NHIẾP ĐẠI THỪA LUẬN THÍCH (1)

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 2

PHẦN THỨ 2, (Đoạn 2): CHỖ DỰA CỦA ĐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC (SỞ TRI Y)

Luận nói: “Lại nữa, trong thừa Thanh-văn cũng lấy mật ý nơi dị môn đã nói về thức A-lại-da, như tăng nhất A-cấp-ma đã nói: “Chúng sinh thế gian ái A-lại-da, lạc A-lại-da, hâm mộ A-lại-da, hỷ A-lại-da”. Vì đoạn A-lại-da như vậy, nên khi nói chánh pháp thì cung kính thâu nhận, trụ cầu giải tâm pháp, tùypháp hành. Như Lai xuất thế hy hữu như vậy mà có chánh pháp xuất hiện thế gian. Đối với thừa Thanh-văn Như Lai xuất hiện. Trong kinh bốn đức do mật ý dị môn này, đã hiển thức A-lại-da trong A-cấp-ma của đại chúng bộ cũng lấy mật ý dị môn nói thức nầy gọi là thức căn bản, như cây nương trên gốc. Trong Hóa địa bộ cũng lấy mật ý dị môn nói thức nầy gọi là cùng uẩn sinh tử, có xứ có thời thấy sắc và tâm đoạn, không phải các chủng đó trong thức A-lại-da có đoạn diệt”.

Giải thích: “Thế gian chúng sinh ái A-lại-da”, đây là câu nêu chung. Như thứ lớp của nó thì lại lấy câu còn lại căn cứ theo ba thời hiện tại, quá khứ và vị lai để giải thích riêng. Lại có nghĩa khác, là đối với hiện tại thì ái A-lại-da, đối với quá khứ thì lạc A-lại-da, do lạc A-lại-da đời trước nên đối với đời nầy hân A-lại-da, do lạc do hân (thơ thới vui mừng) A-lại-da nên đối với đời vị lai thì hỷ A-lại-da. “Pháp tùypháp hành”, là như lời dạy mà hành. Từ “trong Đại chúng bộ gọi là thức căn bản, như cây nương gốc”, là thức căn bản làm nhân căn bản cho tất cả thức, ví như gốc cây là nhân chung của cành nhánh. Nếu lìa gốc thì cành nhánh không có. Thức A-lại-da gọi là thức căn bản, phải biết cũng vậy. Dị môn trong hoá địa bộ nói là cùng uẩn sinh tử, để giải thích nhân nầy mà nói có xứ. “Có xứ”, là cõi Vô sắc không có các sắc. “Có thời”, là trong các định vị của vô tưởng không có các tâm. “Không phải các chủng đó trong thức A-lại-da có đoạn diệt”, là sắc tâm huân tập trong thức A-lại-da, do thức nầy làm nhân mà sắc tâm có lại.

Luận nói: “Như vậy chỗ dựa của đối tượng nhận thức nói là thức A-lại-da làm tánh, hay thức A-đà-na làm tánh, hay tâm làm tánh, hay thức A-lại-da làm tánh, hay thức căn bản làm tánh, hay là cùng uẩn sinh tử làm tánh? Do dị môn nầy mà thức A-lại-da trở thành đường đi của đại vương”.

Giải thích: “Do dị môn nầy mà thức A-lại-da trở thành đường đi của đại vương”, nghĩa nầy rất rộng.

Luận nói: “Lại có một loại, là nghĩa tâm ý thức một đoạn văn khác nhau, nghĩa nầy không thành, ý thức có hai nghĩa sai biệt thì có thể được, phải biết nghĩa của tâm cũng phải có khác nhau. Lại có một loại, là đức Bạc-già-phạm đã nói chúng sinh ái A-lại-da… cho đến nói rộng, trong năm thủ uẩn gọi là A-lại-da. Có người lại nói tham cùng với lạc thọ gọi là A-lại-da. Có người lại nói là Tát-ca-da kiến gọi là A-lại-da. Những thứ nầy các sư do giáo và chứng thiếu hiểu biết về A-lại-da nên đã chấp như vậy. Thế thì an lập tên A-lại-da, là tùy theo thừa Thanhvăn mà an lập thì đạo lý cũng không tương ưng. Nếu người không ngu lấy thức A-lại-da an lập trong thuyết kia, thì tên A-lại-da an lập như vậy là tối thắng. Thế nào là tối thắng? Nếu năm thủ uẩn gọi là A-lại-da, thì sinh trong cõi ác hoàn toàn xứ khổ rất đáng chán nghịch, chúng sinh hoàn toàn không khởi yêu thích. Trong đó, chấp tàng là không đúng đạo lý, vì chúng sinh kia thường cầu lìa bỏ nhanh. Nếu cho rằng tham đồng thời với lạc thọ gọi là A-lại-da, thì tĩnh lự thứ tư trở lên không có, có đủ hữu tình kia thường có chán nghịch, trong đó chấp giữ cũng không đúng lý. Nếu Tát-ca-da kiến gọi là A-lại-da, thì trong chánh pháp tin hiểu vô ngã nầy hằng có chán nghịch, trong đó chấp giữ cũng không đúng lý. Nội ngã tánh của thức A-lại-da gồm thâu, tuy sinh cõi ác hoàn toàn là xứ khổ, cầu lìa khổ uẩn, nhưng chúng sinh kia hằng đối với thức Alại-da thường khởi ngã ái trói buộc theo chưa từng cầu lìa. Dù sinh tĩnh lự thứ tư trở lên, đối với tham đồng thời với lạc luôn có chán nghịch, những chúng sinh kia hằng đối với thức A-lại-da khởi ngã ái trói buộc theo. Tuy đối với chánh pháp tín hiểu vô ngã nầy có chán nghịch ngã kiến, nhưng đối với tạng thức kia ngã ái trói buộc theo, nên an lập thức A-lại-da gọi là A-lại-da thành tựu tối thắng”.

Giải thích: “Người không ngu”, là các Bồ-tát. Họ đã được nói lý thành lập thức A-lại-da là. “Trong cõi ác”, là trong các cõi ác ngạ quỷ, bàng sinh và Na-lạc-ca. “Hoàn toàn xứ khổ”, là hoàn toàn thọ nghiệp quả xứ phi ái. Đối với xứ đó có lúc sinh cảm giác vui thì đó là quả đẳng lưu; sinh vào đó, quả dị thục mà mình thọ, chỉ là khổ quả. “Tĩnh lự thứ tư trở lên không có”, là tĩnh lự đệ tứ và các địa trên. “Có đủ hữu tình kia”, cái có được khi sinh ra. “Nội ngã tánh của thức A-lại-da gồm thâu”, là các chúng sinh thâu lấy thức nầy làm tánh của nội ngã. “Cầu lìa khổ uẩn”, là cầu lìa khổ thọ. “Nhưng đối với tạng thức kia ngã ái trói buộc theo”, là thức A-lại-da chấp ngã khởi ái trói buộ theo không lìa.

Luận nói: “Như vậy đã nói thức A-lại-da an lập, dị môn an lập. Tướng đó an lập, làm saothấy? Tướng nầy lược có ba thứ: 1. An lập tự tướng. 2. An lập nhân tướng. 3. An lập quả tướng. Trong đây, an lập tự tướng của thức A-lại-da là nương vào hết thảy huân tập của hết thảy pháp tạp nhiễm làm nhân sinh thức đó. Do có thể gồm thâu trì chủng tử tương ưng. Trong đây an lập tướng nhân của thức A-lại-da, là hết thảy chủng tử thức A-lại-da như vậy, đối với tất cả thời cùng với các pháp của phẩm loại tạp nhiễm kia hiện tiền làm nhân. Trong đây an lập quả tướng của thức A-lại-da, là nương vào pháp của phẩm tạp nhiễm kia, hết thảy huân tập từ vô thỉ đến nay, thức A-lại-da tương tục mà sinh”.

Giải thích: Như vậy đã nói thức A-lại-da an lập dị môn, không phải nói dị môn là hiển rõ tướng của nó, nên tiếp theo nói tự tánh nhân tánh và quả tánh của thức này. “Trong đây an lập tự tướng” là duyên cả thảy huân tập của hết thảy phẩm Pháp Tạp Nhiễm, có thể sinh ra công năng sai biệt kia làm tự tánh của thức. Vì muốn hiển thị công năng như vậy, nên nói “thâu giữ trì chủng tử tương ưng”, là nương vào hết thảy huân tập của hết thảy phẩm Pháp Tạp Nhiễm, tức là cùng với pháp kia làm nhân năng sinh. “Thâu giữ chủng tử”, là công năng sai biệt. “Tương ưng”, là nghĩa tu, gọi đó là an lập tự tướng của thức này. “Trong đây, an lập tướng nhân ”, là kế trước đã nói phẩm loại hết thảy chủng tử. Thức A-lại-da do các pháp huân tập của phẩm loại tạp nhiễm kia, tạo thành công năng sai biệt, làm nhân sinh nó, gọi đó là an lập tướng nhân của thức này. “Trong an lập quả tướng”, là nương vào vô thỉ huân tập của phẩm Pháp Tạp Nhiễm kia, thức nầy tương tục sinh và có khả năng giữ chắc sự huân tập vô thỉ, gọi đó là an lập tướng quả của thức này. Trong đây, tự tướng là nương hết thảy phẩm Pháp Tạp Nhiễm, huân tập vô thỉ làm nhân sinh ra nó, giữ chắc chủng tử thức làm tự tánh, mà quả tánh nhân, tánh được kiến lập. Trong đây, tướng nhân được thành bởi sự huân tập phẩm loại tạp nhiễm của các pháp, công năng sai biệt làm nhân sinh ra nó, chỉ là tánh nhân đã được kiến lập. Trong đây, tướng quả là nương vào sự huân tập vô thỉ phẩm loại của các pháp tạp nhiễm. Thức A-lại-da tương tục mà sinh, chỉ là tánh quả đã được kiến lập. Đó là ba thứ sai biệt.

Luận nói: “Lại nữa, cái gì gọi là huân tập? Huân tập là chủ thể giảng giải. Cái gì làm đối tượng được giảng giải? Là nương vào pháp kia đồng sinh đồng diệt, trong đó có thể sinh tánh nhân kia, đó là đối tượng được nêu bày. Như trong chỗ hoa cự thắng có hoa huân tập, cự thắng cùng với hoa đồng sinh đồng diệt, là các cự hoa thắng mang chủ thể sinh hương kia mà sinh, lại như chỗ lập các hành của tham thì sự huân tập của tham nương vào tham kia mà đồng sinh đồng diệt, tâm nầy mang nhân sinh kia mà sinh, hoặc đa văn, là đa văn huân tập nương vào tác ý của văn đồng sinh đồng diệt, tâm nầy mang ký nhân kia mà sinh, do huân tập nầy có khả năng nên gọi là kẻ trì pháp. Đạo lý huân tập của thức A-lại-da, phải biết là như vậy”.

Giải thích: Nói nương vào pháp kia cùng sinh cùng diệt, trong đây có thể sinh tánh nhân kia. “Đó là đối tượng được nêu bày”, tức là nương vào các pháp tạp nhiễm mà đồng sinh đồng diệt, thức A-lại-da có thể sinh đối tượng được nêu bày kia. Tánh nhân của các pháp gọi là huân tập.

Luận nói: “Lại nữa, trong thức A-lại-da, các chủng tử của phẩm Pháp Tạp Nhiễm là khác nhau hay là không khác nhau? Không phải chủng tử kia có riêng vật thể, trụ trong đây cũng không phải không khác. Nhưng thức A-lại-da như vậy mà sinh, có thể sinh công năng sai biệt kia, gọi là hết thảy chủng tử thức”.

Giải thích: Chủng tử tạp nhiễm pháp trong thức A-lại-da, là khác hay là không khác? Nếu như thế thì có lỗi gì? Nếu dị thì các chủng tử đó đáng lẽ từng phần riêng khác, thức A-lại-da, sát-na diệt thức cũng không được thành. Vì có khác riêng nên do lực huân tập của thiện và bất thiện thì chủng tử đáng lẽ thành tánh thiện và tánh bất thiện, nhưng thừa nhận vô ký. Nếu không khác, thì tại sao có nhiều? Điều nầy không đúng đạo lý, nên cả hai thuyết đều sai lầm. “Không phải chủng tử kia có riêng vật thể, trụ trong đây cũng không phải không khác… cho đến gọi là hết thảy chủng tử thức”, là tránh lỗi đã nói trước, nên không quyết định lấy khác và không khác. “Như vậy mà sinh”, là do phẩm loại như vậy mà sinh. “Có thể sinh công năng sai biệt kia”, là có thể sinh phẩm Pháp Tạp Nhiễm, thì công năng sai biệt tương ưng với đạo lý, do cùng sinh với công năng tương ưng kia nên gọi là hết thảy chủng tử thức. Trong nghĩa nầy có hiện tại thí dụ, như hạt lúa đại mạch đối với tự sinh mầm có công năng nên có tánh chủng tử, nếu nó bị cũ đã lâu, hoặc bị sém lửa, thì công năng của hạt lúa nầy bị tổn hoại, lúc đó tướng của lúa dù còn y như xưa, nhưng thế lực bị hoại, nên không có tánh chủng tử. Thức A-lại-da cũng lại như vậy, có công năng sinh pháp tạp nhiễm, do công năng nầy tương ưng, nên gọi là hết thảy chủng tử thức.

Luận nói: “Lại nữa, thức A-lại-da cùng với các pháp tạp nhiễm kia đồng thời làm nhân lẫn nhau. Làm sao thấy được? Ví như ngọn đèn và tim đèn đồng thời lẫn nhau sinh cháy. Lại nữa, như bó lau nương giữ cho nhua đồng thời không đổ, phải quan sát trong đây đạo lý làm nhân lẫn nhau cũng như thế. Thức A-lại-da làm nhân cho pháp tạp nhiễm, pháp tạp nhiễm cũng làm nhân của thức A-lại-da, chỉ có nhân duyên an lập như vậy, những nhân duyên khác thì không được như vậy”.

Giải thích: Lại nữa, thức A-lại-da cùng với pháp tạp nhiễm kia đồng thời lẫn nhau làm nhân làm sao có thể thấy được? Đây là muốn dùng thí dụ để hiển thị nên đặt câu hỏi này. “Ví như ngọn đèn và tim đèn cùng lúc cháy sáng lẫn nhau”, là một sát-na tim đèn làm chỗ nương tựa phát sinh ánh sáng đèn, đó là tim đèn làm nhân cho ánh sáng phát sinh, trong sát-na này, ánh sáng cứ đốt cháy chỗ dựa là tim đèn, sự cháy của tim đèn làm nhân cho ánh sáng, các thí dụ khác cũng vậy. Như vậy hiển thị có câu hữu nhân. Do nhân hiện tại trụ thì liền thấy quả sinh. Từ “thức A-lại-da làm nhân của pháp tạp nhiễm… cho đến chỗ nhân duyên khác không được như vậy”, câu nói nầy hiển thị thức A-lại-da cùng với pháp tạp nhiễm làm nhân lẫn nhau, tức là nhân duyên.

Luận nói: “Thế nào là huân tập không khác, không tạp, mà có thể cùng với các pháp có khác, có tạp kia làm nhân? Như có nhiều dụng cụ dệt, chỗ dệt và áo dệt, đang khi dệt thì dù chưa có màu sắc xen tạp, không phải một phẩm loại có thể được đưa vào nhuộm, nhưng sau lúc đó trên áo liền có màu sắc xen tạp, không phải một phẩm loại màu nhuộm, nét vân, văn tượng hiển hiện. Thức A-lại-da cũng lại như vậy, khác tạp là chỗ huân tập của chủ thể huân tập. Khi huân tập, tuy chưa có khác tạp khả đắc, nhưng quả sinh vật nhuộm hiện tiền sau đó, lại có khác tạp và vô lượng phẩm loại các pháp hiển hiện”.

Giải thích: Thế nào là huân tập không khác, không tạp mà có thể cùng với kia các pháp có khác, có tạp kia làm nhân? Là muốn lấy thí dụ để hiển đạo lý đó, nên đặt câu hỏi này. Như có nhiều dụng cụ dệt, chỗ dệt và áo dệt, đang khi dệt tuy không có các dị tạp nét vân hình tượng có thể thấy được, nhưng sau khi nhuộm thì liền có các dị tạp vân tượng có thể thấy được. Thức A-lại-da như việc nhuộm áo, quả sinh tức là vật nhuộm, nên gọi là quả sinh vật nhuộm. “Đưa vào”, nghĩa là chỗ thâu giữ của duyên. Khi huân tập tuy không có dị tạp, đến cương vị quả chín thì liền có các pháp của tánh nhân không phải một phẩm loại hiển hiện, như đã nhuộm áo xong.

Luận nói: “Như vậy duyên khởi trong Đại thừa rất vi tế sâu xa. Lại nữa, nếu lược nói thì có hai duyên khởi: 1. Phân biệt tự tánh duyên khởi. 2. Duyên khởi phân biệt ái phi ái. Trong đây dựa vào thức A-lạida mà các pháp sinh khởi gọi là phân biệt tự tánh duyên khởi, vì có thể phân biệt đủ loại tự tánh làm duyên tánh. Lại có mười hai chi duyên khởi, đó gọi là duyên khởi phân biệt ái phi ái, vì có thể đối với cõi thiện và cõi ác phân biệt vô số tự thể của ái và phi ái làm duyên tánh”.

Giải thích: “Như vậy duyên khởi trong Đại thừa rất vi tế sâu xa” hết sức vi tế là vì giác huệ của dị sinh khó hiểu nổi. A-la-hán khó đến tận đáy nên nói là thậm thâm. Lại nữa, nếu lược nói thì có hai thứ duyên khởi: 1. Duyên khởi phân biệt tự tánh. 2. Duyên khởi phân biệt ái, phi ái. Đây là nêu bày tên. “Trong đây dựa nơi thức A-lại-da”, là thức Alại-da làm nhân cho các pháp sinh khởi, gọi đó là duyên khởi phân biệt tự tánh, vì có thể phân biệt tự tánh dị loại làm tánh của nhân. Hoặc là vô minh, gọi đó là duyên khởi phân biệt ái phi ái, vì có thể phân biệt vô số tự thể của ái phi ái làm tánh nhân.

Luận nói: “Trong thức A-lại-da, nếu ngu đệ nhất duyên khởi, có kẻ phân biệt tự tánh làm nhân, hoặc có phân biệt tạo tác từ trước làm nhân, có kẻ phân biệt tự tại biến hóa làm nhân, có kẻ phân biệt thật ngã làm nhân, có kẻ phân biệt vô nhân vô duyên. Nếu ngu đệ nhị duyên khởi, lại có kẻ phân biệt ngã là tác giả, ngã là thọ giả, ví như có nhiều sĩ phu mù bẩm sinh chưa từng thấy voi, có người đem voi đến dạy cho họ. Những người mù bẩm sinh kia, có người sờ vòi voi, có người sờ ngà, có người sờ tai, có người sờ chân, có người sờ lưng. Mỗi người đều được hỏi: Voi là tướng gì, thì có người nói voi như cái cán cày, có người nói như cái chày, có người nói như cái ky xúc đất, có người nói như cái cối, hoặc nói như cái chổi, có người nói voi như hòn đá núi. Nếu không hiểu rõ hai duyên khởi nầy thì vô minh sinh mù cũng lại như vậy. Hoặc có người chấp tự tánh làm nhân, hoặc có người chấp về đời trước làm nhân, hoặc có người chấp tự tại làm nhân, hoặc có người chấp thật ngã làm nhân, hoặc có người chấp vô nhân, vô duyên, hoặc có người chấp ngã làm tác giả, ngã làm thọ giả. Tánh nhân và tánh quả trong tự tánh của thức A-lại-da, cũng như sự không hiểu rõ tự tánh của voi”.

Giải thích: “Hoặc có người phân biệt việc làm đời trước làm nhân”, là họ không thừa nhận nhân sĩ dụng nên trở thành tà chấp. Vì hiển tà chấp nầy mà nói thí dụ mù bẩm sinh. “Vô minh sinh mù”, là do vô minh nên trở thành mù bẩm sinh. “Tánh nhân và tánh quả trong tự tánh của thức A-lại-da, cũng như sự không hiểu rõ tự tánh của voi”, là đã lập ở trước, thức tự tướng nầy gọi là tự tánh, tướng nhân được lập gọi là tánh nhân. Tướng quả được lập gọi là tánh quả. Do lực vô minh nên không hiểu rõ các tánh tướng này. Đối với thức A-lại-da, vì không hiểu rõ duyên khởi phân biệt tự tánh không hiểu rõ nên chấp tự tánh làm nhân của các pháp. Đối với duyên khởi thứ hai phân biệt ái phi ái, nên chấp có ngã làm tác giả, thọ giả. Nhân trong đây là thức A-lại-da, các pháp huân tập nắm giữ trong đó. Quả tức là thức A-lại-da, tức là chỗ huân tập của các pháp kia.

Luận nói: “Lại nữa, nếu lược nói thì thức A-lại-da dùng hết thảy chủng tử của dị thục thức làm tự tánh của nó, có khả năng thâu giữ tất cả tự thể, tất cả cõi của tam giới”.

Giải thích: Thức A-lại-da dùng hết thảy chủng tử của dị thục thức làm tự tánh, là đắc tự thể dị loại thục, chủng tử của các pháp huân tập trong đó. “Tất cả cõi”, là năm cõi. “Tất cả tự thể”, là chủng chủng sai biệt đồng phận và dị phận trong cõi ác.

Luận nói: “Trong đây có năm bài tụng:

Ngoại, nội, không biết rõ,
Tại hai chỉ thế tục,
Các chủng tử thắng nghĩa,
Phải biết có sáu thứ.
Sát-na diệt cùng có,
Luôn tùy chuyển phải biết,
Quyết định chờ nhiều duyên,
Chỉ giỏi dẫn tự quả.
Kiên, vô ký, khả huân,
Cùng năng huân tương ưng,
Sở huân không khác đây,
Đó là tướng huân tập.
Sáu thức không tương ưng,
Ba sai biệt trái nhau,
Hai niệm không cùng có,
Loại đối chiếu thành lỗi.
Chủng tử ngoại, nội này,
Phải biết năng sinh dẫn,
Khô chết do năng dẫn,
Mặc tình hậu biên diệt.

Để hiển nội chủng không giống ngoại chủng, nói thêm hai bài tụng:

Ngoại hoặc không huân tập
Phải biết phi nội chủng,
Văn huân tập không có,
Quả sinh, phi đạo lý.
Làm, không làm, được, mất,
Lỗi nên thành trái nhau,
Ngoại chủng, làm duyên nội,
Do nương kia huân tập.

Giải thích: Như vậy đã nói thức A-lại-da làm chủng tử chân thật của tất cả pháp, lại muốn hiển thị thể của chủng tử đó mà nói năm bài tụng này. Trong đó “ngoại”, là hạt giống lúa thóc. “Nội”, là thức A-lạida. “Không hiểu rõ”, là ngoại chủng tử có nghĩa là vô ký. “Tại hai” là thức A-lại-da tại haitánh thiện và bất thiện là hiểu rõ thông suốt và hữu ký. Lại có nghĩa khác, là hiểu rõ tạp nhiễm và thanh tịnh. “Chỉ thế tục”, là ngoại chủng tử chỉ tại thế tục nói làm chủng tử, tại sao vậy? Vì ngoại chủng tử kia cũng đều là chỗ biến hiện của thức A-lạida. “Thắng nghĩa”, tức là thức A-lại-da, tại sao vậy? Vì là chủng tử chân thật của tất cả pháp, phải biết tất cả chủng tử như vậy lại có sáu nghĩa: Sát-na diệt, là hai chủng tử đều sinh định vô gián diệt hoại, tại sao vậy? Vì không phải pháp thường làm thể của chủng tử, vì tất cả thời tánh của nó như xưa không có sai biệt. “Cùng hiện hữu”, là không phải quá khứ cũng không phải vị lai, cũng không phải lìa nhau mà được làm chủng tử, tại sao vậy? Nếu lúc có chủng tử thì lúc đó quả sinh. “Hằng tùy chuyển phải biết”, là thức A-lại-da cho đến đối trị sinh, ngoại pháp chủng tử cho đến căn trụ, hoặc cho đến thành thục. “Quyết định”, là chủng tử nầy mỗi mỗi đều quyết định riêng, không từ tất cả tất cả mà được sinh, từ vật chủng nầy sinh lại vật chủng này. “Chờ nhiều duyên”, là chủng tử nầy chờ tự chúng duyên mới có thể sinh quả, không phải tất cả thời có thể sinh tất cả. Nếu xứ đó thời đó gặp tự chúng duyên thì xứ nầy thời nầy tự quả được sinh. “Chỉ hay dẫn tự quả”, là tự chủng tử chỉ dẫn tự quả, như chủng tử của thức A-lại-da chỉ có thể dẫn sinh thức A-lại-da, như lúa thóc chỉ có thể dẫn sinh các quả của lúa thóc. Như vậy lại hiển nghĩa loại quả sinh, bây giờ hiển thị thêm tướng khác của huân tập. “Kiên”, là kiên trụ mới có thể thọ huân tập, không giống như gió động, tại sao vậy? Vì tánh của gió dao động không thể giữ, chắc hết thảy huân tập hơi gió rộng một du-thiện-na, các sự huân tập hơi gió kia không tùy chuyển, chiếm rộng nơi chốn có thể giữ lấy hương khí một trăm Du-thiện-na, hương khí kia cũng có thể tùy chuyển. “Vô ký”, là nghĩa không thể ghi nhớ cực thơm cực hôi, do đạo lý nầy các loài rau thơm không thọ huân tập, vì cực hôi, như vậy vật thơm cũng không thọ huân tập, vì cực thơm. Nếu vật không phải cực thơm cực hôi thì chỗ ghi nhớ có thể thọ huân tập. “Có thể huân”, là đáng thọ huân mới có thể huân tập. Không phải không thọ huân vàng đá, không đáng thọ huân gọi là không thể huân. Nếu lúc nầy có thể thọ huân tập thì lúc đó gọi là có thể huân, như vật khả huân. “Cùng chủ thể huân tương ưng”, là chủ thể huân tương ưng mới gọi là có thể huân, không phải không tương ưng, phải biết tức là nghĩa sinh vô gián. “Chỗ huân ”, là thức A-lại-da có đủ bốn đức trên, phải thọ huân tập nên gọi là chỗ huân tập, không phải chuyển thức. “Không khác đây”, là nếu lìa thức A-lại-da nầy thì các thức khác không phải chỗ huân, nên chỗ huân tức là thức A-lại-da nầy không phải thức khác. “Đó là tướng huân tập”, là thức A-lại-da có sát-na diệt, tướng huân tập sát-na diệt đó cùng với các thức chuyển đồng thời có cho đến đối trị luôn tùy chuyển, hoặc cùng sinh tử luôn tùy chuyển. Định cùng với thiện làm tánh nhân, chờ duyên của phước, phi phước và hành bất động, đối với cõi thiện cõi ác và dị loại thục, các nghĩa như vậy trong thức chuyển, tất cả dị pháp đều phải thành lập. Do đó chỉ có thức A-lại-da nầy cùng với các thắng đức tương ưng như vậy mới có thể thọ huân tập. “Sáu thức không tương ưng”, là các thức kia có động chuyển, “ba sai biệt trái nhau”, là các thức kia chỗ dựa riêng khác, đối tượng duyên riêng khác và tác ý riêng khác. Lại có nghĩa khác, là hành tướng riêng khác chuyển từng cái một, thí dụ luận sư muốn khiến cho niệm trước huân vào niệm sau, để ngăn cản các niệm kia, nói rằng hai niệm không được cùng hiện hữu, không phải có hai sát-na cùng có trong một lúc, vì cùng sinh cùng diệt huân tập trụ. Nếu nói chủng loại của thức nầy như vậy, tuy không tương ưng, nhưng đồng loại thức thì cũng được huân tập lẫn nhau, thí dụ như vậy thì các thí dụ khác phải thành lỗi, là các chủng loại khác làm lệ cũng như vậy, vì các căn của nhãn… đồng loại với sắc tịnh thì cũng phải lần lượt huân tập lẫn nhau, ý nầy nói hai căn nhãn và nhĩ đồng có pháp tịnh, hai pháp tịnh lần lượt huân tập lẫn nhau, thì các pháp tịnh cũng vậy, nhưng ông không thừa nhận, tuy đồng pháp tịnh nhưng khác tương tục nên không được cùng huân tập, thức cũng phải như vậy, tuy đồng pháp thức nhưng pháp thức nào được cùng huân? Như vậy, đã nói hai thứ chủng tử là ngoại và nội, phải biết đều có khả năng sinh và có khả năng dẫn. Khởi ngoại chủng trong đây cho đến quả chín, làm nhân năng sinh, nội chủng cho đến biên vực của thọ lượng làm nhân năng sinh. Ngoại chủng có thể dẫn tương tục sau khi khô, nội chủng có thể dẫn thi hài sau khi chết. Do dẫn dắt nhân nên nhiều thời gian liên tục trụ. Nếu hai chủng tử chỉ có nhân sinh, thì nhân nầy đã hoại thì quả liền diệt mất. Phải nên không có nghĩa ít thời gian tương tục trụ. Nếu nói sát-na lần lượt tương tục, thì tiền niệm làm nhân cho hậu niệm tùy chuyển, thì hậu biên không nên đều diệt hết. Do đây quyết định phải có dẫn nhân, hai chủng tử ấy ví như dây cung và thân cung làm nhân, mũi tên không rơi xuống đất mà đi đến chỗ xa hơn.

Luận nói: “Lại nữa, các thức chuyển khác, phổ biến đối với tất cả tự thể của các cõi ác, phải biết gọi năng thọ dụng, như trong luận trung biên phân biệt nói kệ:

Một là tên duyên thức,
Hai là tên thọ giả,
Trong đây năng thọ dụng
Suy phân biệt tâm pháp.

Giải thích: Thọ dụng trong đây nghĩa là sinh khởi, trong thọ dụng có tên người thọ dụng, để hiển bày nghĩa này, dẫn bài tụng trong luận trung biên phân biệt làm A-cấp-ma.

Luận nói: “Như vậy hai thức làm duyên lẫn nhau, như trong kinh Đại thừa A-tỳ-đạt-ma nói kệ:

Chư pháp nơi thức chứa,
Thức nơi pháp cũng vậy,
Lẫn nhau làm tánh quả,
Cũng thường làm tánh nhân.

Giải thích: Thức A-lại-da cùng với tất cả pháp, trong tất cả thời lẫn nhau làm nhân quả, lần lượt cùng sinh. Nếu lúc nầy thức A-lại-da làm nhân của các pháp, thì ngay lúc đó các pháp làm quả. Nếu trong lúc nầy thức A-lại-da làm quả của các pháp, thì ngay lúc đó các pháp làm nhân.

Luận nói: “Nếu trong duyên khởi thứ nhất, hai thức như vậy làm duyên lẫn nhau, trong duyên khởi thứ hai thì lại là duyên gì? Là duyên tăng thượng. Như vậy chỗ sinh của sáu thức có mấy duyên? Duyên tăng thượng, duyên sở duyên và duyên vô gián. Như vậy ba thứ duyên khởi, cùng cõi sinh tử ái phi ái và chủ thể thọ dụng có đủ bốn duyên”.

Giải thích: Trong đây, duyên khởi thứ nhất, là hết thảy huân tập trong thức A-lại-da cùng với các pháp kia làm nhân duyên lẫn nhau.

Duyên khởi thứ hai, là vô minh làm duyên tăng thượng, do thế lực tăng thượng hiện hành của vô minh sinh khởi. Lại nữa, sáu chuyển thức gọi là duyên khởi thọ dụng. Chỗ sinh của ba duyên, là nhãn thức lấy nhãn làm duyên tăng thượng, lấy sắc làm duyên sở duyên. Duyên đẳng vô gián, là vô gián kia do thức nầy sinh khởi, tại sao vậy? Nếu thức không của dung chứa xứ thọ thì duyên nầy không sinh. Các thức khác cũng vậy.

Luận nói: “Như vậy đã an lập dị môn và tướng của thức A-lạida. Lại làm sao biết dị môn như vậy và tướng như vậy? Quyết định chỉ tại thức A-lại-da, không phải tại thức chuyển, vì nếu xa lìa an lập thức A-lại-da như vậy, thì tạp nhiễm và thanh tịnh đều không được thành, là phiền não tạp nhiễm, hoặc nghiệp tạp nhiễm, hoặc sinh tạp nhiễm đều không thành, thế gian tịnh và xuất thế gian thanh tịnh cũng không thành”.

Giải thích: Như vậy đã nói an lập dị môn và an lập tướng của thức A-lại-da, bây giờ sẽ hiển thị, hai pháp nầy dựa nơi thức A-lại-da mới đúng đạo lý, không phải tại các thức khác, lấy lý để quyết đoán.

Luận nói: “Thế nào là phiền não tạp nhiễm không thành? Vì các phiền não và tùy phiền não huân tập đối tượng tạo tác, thể chủng tử kia đối với thân sáu thức không đúng lý, tại sao vậy? Nếu lập nhãn thức, thì phiền não tham… và tùy phiền não đồng sinh đồng diệt, đây do kia huân thành chủng không phải thức khác. Nhãn thức nầy nếu đã lui mất thì chỗ nghe biết của thức khác huân tập như vậy, huân tập chỗ dựa đều không thể được. Chỗ dựa nầy diệt trước, thì nghe biết của thức khác hiển hiện không có thể. Nhãn thức cùng với tham… kia cùng sinh khởi là không đúng đạo lý, vì quá khứ kia hiển hiện là không thể. Như quá khứ kia hiện nghiệp không thể, là quả dị thục sinh là không đúng đạo lý. Lại nữa, nhãn thức nầy tham… cùng sinh, thì chỗ có huân tập cũng không thành tựu, nhưng huân tập nầy không trụ trong tham, vì do tham dục kia là chủ thể dựa, không kiên trụ, nên cũng không được trụ trong các thức khác, chỗ dựa của các thức kia riêng khác. Lại nữa, không có quyết định cùng sinh diệt, lại cũng không được trụ trong tự thể, vì tự thể kia quyết định không có đồng sinh diệt, nên nhãn thức là chỗ huân tập của phiền não và tùy phiền não tham… là không đúng đạo lý. Lại nữa, thức nầy không phải đối tượng huân tập của thức, như nói nhãn thức, các thức chuyển khác cũng lại như vậy, phải biết như vậy”.

Giải thích: Chữ “thử” trong đây tức là “nhãn thức này”. “Do kia huân”, là do tham… huân tập. “Thành chủng”, là thành tánh nhân. “Không phải thức khác”, là không phải nhĩ thức… “chỗ thấy nghe của thức khác”, là chỗ nghe của nhĩ… “huân tập như vậy”, là tham… huân tập. “Huân tập chỗ dựa”, tức là nhãn thức. “Nhãn thức cùng với tham… kia cùng sinh”, là từ quá khứ hiển hiện nhân không thể, nhãn thức cùng với tham… kia câu sinh là không đúng đạo lý. “Như từ quá khứ kia hiện nghiệp không thể mà quả dị thục sinh là không đúng đạo lý”, là như quả kia sinh không đúng đạo lý thì quả nầy cũng không đúng đạo lý như vậy. Lại có các sư khác chấp hữu thể kia, là các dị luận sư muốn khiến cho quá khứ là thật có tánh, nhưng chủ thể nêu giảng và đối tượng được nêu giảng của quá khứ là không thể nắm bắt được, tại sao vậy? Nếu quá khứ là thật có, thì làm sao gọi là quá khứ? Nên “từ quả dị thục kia mà sinh” là không đúng đạo lý, vì sự huân tập không có. “Lại nữa, nhãn thức này”, là nhãn thức cùng với tham… câu sinh. “Thì cả thảy huân tập cũng không được thành tựu”, là sự huân tập kia còn chưa thành tựu, huống chi sau huân tập kia mà nhãn thức với tham cùng sinh mà sẽ được thành ư? “Nhưng huân tập nầy không trụ trong tham”, là nhãn thức huân tập trong tham dục là không đúng đạo lý, tại sao vậy? Vì do tham dục kia nương vào nhã thức. “Vì không kiên trụ nên cũng không được trụ trong chỗ của các thức khác”, là sự huân tập nầy không được trụ trong các thức như nhãn thức, nhĩ thức… tại sao vậy? Vì chỗ dựa của các thức đó riêng khác. Do chỗ dựa riêng khác nên không có quyết định. Nghĩa “câu sinh diệt”, là nhãn thức nương nhãn, nhĩ thức nương nhĩ, như vậy cho đến ý thức nương mạt-na, vì chỗ dựa cách xa, chỗ huân tập khác đặt tại chỗ khác là không đúng đạo lý. “Lại cũng không được trụ trong tự thể”, là nhãn thức nầy lại cũng không được huân tập nhãn thức, vì không có hai nhãn thức đồng thời khởi, vì không hai nên quyết định không có nghĩa cùng sinh diệt. Do đạo lý nầy nên nhãn thức quyết định không bị huân tập bởi phiền não tham và tùy phiền não…, cũng không phải nhãn thức làm đối tượng huân tập của nhãn thức.

Luận nói: “Lại nữa, từ vô tưởng… của các địa trên không có sinh lại khoảng thời gian này, lúc đó chỗ nhiễm thức ban đầu của phiền não và tùy phiền não, thì thức nầy khi sinh đáng lẽ không có chủng tử, vì chỗ nương dựa và huân tập kia đều đã thành quá khứ vô thể”.

Giải thích: “Chỗ nhiễm thức ban đầu”, là trở lại khoảng thời gian đầu tiên sơ sinh thức. “Thì thức nầy khi sinh đáng lẽ không có chủng tử”, là ban đầu sinh thức đáng lẽ không có nhân để sinh. “Chỗ nương dựa”, là phiền não huân tập.

Luận nói: “Lại nữa, đối trị phiền não, thức nếu đã sinh, thì tất cả

các thức khác của thế gian đã diệt. Lúc đó, nếu lìa thức A-lại-da, thì chủng tử của các phiền não và tùy phiền não khác đang ở trong đối trị thức nầy là không đúng đạo lý, vì tự tánh của đối trị thức nầy là giải thoát, cùng với phiền não và tùy phiền não khác không cùng sinh diệt, sau đó thì thức thế gian sinh, lúc đó nếu lìa thức A-lại-da thì các huân tập kia và chỗ nương dựa trở thành quá khứ đã lâu, vì hiển hiện vô thể, nên không có chủng tử mà lại được sinh! Nên nếu lìa thức A-lại-da thì phiền não tạp nhiễm đều không được thành”.

Giải thích: “Đối trị phiền não thức nếu đã sinh, thì tất cả các thức khác của thế gian đã diệt”, là sáu thức đã diệt. “Chủng tử của chỗ các phiền não và tùy phiền não khác ở trong đối trị thức nầy là không đúng đạo lý”, là đối trị thức không phải là nhân sinh khởi sau thức thế gian. “Sau đó”, là từ tâm xuất thế nầy trở về sau. “Các huân tập kia”, là hết thảy huân tập của phiền não và tùy phiền não khác. “Và chỗ nương dựa”, là chỗ thức dựa. “Đáng lẽ không có chủng tử mà lại được sinh”, là nếu không có thức A-lại-da thì các thức kia không nhân mà lại được sinh. Trong đây phiền não tức là tạp nhiễm, nên gọi là phiền não tạp nhiễm. Do đạo lý trên nên phiền não tạp nhiễm đều không được thành.

Luận nói: “Thế nào là nghiệp tạp nhiễm không thành? Vì hành làm duyên thức không tương ưng, điều nầy nếu không có, thì thủ làm duyên hữu cũng không tương ưng”.

Giải thích: Để biện luận nghiệp tạp nhiễm không thành nhân duyên, nên kế đó hỏi thế nào nghiệp tạp nhiễm không thành? “Vì nghiệp làm duyên thức không tương ưng”, là nghiệp phước, nghiệp phi phước, và nghiệp bất động đã sinh rồi liền diệt mất, nếu không tin có thức Alại-da thì phải ở chỗ nào để an lập huân tập, như thân của sáu thức thì không thể nhận giữ hết thảy huân tập, trong các sự của phiền não tạp nhiễm đã có hiển thị đầy đủ. “Điều nầy nếu không có”, là nếu không có hành làm duyên thức. “Thì thủ làm duyên hữu cũng không tương ưng”, là cũng không có thủ làm duyên hữu. Thủ nầy lại duyên pháp gì? Là đối tượng huân tập thức của các hành trước do lực của thủ. Trong đây, ngay nơi nghiệp là tánh tạp nhiễm, gọi là nghiệp tạp nhiễm, hoặc nương vào nghiệp mà có tạp nhiễm nên gọi là nghiệp tạp nhiễm, nếu không tin có thức A-lại-da, thì nghiệp tạp nhiễm nầy cũng không được thành.