NHỊ ĐẾ NGHĨA

SỐ 1854

QUYỂN 02

GIẢI THÍCH TÊN GỌI HAI ĐẾ:

Nghĩa này hết sức khó khăn, làm việc giảng giải thì Tục nghĩa là phù du, Chân là chân thật. Từ lâu việc ( sự ) đến đi đã giảng nói như vậy, nay chưa rõ tên gọi hai đế như thế nào mà giải thích. Lý giải vấn đề này, theo tôi hiểu là nói rõ có hai thứ hai đế: Một là hai đế của giáo pháp, hai là hai đế của nơi chốn. Ngôn từ của Như lai luôn chân thật, đúng đắn, đó là hai đế của giáo pháp. Hai thứ “cho là thật” thì gọi là hai đế của nơi chốn. Đó chính là dựa theo tình trí nhận để chia làm hai Đế.

Hỏi: Đế của giáo pháp là Phật dạy. Vậy tên gọi của giáo pháp là từ nơi Phật dấy khởi, đế của nơi chốn là nơi chốn của duyên. Vậy Đế của nơi chốn là từ duyên dấy khởi phải chăng?

Giải: Đế của giáo pháp là giáo pháp của Phật, nên tên gọi của giáo pháp là từ nơi Phật mà có. Đế của nơi chốn là nơi chốn của duyên, nhưng tên gọi đế của nơi chốn cũng từ Phật mà có.

Hỏi: Đế của giáo pháp là giáo pháp của Phật. Vậy tên gọi của giáo pháp là từ Phật dấy khởi. Đế của nơi chốn là nơi chốn của duyên. Vậy Đế của nơi chốn đâu được cho là cũng từ nơi Phật dấy khởi?

Giải: Đây là trường hợp ít gặp, tôi cho rằng sự thật của giáo pháp là giáo pháp của Phật nên tên gọi đế của giáo pháp là từ Phật mà có. Sự thật của nơi chốn và tên gọi đế của nơi chốn, hai cách nói ấy được đối chiếu trong tính chất chung. Nay nói rõ: Tên gọi đế của giáo pháp là từ nơi Phật dấy khởi và tên gọi đế của nơi chốn cũng từ Phật mà có.

Hỏi: Đế của giáo pháp từ Phật dấy khởi. Đế của giáo pháp đã là giáo pháp. Đế của nơi chốn cũng là giáo pháp phải chăng? Cũng có thể nói câu hỏi ngược lại, v.v…

Giải: Hai thứ hai Đế ấy đều là giáo pháp của Phật.

Hỏi: Đế của giáo pháp đúng là giáo pháp, đế của nơi chốn nếu cũng cho là giáo pháp thì sự khác nhau giữa nơi chốn và giáo pháp, làm sao cùng gọi là giáo pháp?

Giải: Tên gọi hai đế của nơi chốn cũng là vì chúng sinh nên giảng nói, vì chúng sinh giảng nói về có, đối với phàm phu là Thế đế. Vì chúng sinh giảng nói về không, đối với bậc Thánh là Chân đế, vì chúng sinh giảng nói về không, có là hai đế của nơi chốn nên hai đế của nơi chốn cũng là giáo pháp.

Hỏi: Tên hai đế của nơi chốn là do Phật giảng nói nên gọi là từ Phật dấy khởi?

Giải: Chỉ riêng về hai Đế có không thì Chư Phật xuất hiện ở đời mới có, Phật chưa xuất hiện ở đời thì không. Giải thích một cách tóm tắc thì khi Phật chưa xuất hiện ở đời, tuy nói về có không, nhưng chẳng biết có không là hai đế, cũng như lúc Phật chưa ra đời thì cũng có tên gọi khổ, tập, diệt, đạo, nhưng chẳng rõ về khổ, tập, diệt, đạo. Nên kinh cho là cánh cửa cam lồ đầu tiên được mở ra. Có, không cũng giống như vậy. Do Phật xuất hiện ở đời nói về có, không là hai đế, nên cho rằng có, không, từ khi Phật ra đời, mới được gọi là hai đế.

Giải thích theo hướng mở rộng thì Phật xuất hiện hay chưa xuất hiện ở thế gian, có – không đều do Phật nhận thức đạt được. Do đó, luận Thành Thật nói rõ: “Vào kiếp sơ, muôn vật chưa có tên gọi. Bậc Thánh vì sự thọ dụng nên các vật được gọi tên, như cái bình, chiếc áo, v.v…” Về có, không cũng như thế. Lúc Phật chưa xuất hiện ở đời, bậc Thánh vì tính chất có, không mà đặt tên. Như vậy thì, Phật xuất hiện hay chưa xuất hiện ở đời, tên gọi về có, không đều do Phật mà có.

Hỏi: Tên gọi về Đế của nơi chốn là như thế, vậy đế của nơi chốn từ đâu mà dấy khởi?

Giải: Đế của nơi chốn có hai thứ:

a/. Hai đế của nơi chốn là hai sự thật.

b/. Hai đế của nơi chốn là trí nhận thức về sự thật.

Loại thứ nhất có thể lý giải như sau: Hai đế của nơi chốn là hai sự thật, từ giáo pháp của Phật mà có. Ta đã thấy rõ Phật vì chúng sinh giảng nói về giáo pháp của hai đế. Chúng sinh chẳng thấu đạt nên mới nói ra hai hưóng giải thích về có, không, thành hai Đế của nơi chốn, nên nơi chốn ấy là từ giáo pháp dấy khởi.

Hỏi: Hai Đế của nơi chốn là Trí nhận thức về sự thật thì do nhân gì có được?

Đáp: Một nơi chốn chỉ là một nghĩa. Một nơi chốn có hai nghĩa.

Một nơi chốn chỉ là một: Phàm phu do điên đảo cho các pháp như cái bình, chiếc áo, v.v…là có. Các vật như cái bình, chiếc áo v.v… 35 dù có Phật hay không có Phật, thường đối với phàm phu là có. Như kinh Niết-bàn chép: “Mười hai nhân duyên, dù có Phật hay không có Phật, tánh tướng luôn thường trụ”. Song về lối giải thích của Tiểu thừa thì có hai vị. Tỳ-bà-xà-bà Đề cho rằng đó là pháp “Vô vi thường trụ”. Tát-bàđa bác bỏ, cho chỉ có là thường, như lửa, dù có Phật hay không Phật thì vẫn luôn là nóng, chẳng thể nói lửa có Phật thì nóng, không có Phật thì chẳng nóng. Dù có Phật không Phật, vẫn luôn nóng là thường. Mười hai nhân duyên cũng giống như thế.

Nay giải thích: Thế Đế cũng như vậy, các pháp đối với phàm phu là thường có, nên Thế đế là thường có.

Một nơi chốn có hai nghĩa: Tức là các bậc Hiền Thánh nhận thức đúng về tánh không ở các pháp là nghĩa Đệ nhất. Gọi là hai nghĩa, là dựa theo hai bản, tích ý để giải thích. Nghĩa về Tích của Bản, tức Chư Phật xuất hiện ở đời nên có, Chư Phật xuất hiện ở đời, biết rõ về điên đảo vì tánh của các pháp là không. Còn về nghĩa Bản của Tích thì Chư Phật là pháp thân, vốn biết tánh của điên đảo là không. Nên kinh Pháp Hoa chép: “Ta dùng mắt Phật quan sát nhận thấy chúng sinh trong sáu đường v.v…”Đó tức là ở nơi cõi Pháp thân vốn rõ tánh của điên đảo là không.

Tìm hiểu tóm lược về tên gọi của hai Đế, đại ý căn bản là như vậy. Nhưng hiểu nghĩa phải nắm cho được chỗ căn bản để nhận thức về về đại ý. Nếu luận chẳng đạt được ý thì nghĩa sử dụng chẳng thích hợp. Như bài tựa của Trung. Luận cho thấy người Đại thừa, Tiểu thừa chẳng biết ý Phật nên giảng về có, không, do đó mà trở thành sai lầm. Phần trước trong bài tựa nói về Tiểu thừa cho rằng, thời kỳ tượng pháp, chúng sinh căn trí ám độn, tìm hiểu về mười hai nhân duyên, ấm, nhập, giới v.v… đều khẳng định về hình thiện, chẳng rõ ý Phật, chỉ chấp vào văn tự. Tiếp theo bài tựa nói về Đại thừa cho là nghe giảng về pháp không rốt ráo, chẳng biết vì sao mà không. Chính từ nghĩa ấy mà Bồ-tát Long Thọ xuất hiện ra đời, soạn luận, phát huy ý đối với giáo pháp Phật. Đã có được sự soi sáng như thế thì nay nên theo đó mà học hỏi.

Hỏi: Đã có Đế của nơi chốn, Đế của giáo phá, vậy sao Phật giảng nói về Đế của nơi chốn và Đế của giáo pháp?

Giải: Đức Như lai sở dĩ giảng nói về hai Đế của nơi chốn là nhằm khiến cho chúng sinh từ một phần chuyển biến, hai phần cùng chuyển biến. Giảng nói về nơi chốn khiến tỏ ngộ chẳng phải nơi chốn, chẳng phải chẳng nơi chốn. Vì sao? Vì ở trong tính chất không có danh tướng (tên gọi, hình tướng) gượng nói về danh thiện. Không có tên gọi mà giảng nói về tên gọi là khiến để tỏ ngộ danh là không danh. Cũng như chẳng phải nơi chốn, chẳng phải chẳng nơi chốn,, vì chúng sinh nên giảng nói nơi chốn, khiến tỏ ngộ nơi chốn chẳng phải nơi chốn, chẳng phải chẳng nơi chốn. Nên kinh có câu: “Biết rõ có, chẳng phải có, bản tánh đều thanh tịnh”. Lại nói: “Nhằm giúp cho chúng sinh nhận thức sâu xa về nghĩa đế Đệ nhất nên giảng nói về thế đế” Thêm nữa, tất cả các pháp có, không đều thông hiểu chẳng phải có không”. Do vậy nên giảng nói về nơi chốn là khiến để tỏ ngộ chẳng phải nơi chốn, chẳng phải chẳng nơi chốn.

Cái gọi là khiến cho từ một phần chuyển biến, hai phần cùng chuyển biến: Vì sao nói như thế?

Về một phần chuyển biến: như giảng nói về có, đối với phàm phu là thật, giảng nói về không đối với bậc Thánh là thật, giảng như vậy là nhằm giúp cho chúng sinh chuyển từ có nhập vào không. Vì sao? Vì đối với phàm phu là có, nhưng cái có ấy thật sự là không thật có. Giảng nói về có, đối với phàm phu là có, thì biết rõ cái có ấy là chẳng thật có. Đây chính là vì phàm phu: Họ cho các pháp là thật có. Nay giảng cái có ấy là có đối với phàm phu, nếu biết rõ cái có đối với hàng phu là có, thì biết cái có ấy chẳng phải thật có. Đó chính là do có mà tỏ ngộ về chẳng thật có. Kinh chép: “Biết rõ có chẳng phải thật có”. Cũng là kinh chép: “Nhằm khiến cho chúng sinh nhận thức sâu xa về nghĩa đế Đệ nhất nên giảng nói về Thế Đế”. Luận chép: “Nếu không nhờ Thế tục thì chẳng đạt được nghĩa Đệ nhất.”

Về hai phần chuyển biến: Giảng nói về có đối với phàm phu là thật, đối với cái có của phàm phu cho là thật ấy, giảng nói về không đối với bậc Thánh là thật thì gọi là hai đế của nơi chốn. Đã giảng nói về có, không chỗ duyên là hai, tức rõ ở hai là chẳng hai. Giảng nói nơi hai là làm hiển bày chẳng hai. Nên kinh nói: “Tất cả các pháp có không đều thông hiểu chẳng phải có không”.

Nếu giải thích một cách trọn vẹn thì đối với hai là nói rõ về chẳng phải hai. Chẳng phải phi chính là chẳng phải hai. Như đối với hai là nhằm làm hiển bày chẳng hai, thì lời ấy thích hợp với hàng độn căn. Nếu là sự lý giải theo tính chất tỏ ngộ nhanh chóng thì đối với hai chẳng rõ đó là hai. Chẳng phải là (phi) chính là chẳng phải hai. Nên nêu ra phần trước, nhưng cũng không được hạn chế phần sau. Đề cao phần trước thì sẽ lìa bỏ hai bên. Vì sao? Vì đối với hai chẳng phải đúng là hai thì lìa hai. Chẳng phải là (phi) thì tức là chẳng phải hai thì chẳng vướng mắc chẳng hai, đó chính là sự tỏ ngộ về chẳng hai là hai, hai là chẳng hai, chẳng phải nghiêng lệch, là chánh đạo thanh tịnh. Hiển nhiên là đã giảng nói như thế: Đế của nơi chốn tức là Đế của giáo pháp, chẳng hề có đế của giáo pháp riêng. Chỉ nói rõ như vậy để ghi nhận một cách chính xác Đế của nơi chốn tức là Đế của giáo pháp, tức là nương vào hai Đế nói pháp. Người của Tùng Lai nghe Đại sư giảng về Đế của nơi chốn, Đế của giáo pháp, cũng tạo ra sự giải thích về hai Đế, đọc chữ “miệng chim Anh Vũ” thành “chân của chim cú tai mèo!”

Nay giải thích: Như trên đa nói rõ, không có Đế riêng của giáo pháp, nói về nơi chốn tức là giáo pháp.\Hỏi: Như thế thì sự giải thích của Tùng Lai đâu được cho là có đế của nơi chốn và đế của giáo pháp?

Giải: hai sự thật của nơi chốn gọi là hai đế của nơi chốn. Đức Phật vì chúng sinh giảng nói về hai nơi chốn ấy, tức là Đế của giáo pháp. Rõ ràng chẳng có hai, chỉ là dựa theo nghĩa mà phân chia. Vì sao? Vì Đế của nơi chốn là đối tượng. Đế của giáo pháp là chủ thể… chủ thể, đối tượng được chia làm hai Đế.

Hỏi: Vì sao giảng nói hai Đế: Đế của nơi chốn và Đế của giáo pháp?

Giải: Có hai ý:

a/. Do giải thích kinh, đọc luận. Trong kinh luận đều có nói về hai Đế ấy.

b/. Nhằm để đối ứng với kiến giải của người. Kiến giải kia nói hai Đế là cảnh giới thiên nhiên. Có hai lý ấy. Nên hai Đế gọi là cảnh. Lại gọi là lý tức hợp hai Đế sinh vào hai trí, gọi đó là cảnh. Nhưng lý của của đạo có hai Đế nên gọi là lý. Lý của đạo có hai lý ấy, lý của đạo có hai cảnh ấy, như vậy hiện tại có hai cảnh, hai lý.

Hai cảnh: Một là cảnh của nơi chốn, hai là lý của giáo pháp.

Hai lý là: Một là lý của nơi chốn, hai là lý của giáo pháp.

Nhưng Đức Như lai giảng nói thẳng về hai Đế của nơi chốn gồm ba câu: được, mất, vừa được vừa mất. Nói thẳng về sự giảng nói ấy, như vậy có lý giải được chăng? Nay Phật nói thẳng về hai Đế của nơi chốn thì làm sao lý giải được?

Đáp: Nay giải thích: Phật giảng nói về hai Đế của nơi chốn có ba câu: a, đều được; b, đều mất; c, vừa được vừa mất.

Gọi là vừa được vừa mất: Tức là phần trước hai Đế của nơi chốn. Các pháp đối với phàm phu là có, thì cái có ấy là mất. Các bậc hiền Thánh nhận thức đúng các pháp là không, thì cái không ấy là giả. Chỉ rõ về sự có, không ấy khiến chúng sinh nhận biết về sự được mất, để lìa bỏ có học lấy không, sửa đổi phàm thành Thánh.

Đều là mất: Hai đều là nơi chốn nên cả hai đều là mất. Nơi chốn đối với phàm phu là có, có ấy đã mất. Nơi chốn đối với bậc Thánh là không thì cái không ấy cũng mất. Vì sao? Vì các pháp không hề thật có, không. Đối với phàm phu cho là có, đối với bậc Hiền Thánh cho là không. Như một sắc không hề là có không. Người chấp có thì cho sắc là có. Người quán không thì cho sắc là không, một sắc đối với hai duyên không, có trở thành có, không, nên cái có, không ấy đều mất.

Cả hai đều được: Do nhận thức đối với hai liền nêu rõ về chẳng hai. Nên các câu dưới đây đều thanh tịnh. Đối với duyên đâu phải là hai?

Hỏi: Đối với hai chẳng phải hai, có thể chẳng phải hai, chẳng hai chăng?

Giải: Đối với hai chẳng phải hai, nói rõ chẳng phải hai. Chẳng phải là đó chẳng phải hai. Đã chẳng phải là hai, chẳng phải chẳng hai thì năm câu ấy đều thanh tịnh. Đó chính là, trên thì quét sạch cả vòm trời sông Thiên Hà, dưới thì chảy đầy vào nguồn sâu. Tùng Lai chỉ cho rằng hai Đế của nơi chốn đều mất, không biết về ba câu này. Rõ ràng là ở ba câu này có hai thứ Đế. Hai câu trước tức là Đế của nơi chốn. Một câu sau tức là Đế của giáo pháp. Hai câu trước tức là cảnh của nơi chốn. Một câu sau tức là cảnh của giáo pháp. Cảnh của nơi chốn là cảnh không chuyển biến, cảnh của giáo pháp là cảnh chuyển biến.

Gọi hai câu trước là Đế của nơi chốn, cảnh không chuyển biến: Các pháp đối với phàm phu là pháp Thật. Dù có Phật hay không có Phật thì vẫn thường có cảnh ấy. Hiện tại cũng có: Cảnh của thiên nhiên, trí của thiên nhiên, tức thường có cảnh ấy. Thế thì cảnh trí ấy đều là cảnh trí đối với duyên, chẳng phải là cảnh, trí của sự chuyển ngộ.

Gọi là cảnh của sự chuyển ngộ: Chỉ giảng nói về duyên có thì nhận biết đối với có là chẳng có, giảng nói về duyên không thì nhận biết đối với không là chẳng không. Biết có không là chẳng có không, biết giáo pháp để tỏ ngộ lý mầu. Tỏ ngộ diệu lý tức phát sinh hai Trí quyền, thật. Khi phát sinh hai trí thì giáo pháp của có không chuyển ngay biến gọi là cảnh. Nên đó là cảnh của sự tỏ ngộ.

Hỏi: Vẫn còn một chỗ còn nghi, chưa rõ: Vì sau trước nòi về hai đế của nơi chốn một được một mất. Mất là đối tượng được giáo hóa, được là chủ thể giáo hóa. Nay, vì sao cho là, giảng nói không khiến tỏ ngộ chẳng không. Nếu giảng nói không khiến tỏ ngộ chẳng không, thì đó mới là đối tượng được giáo hóa, sao cho là chủ thể giáo hóa.

Giải: Trước nói về hai Đế của nơi chốn, nói không là chủ thể giáo hóa, dẫn dắt phàm phu khiến học hỏi Hiền Thánh. Phàm phu do điên đảo cho là có, các bậc Hiền Thánh nhận thức đúng về các pháp là không, nói rõ chủ thể giáo hóa về không, khiến phàm phu lìa bỏ có. Nếu là hàng môn đồ thuộc căn trí nhạy bén, đã biết có là chẳng thật có, tức rõ không là chẳng thật không. Chỉ những người thuộc về độn căn, lìa bỏ chỗ kiến chấp về có của mình, học hỏi không có chủ thể giáo hóa, đã học hỏi được không có chủ thể giáo hóa, tạo được sự lý giải đối với không, thì vì người ấy, giảng nói đối với ông là không, nhưng các pháp thật sự chẳng phải không. Đây là nói theo tiệm ngộ, trước khiến tỏ ngộ có là chẳng thật có, tiếp theo khiến tỏ ngộ không là chẳng thật không.

Hỏi: Kiến giải kia cũng nói có Đế của cảnh giới, Đế của giáo pháp, họ nói về “cảnh giới pháp bảo”, “ngôn giáo pháp bảo”. Cảnh giới pháp bảo tức là Đế của cảnh giới. Ngôn giáo pháp bảo tức là Đế của giáo pháp, ông có Đế của giáo pháp thì họ cũng có Đế của giáo pháp, ông có ngôn ngữ của Như lai thường chân thật đúng đắn thì họ không có điều ấy hay sao? Như vậy đều là cảnh giới, giáo pháp, thế thì có gì khác nhau?

Giải thích: Có khác nhau, nay nói rõ:

Cảnh giới của thiên nhiên ở hai Đế của ông là cảnh giới nơi chốn bị mất theo quan điểm của tôi. Trong sự mất mát của cảnh giới, của nơi chốn, có vô lượng cái bị mất mát. Đó là sự mất mát bên ngoài theo kiến giải của tôi. Còn sự mất mát nhỏ nhiệm thì chẳng phải là chỗ đạt tới theo quan điểm của ông. Nên kinh chép: “Bồ-tát với những hình tướng bị ngăn ngại nhỏ nhiệm, chẳng phải cảnh giới Nhị thừa”. Nay cũng như vậy, cảnh giới của thiên nhiên theo quan điểm của ông chỉ là sự mất mát quan điểm bên ngoài theo kiến giải hiện tại. Vậy nên hai kiến giải khác nhau rất lớn. Do đó mà Đại luận chép: “Ngoại đạo và Phật pháp, sự khác nhau phải nói là vô cùng, khác nào như trời với đất”. Lại nói: “Các vị trời ăn món Tu-đà (Vị cam lộ) so với con người thì món ăn của con người cũng như thứ đồ hôi thối. Lại như hai thứ sữa lừa và bò làm thế thì trở thành tô”. Ở đây cũng vậy, cái được của ông là cái mất theo kiến giải hiện nay. Đây là dựa vào hai đế để nói pháp, hai đế là nghĩa của cảnh giới.

Hỏi: Đế của giáo pháp cũng có khác chăng?

Giải: Xin một lần nữa nói rõ: Tôi có ba thứ hai đế, chỗ nói về hai Đế ở phần đầu nơi kiến giải của tôi. Ba giả là Thế đế hữu vi. Bốn bặt là Chân đế. Hai Đế ấy, theo kiến giải của tôi, là hai Đế của phần đầu thôi. Lại nữa, xin hỏi: Giáo pháp ở hai Đế của ông biểu thị cho vật gì? Ông cho rằng hai Đế lại biểu thị cho hai lý. Nếu vậy thì hai lại biểu thị cho hai, ngón tay lại chỉ cho ngón tay thôi. Hơn nữa, ông chỉ có hai mà không có chẳng hai nên chỉ có giáo pháp mà không có lý. Không có lý thì cũng không giáo. Nay thì có lý tức có giáo, gồm đủ cả giáo pháp và lý mầu.

Từ trước đến giờ là nói về ý nghĩa của sự lập danh. Phần tiếp theo là giải thích về danh. Tuy không tên gọi mà có tên gọi, do đó nên giải thích danh. Đại sư Tăng Triệu chép: “Đạo của vô danh, do đâu mà chẳng là danh?” đại sư cho rằng: “Trong cái không danh tướng gượng nói danh tướng.”

Đã là không danh, gượng nói danh, là để nhờ danh mà tỏ ngộ không có danh. Giảng về danh chẳng khiến cho chúng sinh chấp trụ vào danh. Nếu nói về danh mà khiến chúng sinh chấp danh thì đó lại là chúng sinh, chẳng được gọi là Phật”.

Nay nói: không danh mà gượng nói là danh là giúp cho chúng sinh nhờ danh mà tỏ ngộ không có danh. Nhưng phải biết rõ danh ấy là vô danh. Chỉ rõ “danh mà vô danh, vô danh mà danh”. Đã rõ danh của vô danh thì cũng rõ vô danh của danh. Đó tức là trừ bỏ nên không tạo ra cái gì mới. Nếu là người của Tùng Lai thì sẽ tạo ra cái mới dù chẳng cần thiết. Vì sao? Vì thân tâm vốn có sẳn bệnh, nghe Phật giảng nói về chân, tục, sau đó lý giải về chân, tụ, có Chân nên là Chân, có tục nên là tục. Có danh khác với vô danh, tức là theo nghĩa “Hữu sở đắc”. Theo “Hữu sở đắc” thì là Thanh văn, là quyến thuộc của ma. Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi chép: “Đó là điều khiến cho Chư Phật ba đời trong mười phương không vui.” Kinh Phật Tạng nói: “Đao lớn chém giết tất cả. Người theo “Hữu Đắc” tội còn hơn thế nữa!” Kinh Hoa Nghiêm có câu: “Ví như loài ngạ quỷ, v.v…” Do đó Đại luận chép: “Giá như lấy lại được sự sống sót chết cũng không thể trị được bệnh này!”

Nay Hưng Hoàng Nhiếp Sơn xuất hiện ở đời dốc phá trừ bệnh ấy, giảng nói về danh giúp chúng sinh tỏ ngộ về vô danh của danh, chẳng chấp giữ danh, cũng chẳng chấp giữ vô danh. Nói thí dụ như sáu cặp đánh núp. Đánh mà ẩn úp thì bị người kia đánh. Giảng nói về tên của hai Đế, vốn để trừ bệnh. Nếu chấp giữ ở trong tên gọi thì danh lại trở thành bệnh.

Nay nói rõ: Hai Đế cũng như sáu cặp đánh-núp.

Hỏi: Do đâu mà thường nói sự giải thích ấy?

Giai: Chỉ vì thường bị bệnh ấy, thường tạo ra sự giảng nói ấy.

Như các bậc Thanh Văn thường gây trở ngại cho con đường tu tập hành hóa của Bồ-tát. Đại sư nhờ vào đâu mà có được lý giải như thế? Chính là nhờ học ở hai vị Luận chủ Long Thọ, Đề-bà. Hai vị Luận sư nhờ đâu mà đạt được kiến giải kia? Chính là nhờ học theo Chư Phật.

Hỏi: Trong kinh có lập có phá, sao cho rằng đều là phá?

Giải: Trong kinh hoặc lập hoặc phá đều nhằm phá trừ bệnh. Vì sao? Trong kinh nói về một sắc một hương đều để làm hiển bày đạo. Nếu chẳng làm hiển bày đạo thì chẳng thể phá trừ bệnh. Đã hoặc lập, hoặc phá, đều để làm hiển bày đạo, nên phá lập đều là để phá trừ bệnh. Kinh là thế, nên luận chủ học ở kinh, Đại sư thì học ở luận chủ. Người của Đại thừa, Tiểu thừa, chấp vào hai bệnh mới, cũ, vì thế nên có hai vị Luận chủ xuất hiện ở đời để phá bỏ. Bồ-tát Đề-bà phá trừ bệnh cũ. Bồ-tát Long Thọ phá bỏ bệnh mơi. Luận chủ đã như thế thì Đại sư cũng vậy, nhằm phá trừ bệnh mới, cũ nên nói bày giảng nói như thế.

Tuy nhiên, đại ý về nghĩa của đạo là như thế, nên cần phải đạt được ý như vậy. Chẳng phải là làm việc lập danh về nghĩa của Đế, vì nghĩa của đạo là dứt bỏ tên gọi, nhưng muôn dứt bỏ danh thì trước phải giải thích danh.

Giải thích danh gồm có bốn câu:

1/. Một danh một nghĩa.

2/. Một danh vô lượng nghĩa.

3/. Một nghĩa một danh.

4/. Một nghĩa vô lượng danh.

Danh không ngoài hai tướng ấy. Nghĩa cũng không vượt qua hai điều kia.

1. Một Danh một nghĩa:

Một tên gọi tức một tên gọi thế tục, một tên gọi Chân. Một nghĩa, thì tục nghĩa là phù hư, chân nghĩa là chân thật. Tùng lai đạt được luận chứng thứ nhất này, nay nói rõ: Đây là câu trong bốn câu.

2. Một Danh vô lượng Nghĩa:

Thế nào là một danh vô lượng nghĩa?

Giải thích: Một là một của vô lượng vậy, một há chẳng phải là vô lượng hay sao? Đây chính là một của vô lượng, vô lượng của một. Nên kinh nói rõ: Trong một lý giải vô lượng, trong vô lượng lý giải một, dầu làm phát sinh Phi Phật Trí, là Vô sở úy.

Hỏi: Như thế nào là một danh mà có vô lượng nghĩa?

Giải: Dựa theo bốn nghĩa để giải thích:

a- Giải thích theo tên gọi.

b- Giải thích theo nhân duyên.

c- Giải thích theo tính chất làm hiển bày đạo.

d- Giải thích theo hướng mở rộng.

(a) Theo tên gọi để giải thích:

Như tục lấy phù du làm nghĩa. Lại nữa, Tục dùng phong tục làm nghĩa. Nhưng đây là nói ra đủ cả trong ngoài, nên luật có giới luật của đất nước.

Tùy theo nơi chốn của đất nước mà phong tục khác nhau. Sách Lễ Ký chép: Người quân tử hành lễ chẳng cầu phong tục thay đổi”. Vậy nên phong tục là nghĩa, Tùng Lai chỉ có được sự giải thích trước, không có sự giải thích sau.

Hỏi: Hai cách giải thích ấy khác nhau thế nào?

Giải: Tục lấy phù hư làm nghĩa thì đây tức là so với chân để giải thích. Nói rõ chỗ nhận thức của bậc Thánh là chân thật, đối tượng nhận thức của phàm phu là phù hư. Tức đối với chân để giải thích tục. Nếu dùng phong tục để giải thích tục thì đúng là dùng tục giải thích tục. Do phong tục của các nơi khác nhau nên gọi là Tục. Đây là không có đối tượng để so sánh.

Trước thì so sánh với cái khác, sau thì chỉ tự mình. Tự mình và cái khác có khác nhau. Lại nữa, trước là dựa theo kinh để giải thích. Sau là dựa vào luật để giải thích. Đại Sư Hà Tây nói: “Phật Pháp không ngoài hai tạng kinh, luật. A-tỳ-đàm chỉ là sự phân biệt về kinh, luật”. Vậy nên kinh luật thâu tóm toàn bộ Phật pháp.

Trước giải thích theo kinh: Kinh nói rõ: “Các pháp là phù hư, không thật có”. Nên dùng phù hư giải thích Tục là dựa theo kinh.

Dùng phong tục giải thích Tục là dựa theo luật: nói rõ trong luật chẳng được cho các pháp là phù hư, chẳng thật có. Chẳng được bảo người là phù hư, cỏ cây là phù hư. Vì sao? Vì chế ra giới luật là nhằm khiến cho Phật pháp được tồn tại lâu dài. Do đó không được nói là sự vật phù hư không thật có, chỉ nói là phong tục của đất nước không giống nhau. Đây chính là dựa theo kinh luật để giải thích sự khác nhau. Người của Tùng Lai cũng không rõ.

(b) Dựa theo nhân duyên để giải thích nghĩa:

Nói rõ Chân của Tục, Tục của Chân. Vì sao? Tục chẳng phải chân thì chẳng là tục. Chân chẳng phải là tục thì chẳng phải là chân. Chẳng phải là tục thì chẳng phải chân, nên chân chẳng ngăn ngại tục. Tục chẳng ngăn ngại chân nên tục lấy chân làm nghĩa. Chân chẳng ngăn ngại tục nên chân lấy tục làm nghĩa.

Hỏi: Trước theo tên gọi để giải thích, có hai nghĩa: Một là so với cái khác chỉ tự nơi mình để giải thích. Hai là dựa theo kinh luật để giải thích. Nay thì dựa theo cái gì để giải thích nghĩa?

Đáp: Đối trị hướng hữu ngại, hữu đắc, dựa theo hướng vô đắc, vô ngại để giải thích. Nếu cho tục ngữ là phù hư, châm là chân thật, thì đó là lối giải thích theo hướng hữu đắc của phàm phu, Nhị thừa. Nay giải thích:

Bồ-tát theo nghĩa vô đắc-vô ngại nên làm rõ nghĩa là tục của chân, chân là nghĩa của tục. Kiến giải kia không có nghĩa này. Theo họ, tục khẳng định là tục, chân khẳng định là chân. Ba giả khẳng định là tục chẳng đạt được chân. Bốn quên khẳng định là chân chẳng đạt được tục. Chân tục có sự ngăn ngại là giải thích theo Thanh văn. Nay nói rõ: Chân là nghĩa của tục, Tục là nghĩa của chân, tục không còn ngăn ngại là cách giải thích theo Bồ-tát.

Hỏi: Do đâu mà nói như thế?

Giải: Nhằm đối trị tính chất của kiến giải kia, nói rõ là hiện tại theo tính chất nhân duyên. Nhân duyên làm lay chuyển sự chấp trước về tự tánh của họ. Kinh nói: “Trước dùng định làm cho lay chuyển, sau dùng trí để nhổ lên”. Nay, trước nói về nhân duyên làm lay chuyển cái chấp về tánh của họ, sau sẽ nhổ sạch.

Song, nay một hướng nhằm nói rõ về nhân duyên làm lay chuyển cái chấp về tự tánh của họ. Nhưng họ còn nói theo phù hư khẳng định là nghĩa của tục, chân thật khẳng định là nghĩa của chân, vì thế đã tạo được sự lưu chuyển rồi thì nói tục là nghĩa của chân, chân là nghĩa của tục.

Hỏi: như thế thì tục là nghĩa của chân, chân là nghĩa của tục, cũng như không là nghĩa của sắc, sắc là nghĩa của chân phải chăng?

Giải: Trong kinh Đại phẩm đã có giải thích rõ. Kinh ấy chép: “Sắc tức không, không tức sắc”, tức chân tức tục, tức tục tức chân. Đã cho rằng chân tức tục thì chân há chẳng phải là nghĩa của tục? Lại như Trung luận chép:

“Pháp do nhân duyên sinh” Ta nói tức là không”.

Pháp do nhân duyên sinh tức là có. Đã “tức là không” thì chân đâu chẳng phải là nghĩa của tục? Giải thích câu kệ ấy là giải thích đủ cả kinh. Luận dẩn kinh để giải thích thì luận tức là kinh được giải thích. Thêm nữa, nghĩa là cái sở dĩ của danh, chân là cái sở dĩ của tục, nên chân là nghĩa của tục. Kinh có câu: Nhằm khiến cho chúng sinh nhận thức sâu xa về nghĩa đế Đệ nhất, do đó Như lai đã nói giảng nói về Thế Đế. Đã nói Thế Đế để khiến nhận thức về nghĩa đế Đệ nhất thì rõ tục là chân, gọi chân là nghĩa của tục. Tục Đế đã thế thì chân cũng vậy.

(c) Dựa theo tính chất làm hiển bày đạo để giải thích nghĩa:

Giải thích tục là nghĩa chẳng tục, chân là nghĩa chẳng chân, chân tục là nghĩa chẳng chân tục. Chẳng chân tục của chân tục tức là nghĩa của danh, chân tục của chẳng chân tục tức là danh của nghĩa. Chẳng chân tục của chẳng chân tục là lý của giáo. Chân tục của chẳng chân tục là giáo của lý. Ở đây gồm đủ cả Danh nghĩa. Lý giáo, Trung giả, chiều ngang, chiều dọc (không gian, thời gian).

Hỏi: Xuất xứ từ đâu mà giảng nói như thế?

Giải: Tức như chỗ giải thích của Kinh Hoa Nghiêm: “Tất cả các pháp có, không đều thấu đạt, chẳng phải có không”. Do thấu đạt có là chẳng có, nên chẳng có là nghĩa của có. Thấu đạt không là chẳng không, nên chẳng không là nghĩa của không. Cũng như thông hiểu về minh, vô minh, hai, không hai nên không hai là nghĩa của hai. Thấu đạt chân tục là chẳng chân tục nên chẳng chân tục là nghĩa của chân tục.

Hỏi: Do đâu mà giải thích chẳng chân tục là nghĩa của chân tục?

Giải: Trước giải thích về nghĩa nhân duyên theo chiều ngang để làm lay chuyển, nghĩa theo chiều dọc để nhổ sạch, tức là nhằm vào quan điểm của Tùng Lai để nói về nghĩa dứt trừ trong sự giả phục. Gọi là giả phục tức chân là nghĩa của tục, tục là nghĩa của chân, bác bỏ cái chấp về tự tánh của họ. Đã biết chân của nhân duyên tức rõ chân là chẳng chân. Biết tục của nhân duyên tức rõ tục là chẳng phải tục. Tỏ ngộ chân tục là chẳng chân tục thì cái chấp về tự tánh được dứt trừ hẳn. Do ý nghĩa ấy, nên trước giải thích theo chiều ngang để bác bỏ, nay giải thích theo chiều dọc nhằm dứt trừ.

(d) Giải thích nghĩa theo hướng mở rộng:

Nói về tục dùng tất cả các pháp làm nghĩa. Người là nghĩa của Tục. Tục là nghĩa của tục. Sinh tử là nghĩa của tục. Niết-bàn là nghĩa của tục. Vì được mở rộng không còn bị chướng ngại nên tất cả các pháp đều là nghĩa của tục.

Hỏi: Do đâu mà nói tất cả các pháp đều là nghĩa của tục?

Giải: Theo nghĩa thứ ba ở trước sinh ra. Nghĩa thứ ba ở trước cho rằng: Tục là nghĩa của chẳng tục, chân là nghĩa của chẳng chân. Từ chân tục tỏ ngộ về đạo vô ngại. Đã tỏ ngộ về đạo vô ngại nên có được dụng vô ngại. Do đạt được dụng vô ngại, vì thế mà tất cả các pháp là nghĩa của tục. Trước chính là thọ dụng nhập đạo, nay thì từ đạo dẩn ra dụng.

Hỏi: Vì sao cho tất cả các pháp cũng là nghĩa của tục?

Giải: Xin trích dẫn sự so sánh chung:

Kiến giải kia có đề cập đến nghĩa đối đãi riêng, đối đãi chung. Dài ngắn, chân tục, nhân quả…đối đãi nhau tức là đối đãi riêng. Dài đối đãi với chẳng dài, tục đối đãi với chẳng tục, là đối đãi chung. Là vì nói rõ ngoại trừ tục ra thì tất cả đều là chẳng tục, chẳng tục đối đãi tục. Chẳng tục đã là nghĩa của tục, nên tất cả là nghĩa của tục. Lại còn có nghĩa đối đãi rộng khắp. Tùng Lai cho rằng: dài ngắn đối đãi, nhưng cái bình, chiếc áo, hai quả ấy là không đối đãi. Nay giải thích: cái bình, chiếc áo hai quả ấy đối đãi nhau.

Hỏi: “Cao thấp nương nhau, có không sinh nhau” có thể cho là đối đãi. Cái bình, chiếc áo, hai quả ấy sao gọi là đối đãi được?

Đáp: Xin hỏi ngược lại ông: Đúng sai được cho là đối đãi, chẳng đúng đối đãi với sai chăng? Ông sẽ đáp: Đúng sai được xem là đối đãi thì cái bình đối đãi với phi cái bình. Nếu như thế thì chiếc áo chẳng phải cái bình, tức đối đãi với cái bình. Chiếc áo đã đối đãi với cái bình thì cái bình, chiếc áo là nhân duyên: chiếc áo là nghĩa của cái bình, cái bình là nghĩa của chiếc áo. Chiếc áo đã là nghĩa của cái bình, cái bình là nghĩa của chiếc áo. Chiếc áo đó là nghĩa của cái bình thì tất cả các vật đều là nghĩa của cái bình.

Lại giải thích: Tất cả các pháp là nghĩa của tục: Theo nghĩa như để làm sáng tỏ. Sắc như, tất cả pháp như. Sắc như tức tất cả pháp như, tất cả các pháp tức sắc, nói thí dụ về như để phá bỏ nghĩa của phái Tăng-khư về Đại Hữu cùng một nghĩa với cái bình. Vì Hữu bình chẳng khác với hữu tức là cái bình. Hữu cùng muôn pháp chẳng khác gì muôn pháp cũng tức là cái bình. Nay cũng như vậy, Như chẳng khác với Tục. Tục tức là như, như chẳng khác với tất cả các pháp. Tất cả các pháp tức là tục. Vì sao? Vì Thể là như thế. Kinh Hoa Nghiêm chép: Vì sao một niệm là vô lượng kiếp, vô lượng kiếp là một niệm? Là vì Thể của đạo vốn như vậy. Vì sao? Vì một niệm tức là đạo, Vô lượng kiếp cũng là đạo, nên vô lượng kiếp tức là một niệm, mốt niệm của vô lượng kiếp tức là một niệm. Một niệm của vô lượng kiếp thì chẳng phải là một niệm, chẳng phải là vô lượng kiếp, mà là một niệm, là vô lượng kiếp. Trong đó gồm đu cả chiều ngang (không gian) chiều dọc (thời gian) vô ngại. Nên kinh nói: Trong một lý giải vô lượng, trong vô lượng lý giải một.

Tuy nhiên, bốn nghĩa này về thứ lớp chẳng theo đúng trước sau như đã nói. Vì sao? Thứ nhất là dựa theo thế tục để giải thích nghĩa. Tục gồm nghĩa phù hư, nghĩa phong tục, là theo sự thật để giải thích. Thứ hai là dần dần đi vào chiều sâu, nói rõ là tục của chân, chân là nghĩa của tục. Thứ ba, từ chân tục đi vào chẳng chân tục. Từ dụng hội nhập đạo. Thứ tư, tỏ ngộ về đạo xong thì từ đạo khởi lên dụng. Thứ lớp như thế là cùng sinh.

Dựa theo chân tục để giải thích về bốn nghĩa ấy, so sánh tất cả nhân quả, người-pháp đều giống như thế.

Giải thích về một danh một nghĩa, một danh vô lượng nghĩa xong.

Tiếp theo giải thích một nghĩa một danh, một nghĩa vô lượng danh.

(3) Một nghĩa, một Danh:

Dùng chánh đạo là một nghĩa, chân tục là một danh. Song chánh đạo chưa từng có danh. Vì một đạo nên lập một danh. Cũng là lập một danh là nhằm làm hiển bày một đạo. Vì sao? Đã vì một đạo lập một danh thì một danh há chẳng làm hiển bày một đạo sao? Vậy nên gọi là một nghĩa một danh.

() Một nghĩa vô lượng Danh:

Trở lại dùng một đạo làm một nghĩa. Còn vô lượng danh là: nhằm làm hiển lộ một đạo nói lập vô lượng danh. Lập vô lượng danh là để làm hiển lộ một đạo? Nên gọi là một nghĩa vô lượng danh.

Hỏi: Chỉ có bốn thứ danh ấy sao?

Giải: Danh có vô lượng như:

Thế Đế, Tục Đế, Hữu Đế, Phàm Đế.

Chân đế, Đệ nhất nghĩa Đế, Không Đế, Thánh Đế.

Cho nên trong phẩm Tứ Đế của kinh Hoa Nghiêm chép: “Ở thế giới Ta bà này có bốn mươi ức trăm nghìn Na do tha tên gọi Tứ Đế, huống chi là danh hiệu trong mười phương thế giới”. Đây chính là có số lượng nhiều về Danh, không thể nói đầy đủ, giấy bút chẳng thể ghi chép hết. Nay chỉ giải thích tóm lược về Thế và Tục, chân và Đệ nhất nghĩa tức bốn Danh.

Nhưng bốn Danh này có lìa có hợp. Hợp là hợp Thế và Tục thành một Đế, chân và Đệ nhất làm một Đế. Kinh có câu: “Thế tục Đế nên giảng nói về có. Đệ nhất là nghĩa thật cho nên là không”.

Lìa thì có Thế Đế, Tục Đế, Chân đế, nghĩa Đế Đệ nhất.

Hỏi: Do đâu mà hoặc lìa hoặc hợp?

Giải: Vì xét tới một cách tóm lược nên giải thích theo hướng lìa, vì nghĩa giống nhau nên làm rõ sự hợp lại. Thế và Tục tên tuy khác mà nghĩa thì đồng, nên hợp lại gọi là Thế Tục Đế. Chân và Đệ Nhất cũng như vậy.

Hỏi: Tên của bốn Đế ấy khác nhau thế nào?

Kiến giải kia cho rằng Chân tục thì theo thể mà gọi tên. Thế và Đệ nhất thì theo sự khen chê mà được gọi.

Nói Chân, Tục theo thể mà có tên: Nói rõ Tục thì nghĩa là phù hư, Thể đích thực là phù hư. Chân thì nghĩa là chân thật. Nên châm tục theo Thể mà có tên. Còn Thế và Đệ nhất thì theo sự khen chê mà được gọi: Nói rõ Thế nghĩa là thay đổi, cách biệt, đệ nhất nghĩa là không gì hơn. Đã cho cách biệt là Thế, không gì vượt hơn là Đệ nhất, nên thế cùng với Đệ Nhất là tên gọi theo tính chất khen chê.

Tuy nhiên sự giải thích này khó có thể lãnh hội. Xin nói câu hỏi: Tục thì Thể là Phù hư. Thế thì cũng có thể là cách biệt. Thể của tục là phù hư. Đã là theo thể mà được tên, thì thế của thế là cach biệt cũng là theo Thể mà có tên. Nếu bảo chê thế là cách biệt, chẳng phải là đệ nhất thì tôi cũng chê tục là phi hư chẳng phải là chân thật. Cái thật của tục là phù hư đã chẳng phải là sự chê. Thì cái thật của thế là cách biệt, sao vội cho là chê? Rõ ràng cái cùng với thế của tục ấy nếu Thế bỗng nhiên được cho là thể đích thực thì Tục phải là sự chê bai. Vì sao? Vì biết rõ thế là cách biệt, nay Thế là cách biệt, há chẳng phải là Thể đích thực? Tục chẳng rõ phù hư, nay gọi nó là phù hư, há chẳng phải là chê hay sao? Như thế thì đâu được cho tục là phù hư là theo thể mà có tên. Thế là cách biệt, là theo sự che bai mà được gọi tên.

Câu hỏi tiếp theo: Chân và Đệ nhất. Thể đích thực của chân là chân thật. Thể đích thực của Đệ nhất cũng là Đệ nhất. Nếu đối với phàm chẳng phải là đệ nhất thì khen ngợi bậc Thánh là Đệ nhất, cũng vậy, đối với phàm phu chẳng phải chân thật thì khen ngợi bậc Thánh chính là chân thật. Nếu bảo khen ngợi chân là Đệ nhất thì cũng khen ngợi Đệ nhất là Chân, vì sao gọi Chân là theo Thể đích thực, còn Đệ nhất là theo sự khen ngợi? Nói câu hỏi về kiến giải kia là như thế. Nay giải thích:

Thế và Tục là tên được gọi của sự nhận định theo chiều ngang (không gian) và chiều dọc (thời gian). Vì sao? Vì tên của tục chính là theo chiều ngang. Tên của Thế chính là theo chiều dọc.

Tục là chiều ngang vì Tục nghĩa là phong tục, chỗ nào cũng đều có pháp của phong tục. Nên nói: “Người quân tử theo lễ chẳng cầu nơi tập tục thay đổi”. Tất cả các cõi nước đều có phong tục nên tên của Tục tức là chiều rộng. Còn Thế là chiều dọc: Thế là đổi thay, cách biệt, ba đời đổi khác, há chẳng phải là theo thời gian hay sao? Trong ngoài đã nói đầy đủ. Kinh nói: “Đời đời kiếp kiếp nối nhau”. Sách Thượng Thư cho rằng “ba mươi năm là một Thế”. Tuy nhiên chung cuộc đời lấy tính chất thay đổi cách biệt làm Thế, nên Thế là tên gọi của thời gian.

Như vậy, rõ ràng hai Danh ấy đều là Thể đích thực. Thể đích thực của Tục là phù hư. Thể đích thực của Thế là thay đổi. Chẳng có Thế mà đã có Thế, tức là thay đổi, cách biệt. Chẳng có Tục mà đã có Tục, tức là phù hư, Thể đích thực là phù hư, thay đổi, đâu có sự khen chê trong ấy, cho nên kiến giải kia chẳng thể chấp nhận.

So sánh với chân để giải thích: Luân chép: “Về Thế tục đế, Tánh của tất cả các pháp là không, thế gian luống dối điên đảo cho là có. Các bậc Hiền Thánh nhận thức đúng về tánh không.” Tục Đế đã luống dối điên đảo cho là có, nên biết Tục Đế là luống dối điên đảo, từ trong điên đảo ấy, tự có Tục có Thế, có ngang có dọc. Đó là theo nghĩa khác nhau không khác nhau. Lấy Thánh để so sánh thì cùng là điên đảo, nên không khác nhau. Mà lại có Thế, Tục, Ngang, Dọc nên là có khác nhau.

Hỏi: So với Thánh chỉ là không khác nhau hay cũng có khác nhau?

Giải thích: Đối với Thánh cũng rõ đó là khác nhau. Kinh Đại phẩm có câu: “Nếu các pháp là không thật có thì do đâu mà có sáu cõi khác nhau? Phật đáp: “Do chúng sinh điên đảo nên có sáu cõi khác nhau”. Như thế thì Phật biết đủ cả điên đảo khác nhau và không khác nhau, còn chúng sinh thì chỉ biết khác nhau mà chẳng biết không khác nhau.

Giải thích về Chân và Đệ Nhất:

Sở dĩ nói Chân đối với Phàm vì phàm là chỗ giải thích cho chân thật. Phật chỉ rõ: Chỗ lý giải của ông là điên đảo, chẳng phải thật. Còn chỗ lý giải của bậc Thánh là chân thật. Đây chính là đối với điên đảo làm rõ về không điên đảo, đối với hư không làm rõ thật, đối với Tục nói về Chân.

Đệ Nhất Nghĩa đối với phàm phu chẳng phải là Đệ Nhất, làm rõ chỗ lý giải của bậc Thánh là bậc nhất, khi nào khen là bậc nhất? Đối với chẳng phải là Đệ nhất làm rõ Đệ nhất, nếu cho đó là khen thì đối với chẳng phải chân thật làm rõ chân thật cũng phải cho là khen. Nói vấn nạn ngược lại, v.v…

Hỏi: Như thế thì Tùng Lai vì sao cho Chân, Tục là theo Thể đích thực, Thế-Đệ Nhất là theo tính chất khen chê? ]

Giải thích: Đại sư nói lên sự giải thích ấy là có ý riêng. Nếu chấp giữ lấy ngôn từ mà không đạt được ý nghĩa thì lại trở thành miệng chim Anh Vũ giống với chân con Cú tai mèo! Điều ấy tự suy nghĩ sẽ thấy.

Hỏi: Trước nói về Tục theo chiều ngang, Thế theo chiều dọc. Tục có hai cách giải thích: Theo nghĩa phù hư, so với chân giải thích tục, theo nghĩa phong tục lấy Thể đích thực để giải thích Tục. Thế có nghĩa thay đổi, nghĩa cách biệt, ở đây thì so với nghĩa gì để giải thích?

Giải thích: Thay đổi, cách biệt cùng giải thích về thể đich thực. Ở trong Thế lớp có thay đổi cách biệt.

Hỏi: Chỉ dùng Thể đích thực ấy để giải thích, cũng là do Chư Phật giảng nói chăng?

Giải: Cũng đúng là Phật giảng nói, nhưng sự giảng nói ấy là tùy theo Thế giảng nói Thế, cùng với giảng nói trước về Tục có khác. Trước nói Tục là nghĩa phù hư, trái với Chân giảng nói về Tục. Nay nói Thế là thay đổi, cách biệt, tức là tùy theo Thế mà giảng nói về Thế.

Hỏi: Do đâu mà nói về hai điều ấy?

Giải: Chúng sinh tự cho chỗ lý giải của mình là thật, bậc Thánh chỉ rõ chẳng phải thật, mà là lúông dối. Lại có chúng sinh cho chỗ kiến giải của mình là bậc nhất không ai vượt hơn bậc Thánh chỉ rõ chỗ kiến giải của ông chẳng phải là bậc nhất, mới là kiến giải của thế nhân thôi. Chính vì vậy nên Phật nói về Thế, về Tục. Tục có phù hư, phong tục. Thế có thay đổi, cách biệt, bốn tên gọi ấy có tính chất rộng. Vì sao? Phong tục cùng với thay đổi là riêng. Phù hư và cách biệt là chung.

Riêng thì hẹp, còn chung thì rộng.

Hỏi: Vì sao chỉ giải thích về Danh ấy?

Giải: Bốn Danh ấy gồm đủ cả chung riêng, rộng hẹp. Chung riêng rộng hẹp gồm thâu tận cùng tất cả, nên chỉ giải thích bốn tên gọi ấy. Các cõi nước của chúng sinh, phong tục của thế gian, chỉ là pháp của phong tục, rõ là vô thường, do đó là hẹp. Nếu là phù hư thì rộng. Phù hư chỉ rõ là hư giả, nói tất cả các pháp đều là hư giả. Tất cả thế gian cho đến các chỗ giảng nói, hóa hiện Chư Phật, Bồ-tát đều là hư giả, do đó nên là rộng. Thay đổi, cách biệt cũng như vậy. Thay đổi chỉ là pháp vô thường, lưu động cho nên hẹp. Cách biệt thì chung cho cả thường, vô thường, không, có. Thường, vô thường, không, có là cách biệt. Nên phẩm Phật Mẫu chép: “chỉ rõ năm ấm là thế gian, mười tám giới là thế gian, mười lực là thế gian, Trí Nhất thiết chủng là Thế gian. Thế gian tức cách biệt nên cách biệt thì rộng.

Giải thích về nghĩa của Đế: Giống như trước nên cũng có bốn:

a, Dựa vào Danh; b, Theo Nhân duyên; c, làm hiển bày đạo; d, Theo hướng mở rộng.

a) Dựa vào danh để giải thích: Đế lấy tính chất xét kỹ về thật làm nghĩa. Đế của nơi chốn đối với hai sự thật xét kỹ một cách đúng đắn, nên gọi là Đế.

Hỏi: Đế của nơi chốn thuộc về Cảnh hay thuộc về Trí?

Giải: Đế của nơi chốn ở nơi Trí của hai sự thật làm tên gọi. Vì sao? Đối với chỗ kiến giải của phàm phu là tục đế. Đối với chỗ lý giải của bậc Thánh là Chân đế. Ở nơi Trí của hai sự thật làm Đế. Chẳng chấp hai cảnh của không, có là hai Đế.

Hỏi: Đế của nơi chốn là Trí, còn Đế của giáo pháp thuộc về gì? Tất cả các pháp không ngoài cảnh trí. Cảnh trí gồm thâu tất cả. Vậy thì thuộc về cảnh hay thuộc về trí?

Giải: Đế của giáo pháp thuộc về cảnh. Nếu hỏi Đế của giáo pháp vì sao là cảnh thì Tùng Lai hầu như không có lý giải về nghĩa này. Nghe nói tới điều ấy cũng chẳng rõ là nói về cái gì. Nay giải thích:

Về cảnh ấy thì đức Như lai theo đúng như điều hành hóa mà giảng nói. Đúng theo điều hành hóa mà giảng nói về hai Đế. Nên có người đã cho rằng: Xét soi chỗ tiền tàng ẩn mật gọi là Trí, làm sáng tỏ bên ngoài qua ngôn từ thần diệu là Đế. Nay cũng như vậy. Dùng hai trí soi chiếu nẻo không có. Nẻo có không chính là cảnh giới. Giảng nói về nghĩa có không, biểu thị cho đạo duy nhất tức là giáo pháp. Cảnh giới tức là đối tượng của chủ thể. Giáo pháp tức là chủ thể của đối tượng. Giáo pháp có thể biểu thị cho đạo nên giáo pháp là chủ thể của đối tượng. Cảnh giới là đối tượng được soi chiếu, nên cảnh là đối tượng của chủ thể. Đối tượng được soi chiếu, nên cảnh là đối tượng của chủ thể. Đối tượng được soi chiếu là cảnh giới. Chủ thể biểu thị là giáo pháp nên Đế của giáo pháp thuộc về cảnh.

Hỏi: Như thế thì Tùng Lai đâu được cho là duyên vâng nhận giáo pháp của hai Đế. Khi Trí phát sinh thì giáo pháp chuyển biến gọi là cảnh?

Giải: Điều ấy chẳng có liên quan, trước là chủ thể giáo hóa, sau là đối tượng được giáo hóa. Đây là gồm hai sự chuyển vượt, trước cảnh giới chuyển là giáo pháp, sau giáo pháp chuyển là cảnh giới. Vì sao? Vì hai trí của Như lai soi chiếu gọi là cảnh. Tiếp theo giảng nói để biểu thị cho đạo, thì chuyển gọi là giáo pháp. Duyên của đối tượng được giáo hóa vâng nhận giáo pháp ấy, hiểu biết giáo pháp để tỏ ngộ lý mầu, sinh ra trí. Giáo pháp chuyển gọi là cảnh. Đây chính là Đế của giáo pháp, 30 hoặc gọi là cảnh giới, là giáo pháp.

Hỏi: Đế của giáo pháp đã được cho là giáo pháp, là cảnh giới, Đế của nơi chốn cũng được cho là giáo pháp, cảnh giới chăng?

Giải thích: Nơi chốn ấy đâu có dung nạp gì mà cho là chẳng được, chỉ là không biểu thị cho giáo pháp của đạo, chẳng phát sinh cảnh của trí là vì đế của nơi chốn chẳng chuyển biến. Hai đế của nơi chốn chẳng thể biểu thị cho chánh đạo của Chư Phật ba đời trong mười phương, nên chẳng được gọi là giáo pháp. Lại chẳng thể sinh ra cha mẹ của pháp thân nên chẳng được xem là cảnh giới. Nếu nơi chốn ấy là Đế thì nó cũng là cảnh giới, cũng là giáo pháp, cũng là lý mầu. Vì sao? Vì nó cũng dùng ngôn từ giảng nói nên có giáo pháp, cũng cho là có lý nên nó có lý. Nhưng lý, giáo của trường hợp ấy đều thuộc về loại “cho là thật”.\Tiếp theo lại làm rõ nghĩa Đế của nơi chốn và Đế của giáo pháp.

Hỏi: Đế của nơi chốn là hai thứ “cho là thật”, còn Đế của giáo pháp được xem là khai trí của Chư Phật phải chăng?

Giải: Đã rõ Đế của giáo pháp cũng gọi là hai Đế, hai Cảnh, hai Trí, hai Thân. Hai Trí của Chư Phật là Đế của giáo pháp. Chúng sinh “cho là thật” là Đế của nơi chốn. Đây chính là theo sự mê ngộ để chia ra nơi chốn, giáo pháp. Vì sao? Vì đế của nơi chốn tức là sự thật của mê, còn Đế của giáo pháp là Trí của sự tỏ ngộ.

Hỏi: Như vậy thì Đế của giáo pháp là hai Trí phải chăng?

Giải: Chư Phật theo đúng sự hành hóa mà giảng nói, theo đúng sự giảng nói mà hành hóa. Theo đúng như sự hành hóa mà giảng nói thì giảng nói chỗ hành hóa của mình. Đúng như sự giảng nói mà hành thì hành hóa theo chỗ mình đã giảng nói. Giảng nói theo chỗ mình hành hóa thì sự giảng nói ấy gọi là giảng nói của hành. Hành hóa theo chỗ mình giảng nói thì sự hành hóa ấy gọi là hành của thuyết. Đây là hành hóa, giảng nói tương ưng, đều là Bát-nhã. Đại luận giải thích việc “Thánh nói giảng pháp”, “Thánh im lặng”, cho rằng: Từ nơi tâm Bát-nhã lại giảng nói về Bát-nhã, gọi lả Thánh nói pháp. Giảng nói pháp Bát-nhã xong, lại nhập vào tâm Bát-nhã thì gọi là Thánh im lặng. Thánh im lặng, Thánh nói pháp đều là Bát-nhã. Nay cũng như thế. Theo đúng như sự giảng nói mà hành hóa gọi là hai trí. Đúng như sự hành hóa mà giảng nói thì gọi là Hai Đế. Hai Đế cũng gọi là hai Trí. Vì sao? Vì giảng nói là giảng nói về đối tượng gì. Giảng nói chỉ rõ là giảng nói về hai trí, nên cho rằng, muốn biết Trí thì tìm nơi giảng nói, vậy hai

Đế tức là hai Trí. Song theo nghĩa thì chẳng đồng. Biểu thị cho nghĩa của lý là giáo pháp, nói ra nghĩa của trí là trí, nghĩa là đối tượng được soi chiếu là cảnh. Như thế thì tên gọi ở Đế của giáo pháp cũng được gọi là cảnh, cũng được gọi là trí.

Hỏi: Đế của nơi chốn có được như vậy chăng?

Giải: Đế của nơi chốn, Trí, Giáo, Cảnh của nơi chốn đều có nghĩa là tánh cố định.

Hỏi: Kiến giải khác cũng nói hai Đế là hai Cảnh, hai cảnh là hai kiến, vậy so với kiến giải kia có gì khác hay chăng?

Giải: Hai Đế của kiến kia khẳng định là hai cảnh. Nay nói về hai Đế là giáo pháp, chẳng khẳng định đó là giáo pháp. Biểu thị cho lý mầu thì gọi là giáo pháp, đối tượng được soi chiếu thì là cảnh. Nói ra Trí là Trí, không có sự khẳng định về tướng. Đã rõ giáo là giáo pháp chẳng khẳng định, tức biết cảnh là cảnh chẳng khẳng định. Nếu lãnh hội được như vậy thì đó là tỏ ngộ lý. Khi tỏ ngộ thì tỏ ngộ giáo pháp chẳng phải là giáo pháp, tức rõ lý chẳng phải lý, giáo lý chẳng phải giáo lý. Chỉ là như huyễn như hóa, có tiếng vang nơi hang rỗng, là hình bóng trong gương sáng. Tuy như huyễn hóa mà diệu lý, giáo pháp luôn hiện rõ.

Tiếp theo cũng lại làm rõ hai Đế của nơi chốn đã nói ở trước.

Hỏi: Trước nói hai đế của nơi chốn, một lượt chia ra có được, mất, có Thánh Phàm. Nên luận chép: Tánh của các pháp là không, thế gian cho điên đảo là có. Đối với phàm phu là thật, gọi đó là Đế. Các bậc Hiền Thánh nhận đúng về tánh của điên đảo là không. Đối với bậc Thánh là thật, gọi đó là Đế. Có đối với phàm phu là thật, thì phàm phu chỉ có Đế của có. Không đối với bậc Thánh là thật thì Thánh chỉ có Đế của không, phải như vậy chăng?

Giải: Rõ ràng là một lượt đối với phàm, Thánh có hai thật gọi là Đế. Có đối với phàm phu là thật, là Đế. Không đối với thật là đế. Nếu cùng so sánh cả hai thì hai ấy chẳng phải Đế. Vì sao? Vì có đối với phàm phu là Đế, không đối với phàm phu chẳng phải Đế. Phàm phu cho các pháp như cái bình, chiếc áo, v.v… hiện thấy, khẳng định là có, nên có là thật. Không chẳng phải thật. Bậc Thánh đối với cái bình, chiếc áo v.v… cho là không, là thật, cái bình, chiếc áo, v.v… kia chẳng phải thật. Nên có người nói kiến giải: “Cái thật của phàm phu là cái hư của Thánh, cái thật của Thánh là cái hư của phàm phu, cái hư của phàm phu là cái thật của Thánh, cái hư của Thánh là cái thật của phàm phu. Nếu thế thì phàm, Thánh chỉ có một Đế. Phàm phu chỉ có Hữu Đế, bậc Thánh chỉ có Không Đế”. Xin nói câu hỏi:

Phàm phu chỉ có Hữu Đế. Bậc Thánh chỉ có Không Đế, nên cũng  có thể cho phàm phu chỉ có Quyền Trí, bậc Thánh chỉ có Thật Trí?

Giải thích: Trường hợp người là có so sánh. Gọi là có: Tức đối với hai sự thật có hai Đế, đối với hai sự thật có hai Trí. Phàm phu nói sự lãnh hội về có thì phàm phu có Trí của có. Bậc Thánh nói sự lý giải về không thì Thánh có Trí của không.

Gọi là chẳng có: Chẳng thể nói là bậc Thánh chỉ có một Trí. Bậc Thánh có đủ hai trí Quyền, Thật. Nếu bảo chỉ có một Trí thì chính là hủy báng bậc Thánh, là chỉ tin một nửa, chẳng tin một nửa. Kinh nói rõ: “Tin sáu độ, chẳng tin sáu độ, thì sự tin ấy là chẳng đầy đủ”. Nay nếu cho rằng bậc Thánh chỉ có Không Trí, chẳng có Hữu Trí, thì sự tin tưởng là chẳng đầy đủ.

Hỏi: nay giải thích: Bậc Thánh có một Đế mà có đủ hai Trí. Nhưng giải thích như thế là chỉ nói một bên của bậc Thánh. Đã có đủ hai Trí thì phải có hai Đế. Sao cho là chỉ có một Đế hai Trí?

Giải: a/. Bậc Thánh có hai Trí: Tức bậc Thánh biết rõ tánh các pháp là không, nên có thật trí. Lại nhận biết phàm phu do điên đảo cho là có, nên có được Quyền, trí. Soi chiếu tánh không, chẳng điên đảo gọi là Thật Trí. Chiếu soi chỗ điên đảo, phù hư gọi là Quyền trí. Về Đế thì chẳng phải như thế. Hai Đế đều chẳng điên đảo. Còn Trí thì nhận biết về điên đảo, chẳng điên đảo.

b/. Nhận thức về thật là Thật Trí, nhận thức về hư là Quyền Trí. Nhậ thức về hư, thật nên có hai Trí. Đế thì chẳng phải như vậy. Hai đế đều là thật. Do ý nghĩa ấy nên bậc Thánh có một Đế mà có hai Trí.

Lại giải thích tên gọi hai Đế:

Trước hết là nói lối giải thích của người khác. Kiến giải ấy cho rằng: Tục đế xem xét đúng về tính chất của phù hư. Chân đế xem xét đúng về tính chất chân thật. Do xem xét về chân thật, phu hư, nên gọi là Tục Đế, Chân đế. Nay xin nói câu hỏi:

Chân đế của ông là xem xét về thật, Tục Đế xem xét về hư. Nếu thế thì xem xét về hư là Đế, sao cho xem xét về thật là Đế? Kiến giải kia nói: Tục xem xét về Thật là tính chất phù hư, do đó thẩm xét về thật là Tục Đế. Vì sao? Vì tục là ba giả, chân là bốn quên, cái thật của Tục là tính chất phù hư.

Kiến giải của hiện nay là: Đế lấy sự xem xét về thật làm nghĩa. Tục đối với phàm phu là thật. Chân đối với Thánh là thật, nên Đế dùng thật làm nghĩa.

Rõ ràng là sự giải thích đều có xuất xứ từ kinh, luận, gồm hai luận

giải thích là Bách luận và Trung luận.

Bách luận chép: “Tục đối với người đời là thật”. Trung luận chép: “Tục Đế: Tất cả các pháp tánh là không, thế gian do điên đảo cho là có. Đối với người đời là thật, gọi đó là Đế. Các bậc Hiền Thánh nhận thức đúng về các pháp là không, đối với bậc Thánh là thật, gọi đó là Đế”. Đây chính là hai luận đều dùng sự xem xét về thật để giải thích Đế. Tôi nói về Đế là sự xem xét về thật xuất xứ từ văn của luận. Còn ông nói Tục Đế xem xét về hư thì xuất xứ từ đâu? Hỏi vặn nữa thì rõ là chẳng thông hiểu!

Hỏi: Ông nói câu hỏi về kiến giải kia như thế, ông nói về hai Đế đều là sự xem xét về thật. Vậy thế nào là tính chất đối đãi nhau?

Giải: Tục Đế đối với phàm phu là Đế, đối với phàm phu chẳng phải là Đế, đối với bậc Thánh chẳng phải là Đế. Không đối với bậc Thánh là Đế, đối với phàm phu chẳng phải Đế. Như Trung luận có chép: “Tánh các pháp là không, thế gian do điên đảo cho là có, là Đế, các bậc hiền Thánh nhận thức đúng về các pháp là không, là Đế”. Đây chính là có đối với phàm phu là Đế, không đối với phàm phu là Đế. Vì sao? Vì phàm phu nghe nói về không, chẳng tin, cho là luống dối, chẳng phải chân thật. Các pháp như cái bình, cái áo, theo lý lẽ thông thường là có. Vì sao? Vì nay hiện thấy các pháp như cái bình, chiếc áo v.v… là có, nên cho rằng theo lý của lẽ thông thường, thì các pháp thật có.

Hỏi: Đã cho theo lý của lẽ thông thường là có, vậy làm sao cho là đế của nơi chốn?

Giải: Nơi chốn, theo lý thì lẽ thường của phàm phu là có nên gọi là Đế nơi chốn. Lại nữa, không đối với bậc Thánh là đế, có đối với bậc Thánh chẳng phải đế. Vì sao? Vì bậc Thánh biết rõ các pháp là luống dối, chẳng phải thật. Nếu tánh các pháp là không thì đó là chân thật. Nên luận chép: “các bậc Hiền Thánh nhận thức đúng về tánh không của các pháp”. Vậy đạo lý của các pháp là không.

Hỏi: Đã gọi đạo lý là không, vậy làm sao cho là nơi chốn?

Giải: Nơi chốn theo đạo lý của bậc Thánh là không, nên gọi là đế của nơi chốn.

Hỏi: Như thế thì sao được gọi là đối đãi nhau.

Giải: Bách luận nói về nghĩa đối đã nhau. Văn luận chép: Đối đãi nhau thì như lớn, nhỏ”. Gọi là đối đãi nhau như lớn nhỏ: Tức như một quả Nại so với quả chanh thì nhỏ, nhưng so với quả táo thì lớn. Quả Nại là cũng lớn nhỏ. Tục cũng như thế. So với phàm phu là Đế, so với bậc Thánh thì chẳng phải đế. Tục cũng là đế, cũng chẳng phải Đế.

Hỏi: Do ý mà nói tính chất lớn nhỏ để giải thích?

Giải: Sự trích dẫn ấy là nhằm so sánh chung. Trước nói Tục cũng đế, cũng chẳng phải là đế. Vị sư theo kiến giải kia sẽ bảo: Nếu là phải thì nói là phải, chẳng phải thì nói chẳng phải. Tại sao lại do dự bảo vừa là, vừa chẳng phải là? Chính vì lẽ ấy, nên mới nói ra hình ảnh quả Nại để giải thích. Như một quả Nại cũng lớn nhỏ. So với quả cô thì nhỏ, nhưng so với quả táo thì lớn. Đâu có ngăn ngại gì khi tục vừa là đế vừa chẳng phải đế. So với phàm phu là đế, so với Thánh thì chẳng phải đế. Đem hình ảnh quả Nại để giải thích về Tục đã như vậy. Đem hình ảnh quả Nại để giải thích về chân cũng thế. Sánh với Thánh là đế nhưng so với phàm phu thì chẳng phải đế. Nên chân vừa là đế vừa chẳng phải đế.

Người của kiến giải kia sẽ hỏi: Ở đây nói về Tục vừa là đế, vừa chẳng phải đế. Đó là đúng sai đối đãi nhau. Hai đế của kiến giải kia là có, không, phù hư, có thể được cho là đối đãi. Hai đế của ông đều là thật, vậy làm sao gọi là đối đãi?

Nay xin nói câu hỏi ngược lại về nghĩa đối đãi ở hai đế: Sư cho rằng: Lối tắt có người đứng là nghĩa của ba giả. Xin hỏi: Nghĩa giả của đối đãi nhau thì Thế đế của ông đối đãi với vật gì? Người của kiến giải kia đáp: Tục đối đãi với chẳng tục. Câu hỏi: chẳng tục là vật gì? Họ sẽ đáp: chẳng tục là tục. Lại nói câu hỏi: Tục đối đãi với chẳng tục. Chẳng tục lại là tục nên Tục đối đãi với tục. Dài đối đãi với chẳng dài. Chẳng dài lại là dài, nên dài đối đãi với dài. Họ lại cho rằng: Tục đối đãi với chân, lại nói câu hỏi: chân đế của ông là bốn niệm đều dứt bặt, đâu được cho là tục đối đãi với chân? Theo nghĩa của ông thì tục có ba giả, chân chẳng phải ba giả. Nay ông đã cho tục đối đãi với chân. Chân chính là đối đãi với giả. Vì sao? Vì dài đối đãi với ngắn, dài là chủ thể đối đãi, ngắn là đối tượng được đối đãi. Chủ thể đối đãi, dối tượng được đối đãi đều là đối đãi tục đối đãi với chân. Tục là chủ thể đối đãi, chia là đối tượng đối đãi. Chủ thể đối đãi, đối tượng được đối đãi đều là đối đãi nhau. Như vậy hai đế là giả cùng đối đãi. Họ vượt khỏi điều ấy là giải thích: Cho rằng tục đế đối đãi với danh của chân đế, còn thể của chân đế thì cứ dứt bặt, chẳng thể đối đãi. Nên chỉ là danh của chân đế đối đãi thôi.

Vặn hỏi: danh nơi chân đế của ông là vật gì? Nếu cho danh là tục đế thì tục trở lại với tục. Còn nếu danh là chân đế thì đâu được nói chân Đế dứt bặt danh. Rõ là tiến lui đều chẳng thông!

Trước nói về nghĩa Đế, chẳng phải Đế chưa xong. Trước cho rằng

Tục vừa là Đế, vừa chẳng phải Đế. Tục đối với phàm phu là Đế, đối với Thánh chẳng phải Đế. Chân cũng vậy, vừa là Đế, vừa chẳng phải Đế. Chân đối với Thánh là Đế, đối với phàm phu chẳng phải Đế.

Hỏi: ông đa giải thích như thế, vậy luận lúc nào nói ra lời giảng nói như vậy?

Giải: Luận sở dĩ chỉ nói về Tục là Đế, chẳng phải Đế. Đây là nghĩa về có. Vì sao? Vì muốn nói về nghĩa căn bản của hai Đế, thì đầu tiên phải chia ra hai Đế chân, tục. Chỉ riêng tục thì được cho vừa là Đế vừa chẳng phải Đế. Còn chân thì chỉ được cho là Đế, chẳng được cho chẳng phải Đế.

Hỏi: Vì sao như vậy?

Giải thích: Đã được gọi là chân. Chân tức nghĩa là chân thật, nên chân chỉ được cho là Đế. Như nói Tục Đế thì có thể nghi. Vì sao? Vì tục đã phù hư, chẳng phải thật. Đã gọi là tục thì đâu được cho là Đế? Do đó, giải thích: Tục vừa là Đế, vừa chẳng phải Đế. Tục đối với phàm phu là Đế. Lại nữa chân chỉ là Đế, chẳng được cho là chẳng phải Đế. Tục vừa là Đế vừa chẳng phải Đế. Bậc Thánh được so sánh với bậc Thánh. Bậc Thánh được so sánh với phàm, phàm được so sánh với phàm, nhưng phàm chẳng được so sánh với Thánh, nên chân chỉ là Đế, chẳng được cho là chẳng phải Đế, còn tục thì cũng là Đế, cũng chẳng phải Đế.

Nói bậc Thánh được so sánh với bậc Thánh, được so sánh với phàm: Bậc Thánh thấu đạt cảnh giới của bậc Thánh nên được so sánh với Thánh.

Hỏi: Thế nào là cảnh giới của bậc Thánh?

Giải: Đó là tánh không của các pháp. Bậc Thánh lại thông đạt cái có, chẳng phải là thật, nên Không đối với Thánh là Đế. Bậc Thánh lại thông đạt các chánh pháp, chẳng phải thật của phàm phu do nhận thức điên đảo, nên cái có đối với Thánh chẳng phải là Đế.

Còn phàm chỉ được so sánh với phàm, chẳng được so sánh với Thánh: Phàm phu chỉ biết cảnh giới điên đảo của phàm phu. Cảnh giới ấy đối với phàm là thật, nên tục đối với phàm phu là Đế. Phàm phu chẳng thể nhận biết tánh của các pháp là không như bậc Thánh, nên chân chẳng được cho Đế. Nếu phàm phu thông hiểu về tánh không thì trở thành Thánh, chân lại chẳng được cho chẳng phải Đế.

Chân có hai nghĩa (Về điều chẳng được cho chẳng phải Đế):

a/. Phàm phu hoàn toàn chẳng biết về cái không của Thánh cho nên chân chẳng được cho chẳng phải Đế.

b/. Nếu nhận biết về cái không của Thánh thì liền thành Thánh, còn cái không thì thành Chân đế, lại chẳng được cho là chẳng phải Đế.

Một cách tổng quát thì thì tục là nhận thức của phàm phu, lại là nhận thức của bậc Thánh, nên tục cũng Đế, cũng chẳng phải là Đế. Chân thì chỉ là nhận thức của bậc Thánh, phàm phu chẳng thể biết, nên Chân chỉ là Đế, chẳng được cho chẳng phải Đế.

Hỏi: Như thế thì trái với điều đã nói ra ở trước. Ở trước cho tục vừa là Đế, vừa chẳng phải Đế. Đối với phàm phu là Đế, đối với bậc Thánh thì chẳng phải Đế, đối với phàm phu thì chẳng phải Đế, có bốn câu nghĩa:

Có đối với phàm phu là thật, Không đối với bậc Thánh là thật.

Không đối với phàm phu là dối, có đối với bậc Thánh là hư.

Thật của phàm phu là hư của bậc Thánh. Thật của Thánh là hư của của phàm phu

Hư của phàm là thật của bậc Thánh, hư của Thánh là thật của phàm phu.

Nay sao lại cho tục có Đế, chẳng phải là Đế. Còn Chân chỉ là Đế, không chẳng phải là Đế: Đây là dựa theo nghĩa của sự phát tâm ban đầu chia ra hai Đế Chân, Tục; Bậc Thánh có hai trí Quyền, Thật: Thấu đạt tánh không là trí Thật, nhận biết về điên đảo là trí Quyền. Phàm phu chỉ nhận biết về Tục, chẳng nhận biết về chân, do đó Tục vừa là Đế vừa chẳng phải Đế, chẳng phải phàm phu nhận biết về tánh không, cho tánh không là hư, chẳng phải Đế chỉ là sự giải thích của Thánh. Nói phàm phu đối với tánh không chẳng sinh lòng tin, nên cho chẳng phải Đế, cho nên trước sau chẳng trái nhau.

Lại giải thích về Danh:

Hỏi: Nhân duyên giả hợp có là Đế của giáo pháp, tánh có cho là thật, là Đế của nơi chốn chăng?

Giải: Tùng Lai giải thích: Nhân duyên giả hợp có là có của chẳng có. Từ có cũng chẳng có tỏ ngộ chẳng có của có gọi là Đế của giáo pháp. Nếu là tánh có thì chính là có, nên có gọi là Đế của nơi chốn.

Giải thích như thế có thích hợp chăng? Nay cho là chẳng đúng, xin giải thích:

Cái có của nơi chốn là Đế của nơi chốn. Nhưng các pháp vốn không thật có, nhưng đối với chúng sinh là có, do đâu mà biết như thế? Luận nói: “Tánh các pháp là không, thế gian do điên đảo cho nên là có”. Vậy nên các pháp vốn là không, đối với chúng sinh là có là nơi chốn.

Nếu nói các pháp không thật có, do nhân duyên nên có, cái có của nhân duyên là có của chẳng có, gọi là Đế của giáo pháp. Chúng sinh cho là có, nên cái có ấy gọi là Đế của nơi chốn, thì đó là nói về phần sau.

Lại giải thích về nghĩa của nơi chốn:

Nói rõ chúng sinh vốn không thật có, nhưng nơi chốn theo chúng sinh là có. Nên kinh Đại Phẩm nói: “Chúng sinh do nhân duyên điên đảo nên có sáu đường khác nhau”. Kinh Niết-bàn có câu: “Tùy theo chỗ trôi lăn mà có sáu vị chẳng giống nhau”. Rõ ràng là những lời này đều để giải thích về nghĩa nơi chốn. Vì sao? Sáu đường, bản tánh là thanh tịnh, không thật có. Nơi chúng sinh nên không thật có như vậy là có. Luận giải thích cũng thế: “Bản tánh các pháp là không, thế gian do điên đảo nên cho là thật có, gọi đó là Đế”. Cũng vậy: “Sáu đường vốn không thật có. Nơi chốn theo chúng sinh nên có sáu đường”. Phật giảng nói về nơi chốn, ấy gọi là lý do của chẳng không. Giảng nói như thế là nhằm khiến chúng sinh ngộ đạo. Vì sao? Đã cho “sáu của nơi chốn” tức biết chẳng phải sáu”. Như người đáng thương mền cho nên đáng thương mến, thật ra chẳng đáng thương mến, đã biết “nơi chốn” đáng thương mến, liền tỏ ngộ về chỗ chẳng đáng thương mến. Các pháp cũng giống như vậy, đối với cái có của nơi chốn tức tỏ ngộ về chẳng có.

Giải thích về Đế thuộc về chân:

Hỏi: Đế của nơi chốn thuộc về Tục là như thế, có thể cho Đế thuộc về Chân cũng như thế chăng?

Giải: Một hướng mở đầu chia ra hai Đế Chân, Tục. Chẳng được như vậy, vì sao? Vì nói về nơi chốn có của phàm phu cũng là phàm. Nói về nơi chốn không có Thánh thì cũng là phàm. Giảng nói về hai đế ấy đều trở thành phàm cả. Vì sao? Vì nói về nơi chốn của Tục là làm hiển bày mê. Nói về nơi chốn của Chân là làm hiển bày ngộ. Như Trung luận đã nói: “Tánh các pháp là không, phàm phu do điên đảo cho là có. Các bậc Hiền Thánh nhận thức đúng về tánh không của các pháp”. Đây chính là chia ra phàm, Thánh, chân, tục, nói rõ đó là nơi chốn của phàm, nơi chốn của Thánh, đó là nơi chốn của Chân, nơi chốn của Tục, cũng chính là chỉ rõ đó là mê, là ngộ, là chân, là tục: Chỉ rõ nơi chốn của tục là mê, nơi chốn của chân là ngộ. Kinh Đại phẩm nói: “Bát-nhã vì việc lớn nên xuất hiện. Đó chỉ là cho thấy là đạo, là chẳng phải đạo.

Nói nơi chốn của chân nhằm chỉ rõ là đạo. Vì thế, đối với cái có của phàm là chẳng thật có, cái không của bậc Thánh đúng là không, đây là Tiết thứ nhất.

Tiết thứ hai: thì cũng chuyển biến nơi chốn theo phàm phu là có đã là chẳng có nơi chốn, là không của Thánh cũng là chẳng không. Các pháp chẳng thật có, các pháp chẳng thật không, nơi chốn theo ba Thánh là không. Đã biết không, có của nơi chốn tức rõ chẳng thật không, chẳng thật có. Hai của nơi chốn tức rõ không hai. Pháp sư Đàm Loan ở Quang Trung đã nói thí dụ về người đánh cá và loài ngạ quỷ. Người đánh cá đi vào biển thì khua động mái chéo cho sóng dâng lên. Ngạ quỷ xuống biển thì lửa bốc cháy thiêu đốt thân hình. Song nước không hề là nước, không hề là lửa. Nơi chốn theo người thấy là nước, nơi chốn theo quỷ thấy là lửa, lửa có hai công năng tiềm ẩn. Vật dụng tiếp xúc thì sẽ thiêu đốt. Vật dụng có màu sắc thì có thể soi chiếu. Nước có ba công năng tiềm ẩn, luận Thành Thật chép: “Trời mưa xuống không có mùi hương”. Nước ở trong người có đủ bốn công năng tiềm ẩn. Ngạ quỷ trông thấy thì thành hai công năng. Người đánh cá thấy thì thành bốn công năng. Nơi chốn theo quỷ là hai công năng. Nơi chốn theo người là bốn công năng tiềm ẩn. Nhưng nước không hề là hai hay bốn. Các pháp cũng như vậy. Nơi chốn theo phàm phu là có, nơi chốn theo bậc Thánh là không. Đối với nơi chốn theo phàm, Thánh là không có, nhưng thật ra thì chẳng phải là hai. Đây chính là hai của nơi chốn là Thế đế, không hai là Chân đế, nên kinh nói: “Minh, Vô minh, người ngu cho là hai, người Trí thấu đạt tánh ấy là không hai”. Tánh không hai tức là thật tánh, cho nên rõ không hai mới là Đế chân thật.

Tiết thứ ba: Hai, không hai đều là Tục. Vì sao? Hai của nơi chốn không hai cũng của nơi chốn nhưng chánh đạo thì chẳng phải là hai, chẳng phải không hai. Chánh đạo chẳng phải hai, chẳng lẽ là không hai hay sao? Song đối với phàm phu, Thanh văn là hai, còn đối với Bồ-tát là không hai, nhưng đạo thì không hề là hai hay không hai? Kinh Tịnh Danh nói: “Thân tử trông thấy nơi chốn là nhơ uế, Phạm Vương thấy nơi chốn là thanh tịnh: Kinh Hoa Nghiêm nói trường hợp năm trăm Thanh văn chẳng thấy pháp giới, còn các vị Bồ-tát thì thấy pháp giới. Nơi chốn thân tử thấy là uế, nơi chốn Phạm Vương thấy tịnh, nhưng bậc chánh sĩ thì chẳng phải là tịnh, chẳng phải chẳng tịnh. Cũng là nơi chốn nhưng năm trăm Thanh văn thì chẳng thấy, còn đối với các vị Bồ-tát thì thấy, nhưng chánh đạo thì chẳng phải thấy hay chẳng thấy. Hai hạng người đều chẳng phải thấy. Một hướng Thanh văn tu tập theo căn lành riêng khác, Bồ-tát thì tu tập pháp lành vô đắc, nên Thanh văn chẳng thấy, Bồ-tát thì thấy, so với đạo đều chẳng thấy.

Hỏi: Các vị Bồ-tát ở trong pháp giới, đã được cho là Bồ-tát thấy nơi chốn. Như lai cũng ở trong đó, cũng được cho là Như lai thấy nơi chốn hay chăng?

Giải: Chẳng thể so sánh như vậy, Như lai tùy theo sự nhận thức của ông. Như lai không hề có thấy, chẳng thấy? Nên kinh nói: “Thuận theo chúng sinh nên hội nhập khắp các thế gian. Trí tuệ luôn tĩnh lặng, như nhiên, chẳng giống với sự nhận thức của thế gian”. Vậy chẳng nên dẫn việc Như lai để so sánh. Vì Như lai chẳng phải thấy, chẳng thấy. Nơi chốn của ông thấy, nơi chốn của ông chẳng thấy, thấy, chẳng thấy đã là nơi chốn, tức biết rõ đạo chẳng phải thấy, chẳng phải chẳng thấy. Nay cũng như thế. Nơi chốn đối với Nhị thừa hai, nơi chốn theo Bồ-tát chẳng hai. Hai, chẳng hai đã là nơi chốn, tức rõ đạo chẳng phải là hai, chẳng phải là chẳng hai. Ba tiết như thế đều là nơi chốn, chẳng phải chánh đạo.

Hỏi: Như thế thì Chánh đạo là gì?

Giải: Chư Phật chẳng thể đi, Chư Phật chẳng thể đến. Chư Phật cũng chẳng có giảng nói. Nay thì cho là giảng nói như thế nào? Kinh có câu:

” Tướng các pháp vắng lặng Chẳng thể dùng lời nói”.

Lại nói: Pháp rất sâu xa mầu nhiệm, chỉ khéo léo mới biết rõ tướng ấy. Chư Phật trong mười phương cũng giống như thế. Các vị Đại Thanh văn và Bồ-tát không lui sụt đều chẳng thể thấu suốt”.

Rõ ràng đây mới là toàn vẹn: Hai Đế của tình (cho là thật), trí, ba tiết đã nói ra ở trước đều là hai Đế được cho là thật. Lìa ba tiết nói ở trước mới là Đế của trí. Do đó kinh Pháp Hoa chép: “Đức Như lai ung dung xuất định, khen ngợi hai trí rất sâu xa”.

Lại giải thích theo trước:

Hỏi: Ở trước cho rằng: Sáu cõi là không thật có, nơi chốn theo chúng sinh là có nên có sáu đường. Chư Phật thuận theo chúng sinh nên hiện thân trong năm đường, vậy là tục đế hay Chân đế? Chân đế thì không có sáu đường, chúng sinh cũng không có. Có đã là Đế của nơi chốn, Phật thuận theo chúng sinh có sáu đường, cũng là không thật có.

Vậy có ấy cũng là Đế của nơi chốn chăng?

Giải: Chẳng thể so sánh như vậy.

Sáu đường là không thật có, nơi chốn theo chúng sinh là thật có,

Nếu đó là Đế của nơi chôn. Phật hiện thân trong sáu đường, chẳng phải là thật, chỉ cho là có, nên chẳng phải là Đế của nơi chốn.

Hỏi: Đã chẳng phải là nơi chốn, nên chẳng phải là tục phải không?

Giải: Tục ấy chẳng phải nơi chốn. Vì sao? Vì tính chất hư giả nên là tục, chẳng phải thật có nên chẳng phải Đế của nơi chốn. Tự có Tục ấy chẳng phải là Đế của nơi chốn, tự có tục ấy là Đế của nơi chốn. Sáu đường do điên đảo thì tục ấy là Đế của nơi chốn. Chư Phật thuận theo chúng sinh thì tục ấy chẳng phải là Đế của nơi chốn.

Ở đây, lại phân biệt về lời này: Sáu đường không thật có. Nơi chốn theo chúng sinh là có nên có sáu đường, là tục Đế. Chư Phật thuận theo chúng sinh.

Có sáu đường. Kinh chép: “Thuận theo chúng sinh nên hội nhập khắp các thế gian”. Đã gọi là thuận theo chúng sinh có thân tướng của sáu đường, vậy đó là Chân đế hay Tục Đế? Nếu là Chân đế thì Chân đế không có sáu đường. Nếu là Tục Đế thì lại chẳng phải thật có, sao gọi là Tục Đế? Do từ ý nghĩa ấy, nên dựa theo Tục Đế nói ra có ba câu:

a/. Là Tục chẳng phải Đế. b/. Là Đế chẳng phải Tục. c/. Vừa là Đế vừa là Tục.

Nếu thành tựu đầy đủ bốn câu thì so với chân sẽ có “Chẳng phải tục chẳng phải Đế”.

a. Là Tục chẳng phải Đế:

Chư Phật thuận theo chúng sinh có sáu đường, chẳng phải thật mà cho là thật có. Do có sáu cõi nên là tụ, chẳng phải thật mà cho là thật có nên chẳng phải Đế, đó là tục chẳng phải Đế. Rõ là Tùng Lai không có nghĩa này, một lần nghe cũng không tin, nhận. Nay nói rõ: Chư Phật thuận theo chúng sinh cho nên có, chẳng phải là thật mà cho là thật có, do đó là Tục chẳng phải Đế.

b. Là Đế chẳng phải Tục:

So với Thánh là Tục, nhưng nơi chốn theo tục chẳng phải Tục. Hai tên gọi ấy ngăn ngại nhau. Tục tức chẳng phải mười hai Đế, Đế thì chẳng phải Tục. So với Thánh là Tục, nhưng nơi chốn theo tục chẳng phải là Tục, đúng là thật có nên là Đế chẳng phải tục.

c. Vừa là Đế vừa là Tục:

Hợp bàn về cả phàm Thánh, so với Thánh là tục, đối với phàm Đế, nên gọi vừa là tục vừa là Đế.

Lại nữa, theo thế tục đế, lại có nghĩa vừa là Tục vừa là Đế. Vì sao? Vì tục kia đã tự có tục của thế tục, phong tục. Thế tục và phong tục của Tục ấy, về nơi chốn đều thật có, gọi là Tục đế.

Hỏi: Như thế thì Tùng Lai do đâu cho Tục chẳng phải Đế, duyên tục của Đế nên gọi là Tục Đế?

Giải: Lời ấy có hai sự so sánh. Vì sao? Vì tục chẳng phải Đế thì so sánh với Thánh. Duyên với Tục của Đế gọi là Đế thì theo duyên. So với Thánh, Tục là phù hư nên chẳng phải Đế, đối với duyên là thật nên xưng là Đế, do đó nói tục chẳng phải Đế.

Chẳng phải Tục, chẳng phải Đế: So sánh với Chân đế thì cả hai đều chẳng phải. Luận chép: “Các bậc Hiền Thánh nhận thức đúng về tánh của điên đảo là không”. Điên đảo đã là không thì chốn nào có Tục? Đã chẳng phải Tục thì chỗ nào bàn về Đế? Nên so với Thánh thì chẳng phải Tục, chẳng phải Đế.

Trở lại nhận xét về điều đã nói ở trước:

Hỏi: Chư Phật thuận theo chúng sinh có sáu đường là Tục chẳng phải Đế. Vậy nên chỉ được cho là Tục, chẳng phải Đế, nay có được cho là Đế hay không?

Giải: Lời ấy chẳng phải Đế: Nói rõ thuận theo chúng sinh chỉ ra có sáu cõi, chẳng phải Đế của nơi chốn của cái thật cho là thật có.

Hỏi: Đã chẳng phải là Đế của nơi chốn, vậy cái đạt được là gì?

Giải: Đạt được là Đế của giáo pháp, nhưng Chư Phật, Bồ-tát, từ chỗ thật theo phương tiện khởi tích, hiện thân giảng nói giáo pháp, chỗ hiện không ngoài hình tướng và âm thanh, nên hình tướng âm thanh đều là Đế của giáo pháp. Vì sao? Vì hai thứ ấy đều là Đế. Căn duyên đích thực chẳng khác nhau, do đó gọi là Đế. Hai thứ đó, thật sự có thể biểu thị cho đạo, vì vậy nên gọi là Đế.

Hỏi: Trong Tục đế có bốn câu, trong Chân đế có bốn câu hay chăng?

Giải: Chân đế chỉ có hai câu:

a/. Vừa là Chân vừa là Đế. b/. Là Chân chẳng phải Đế.

1. Vừa là Chân vừa là Đế: Điều này có thể nhận biết, chân tất nhiên là Đế.

2. Là Chân chẳng phải Đế: Theo Chân giảng nói nên là Chân. Chẳng phải là thật cho đó là thật nên chẳng phải Đế. Như ở phần trước theo Tục Đế nói chẳng phải tục Đế, nay cũng giống như vậy.

– Lại nói về Đế của nơi chốn, Đế của giáo pháp hợp bàn về nghĩa của Đế, có ba câu:

a/. Đế là chủ thể, Đế chẳng phải đối tượng. b/. Đế là đối tượng, Đế chẳng phải là chủ thể. c/. Đế vừa là chủ thể, vừa là đối tượng.

1. Đế là chủ thể, Đế chẳng phải là đối tượng: Tức là Đế của nơi chốn.

2. Đế là đối tượng, Đế chẳng phải là là chủ thể: Tức là Đế của giáo pháp.

3. Đế vừa là chủ thể, vừa là đối tượng: Đế của nơi chốn hợp bàn.

Nói Đế của nơi chốn là chủ thể, chẳng phải đối tượng: Nơi chốn có theo phàm là thật, là Đế. Nơi chốn không theo Thánh là thật, là Đế. Chọn lấy hai Trí của thật làm Đế. chẳng chọn lấy hai cảnh của có, không làm Đế. Hai cảnh đâu vội cho là Đế? Chỉ nơi chốn có theo phàm là Đế, nơi chốn chẳng theo Thánh là Đế, tức chọn lấy hai nơi chốn làm Đế. Nơi chốn ấy cũng chẳng lẻ loi. Nhưng nơi chốn chẳng là nơi chốn, chẳng nơi chốn vốn là nơi chốn. Không có, chủ thể, đối tượng đều là Đế của nơi chốn thì bên phía chủ thể mạnh hơn cảnh, trí đều là Đế của nơi chốn thì phía trí mạnh hơn. Đây tức là dùng đối tượng để nói về chủ thể, chọn lấy chủ thể chẳng chọn lấy đối tượng, dùng trí để bàn về cảnh, chọn lấy trí chẳng chọn lấy cảnh.

Nói Đế của giáo pháp là đối tượng, chẳng phải chủ thể: Hai Trí là chủ thể giảng nói. Hai cảnh là đối tượng được giảng nói. Chủ thể giảng nói chẳng phải Đế, đối tượng được giảng nói là Đế. Đây là theo cảnh, trí để chia ra chủ thể, đối tượng. Đế của nơi chốn nói ở trước, cũng cảnh là đối tượng, Trí là chủ thể. Chọn lấy chủ thể là Đế, chẳng chọn lấy đối tượng làm Đế. Nay Đế của giáo pháp thì chọn lấy đối tượng làm Đế hay chọn lấy chủ thể làm Đế?

Nên một Luận sư cho rằng: Xét soi chỗ tiềm tàng ẩn mật là hai trí. Bên ngoài làm sáng rõ qua ngôn từ mầu nhiệm gọi là hai Đế. Hai Trí là chủ thể giảng nói, hai Đế là đối tượng được giảng nói. Chính là chọn lấy đối tượng được giảng nói về Chân Tục hóa độ các duyên, gọi là Đế của giáo pháp.

Đế vừa là chủ thể vừa là đối tượng:

Hợp lại chọn lấy hai Đế nơi chốn và giáo pháp làm Đế vừa là chủ thể, vừa là đối tượng.

Theo trong Đế của giáo pháp lại có ba câu:

a/. Chủ thể được gọi là Đế. b/. Đối tượng được gọi là Đế. c/. Vừa chủ thể, vừa đối tượng được gọi là Đế.

1. Chủ thể gọi là Đế: Đấy là hai giáo pháp Chân, Tục. Do hai giáo pháp chân, tục là thật, có thể biểu thị cho Đạo nên gọi là Đế. Hai đế với căn duyên đích thực chẳng khác nhau nên gọi là Đế.

2. Đối tượng được gọi là Đế:

Theo lý của đối tượng được biểu thị làm tên gọi. Do lý của đối tượng được biểu thị là thật nên giáo pháp của chủ thể biểu thị cũng thật. Đây chính là cái thật của sự biểu thị làm tên gọi. Như kinh Pháp Hoa chép: “Mở ra cánh cửa phương tiện để chỉ rõ đạo chân thật”. Cửa ấy tức là cửa thật, do dẫn đến thật nên gọi là cửa phương tiện. Lại nữa, như cửa Phật dẫn tới Phật nên gọi là cửa Phật. Nay cũng như vậy, giáo pháp có thể dẫn tới thật nên gọi là Thật.

3. Vừa là chủ thể vừa là đối tượng:

Tức là lý, giáo hợp lại nói bày. Chẳng phải lý thì chẳng phải giáo pháp, chẳng phải giáo pháp thì chẳng phải lý. Chẳng phải phải lý nên chẳng giáo, thì giáo ấy gọi là giáo của l;ý. Chẳng phải giáo nên chẳng phải lý, thì lý ấy gọi là lý của giáo. Lý, giáo là nhân duyên nên hai cái ấy đều là thật, do đó chủ thể, đối tượng đều là Đế.

Hỏi: Đế của giáo pháp có ba câu: Đế của nơi chốn cũng có ba luận câu phải chăng?

Giải: Đế của nơi chốn chỉ có một câu: Chỉ là chủ thể được gọi là Đế, chủ thể cho đó là thật, là Đế.

Nói sự việc để làm rõ ba tên gọi ấy, gồm có: a/. Theo chủ thể, chẳng theo đối tượng. b/. Theo đối tượng, chẳng theo chủ thể. c/. Theo cả chủ thể, lẫn đối tượng.

Theo đối tượng chẳng, theo chủ thể: Như việc uống ăn, gọi là ăn. Vì sao? Vì miệng là chủ thể ăn, còn ăn uống là đối tượng được ăn, nhưng uống được gọi là ăn, đây là thso đối tượng để gọi là ăn.

Theo chủ thể, chẳng theo đối tượng: Như gọi là đi đường. đường là đối tượng được đi, người là chủ thể đi. Đây là chỉ theo người là chủ thể đi làm tên gọi.

Đều theo cả chủ thể, đối tượng: Như gọi là nước rửa, nước là chủ thể để rửa, vật là đối tượng được rửa, gọi thẳng là rửa, là chung cho cả chủ thể và đối tượng.

Mọi vật ở thế gian được gọi tên đã có ba câu ấy chẳng giống nhau, nên Đế được gọi tên cũng có ba câu không đồng.

Tiếp theo là nhận xét về phân biệt một câu nghĩa trong kinh.

Kinh Niết-bàn, Bồ-tát Văn-thù hỏi về nghĩa của hai Đế:

“Trong thế đế có nghĩa Đệ nhất chăng? Trong nghĩa Đệ nhất có Thế đế chăng? Như có tức là Đế chỉ có một nghĩa. Còn không có thì theo đó chẳng phải là Như lai giảng nói đều la luống dối sao?” Đức Phật đáp: “Thế Đế tức là nghĩa đế Đệ nhất. Vì khéo dùng phương tiện thuận theo chúng sinh nên giảng nói cho hai đế”.

Đây là nhằm nói rõ về Đạo lý chỉ có một Đế, không có hai Đế, một Đế. Nhưng thuận theo chúng sinh nên giảng nói hai Đế.

Hỏi: Như vậy thì chỉ có một đế chăng?

Đáp: Đại sư trước đây đã nói: Có bốn Đế, hai Đế, một Đế. Nói bốn Đế là Chân đế, Tục Đế, Không Đế, và Hữu Đế. Nói hai Đế là Không, Hữu, hai Đế trở lại tức là hai Đế Chân, Tục, Hữu trở lại là Tục. Không trở lại là Chân, nên gọi là hai Đế.

Hỏi: Gọi một Đế, thì một Đế ấy phải chăng không phải chân không phải tục?

Giải: Chẳng tương quan, nay nói một Đế tức trước sau đầu cuối trọn vẹn chỉ là một Đế. Vì sao? Vì so với phàm phu chỉ có một Đế. Phàm phu chỉ biết các pháp là có, không rõ tánh các pháp là không, nên phàm phu chỉ có tục Đế, không có Chân Đế. Còn nếu so với Thánh thì cũng chỉ có một Đế. Vì sao? Vì Thánh rõ tánh không của các pháp là thật, gọi là Đế, nhận biết các pháp luống dối điên đảo chẳng phải Đế. Nhưng bậc Thánh nhận biết các pháp luống dối điên đảo chẳng phải Đế, chẳng phải các pháp luống dối hoàn toàn là không, vì nếu cho như thế thì trở thành kiến chấp về đoạn. Vì sao? Là vì có người Đại thừa nghe pháp không rốt ráo trở thành kiến chấp về không, vì nếu cho như thế thì trở thành kiến chấp về đoạn. Vì sao? Vì có người Đại thừa nghe pháp không rốt ráo trở thành kiến chấp về không, bèn cho rằng không có tội phước, báo ứng, v.v…Nay giải thích là có tội phước báo ứng, nhưng tội phước báo ứng ấy rốt ráo là không, rốt ráo không mà tội phước báo ứng chẳng mất. Lại như Trung luận chép: “Các bậc Hiền Thánh nhận thức đúng về tánh của điên đảo là không. Chẳng phải lìa điên đảo có tánh không riêng, mà chỉ là thấu tỏ tánh điên đảo là không. Tánh không đối với bậc Thánh là thật, là Đế. Lại biết luống dối điên đảo chẳng thật nên chẳng phải hai Đế. Vậy so với bậc Thánh chỉ có một Chân đế không có Tục Đế.

Về chuyển biến: Tục đối với Phàm là Đế, Chân đối với Thánh là Đế. Cả hai đều là đế (nơi chốn), cả hai đều chẳng phải Đế, chẳng phải Chân, chẳng phải Tục, mới là chân thật, mới gọi là Đế, nên kinh có câu: “Nhận thức của người đời gọi là thế đế. Người xuất thế, như đối với tánh tướng các pháp là không, mà có thể nhận biết, gọi là nghĩa đế Đệ nhất”.

Nơi chốn theo người đời, người xuất thế là Đế, là thật. Còn Đế của phi, thì chỉ là phi chân, phi tục, còn thị là thật, là Đế. Như vậy thì cũng chỉ có một Đế. Rõ ràng là người của Tùng Lai không có nghĩa này, cũng không giải thích về câu văn trong kinh Niết-bàn. Vì thế mà họ giải thích: “Hai Đế là hai cảnh, cũng là hai lý, từ lý mầu nhiệm của đạo nên có hai lý ấy”. Đâu được cho Thế đế tức là nghĩa đế Đệ nhất, chỉ vì thuận theo chúng sinh nên nói có hai Đế. Phật đã tự nói rõ là không có hai Đế, chỉ theo chúng sinh nên nói là hai. Vậy chẳng nên cho là do lý của Đế khẳng định có hai Đế. Họ vượt qua điều ấy, cho rằng đó là hai Đế theo nghĩa tức nhau, nên nói “tức là”, cũng chẳng đúng. Họ tuy cho tức nhau luôn là hai. Hai là luôn tức, nên chung cuộc là hai lý. Hai lý chẳng thể là không, nên họ chẳng nói được thật không hai, chỉ thuận theo chúng sinh nên nói có hai.

Hỏi: Kinh nói: “Thế Đế tức là nghĩa Đệ nhất, thuận theo chúng sinh nên nói có hai Đế”. Vậy có thể được, như hai tiết trước, đều giảng như thế được không?

Giải: Đều được, Tiết đầu hướng chính là đối với phàm phu, nên chỉ rõ Chân là Đế còn tục chẳng phải Đế.

Hỏi: Nếu vậy thì chẳng phải không có hai Đế?

Giải: Thật sự chỉ có một Đế, chỉ thuận theo chúng sinh nên nói có hai Đế. Bách luận cũng cho rằng Tục chẳng phải Đế. Tùy theo tục nên nói có tục Đế. Văn của luận chép: “Tùy theo Tục giảng nói nên không sai lầm”. Tiết thứ hai, nói rõ tục đối với phàm phu là Đế. Chân đối với bậc Thánh là Đế. Chân Tục đều chẳng phải Đế. Chẳng phải Chân, chẳng phải Tục mới đúng là Đế.

Hỏi: Kinh Nhân Vương, vì sao cho là có ba đế: Đế của có, Đế của không và Đế của Trung đạo Đệ nhất nghĩa?

Giải: Thật sự chỉ có một Đế, không có ba Đế. Chỉ là thuận theo chúng sinh nên nói có ba Đế. Theo duyên của chân, tục nên nói hai Đế chân, tục. Vì thế kinh Niết-bàn nói đời gọi là Thế đế. Nhận thức của người xuất thế thì gọi là nghĩa đế Đệ nhất. Vì bỏ quên ý của Tam Tạng Chân Đế nên nói là có nghĩa của ba Đế. Nay giải thích: Ba Đế ấy đều là thuận theo chúng sinh nên nói. Vì sao? Đã chẳng phải hai, há là chẳng hai? Nên Trung Luận chép: “Nếu có và không thành tựu thì chẳng phải có, chẳng phải không thành tựu. Có, không đã chẳng thành tựu thì chẳng phải có, chẳng phải không, làm sao thành tựu được.”

Tất cả đều thanh tịnh, Đại sư nói: “Bốn Đế, hai Đế, một Đế đều chẳng khác. Chỉ là một Đế thôi. Nhưng lại có một thứ nghĩa của bốn Đế, hai Đế, một Đế. Như thế là có hai thứ nghĩa của bốn Đế, hai Đế.

Bốn Đế, hai Đế, một Đế trước thì không có sự sâu cạn. Còn bốn Đế, hai Đế, một Đế sau thì sự sâu cạn khác nhau rất đáng kể.

Gọi là bốn đế tức là bốn Thánh Đế vô lượng, kế đến là thu gọn bốn Đế thành hai Đế, hai Đế thành một Đế: Tục của chân là chẳng tục. Chân của tục là chẳng chân. Chẳng chân chẳng tục là một Thật đế.

Tiếp theo, thu gọn một đế thành Vô đế: Chân tục là hai. Chẳng phải hai, hai mà không hai. Chẳng phải là không hai mà không hai. Hai chẳng phải là hai. Chẳng phải hai, chẳng phải không hai gọi là Vô đế.

Kế đến là mở ra thì vô đế thành một đế, Hai đế, bốn đế: không luận chứng thành một, hai, bốn, vô lượng chứng. Thu lại, mở ra để nói rõ nghĩa nên hai thứ ấy khác nhau.

Trước tuy nhiều ý kiến nhưng chỉ có một đế. Phàm phu cho cò là thật có, chẳng rõ tánh không. Đối với phàm chỉ có tục là đế, chân chẳng phải đế. Bậc Thánh cho tánh nhân là thật, biết rõ tục là luống dối, chẳng thật. Đối với bậc Thánh chỉ chân là đế, tục chẳng phải đế. Bồ-tát thì cho chẳng phải chân chẳng phải tục, là thật là đế, ngoài ra thì chẳng phải đế. Đối với ba duyên có ba đế. Trong ba duyên nói lên một duyên, chỉ một ấy là đế, còn lại chẳng phải đế. Song, ý chính của kinh luận là nói rõ chỉ có chân là đế, tục chẳng phải đế. Vì sao? Vì chân nghĩa là thật, tục nghĩa là chẳng thật, nên chỉ có chân là đế, còn tục chẳng phải đế.

Giải thích về nghĩa đối đãi nhau:

Hỏi: Nếu vậy thì thế nào là đối đãi nhau?

Giải: Theo nghĩa ấy thì Hư, Thật đối đãi, đúng sai đối đãi, chẳng phải đế đối đãi, chẳng phải là hai đế đối đãi nhau. Vì sao? Vì tuy có nhiều ý kiến nhưng chỉ có một đế, chỉ được cho là đế chẳng phải đế đối đãi nhau.

Hỏi: Kinh lại có hai đế, vì cho rằng thuận theo chúng sinh nên nói có hai đế. Lại nữa, người đời nhận thức thì gọi là thế đế, bậc xuất thế nhận biết thì gọi là nghĩa đế Đệ nhất. Đã có hai nghĩa, vậy thế nào là đối đãi nhau.

Giải: Rõ là chỉ có một Đế, “tùy theo chúng sinh nên nói có hai Đế”. Một câu này là chỗ gây ra việc tranh luận lớn. Vì sao? Lời này nếu trở thành nghĩa của kiến giải kia thì hỏng. Chẳng những chỉ làm hỏng nghĩa mà chẳng được đọc kinh Niết-bàn. Nay nói về sự giải thích này:

Chẳng những kinh như thế, mà luận cũng chẳng khác. Do có luận nên kinh được giải thích. Vì vậy mà nói kinh có luận nên nghĩa trở thành dễ lãnh hội. Trước hỏi đã có hai Đế thì thế nào là đối đãi nhau?

Tùng Lai giải thích rằng: Chân tục đối đãi, Đế không đối đãi, nếu đế đối đãi nhau thì dài và dài đối đãi nhau? Vậy chân tục đối đãi, hai đế không đối đãi.

Xin nói câu hỏi: Chân tục chẳng tự có, Đế chẳng tự có phải chăng? Nếu chân tục và đế đều chẳng tự có thì chân tục và đế đều đối đãi nhau. Nếu chân tục đối đãi, Đế chẳng đối đãi thì chân tục chẳng tự có, Đế phải tự có. Nay giải thích: đều do nhân duyên, nên có sự đối đãi nhau. Đại sư nói: “Trong Phật pháp của ta không có gì chẳng phải là nhân duyên. Nếu chẳng phải nhân duyên thì đó là ngoại đạo”.

Hỏi: Nếu đều là đối đãi nhau thì do đâu Sư cho là chân tục đối đãi, còn đế và đế thì chẳng đối đãi?

Giải: Lời ấy có ý, nhiều người không hiểu lời Sư, nghĩa gốc của sự đối đãi nhau phải hiển bày và thành tựu. Như dài ngắn đối đãi nhau, chẳng phải ngắn thì chẳng dài, chẳng phải dài thì chẳng ngắn. Do dài làm lộ rõ là ngắn. Do ngắn làm lộ rõ là dài, gọi là đối đãi nhau. Nên Trung luận có câu: “Chẳng phải như dài ngắn kia đây đối đãi khác nhau mà là tự tánh của có, không” Như cho rằng Đế và đế, hoặc được cùng hiểu lộ, hoặc cùng thành tựu, nên đế và đế chẳng được đối đãi nhau”. Nay nói rõ: Về tánh chất đối đãi nhau thì đế chứa đựng chân tục, gọi là chân đế Tục đế. Nói về sự đối đãi nhau thì do tánh không là chân, Đế làm hiển bày có là Tục đế, do không đế làm hiển bày Hữu đế, do Thánh đế làm hiển này phàm đế. Theo ý nghĩa này nên nói rõ là hai Đế đối đãi nhau. Nói dẫn sự việc như người thiện và người ác, như cho người chẳng được đối đãi nhau, vì đây là người thiện, làm lộ rõ kia là người ác, tức hai người thiện ác đối đãi. Hai đế cũng giống như vậy,

Thận trọng xét đoán về nghĩa đối đãinhau của hai đế, bác bỏ lối giải thích không đúng của người, làm hiển bày ý chính trong cửa thiền.

Về việc bác bỏ lối giải thích của người khác thì gồm có:

1/. Bác bỏ kiến giải theo luận Thành Thật.

2/. Bài bác người học Ba luận chẳng đạt được ý.

a. Bác bỏ kiến giải theo luận Thành Thật: Họ giải thích tục đế xét kỹ là phu hứ. Giải thích như thế chắc chắn là không đúng. Nay đem kinh, ba luận để hỏi, vì họ không học ba luận nên nghe ba luận thì chẳng tin. Chỉ xin lấy văn kinh Niết-bàn để làm rõ điều ấy. Kinh chép: “Nhận thức của người đời gọi là Thế đế, nhận thức của người xuất thế 388 gọi là nghĩa đế Đệ nhất”.

Theo ông, nếu bảo sự xét kỹ về phù hư là tục Đế thì người đời phải biết các pháp xét kỹ là hư giả. Đã có lý ấy thì người đời có thể biết các pháp là hư giả chăng? Người đời đã chẳng biết các pháp là hư giả nên chẳng lấy sự xét kỹ về hư làm tục đế. Nay giải thích Đế nghĩa là thật, chính là gặp văn kinh: đối tượng nhận thức của người đời, đối với người đời là thật, gọi là Thế đế, đối tượng nhận thức của người xuất thế, đối với bậc ấy là thật, gọi là nghĩa đế Đệ nhất. Nay đã có thể nói giải thích ấy để thấy luận cũng giải thích như vậy, nên cho rằng: “Nếu thế gian không có luận thì không có sự ngăn chận của Trí tà vạy”.

b. Bác bỏ người học Ba Luận chẳng đạt được ý nghĩa:

Họ cho hai đế Chân, Tục đối đãi với chẳng phải Chân, Tục. Hai Đế đối đãi, nghĩa ấy chẳng đúng. Như trước đã giải thích, nay lại với giải thích ấy làm rõ chân tục, nên cho là đối đãi nhau, chỉ hai Đế mới đúng là đối đãi nhau. Vì sao? Vì hai Đế đối đãi nhau, nếu chẳng đối đãi nhau thì không có hai Đế, mà chỉ có một Đế, vì sao? Vì nếu chẳng đối đãi nhau thì không thể phân biệt cái riêng khác, vì thế có được hai Đế. Tuy hai Đế đối đãi nhau, nhưng phải nói rõ được cái riêng khác của chân tục. Do Chân đế làm lộ rõ đó là tục đế. Như Tục đế làm lộ rõ đó là Chân đế, nên hai Đế chân tục đối đãi. Vì hai đế chân tục đối đãi nên kinh, luận đều cho Chư Phật thường dựa vào hai Đế để giảng nói chánh pháp. Nếu hai đế không đối đãi thì không có hai đế, không có hai Đế thì Phật không có đối tượng để nương dựa, nên hai Đế ấy đối đãi nhau.

Hỏi: Như thế thì dùng chân, tục để làm gì?

Giải thích: Chân, Tục để nói lên tính chất riêng, hai đế được nói rõ đây là Chân đế, đây là tục đế. Do Chân đế làm rõ kia là Tục Đế. Cũng như mầu đỏ, tuy cùng mầu đỏ mà sắc ấy có hơn kém. Đó là đỏ kém (nhạt), đây là đỏ hơn (đậm). Do mầu đỏ làm lộ rõ đó là mầu đỏ đậm, tức hai mầu đỏ đậm nhạt đối đãi nhau. Hai Đế cũng như vậy. Tục là Đế kém, chân là Đế hơn. Hai Đế hơn kém đối đãi nhau. Phàm, Thánh, không, có, chân, tục đều so sánh như vậy.

Hỏi: Đây là Đế của giáo pháp đối đãi hay Đế của nơi chốn đối đãi?

Giải: Nghĩa đối đãi mỗi Đế của giáo pháp thì dễ. Đế của nơi chốn đối đãi nhau thì khó giải thích. Nay xin chia làm ba câu nghĩa để giải thích:

a/. Đế của nơi chốn thuộc Tục: Chỉ có chẳng đối đãi, không có nghĩa đối đãi.

b/. Đế của nơi chốn thuộc Chân: Vừa đối đãi, vừa chẳng đối đãi.

c/. Đế của giáo pháp: Chỉ có đối đãi, không hề chẳng có đối đãi.

(a). Nói Đế của nơi chốn thuộc Tục chẳng đối đãi: Phàm phu biết có là thật, chẳng rõ về tánh không, nên chỉ có Tục không có Chân đế. Đã không có Chân đế nên không đối đãi nhau.

Nếu biết Chân đế thì rõ tục là hư giả. Tục tức chẳng phải Đế. Đây cũng là không đối đãi. Do họ chẳng biết về Chân, nen không có Chân đế để đối đãi, còn nếu biết Chân thì không có Tục Đế để đối đãi. Vậy nên nơi chốn của tục không có nghĩa đối đãi giữa hai đế.

(b). Đế của nơi chốn thuộc về Chân vừa đối đãi vừa chẳng đối đãi:

Nói vừa có đối đãi: Ví như Chân đối với Thánh là thật nên Chân là Đế. Thánh rõ tục là luống dối chẳng thật nên Tục đối với Thánh chẳng phải Đế. Như thế thì chỉ Chân Đế, Tục chẳng phải Đế. Tục chẳng phải là Đế nên chẳng thể có hai Đế đối đãi nhau.

Nói vừa chẳng đối đãi:

Bậc Thánh có hai trí Quyền, Thật. Đối với Quyền trí có hai sự nhận biết: Một là biết về Tục là hư giả, đối với Thánh chẳng phải là Đế. Hai là tục là hư giả, đối với Phàm phu là Đế. Nói theo đó thì cũng có nghĩa về hai Đế đối đãi.

(c) Nói Đế của giáo pháp chỉ có đối đãi, không hề chẳng đối đãi:

Nghĩa này dễ biết, đế của giáo pháp về có, không theo nhân duyên của Như lai.

Có gọi là có của không. Không gọi là không của có, có không đều theo nghĩa giả danh của nhân duyên. Do đó kinh Hoa Nghiêm chép: “Khi Đế đã được thông hiểu, phân biệt các pháp không có tự tánh, chỉ là giả danh nói bày. Đế của giáo pháp về có, không đều là nghĩa giả danh của nhân duyên”.

Lại làm rõ nghĩa đối đãi giữa hai Đế của nơi chốn đã nói ở trước:

Nói về Đế của nơi chốn thuộc phàm không có nghĩa đối đãi. Chỉ riêng Đế của nơi chốn thuộc Thánh là có nghĩa đối đãi. Phần này có hai thứ đối đãi:

a/. Biết Tục đối với Thánh là hư giả, tức Hư thật đối đãi.

b/. Biết Tục đối với phàm là thật, tức hai thật đối đãi, tức hai Đế đối đãi. Đế của nơi chốn thuộc phàm không có hai thứ đối đãi ấy. Một là Phàm phu không biết Chân nên không có hư-thật đối đãi, hai là phàm phu chẳng rõ chân, đối với Thánh là thật, nên không có hai thật đối đãi.

Đây chính là nơi chốn của Thánh có đối đãi, còn nơi chốn của phàm thì không có đối đãi. Do nơi chốn của Thánh có đối đãi, nên là đạt được, là tỏ ngộ, là nhân duyên. Do nơi chốn của phàm không có đối đãi, nên là mất đi, là mê mờ, là tự tánh. Đây chính là chia ra chủ thể – đối tượng, được mất, phàm Thánh.

Nhưng hai Đế tuy có mười lớp, các lớp khác chẳng thể nói bày một cách vội vàng. Hiện tại nhận thấy thích hợp cho việc làm cần thiết kia đem ra giải thích. Phẩm Thánh Hạnh của kinh Niết-bàn nói rõ mười thứ nghĩa của hai Đế. Nay lần lượt dựa vào kinh để giải thích:

– Trong kinh, trước là Bồ-tát Văn-thù hỏi, kế đến là đức Như lai giải thích. Trong phần Bồ-tát Văn-thù hỏi có ba: Một là Trình bày, hai là quyết định mở ra ba là nói câu hỏi.

“Bồ-tát Văn-thù thưa với Đức Phật: Chỗ giảng nói của Đức Thế tôn về thế đế, nghĩa đế Đệ nhất, nghĩa ấy thế nào?” Đây tức là trình bày về hai Đế.

“Bạch Đức Thế tôn! Trong nghĩa Đệ nhất có Thế Đế hay không?

Trong Thế đế có nghĩa Đệ nhất hay không? Tức là quyết định mở ra.

“Nếu trong ấy có thì tức là một Đế” tức là nói câu hỏi.

Cũng ở phần trước là lãnh hội lời Phật, kế đến hỏi lời Phật vừa nói, thứ ba là nói câu hỏi về lời Phật nói. Trong phần nói câu hỏi có hai chi tiết:

a/. Câu hỏi về “Trong nghĩa Đệ nhất có nghĩa của thế đế”: Nhưng trong ấy nói có thì chẳng phải như trong hang có rắn, trong nhà có người, người và nhà là hai sự thật, bàn luận cho là có. Nay nói có, là nói rõ Thế đế tức là nghĩa đế Đệ nhất, hai đế một nghĩa, gọi đó là có. Nói thí dụ như phái Tăng-khư cho trong nhân có quả, nhân quả là một Thể, gọi đó là có. Vì vậy mà nói câu hỏi: “Như trong ấy mà có, tức là một Đế, nếu trong ấy không có thì há chẳng phải Như lai giảng nói điều luống dối hay sao?”

b/. Câu hỏi: “Trong nghĩa Đệ nhất không có thế đế”. Trước hỏi rằng: “Nếu có tức là một”, nay câu hỏi “không thì là hai”. Cũng như phái ngoại đạo Tăng-khư cho trong nhân có quả là một, phái Vệ-thế cho trong nhân không có quả là hai. Nay cũng vậy. “Như trong ấy có tức là một Đế”. “Nếu trong ấy không có thì nên biết là hai Đế”.

Hỏi: Đã có hai Đế, vậy thế nào gọi là luống dối?

Giải: Có hai nghĩa nên gọi là luống dối.

1/. Là sự vật luống dối. 2/. Luống dối so sánh từ xa.

a. Gọi là sự vật luống dối: Tức đâu được có hai Đế, Đế nghĩa là thật. Chỉ có một thật nên chỉ có một đế. Nếu có hai thật thì phải có hai Đế. Những người cho là có hai là không đạo không quả. Đạo đã không hai thì Đế đâu được có hai. Nên cho rằng: “Há chẳng phải là Như lai giảng nói điều luống dối hay sao?”

b. Luống dối so sánh từ xa: Giải thích: “Nếu trong nghĩa Đệ nhất không có Thế Đế” thì trái với kinh điển Đại thừa. Phật từ trước nay, đối với các kinh Ma-ha-diễn (Đại thừa) đều giảng “Chân tức tục, Tục tức Chân”. Như trong kinh Đại Phẩm, Tôn giả Tu-bồ-đề hỏi: “Thế Đế, và nghĩa đế Đệ nhất có khác nhau chăng? Phật đáp: Thế Đế tức nghĩa đế Đệ nhất”. Như vậy là hai, không hai, không khác. Nay nếu cho có hai Đế thì há chẳng phải là Như lai giảng nói điều luống dối hay sao! Tiến lui hai đường đều khó.

Này người Thiện nam! Thế Đế tức nghĩa đế Đệ nhất” Đây là Đức Phật đáp hai câu hỏi kia, đáp hai câu hỏi, tức một trước là liên quan tới cái chung, còn một sau thì cho là khó ghi nhận.

Trước nói rõ Thế đế tức nghĩa đế Đệ nhất, như điều ông đã nói.

Đáp sau là nói rõ câu hỏi này trình bày không thật. Vì thế Ta chỉ rõ có một đế, không có hai đế, tức chỉ nói nghĩa có chứ chẳng nói nghĩa Không, nên chẳng có lỗi của sự luống dối. Đây chính là một lời của tức là, với hai câu hỏi hai lần mở ra.

“Bạch Đức Thế tôn! Như thế tức là không có hai Đế”. Đây lại là câu hỏi riêng. Nếu Thế Đế tức nghĩa đế Đệ nhất thì không có hai đế. Phật do đâu trước sau nói có hai Đế? Lại cho rằng Chư Phật thường dựa vào hai đế để nói pháp?

Phật đáp: “Có phương tiện khéo léo, thuận theo chúng sinh nói có hai Đế”.

Trước đáp một câu hỏi trước: Nói rõ theo lý của Đế thì chỉ có một Chân đế, không có hai đế.

Nhưng nói có hai vấn đề: Tức là có phương tiện khéo léo, thuận theo chúng sinh nói có hai đế: Thuận theo phàm cho là có, nói có. Thuận theo bậc Thánh cho là không, nói không, tùy theo hai duyên nên nói hai đế. Nhưng hai thứ tùy theo ấy chỉ là một duyên, nên hai sự tùy theo khác nhau.

Lại xét về một câu nghĩa đã nói ở trước:

Trước đã nói: Thế Đế tức nghĩa Đệ nhất. Có thể cho rằng Đệ nhất nghĩa tức là thế đế hay không?

Giải: Về hướng chung thì được, đối với Thánh chỉ có Chân đế, vậy Thế Đế tức là nghĩa đế Đệ nhất. Cũng vậy, đối với phàm chỉ có thế 32 đế, nên nghĩa Đệ nhất tức là thế đế. Nói về hướng chung thì đều được. Nhưng ở đây chính là “Thế Đế tức nghĩa đế Đệ nhất”, chỉ có Chân đế, không có Tục Đế. Vì sao? Vì chỉ có Chân là thật, Tục chẳng phải thật. Chỉ có một Như, không có hai Như. Chỉ có một Chân, không có hai Chân, nên không có thế đế. Mà nay có hai Đế, gồm hai nghĩa:

a/. Thuận theo chúng sinh nên nói có hai đế, tức là Đế của giáo pháp.

b/. Đối với chúng sinh thì có hai Đế, tức là Đế của nơi chốn.

Nhưng, hai Đế của giáo pháp và nơi chốn các kiến giải khác không có, chỉ là sự truyền thừa trong cửa thiền mà có nghĩa ấy.

Hỏi: Vì sao kinh này nói rõ về hai đế: Đế của giáo pháp và Đế của nơi chốn?

Giải: Vì để đáp lại câu hỏi của Bồ-tát Văn-thù cùng mối nghi của đại chúng, cho là chỉ có một Đế, nên nói câu hỏi về việc “không có hai đế”. Chính vì ý nghĩa ấy nên Đức Phật mở ra hai Đế giáo pháp và nơi chốn để trả lời, nói rõ với phương tiện khéo léo, thuận theo chúng sinh, nói có hai Đế, đâu phải không có hai đế?

Tiếp theo, cho rằng: “Sự nhận thức của người đời gọi là Thế Đế. Sự nhận thức của người xuất thế thì gọi là nghĩa đế Đệ nhất. Đâu có ý là không có hai Đế. Trước là thuận theo chúng sinh nên nói, tức là hai đế của giáo pháp. Chỗ nhận thức của người đời và các vị xuất thế gian tức là hai Đế của nơi chốn. Vì nhằm giải thích mối nghi vấn về “không có hai Đế” nên nói rõ về hai thứ hai Đế là hai đế của giáo pháp và hai đế của nơi chốn.

Hỏi: Kinh nói rõ về hai đế đúng là như thế. Còn luận thì chỗ nào cũng nói về hai đế: Đế của giáo pháp và đế của nơi chốn?

Giải: Bách luận nói vì các phái ngoại đạo không biết không nghe về hai Đế của Như lai, chẳng hạn như luôn điểm của Ca-tỳ-la v.v… trước đã chẳng hề nghe biết, vì vậy mà chẳng rõ về hai Đế. Do đó, luận chủ chi ra cho họ thấy về hai đế.

Trung luận thì nói về hai Đế, chung là vì tất cả các đối tượng, nhưng chính là vì những người học hỏi nội giáo không biết về hai Đế của Đại thừa. Như học giáo phái Tát-vệ v.v… với năm trăm vị luận sư, chẳng rõ tánh các pháp là không đối với hai Đế. Đây chính là cùng Bách Luận khảo xét, đính chính một phần. Có hai đế của Tiểu thừa, có hai Đế của Đại thừa. Đối với duyên của Bách luận đều là hàng chẳng biết về hai đế, nên Bồ-tát Đề-bà vì họ mà chỉ ra hai đế của Đại thừa. Ở đây xét ra có khác với Số Luận. Số Luận đả phá ngoại đạo, Bách luận cũng phá trừ ngoại đạo, vậy khác nhau thế nào?

Giải: Khác nhau rất nhiều. Số luận đả phá ngoại đạo, chỉ rõ pháp của Tiểu thừa, nên là luận của Tiểu thừa. Còn Bách luận phá trừ ngoại đạo chỉ ra hai Đế là pháp của Đại thừa, nên là luận của Đại thừa.

Còn về Trung luận thì đối tượng duyên là những người Tiểu thừa đã học hai Đế của Phật nhưng không biết về bản tánh không đối với hai Đế của Đại thừa.

Nay thì kinh này đều khác với hai luận. Vì sao? Bồ-tát Văn-thù cùng Đại chúng đã lãnh hội về hai đế, chỉ hồ nghi là không có hai Đế, nên Phật nói rõ là có hai đế.

“Này người Thiện nam! Năm ấm hoà hợp nên có chúng sinh, gọi là Thế đế”.

Tức ấm lìa ấm, không có chúng sinh gọi là nghĩa đế Đệ nhất.

Phần dưới này lại theo nghĩa khác. Dựa theo pháp nói rõ một cách rộng khắp về nghĩa của hai đế, không giống với trước, đầu tiên nói về hai Đế của giáo pháp, tiếp theo là nói về hai đế của nơi chốn. Trước nói về: “nhận thức củangười đời gọi là thế đế. Nhận thức của người xuất thế gọi là nghĩa đế Đệ nhất”. Nay là lần thứ ba, theo tính chất ngã, vô ngã để nói về hai đế, có khác với trước.

Trước nói về hai Đế, cái chung là nói rõ nhận thức của người đời gọi là thế đế, nhận thức của người xuất thế gian thì gọi là nghĩa đế Đệ nhất, chẳng phân biệt có người, không người, có pháp, không pháp. Nay chính là theo hướng có người, không người để nói về hai Đế.

Này người Thiện nam! Hoặc có pháp, có danh, có thật”. Đây là phần thứ tư nói về hai Đế, trước theo người nói về hai Đế. Nay theo pháp để nói về hai đế. Trước theo chân, tục để làm rõ hai đế. Nay thì từ trong Thế tục lại chỉ ra hai đế.

Trước theo chân tục làm rõ hai đế: Ngã là thế đế, vô ngã là nghĩa đế Đệ nhất. Đại luận chép: “Người cùng thế giới cho nên có, Đệ nhất nghĩa đế thì không”. Nay thì theo từ trong thế đế tự nói rõ về hai Đế. Về thế đế thì trong pháp của thế đế tự có hữu danh hữu thật, tự có “hữu danh vô thật; hữu danh, hữu thật là nghĩa đế Đệ nhất, còn Hữu danh vô thật là thế đế. Như lửa, nước, các vật, v.v… là có danh có thật. Có thật tức là nghĩa thật. Vì nghĩa thật có nên danh có danh, biểu thị cho nghĩa nên là nghĩa đế Đệ nhất. Có danh không thật như Xà Sàng, Hổ trượng (tên hai loại thực vật). Đại luận nói: “Cỏ gọi là Chu-lợi, ở đây dịch là làm hại. Nhưng cỏ kia không hề làm hại, chỉ là giả danh không có nghĩa thật ứng hợp. Danh do không có nghĩa thật nên là thế đế. Đây 3 chính là theo đối với tính chất hư, thật để chia ra hai Đế.

“Này người Thiện nam! Như ngã chúng sinh” là lần thứ năm nói về ý nghĩa hai Đế. Đây là theo sự, lý để nói về nghĩa của hai đế. Trước tóm tắt cho thấy có danh có thật, có danh không thật đều là Thế đế. Khổ, tập, diệt, đạo là nghĩa đế Đệ nhất. Vì sao? Ấm, giới, nhập v.v… là có danh có thật. Lông rùa v.v…tức có danh có thật. Hai pháp ấy đều là pháp của sự nên thuộc về thế đế. Khổ, Tập, Diệt, Đạo là pháp của lý, nên là nghĩa đế Đệ nhất.

“Này người Thiện nam! Pháp của thế gian có năm thứ v.v…”. Đây là lần thứ sáu dựa theo nhận thức đúng như thật, chẳng đúng như thật để chia ra hai Đế. Nhận thức chẳng đúng như thật về năm pháp của thế gian thì gọi là Thế đế. Nhận thức đúng như thật về năm pháp của thế gian, không có điên đảo là nghĩa đế Đệ nhất. Năm pháp của thế gian là:

1/. Danh; 2/. Câu chữ; 3/. Sự ràng buộc; 4/. Phép tắc; 5/. Sự chấp trước.

Như văn kinh đã giải thích:

“Này người Thiện nam! Như thiêu đốt hủy hoại v.v…” Đây là lần thứ bảy dựa theo sự nối tiếp để nói về hai đế. Nếu cho các pháp như thiêu đốt, hủy hoại, v.v… là nối nhau không đứt quãng, gọi là Thế đế. Còn nếu rõ các pháp như thiêu đốt, hủy hoại, niệm niệm sinh diệt, thật không có nối nhau, là Đệ nhất nghĩa đế.

Ở đây khác với nghĩa giả, thật của Luận Thành Thật, danh giả thì chẳng diệt. Nay nói rõ: Nếu cho các pháp là nối nhau không xen hở là thế đế. Nếu cho các pháp thật sự chẳng nối nhau là nghĩa đế Đệ nhất. Như Đại Sư Tăng Triệu, trong bài “Luận Vật Bất Thiên” có viết: “Khí núi bốc xoáy như đè bẹp cả đỉnh cao mà thường vắng lặng. Sông suối cuồn cuộn mãi mà chẳng trôi đi. Bụi bặm cuốn tỏa mà chẳng động, mặt trời, mặt trăng qua lại nơi bầu trời mà không lay chuyển”.

Chính là nghĩa ấy.

“Này người Thiện nam! Có tám thứ khổ”, tức là lần thứ tám dựa theo sinh tử. Niết-bàn để nói rõ về hai Đế. Có tám thứ khổ về sinh tử là nghĩa đế Đệ nhất.

Tuy nhiên đây là sự nhận định chung: Sinh tử là thế đế. Niết-bàn là nghĩa đế Đệ nhất. Nay xin nói rõ hơn: Không có tám thứ khổ chưa phải là Niết-bàn trọn vẹn. Vì sao? Vì Niết-bàn có nghĩa hữu sở vô và Vô sở hữu, không còn tám thứ khổ về sinh tử, v.v… là Niết-bàn theo nghĩa Hữu sở vô. Niết-bàn Hữu sở vô đã không còn sinh tử thì Niết-bàn Vô sở hữu cũng không còn sinh tử. Nay, không còn sinh từ bao gồm đủ cả Niết-bàn nên nói sinh tử là thế đế, Niết-bàn là nghĩa đế Đệ nhất.

Tiếp theo văn chép: “Dựa vào do cha mẹ mà sinh gọi là Thế đế, mười hai nhân duyên sinh ra thì gọi là Đệ nhất nghĩa đế. Đây chính là lần thứ chín theo nhân duyên để chia ra hai Đế, cũng là theo tính chất thân, sơ để chia làm hai đế. Lại cũng là theo khía cạnh thô, diệu để làm công việc phân chia hẳn ấy.

Về nhân duyên, cha mẹ hòa hợp là duyên, mười hai nhân duyên tức là nhân. Nhân thì gần (thân) duyên thì xa (sơ). Lại nữa, cha mẹ sinh thì thô, người hai nhân duyên sinh ra thì diệu, nên cha mẹ sinh là Thế Đế, mười hai nhân duyên sinh là nghĩa đế Đệ nhất. Đây tức là chín thứ nghĩa về hai đế. Thêm ở trước nói về nghĩa Bồ-tát đối với Thanh văn chia ra hai đế, tức là mười thứ hai Đế. Xét về nghĩa của hai Đế thì khoảng giữa, nói thí dụ như một người có nhiều tài năng, hoặc gọi là người chạy bộ, hoặc gọi là người cắt cỏ, hoặc gọi là thợ rèn, chỉ là một người nhưng tùy theo khả năng mà đặt nhiều tên gọi. Hai Đế cũng giống như vậy. Chỉ là mỗi hai Đế, tùy theo nghĩa mà có nhiều tên gọi.

Hỏi: Kinh này do đâu mà nói rõ về mười thứ hai đế ấy?

Giải: Nhằm đáp lại các câu hỏi nên giải thích về mười thứ hai đế ấy. Bồ-tát Văn-thù cùng đại chúng hồ nghi về trường hợp không có hai đế, nên nói lên câu hỏi về điều ấy. Do đó đức Như lai chia ra mười thứ hai đế để trả lời. Đây chính là nhằm giải thích câu hỏi về “không có hai đế” nên giảng rõ về hai đế. Hai là mở ra chẳng hai. Hai đã bỏ thì chẳng hai cũng không giữ lại. Vậy nên Đại Luận chép: “Phá vỡ một để chẳng chấp mắc ở hai”. Lại nói: “Hai biểu thị cho chẳng hai”. Nay do hai mà tỏ ngộ chẳng hai”. Hai đã không thì chẳng hai cũng không. Nhưng mười thứ hai Đế ấy, để ở trước một thứ, theo lời đáp về các câu hỏi có chín thứ hai đế. Đầu tiên nói rõ về hai đế của giáo pháp, kế đến nói hai đế của nơi chốn. Đây đúng là nói về nghĩa của hai đế. Từ Ngã, Vô ngã trở đi, theo Thế đế tự có sâu cạn khác nhau. Lần lượt y theo pháp mà bàn rộng về nghĩa của hai đế. Nhưng bảy thứ hai đế đó, mỗi thứ phải phân ra rộng hẹp để giải thích về tính chất sâu cạn của nó. Như hai đế về Ngã-Vô ngã, chỉ giải thích theo người mà chẳng theo pháp. Nghĩa ấy thì hẹp. Còn theo có danh có thật, có danh không thật, theo hư-thật để chia ra hai đế, nghĩa này thì rộng, cần phải biết nên mỗi thứ đều giải thích.

Pages: 1 2 3