nhị thập nhị căn

Phật Quang Đại Từ Điển

(二十二根) Phạm:Dvàviôsatìndriyàịi. Hai mươi hai pháp tăng thượng đặc biệt đối với sự. Đó là: Sáu căn(nhãn căn, nhĩ căn, tị căn, thiệt căn, thân căn, ý căn), nam căn, nữ căn, mệnh căn, 5 thụ căn(khổ, vui, mừng, lo, không khổ không vui), 5 thiện căn(tín, cần, niệm, định, tuệ)và 3 căn vô lậu(vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn). Căn có nghĩa tăng thượng (thêm lên). Năm căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, mỗi căn đều làm 4 việc tăng thượng: Làm đẹp thân, nuôi dưỡng thân, sinh ra thức và chức năng riêng, vì thế gọi là Căn. Nam căn và nữ căn có chức năng làm tăng thượng sự phân biệt về giới tính, hình tướng, giọng nói… của loài hữu tình. Đối với Chúng đồng phận thì mệnh căn có ý nghĩa tăng thượng cho sự duy trì sự sống liên tục; ý căn đối với 2 việc là duy trì thân hậu hữu và tùy hành tự tại, có tác dụng tăng thượng; 5 thụ căn tùy theo sự tăng gia của các phiền não như tham, sân… thì có ý nghĩa tăng thượng đối với nhiễm ô; còn 5 thiện căn và 3 căn vô lậu thì tăng trưởng các pháp thanh tịnh, cho nên gọi là Căn. Nếu đứng về mặt thể của 22 căn mà nói, thì nam căn và nữ căn vì là 1 bộ phận của thân căn nên hoàn toàn không có thể riêng biệt. Còn 3 căn vô lậu thì lấy 9 căn: Ý căn, 3 thụ căn(khổ, vui, không khổ không vui)và 5 thiện căn làm thể, chứ không có thể riêng; vì vậy, số thể của căn thực sự chỉ có 17. [X. luận Câu xá Q.3; luận Đại tì bà sa Q.142].