NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

KINH SỐ 954A

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

Nay Ta y nơi Hội Đao Lợi Thiên Cung, Thích Ca Mâu Ni Như Lai đã nói Vô Tỉ Lực Siêu Thắng Thế Gian Xuất Thế Gian Chơn Ngôn Thượng Thượng Chủ Tể Nhất Thiết Phật Đảnh Nhất Tự Đảnh Luân Vương Niệm Tụng Nghi Tắc. Người tu hành trươc nên vào Đảnh Luân Vương Đại Mạn Đà La này, được A Xà Lê Quán Đảnh ấn khả, cho thọ Pháp này, cần khéo hiểu biết rõ ràng. Sau đó nơi thanh tịnh, an tượng Bổn Tôn, hướng mặt về phương Tây cúi đầu đảnh lễ, thọ Tam Quy, xả thân nói tội, thọ Giới, phát Bồ Đề Tâm, Tùy Hỷ, Khuyến Thỉnh, Phát Nguỵện Hồi Hướng xong

Nên kết Phật Bộ Tam Muội Da Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong, cùng đứng thẳng hai ngón cái tưc thành. Đây gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm Ấn, Chân Ngôn rằng:

“Úm, nhĩ na nhĩ”

Tiếp kết Liên Hoa Bộ Tam Muội Da Ấn. Chuẩn theo Phật Bộ Tâm Ấn, co ngón cái vào trong lòng bàn tay, ngón cái phải y trước đứng thẳng tức thành. Đây gọi là Liên Hoa Bộ Tâm Ấn, Chân Ngôn rằng:

“Úm, a rô lực”

 

Tiếp kết Kim Cang Bộ Tam Muội Da Ấn. Chuẩn theo Phật Bộ Tâm Ấn trên, co ngón cái phải vào trong lòng bàn tay, đứng thẳng ngón cái trái liền thành. Đây gọi là Kim Cang Bộ Tâm Ấn, Chân Ngôn rằng:

“Úm, phạ nhật-ra địa-lực”

Tiếp kết Giáp Trụ Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong, thẳng hai ngón giữa, co tiết trên như hình kiếm, hai ngón trỏ trụ lưng hai ngón giữa. Dùng Ấn gia năm nơi là: trán, vai phải, vai trái, tim, cổ. Chân Ngôn rằng:

“Úm, chước yết-la mạt lật để, bát-ra xa nhĩ đa, la nại-la, la nại-la, bà sa ma xa lô sắc ni sa, lộ khất-sái, lộ khất-sái hàm, hồng, phấn tra, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Phật Nhãn Ấn. Hai tay chắp lại, co hai ngón trỏ đều trụ nơi lưng hai ngón giữa, hai ngón cái cùng co vào lòng bàn tay, dùng Ấn Chân Ngôn gia trì năm chỗ, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Úm, rô rô, tát-phổ rô, nhập-phạ la, để sắt-xá, tất đà, lô giả ninh, tát phạ ra-tha, sa đạt nê, sa-phạ ha”.

 

Tiếp kết Đại Hải Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong rồi chắp lại, vỗ mở hai ngón cái. Dùng Ấn xoay theo bên phải ba vòng, tưởng thành nước biển lớn. Chân Ngôn rằng:

“Úm, vi ma lô na địa, sa-phạ ha”

Tiếp ở trong biển lớn, tưởng núi Tu Di Lô do bốn báu tạo thành. Hai tay xoa nhau bên trong, mau nắm lại làm quyền, cổ tay hợp lại cùng thẳng tức thành, Chân Ngôn rằng:

“Úm, a giả la, hồng”

Tiếp ở trên núi Tu Di Lô, tưởng lầu các bảy báu, liền kết Gia Trì Bảo Lâu Các Ấn. Hai tay tác Kim Cang Hợp Chưởng, phải trái mười ngón giao nhau ở phần đầu tức thành, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. Úm, tát phạ tha khiếm, ốt na nghiệtđế, tát-phả ra, hê hàm, nga nga nẵng kiếm, sa-phạ ha”.

 

Tiếp kết Phật Đảnh Luân Vương Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong nắm lại thành quyền, thẳng hai ngón giữa, co tiết trên như hình kiếm, thẳng hai ngón cái, co hai ngón trỏ vịn đầu hai ngón cái tức thành, ấn năm chỗ gia hộ, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. Bộ-rô-úm”

Tiếp kết Võng Quyết Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trên, co tiết trên hai ngón trỏ, lưng không dựa nhau, hai ngón cái đều đè trên dưới, xoay chuyển tức thành Kết Thượng Hạ Giới, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. A bát-ra để hạ đa xá, sa na nam. Úm, vi chỉ la noa, vi đặc-phòng sa ni, ca tỉ la, nị phạ lị ni, đát-ra sa da, phạ nhật-la phệ xà tát để nao la đặc-phạ, năng sắt tra-ra, lộ khất-sa, hàm phát”.

 

Tiếp kết Tường Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn, co hai ngón trỏ, hai tiết cùng chận nhau, đứng thẳng hai ngón cái phụ hai ngón trỏ, xoay bên phải ba vòng thành Kim Cang Tường Giới, Chơn Ngôn rằng:

“Ác, mạc hác” (Quy Mạng như trên)

 

Tiếp kết Xa Lộ Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong ngửa lòng bàn tay, thẳng hai ngón trỏ khiến cạnh móng dựa nhau, co hai ngón cái đều trụ dưới gốc hai ngón trỏ, tưởng nơi Thế Giới ở phương khác, phụng nghinh Bổn Tôn, Chơn Ngôn rằng:

“Úm, đổ rô đổ rô, hồng”

Tiếp kết Nghinh Xa Lộ Ấn. Chuẩn theo Xa Lộ Ấn trước, dùng hai ngón cái đều bật đầu hai ngón giữa, hướng vào thân chiêu mời ba lần, Chơn Ngôn rằng:

“Nẵng mô tất-để-lý-dã địa-vĩ ca nam, đát tha nghiệt đa nam. Úm, phạ nhật-lãng nghĩ nể-dã, yết lý-sa da, sa-phạ ha”

 

[Nếu Phụng Tống trừ Yết Lý-Sa Da (Akarṣaya), gia thêm Ca Vĩ Tát Nhạ Da (Kavaṣa-jaya)]

Tiếp kết Nghinh Thỉnh Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, co ngón trỏ phải ở phía sau ngón giữa, hướng về phía trước chiêu mời ba lần, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mô bà nga phạ đế, a bát-ra để hạ đổ sắt-ni sa da, ê hế ê hế, bà nga vẫn, đạt ma la nhạ, bát-ra để xế nam, át kiền, hiến đàm, bổ sáp-bôn, độ bôn, mạt lân, nễ bán, giả mãn già tị, lộ khất-sa, a bát-ra để hạ đa ma ra, bát-ra yết-la ma da, sa-phạ ha”.

 

Tiếp kết Nhất Thiết Biện Sự Phật Đảnh Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong, thẳng hai ngón giữa co tiết trên như hình kiếm. Các thứ cúng dường, nước tắm gội, đất tẩy tịnh v.v.. đều dùng Chân Ngôn này gia trì Tịch Trừ, Khứ Cấu, Kết Giới đều dùng… xoay bên trái là Tịch Trừ, xoay bên phải là Kết Giới, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. Úm, tra-rô-úm, mãn đà, sa-phạ ha”

Tiếp kết Võng Quyết Ấn trước, một dùng kết Thượng Phương Giới.

Lại kết A Sa Mãng Nghê Ni Ấn. Hai tay: bên trái che bên phải, thẳng hai ngón cái liền thành, xoay bên phải một vòng tức thành Mật Phùng. Chân Ngôn rằng:

“Úm, a sa mãng nghê ni, hồng, phát”

Tiếp kết Hiến Ứ Già Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, co hai ngón trỏ phụ hai ngón giữa, thẳng hai ngón cái, đều phụ bên cạnh gốc ngón trỏ, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, Úm, át già la ha, át già tất-lị dã, bát-ra để xế na mạt kiềm, sa-phạ ha”

 

Lại kết Căn Bản Ấn.

Tiếp kết Hiến Sư Tử Tòa Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, co hai ngón trỏ để bên cạnh móng hai ngón cái, Chân Ngôn rằng:

“Úm, a giả la, vĩ la da, sa-phạ ha”

Lại kết Đồ Hương Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, co ngón trỏ phải để dựa nơi tiết dưới ngón giữa trái, Chơn Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. Úm, đát-lại lô chỉ-dã, hiến đà, nghiệt đế, hồng hồng phát phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Hiến Hoa Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Đồ Hương Ấn trước, sửa ngón trỏ trái dựa vào tiết dưới ngón giữa trái, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. Úm, tát phạ lô ca, bổ sáp-ba, bộ đa da, hồng hồng phát phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Thiêu Hương Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, co hai ngón trỏ đều dựa vào tiết giữa của ngón giữa, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. Úm, vĩ la nghiệt đa, vi nghiệt đa, độ ba da, hồng hồng phát phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Hiến Thực Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trên, co tiết trên của hai ngón trỏ đều phụ ở bên cạnh ngón cái, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. Úm, tát phạ lô ca, ma lị, tất-lị dạ, hồng hồng phát phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Hiến Đăng Minh Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trên, co hai tiết của ngón trỏ, nhưng không dựa nhau, hai ngón cái đều phụ ở trên hai ngón trỏ, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. Úm, tát phạ lô ca, san nại-ra xả na da, hồng hồng phát phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Phổ Cúng Dường Gia Trì Ấn. Hai tay chắp lại bộng giữa, để trên đảnh đầu, hai tiết đều cùng giao nhau, Chơn Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, mạo địa tát đát-phạ nam. Úm, tát phạ đát-ra tăng cu tô nhĩ đa, tị chỉ nhạ ra thỉ ninh. Nẵng mô tát-đổ đế, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Biến Chiếu Phật Đảnh Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong, hợp lại làm quyền, khiến hai ngón giữa hơi nổi lên, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam. Ác mạc hàm”

Tiếp kết Bạch Tán Cái Phật Đảnh Ấn. Hai ngón cái vịn đều cạnh trên móng hai ngón vô danh, hai ngón trỏ hợp lại co như hình cái lọng, hai ngón giữa hơi co hợp nhau, hai ngón út thẳng hợp nhau, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, a bát-ra để hạ đa, xả sa na nam. Úm, ma ma ma hồng nặc”

 

Tiếp kết Quang Tụ Phật Đảnh Ấn. Chuẩn theo Bạch Tán Cái Ấn trước, mơ hai ngón trỏ liền thành, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, a bát-ra để hạ đa, xá sa na nam. Úm, đát tha nghiệt đô sắc ni sa, a da phạ lồ chỉ đa, mộ lật đà, đế nhu la thỉ, hồng, nhập-phạ la nhập-phạ la, đà ca đà ca, na la na la, vi na la vi na la, sân na sân na, tần na tần na, hồng hồng phát phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Cao Phật Đảnh Ấn. Chuẩn theo Bạch Tán Cái Ấn trước, co hai ngón trỏ đều trụ lưng tiết giữa của ngón giữa, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, a bát-ra để hạ đa, xá sa na nam. Úm, nễ ti nễ ti ti-du na nga đô sắc ni sa, hồng hồng phát phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Thắng Phật Đảnh Ấn. Chuẩn theo Cao Phật Đảnh Ấn, dời hai ngón trỏ hướng lên trên, nhau khoảng cách hai hạt lúa, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, a bát-ra để hạ đa, xá sa na nam. Úm, nhập-phạ la, nhạ du sắc ni sa, hồng phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Tồi Hủy Phật Đảnh Ấn (Vĩ chỉ la nõa: Vikīraṇa). Hai tay xoa nhau bên trong nắm lại làm quyền, thẳng hai ngón giữa co tiết, đem ngón giữa phải trụ mặt ngón giữa trái khiến ló ra nửa tiết, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, a bát-ra để hạ đa, xá sa na nam. Úm, vi chỉ la noa, độ na độ na, độc”

 

Tiếp kết Tồi Toái Phật Đảnh Ấn. Chuẩn theo Ấn trên, chỉ đổi lại, ngón giữa trái trụ nơi mặt ngón giữa phải, cũng ló ra khoảng nửa tiết, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, a bát-ra để hạ đa, xá sa na nam. Úm, a bát-ra để hạ đô sắc ni sa da, tát phạ vĩ ca nẵng, vĩ đặc vọng sa na, ca la da, đát-rô tra da, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Luân Vương Phật Đảnh Tâm Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Tâm Ấn trước, co hai ngón trỏ đều trụ tiết trên của hai ngón giữa, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, a bát-ra để hạ đa, xá sa na nam. Úm, đát tha nghiệt đô sắc nị sa, a na phạ lộ chỉ đa, mật đà ni, chước yết la mạt lặc để, hồng, nhập-phạ la nhập-phạ la, đà ca đà ca, độ na độ na, vi độ na, đát la sa da, ma ra du sai la da, ha na ha na, bạn nhạ bạn nhạ, ám, ắc, cược, bát-long xí ni, quân trà lị ni, a bát-ra nhỉ đa, tát đát-ra đà lị ni, hồng phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp kết Tâm Trung Tâm Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, co hai ngón trỏ đều để ở trên tiết trên của hai ngón giữa, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, a bát-ra để hạ đa, xá sa na nam. Úm, a bát-ra nhỉ đa, đặc”

 

Phổ Thông Chư Phật Đảnh Ấn. Hai tay tác Kim Cang Hợp Chưởng bộng ở giữa như hoa trong lòng bàn tay, người tu hành nếu gấp gáp không thể kết đủ các ấn Phật Đảnh thời chỉ kết Ấn này, tụng Chư Phật Đảnh Chân Ngôn.

Tiếp kết Đảnh Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, co ngón trỏ phải để sau ngón giữa phải, khiến chẳng dính nhau, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ tam mãn đa một đà nam, a bát ra để hạ đa, xá sa na nam. Úm, chước yết la mạt lật để, úm hồng”

 

Tiếp kết Đầu Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, mở hai ngón trỏ đều để thẳng sau lưng hai ngón giữa, hơi co không đụng vào nhau, Chân Ngôn rằng: (Quy Mạng như trên)

“Úm, chước yết-la mạt lật để, hồng phát, sa-phạ ha”

 

Tiếp lại kết Căn Bản Ấn.

Tiếp kết Đại Tam Muội Da Ấn gia hộ Bổn Tôn. Hai tay xoa nhau bên trong, thẳng hai ngón giữa, co hai ngón trỏ để sau hai ngón giữa như móc câu, cách nhau khoảng một hạt lúa, hai ngón cái đều phụ nơi gốc hai ngón trỏ, xoay theo bên phải ba vòng, Chân Ngôn rằng:

“Úm, thương yết lị, ma ha tam muội diên, sa-phạ ha”

Tiếp tụng Nhất Bách Bát Danh Tán khen ngợi

Muốn niệm tụng, trước dùng năm chi thành Bổn Tôn, hoặc năm tướng thành Bổn Tôn Du Dà, hoặc ở ba chỗ (Đầu, lưỡi, tim) tưởng Nhất Tự Đảnh Luân, thành Bổn Tôn ngồi trên hoa sen tám cánh, ở trên mỗi một cánh, tưởng bảy báu. Chỉ ngay trên cánh hoa sen trước, tưởng Phật Nhãn Tôn

Tiếp nên trì Châu (cầm xâu chuỗi) [Điều này y theo Bồ Đề Đạo Tràng Sở Thuyết Kinh).

Tiếp cầm châu (tràng hạt), chắp tay nâng Châu, tụng Tịnh Châu Chơn Ngôn bảy biến, Chân Ngôn rằng:

“Úm, a na bộ đê, vĩ nhạ duệ, tất địa, tất đà ra thê, sa-phạ ha”

Tiếp kết Trì Châu Ấn. Hai tay đều dùng ngón cái vịn trên móng ngón vô danh, đứng thẳng hai ngón giữa hai ngón út, co hai ngón trỏ để sau hai ngón giữa, nhưng không chạm nhau (như Bán Kim Cang Xử Ấn trong Kinh Tỳ Lô Giá Na). Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ bà nga phạ đế, tô tất đệ, sa đà da, tất đà ra thê, sa-phạ ha”

Tiếp nên tịnh Tâm ấy
Như Pháp mà niệm tụng
Cầm chuỗi để nơi tim
Buộc Tâm nơi chót mũi
Câu, chữ đọc rõ ràng
Không chậm cũng không mau
Không gấp không nôn ọe
Ho khạc và nuốt ực
Tâm tương ứng nhóm nhiễm
Với Tâm duyên khổ, thọ
Các lỗi lầm như vậy
Thảy đều không thành tựu

Khi đang niệm tụng thời thân tâm không đươc giải đãi. Nếu mỏi mệt liền nên kết Ngũ Cúng Dường Ấn, tụng tán thán hiến Ứ Già. Niệm tụng xong cầm châu để trên Đảnh.

Tiếp kết Mật Phùng Ấn xoay theo bên trái một vòng, tức thành Giải Giới

Tiếp kết Phụng Tống Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, ngón trỏ trái lật ra ngoài, tụng Nghinh Thỉnh Chơn Ngôn bỏ chữ Ế Hế Ế Hế (Ehyehi), thêm câu Nghiệt Xa Nghiệt Xa (Gaccha gaccha) tức thành Phụng Tống.

Tiếp, nên kết Ấn của nhóm Tường với Võng Quyết, gia hộ các chỗ trên, dưới và các vật thành tựu.

Tiếp kết Kế Lị Chỉ Lị Ấn. Lấy ngón cái trái đè lên trên móng ngón út trái, ba ngón kia mở ra, đứng thẳng như chày ba chia, xoay bên phải ba vòng thành Kết Giới, Chân Ngôn rằng:

“Úm, chỉ lị chỉ lị phạ nhật-ra, hồng phát”

Tiếp kết Quân Trà Lợi Ấn. Hai ngón út giao nhau trong lòng bàn tay, lấy hai ngón vô danh để trên hai ngón út, dùng hai ngón cái đè trên hai ngón vô danh, hai ngón giữa thẳng hợp lại, co hai ngón trỏ để phía sau hai ngón giữa, cách nhau khoảng một hạt lúa, xoay theo bên phải ba vòng tức thành Kết Giới, Chân Ngôn rằng:

“Nẵng mồ ra đát-nẵng đát-ra dạ dã. Nẵng mồ thất-chiến nõa phạ nhật-la bá na duệ, ma ha dược khất xoa, tế nẵng bá đa duệ. Nẵng mồ thất-chiến noa phạ nhật-la, câu rô đà da. Úm, hổ rô hổ rô, để sắc tra để sắc tra, mãn đà mãn đà, ha na ha na, a mật-lị đế, hồng phát, sa-phạ ha” 

Từ Chân Ngôn một chữ
Cho đến mười lăm chữ
Mỗi tính nơi số chữ
Mười chữ, một lạc xoa
Cho đến với ba chữ
Nên tụng ba lạc xoa
Nên làm Tiên Sự Pháp
Ba mươi chữ trở lên
Nên tụng một vạn biến.

NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG NIỆM TỤNG NGHI QUỸ _MỘT QUYỂN (Hết)_

Hiệu chỉnh xong vào ngày 16/06/2014


NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

(Dịch y theo Kinh đã nói trên cung Trời Đao Lợi)

KINH SỐ 954B

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

Nay Ta nói Vô Tỉ Lực Siêu Thắng Thế Gian Xuất Thế Gian Chơn Ngôn Thượng Thượng Nhất Thiết Phật Đảnh Nhất Tự Đảnh Luân Vương Niệm Tụng Nghi Tắc.

Người tu hành trươc nên ở nơi thanh tịnh, an tượng Bổn Tôn, hướng mặt về phương Tây cúi đầu đảnh lễ, thọ Tam Quy, xả thân nói tội, thọ Giới, phát Bồ Đề Tâm, Tùy Hỷ, Khuyến Thỉnh, Phát Nguỵện Hồi Hướng xong

Nên kết Phật Bộ Tam Muội Da Ấn. Bốn ngón cùng xoa nhau bên trong, hai Luân (2 ngón cái) hợp dựng trước phụ nơi Cái (ngón trỏ). Đây gọi là Nhất thiết Như Lai Tâm Ấn, Chân Ngôn rằng:

“Úm, nhĩ na nặc”

Tiếp kết Liên Hoa Tam Muội Da Ấn. Dùng ấn trước, Tả Luân (ngón cái trái) co vào lòng bàn tay, Hữu Luân (ngón cái phải) dựng thẳng như trước. Đây gọi là Liên Hoa Bộ Tâm Ấn, Chân Ngôn rằng:

“Úm, a rô lực”

Tiếp kết Kim Cang Bộ Tam Muội Da Ấn. Như Liên Hoa Bộ Tâm Ấn trước, Hữu Luân (ngón cái phải) nhập vào lòng bàn tay, Tả Luân (ngón cái trái) y như trước dựng đứng. Đây gọi là Kim Cang Bộ Tâm Ấn, Chân Ngôn rằng:

“Úm, phạ nhật-ra địa-lực”

Tiếp kết Giáp Trụ Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn, co hai Cái (2 ngón trỏ) trụ ở lưng hai Quang (2 ngón giữa), ấn năm chỗ là: Trán, vai phải, vai trái, tim, cổ họng, Chân Ngôn rằng:

“Úm (1) chước yết-la mạt lật-để (2) bát-ra xa nhĩ đa (3) ra nại-ra, ra nại-ra (4) bà sa-ma xa lô sắt-ni sa (5) la khất-sa, hàm (6) hồng phát, sa-phạ ha (7)”

 

Tiếp kết Phật Nhãn Ấn. Hai tay chắp lại, co hai Cái (2 ngón trỏ)đều trụ sau lưng Quang (ngón giữa), hai Luân (2 ngón cái) co vào lòng bàn tay, ấn năm chỗ, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) Úm (2) rô rô tát-bố rô (3) nhập-phạ la, để sắt-xá (4) tất đà lô giả ninh (5) tát phạ lạt-tha, sa đạt ni, sa-phạ ha (6)”

 

Tiếp kết Đại Hải Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong, ngửa lòng bàn tay, vỗ mở hai Luân (2 ngón cái), xoay theo bên phải ba vòng, tưởng Đại hải (biển lớn), Chân Ngôn rằng:

“Úm (1) vi ma lô na địa, sa-phạ ha (2)”

Tiếp ở trong biển lớn tưởng núi Tu Di Lô (Sumeru) do bốn báu tạo thành. Hai tay xoa nhau bên trong, mau nắm lại làm quyền, Chân Ngôn rằng:

“Úm (1) a giả la, hồng (2)”

Tiếp ở trên núi Tu Di tưởng lầu các báu, gia trì Bảo Lâu Các Ấn, Ấn là: hai tay tác Kim Cang Chưởng, Chơn Ngôn rằng:

“Na mồ tam mạn đà bột đà na (1). Úm, tát phạ tha khiếm (2) ô na-nga đế, tát-phả ra, hê hàm (3) nga nga na kiềm, sa-phạ ha (4)”

 

Tiếp kết Phật Đảnh Luân Vương Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong nắm lại thành quyền, thẳng hai Quang (2 ngón giữa) co tiết trên như cây kiếm, cùng thẳng hai Luân (2 ngón cái), co hai tiết của hai Cái (2 ngón trỏ) cùng trụ ở trên hai Luân (2 ngón cái) ấn năm chỗ gia hộ, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) Bộ-rô-úm (2)”

Tiếp kết Võng Quyết Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trên, co tiết trên của hai Cái (2 ngón trỏ), lưng không chạm nhau, lấy hai Luân (2 ngón cái) đều đè trên dưới khua chuyển, tức thành Kết Giới trên dưới, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) a bát-ra để ha đa xá, sa na nam (2) Úm (3) vi chỉ la noa vi đặc-phòng sa ni (4) ca tì la, nị phạ lị ni (5) đát-ra sa da (6) phạ nhật-ra, phệ xa tát đế nao la đặc-phạ (7) năng sắc-tra-la, la khất-sa hàm phát (8)”

Tiếp kết Tường Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trên, co hai tiết của Cái (2 ngón trỏ) cùng ép nhau, hai Luân (2 ngón cái) thẳng bằng phụ hai Cái (2 ngón trỏ), xoay theo bên phải ba vòng tức thành Kim Cang Tường Giới, Chân Ngôn rằng: (Quy Mạng giống lúc trước)

“Ác (1) mạc hác (2)”

 

Tiếp kết Xa Lộ Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong, ngửa lòng bàn tay ngửa duỗi hai Cái(2 ngón trỏ) khiến cạnh móng cùng dựa nhau, co hai Luân (2 ngón cái) trụ dưới gốc Cái (gốc ngón trỏ) , tưởng ở Thế Giới nơi phương khác phụng nghinh Bổn Tôn, Chân Ngôn rằng:

“Úm (1) đổ rô đổ rô, hồng (2)”

Tiếp kết Nghinh Xa Lộ Ấn. Chuẩn theo Xa Lộ Ấn, dùng hai Luân 2 ngón cái) bật đầu Quang (ngón giữa) hướng thân chiêu ba lần, Chân Ngôn rằng:

(Khi Phát Khiển bỏ Yết lị sái-da (Akarṣaya) thêm Ca Vĩ tát lị nhạ da (Kavaṣajaya)]

“Na mô tát để-lị-dã, địa-vĩ ca nam (1) đát tha nghiệt đa nam(2) Úm (3) phạ nhật-lãng nghĩ nễ-dã, yết lị sái da, sa-phạ ha (4)”

Tiếp kết Nghinh Thỉnh Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trên, co Hữu Cái (ngón trỏ phải) để sau Quang (ngón giữa), hướng phía trước chiêu ba lần, Chân Ngôn rằng:

“Na mô bà nga phạ đế (1) a bát-ra để ha đổ sắt-ni sa da (2) ê hê-ế bà nga vẫn (3) đạt ma ra nhạ, bát-ra để xa nam (4) át kiềm, hiến đàm, bổ sắt biếm, độ biếm, mạt lân, nễ bán giả (5) mãn già tị lạc khất-xoa (6) a bát-ra để ha đa (7) ma ra bát ra yết-ra ma da, sa-phạ ha (8)”

Tiếp kết Nhất Thiết Biện Sự Phật Đảnh Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong, thẳng hai Quang (2 ngón giữa) như cây phướng. Các vật cúng dường với nước tắm gội, đất tẩy tịnh v.v… đều dùng Chơn Ngôn này gia trì. Tịch Trừ, Khứ Uế, Kết Giới đều dùng Chơn Ngôn này. Xoay theo bên trái Tịch Trừ, xoay theo bên phải Kết Giới, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) Úm (2) tra rô-rô (3) mãn đà, sa-phạ ha (4)”

 

Tiếp kết Võng Quyết Ấn lúc trước kết Thượng Phương Giới.

Tiếp kết A Sa Mãng Nghê Ni Ấn. Nghiêng hai bàn tay, bên trái che bên phải, thẳng hai Luân (2 ngón cái) xoay theo bên phải một vòng, tức thành Mật Phùng, Chân Ngôn rằng:

“Úm (1) a sa mãng nghê ni, hồng phát (2)”.

Tiếp kết Hiến Ứ Già Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn, co hai Cái (2 ngón trỏ) dựa nhau, phụ hai Quang (2 ngón giữa), thẳng hai Luân (2 ngón cái) đều phụ bên cạnh phụ ben gốc Cái (gốc ngón trỏ), Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) Úm (2) át dà la ha (3) át dà tất lị dã (4) bát-ra để xa na mạt kiềm, sa-phạ ha (5)”

Lại kết Căn Bản Ấn.

Tiếp kết Hiến Sư Tử Tòa Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trên, co hai Cái (2 ngón trỏ) để bên cạnh móng hai Luân (2 ngón cái), Chân Ngôn rằng:

“Úm (1) a giả la, vĩ la da, sa-phạ ha (2)”

Tiếp kết Đồ Hương Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trên, co Hữu Cái (ngón trỏ phải) dựa ở tiết dưới của Hữu Quang (ngón giữa phải), Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) Úm (2) đát-lê lô chỉ-dã (2), hiến đà nghiệt đế (3) hồng hồng, phát phát, sa-phạ ha (4)”

 

Tiếp kết Hiến Hoa Ấn. Chuẩn theo Đồ Hương Ấn trên, sửa Tả Cái (ngón trỏ trái) dựa tiết dưới của Hữu Quang (ngón giữa phải), Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) Úm (2) tát phạ lô ca, bổ sáp-ba, bộ đa da (3) hồng hồng, phát phát, sa-phạ ha (4)”

 

Tiếp kết Thiêu Hương Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn, co hai Cái (2 ngón trỏ) đều dựa tiết dưới của Quang (ngón giữa), Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà một đà nam (1) Úm (2) vĩ la nghiệt đa, vi nga đa, độ ma da (3) hồng hồng, phát phát, sa-phạ ha (4)”

 

Tiếp kết Hiến Thực Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, co tiết trên của hai Cái (2 ngón trỏ) đều phụ ở bên cạnh Luân (ngón cái), Chân Ngôn rằng:

Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) Úm (2) tát phạ lô ca, ma lị, tất-lị dạ da (3) hồng hồng, phát phát, sa-phạ ha (4)”

 

Tiếp kết Hiến Đăng Minh Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn trước, co hai tiết của hai Cái (2 ngón trỏ) nhưng không chạm nhau, hai Luân (2 ngón cái) đều phụ ở trên Cái (ngón trỏ), Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà một đà nam (1) Úm (2) tát phạ lô ca, san nại-ra xả na da (3) hồng hồng, phát phát, sa-phạ ha (4)”

Tiếp kết Phổ Cúng Dường Gia Trì Ấn. Hai tay chắp lại bộng giữa, năm ngón đều giao nhau hai tiết, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tát phạ bột đà, mạo địa tát đát-phạ nam (1) Úm (2) tát phạ đát-ra tăng cu tô nhĩ đa (3) tị cát nhạ ra thỉ, na mộ tát đê, sa-phạ ha (4)”

Tiếp kết Biến Chiếu Phật Đảnh Ấn. Hai tay xoa nhau bên trong, nắm lại làm quyền, khiến tiết của hai Quang (2 ngón giữa) hơi nhô lên, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà một đà nam (1) Ác (2) mạc hàm (3)”

Tiếp kết Bạch Tán Cái Phật Đảnh Ấn. Hai Luân (2 ngón cái) mỗi vịn trên móng hai Cao (2 ngón vô danh) cùng hợp cạnh bên, hai Cái (2 ngón trỏ) co như hình cái lọng (tán), hai Quang (2 ngón giữa) hơi co hợp nhau, hai Thắng (2 ngón út) đều đứng thẳng hợp, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà một đà nam (1) A bát-ra để hạ đa, xá sa na nam (2)

Úm (3) ma ma ma, hồng nặc (4)”

 

Tiếp kết Quang Tụ Phật Đảnh Ấn. Chuẩn theo Bạch Tán Cái trên, mở hai Cái (2 ngón trỏ), Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) A bát-ra để hạ đa, xá sa na nam (2) Úm (3) đát đa nghiệt đô sắt-ni sa (4) a na phạ lộ chỉ đa, mộ lật-đà (5) đế nhu la thỉ, hồng (6) nhập-phạ la, nhập-phạ la (7) đà ca đà ca (8) na ra, vi na ra (9) sân na tần na, hồng hồng, phát phát, sa-phạ ha (10)”

Tiếp kết Cao Phật Đảnh Ấn. Chuẩn theo Bạch Tán Cái Ấn trước, co hai Cái (2 ngón trỏ) trụ lưng tiết giữa của hai Quang (2 ngón giữa), Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đa bột đà nam (1) A bát-ra để ha đa, xá sa na nam (2)

Úm (3) nễ ti, nễ ti-du na nga đô sắt-ni sa (4) hồng hồng, phát phát, sa-phạ ha (5)”

 

Tiếp kết Thắng Phật Đảnh Ấn. Chuẩn theo Cao Phật Đảnh Ấn, dời hai Cái (2 ngón trỏ) hướng lên trên khoảng hai hạt lúa, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đa bột đà nam (1) A bát-ra để hạ đa, xá sa na nam (2)

Úm (3) nhập-phạ la, nhạ du sắt-ni sa (4) hồng phát, sa-phạ ha (5)”

 

Tiếp kết Tồi Hủy Phật Đảnh (Vi chỉ la noa: Vikīraṇa) Ấn. Hai ngón tay xoa nhau bên trong nắm lại thành quyền, thẳng hai Quang (2 ngón giữa)co tiết trên, Hữu Quang (ngón giữa phải) trụ nơi mặt Tả Quang (ngón giữa trái) khiến ló ra nửa tiết, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) A bát-ra để hạ đa, xá sa na nam (2)

Úm (3) vi chỉ la na (4) độ na độ na, độc (5)”

 

Tiếp kết Tồi Toái Phật Đảnh Ấn. Y theo Ấn trên, sửa Tả Quang (ngón giữa trái) trụ trên mặt Hữu Quang (ngón giữa phải) cũng ló ra nửa tiết, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) A bát-ra để hạ đa, xá sa na nam (2) Úm (3) a bát-ra để ha đô sắt-ni sa da (4) tát phạ vĩ già-na, vĩ trì-vọng sa na, ca la da (5) đát-lô trá da, sa-phạ ha (6)”

Tiếp kết Luân Vương Phật Đảnh Tâm Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn, co hai Cái (2 ngón trỏ) trụ trên tiết trên của hai Quang (2 ngón giữa), Chân Ngôn rằng:

Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) A bát-ra để hạ đa, xá sa na nam (2) Úm (3) đát tha tát na đô sắt-ni sa, na phạ lộ chỉ đa (4) một đà ni chước yết-la, mạt lật để (5) hồng, nhập-phạ la, nhập-phạ la (6) đà ca đà ca (7) độ na vi độ na (8) đát-ra sa da, ma ra du sái la da (9) ha na ha na (10) bán nhạ bán nhạ (11) ám âm cược bát-lung (12) xí ni quân tra lị ni (13) a bát ra nhĩ đa, tát đát ra đà lị ni (14) hồng phát, sa-phạ ha (15)”

Tiếp kết Tâm Trung Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn, co hai Cái (2 ngón trỏ) để trên tiết trên của hai Quang (2 ngón giữa), Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) A bát-ra để hạ đa, xá sa na nam (2)

Úm (3) a bát-ra nhĩ đa, đặc (4)”

 

Phổ Thông Chư Phật Đảnh Ấn. Hai tay Kim Cang Hợp Chưởng bộng giữa như hoa trong lòng bàn tay, Hành giả nếu nhiều việc gấp rút, không thể kết các Phật Đảnh Ấn, chỉ cần kết Ấn này, tụng các Phật Đảnh Chân Ngôn.

Tiếp kết Đảnh Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn, co Hữu Cái (ngón trỏ phải) dựng thẳng phía sau Hữu Quang (ngón giữa phải) không chạm nhau, Chân Ngôn rằng:

“Na mô tam mạn đà bột đà nam (1) A bát-ra để hạ đa, xá sa na nam (2) Úm (3) chước yết-la, mạt lật-để, úm hồng (4)”

 

Tiếp kết Đầu Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn, mở hai cái (2 ngón trỏ) đều đứng thẳng ở phía sau Quang (ngón giữa) không chạm nhau, hơi co, Chân Ngôn rằng: (Quy Mạng như trên)

“Úm (1) chước yết-la mạt lật-để (2) hồng phát, sa-phạ ha (3)”

 

Lại kết Căn Bản Ấn.

Tiếp kết Đại Tam Muội Da Ấn gia hộ Bổn Tôn. Hai tay xoa nhau bên trong, thẳng hai Quang (2 ngón giữa), co hai Cái (2 ngón trỏ) để ở phía sau Quang (ngón giữa) như móc câu, cách nhau một hạt lúa, hai Luân (2 ngón cái) đều phụ dưới gốc Cái (ngón trỏ) xoay bên phải ba vòng, Chân Ngôn rằng:

“Úm (1) thương yết lị (2) ma ha tam muội diêm, sa-phạ ha (3)”

Tiếp tụng Nhất Bách Bát Danh Tán ( Bài tán 108 tên) ngợi khen.

Muốn niệm tụng. Trước tiên dùng Năm Chi Thành Bổn Tôn, hoặc Năm Tướng Thành Bổn Tôn Du Dà, hoặc mỗi một chỗ ( Đầu, lưỡi, tim… ) tưởng Nhất Tự Đảnh Luân thành Bổn Tôn ngồi trên tòa sen tám cánh, ở mỗi một cánh, tưởng bảy báu. Lại trên cánh hoa sen lúc trước tưởng Phật Nhãn Tôn

Tiếp nên Trì Châu (cầm xâu chuỗi) (Điều này y theo Bồ Đề Tràng Sở Thuyết Kinh)

Tiếp cầm châu, chắp tay lại, nâng châu, tụng Thanh Châu Chân Ngôn bảy biến, Chân Ngôn rằng:

“Úm (1) a na bộ-đê, vĩ nhạ duệ (2) tất địa, tất đà ra thê, sa-phạ ha (3)”

Tiếp kết Trì Châu Ấn. Hai tay đều dùng Luân (ngón cái) vịn móng Cao (ngón vô danh), đứng thẳng hai Quang (2 ngón giữa) hai Thắng (2 ngón út), co hai Cái (2 ngón trỏ) để ở phía sau Quang (ngón giữa) không chạm nhau (như nửa chày Kim Cang trong Tỳ Lô Giá Na Kinh nói), Chân Ngôn rằng:

“Na mô bà nga phạ để (1) tô tất đệ, sa đà da (2) tất đà ra thê, sa-phạ ha (3)”

 

Tiếp nên tịnh Tâm mình

Như Pháp mà niệm tụng

Cầm châu để nơi tim

Buộc Tâm nơi chót mũi

Câu, chữ đọc rõ ràng

Không chậm cũng không mau

Không ngã nghiêng nôn ọe

Ho hắng và khạc nhổ

Tâm nhóm Nhiễm, tương ưng

Với Tâm duyên thọ khổ

Các lỗi lầm như vậy

Đều không được thành tựu

Khi đang niệm tụng thời thân tâm không được lười biếng, nếu mệt mỏi thì nên kết Ngũ Cúng Dường Ấn, tụng Tán Thán, dâng Ứ Già. Niệm tụng xong cầm châu để trên Đảnh.

Tiếp kết Mật Phùng Ấn, xoay theo bên trái một vòng, tức thành Giải Giới.

Tiếp kết Phụng Tống Ấn. Chuẩn theo Căn Bản Ấn, Tả cái (ngón trỏ trái) hướng ra ngoài vứt ném, tụng Nghinh Thỉnh Chơn Ngôn, bỏ chữ ê hế ê hế (Ehyehi), thêm câu Nghiệt xa nghiệt xa (gaccha gaccha), tức thành Phụng Tống.

Tiếp nên kết Ấn của nhóm Tường với Võng Quyết… gia hộ xứ trên dưới với vật đã thành tựu.

Tiếp kết Kế Lị Chỉ La Ấn. Tả Luân (ngón cái trái) đè trên móng Thắng (ngón út), ba ngón kia mở thẳng để trên Đảnh, như hình chày ba chia (Tam Cổ Xử), xoay theo bên phải ba vòng thành Kết Giới, Chân Ngôn rằng:

“Úm (1) chỉ lị chỉ lị, phạ nhật-ra, hồng phát (2)”

Tiếp kết Quân Trà Lợi Ấn. Hai Thắng (2 ngón út) giao trong lòng bàn tay, co hai Cao (2 ngón vô danh) đè lên, dùng hai Luân (2 ngón cái) đè trên Cao (ngón vô danh), hai Quang (2 ngón giữa) thẳng hợp nhau, co hai Cái (2 ngón trỏ) để ở phìa sau Quang (ngón giữa) cách nhau một hạt lúa, không chạm nhau, xoay theo bên phải ba vòng tức thành Kết Giới, Chân Ngôn rằng:

“Na mô ra đát-na đát-ra dạ da (1)Na mô thất-chiến nõa phạ nhật-la ba noa duệ (2) ma ha dược khất-xoa, tế na ba đa duệ (3) Na mô thất-chiến nõa phạ nhậtla câu-rô đà da (4) Úm (5) hổ rô hổ rô (6) để sắt-xá, để sắt-xá (7) mãn đà mãn đà (8) ha na ha na (9) a mật lị đế, hồng phát, sa-phạ ha (10)”

Từ Chân Ngôn một chữ

Cho đến mười lăm chữ

Mỗi tính nơi số chữ

Một chữ, một lạc xoa

Cho đến ba mươi chữ

Tụng ba mươi lạc xoa

Nên làm Tiên Sự Pháp

Ba mươi chữ trở lên

Nên tụng một vạn biến.

 

NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

_Hết_

Hiệu chỉnh xong vào ngày 17/06/2014