cho nên gọi chung là Ba-la-mật. Tại sao gọi riêng là Đà-Na?

Luận nói: Có khả năng diệt tham tiếc, tật đố và khổ bần cùng hạ tiện, cho nên gọi là Đà.

Giải thích: Tham tiếc là nhiều chướng ngại tài vật. Tật đố là chướng ngại tôn quí chướng. Khi nhân có thể diệt trừ chướng tham tiếc, là khi quả đắc nhiều tài vật cho nên lìa khổ bần cùng. Khi nhân có thể diệt trừ chướng tật đố là khi quả được tôn quí, cho nên lìa khổ hạ tiện. Tại sao vậy? Nếu người chưa phá tâm tham tiếc và tật đố thì không thể hành bố thí, cho nên nói có khả năng phá chướng nầy. Nếu người hành bố thí có khả năng phá chướng nầy, thì người nầy sau đó bị khổ bần cùng hạ tiện là không có lý như vậy.

Luận nói: Lại được làm vị thí chủ rất giàu sang và có thể dẫn tư lương của phước đức cho nên gọi là na.

Giải thích: Giỏi thí giỏi dùng gọi là vị thí chủ rất giàu sang, do là chủ cho nên có thể dẫn tư lương của phước đức. Do đủ nghĩa nầy cho nên gọi là Đà-na.

Luận nói: Có thể tịch tĩnh tà giới và ác đạo, cho nên gọi là thi.

Giải thích: Khi nhân có thể phá tà giới, là khi quả có thể lìa ác đạo. Nếu người không xả ác Nghiệp mà có thể trì giới là không có việc đó, cho nên trước phá tà giới. Nếu người phá tà giới trì chánh giới mà đọa vào bốn cõi ác là không có việc đó, cho nên là khi đạt quả có khả năng lìa ác đạo.

Luận nói: Lại có khả năng đắc thiện đạo và Tam-ma-đề, cho nên gọi là La.

Giải thích: Do trước trì giới, sau đó thọ thiện quả của trời người, trong nhân, hoặc trong qua. Do trì giới cho nên thân khẩu thanh tịnh. Do thanh tịnh cho nên không có hối, do không có hối hận cho nên tâm an. Do tâm an cho nên được vui vẻ. Do vui vẻ cho nên được tốt thêm. Do tốt cho nên được an lạc. Do an lạc cho nên được định. Do định cho nên thấy chân như, do thấy chân như cho nên được chán lìa. Do chán lìa cho nên được giải thoát. Cho nên do nhân trì giới mà đắc Tam-ma-đề, do đủ nghĩa nầy cho nên gọi là Thi La.

Luận nói: Có khả năng diệt trừ tâm giận dữ và phẫn hận tâm, cho nên gọi là Sằn.

Giải thích: Khi nhân do quán năm nghĩa cho nên diệt trừ giận dữ và phẫn hận. Năm nghĩa đã sinh tâm phẫn hận là: 1. Quán tất cả chúng sinh vô thủy đến nay đối với ta có ân. 2. Quán tất cả chúng sinh hằng niệm niệm diệt, người nào hay tổn, người nào bị tổn! 3. Quán chỉ có pháp, không có chúng sinh, có pháp nào hay tổn và pháp nào bị tổn! 4. Quán tất cả chúng sinh đều tự thọ khổ, tại sao lại muốn lấy khổ thêm! 5. Quán tất cả chúng sinh đều là con ta, tại sao trong đó lại muốn sinh tổn hại! Do năm pháp quán nầy cho nên có thể diệt trừ giận dữ, giận dữ đã diệt cho nên trừ phân hận.

Luận nói: Lại có khả năng sinh sự bình hoà của tự tha, cho nên gọi là đề.

Giải thích: Sự nầy thông đạt nhân quả. Nhân nầy có thể bị tội lỗi của giận dữ nhiễm ô, tức là đối với tự bình hoà, đã không phẩn hận, không sinh khổ cho tha, tức là đối với tha bình hoà. Như Kinh nói: Nếu người hành nhẫn, thì có ngũ đức: 1. Vô hận. 2. Vô há. 3. Nhiều người kính mến. 4. Có tiếng tăm tốt. 5. Sinh thiện đạo. Năm đức nầy gọi là bình hoa. Do đủ nghĩa nầy cho nên gọi là Sằn-đề.

Luận nói: Diệt trừ lười nhác (lại đọa) và các ác pháp, cho nên gọi là Tỳ.

Giải thích: Chìm đắm trong ác xứ cho nên gọi là lười nhác. Lại nữa, không chán ghét ác hạnh cho nên gọi là lười nhác. Do lười nhác cho nên lìa các thiện hạnh, sinh các ác pháp. Ba nghiệp hằng khởi tội lỗi cho nên gọi là ác pháp. Do diệt lười nhác cho nên có thể trừ chỗ sinh các ác của lười nhác. Đây gọi là tinh tấn diệt pháp ác.

Luận nói: Hành bất phóng dật, sinh trưởng vô lượng thiện pháp, cho nên gọi là Lê-da.

Giải thích: Đây là căn cứ theo nhân quả của tin ưa để thuyết minh tinh tấn. Nhân của tín có thể hành, thì quả của lạc có thể đắc, cho nên hằng hành cung kính hạnh gọi là bất phóng dật. Do hành cung kính, thì thiện chưa sinh có thể khiến cho sinh, thiện đã sinh thì có thể khiến cho tăng trưởng. Đây là sinh khởi được pháp tinh tấn. Do đủ nghĩa nầy cho nên gọi là Tỳ-lê-da.

Luận nói: Có thể diệt trừ tán loạn, cho nên gọi là Trì-ha.

Giải thích: Tán loạn có năm thứ: 1. Tự tánh tán loạn, là năm thức. 2. Ngoại tán loạn, là ý thức động theo ngoại trần. 3. Nội tán loạn, là tâm cao thấp và ham ưa mùi vị. 4. Thô Trọng tán loạn, là kế chấp ngã và ngã sở. 5. tư duy tán loạn, là tâm hèn mọn, Bồ-tát bỏ Đại thừa tư duy Tiểu thừa.

Luận nói: Lại có thể dẫn tâm khiến cho trụ Nội cảnh, cho nên gọi là Na.

Giải thích: Dẫn tâm khiến cho trụ năm thứ tịch tĩnh gọi là nội cảnh. Do đủ nghĩa nầy cho nên gọi là Trì-ha-na.

Luận nói: Lại có thể diệt tất cả kiến hạnh, có thể trừ tà trí, cho nên gọi là Bát-la.

Giải thích: Kiến hạnh là sáu mươi hai kiến. Tà trí là hiểu biết theo thế gian hư vọng, tà trí tức là trí chướng.

Luận nói: Có thể duyên chân tướng.

Giải thích: Là duyên chân như, tức là biết như lý trí.

Luận nói: Tùy theo phẩm loại.

Giải thích: Phẩm loại có hai thứ là hữu vi và vô vi, là năm nhiếp của danh. Nếu biết pháp như vậy tức là biết như lượng trí.

Luận nói: Biết nhất thiết pháp cho nên gọi là Nhã.

Giải thích: Chân như tướng và phẩm loại gọi là nhất thiết pháp. Như lý trí gọi là Bát-nhã. Như lượng trí gọi là quả Bát-nhã cũng gọi là Bát-nhã. Hai trí nầy đã làm rõ ba nghĩa: 1. Đối trị, tức là nhị chướng. 2. cảnh giới, tức là chân tướng. 3. Quả, tức là như lượng trí. Do ba nghĩa nầy cho nên gọi là Bát-la-nhã.

 

CHƯƠNG 6: TU TẬP

Luận nói: Tại sao phải biết tu tập của các Ba-la-mật?

Giải thích: Thế gian và Nhị thừa đều có tu tập thí, tu tập thí của Bồ-tát khác với thế gian và Nhị thừa, là sao biết được?

Luận nói: Nếu lược nói, phải biết tu tập có năm thứ.

Giải thích: Nếu rộng nói thì tu tập có mười thứ: 1. Hiển thị tu. 2. Tổn giảm tu. 3. Trị thành tu. 4. Hậu hành tu. 5. Tương ưng tu. 6. Thắng tu. 7. Thượng thượng tu. 8. Sơ tế tu. 9. Trung tế tu. 10. Hậu tế tu. 11. Hữu thượng tu. 12. Vô thượng tu.

  1. Hiển thị tu, là tu bốn niệm xứ, vì có thể làm rõ nghĩa bốn đế.
  2. Tổn giảm tu, là bốn chánh cần, vì có thể diệt dần các ác pháp.
  3. Trí thành tu, là tứ như ý túc, vì có thể trị thành định, có thể trừ năm lỗi và trì giữ tám diệt tư lương.
  4. Hậu hành tu, là tu ngũ căn, vì có đủ giải thoát phần.
  5. Tương ưng tu, là tu ngũ lực, vì phải tương tục kiến đạo.
  6. Thắng tu, là tu thất giác phần, vì nhập Tứ đế quán.
  7. Thượng thượng tu, là tu bát thánh đạo phần, vì thắng kiến đạo.
  8. Sơ tế tu, là phàm phu vị, tu giới cho đến đắc bất tịnh quán và sổ tức quán, vì tùy thuận điên đảo.
  9. Trung tế tu, là hữu học vị, trong đây không có đảo và chỗ tùy thuận của đảo.
  10. Hậu tế tu, là vô học vị, trong đây không có chỗ đảo của đảo và phi đảo.
  11. Hữu thượng tu, là Thanh- văn Độc-giác tu, và bằng với các vị kia.
  12. Vô thượng tu, là Bồ-tát mười địa, vì tối thắng.

Luận nói: 1. Gia hạnh phương pháp tu.

Giải thích: Là thân khẩu ý nghiệp có thể trở thành quảng đại thanh tịnh tối thắng.

Luận nói: 2. Tín nhạo tu.

Giải thích: Căn cứ theo giáo như chương thứ nhất giải thích.

Luận nói: 3. Tư duy tu.

Giải thích: Trong tư duy tu tự có ba thứ là ái trọng, tùy hỷ và nguyện đắc, hợp chung lại gọi là tư duy tu, cũng như chương thứ nhất giải thích.

Luận nói: 4. Phương tiện thắng trí tu.

Giải thích: Tức là vô phân biệt trí có ba nghĩa: 1. Quảng đại. 2. Thanh tịnh. 3. Tốc thành. Vì đủ ba nghĩa nầy mới lập tên phương tiện thắng trí.

Luận nói: 5. Tu lợi ích tha sự. Trong đây, bốn thứ tu đầu phải biết như trước. Lợi ích tha sự tu là vô công dụng tâm của phật, không xả Như Lai sự.

Giải thích: Làm sáng tỏ lời dạy trong giáo pháp Đại thừa, là dù đã Bát Niết-bàn nhưng Phật còn khởi tâm nữa một lần nữa. Bát Niếtbàn tức là pháp thân, khởi tâm nữa một lần nữa tức là Ứng thân và Hóa thân. Chư Phật đã trụ pháp thân, do bản nguyện lực lìa tam nghiệp, tùy sự lợi ích chúng sinh, tự nhiên hiển hiện hai thân Ứng và Hóa, hằng không bỏ chánh sự của Như Lai và hành các Ba-la-mật, cho nên chư Phật có tu tập các Ba-la-mật.

Luận nói: Trong tu tập các Ba-la-mật đến viên mãn, càng tu thêm các Ba-la-mật.

Giải thích: Phật và Bồ-tát tùy phần viên mãn, hoặc đủ phần viên mãn. Trong viên mãn vị nầy, nếu tu các Ba-la-mật, tự sự đã thành cho nên không tự làm, thấy chúng sinh do hạnh nầy được lìa bốn cõi nhập đạo quả của ba thừa, lại tu thêm các Ba-la-mật, tức là lợi ích tha sự.

Luận nói: Lại nữa, tư duy tu tập, là ái trọng, tùy hỷ, nguyện đắc và tư duy, thuộc sáu ý nhiếp chỗ tu.

Chương nầy thuyết minh chung nghĩa tu tập, trước

thuyết minh ngũ tu. Chưa phân biệt tu vị có khác nhau, làm sao biết được tu của nguyện hạnh vị, khác với tu của thanh tịnh vị? Nếu lục ý nhiếp tam tư duy thì tu các Ba-la-mật phải biết tại thanh tịnh vị. Trong nguyện hạnh vị thì không có nghĩa nầy. Tam tư duy là gốc tu hành, lấy lục ý trang nghiêm để nhiếp trì tam tư duy nầy.

Luận nói: Lục ý: 1. Quảng đại ý. 2. Trường thời ý. 3. Hoan hỷ ý. . Hữu ân đức ý. 5. Đại chí ý. 6. Thiện hảo ý. Quảng đại ý, là Bồ-tát tu bao nhiêu A-tăng-kỳ kiếp có thể đắc Bồ-đề!

Giải thích: Tổng nêu kiếp số giới hạn là nhiều hay ít còn nói “bao nhiêu”, vì Kinh của Đại thừa và tiểu thừa nói kiếp số không đồng, cho nên không nói quyết định kiếp số là bao nhiêu. Tiểu thừa thuyết minh ba A-tăng-kỳ kiếp thì được thành Phật, Đại thừa thuyết minh hoặc ba, hoặc bảy, hoặc ba mươi ba A-tăng-kỳ kiếp được thành Phật.

Luận nói: Lấy như Thời nầy làm một sát-na, sát-na.

Giải thích: Hoặc hợp chung ba A-tăng-kỳ kiếp làm một sát-na, hoặc hợp chung ba mươi ba A-tăng-kỳ kiếp làm một sát-na, cho nên nói thêm một “sát-na” nữa, là một ngày, một tháng cho đến một A-tăng-kỳ kiếp, từ một A-tăng-kỳ đến ba mươi ba A-tăng-kỳ mới được thành Phật, đây là muốn làm rõ ý Bồ-tát không có chán đủ cho nên nói thời gian dài nầy.

Luận nói: Bồ-tát trong thời nầy, sát-na sát-na thường xả thân mạng.

Giải thích: Thời nầy, tức là tổng nêu thời gian dài nầy. Sát-na là thuyết minh cái sát-na mà thế gian nói, thì vừa rồi đã nói thời gian dài ấy. Như như cái sát-na mà thế gian nói, là trong mỗi mỗi sát-na, thường xả thân mạng và ngoại tài cho đến khi thành Phật không có tâm chán đủ.

Luận nói: Và bằng Hằng ha sa số thế giới, trong đó chứa đầy thất bảo phụng thí cúng dường Như Lai, từ sơ phát tâm cho đến nhập trụ cứu cánh thanh lương Bồ-đề.

Giải thích: Hữu Dư Niết-bàn gọi là thanh, vì lìa phiền não trược. Vô dư Niết-bàn gọi là lương, vì lìa nhiều khổ nóng bức. Lại nữa, Bồ-tát lấy tịnh lạc làm thể, vì muốn làm rõ tịnh đức cho nên nói thanh, muốn làm rõ nghĩa lạc cho nên nói lương.

Luận nói: Là ý thí của Bồ-tát cũng chưa đầy đủ, như vậy nhiều thời sát-na sát-na, đầy lửa trong ba ngàn đại thiên thế giới, Bồ-tát trong đó đi đứng nằm ngồi làm tứ oai nghi, lìa tất cả dụng cụ nuôi sống.

Dưới đây là muốn thuyết minh Bồ-tát tu ngũ độ khác, trong mỗi mỗi sát-na trường thời nầy, thường tại xứ cực kỳ khổ nạn, dụng cụ giúp thân hằng không cung cấp đủ, Bồ-tát tuy thọ khổ nầy, nhưng trong thời nầy tu các Ba-la-mật cũng chưa từng chán đủ.

Luận nói: Tâm giới, nhẫn, tinh tấn. Tam-ma-đề và Bát-nhã, Bồ-tát hằng tu hiện tiền, cho đến nhập trụ cứu cánh thanh lương Bồ-đề, là ý giới, ý nhẫn… của Bồ-tát cũng chưa đầy đủ, là tâm vô yểm túc (không chán đủ), gọi đó là Bồ-tát quảng đại ý. Nếu Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến thành Phật, không xả tâm vô yểm túc, gọi đó là Bồ-tát trường thời ý. Nếu Bồ-tát làm lợi ích cho tha sự từ sáu Ba-la-mật, thường sinh vô đẳng hoan hỷ, chúng sinh được lợi ích, tâm hoan hỷ không có ai bằng được, thì gọi đó là Bồ-tát hoan hỷ ý. Nếu Bồ-tát hành sáu Ba-la-mật lợi ích chúng sinh rồi, thấy chúng sinh đối với mình có đại ân đức mà không thấy mình có ân đối với chúng sinh kia, gọi đó là Bồ-tát hữu ân đức ý. Nếu công đức thiện căn của Bồ-tát được sinh lên từ sáu Ba-la-mật, bố thí cho tất cả chúng sinh, đem tâm vô trước hồi hướng để khiến cho chúng sinh kia đắc quả báo khả ái trọng, thì gọi đó là Bồ-tát đại chí ý. Nếu chỗ hành sáu Ba-la-mật công đức thiện căn của Bồ-tát, khiến cho tất cả chúng sinh đều đắc bình đẳng bình đẳng, để chúng sinh kia hồi hướng Vô thượng Bồ-đề, gọi đó là Bồ-tát thiện hảo ý. Do chỗ nhiếp ái trọng tư duy của lục ý mà Bồ-tát tu tập.

Giải thích: Để chỉ rõ tâm cầu đắc thấy có đại công đức mà cầu mong cho được.

Luận nói: Nếu Bồ-tát tùy hỷ vô lượng, công đức thiện căn của Bồ-tát được sinh lên từ tu gia hạnh lục ý, thì gọi đó là chỗ nhiếp tùy hỷ tư duy của Bồ-tát lục ý.

Giải thích: Để chỉ rõ vô nghi tâm đã tùy hỷ thực hành của Bồ-tát thắng nhân, quyết định không có nghi.

Luận nói: Nếu Bồ-tát nguyện tất cả chúng sinh, tu hành chỗ nhiếp sáu Ba-la-mật của lục ý, và nguyện tự thân tu hành chỗ nhiếp sáu Bala-mật của lục ý, tu tập gia hạnh cho đến thành Phật, thì gọi đó là chỗ nhiếp nguyện đắc tư duy của Bồ-tát lục ý.

Giải thích: Nhằm làm rõ đại bi không có tâm riêng cầu, tam tư duy nầy tức là trừ bỏ ba tâm: 1. Trừ tâm không thực hành. 2. Trừ tâm lưỡng lự. 3. Trừ tâm làm siêng lệch lạc.

Luận nói: Nếu người được nghe chỗ nhiếp Bồ-tát tư duy tu tập của lục ý, sinh một niệm tín tâm, thì người đó được vô lượng vô biên khối phước đức, các ác nghiệp chướng hoại diệt không sót.

Diệt nghiệp chướng có hai nghĩa: 1. Có khả năng hoại nghiệp khiến cho hết. 2. Nghiệp tuy còn vì thiện lực lớn, có thể ngăn trừ quả báo ác đạo, khiến cho vĩnh viễn không thọ nghiệp, cũng có nghĩa hoại diệt. Như người chỉ nghe mà còn được vô lượng vô biên phước đức, huống chi Bồ-tát đem hết khả năng tu hành.

 

CHƯƠNG 7: SAI BIỆT

Luận nói: Tại sao phải biết sai biệt của các Ba-la-mật” ?

Giải thích: Câu hỏi nầy muốn làm rõ cái gì? Phẩm loại của các Ba-la-mật không thể tính lường, vì muốn làm rõ chân thể cho nên đặt ra câu hỏi nầy, do hiểu rõ sự sai biệt của các Ba-la-mật thì chân thể hiển hiện.

Luận nói: Do mỗi thứ có ba phẩm, nên biết sai biệt của nó.

Giải thích: Đây là tổng nêu số để đáp câu hỏi.

Luận nói: Ba phẩm của thí: 1. Pháp thí. 2. Tài thí. 3. Vô Uý thí.

Giải thích: pháp thí lợi ích cho tâm kẻ khác. Do pháp thí cho nên thiện căn của kẻ khác Văn tuệ được sinh. Tài thí lợi ích cho thân kẻ khác. Lại nữa, do tài thí, kẻ đó hướng ác, dẫn khiến họ quy về thiện. Do vô uý thí dắt dẫn những kẻ kia thành quyến thuộc. Do pháp thí, sinh thiện căn của kẻ kia và thành thục giải thoát. Do có đủ nghĩa nầy cho nên nói thí có tam phẩm.

Luận nói: Giới có ba phẩm: 1. Thủ hộ giới. 2. Nhiếp thiện pháp giới. 3. Nhiếp lợi chúng sinh giới.

Giải thích: Thủ hộ giới là y chỉ của hai giới còn lại. Nếu người không lìa ác mà nhiếp thọ lợi tha thì không đắc giới. Nếu người trụ thủ hộ giới thì có thể dẫn dắt thiện pháp giới, vì Phật pháp và Bồ-đề mà sinh khởi y chỉ. Nếu trụ hai giới trước, thì có thể dẫn dắt lợi chúng sinh giới, là thành thục y chỉ của chúng sinh. Lại nữa, thủ hộ giới do lìa ác, không có tâm hối não, có thể được trụ an lạc trong hiện đời. Do an lạc trụ nầy có thể tu nhiếp thiện pháp giới làm thành thục Phật pháp. Nếu người trụ hai giới trước, có thể tu nhiếp lợi chúng sinh giới làm thành thục tha. Tam phẩm giới nầy tức là nhân của bốn vô uý. Tại sao vậy? Vì giới thứ nhất là đoạn đức, giới thứ hai là trí đức, giới thứ ba là ân đức. Bốn vô uý không ra ngoài ba đức nầy, cho nên nói là nhân của bốn vô uý. Do đủ nghĩa nầy cho nên nói giới có ba phẩm.

Luận nói: Nhẫn có ba phẩm: 1. Tha huỷ nhục. 2. An thọ khổ nhẫn. 3. Quán sát pháp nhẫn.

Giải thích: Do huỷ nhục nhẫn có khả năng nhịn chịu lỗi lầm do kẻ khác gây ra. Tại sao vậy? Vì Bồ-tát tạo tác sự lợi ích cho người khác phát tâm tu hành, dù bị kẻ khác huỷ nhục, vẫn không vì chấp lỗi nầy mà làm thoái lui tâm bổn hạnh. Do an thọ khổ nhẫn, dù đọa trong các khổ nạn của sinh tử, nhưng không do các khổ nầy làm thoái lui tâm bổn hạnh. Do quán sát pháp nhẫn, Bồ-tát có thể nhập chân lý của chư pháp, nhẫn nầy tức là chỗ nương của hai nhẫn trước, vì có thể trừ hai chấp nhân và pháp. Do đủ nghĩa nầy cho nên nói nhẫn có ba phẩm.

Luận nói: Tinh tấn có ba phẩm: 1. Cần dũng tinh tấn. 2. Gia hạnh tinh tấn. 3. Bất hạ nan hoại vô túc tinh tấn.

Giải thích: Làm sao biết được tinh tấn có ba thể này? Do Phật Thế Tôn trong Kinh thuyết rằng: Người nầy có trinh thật, có thắng năng, có dũng mãnh, có cưỡng chế lực, bất xả thiện ách. Nhằm làm rõ ba thể mà nói năm câu nầy, để hiển cần dũng tinh tấn mà nói có trinh thật. Để rõ hiển gia hạnh tinh tấn mà nói có thắng năng. Tại sao vậy? Vì người nầy trong khi gia hạnh có thắng năng, như những gì mong muốn trước đây đều có thể làm. Để rõ hiển bất hạ nan hoại vô túc tinh tấn mà thứ tự nói ba câu có dũng mãnh, có cưỡng chế lực và bất xả thiện ách. Tại sao vậy? Có người lúc ban đầu vì đắc Vô thượng Bồ-đề, trước có trinh thật gia hạnh, lúc có năng thắng, vì thời gian lâu xa, quả tướng chỗ cầu chưa hiện, trong khoảng đó sinh tâm hạ liệt. Để đối trị tâm nầy mà chỉ rõ bất hạ tinh tấn cho nên nói dũng mãnh. Nếu người tuy tâm dũng mãnh trở lại, không thoái chuyển nữa, nhưng nếu gặp khổ nạn sinh tử cản trở tâm đó thì thoái chuyển Bồ-đề nguyện. Để đối trị tâm nầy mà chỉ rõ nan hoại tinh tấn, cho nên nói có cưỡng chế lực, do có cưỡng chế lực thì sinh tử khổ nạn không thể khiến cho thoái chuyển. Nếu người tuy gặp khổ mà không thoái chuyển, chỗ đắc nhỏ nhen liền sinh tưởng đủ, do tri túc nầy không thể đắc tối thượng Bồ-đề. Để đối trị tâm nầy mà chỉ rõ vô túc tinh tấn, cho nên nói bất xả thiện ách. Do đủ nghĩa nầy cho nên nói tinh tấn có ba phẩm.

Luận nói: Định có ba phẩm: 1. An lạc trụ định. 2. Dẫn thần thông định. 3. Tùy lợi tha định.

Giải thích: Có định khiến cho hiện đời được an lạc trụ. Tại sao vậy? Vì có thể lìa tất cả pháp nhiễm ô, nương vào định nầy để sinh tự lợi, là tam minh có thể dẫn thành thần thông. Do dẫn thành thông và định mà sinh tùy lợi tha định. Lợi tha tức là tam luân: 1. Thần thông luân, là thân thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, các luân nầy chỉ hướng cho những kẻ tà, khiến cho họ quy về chánh. 2. Ký tâm luân, là tha tâm thông, thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông, luân nầy dẫn người đã quy chánh, nếu chưa tín thọ thì khiến cho tín thọ. 3. Chánh giáo luân, là túc trụ thông và lậu tận thông, do túc trụ thông mà biết căn tánh, do lậu tận thông, như những gì mà mình đạt được, chánh giáo cho kẻ khác, khiến họ đắc gieo giống thành thục giải thoát. Do đủ nghĩa nầy cho nên nói định có ba phẩm.

Luận nói: Bát-nhã có ba phẩm: 1. Vô phân biệt gia hạnh Bát-nhã. 1. Vô phân biệt Bát-nhã. 3. Vô phân biệt hậu đắc Bát-nhã.

Giải thích: Từ khi nghe vô tướng Đại thừa giáo, được văn tư tu tuệ, nhập phân biệt tưởng không, gọi chung là vô phân biệt gia hạnh Bát-nhã. Đã nhập tam vô tánh tức là vô phân biệt trí, gọi là vô phân biệt bát-nhã. Đắc vô phân biệt trí sau khi xuất quán, chỗ chứng như trước, hoặc tự tư duy, hoặc nói cho kẻ khác, gọi là vô phân biệt hậu đắc Bát-nhã. Bát-nhã lại có ba phẩm, là Vị tri dục tri căn, tri căn và tri dĩ căn. Để sinh các sự trụ dụng xuất thế gian, do đủ nghĩa nầy cho nên nói Bát-nhã có ba phẩm.

 

CHƯƠNG 8: NHIẾP

Luận nói: Tại sao phải biết nghĩa nhiếp của các Ba-la-mật?

Giải thích: Tất cả thiện pháp khác cùng với các Ba-la-mật có nghĩa gồm thâu lẫn nhau. Tại sao phải biết?

Luận nói: Tất cả thiện pháp đều gồm thâu vào sáu Ba-la-mật.

Giải thích: Tất cả thiện pháp là nguyện… cho đến bốn vô ngại, lục thông, bí mật pháp tạng cả thảy của Như Lai đều là chỗ gồm thâu của sáu Ba-la-mật.

Luận nói: Lấy làm tánh của thiện pháp kia.

Giải thích: Do Ba-la-mật là pháp tánh của nguyện, những nguyện nầy cũng gồm thâu các Ba-la-mật. Do các nguyện là tánh của Ba-lamật, các Ba-la-mật đồng lấy vô phân biệt trí làm tánh, cho nên được nhiếp lẫn nhau.

Luận nói: Kia là sở lưu quả của sáu Ba-la-mật (quả mà Ba-la-mật lưu xuất ra).

Giải thích: Kia tức là lục thông, mười lực, bốn vô sở uý, cho đến chư Phật pháp bất cộng pháp, đều là quả sở lưu của sáu Ba-la-mật, vì cùng với Ba-la-mật đồng tánh.

Luận nói: Chỗ tùy thành tựu của tất cả thiện pháp.

Giải thích: Tín, khinh an… các thiện pháp là chỗ nhiếp của Bồ-tát đạo, tùy chỗ muốn hành Ba-la-mật của Bồ-tát đều có thể thành tựu. Ba-la-mật tức là sở lưu quả của các pháp kia, cho nên được nhiếp lẫn nhau.

 

CHƯƠNG 9: ĐỐI TRỊ

Luận nói: Tại sao phải biết đều màcác Ba-la-mật đối trị? Vì nhiếp tất cả hoặc.

Giải thích: Như Ba-la-mật có thể nhiếp hết tất cả thanh tịnh phẩm, sở đối trị của Ba-la-mật cũng phải có thể nhiếp hết tất cả bất tịnh phẩm.

Tại sao phải biết?

Luận nói: Lấy làm tánh của nhiễm kia.

Giải thích: Như Ba-la-mật lấy vô nhiễm làm tánh, nhiếp hết tất cả thiện pháp. Chỗ đối trị của Ba-la-mật lấy nhiễm làm tánh, cho nên nhiếp hết tất cả bất tịnh phẩm.

Luận nói: Làm sinh nhân của kia.

Giải thích: Không tin các pháp tà kiến, thân kiến… có thể sinh các quả tham tiếc, tật đố, tà hạnh, giận dữ… vì đồng tánh cho nên được làm nhân của kia.

Luận nói: Làm sở lưu quả của kia.

Giải thích: Tham tiếc, tật đố, tà hạnh, giận dữ… nầy, do nhiễm tự tha cho nên sinh các ác hạnh, là mười ác… cũng vì đồng tánh mà được làm quả của kia. Do các nghĩa nầy cho nên được nhiếp lẫn nhau.

 

 

CHƯƠNG 10: CÔNG ĐỨC

Luận nói: Vì sao phải biết công đức của các Ba-la-mật.

Giải thích: Hành các hạnh thí… của thế gian cũng có công đức, công đức Ba-la-mật của Bồ-tát tại sao phải biết? Công đức Ba-la-mật của Bồ-tát cùng với thế gian có khác hay giống nhau. Đồng thì có sáu thứ, khác thì có bốn thứ. Đồng có sáu thứ nói như sau.

Luận nói: Hoặc Bồ-tát luân chuyển sinh tử đại phú vị là sự gồm thâu của tự tại.

Giải thích: Chuyển luân vương, Thiên đế, Phạm vương là đại phú vị, làm chủ trong đó cho nên gọi là Tự Tại. Bồ-tát và phàm phu hành bố thí cũng đồng đắc quả báo nầy.

Luận nói: Chỗ nhiếp của đại sinh.

Giải thích: Đại sinh có ba thứ: 1. Đạo thắng. 2. Tánh thắng. 3. Oai đức thắng. Bồ-tát và phàm phu trì giới cũng đồng đắc quả báo nầy.

Luận nói: Chỗ nhiếp của đại quyến thuộc và đồ chúng.

Giải thích: Thân thích gọi là quyến thuộc, chỗ nhiếp lãnh gọi là đồ chúng. Quyến thuộc và đồ chúng cũng có ba thứ thù thắng. Như chỗ nói trước cho nên gọi là đại, đều thân ái lẫn nhau, không sinh ganh ghét, hằng cùng vui vẻ đoàn tụ, chưa từng trái nghịch lìa bỏ. Bồ-tát và phàm phu hành nhẫn cũng đồng đắc quả báo nầy.

Luận nói: Chỗ nhiếp của đại tư sinh nghiệp sự thành tựu.

Giải thích: Tư sinh nghiệp có bốn thứ: 1. Chủng thực. 2. Dưỡng thú. 3. Thương cổ. . Sự vương. Hoà đồng và nghịch cãi gọi là sự. Những gì mình muốn làm đều thỏa lòng cho nên gọi là thành tựu. Bồ-tát và phàm phu hành tinh tấn cũng đồng đắc quả báo nầy.

Luận nói: Chỗ nhiếp của vô tật não thiểu dục…”

Giải thích: Chỗ nhiếp định của bốn vô lượng, định nầy đắc quả thì thân không có bệnh, tâm lìa nhiều phiền não cho nên hằng vui mừng. Chỗ đắc quả của các định khác, tuy tại gia cùng với tiên nhân lìa dục cũng không khác nhau, vì ít phiền não. Chữ “đẳng (vân vân…)” Là có nghĩa được hình tướng tốt đẹp và trường thọ. Bồ-tát và phàm phu tu định cũng đồng đắc quả báo nầy.

Luận nói: Chỗ nhiếp thông tuệ của tất cả công xảo minh.

Giải thích: Vì lập sự sinh sống thì cần phải có công xảo minh xứ, tức là mười tám minh xứ, có thể lập hiện tại, vị lai và pháp giải thoát. Trong đây có hai lý lập và phá. Nếu có thông tuệ thì có thể thành sự nầy. Bồ-tát và phàm phu nếu tu Bát-nhã thì đồng đắc quả báo nầy.

Khác là có bốn thứ như sau.

Luận nói: Như Ý.

Giải thích: Bồ-tát hành bố thí… đắc quả báo an vui giàu có, trong đó thường lìa tội lỗi, là không có nhiễm ô lợi ích tự thân và người. Thế gian hành bố thí, tuy có công đức nhưng không có các sự nầy. Đó là tướng khác thứ nhất.

Luận nói: Không mất an vui.

Giải thích: Bồ-tát hành bố thí… được quả báo an vui giàu có, trong đó như ý là tự dụng và vị tha dụng, thường sinh ba thứ hoan hỷ. Thế gian hành bố thí… tuy có công đức nhưng không có các sự như vậy. Đó là tướng khác thứ hai.

Luận nói: Lợi ích chúng sinh làm chánh sự.

Giải thích: Bồ-tát hành bố thí… chỗ sinh công đức thường vì chúng sinh, làm sự lợi ích của thế gian và xuất thế gian, không vì tự thân. Thế gian hành bố thí, tuy có công đức nhưng không được như vậy. Đó là tướng khác thứ ba.

Luận nói: Bồ-tát tu hành công đức của lục độ cho đến nhập trụ cứu cánh thanh lương Bồ-đề, hằng ở trong pháp không khác.

Giải thích: Chỗ sinh công đức của Bồ-tát hành bố thí, từ sơ phát tâm cho đến cực quả, như gốc hằng tại lợi tha không khác, đây tức là thường trụ công đức. Thế gian hành bố thí, tuy có công đức nhưng không được như vậy. Đó là tướng khác thứ tư.

 

CHƯƠNG 11: HỖ HIỂN (LÀM SÁNG TỎ CHO NHAU)

Luận nói: Tại sao phải biết các Ba-la-mật tương hiển lẫn nhau (làm làm sáng tỏ cho nhau).

Giải thích: Như trong Kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật nói ba mươi sáu câu, chỉ rõ nói mỗi mỗi Ba-la-mật tức là nói năm Ba-la-mật khác. Tại sao phải biết.

Luận nói: Thế Tôn lấy tên Thí mà nói các Ba-la-mật, hoặc lấy tên giới, hoặc lấy tên nhẫn, hoặc lấy tên tinh tấn, hoặc lấy tên định, hoặc lấy tên Bát-nhã mà nói Ba-la-mật.

Giải thích: Năm Ba-la-mật nhiếp trong một Ba-la-mật, trong một Ba-la-mật thì có đủ sáu Ba-la-mật, chỉ lấy một tên bố thí để nói mà thôi.

Luận nói: Như Lai vì ý gì mà nói như vậy? Trong phương tiện tu hành của các Ba-la-mật, tất cả Ba-la-mật khác đều tụ tập trợ thành. Đây là ý của Như Lai nói.

Giải thích: Hoặc Bồ-tát đối với mỗi mỗi Ba-la-mật đều tu gia hạnh, thì các Ba-la-mật khác đều trợ thành một Ba-la-mật nầy. Như khi Bồ-tát đang hành bố thí, thủ hộ thân khẩu lìa tám chi tội, tức là trì giới chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, do giới nầy mà thí được thành tựu, cho nên giới có thể thành thí. Hoặc Bồ-tát đang hành bố thí, có thể an thọ thọ lãnh người bố thí ngôn ngữ trái nhau và oai nghi trái nhau, cho đến an thọ thực hành các sự thí khổ. Do nhẫn nầy mà thí được thành tựu, cho nên nhẫn có thể thành thí. Hoặc Bồ-tát khi đang hành bố thí, do muốn hành tâm bố thí có thể trừ tham ái. Do có đại bi có thể trừ giận dữ, do hạ thân tâm có thể trừ kiêu mạn, muốn khiến cho người thọ thí an lạc có thể trừ xan tham tật đố, biết thí có nhân quả trừ vô minh và tà kiến. Tinh tấn có thể sinh các thiện như vậy, đối trị các ác như vậy, do tinh tấn mà thí được thành tựu, cho nên tinh tấn có thể thành thí. Hoặc Bồ-tát khi đang hành bố thí, nhất tâm tương tục duyên lợi lạc chúng sinh rồi, do định nầy mà thí được thành tựu, cho nên định có thể thành thí. Hoặc Bồ-tát khi đang hành bố thí, do hiểu rõ nhân quả không nhiễm tam luân, cho nên Bát-nhã có thể thành thí. Đó là các Ba-la-mật khác trợ thành một Ba-la-mật, cho nên hợp chung lại nói là sáu Ba-la-mật, tổng gọi là thí. Như thí, giới… cũng vậy, một độ có đủ sáu độ, cho nên thành ba mươi sáu câu.

Luận nói: Trong đây nói Kệ Uất-đà-na:

Vị Số thứ tự nhau,
Là tu sai biệt nhiếp,
Đối trị và công đức,
Tương hiển nghĩa các độ.