NHIẾP ĐẠI THỪA LUẬN THÍCH (1)

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

PHẦN THỨ 3, (Đoạn 1): TƯỚNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC (SỞ TRI CHƯỚNG)

Luận nói: “Đã nói chỗ dựa của đối tượng nhận thức, còn tướng của đối tượng nhận thức làm sao thấy được? Tướng nầy sơ lược có ba thứ: 1. Tướng y tha khởi. 2. Tướng biến kế sở chấp. 3. Tướng viên thành thật”.

Giải thích: Nương vào đối tượng nhận thức tướng mà nói những câu đó. “Sơ lược”, là tóm lược lại.

Luận nói: “Trong đây cái gì là tướng y tha khởi? Là thức A-lại-da làm chủng tử, phân biệt hư vọng là chỗ gồm thâu các thức. Thức nầy là thế nào? Là thức thân, thức thân giả, thức thọ giả, thức bỉ sở thọ, thức bỉ năng thọ, thức thế, thức số, thức xứ, thức ngôn thuyết, thức tự tha sai biệt, cõi thiện cõi ác tử sinh thức. Trong đây thức thân, thân giả, thọ giả, thức bỉ sở thọ, thức bỉ năng tho thức, thức thế, thức số, thức xứ, thức ngôn thuyết là do chủng tử của danh ngôn huân tập, hoặc thức tự tha sai biệt, đây là do chủng tử của ngã kiến huân tập, hoặc cõi thiện các ác tử sinh thức, đây là do chủng tử của hữu chi huân tập. Do các thức nầy là chỗ gồm thâu của tất cả giới cõi và tạp nhiễm. Tướng y tha khởi và phân biệt hư vọng đều được hiển hiện, như các thức nầy đều là chỗ gồm thâu của phân biệt hư vọng, duy thức làm tánh, là nghĩa phi chân thật của vô sở hữu hiển hiện chỗ dựa, như vậy gọi là tướng y tha khởi”.

Giải thích: “Hư vọng phân biệt là chỗ gồm thâu các thức”, là các thức nầy lấy phân biệt hư vọng làm tự tánh. “Là thức thân, thân giả, thọ giả”, thân là nhãn… năm giới, thân giả là ý nhiễm ô, năng thọ là ý giới, thức bỉ sở thọ, là sắc… Sáu ngoại giới, thức bỉ năng thọ, là sáu thức giới, thức thế, là tánh sinh tử tương tục bất đoạn, thức số, là tánh tính toán; thức xứ, là khi thế gian, thức ngôn thuyết, là bốn thứ ngôn thuyết kiến, văn, giác, tri. Các thức như vậy đều dùng chỗ thuyết trong chỗ dựa của đối tượng nhận thức, danh ngôn huân tập sai biệt làm nhân. Tự tha sai biệt thức, là chỗ dựa sai biệt, đây là do chỗ nói trước chủng tử của hữu chi huân tập sai biệt. “Do các thức này”, tức là do chỗ nói các thức kế trước. “Chỗ gồm thâu của tất cả giới cõi và tạp nhiễm”, là đọa nơi tam giới tạp nhiễm, là tự tánh của nó nên gọi là chỗ gồm thâu. “Tướng y tha khởi”, là Y tha khởi làm thể thì phân biệt hư vọng đều được hiển hiện. “Như các thức nầy đều là chỗ gồm thâu của phân biệt hư vọng, duy thức làm tánh”, là các thức nầy đều là tự tánh phân biệt hư vọng nên gọi là đối tượng thâu tóm. “Là nghĩa phi chân thật của vô sở hữu hiển hiện nơi chỗ dựa”, là phi chân thật nghĩa của vô sở hữu hiển hiện chỗ nhân, vì phi chân thật nên gọi là vô sở hữu. Như chỗ chấp ngã là vô sở hữu nên phi chân thật nghĩa là chỗ giữ lấy, tức là ngã kia thật là vô sở hữu, là tợ ngã hiển hiện. Chỗ dựa, hiển hiện chỗ dựa là chỗ nhân. Đây gọi là tướng Y tha khởi.

Luận nói: “Trong đây cái nào là tướng biến kế sở chấp? Là trong vô nghĩa chỉ có thức, tợ nghĩa hiển hiện”.

Giải thích: “Vô nghĩa”, là không có chỗ giữ lấy, như thật vô ngã. “Chỉ có thức”, là không có thật nghĩa, chỉ có tợ nghĩa trong thức, cũng như chỉ có tợ ngã hiển hiện trong thức. “Tợ nghĩa hiển hiện”, là tướng mạo của tợ nghĩa nơi chỗ giữ lấy hiển hiện, như thật vô ngã mà tợ ngã hiển hiện.

Luận nói: “Trong đây cái nào là tướng Viên thành thật? Tức là đối với tướng Y tha khởi kia, do tướng tợ nghĩa vĩnh viễn không có tự tánh”.

Giải thích: Đối với vô sở hữu là phi nghĩa chân thật hiển hiện trong nhân, do thật không có tướng tợ nghĩa hiện, vĩnh viễn không có tánh, cũng như tướng tợ ngã vĩnh viễn là không có, nhưng có vô ngã.

Luận nói: “Trong đây thức thân, thân giả, thọ giả, phải biết tức là sáu nội giới của nhãn… thức bỉ sở thọ, phải biết là sáu ngoại giới của sắc, thức bỉ năng thọ, phải biết là sáu thức giới của nhãn… các thức còn lại phải biết là sự sai biệt của các thức này. Lại nữa, các thức đều chỉ có thức, đều là không nghĩa nên trong đây lấy cái gì làm ví dụ để hiển thị? Phải biết mộng… làm ví dụ để hiển thị, là như trong mộng đều không có nghĩa đó, chỉ riêng có thức, tuy nghĩa các thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, nhà, rừng, đất, núi tương tợ hiển hiện nhưng trong đó đều không có nghĩa. Do thí dụ nầy hiển bày nên phải tùy theo mà hiểu biết, tất cả thời và xứ, do những lời này, phải biết lại có các thí dụ huyễn, dối, ái thô, mắt mờ… nếu khi giác thì tất cả thời xứ đều như mộng. Chỉ có thức, là như từ mộng mà tỉnh giác, thì biết trong mộng đều là chỉ có thức. Khi tỉnh giác tại sao không chuyển như vậy? Chân trí khi giác cũng chuyển như vậy. Nếu như trong mộng thì giác nầy không chuyển, khi từ mộng mà tỉnh giác thì giác nầy mới chuyển, như vậy khi chưa đắc chân trí giác thì giác nầy không chuyển, đắc chân trí giác thì giác nầy mới chuyển. Chính vì có người chưa đắc chân trí, trong duy thức làm sao so sánh mà biết? Do giáo và lý nên có thể so sánh mà biết. Giáo trong đây, như kinh mười địa đức Bạc-già-phạm nói: “Tam giới như vậy đều là chỉ có tâm”. Lại nữa, kinh giải thâm mật đức Bạc-già-phạm cũng nói như vậy, là trong kinh đó, Bồ-tát từ thị hỏi Thế Tôn: “Chỗ hiện hành ảnh tượng của chư Tam-ma-địa, thì tâm kia cùng với tâm nầy nên nói có khác hay nên nói không khác? Phật bảo Bồ-tát từ thị: Nên nói không khác! Tại sao vậy? Vì do ảnh tượng kia chỉ là thức, nên ta nói là chỗ duyên của thức và chỗ hiện của duy thức. Bạch Thế Tôn! Nếu chỗ hành ảnh tượng của Tam-ma-địa cùng với tâm nầy không khác, thì tại sao tâm nầy trở lại chấp giữ tâm này? Này Từ Thị! Không có ít pháp có thể nắm lấy ít pháp, nhưng ngay tâm nầy khi sinh như vậy thì liền có ảnh tượng như vậy hiển hiện, như vật làm duyên trở lại thấy bản chất mà cho ta hiện thấy ảnh tượng, và cho lìa vật riêng có chỗ thấy ảnh tượng hiển hiện. Tâm nầy cũng vậy, khi sinh như vậy giống như có khác với chỗ thấy ảnh tượng, tức là do giáo lý nầy cũng hiển hiện. Tại sao? Vì trong tâm định tùy theo chỗ quán tử thi thấy các ảnh tượng nơi đối tượng nhận biết xanh bầm, tất cả không khác các sự xanh bầm mà chỉ thấy tự tâm. Do đạo lý này, Bồ-tát trong tất cả thức của Bồ-tát, đáng lẽ có thể so sánh biết đều là chỉ có thức, không có cảnh giới. Lại nữa, trong các ảnh tượng xanh bầm như vậy, không phải ức trì thức thấy đối tượng duyên cảnh hiện tiền trụ. Chỗ thành hai ức trì thức của văn và tư, cũng lấy quá khứ làm đối tượng duyên, nên chỗ hiện ảnh tượng được thành duy thức. Do tỷ lượng này, tuy Bồ-tát chưa đắc chân trí giác, nhưng trong duy thức cũng có thể so sánh mà biết”.

Giải thích: Duy hữu thức nầy do giáo hiển thị, như kinh mười địa nói: “Tam giới như vậy đều là chỉ có tâm”. Trong kinh giải thâm mật, “ta nói là chỗ duyên của thức và chỗ hiện của duy thức”, là nghĩa đối tượng duyên của thức và chỗ hiện của duy thức không có riêng cảnh. Lại nêu thức ra, để hiển bày chỗ thuyết giảng của ngã quyết định là nẻo hành của thức, chỗ hiện của duy thức không có riêng thể. “Nhưng ngay tâm nầy khi sinh như vậy”, tức là do khi phẩm loại nầy sinh. “Chỗ thấy ảnh tượng hiển hiện tương tợ có khác nhau”, là nẻo hành của định tương tợ lìa thức, riêng có cho giữ lấy hiển hiện phân minh. Lại nữa, “trong các ảnh tượng xanh sình như vậy, không phải nhớ nghĩ thức thấy đối tượng duyên nơi cảnh hiện tiền trụ”, là tướng xanh sình đó là ảnh tượng mà Tam-ma-địa hiển hiện, không phải thức nhớ nghĩ, vì thức nầy không ở tại phương xứ kia, như những gì cảm thọ trước kia bây giờ nhớ lại như vậy, hiện tiền trụ nầy thì phân minh thấy rõ, chỗ thấy của ức trì thức kia thì ám muội, chỗ thấy của hiện tiền trụ thì phân minh. Hoặc có cảnh như của văn huệ, tư huệ, do tập quen nên cảnh tuy lui mất, nhưng khi vừa mới khởi ý thì cảnh như trước kia sinh. Cảnh nầy cũng vậy, cảnh của văn huệ và tư huệ đã lui mất, hiện tại không có thể, trong không có thể nếu khi sinh trở lại thì chỉ có ảnh hiện của thức tương tợ cảnh đó mà sinh. Văn tuệ, tư tuệ không duyên nơi cảnh của chỗ thọ nhận đã từng lui mất, nên duy thức do đây mà sáng tỏ trọn vẹn, nghĩa vô lý của chỗ giữ lấy cũng thành tựu.

Luận nói: “Như vậy đã nói chủng chủng các thức, thí dụ như mộng… tức là thức của nhãn thức… trong đây có thể thành duy thức. Các thức của nhãn… đã là hữu sắc cũng chỉ có thức làm sao thấy được? Nghĩa nầy cũng như trước, do giáo và lý”.

Giải thích: Các thức như nhãn thức, đều không phải hữu sắc, có thể thành duy thức. Các thức như nhãn… đã là hữu sắc, tại sao chỉ có thức? Điều nầy cũng như trước, do giáo và lý, thức của nhãn… nầy như chỗ dẫn ở trước, lý giáo hiển thị cũng thành duy thức.

Luận nói: “Nếu các thức nầy thể cũng là thức, tại sao vẫn tánh tợ sắc hiển hiện? Một loại kiên trụ tương tục chuyển, cùng với các pháp tạp nhiễm của điên đảo làm nơi dựa. Nếu không như thế, thì trong phi nghĩa khởi lên, nghĩa điên đảo đáng lẽ không được có. Nếu thức nầy không có, thì tạp nhiễm của phiền não chướng và đối tượng nhận thức chướng phải không được có. Nếu thức nầy không có, thì các pháp thanh tịnh cũng phải không được có, nên các thức phải như vậy mà chuyển.

Trong đây có tụng:

“Tướng loạn và thể loạn,
Phải nhận làm thức sắc,
Và cùng thức phi sắc,
Hoặc vô dư cũng không”.

Giải thích: “Một loại kiên trụ tương tục chuyển”, là do tương tợ nên gọi là một loại; trụ lâu nên gọi là kiên trụ, các thức hữu sắc tương tợ nhiều thời gian trụ tương tục chuyển. “Điên đảo”, tức là đồng lấy các pháp tạp nhiễm cùng với phiền não chướng và sở tri chướng làm tánh nhân. “Làm chốn dựa”, là làm tánh nhân kia. Nếu các thức lìa chuyển như vậy, thì trong phi nghĩa khởi lên nghĩa tâm điên đảo phải không được có. Nếu thức nầy không có, thì hoặc là phiền não chướng các pháp tạp nhiễm, hoặc là sở tri chướng nơi các pháp tạp nhiễm phải không được có. Trong tụng nầy hiển các nghĩa như vậy. Tướng loạn và thể loạn, như thứ tự của nó mà thừa nhận làm thức sắc. Trong tướng loạn tức là nhẫn loạn, thức sắc làm thể, thể loạn tức là các thức vô sắc. Nếu không có nhân loạn của thức sắc, thì thức phi sắc quả cũng phải không có.

Luận nói: “Tại sao thức thân, thân giả, thọ giả, thức sở thọ, thức năng thọ, trong tất cả thân đều đồng thời có hoà hợp chuyển? Vì có thể sinh viên mãn chỗ hiển của thọ dụng. Tại sao như nói các thức của thức thế… sai biệt mà chuyển? Vì vô thỉ đến nay sinh tử lưu chuyển không đoạn dứt, vì các giới hữu tình vô số lượng, vì các khí thế giới vô số lượng, vì các chỗ tạo tác sự lần lượt ngôn thuyết vô số lượng, vì các thâu nhận riêng nơi thọ dụng sai biệt vô số lượng, vì các nghiệp ái phi ái quả dị thục thọ dụng sai biệt vô số lượng, vì chỗ thọ tử sinh đủ loại sai biệt vô số lượng”.

Giải thích: Vì khiến cho tự thân thọ dụng viên mãn, ba thức thân, thức thân giả, và thức thọ giả, trong tất cả thân thừa nhận tất cả thời đều có hoà hợp, vì đồng thời chuyển nên gọi là cùng hiện hữu, vì chỗ hiển bày là tánh nhân của nó.

Luận nói: “Lại nữa, làm sao an lập các thức như vậy thành tánh duy thức? Lược do ba tướng: 1. Do duy thức không có nghĩa. 2. Do hai tánh hữu tướng, hữu kiến nơi hai thức riêng. 3. Do đủ loại hành tướng mà sinh khởi. Tại sao vậy? Vì tất cả thức nầy không có nghĩa nên được thành duy thức, vì hữu tướng, hữu kiến nên được thành nhị chủng. Nếu thức của nhãn… lấy thức của sắc… làm tướng, lấy thức của nhãn thức làm kiến, cho đến thức của thân thức làm kiến, hoặc ý thức lấy tất cả nhãn làm đầu tiên, pháp làm sau cùng, các thức làm tướng, lấy thức của ý thức làm kiến, vì ý thức nầy có phân biệt, tương tợ tất cả thức mà sinh khởi. Trong đây có tụng:

Duy thức hai chủng chủng,
Ý người quán nhập được,
Do ngộ nhập duy tâm,
Nghĩa kia cũng được lìa”.

Giải thích: Trong đây văn văn xuôi và tụng hiển thị do ba thứ tướng thành lập duy thức. Trong văn xuôi, “do duy thức”, là chỉ có thức, nên tất cả các thức đều chỉ có thức, vì nghĩa của đối tượng thức là không có gì. “Do hai tánh”, là do nơi một thức mà an lập tướng và kiến, tức là một phần của một thức nầy làm thành tướng, phần thứ hai làm thành kiến, là các thức của nhãn… tức là đối với hai tánh an lập chủng chủng, là trên một thức như chỗ thích ứng của nó, một phần biến tợ đủ loại tướng sinh. Biến thứ hai tợ vô số chủ thể giữ lấy. Nếu tại ý thức thì lấy tất cả nhãn làm đầu tiên, pháp làm sau cùng, các thức làm tướng, thức của ý thức làm kiến, do ý thức nầy phân biệt khắp nên tợ tất cả thức sinh khởi. Lại nữa, trong ba tướng, chỉ ngay ý thức lấy làm vô số, vi cảnh giới nơi chỗ giữ lấy không quyết định, ngoài ra cảnh giới của các thức thì quyết định, cũng không có sai biệt. Ý thức thì phân biệt nên chỉ đối với ý thức nầy an lập vô số tướng kiến thứ ba , do đó đối với ý thức nầy đầy đủ an lập duy thức, trong kệ người có thể nhập duy thức là ngộ nhập nghĩa của chỗ giữ lấy vĩnh viễn không có. “Có thể nhập hai”, là ngộ nhập thức nầy vì có tướng và kiến, có thể nhập vô số, là ngộ nhập thức nầy tợ tướng vô số mà sinh khởi. Quán và ý là chỗ có ý nghĩa của các sư du-già.

Hỏi: Ngộ nhập nơi đâu?

Đáp: “Do ngộ nhập duy tâm, nghĩa kia cũng được lìa”. Nếu có thể ngộ nhập chỉ có cái tâm đó thì đều vô nghĩa, đó là đối với nghĩa của chỗ giữ lấy kia cũng có thể được lìa. Đã không có nghĩa của chỗ giữ lấy thì thế nào là tâm của chủ thể giữ lấy? Nói nhập hai tánh và nhập vô số, đều là thành lập nhân nhập duy thức. Các nghĩa còn lại cũng tương tợ.

Luận nói: “Lại nữa, trong đây có một loại sư, nói một ý thức, các thức khác nương chuyển mà được các tên, như nghiệp ý tư gọi là nghiệp thân ngữ”.

Giải thích: Một loại Bồ-tát muốn khiến cho chỉ có một thể ý thức, lại thứ tự an lập hiển thị, “như nghiệp ý tư gọi là nghiệp thân ngữ”, là như một ý thức đối với môn thân chuyển thì được tên thân nghiệp, đối với môn ngữ chuyển thì được tên ngữ nghiệp, nhưng là ý nghiệp thì ý thức cũng như thế. Tuy lại là một,nhưng khi nương vào nhãn chuyển thì được tên nhãn thức, như vậy cho đến khi nương vào thân chuyển thì được tên thân thức, không phải lìa ý thức mà riêng có các thức khác, chỉ trừ riêng có thức A-lại-da.

Luận nói: “Lại nữa, đối với tất cả chỗ dựa khi chuyển, thì hai thứ ảnh tượng của tợ vô số tướng chuyển, là chỉ tợ nghĩa ảnh tượng và phân biệt ảnh tượng. Lại nữa, tất cả xứ cũng tợ chỗ xúc ảnh tượng mà chuyển, trong hữu cõi Sắc thì ý thức nầy nương vào thân, cũng như các sắc căn khác nương vào thân”.

Giải thích: Hoặc có vấn nạn: Các căn của nhãn… không có phân biệt, nên ý thức khi nương vào các căn kia chuyển thì phải không có phân biệt, như ý nhiễm ô làm chỗ dựa tạp nhiễm khiến cho tạp nhiễm chuyển? Ý thức nầy cũng như thế, nên giải thích: Lại nữa, khi tất cả chỗ dựa chuyển thì hai thứ ảnh tượng của tợ vô số tướng chuyển, là chỉ nghĩa ảnh tượng và phân biệt ảnh tượng. Tất cả chỗ dựa trong đây là nhãn… chỗ dựa, hai ảnh tượng của tợ vô số tướng chuyển, là hai câu giải thích chỉ tợ nghĩa ảnh tượng và phân biệt ảnh tượng. Do hai câu nầy nói chỉ có một thức một phần chỉ nghĩa ảnh tượng hiển hiện, phân biệt thứ hai là nghĩa nầy tương sinh, nên chỗ nói trước không có lỗi. Lại nữa, tất cả xứ cũng tương tợ ảnh tượng của chỗ tiếp xúc mà sinh, là xứ hữu sắc trong định vị khi không có năm thức, tức trong sắc thân lãnh thọ bên trong khởi. “Cũng như các sắc căn khác nương vào thân”, vì do các căn nầy nương vào thân, đối với nơi mình có thể khởi tổn giảm tăng ích. Ý thức cũng vậy, vì nương vào thân nên phải biết đối với thân có thể làm biến dị. Lại có nghĩa khác, là như thân căn nương vào thân, nếu có chỗ tiếp xúc của ngoại duyên hiện tiền, thì thân căn liền tương tợ tướng chỗ tiếp xúc mà khởi, tức là khi xúc nầy khởi thì tự nương vào thân có thể làm tổn ích. Ý thức cũng vậy, vì nương vào thân nên khi tương tợ ảnh tượng chỗ tiếp xúc mà sinh thì đối với thân chỗ dựa có thể làm tổn giảm và tăng ích.

Luận nói: Trong đây có tụng:

Hoặc viễn hành, độc hành,
Không thân, ngủ trong hang,
Điều phục, khó điều tâm,
Ta nói chân phạm chí.

Giải thích: Các Bồ-tát kia vì thành tựu nghĩa nầy mà dẫn kệ của A-cấp-ma làm chứng. “Hoặc viễn hành”, là vì có thể duyên tất cả đối tượng duyên cảnh; “độc hành”, là không có cái thứ hai; “không thân”, là xa lìa thân; “ngủ trong hang”, là ví dụ thân như cái hang. “Điều phục”, là tự tại điều phục những thứ này; “tâm khó điều”, là vì tâm tánh bạo ác khó điều phục.

Luận nói: “Lại nữa, như kinh nói: Như vậy chỗ hành của năm căn, các cảnh giới nơi ý đều là chủ thể thọ nhận, vì ý làm chỗ nương của các căn kia”.

Giải thích: Lại dẫn các giáo khác làm chứng để thành tựu nghĩa này, “như vậy chỗ hành của năm căn, các cảnh giới ý đều là chủ thể thọ”, là chỗ hành của các căn gọi là cảnh giới, cảnh giới ý như vậy đều là chủ thể thọ, vì đều có thể phân biệt tất cả pháp, mỗi mỗi đều có thể lãnh thọ nên mỗi mỗi đều là chủ thể thọ. “Vì ý làm chỗ nương của các căn kia”, là các căn kia có thể sinh nhân, vì ý tán loạn nên các căn kia không sinh.

Luận nói: “Lại nữa, như điều nói trong mười xứ, nói sáu thức thân đều gọi là ý xứ”.

Giải thích: Lại có Thánh giáo có thể làm chứng cho nghĩa này, là sáu thức thân đều gọi là ý, không có tên thức nào khác, do sáu thức thân đều là ý xứ, đó là Thánh đã nói nên được biết chỉ có ý thức.

Luận nói: “Nếu xứ an lập thức A-lại-da làm nghĩa thức, phải biết trong đây tất cả thức còn lại là tướng thức của nó, hoặc thức ý biết hết và chỗ nương dựa là kiến thức của nó. Do tướng của thức kia là kiến thức nầy sinh tướng duyên, khi tợ nghĩa hiện thì có thể làm kiến thức sinh chỗ dựa sự, như vậy gọi là an lập các thức thành tánh duy thức”.

Giải thích: Đối với thức A-lại-da cũng lập tướng kiến hai thức, là thức A-lại-da lấy ý thức kia và chỗ nương dựa làm kiến thức, các thức của nhãn… làm tướng thức của nó, vì tất cả pháp đều là thức. “Do tướng thức kia”, là các thức của nhãn… “là kiến thức nầy sinh tướng duyên”, là kiến nhân sinh, do tánh của đối tượng duyên gọi là kiến nhân sinh. “Khi tợ nghĩa hiện thì có thể làm kiến thức sinh sự việc chỗ dựa”, là có thể đối với kiến kia nên gọi là kiến thức, tức là khi tợ nghĩa của thức nầy hiển hiện thì các tướng thức kia cùng với ý kiến thức có thể làm nhân trụ tương tục bất đoạn, nên gọi là sinh sự việc nơi chỗ nương tựa.

Luận nói: “Các nghĩa hiện tiền, hiển hiện phân minh nhưng không phải là có”. Làm sao biết được? Như đức Thế Tôn nói: “Hoặc các Bồtát thành tựu bốn pháp, có thể tùy theo đó mà ngộ nhập tất cả duy thức đều không nghĩa: 1. Thành tựu trái nhau thức tướng trí, như ngạ quỷ, bàng sinh và chư nhân thiên, đồng thấy một sự, nhưng cái biết của các loài kia đều có khác nhau. 2. Thành tựu thức không đối tượng duyên hiện trí khả đắc, như trong mộng ảnh duyên của quá khứ và vị lai có chỗ đạt được. 3. Thành tựu nên lìa công dụng trí vô điên đảo, như nghĩa của chủ thể duyên nơi thức, trong có nghĩa, xứng với không điên đảo không do công dụng, vì trí chân thật. 4. Thành tựu ba thứ thắng trí tùytrí chuyển diệu. Những gì là ba thứ: 1. Đắc tâm tự tại tất cả Bồ-tát đắc tĩnh lự, là tùy theo lực thắng giải mà các nghĩa hiển hiện. 2. Đắc Xa-ma-tha tu pháp quán, là khi mới vừa khởi ý thì các nghĩa hiển hiện. 3. Đã đắc trí Vô phân biệt, là khi trí Vô phân biệt hiện tiền thì tất cả các nghĩa đều không hiển hiện. Do đã nói ba thứ thắng trí tùy chuyển trí diệu nầy và ba thứ nhân duyên trước đã nói nên đạo lý của các nghĩa không có nghĩa thành tựu”.

Giải thích: “Trái nhau thức nơi tướng trí”, là có thể biết rõ các đối tượng duyên nghĩa tướng của trái nhau giả thức. “Thức không đối tượng duyên hiện trí khả đắc”, là hiện thấy có tuy không có đối tượng duyên mà thức được sinh. Như quá khứ… phải lìa công dụng trí không điên đảo, là có thể biết rõ các nghĩa như vậy, nếu như chỗ hiển hiện là thật có, thì lìa khởi đối trị, trí không điên đảo mặc tình được thành. “Ba thứ thắng trí tùy chuyển trí diệu”, là có khả năng biết rõ ba thứ thắng trí, nghĩa của cảnh tùy theo đó mà chuyển. “Đắc tâm tự tại”, là đắc tâm tùy thuận có chỗ gắng nhận. “Đắc thanh tịnh”, là các Thanh-văn và độc-giác đã đắc tĩnh lự. “Tùy lực thắng giải mà các nghĩa hiển hiện”, là nếu nguyện lạc đất thành nước, thì thành như ý, hoả cũng vậy. “Đắc Xa-ma-tha”, là đắc Tam-ma-địa. “Tu pháp quán”, là đối với khế kinh siêng năng thúc đẩy quán sát. “Khi mới vừa khởi ý thì các nghĩa hiển hiện”, là tùy một nghĩa mà khởi ý như vậy, thì các nghĩa như vậy như vậy không phải là cảnh tướng của một phẩm loại hiển hiện. “Khi trí Vô phân biệt hiện tiền thì tất cả các nghĩa đều không hiển hiện”, nếu như hiển hiện nghĩa, tức là như vậy thật có, thì đáng lẽ không nên có trí Vô phân biệt. Trí Vô phân biệt nếu là thật có, thì quyết định phải thừa nhận các nghĩa đều không có.

Luận nói: “Nếu tự tánh Y tha khởi thật chỉ có thức là chỗ nương dựa của tợ nghĩa hiển hiện, thì làm thế nào để thành Y tha khởi? Nhân duyên gì mà gọi là Y tha khởi? Từ chỗ sinh y tha duyên khởi của chủng tử tự huân tập nên gọi là Y tha khởi, sinh sát-na sau không có công năng, chỉ tự nhiên trụ nên gọi là Y tha khởi”.

Giải thích: “Thật chỉ có thức là chỗ nương dựa của tợ nghĩa hiển hiện”, là thật không nghĩa, chỉ có thức của nó cùng với tợ nghĩa kia hiển hiện làm nhân, tức là duy thức nầy gọi là Y tha khởi. Làm thế nào để thành Y tha khởi? Đây là hỏi để tự thâu nhận. Nhân duyên gì mà gọi là Y tha khởi? Đây là hỏi để vì tha mà thuyết. Từ tự nhân mà sinh, thì sinh đã không thể tạm thời an trụ, gọi là Y tha khởi phải tự thâu nhận cũng vì tha mà thuyết.

Luận nói: “Nếu tự tánh của biến kế sở chấp nương vào Y tha khởi, thật ra là không có gì, tợ nghĩa hiển hiện. Thế nào là thành biến kế sở chấp? Nhân duyên gì gọi là biến kế sở chấp? Vô lượng hành tướng, ý thức biến kế điên đảo sinh tướng gọi là biến kế sở chấp, tự tướng thật ra là không có, chỉ có biến kế sở chấp là được, nên gọi là biến kế sở chấp”.

Giải thích: “Nương vào Y tha khởi”, là nương vào duy thức. “Thật ra là không có gì”, là thật không có tự thể. “Tợ nghĩa hiển hiện”, là chỉ có thể được tợ nghĩa hiển hiện. Hai câu hỏi “thế nào và nhân duyên gì”? Đã đáp như trên. “Vô lượng hành tướng”, chỗ gọi là tất cả cảnh giới hành tướng. “Ý thức biến kế”, tức ý thức gọi là biến kế. “Sinh tướng điên đảo”, là có thể sinh tướng cảnh đối tượng duyên của hư vọng điên đảo. “Tự tướng thật ra là không có”, là thật không có thể của nó. “Chỉ có biến kế sở chấp là được”, là chỉ có thức loạn mới có thể được.

Luận nói: “Nếu tự tánh của Viên thành thật là biến kế sở chấp, vĩnh viễn không có tướng, thì thế nào thành Viên thành thật? Nhân duyên gì mà gọi là Viên thành thật? Vì không có tánh biến dị nên gọi là Viên thành thật. Lại nữa, vì tánh của đối tượng duyên thanh tịnh, tánh tối thắng của tất cả pháp thiện, do nghĩa tối thắng nên gọi là Viên thành thật”.

Giải thích: “Là biến kế sở chấp vĩnh viễn không có tướng”, là tự tánh của Biến kế sở chấp, vô tánh làm tánh. Hai câu hỏi thế nào và nhân duyên gì, như chỗ nói trong Y tha khởi. “Vì không có tánh biến dị”, là không có tánh hư dối, như tánh hư dối. “Lại nữa, vì đối tượng duyên tánh thanh tịnh, tánh tối thắng của tất cả pháp thiện, do nghĩa tối thắng nên gọi là Viên thành thật”, là do đối tượng duyên tánh thanh tịnh và tánh tối thắng nên gọi là Viên thành thật.

Luận nói: “Lại nữa, có chủ thể biến kế, có đối tượng biến kế thì tự tánh Biến kế sở chấp mới thành. Trong đây cái gì là chủ thể biến kế? Cái gì là tự tánh Biến kế sở chấp? Phải biết ý thức là chủ thể biến kế, vì hữu phân biệt. Tại sao vậy? Vì do ý thức nầy dùng tự danh ngôn huân tập làm chủng tử, và dùng tất cả thức danh ngôn huân tập làm chủng tử, nên ý thức có vô biên hành tướng phân biệt mà chuyển, trùm khắp tất cả phân biệt suy tính so đo nên gọi là biến kế. Lại nữa, tự tánh Y tha khởi gọi là đối tượng biến kế, nếu do tướng nầy khiến cho tự tánh Y tha khởi thành đối tượng biến kế thì trong đó gọi là Biến kế sở chấp tự tánh. Do tướng này, là như nghĩa này. Lại nữa, thế nào là biến kế có thể biến kế độ? Duyên cảnh giới nào? Chấp giữ tướng mạo gì? Do đâu mà chấp trước? Do đâu mà khởi ngữ? Do ngôn thuyết gì và tại đâu mà tăng ích? Là duyên gọi là cảnh. Trong tự tánh Y tha khởi mà chấp giữ tướng mạo kia. Do kiến mà chấp trước. Do tầm mà khởi ngữ. Do bốn thứ ngôn thuyết kiến, văn, giác, tri khởi ngôn thuyết. Trong không nghĩa tăng ích làm hữu. Do biến kế nầy có thể biến kế độ (so đo suy tính)”.

Giải thích: Lại nữa, thế nào là biến kế có khả năng biến kế độ, là ý thức gọi là chủ thể biến kế, Y tha khởi tánh gọi là đối tượng biến kế. Vì muốn hiển thị chủ thể biến kế độ của các phẩm loại nầy nên nói duyên gọi là cảnh. “Trong tự tánh Y tha khởi chấp giữ tướng mạo kia”, tức là trong Y tha khởi này, do nhãn gọi là chấp giữ tướng mạo kia, do chấp giữ tướng mạo chủ thể biến kế độ kia. “Do kiến mà chấp trước”, là như chỗ giữ lấy tướng, như vậy mà chấp trước. “Do tầm mà khởi ngữ”, như chỗ chấp trước do ngữ nương nơi tầm mà phát khởi ngôn ngữ. “Do bốn thứ ngôn thuyết kiến văn giác tri mà khởi ngôn thuyết”, là do chỗ thuyết giảng của ngữ mà bốn thứ ngôn thuyết kiến, văn, giác tri cùng với ngôn thuyết khác. “Trong không nghĩa tăng ích làm hữu”, là như chỗ ngôn thuyết, trong không nghĩa chấp có nghĩa.

Luận nói: “Lại nữa, ba tự tánh nầy là dị hay không khác? Phải nói là không khác, không phải không khác, là tự tánh Y tha khởi do dị môn nên thành Y tha khởi, tức là tự tánh nầy do dị môn mà thành Biến kế sở chấp, tức là tự tánh nầy do dị môn mà thành Viên thành thật. Do dị môn nào mà Y tha khởi nầy thành Y tha khởi? Là do chủng tử của y tha huân tập khởi. Do dị môn nào mà tự tánh nầy thành Biến kế sở chấp? Do biến kế tướng đối tượng duyên, cũng là Biến kế sở chấp. Do dị môn nào mà tự tánh nầy thành Viên thành thật? Như đối tượng biến kế, vì rốt ráo không có như vậy”.

Giải thích: “Do Biến kế sở chấp tướng duyên”, ý thức gọi là biến kế, biến kế nầy làm của cảnh tánh đối tượng duyên của nơi chỗ giữ lấy, có thể sinh biến kế nên cũng gọi là biến kế nơi đối tượng chấp, cũng là biến kế nơi đối tượng biến kế, tức là ý thức kia gọi là biến kế, duyên tướng mạo kia, làm cảnh của chỗ giữ lấy hay là làm đối tượng biến kế đều do nghĩa này. Y tha khởi tánh cũng gọi là Biến kế sở chấp tự tánh. “Như đối tượng biến kế”, là như ý thức biến kế đối tượng chấp kia. “Vì rốt ráo không có như vậy”, là biến kế đối tượng chấp rốt ráo không có trên đối tượng biến kế. Do nghĩa nầy nên ngay trên tự tánh nầy mà thành Viên thành thật.

Luận nói: “Ba tự tánh nầy mỗi loại có mấy thứ”? Y tha khởi lược có hai thứ: 1. Y tha huân tập chủng tử. 2. Y tha tánh tạp nhiễm thanh tịnh không thành. Do hai thứ y tha nầy riêng khác nên gọi là Y tha khởi Biến kế sở chấp, cũng có hai thứ: 1. Tự tánh biến kế chấp. 2. Biến kế chấp sai biệt. Do hai thứ nầy nên gọi là Biến kế sở chấp. Viên thành thật cũng có hai thứ: 1. Viên thành thật tự tánh. 2. Thanh tịnh Viên thành thật. Do hai thứ nầy nên thành tánh Viên thành thật.

Giải thích: “Tánh tạp nhiễm thanh tịnh không thành”, là do tánh Y tha khởi như vậy, nếu khi biến kế thì liền thành tạp nhiễm, khi không phân biệt thì liền thành thanh tịnh, do hai phần nên một tánh không thành, nên gọi là tánh Y tha khởi. “Tự tánh biến kế chấp”, là như đối với biến kế chấp của nhãn… làm tự tánh của nhãn… “biến kế chấp sai biệt ”, là ngay tự tánh biến kế chấp của nhãn… kia làm thường, vô thường, vô lượng sai biệt. “Viên thành thật tự tánh ”, là chân như hữu cấu. “Viên thành thật thanh tịnh ”, là chân như vô cấu.

Luận nói: “Lại nữa, biến kế có bốn thứ: 1. Biến kế tự tánh. 2. Biến kế sai biệt. 3. Biến kế hữu giác. 4. Biến kế vô giác. Hữu giác là danh ngôn thiện, vô giác là danh ngôn bất thiện, biến kế như vậy lại có năm thứ: 1. Y danh biến kế nghĩa tự tánh, là có danh như vậy mà có nghĩa như vậy. 2. Y nghĩa biến kế danh tự tánh, là có nghĩa như vậy mà có danh như vậy. 3. Y danh biến kế danh tự tánh, là biến kế độ chưa hiểu rõ nghĩa danh. 4. Y nghĩa biến kế nghĩa tự tánh, là biến kế độ chưa hiểu rõ danh nghĩa. 5. Y nhị biến kế nhị tự tánh, là biến kế độ danh nầy nghĩa nầy thể tánh như vậy.

Giải thích: Thiện danh ngôn, là hiểu rõ danh ngôn. Bất thiện danh ngôn là loài trâu dê… tuy có phân biệt nhưng đối với văn tự không thể hiểu rõ.

Luận nói: “Lại nữa, gồm thâu chung cho tất cả phân biệt lược có mười thứ: 1. Căn bản phân biệt, là thức A-lại-da. 2. Tướng duyên phân biệt, là thức của sắc. 3. Hiển tướng phân biệt, là nhãn thức… Gồm chỗ dựa thức. 4. Tướng duyên biến dị phân biệt, là lão… biến dị, lạc thọ… Biến dị; tham… biến dị; thời tiết thay đổi… bức hại; Nại-lạc-ca… các cõi biến dị; dục giới… các cõi biến dị. 5. Hiển tướng biến dị phân biệt, tức là như chỗ nói biến dị, chỗ có biến dị như trên. 6. Tha dẫn phân biệt, là nghe phân biệt loại phi chánh pháp và nghe phân biệt loại chánh pháp. 7. Bất như lý phân biệt, là các ngoại đạo nghe phân biệt loại phi chánh pháp. 8. Như lý phân biệt, là trong chánh pháp nghe phân biệt loại chánh pháp. 9. Chấp trước phân biệt, là loại tác ý bất như lý, Tát-ca-da kiến làm gốc, sáu mươi hai kiến thú tương ưng phân biệt. 10. Tán động phân biệt, là mười thứ phân biệt của Bồ-tát.

Giải thích: “Thâu tóm chung tất cả phân biệt lược có mười thứ”, đây là nêu tổng quát, sau đó sẽ giải thích riêng. Căn bản phân biệt, là thức A-lại-da là các căn bản phân biệt, tự thể cũng là phân biệt. Tướng duyên phân biệt, là thức của sắc làm chỗ khởi phân biệt của tướng đối tượng duyên. Hiển tướng phân biệt, là nhãn thức… gồm chỗ dựa thức, hiển hiện tương tợ chỗ duyên tướng cảnh chỗ khởi phân biệt có đối tượng được phân biệt hoặc chủ thể phân biệt, gọi là phân biệt. Tướng duyên biến dị phân biệt, tức là chỗ có biến dị của tướng duyên, là duyên theo tướng duyên nầy mà biến dị phân biệt nên gọi là tướng duyên biến dị phân biệt; “lão… biến dị” là đại chủng trong thân suy hao biến đổi, gọi là lão biến dị phân biệt, những thứ nầy do đó gọi là tướng duyên biến dị phân biệt, đẳng (vân vân…) Là gồm lấy bệnh chết biến dị, “lạc thọ… Biến dị” cũng như thế, do lạc thọ mà thân thể biến đổi, đẳng (vân vân…) Là gồm lấy khổ, bất khổ, bất lạc, “tham… Biến dị” cũng như thế, đẳng (vân vân…) Là gồm lấy sân si, “thời tiết thay đổi… Bức hại” cũng vậy, là thân biến dị làm cảnh đối tượng duyên, chỗ khởi phân biệt, bức hại là trói giết, thời tiết thay đổi là khi lạnh khi nóng… “Nại-lạc-ca… các cõi biến dị”, đẳng (vân vân…) Là gồm lấy bàng sinh, ngạ quỷ thú, “cõi dục… các giới biến dị” cũng như thế, đẳng (vân vân…) Là gồm lấy cõi Sắc và cõi Vô sắc. Hiển tướng biến dị phân biệt, là nhãn thức… hiển hiện tợ chỗ có biến dị cảnh tướng của đối tượng duyên kia, duyên hiển tướng biến dị phân biệt này, các biến dị ấy cũng như chỗ nói lão… các thứ biến dị trên, do biến dị nầy cũng biến dị trong cương vị lão… Mà khởi; tha dẫn phân biệt, là do chỗ khởi phân biệt của tha giáo, phân biệt nầy có hai thứ: 1. Loại nghe phi chánh pháp, cũng giải thích như vậy. 2. Loại nghe chánh pháp, loại nầy lại có hai thứ đối với pháp phân biệt, loại nghe là chánh pháp hoặc thiện hoặc bất thiện, loại nghe phi chánh pháp cũng giải thích như vậy. Phân biệt bất như lý, là ngoại đạo và các đệ tử của loại nghe phi chánh pháp làm nhân phân biệt. Như lý phân biệt, là trong chánh pháp các đệ tử của Phật loại nghe chánh pháp làm nhân phân biệt. Chấp trước phân biệt, là tác ý bất như lý làm nhân nương vào ngã kiến mà khởi sáu mươi hai ác kiến thú tương ưng phân biệt, như trong kinh có nói rộng. Tán động phân biệt, là như chỗ nói sau mười thứ phân biệt tán động của các Bồ-tát.

Luận nói: “1. Vô tướng tán động. 2. Hữu tướng tán động. 3. Tăng ích tán động. 4. Tổn giảm tán động. 5. Nhất tánh tán động. 6. Dị tánh tán động. 7. Tự tánh tán động. 8. sai biệt tán động. 9. Như danh lấy nghĩa tán động. 10. Như nghĩa lấy danh tán động. Để đối trị mười thứ tán động này, trong tất cả Ba-la-mật-đa nói trí Vô phân biệt. Đối tượng đối trị và chủ thể đối trị như vậy phải biết thâu gồm đủ nghĩa của bátnhã Ba-la-mật-đa.

Giải thích: Trong đây vô tướng tán động, khi phân biệt nầy tán động thì liền lấy nơi tướng đối tượng duyên vô vi, để đối trị tán động này, kinh bát-nhã Ba-la-mật-đa nói thật có Bồ-tát. Nói thật có, là hiển thị Bồ-tát thật có không thể, không tức là thể nên gọi là không thể. Hữu tướng tán động, khi phân biệt nầy tán động thì liền lấy nơi tướng đối tượng duyên hữu vi, để đối trị tán động này, trong kinh bát-nhã kia nói: “Không thấy có Bồ-tát”. Kinh nầy ý nói không thấy Bồ-tát, vì biến kế chấp và Y tha khởi làm tánh. Tăng ích tán động, để đối trị tán động này, kinh Bát-nhã kia nói: “Tự tánh sắc không”, là do Biến kế sở chấp nơi sắc mà tự tánh không. Tổn giảm tán động, để đối trị tán động này, kinh bát-nhã kia nói: “Chẳng phải do không nên nói tánh pháp tánh sắc tánh chẳng không”. Nhất tánh tán động, để đối trị tán động này, kinh Bátnhã kia nói: “sắc không phi sắc. Tại sao vậy? Nếu Y tha khởi cùng với Viên thành thật là một tánh thì Y tha khởi nầy đáng lẽ giống như Viên thành thật là cảnh thanh tịnh”. Dị tánh tán động, để đối trị tán động này, kinh Bát-nhã kia nói: “Sắc chẳng lìa không. Tại sao vậy? Nếu sắc và không nầy khác nhau thì pháp cùng với tánh pháp cũng phải khác nhau. Nếu có dị tánh thì không đúng đạo lý, như pháp vô thường cùng với tánh vô thường, hoặc lấy tự tánh Biến kế sở chấp là sắc tức thị không, không tức thị sắc. Tại sao vậy? Vì Biến kế sở chấp sắc là không có, tức là không tánh. Không tánh nầy tức là không có, không phải như Y tha khởi cùng với Viên thành thật không thể nói là một”. Tự tánh tán động, để đối trị tán động này, kinh Bát-nhã kia nói: “Này xá-lợi tử! Tán động nầy chỉ nơi có danh, gọi đó là sắc. Tại sao vậy? Vì tự tánh của sắc là không có”. Sai biệt tán động, để đối trị tán động này, kinh Bát-nhã kia nói: “Tự tánh không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh. Sinh tức là nhiễm, diệt tức là tịnh, không sinh diệt tức là không nhiễm tịnh”, các câu như vậy có những nghĩa như vậy. Như danh lấy nghĩa, là như danh đó đối với nghĩa mà tán động, để đối trị tán động này, kinh Bátnhã kia nói: “giả lập khách danh riêng biệt đối với pháp mà khởi phân biệt”. Nói riêng biệt, là riêng biệt từng danh. Như nghĩa lấy danh, là như nghĩa đối với danh mà khởi tán động, để đối trị tán động này, kinh Bát-nhã kia nói: “Giả lập khách danh rồi tùy theo đó mà khởi ngôn thuyết, không phải nghĩa tự tánh có danh như vậy. Để đối trị mười tán động nầy mà nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa, do nói nầy làm nhân nên trí Vô phân biệt sinh”.

Luận nói: “Hoặc do dị môn mà tự tánh Y tha khởi có ba tự tánh. Thế nào là ba tự tánh không thành không sai biệt”? Nếu do dị môn mà thành Y tha khởi, thì không phải do Y tha khởi nầy mà Biến kế sở chấp và Viên thành thật. Nếu do dị môn mà thành Biến kế sở chấp, thì không phải do Biến kế sở chấp nầy mà thành Y tha khởi và Viên thành thật. Nếu do dị môn mà thành Viên thành thật thì không phải do Viên thành thật nầy mà thành Y tha khởi và Biến kế sở chấp.

Giải thích: Nghĩa nầy giải thích như đạo lý trước.