Nhị thừa (thặng)

Từ điển Đạo Uyển


二乘; C: èrshèng; J: nijō; Chỉ Thanh Văn (聲聞; s: śrāvaka) và Bích-chi Phật (辟支佛; s: pratyekabuddha). Hai pháp tu nầy thường được giới thiệu trong kinh văn Đại thừa, trong đó, hai thừa nầy bị xem nhẹ như là một đại biểu được gọi là truyền thống “Tiểu thừa” (小乘; s: hīnayāna), với hệ thống giáo lí tương phản với lí tưởng thực hành Bồ Tát đạo. Họ được xem như những người tu tập theo tinh thần chỉ mong đạt đến sự chứng ngộ với quả vị A-la-hán chứ không thể thành Phật. Có nghĩa là họ có khả năng cắt đứt vô lượng phiền não phát sinh bởi ba món độc (Tam độc 三毒; e: three poisons). Nhưng họ không thể tiến xa hơn nữa trên con đường tu đạo theo lí tưởng của hàng Bồ Tát vì họ thiếu sự phát huy lòng Từ bi (慈悲), thương yêu chúng sinh cũng như thiếu sự liễu ngộ về Tính không của các pháp. Một trong các bản kinh văn Đại thừa đầu tiên trình bày chi tiết về sự khác nhau trong pháp tu tập của hàng Nhị thừa và Bồ Tát là kinh Thắng Man (勝鬘經; s: śrīmālā-sūtra).