NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 65

– Âm Đại ái đạo Tỳ-kheo ni kinh – hai quyển – Huyền Ứng.
– Kinh Phạm giới báo ứng khinh trọng – một quyển – không.
– Kinh Ngũ bách vấn sự – một quyển – Tuệ Lâm.
– Luật Ma-đắc-lặc-già – mười quyển – Huyền Ứng.
– Luật Tỷ-nại-da – mười quyển – Huyền Ứng.
– Luật Thiện kiến – mười tám quyển – Huyền Ứng.
– Kinh Phật A-tỳ-đàm – hai quyển – Huyền Ứng.
– Kinh Tỳ-ni-mẫu – tám quyển – Huyền Ứng.
– Tát-ba-đà Tỳ-ni Bà-sa – chín quyển – Huyền Ứng.
– Luật Nhị thập nhị minh liễu luận – một quyển – Huyền Ứng.

Bên phải là mười kinh – sáu mươi hai quyển đồng âm với quyển này.

 

KINH ĐẠI ÁI ĐẠO TỲ-KHEO NI

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN THƯỢNG

Tinh lư. Ngược lại âm lực cư. Lư là nhà tinh lư đó. Sách Thuyết Văn giảng là tên người gần gũi, chẳng phải cổ điển tức tinh xá.

Đàm nhiên. Ngược lại âm đồ hám. Thiên Thương Hiệt ghi: đàm là điềm tĩnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: đàm là yên tĩnh, tức là yên lòng. Nay đều viết đàm hám. ngược lại âm khổ lam.

Đạc tiễn. Lại viết chữ đạc cũng đồng, ngược lại âm đồ các. ngược lại âm dưới tây điển thiên điển. hai âm. Tam Thương cho rằng: lấy chân mà đạp lên đất, tức là đi chân không, không mang giày dép, các sách đều viết chữ tiễn này.

Hư hy. Ngược lại âm hỷ cư. ngược lại âm dưới hư ký. Tự Lâm cho rằng: khóc nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Thiên Thương Hiệt ghi: tiếng khóc lớn, rống lên, cũng gọi là đau khổ nghẹn ngào.

Tật-lê. Ngược lại âm thứ lật. ngược lại âm dưới lực thi. Cỏ tật-lê, thân nằm trên đất như loại cây bò lan, lá như lông vũ, mỗi bên từ năm đến bảy lá nhỏ. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cỏ tật-lê.

Lậu dật. Văn cổ viết chữ quyết cũng đồng, ngược lại âm dực nhất. Tự Lâm cho rằng: dật là tròn đầy.

Hai tiếu. Ngược lại âm hồ lai. Tự thư cho rằng: làm trò cười. Người nước Sở gọi là đùa giỡn, bỡn cợt là hai. Kinh văn viết chữ ai ngược lại âm ư lai. Gọi là ứng thanh, ai chẳng phải nghĩa đây dùng.

Liễm áp. Ngược lại âm cư liễm. bao gồm, bao quát giống như dùng sợi dây lớn gom lại mà buộc, ngược lại âm dưới cổ áp. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: áp là coi sóc vận chuyển, cũng gọi là bắt trói lại.

Thứ cơ. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thứ là may. Quách Phác cho rằng: thứ cơ là điều may mắn, dịp may. Lại cho rằng: thứ cơ là điều tốt. Thứ là hy vọng, cơ là may ra.

Quyên phi. Ngược lại âm nhất thuyên. Tự Lâm cho rằng: loài côn trùng. Hoặc là viết chữ quyên phi. Văn cổ cho rằng: cũng đồng, ngược lại âm hồ thuyên. loài côn trùng biết bay.

Chi hành. Ngược lại âm cự chi. Lại âm kỳ gọi là loài côn trùng bò dưới đất. Sách Chu thư cho rằng: loài côn trùng bò đi bằng hơi thở, tức là loài rắn.

Khuê hợp. Ngược lại âm cổ huề. Sách Hán thư cho rằng: có bao nhiêu người mà không mất, ngọc khuê hình dạng trên tròn dưới vuông. Gọi là khuê toát trọng lượng đơn vị một phần trăm của thăng. Bốn khuê gọi là toát. Mạnh Khang nói: sáu mươi bốn thử là một khuê.

Phiên thiêu. Ngược lại âm phò viên. Tự Lâm cho rằng: phiên cũng là thiêu tức là thiêu đốt.

Dâm dật. Lại viết chữ dật cũng đồng, ngược lại âm dữ nhất. Thiên Thương Hiệt ghi: dật là phóng đãng, buông thả, cũng gọi là dục lạc.

Dương đồng. Ngược lại âm dĩ lương. gọi là nấu nung cho tiêu chảy nát nhừ ra, rồi tưới nước lên. Tam Thương cho rằng: dương là nước biển lớn, gọi là đại dương. Tự lược viết chữ dương giải thích là nấu kim loại cho chảy ra.

Mô tác. Ngược lại âm vong các. Sách Phương ngôn cho rằng: mô là sờ mó, phủi phủi, vỗ vỗ cũng gọi là phủ vòng quanh, an ủi, vỗ về, ngược lại âm dưới tô các. Bì Thương cho rằng: mô tác. là sờ mó, tìm tòi, lục lọi, âm tôn là âm tồn.

Để thôi. Ngược lại âm đô lễ. Sách Đại đái lễ hạ tiểu chánh nói

rằng: để giống như là đẩy ra, gọi là cùng nhau lôi kéo đẩy ra mà danh chỗ ngồi.

Đảm y. Ngược lại âm xương chiêm. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: áo che phía trước gọi là đảm. Quách Phác giải thích: tức nay gọi là che mắt, nói áo che phía trước phía sau, gọi là vạt áo trước sau che lấy thân.

Cứ sàng. Ngược lại âm ký nộ. Tự Lâm cho rằng: cứ cũng là tôn tức là ngồi xổm, cũng là khoa là vượt qua, bước qua. Văn luật viết chữ cứ. Cứ là ngạo tức là không tôn kính, kiêu ngạo. Cứ chẳng phải nghĩa đây dùng.

Vu sư. Ngược lại âm vũ câu. Sách sự quỷ thần nói rằng: vu là trong người con trai gọi ông thầy cúng. Âm hích ngược lại âm hình kích. trong người con gái gọi là vu tức là bà đồng bóng. Sách Thuyết Văn cho rằng: nói có thể là việc không có hình bóng làm giáng xuống làm thần.

Biển vẫn. Lại viết chữ vẫn cũng đồng, ngược lại âm vi mẫn. Theo Thanh loại cho rằng: vẫn là chết. Đọa lạc.

Tiết độc. Ngược lại âm tương liệt. Văn cổ chữ độc. Hai chữ tượng hình. Nay viết chữ độc cũng đồng, ngược lại âm đồ cốc. Sách Phương ngôn cho rằng: tiết là đùa cợt, khinh nhờn, cũng gọi là gần gũi, thân cận. Độc là nhàm chán, khinh mạn, không cung kính, xúc phạm, làm tổn thương, cũng gọi là khinh nhờn.

Bôn tẩu. Văn cổ viết chữ bôn này. Nay viết chữ bôn cũng đồng, ngược lại âm bổ môn. gọi là chạy mau. Thích danh cho rằng: bôn là chạy biến mất, gọi là có việc gấp nên chạy biến mất.

 

KINH ĐẠI ÁI ĐẠO TỲ-KHEO NI

QUYỂN HẠ

Tu tuần. Ngược lại âm tư tuần. Quảng Nhã cho rằng: tuần là cung kính. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tuần là tin tưởng, cũng gọi là run sợ.

Dụng đạm. Lại viết chữ am hám. hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm đạt cảm, đạt lam. hai âm. Quảng Nhã cho rằng: đạm là cho ăn. Đạm cũng là dùng lời ngon ngọt dụ dỗ người.

Yêu dã. Ngược lại âm ư kiêu. ngược lại âm dưới là dĩ giả. Sách Chu dịch cho rằng: đã là trang sức đẹp đẽ, chải chuốt, lẳng lơ cũng gọi là chơi gái điếm. Lưu Hiến gọi là đã yêu dã. tức là chơi gái điếm. Kinh văn viết cổ tức là loài côn trùng đi gieo độc hại cho người đây chẳng phải nghĩa kinh.

Nhược thái. Ngược lại âm nhương chước. Nhược đó gọi là mềm yếu. Kinh văn viết từ bộ tâm viết thành chữ nhược văn cổ viết chữ đối nhận. hai chữ tượng hình. Nay viết chữ nhược cũng đồng, ngược lại âm nô đích. nhược là lo buồn sợ sệt.

Kinh lệ. Trong sách không có chữ này, chữ viết đúng nghi là chữ côn ngược lại âm hồ bổn. Đây e rằng cũng là sai. Viết đúng nghi nên viết chữ ngận ngược lại âm hồ khẩn. Ngận lệ. là làm trái ngược lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: không nghe theo. Chữ viết từ bộ xích đến thanh cấn.

Súc tại. Thích danh cho rằng: viết chữ súc. Các sách viết chữ súc hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm trừu lục. Súc là dừng lại. Quảng Nhã cho rằng: súc tụ tập đông nhiều, cũng gọi là chứa nhóm.

Lý huyền. Lại viết hiển cũng đồng, ngược lại âm hỏa kiếnh. Gọi là dây buộc yên ngựa vòng qua bụng ngựa để giữ cái đai, cũng gọi là dây buộc, dưới nách. Nay lấy nghĩa này, nên viết chữ viên ngược lại âm hồ khuyễn.

Huỳnh minh. Tự Lâm âm ất kinh vu kinh. Gọi là Tam Thái yên lặng nhắm mắt. Kinh văn viết chữ cụ manh. chưa thấy chữ này xuất phát từ sách nào.

Thế chước. Lại viết chữ thế cũng đồng nghĩa, ngược lại âm tha kế. Sách Thuyết Văn cho rằng: thế là vứt bỏ hết lông tóc trên thân gọi là thế. Trong văn viết chữ thê ngược lại âm tha đệ. Quảng Nhã cho rằng: thê là nước mũi, ngược lại âm dưới lực chước. Quảng Nhã cho rằng: chước. Tóm lược tự sơ qua, cũng gọi là dùng sức mạnh tóm lấy. Trong văn kinh viết thước.

Hỷ phó. Ngược lại âm phương vụ. phó là giúp đỡ. Gọi là bám vào thêm vào. Hán thư cho rằng: phó là thoa phấn mỡ vào, thoa chà phấn.

Chu ky. Ngược lại âm cư y. Sách Thuyết Văn cho rằng: chu là ngọc không tròn. Tự thư cho rằng: gọi là viên ngọc nhỏ.

San quý. Ngược lại âm sở gian. Sách Luận ngữ cho rằng: ở chỗ xấu ác hạ lưu mà chê bai mắng nhiếc bậc trên. Khổng An Quốc cho rằng: chê bai, phỉ báng hủy nhục. Thiên Thương Hiệt cho rằng: san là chê bai, kẻ ác ở hạng thấp hèn mà chê bai bậc trên.

Trậm nhĩ. Nay viết chữ trâm cũng đồng, ngược lại âm trừ cấm. Loại chim này lớn như diều hâu, màu sắc tím lục, cổ dài, mỏ đỏ, ăn thịt rắn cho rằng lấy chim lông vũ của nó ngâm vào trong rượu uống vào là giết người. Ngược lại âm dưới nhi chí. Thiên Thương Hiệt ghi: nhĩ là cho ăn, lấy lợi để dụ người. Phàm chỗ ăn vật thư là bánh gọi là nhĩ.

Phiền hà. Ngược lại âm hạ đa. Sách Quốc ngữ cho rằng: hà khắc ta ở chỗ biên địa, vùng đất xa xôi. Giã Quỳ chú giải rằng: hà giống như quấy nhiễu, khắt khe.

Cấm ngữ. Ngược lại âm ngư lữ. Thích danh cho rằng: ngữ là ngăn cấm cũng gọi là cấm ngăn.

Phẩu hình. Ngược lại âm phổ hậu. Phẩu là phá ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: mở phanh ra, phân ra, tách ra. Quảng Nhã cho rằng: phẩu là chỉ ra.

Dựa theo mục lục thứ đệ hợp âm căn bản Luật nhiếp tụng – năm quyển.

Tạp sự Luật nhiếp tụng – một quyển.

Ni-đà-na-mục-đắc-ca Nhiếp tụng – một quyển.

Đã hợp nhập âm nghĩa quyển thứ 61 trong là đồng loại Hữu bộ.

 

KINH PHẠM GIỚI KHINH TRỌNG BÁO ỨNG

(Không có chữ có thể giải thích âm.)

 

KINH NGŨ BÁCH VẤN SỰ

 Tuệ Lâm soạn.

Đô ly. Ngược lại âm ly tri. Sách Khảo Thanh cho rằng: ly là hàng dậu xanh tốt um tùm, trải qua thời gian, dây leo bò phủ kín. Hoặc là viết từ bộ trúc, hoặc là viết từ bộ mộc gọi là cây làm hàng rào. Chữ viết từ bộ trúc thanh ly. Kinh văn viết từ bộ mộc viết thành chữ ly gọi là ly sơn, tên của cây lê.

Ly lý. Âm dưới là lý. Văn Tự điển nói rằng: gọi là biểu hiện bên trong và ngoài, bên trong gọi là lý. Trên dưới theo cái áo giữa trong là lý. Lý cũng là thanh. Sách Thuyết Văn cho rằng: cái áo trong.

Dục thường. Ngược lại âm thượng dương. Quảng Nhã cho rằng: lại nhiều lần. Sách Thuyết Văn cho rằng: trả lại. Chữ viết từ bộ nhân thanh thường.

Xà thích. âm trên là xà chữ đúng thể. Kinh văn viết từ bộ dã viết thành chữ xà tục dùng thông dụng, ngược lại âm dưới thanh chích. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài côn trùng độc hại cắn, chích người. Là loài rắn độc đi bằng bụng. Chữ viết từ bộ trùng thanh thích. Kinh văn viết từ bộ xích viết thành chữ thích là không thành chữ, chẳng phải chữ.

Kinh bại. Ngược lại âm bài mại. Bì Thương cho rằng: tiếng Phạm. Tán thanh, thanh khen ngợi ca vịnh bằng chữ Phạm. Sách Khảo Thanh cho rằng: pháp sự của tăng ni ca vịnh bằng chữ Phạm.

Bằng kỹ. Ngược lại âm bằng chứng. Sách Chu thư cho rằng: bằng là ghế dựa bằng ngọc. Sách Thuyết Văn cho rằng: ghế dựa. Chữ viết từ bộ nhậm đến bộ kỹ cũng có viết chữ bằng, viết chữ bằng tục dùng thông dụng. Kinh văn viết chữ bị là chẳng phải. Âm dưới là kỹ. Sách Lễ ký cho rằng: có năm loại ghế ngọc, ghế khắc chạm, ghế sơn son, ghế gỗ sơn và ghế thô sơ v.v… năm loại ghế vậy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ kỹ là chữ tượng hình. Kinh văn viết từ bộ mộc viết thành chữ cô là tục dùng cũng thông dụng.

Hữu mao. Ngược lại âm mao báo. tự thư cho rằng: đi trong mưa có cái nón che. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ mao. Ở nước Man Di đứa trẻ nhỏ 737 đội áo trên đầu, chữ tượng hình. Kinh văn viết từ bộ y là chẳng phải.

Vị chế. Ngược lại âm chỉ lệ. Kinh văn viết sai. Sách viết chữ chế từ bộ đoan chẳng phải chữ chế trên.

Kiêu hãnh. Ngược lại âm trên kinh diêu. âm dưới là hạnh. Theo chữ kiêu hãnh đó là đặc biệt gặp được may mắn, gọi là kiêu hãnh. Sách Khảo Thanh cho rằng: chẳng phải phân ra mà cầu gặp được may mắn, may mắn đó là đến tự nhiên. Chữ viết từ bộ nhân chữ hình thanh.

Kiền chùy. Âm trên là trác ngược lại âm dưới là trực truy. Hai chữ đều từ bộ mộc chữ hình thanh. Chữ kiền chùy đó là tướng cảnh báo trong chúng tăng, đánh bằng tĩnh mộc chùy. Kinh văn viết từ bộ truy viết thành chữ trùy tục dùng thông dụng.

Quật khanh. Ngược lại âm trên là quần luật. Sách Khảo Thanh cho rằng: đào xuyên qua, cũng là đứt đoạn lìa. Chữ viết từ bộ thủ thanh khuất, ngược lại âm dưới khách canh. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khanh là rơi xuống hầm. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cái hầm trống rỗng. Quách Phác cho rằng: cái ao nước sâu. Xưa nay Chánh tự cho rằng: chữ viết từ bộ thổ thanh khanh, âm khanh là âm cang hoặc là viết từ bộ phụ viết thành chữ khanh cũng đồng.

Tẩn xuất. Ngược lại âm trên tất nhẫn. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tẩn là bỏ, phế bỏ. Sách Sử ký cho rằng: cùng nhau bài trừ, lôi kéo ra ngoài bỏ đi. Xưa nay Chánh tự viết từ bộ thủ thanh tân. hoặc là viết từ bộ nhân viết thành chữ tẩn chữ tân từ bộ chánh, âm chánh ngược lại âm miên điển. cũng từ bộ thi viết thành chữ tẩn tục dùng thông dụng.

Ngạn thỉnh. âm trên là ngạn. Thiên Thương Hiệt ghi: ngạn là nghinh tiếp. Quảng Nhã cho rằng: đi nghinh đón. Xưa nay Chánh tự cho rằng: chữ viết từ bộ xước đến bộ ngạn. Hoặc là viết từ bộ ngôn viết thành chữ giá cũng thông dụng.

Hữu thế. Ngược lại âm thi duệ. Cố Dã Vương cho rằng: thế cũng giống như mua chịu, mua nợ. Sách Thuyết Văn cho rằng: vay mượn. Chữ viết từ bộ bối thanh thế. Văn cổ viết chữ bôn.

Nhất đoàn. Ngược lại âm đoạn loan. Sách Thuyết Văn cho rằng:

đoàn là nắm lại nắm vắt. Chữ viết từ bộ thủ thanh đoàn. Kinh văn viết từ bộ đoan viết thành chữ đỏa là chẳng phải.

Hiềm dực khứ. Ngược lại âm trên trấp hiêm. Sách Văn Tự Tập Lược nói rằng: hiềm là tâm xấu ác. Sách Thuyết Văn cho rằng: hiềm là nghi ngờ. Chữ viết từ bộ nữ chữ hình thanh.

Khi bát. Ngược lại âm khi ký. Sách Thuyết Văn cho rằng: khi là không thẳng. Chữ viết từ bộ nguy thanh chi Hoặc là từ bộ sơn viết thành chữ khi. Khi là nguy hiểm gập ghềnh. Kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành chữ khi là chẳng phải, ngược lại âm dưới bát mạt.

Quát thủ. Ngược lại âm trên quan bát. Sách Khảo Thanh cho rằng: dùng kiếm ngang dọc tước đoạt, cướp lấy gọi là quát. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ bộ đao đến bộ thích thanh tĩnh âm lược là âm lược.

Đạm bính. Ngược lại âm trên đàm cảm. cũng viết chữ đạm. Quảng Nhã cho rằng: hám là cho ăn nuốt vào. Sách Thuyết Văn cho rằng: ăn. Chữ viết từ bộ khẩu thanh hám. Kinh văn viết từ chữ cảm viết thành chữ hám tục dụng thông dụng.

Xuy tác. Ngược lại âm xuất duy. Sách Vận thuyên cho rằng: xuy là nấu, hấp. Sách Thuyết Văn cho rằng: lô bếp. Chữ viết từ bộ hỏa đến bộ xuy thanh tĩnh.

Thục bất. Ngược lại âm thần nhục. Sách Khảo Thanh cho rằng: lấy tài sản tiền bạc đem tặng cho thẳng gọi là thục. Sách Vận thuyên cho rằng: thâu lấy của người khác, lấy tài sản của người khác. Sách Thuyết Văn cho rằng: thục là đi mua chuộc đem vè. Chữ viết từ bộ bối đến bộ thục, âm thục là âm dục. Nay tục dùng viết từ bộ thục là sai chữ thục từ bộ cảnh đến bộ bối đến bộ lục, âm lục là âm lục chữ lục cổ.

Tranh thực. Ngược lại âm trên trạch canh. Sách Vận thuyên cho rằng: tranh là xúc chạm, va chạm vào nhau. chữ viết từ bộ thủ thanh tranh. Kinh văn viết từ bộ mộc đến bộ thượng viết thành chữ đường. âm đường là âm đường. Đường là cây lê, chẳng phải nghĩa kinh.

Tích Hung. ngược lại âm trên tỳ diệc. Lại Khảo Thanh cho rằng: tích là đấm ngực. Chữ viết từ bộ thủ thanh tích ngược lại âm dưới húc cung. Sách Thuyết Văn cho rằng: hung là ngực. Chữ viết từ bộ bao. Tóm lược thanh hung. Kinh văn viết từ bộ nhục viết thành chữ hung là chẳng phải.

Xuy tốn. Ngược lại âm tôn thốn. Bì Thương cho rằng: tuyển là phún nước. Cố Dã Vương cho rằng: dùng miệng ngậm nước phun ra. Chữ viết từ bộ thủy thanh tuyển. Kinh văn viết từ bộ tôn viết thành chữ tôn. âm phún ngược lại âm phổ môn. phổ muộn. hai âm.

Thôi bài. Ngược lại âm trên tha lôi. Sách Thuyết Văn cho rằng: thôi cũng là bài. Chữ viết từ bộ thủ thanh chuy ngược lại âm dưới là bạch mai. Sách Văn Tự điển nói: bài cũng là thôi tức là trừ bỏ, đuổi ra, xô đẩy ra. Chữ viết từ bộ thủ thanh phi.

Phân mại. Ngược lại âm trên phát vạn. Sách Khảo Thanh cho rằng: phân đó là mua bán lấy cầu lợi. Sách Thuyết Văn cho rằng: mua rẻ bán mắc. Chữ viết từ bộ bối thanh phân, ngược lại âm dưới mạch bái. Sách Khảo Thanh cho rằng: mại là khoe khoang. Sách Thuyết Văn cho rằng: đem vật ra khoe khoang để bán. Chữ viết từ bộ xuất thanh mại.

Hoa hài. Ngược lại âm trên trám hòa. gọi là ủng giày cao cổ. Quảng Nhã cho rằng: gọi là giáp sa. Hoặc gọi là giày dép da, giày cỏ, đều là của người Nam Di. Sách Phương ngôn cho rằng: gọi có khác. Sách Tập Huấn cho rằng: viết chữ hoa. Tự Lâm cho rằng: từ bộ hóa viết thành chữ hoa đều thông dụng. Sách Khảo Thanh cho rằng: viết đúng từ bộ tỷ đến bộ lý tóm lược thanh hòa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ này còn thiếu. Các chữ trong sách đều không có trùng lắp âm vận. Sách Vận thuyên cho rằng: có hạng giày dép thuộc giày dép da, vốn thuộc nước ngoài người quốc di gọi là đôi ủng. Từ đời Tấn, Ngụy đã nhập vào trong nước. Nay lấy làm công phục.

Tăng hữu. Ngược lại âm ban mạt. Tiếng Phạm, dịch nghĩa là biến khắp, hoặc gọi là biến thực. Đây dịch không đúng, tức là tương truyền rằng: gọi là cúng dường khắp nơi vậy.

Tảo phạm. Các chữ trong sách đều không có chữ này, chuẩn đúng theo nghĩa kinh là chữ chú tức là chú là lời nguyền rủa.

Khiêu trịch. Ngược lại âm trên đề điêu. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khiêu là nhảy vọt lên. Quảng Nhã cho rằng: nhảy lên cao. Sách Thuyết Văn cho rằng: trật chân, vấp té, đứng dậy, nhảy lên. Chữ viết từ bộ túc thanh khiêu ngược lại âm dưới trình chích. tục dùng thông dụng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ đích viết thành chữ trịch gọi là đứng một chỗ, chân đứng một chỗ. Cố Dã Vương cho rằng: bỗng nhiên nhấc chân lên cao mà không chịu bước tới. Chữ viết từ bộ túc chữ hình thanh.

Thô điệp. âm dưới là diệp. Ở nước Tây Vực, lấy hoa cỏ dệt làm thảm trải đất. Hoặc là viết chữ điệp. Lại viết chữ điệp chữ cổ.

Cấu thục. Ngược lại âm trên câu hầu. Quảng Nhã cho rằng: cấu là mua sắm. Sách Thuyết Văn cho rằng: lấy tài sản chuộc vật, chữ hình thanh, ngược lại âm dưới là thường chúc. Sách Thượng thư cho rằng: đem vàng làm vật chuộc lấy mạng khỏi tội hình. Vương Túc chú giải rằng: lấy vàng mà chuộc tội. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ bối thanh thục âm thục là âm dục. Chữ thục từ bộ cảnh đến bộ lục âm lục là chữ cổ. Văn cổ viết chữ lục. Nay từ bộ mại là sai vậy. Thật khó mà sửa đổi cho đúng.

Tông tập. Ngược lại âm trên tông tống. Theo Liệt Nữ Truyện nói rằng: mối chỉ để dệt đó có thể làm ví dụ, như đẩy ra mà lại dẫn dắt mà lại tới đó gọi là tông. Sách Thuyết Văn cho rằng: là chỗ đầu mối nắm giữ sợi chỉ mà dệt. Chữ viết từ bộ mịch thanh tông, ngược lại âm dưới tầm nhập. Cố Dã Vương cho rằng: tập là tích tập, chứa nhóm mà thành thói quen. Sách Thượng thư cho rằng: tập là cùng với tánh mà thanh thói quen. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ vũ đến bộ bạch. Kinh văn viết từ bộ ngôn viết thành chữ tập là chẳng phải. Âm tập ngược lại âm lạp thù. chẳng phải ý kinh.

Đồng điêu. Ngược lại âm dưới điêu diệu. gọi là đồng kim loại sáng đó là cái nồi đồng, cái ấm nấu nước. Kinh văn viết chữ nhiêu viết thành chữ nao âm nao ngược lại âm nạo giao. là tên của loại nhạc khí, chẳng chữ đây dùng, nghĩa sai khác, cũng rất quái lạ. Theo Tả Truyện xin mời sửa chữa lại.

Ảm đam. Ngược lại âm trên ô cảm. Ngược lại âm dưới đàm cảm. Theo Thanh loại cho rằng: ảm đam là nốt ruồi đen sậm, không sáng sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: đen như lá dâu, ảm đam hai chữ đều từ bộ hắc chữ hình thanh.

Phụng pháp. Ngược lại âm trên phong phủng. chữ thượng thanh. Sách Thuyết Văn cho rằng: phụng thừa, vâng theo. Chữ viết từ bộ phong âm phong là âm phong đến bộ cũng âm cũng là âm cũng. Chữ cũng từ bộ thủ. Nay theo lệ sách viết tóm lược chữ phụng. Kinh văn viết từ bộ vương, pháp viết này rất không có ý nghĩa rất sai lầm.

Dựa theo mục lục thứ tự có luật căn bản nhiếp mười bốn quyển đã nhập vào âm nghĩa trong quyển thứ 61 lấy làm đồng loại Hữu bộ.

 

LUẬT MA-ĐẮC-LẶC-GIÀ

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN 1

Ma-đắc-lặc-già. Hoặc nói là Ma-huyễn-lê-ca. Hoặc nói là Ma- đát-lý-ca. Đây dịch là mẫu tức là sanh ra trí tuệ.

Vi chiêm. Hoặc là viết chữ thiềm Ngược lại âm dư chiêm. Nói rằng giống như mái hiên nhà che trùm lên cả nóc nhà, nhưng đây chưa rõ nghĩa.

– QUYỂN 2 (Không có chữ giải thích âm.)

– QUYỂN 3

Tử hoan. Tam Thương nói rằng: đây là chữ hoan cổ đồng âm, ngược lại âm hồ quan. đồng âm, ngược lại âm hồ quan. Sách Thuyết Văn cho rằng: tên con ngựa.

– QUYỂN 4 ĐẾN QUYỂN 10 (Đều không có chữ để giải thích âm.)

 

LUẬT TỲ-NẠI-DA

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN 1

Kiêm cai. Ngược lại âm cổ lai. Cai là dự dị. Sách Phương ngôn cho rằng: cai là bao hàm.

Sưu nhiên. Ngược lại âm tô liễu. sưu là nịnh hót. Sách Thuyết Văn cho rằng: dụ dẫn, dụ dỗ, khen ngợi dụ có ý dắt vào con đường xấu.

Giam đằng. Ngược lại âm cổ hàm. ngược lại âm dưới đạt tằng. Sách Thuyết Văn cho rằng: giam là buộc kín cái hộp lại. Quảng Nhã cho rằng: giam là dùng sợi dây lớn trói buộc dán kín, cũng gọi là đóng kín lại.

Truân truân. Văn cổ viết chữ truân cũng đồng, ngược lại âm chi thuần, chi nhuận. hai âm. Sách Thuyết Văn cho rằng: bo bo giữ lấy. Theo chữ truân truân nghĩa là tha thiết thành khẩn. Theo Mao Thi Truyện nói rằng: dạy bảo, giúp đỡ, nói cho hiểu tường tận.

Kiềm ba. Ngược lại âm hồ đam cự liêm. hai âm.

Phấn giả. Ngược lại âm phò vân. Sách Thuyết Văn cho rằng: di thỉ. Hoặc gọi là kiền thỉ. tên con ngựa to lớn, âm di là âm tợ.

Kê ngạc. Ngược lại âm nga các. Thuộc giống diều hâu. Tên dung của giống chim hung dữ. Mạnh mẽ giống như chim điêu mà màu đen có đóm đen đầu trắng, chân đỏ, cái mỏ giống như móng cọp, tiếng kêu giống như loài ngỗng trời.

Ty thiêu. Ngược lại âm tý di. tên ty thiên quả. Gọi là trong vườn thượng uyển có nhiều quạ đen, ty là điềm xấu vậy.

Hà hoắc. Ngược lại âm cổ nà. ngược lại âm dưới cư phược. Sách Thuyết Văn cho rằng: con khỉ cái lớn, giống như con khỉ mà lớn hơn, màu xanh đen hay chụp bắt người và cũng giỏi liếc ngó.

Dư xuất. Ngược lại âm dữ cư. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: nhấc lên, giơ cao lên gọi là dư.

Như thân. Ngược lại âm ư thân. gọi là từ trên mà cộng thêm dưới.

Phiên tiệp. Ngược lại âm thả liệp tự liệp. hai âm. Gọi là miệng lưỡi qua lại. Mao Thi Truyện cho rằng: tiệp tiệp phiên phiên. đánh thắng trận cờ xí bay phất phới, mưu tính ngợi khen. Theo Truyện cho rằng: tiệp giống như tập bắt lấy. Tập tập phan phan. giống như là phiên phiên. bay vùn vụt, thoăn thoắt, nhanh nhẹn, lanh lẹ.

Hệ đầu. Ngược lại âm hộ đế. Điều-đạt trong quyển thứ năm, tên của vị Tỳ-kheo.

Toàn thạc. Ngược lại âm thị diệc. Sách Phương ngôn cho rằng: giữa Tề, Tống gọi là lớn vĩ đại là thạc cũng gọi là tốt đẹp phong phú.

Dược mẫu. Ngược lại âm dư chước. Ngược lại âm dưới là mạc hậu. gọi là cái khóa dưới khóa chốt cửa lại, dưới là chữ mẫu. Theo chữ dược cùng với chữ mẫu đó gọi là phong tỏa đóng kín chắc chắn, khiến cho không thể mở ra được.

Hủy độc. Cổ văn viết chữ hủy. hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm hồ quỷ. Gọi là trùng độc. Theo Hàn Phi Tử Truyện nói rằng: loài trùng này có thân giống như rắn độc một thân hai miệng. tranh ăn lẫn nhau, sát hại cắn xé lẫn nhau.

– QUYỂN 2, 3 (Không có chữ để giải thích âm)

 

LUẬT TỲ-NẠI-DA

QUYỂN 4

Tẩn mẫu. Ngược lại âm bi nhân. Sách Thuyết Văn cho rằng: loại gia súc thuộc giống cái, như là gà mái, ngược lại âm dưới mạc cẩu. Sách Thuyết Văn cho rằng: loại gia súc thuộc giống đực, như là gà trống, biết chạy gọi là mái, cái, mái là tẩn. Giống đực gọi mẫu đây lấy nghĩa này.

Phàm hoặc. Văn cổ viết chữ hoặc cũng đồng, ngược lại âm hồ vực. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: có thật tự cho là hoặc. Quách Phác chú giải rằng: cửa hẹp, âm trật ngược lại âm điền kiết.

Phàm mi. Ngược lại âm mi cô. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: mi. Gọi là cây đòn dông. Quách Phác cho rằng: xà ngang gác trên cửa. Quảng Nhã cho rằng: cây cột chống đỡ. Tứ khiếu. Ngược lại âm cổ diếu. bốn cửa ngõ ngách, tức là bốn cửa hẹp ở biên giới gọi là vây.

Thuyên thành. Ngược lại âm thị duyên. Sách Thuyết Văn cho rằng: chẻ trúc ra đan thành cái sọt tròn để chứa lúa thóc, âm tuân ngược lại âm đồ tổn.

LUẬT TỲ-NẠI-DA

QUYỂN 5

Nghệ ngư. Ngược lại âm ngư thế. trong giấc ngủ không biết nói mê nói sảng. Liệt Tử Truyện nói rằng: trong khi ngủ nói nhảm, kêu gọi, nói sàm, âm hợp ngược lại ngũ hợp.

Xá hựu. Ngược lại âm thư dạ. Sách Thuyết Văn cho rằng: xá là an trí xếp đặc. Sách Chu lễ cho rằng: có ba loại xá, tha tội. Một là tha cho ấu niên trẻ nhỏ yếu ớt. Hai là tha cho người già, tha cho người già có ba: tha cho người ngu xuẩn, ngược lại âm dưới là vũ cứu. Hựu là tha thứ, khoang dung. Hựu cũng là xá tha tội. Sách Chu lễ cho rằng: có ba loại tha thứ. Một là tha thứ cho người không biết. Hai là tha thứ cho người có lỗi nhỏ. Ba là tha thứ cho người hay quên, tức mất trí.

Trúc địch. Ngược lại âm tri lục. trúc là tên một loại đàn ngày xưa hình giống như đàn tranh có mười ba dây, khắc vào cổ của cây đàn mà nắm cổ của cây đàn mà khải dàn. Cho nên gọi là trúc. Chữ trúc từ bộ cũng ? đó là nắm giữ lấy cây đàn. Âm khủng là âm cũng, cũng là tay. tay đưa lên cũng viết chữ cũng này.

Chất cốc. Ngược lại âm chi viết. ngược lại âm dưới cổ mộc. Gông cùm trong tay gọi là chất, gông cùm ở trong chân gọi là cốc. Thiên Thương Hiệt cho rằng: xích một bên gọi chất gông xích hai bên gọi là cốc.

Cấm thiết. Ngược lại âm cự ảm. ngậm miệng lại gọi là cấm. Cấm gọi là không mở miệng ra.

Cân vĩ. Ngược lại âm cự ngôn. Văn thông dụng cho rằng: chạy vễnh đuôi gọi là cân cũng gọi là đuổi theo. Văn luật viết chữ kiền là chẳng phải thể vậy.

Hoăng hiệp. Lại viết chữ hoăng cũng đồng, ngược lại âm cổ hoằng. ngược lại âm dưới hồ hiệp. Quảng Nhã cho rằng: cánh tay gọi hoăng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: kẹp giấu trong cánh tay. Sách Thuyết Văn cho rằng: kẹp giữ lấy.

Phanh nhạn. Ngược lại âm phổ canh. Phanh là nấu. Sách Phương ngôn cho rằng: nấu chín nhừ, phàm nấu trong cái nồi tròn gọi là phanh, nấy trong cái nồi đồng như cái đĩnh có chân gọi là thăng.

Xao tiết. Lại viết chữ xao cũng đồng, ngược lại âm khẩu giao. Sách Thuyết Văn cho rằng: xao là chốt cửa trong, cũng gọi là đánh gõ cửa phía dưới.

Trịch phao. Lại viết chữ trích cũng đồng, ngược lại âm văn diệc. Trịch là ném, đưa lên cao ném xuống đất, ngược lại âm dưới là phổ giao. Tự Lâm cho rằng: phao là đánh. Văn thông dụng cho rằng: phao là dùng gậy mà đánh gọi là phao. Phao là đánh ra văng ra xa, cũng là lời nói thông dụng. Nay có viết chữ phao xa. Văn luật viết chữ bao là chẳng phải. Ngược lại âm cổ hạp. nghĩa là kẹp dưới đầu gối, chẳng phải nghĩa kinh.

 

LUẬT TỲ-NẠI-DA

QUYỂN 6

Trùng đồ. Ngược lại âm đinh cố. Tự Lâm cho rằng: con mọt trong gỗ, nó ăn xuyên qua vật dụng của người. Con sâu mọt, có trắng, có đen v đều là vậy.

Cung kiên. Lại viết chữ tiến hiên. hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm cư ngôn khẩu thả. hai âm. Quảng Nhã cho rằng: chỗ cất dấu cây cung, cái bao đựng cung tên gọi là kiên. Thích danh cho rằng: bao đựng cung tên đeo bên lưng ngựa.

Đáp-bà. Hoặc nói là thâu-bà. Hoặc nói là số-đẩu-bà. đều sai nói cho đúng là tốt-đổ-ba. Đây nói là miếu.

 

LUẬT TỲ-NẠI-DA

QUYỂN 7

Phì lỗi. Lại viết chữ phì cũng đồng, ngược lại âm bổ tội. âm dưới là lực yỵI. Theo chữ phì lỗi đó nghĩa là da phù thủng nhỏ.

Nạo nhiễu. Tự Lâm âm hỏa đao. Nạo nhiễu, âm dưới như chiếu. Quảng Nhã cho rằng: nhiễu loạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: phiền nhiễu.

Kích động. Ngược lại âm cổ lịch. na chảy gấp bắn lên gọi là kích. Kích là phát ra, bắn ra, cũng gọi là cảm kích.

Như yểm. Ngược lại âm y diễm. Sách Tự Uyển nói rằng: trong khi ngủ không rõ mà nói sảng. Thiên Thương Hiệt cho rằng: người nằm hợp với tâm gọi là yểm. Sách Thuyết Văn cho rằng: yểm là hợp. Chữ viết từ bộ hán thanh yểm, âm hán là âm hán.

 

LUẬT TỲ-NẠI-DA

QUYỂN 8

Đát nhiên. Ngược lại âm cổ đặng. gọi là thản nhiên, bình thản. Thản cũng là biến khắp, chiếu khắp nơi.

Soái la. Ngược lại âm sở khoái. Tiếng Phạm, nói là A-bà-soái-la. gọi là vua nếm đất màu mỡ.

Xí vọng. Văn cổ viết nghiên xí. hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm hư thị. Gọi là nhón gót chân lên gọi là xí.

Niếp thủy. Giang Nam gọi nước không chảy là niếp, ngược lại âm nãi điểm. Quan Trung âm nãi trảm là nước đục. Bì Thương cho rằng: niếp là nước không có sóng. Văn luật viết chữ thiềm là chẳng phải.

Tốt diệt. Ngược lại âm tồn một. Sách Thuyết Văn cho rằng: tay nắm níu đầu tóc tốt cũng là đánh.

 

LUẬT TỲ-NẠI-DA

QUYỂN 9

Phẩu thủy. Ngược lại âm bổ giao. Văn thông dụng cho rằng: tay nắm gọi là phẩu. Sách Thuyết Văn cho rằng: phẩu là nắm kéo.

Hiếp xế. Ngược lại âm lực kế. tên có vị Tỳ-kheo, tên hiếp xế tử.

Khôi thủ. Ngược lại âm khổ hồi. khôi là người thầy cũng là người đứng đầu. Quảng Nhã cho rằng: khôi là người chủ.

Trà-yết. Tôn giả Trà-yết-đố, ngược lại cự yết tên người.

Xà sái. Ngược lại âm lặc giới. Tự Lâm cho rằng: điều gọi là loại trùng gieo độc hại. Quan Tây gọi là con bò cạp là sái là loài côn trùng cắn chích, âm lặc ngược lại âm tha đạt, lực át hai âm.

 

LUẬT TỲ-NẠI-DA

QUYỂN 10

Xi lông. Văn cổ viết chữ xi cũng đồng, ngược lại âm xích chi. Quảng Thất cho rằng: xi là làm trò vui đùa cười cợt, đùa giỡn, gọi là cười nhẹ.

Tế nhiếp. Ngược lại âm tri liệp chi thiệp. Quảng Nhã cho rằng: nhiếp là gấp cong lại, xếp lại.

Hấp phạn. Lại viết chữ hấp cũng đồng, ngược lại âm hy cập. Quảng Thất cho rằng: hấp là uống vào. Hấp giống như dẫn vào.

Tận kiêu. Ngược lại âm kiết nghiêu. Sách Thuyết Văn cho rằng: đầu đảo ngược. Giả Thị Trung nói: đoạn chặt cái đầu treo ngược, tức là chữ kiêu, gọi là dùng cây gậy trúc xỏ đầu treo ngược dưới nước nơi hàng quán, hình phạt kẻ có tội ác. Quảng Nhã cho rằng: chặt đầu. Hoặc là viết chữ kiêu hai chữ đều thông dụng.

Nặc-dạ. tiếng Phạm nói là nặc-dạ-nê. Đây nói là đã dực phong địa.

Thủy đậu. Ngược lại âm đồ đấu. Gọi là đường nước chảy. Sách Thuyết Văn cho rằng: khoét lỗ hổng, trống rỗng, lở hang, lỗ chó chum.

Bể đậu. Ngược lại âm phổ mê. Quảng Nhã cho rằng: đậu bể, đậu lưu.

Trì kích. Ngược lại âm cư nghịch. Quảng Nhã cho rằng: dùng cây kích đâm con gà trống ngã ngửa ra. Sách Phương ngôn cho rằng: cây kích ba nhẫn một trượng. Nam Sở Dĩnh gọi lật ngửa cây kích.

Quắc phạn. Ngược lại âm ư hao. Quảng Nhã cho rằng: quắc là nắm giữ bắt lấy. Gọi là dùng tay nắm bắt, chụp lấy. Văn luật viết chữ quắc là chẳng phải.

Bác tập. Lại viết chữ bác cũng đồng, ngược lại âm bổ lạc. Lại âm tử lập. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiếng nhai, lấy mùi vị.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN 1

Lộc dã. Ở nước Ba-la-nại. Ngày xưa, Đức Như Lai cùng với Đề- bà-đạt-đa đều đến Lộc vương các, dẫn dắt hơn năm trăm con nai trong rừng này. Lúc bấy giờ vua ra lệnh săn bắt hết những con nai trong rừng này, nhưng có một con nai cái đang mang thai, cúi xuống sinh ra vị Bồ- tát là Lộc vương thay thế cho các con nai kia mà chịu chết. Vua mới cảm kích lòng nhân từ là miễn tha mạng cho các con nai kia, tức là lấy khu rừng này dùng thí cho các con nai kia sống hoang dã, cho nên hiệu là lộc dã, từ đây mới có tên này.

Đại tự. Tiếng Phạm gọi là Tỷ-a-la. Đây dịch là du gọi là chỗ cho tăng sĩ dạo qua. Xưa đến làm chùa, chùa là thay thế chỗ cúng tế, công xá, có pháp độ. Thích danh cho rằng: chùa là nơi cúng tế thờ tự các pháp sự nối truyền nhau nơi trong chùa này vậy. Chữ viết từ bộ thốn thanh triệt triệt là chữ cổ.

Y hàng. Hoặc là viết chữ hàng. Ngược lại âm hồ lãng. có thể làm cái giá móc áo. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cây sào trúc gọi là làm hàng rào phơi áo. Âm thí là âm di.

Phần na. Ngược lại âm phù vân. gọi tên là A-tỳ-đàm tạng. Dựa theo chữ. Quảng Nhã cho rằng: phần là phân ra.

Cô phu. Ngược lại âm hồ cô. Đây văn cổ viết chữ sảng. Lại viết chữ hoa, ngược lại âm dưới phủ can. gọi là hình phạt chém ngang lưng, cũng gọi là cái búa ngang. Cái búa lớn.

Bàng dương. Ngược lại âm bà dương. ngược lại âm dưới là dư dương. Quảng Nhã cho rằng: bàng dương là đi bộ vòng quanh, dựa vào. Theo chữ bàng dương, giống như bồi hồi. đi đi lại lại ngập ngừng.

Nhất thúc. Lại viết chữ thúc thôn hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm thất lục. Quảng Nhã cho rằng: đậu lớn gọi là thúc, đậu nhỏ gọi là đáp.

Thiên đề. Ngược lại âm thiển tiên. có thể nói chuyển đổi, đề cử, vật khác. Hoặc là viết chữ thuyên đề. nói là tên của loại cỏ thơm, chẳng vật của phương này, xuất ra từ núi Côn Sơn. Trong văn luật viết tiên đề.

Khiết lý. Văn cổ viết chữ khiết cũng đồng, ngược lại âm cổ hiệt. Khiết là dùng dây bó buộc lại. Tự Lâm cho rằng: buộc một bó thẳng.

Hòa thượng. Trong kinh hoặc là viết chữ hòa xà. Đều sai. Nên nói ủy ba đệ hình. Đây dịch là cận tụng, vì người đệ tử niên thiếu nhỏ tuổi không lìa thầy. Thường theo thầy, gần gũi bên thầy. Theo nhận kinh mà đọc tụng. lại gọi là ủy ba đà tà. Đây dịch là thân giáo. Xưa dịch là biết tội, biết không tội, gọi là Hòa thượng.

A-xà-lê. Trong kinh hoặc là viết A-kỳ-lợi. đều xuất từ các nước Vu Điền chuyển dịch sai. Nên nói là A-giá-lợi-da. dịch là Chánh hạnh. Lại nói A-giá-lợi-tà. Đây dịch là quỹ phạm, là khuôn mẫu. Xưa dịch là trong thiện pháp làm giáo thọ, khiến cho biết nên gọi là A-xà-lê.

Thẩn-đà. Ngược lại âm hoặc nhẫn. Ma-thẫn-đà đó là con của vua A-dục.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 2

Bố tát. Đây dịch sai tóm lược. Nên nói là Bát-la-đế-đề-xá-tà-mị. Đây dịch là Ngã đối tướng. gọi là hướng về nhau mà nói tội. Xưa dịch là tịnh trụ, nghĩa phiên dịch là đúng vậy.

Giá cổ. Ngược lại âm chi dạ. ngược lại âm dưới cổ hồ. Bì Thương cho rằng: chim giống như chim phục mà lớn hơn, chữ chỉ rằng: chim giá cổ khi nó hót là tự kêu các con chim trong bầy bay về hướng Nam, mà không bay về hướng Bắc. Hình nó giống như chim trĩ.

Xí ma. Ngược lại âm khinh dĩ. tên người dựa theo chữ xí là đứng thẳng. Chữ viết từ bộ nhân đến bộ chỉ. Kinh văn viết từ bộ sơn viết thành chữ xí. Văn cổ viết chữ nguy nghĩa là người ở trong núi cao.

Ca loa. Ngược lại âm lặc hòa. tên người. Văn luật viết chữ duyên ngược lại âm duyệt chuyên. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: chuyên là che đậy trong vỏ tức là con châu chấu chưa mọc cánh. Tên loài côn trùng, duyên chẳng phải nghĩa đây dùng.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 3

Xướng tát. Đây nói sai. Nói cho đúng là sa độ. Đây dịch là thiện tai, tức là lành thay!.

Chỉnh giới. Ngược lại âm sở lực. 739 Giới đây gọi là chánh phương, đúng hướng.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 4

Giản mộc. Ngược lại âm mộc kiến. gọi là giản mộc tử, giống như là chỉ bạch mà lại dính lại có thể dùng giặt áo.

Nhất cáp. Ngược lại âm cổ hạp. Tự Lâm cho rằng: chim yến tước hóa làm thân. Người nước tần gọi là con sò, con hàu.

Sàm lạt. Ngược lại âm sĩ sam. Quảng Nhã cho rằng: gọi là sàm là cái kim lớn, người thầy thuốc dùng để phá ung nhọt. Sách Thuyết Văn cho rằng: sàm là cây kim bén nhọn.

Chí danh. Chữ cổ. Nay viết chữ thức chí. chí là ghi chép.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 5

Chủy phá. Nay viết chữ chủy này cũng đồng, ngược lại âm tử lụy. Quảng Nhã cho rằng: chủy là cái miệng. Tự thư cho rằng: cái mỏ chim. Văn luật viết chữ chủy ngược lại âm từ nhuyễn. Chữ chủy chẳng phải nghĩa đây dùng.

Nhất hý. Ngược lại âm hư ký. Sách Phương ngôn cho rằng: bày ra. Giữa Sở, Tống, Ngụy gọi người Nam Man là hý tức là trò đùa. Quách Phác cho rằng: hý là cái muỗng, dây bầu. Nay Giang Đông gọi chước là hý, tức là làm trò vui đùa bỡn cợt. Văn luật viết chữ hy chữ giã tá. Chữ hy đúng âm là hư y. Chữ hy là tên của cây mà chất mủ của cây có thể ăn được. Chữ hy chẳng phải nghĩa đây dùng.

Xuyết mi. Văn cổ viết chữ quyết cũng đồng, ngược lại âm xương duyệt. Sách Thuyết Văn cho rằng: xuyết là uống vào, ngậm vào âm ẩm. ngược lại âm hô đáp. Văn luật viết chữ xuyết ngược lại âm thời thời duyệt. Xuyết là nếm thử thức ăn. Xuyết chẳng phải nghĩa nay dùng vậy.

Kiều khách. Ngược lại âm ký kiêu. Quảng Nhã cho rằng: kiều là người khách ở trọ. Văn luật viết chữ kiều , chữ kiều chẳng phải nghĩa đây dùng.

Giam khẩu Ngược lại âm cổ hàm. Giam là đóng kín lại. Tự Lâm cho rằng: buộc dán cái rương kín lại. Quảng Nhã cho rằng: giam là sợi dây lớn, đây lất nghĩa này vậy.

Trụy hận. Ngược lại âm trực lụy. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: trụy là oán giận, thù hận.

Nang phan. Lại viết chữ phan cũng đồng, ngược lại âm phổ giản. Nay gọi là cái khuyết để cài khuy áo, gọi là khuy áo.

Vi đĩnh. Ngược lại âm đồ đảnh. gọi là đồng thiết còn nguyên chất, chưa chế biến.

Phỉ thủy. Ngược lại âm phi úy. Lại âm thủ túy. Gà trống đỏ gọi là phỉ. Gà mái xanh gọi là thúy, xuất ra từ rừng Uất Lâm, phương Nam gọi là con vật khác. Chỉ Đỗ giải thích rằng: con chim phỉ lớn như con chim yến nhỏ. Thân đen như con quạ chỉ có trước ngựa, trên lưng cánh sau có lông màu đỏ. Chim thúy có toàn thân màu xanh vàng, chỉ có sáu cọng lông trên dài hơn một tấc là bay đi, tức là cánh chim, mỏ chim phỉ, chim phỉ thủy bởi vậy mà gọi tên vậy. Chữ chỉ ý nghĩa là nhân ở phương Nam mà lấy tên chim phỉ thúy. Chim phỉ thúy khi đẻ con từ từ rơi xuống ổ, muốn bắt nó phải bắt từ nơi cánh của chim.

– QUYỂN 6 (Không có chữ giải thích âm)

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 7

Si ngật. Ngược lại âm ngư ngật. Quảng Nhã cho rằng: ngật si là ngớ ngẩn, ngây ngô. Văn thông dụng cho rằng: đứa trẻ đần độn gọi là ngật. Sách Thuyết Văn cho rằng: si là không có trí tuệ. Bì Thương cho rằng: si là ngu ngốc.

Sanh vưu. Lại viết chữ vưu hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm hữu lưu. Quảng Nhã cho rằng: vưu là sưng thủng. văn cổ giải thích vưu là bệnh bướu nhỏ gọi là vưu, lớn đó gọi là chuế, âm chuế ngược lại âm chi nhuế.

Nhiếm xà. Ngược lại âm nhi lâm. Lâm Tự cho rằng: con rắn lớn có thể ăn cả thức ăn của hai khu vườn nuôi súc vật dài hơn hai trượng, vật khác. Chí Đỗ cho rằng: con trăn, rắn ăn nuốt cả con nai, con nai cùng với con rắn bằng nhau.

Phù cưu. âm phù. Phần nhiều tục viết chữ cúc ngược lại âm cự lục. Văn thông dụng cho rằng: loại chim giai phù, cũng gọi là chim cúc cưu. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: chim giai phù bôi. Quách Phác cho rằng: tức là chim phù cưu, là chim ty hú. Văn luật viết chữ phù là chẳng phải thể.

Cẩu thát. ngược lại âm tha át tha hạt. hai âm. Sách Thuyết Văn cho rằng: hình giống như con chó nhỏ, mà sống dưới nước hay ăn cá, gọi là con rái cá. Văn luật phần nhiều viết chữ thư thát thát. ba chữ tượng hình cũng đồng đều chẳng phải nghĩa đây dùng.

Trân ngưu. Ngược lại âm tật tân. Tự lược cho rằng: tên của trâu.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 8

Túng dung. Gọi là cây trước cửa. Theo chữ túng dung. Là cử động. Nay lấy nghĩa này.

Liêm hộ. Lại viết chữ liêm cũng đồng, ngược lại âm khẩu giảm. Văn thông dụng cho rằng: cửa nhỏ gọi là liêm Tự thư cho rằng: liêm là cửa sổ. Văn luật viết chữ chiêm cùng với chữ hiểm cũng đồng, ngược lại âm dư nhiễm. gọi là then cài cửa. Lại là âm điếm chẳng phải nay dùng nghĩa này.

Bài bác. Lại viết chữ bài cũng đồng, ngược lại âm bổ mại. ngược lại âm dưới bổ mạt. Sách Thuyết Văn cho rằng: bài là hai tay xua ra phía sau, phía trước, rủ xuống, đưa lên cao. Quảng Nhã cho rằng: giơ lên mở ra. Bác là trừ bỏ, nâng lên.

Trùng chủ. tục âm là chú. Đây nên viết chữ trung ngược lại âm đinh cố. gọi là loài côn trùng làm hư hoại hao tổn vật, như y phục. Loài trùng có trắng có đen v.v… Văn luật có viết sửa đổi là chữ trụ.

Hộ hướng. Ngược lại âm hứa lượng. Tam Thương cho rằng: gọi là cửa xuất ra hướng Bắc. Văn luật có viết chữ quynh ngược lại âm cổ quỳnh. Gọi là cái then cài ngoài hia cánh cửa. Chữ quynh chẳng phải nghĩa đây dùng.

Tác tản. Lại viết chữ tản cũng đồng, ngược lại âm tâng lan. gọi là cây dù che.

Giải niên. Lại viết chữ giải cũng đồng, ngược lại âm hồ mại. Sách Thuyết Văn cho rằng: con cua sống dưới nước có tám chân, hai càng, đi ngang.

Mễ niêm. Lại viết chữ niêm cũng đồng, ngược lại âm hộ cô. chữ cổ niêm. là hai thể chữ.

Lũ nhung. Ngược lại âm như dung. Sách Thuyết Văn cho rằng: cỏ nhung. Nhung cũng là rối loạn. Nay lấy nghĩa này.

Tam cổ. Lại viết chữ cổ cũng đồng, ngược lại âm công hộ. Sách Thuyết Văn cho rằng: cổ là xương đùi. Gọi là cổ cảng chân vốn gọi là cổ. Nay lấy nghĩa này. Văn luật có viết chữ cổ là chẳng phải thể.

Bát liêm. Ngược lại âm lực chiêm. Quảng Nhã cho rằng: liêm là góc nhà. Sách Phương ngôn cho rằng: mũi tên có ba cạnh, đó gọi là dương đầu tiễn. là mũi tên đầu dê.

Cung pháp. Ngược lại âm cư hùng. Thế bổn phát huy viết chữ cung. Tống Trung chú giải rằng: vị đại thần của vua. Kinh Sơn Hải nói rằng: bầu mới bắt đầu sinh ra cung. Đây nói như vậy. Sách Thuyết Văn cho rằng: lấy gần tận cùng của xa thăm thẳm, cho nên gọi là cung. Văn luật viết từ bộ mộc viết thành chữ chữ cung là chẳng phải thể.

Môn nghiệt. Lại viết chữ nghiệt cũng đồng, ngược lại âm ngư liệt. Sách Tiểu Nhã cho rằng: cây cột trụ gọi là nghiệt. Quách Phác cho rằng: cửa hẹp.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 9

Đại ung. Lại viết chữ cương cũng đồng, ngược lại âm cổ lãng. Sách Phương ngôn cho rằng: cái bình miệng nhỏ bụng to. Lại chú giải rằng: nay Giang Đông thông thường nói cái chim lớn là cang.

Vô lam. Ngược lại âm lực cam. thuộc cái sọt, cái giỏ. Tự Lâm cho rằng: cái sọt lớn, cái lồng tre. Sách Toán văn nói rằng: cái sọt vuông làm bằng tre lớn. Âm các ngược lại âm lực các. Sách Phương ngôn cho rằng: cái giỏ tre.

Cập đằng. Ngược lại âm đồ đăng. Quảng Nhã cho rằng: đằng là cây thân leo. Nay gọi là cỏ mọc lan rộng, dây leo quấn chằng chịt, giống như dây sắn leo quấn lấy cây lớn, đó gọi là đằng.

Cam tiều. Ngược lại âm tử diêu. loại cây này xuất phát ở Quảng Châu. Hạt của cây này không thể ăn được. Ở nhân gian trồng dùng làm hàng rào cho cây có dây leo quấn lấy. Loại này gọi là cây chuối hạt. Theo truyền thuyết dùng cây xắt mỏng đắp lên mặt trị bệnh sưng thủng.

Da tử. Theo Thanh loại cho rằng: viết chữ tà cũng đồng, ngược lại âm dĩ xa. vật khác. Chí Đỗ cho rằng: cây dừa cao mười tầm. Lá trong cây, dưa có quả gọi là tử và đến lâu ngày có thể làm chiếu biến khắp trong nước Trung Quốc.

Thủ nạch. Lại viết chữ nạch này, ngược lại âm nữ trác nữ thảo. hai âm. Nạch giống như là chụp lấy, nắm bắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: nạch là đè ấn xuống.

Thạch kỳ. Nay viết chữ chi cũng đồng, ngược lại âm chi di. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: kỳ là cây cột trụ. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây cột trụ dưới thấp.

Cập ngạc. Ngược lại âm ngũ các. Quảng Nhã cho rằng: tên của con cá ngạc dài hơn hai trượng, có bốn chân, giống như loài bò sát giống cá sấu, răng rất bén nhọn, có thể nuốt cả cho nên nai vào miệng, sống dưới nước, răng nó cắn đoạn cả lưới chắc.

Ngư cẩu. Ngược lại âm chiêm hậu. Gọi là lấy cái lờ mỏng làm đồ bắt cá. Chỉ trúc làm cái nơm bắt cá.

Loan thủ. Ngược lại âm cửu vạn. Văn thông dụng cho rằng: lấy múc nước gọi là loan. Sách Thuyết Văn cho rằng: loan là tuôn ra, thoat ra, dùng gáo múc nước. Âm hiểu ngược lại âm dực thiếu.

Dược chủy. Lại viết chữ dược cũng đồng, ngược lại âm dư chước.

ngược lại âm dưới là thị chi. Văn luật hoặc là viết từ bộ thủ viết thành chữ đề là chẳng phải.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 10

Chủ chương. Ngược lại âm chi du. Tự Lâm cho rằng: giống như con nai mà lớn hơn, có một cái sừng. Chương lại viết chữ ngư cũng đồng, ngược lại âm cư anh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: con hoẵng lớn hơn nai, đuôi giống như đuôi con trâu, có một cái sừng, con nai tức là con hươu vậy. Màu sắc đen, tai trắng. Âm bào ngược lại âm bổ giao. tên khác của loài nai, hươu.

Trực đảm. Lại viết chữ liễm này cũng đồng, ngược lại âm đồ cảm. Văn thông dụng cho rằng: ngoài chợ muốn mua trước phải đặt cọc gọi là đảm. Nay nói là đặt tiền trước mua hàng.

Sa đường. Lại viết chữ đường cũng đồng, ngược lại âm đồ lãng. Gọi là mía nấu lại làm đường tinh vậy.

Mộc cẩn. Ngược lại âm cư ẩn. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cây hà cây sán, tức cây ngô đồng. Ngẫy dùng gỗ cây ngô đồng làm áo quan nên cây này cũng gọi là sán cây cận giống như cay hoa lý, sớm sống chiều là chết, cây có thể ăn được.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 11

Thượng thoan. Ngược lại âm thổ hoàn. nước chảy mau. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước chảy mau trên bãi cát, bãi nước cạn gọi là thoan. Lai là bãi nước cạn, nơi nước chảy trên bãi cát.

Ngũ cao. Ngược lại âm cổ hào. Cao gọi là cây sào dùng chống thuyền, dài hai trượng, lấy đầu sào bịt thiếc gọi là mũi tên.

Phưỡn cao. Ngược lại âm phủ phòng. Sách Thuyết Văn cho rằng:

phưỡn là chất béo, mập, chất mỡ. Tam Thương cho rằng: có đóng cao sừng gọi là chỉ, không có sừng gọi là cao.

Hữu thác. Ngược lại âm bổ giới. cái túi da, cái ống đồng vật gia dụng dùng để thổi lửa khiến cho lửa cháy bừng lên.

Hồ thốc. Ngược lại âm cơ hồ. Lấy đầy cây tre nhọn cắm xuống đất, ngược lại âm dưới sở giác. Đông Kinh Phú Truyện nói rằng: ngọc đồi mồi mớ itinh khôi, không có tỳ vết. Tên chung của loại ngọc, không phải cắt xén dồi mài, đẹp đẽ. Tự lấy trao dồi trang sức. Quảng Nhã cho rằng: bánh gia dụng của nước Hồ. Một bộ tộc thích săn bắn, tức là mũi tên. Âm lạp ngược lại âm xoa bạch. thuộc cây mâu, cây giáo.

Mạn tán. Ngược lại âm mạc bán. Mạn giống như không có thật, không phân biệt thiện ác. Văn luật viết chữ mạn. Mạm là không có màu sắc, mạn chẳng phải nghĩa đây dùng.

Tao hàm. Lại viết đồ hàm. hai chữ tượng hình, ngược lại âm hồ nam. Sách Phương ngôn cho rằng: hàm là trầm nịch. Thể chữ viết gọi là thuyền chìm đắm.

Trùy sát. Lại viết chữ chùy cũng đồng, ngược lại âm trực ngụy. gọi là móc dây treo vật nặng gọi là trùy. Văn thông dụng cho rằng: treo năm trăm người gọi là trùy.

Phanh thạch. Văn cổ viết giáng phanh. hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm bổ canh. Gọi là dùng sợi dây buộc nắm kéo lên, nắm giữ sợi dây cho thẳng, gọi là gảy đàn.

Lũy sách. Ngược lại âm lực quý. âm dưới xoa bạch. bức tường 740 bao quanh doanh trại quân lính gọi là lũy. Dựng cây đứng chắc chắn làm hàng rào gọi là sách.

Thời trách. Ngược lại âm trắc cách. Trách giống như đè xuống, chật hẹp. Nay gọi trách là xuất mồ hôi.

Sạn thảo. Lại viết chữ sản cũng đồng, ngược lại âm sơ miên. Quảng Nhã cho rằng: sạn lột bỏ, tiêu diệt. Theo Thanh loại cho rằng: sạn là san bằng.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 12

Khước hiệp. Ngược lại âm cổ hạp. Hiệp là kẹp lấy vật. Tam Thương cho rằng: là cây đòn áp hai bên xe.

Niếp trí. Ngược lại âm nô giáp. Văn thông dụng cho rằng: dùng ngón tay nắm giữ là niếp. Niếp cũng là nắn, nặn, vo, vê.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 13

Ốc lưu. Lại viết chữ lưu cũng đồng, ngược lại âm lực cứu. Sách Thuyết Văn cho rằng: trên mái nhà nước chảy xuống. Phàm nước chảy xuống gọi là lưu. Văn luật viết chữ lưu đều chẳng phải thể vậy.

Sàn na. Ngược lại âm sĩ giản sĩ diên. hai âm, tên của vị Tỳ-kheo.

Nhu nhuyến. Ngược lại âm nhi câu. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhu là mềm yếu, xưng là thuật sĩ, mềm mại nhu nhuyến, yếu, gầy yếu.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 14

Dụ thuật. Văn cổ viết chữ dụba chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm dư thủ. Sách Thuyết Văn cho rằng: dụ là nói dẫn dắt theo con đường, dạy dỗ, cũng gọi là khuyên nhủ lẫn nhau. Thuật ngược lại âm tư luật. Sách Thuyết Văn cho rằng: thuật cũng là dẫn dắt tiến tới. Quảng Nhã cho rằng: thuật là nói chuyện, bàn luận. Văn luật viết chữ dụ là chẳng phải, âm dưới viết chữ tuất cũng chẳng phải thể.

Vật bì. Lại viết chữ bì hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm tỳ di. Lại cũng âm ty bổ. gọi là trợ giúp cho tăng thêm lợi ích.

Phẫu hoại. Ngược lại âm phu cửu. Quảng Nhã cho rằng: phẫu là hư hoại dần dần. Bì Thương cho rằng: phẫu là mục nát.

Ông thân. Ngược lại âm ô công. Theo chữ ông tức là lông trên đầu con chim gọi là ông. Ông cũng gọi là một người rất trên tức là tổ trong một nhà, rất tôn kính gọi là ông, ý nói ông là tôn kính trên hết trong một gia đình gọi là ông.

Tế trì. Lại viết chữ xuyết cũng đồng, ngược lại âm trì trí. tức dày đặc, đông đúc, rậm rạp.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 15

Bổng lộc. Ngược lại âm phò dụng. Theo chữ phụng là cùng nhau. tặng tiền lương dầu gạo gọi là bổng, gọi là phước lộc. Theo người xưa chưa có cày ruộng gieo trồng người dân ăn những con nai hoang dã, trong việc này, người ta cho rằng thiếu nơi cày ruộng, săn bắn, quan mới tặng vật là những con nai trong rừng cho dân ăn. Về sau nhân đây người ta gọi là ăn nai biến thanh lộc, lộc là nai, cho nên viết chữ lộc. Lộc đó nghĩa là lấy cái phước của thần thánh ban cho.

Ốc địa. Ngược lại âm ô học. gọi là thấm ướt đượm nhuần gọi là ốc. Ốc cũng là dày phì nhiêu màu mỡ.

Quy thiện. Lại viết chữ thiện thư. hai chữ tượng hình cũng đồng, âm thịên. Sách Toán văn cũng giải thích: con cá giống như rắn, tức con lươn.

Hương phù. Ngược lại âm phủ câu. Tiếng Phạm nói là ưu-thi-la.

Đây dịch là bì cũng là hoa.

Phanh đang. Ngược lại âm phương dính. ngược lại âm đa lãng. Văn thông dụng cho rằng: trừ bỏ đi vật gọi là phanh tàng. phanh là trừ bỏ.

Mộc đoàn. Chữ viết đúng nghi là chữ đoàn, ngược lại âm đồ đoan.. đoàn gọi là giết sạch.

Thủy cô. Ngược lại âm cổ hồ. Sách Luận ngữ cho rằng: cô là điều hòa được con ngựa gọi là cô cũng gọi là chén rượu lễ. Một chén gọi là tước, hai chén gọi là cô. Văn luật viết chữ cô là chẳng phải.

Khiển ngật. Ngược lại âm cư triển. ngược lại âm dưới cư khất. Văn thông dụng cho rằng: noi không nói lắp. Văn luật viết chữ khiển hai chữ tượng hình này cũng chẳng phải.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 16

Tế mễ. Ngược lại âm tử duệ. Sách Thuyết Văn cho rằng: tế giống như lúa thử, mà không có dẻo. Quan Tây gọi là gạo nát.

Vật nạo. Ngược lại âm hỏa cao. Sách Thuyết Văn cho rằng: nạo là quấy nhiễu, gọi là quấy phá.

Liệu dữ. Ngược lại âm lực điều. Liệu là ném. Sách Thuyết Văn cho rằng: trị liệu.

Phúc la. Hoặc viết phúc la. Hoặc gọi là phú la. Nói đúng là bố la. Đây gọi là ủng giày cỏ ngắn.

Thương ngô. Ngược lại âm sĩ hoành. Người nước Ngô nói người Trung Quốc là người thô tục. Lại tổng gọi chung là giữa Giang Hoàn là người nước Sở tạp loạn thô tục.

Quyển chấp. Ngược lại âm đồ giáp. gọi là gấp xếp lại. Tự Lâm cho rằng: áo gấp xếp nhiều lớp.

Lưu bệnh. Ngược lại âm lực chu. Sách Thuyết Văn cho rằng: lưu là bệnh sưng thủng. Theo Thanh loại cho rằng: lưu là khối u của bệnh ung thư cũng gọi là sưng kết lại không tiêu tán ra được.

Thiết các. Ngược lại âm lực các. Gọi là thiêu đốt vật bằng thiếc chì cho chảy ra, văn luật viết chữ tích là chẳng phải vậy.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 17

Hạ đinh. Ngược lại âm đô định. Gọi là cây cột trụ dưới đá. Kinh văn viết chữ mạc chữ âm nghĩa.

Na sư. Ngược lại âm sở lưu. Ở ngoại quốc gọi là tên thuốc.

Nhuy tử. Nay viết chữ nổi cũng đồng, ngược lại âm nhữ thùy. Gọi là dược thảo, cỏ thuốc. Hạt có thể trị bệnh mắt. Chữ viết từ bộ thảo đến bộ sanh thanh thử.

Trừ bình. Ngược lại âm âm bì binh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: bình là béo, bèo lớn đó gọi là cỏ bợ. Lại chú giải rằng: bèo nổi trên mặt nước.

 

LUẬT THIỆN KIẾN

QUYỂN 18

Tương nhiếp. Ngược lại âm tư dương. Ngược lại âm khổ hiếp. Tương là cái rương gọi là chứa nhiều y phục.

Chỉ chất. Ngược lại âm noãn lật. Sách Quảng Thất cho rằng: chất là đâm vào, gọi là dùng ngón tay va chạm vào người, tức chọc lét.

 

PHẬT A-TỲ-ĐÀM LUẬN

Huyền Ứng soạn.

QUYỂN THƯỢNG

 

Sanh ngạc. Lại viết chữ lăng cũng đồng, ngược lại âm ngũ các. đài hoa gọi là ngạc.

 

PHẬT A-TỲ-ĐÀM LUẬN

QUYỂN HẠ

Yêm nhân. Ngược lại âm ư liễm. Sách Thuyết Văn cho rằng: yêm là người đứng ở trong cung, chiều tối đóng cửa. Sách Chu lễ nói rằng: yêm là mười người. Trịnh Huyền chú giải rằng: yêm là người tinh khí đã bế tắc trong ngũ tạng. Nay gọi là hoạn quan, tức là quan Thái giám, người chủ đóng cửa trong cung gọi là quan.

Nổi bất. Ngược lại âm nô hồi. nô hòa hai âm. Sách Thuyết Văn cho rằng: nổi là bẻ gãy, dùng hai tay xiết chặt vào nhau.

Văn thân. Ngược lại âm vô phân. Gọi là vải lụa có thêu hoa, đường viền gọi là văn. Trong văn viết chữ văn. Văn cổ viết chữ văn gọi là màu xanh và màu đỏ là văn. Sách Thuyết Văn cho rằng: sách viết sai.

Ký nhân. Ngược lại âm ư giải. Quảng Nhã cho rằng: ký là người lùn, thấp.

Khí thấu. Viết đúng nghi là chữ khái thấu. Âm khái ngược lại âm khổ đại. Giang Nam dùng âm này. Lại âm khưu ký. Sơn Đông dùng âm này, ngược lại âm dưới là tô đậu. Sách Thuyết Văn cho rằng: thấu là hơi đi ngược, hơi đi mau lên nhanh chóng. Thiên Thương Hiệt cho rằng: người nước Tề gọi là thấu là khái tức là ho. Sách Luận văn viết chữ khí là chẳng phải.

Khô giản. Ngược lại âm hạch gian. Theo Thanh loại cho rằng: nay gọi là đứa trẻ nhơ bệnh động kinh, tức cuồng gọi là giản.

Huyết thống. Viết đúng nghi là lũ, âm lũ là âm lậu. Thuộc bệnh ung thư, trong thân có chấy rận, chỗ ẩn nấp dưới nách đều có. Hoặc là viết chữ lậu là nước chảy rớt xuống, máu mủ chảy xuống.

Âm đồi. Ngược lại âm đồ lôi. Thích danh cho rằng: âm đã bị sưng lên gọi là đồi. Tự Lâm cho rằng: viết chữ truy gọi là bệnh nặng.

Trung huyết. Lại viết chữ trung này, ngược lại âm chỉ lung. Sách

Nhĩ Nhã cho rằng: cái chân bị sưng thủng lên gọi là dung. Nay ở nước Ba Thục rất nhiều bệnh này, cánh tay đó cũng gọi là dung là sưng lên.

Lưu tích. Ngược lại âm lực châu. Sách Thuyết Văn cho rằng: lưu là sưng lên. Theo Thanh loại cho rằng: lưu là khối u.

Uyết thổ. Ngược lại âm ư nguyệt. Văn thông dụng cho rằng: hơi đi ngược lên gọi là uyết. Sách Thuyết Văn cho rằng: uyết là nôn oẹ, nôn khan.

Mao nhung. Ngược lại âm như dung. tán rải ra, viết đúng nghi là chữ nhung, ngược lại âm nhi dung. Gọi là các vị cổ bối dùng đồ trang sức có lông mềm mại rủ xuống lông nhung.

 

LUẬT TỲ-NI

QUYỂN 1, 2

(Trước đều không có âm.)

 

LUẬT TỲ-NI

QUYỂN 3

Tỏa soa. Ngược lại âm tài qua tài lộc. hai âm, ngược lại âm dưới lực qua. Theo Thanh loại cho rằng: cái búa nhỏ, cũng gọi là cái xẻng đào đất, cũng gọi cày, cái bừa. Âm dục ngược lại âm ô dục.

Tương bạt. Sách Thuyết Văn viết chữ bạt cũng đồng, ngược lại âm bổ mặt. Gọi là gót chân giẫm đạp lên, giẫm đạp chà đạp. Âm liệp ngược lại âm lực thiệp.

Phẫu hạn. Ngược lại âm bổ giao. Văn thông dụng cho rằng: tay nắm lại gọi là phẫu. Sách Thuyết Văn cho rằng: phẫu là nắm lại. Văn luật viết phảo chữ cận nghĩa.

Sĩ nhất. Văn cổ viết chữ si. ba chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm sự kỹ. Sách Nhĩ cho rằng: sĩ là chờ đợi.

Trích A. Ngược lại âm tri cách. Sách Phương ngôn cho rằng: cho rằng: trích là phẫn nộ. Quách Phác cho rằng: cùng trách phạt, phẫn nộ, chỉ trích, trách phạt, quở trách, la mắng.

 

LUẬT TỲ-NI

QUYỂN 4

Thông triết. Lại viết chữ triết. hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm tri liệt. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: triết là người có trí tuệ. Sách Phương ngôn cho rằng: giữa Tống, Tề gọi trí tuệ là triết, người sáng suốt hiểu biết thống suốt.

Phó chi. Ngược lại âm phương vụ. Theo chữ phó giống như bám vào gọi là đất bám vào. Sách Hán thư cho rằng: đều thoa mỡ, phấn vậy.

Tích thở. Ngược lại âm bổ xích. Bì Thương cho rằng: tích là lưỡi cây lớn.

Trữ chi. Lại viết chữ trữ cũng đồng, ngược lại âm tri dĩ. Văn thông dụng cho rằng: chứa, cất chứa nhiều y phục gọi là trữ.

Lộc trước. Hoặc là viết chữ lộc cũng đồng, ngược lại âm lực thủy. Gọi là nước chảy xuống, lọc nước, nạo vét cho sâu, khơi thông. Văn luật viết chữ lự chữ cận nghĩa.

Du phần. Ngược lại âm tư lưu. âm dưới lại viết chữ lục cũng đồng, ngược lại âm phủ vân. Tự thư cho rằng: nấu cơm. Quảng Nhã cho rằng: phần cũng gọi là du. Nhĩ Nhã cho rằng: thức ăn để lâu, cũng gọi là hâm lại cho nóng.

 

LUẬT TỲ-NI

QUYỂN 5

Khắc lũ. Ngược lại âm khẳng tắc. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thủy cũng gọi là khắc. Lại chú giải rằng: khắc trị đồ còn nguyên chất. Quảng Nhã cho rằng: khắc chữ. Âm lũ ngược lại âm lực đấu. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: kim loại gọi là lũ cũng khắc, chạm trổ.

Đồng khôi. Ngược lại âm khổ hồ. Sách Thuyết Văn cho rằng: khôi là thìa canh đấu canh. Văn luật viết khai. Lại viết chữ khai đều chẳng phải.

Chúc thọ. Ngược lại âm thời chú. Thọ giống như đứng thẳng. Hoặc là viết chữ thụ ngược lại âm thù sưu. Sách Thuyết Văn cho rằng: thụ là đứng thẳng, cả hai chữ đều thông dụng.

Tương cảm. Ngược lại âm cổ đảm. Tam Thương cho rằng: cảm tất nhiên là thi hành mà không sợ sệt, dũng cảm. Quảng Nhã cho rằng: dũng cảm, cảm cũng là phạm đến, cũng là tiến tới, gọi là cạnh tranh với nhau.

Ngụy kim. Văn cổ viết chữ nguy cũng đồng, ngược lại âm kỹ phát. Quảng Nhã cho rằng: vi là chơi cờ bạc, trò chơi cờ bạc, đánh lừa với nhau, lấy vật gọi là ngụy tức là lừa dối.

Trĩ cấu. Tiếng Phạm gọi là ế-sô. Đây dịch là mũi tên. Nay lại viết chữ cấu ngược lại âm cổ hầu. Sách Thuyết Văn cho rằng: bắn cung, vươn cung nỏ để bắn.

Quỹ nhữ. Văn cổ viết chữ quỹ cũng đồng, ngược lại âm cư ngụy. Sách Thuyết Văn cho rằng: quỹ là dâng thức ăn, đem vật đến để tỏ lòng tôn kính. Cũng gọi là tặng biếu thức ăn, cũng gọi là cúng tế.

 

LUẬT TỲ-NI

QUYỂN 6

Lâm thủy. Văn cổ viết chữ lâm cũng đồng, ngược lại âm lực châm. Tự Lâm cho rằng: lấy nước tước ướt, cũng gọi rưới nước tưới tẩm.

Sư phạm. Lại viết chữ phạm cũng đồng, âm phạm. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: phạm là pháp tắc, khuôn phép thường dùng.

Tảo mô. Ngược lại âm tảng lao. Sách Thuyết Văn cho rằng: tảo là cạo, cào, gãi, gãi chỗ ngứa. Ngược lại âm dưới vong các. Sách Phương ngôn cho rằng: mạc là sờ mó, phủi, vỗ nhẹ, vỗ về, cũng tức là tìm tòi, mò tìm. Văn luật viết chữ lạo ngược lại âm lực cao. Sách Phương ngôn cho rằng: dùng lưỡi câu móc lấy vật. Chữ lạo chẳng phải nghĩa đây dùng.

Hấp tác. Ngược lại âm hồ hạp. Sách Thuyết Văn cho rằng: hấp là uống vào, ngậm lại. Trong văn viết chữ hợp ngược lại âm thổ hợp. Chữ hạp là mất chỗ ý nghĩa. Tự thư cho rằng: cùng với kháp đồng, ngược lại âm đồ lam. đều cũng chẳng phải nghĩa này.

Khi trắc. Lại viết chữ khi. ba chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm khưu tri. Sách Thuyết Văn cho rằng: khi lànơi vùng đất xa xôi hiểm trở gập ghềnh không có an ổn.

 

LUẬT TỲ-NI

QUYỂN 7

Mộc phế. Ngược lại âm phu phế. Sách Thuyết Văn cho rằng: lột vỏ cây phác, viết văn thư, gọi là lột vỏ cây vậy.

Thể trĩ. Lại viết chữ lục cũng đồng, ngược lại âm tri lục. Gọi trong tay chân lạnh run, sanh ra ghẻ nhọt.

Ly thượng. Lại viết chữ ly đà cũng đồng thể ngược lại âm lực chi. Văn thông dụng cho rằng: dùng cây củi dựng làm hàng rào vách tường gọi là ly. Thích danh cho rằng: lấy củi dựng làm hàng rào thưa, dựng cách nhau, cách nhau vậy.

– QUYỂN 8 : Không có chữ giải thích âm

 

TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI-BÀ-SA

QUYỂN 1, 2

(Đều trước không có âm.)

 

TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI-BÀ-SA

QUYỂN 3

Tác phát. Ngược lại âm phủ việt. Gọi là máy phát ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: bắn ra. Quảng Nhã cho rằng: phát cử lên giơ lên cao. Văn luật viết chữ bát ngược lại âm bổ mạt. Bát là trừ bỏ, phế bỏ. Chữ bát chẳng phải nghĩa đây dùng.

Phiên nhiên. Ngược lại âm phu diêu. dáng bay lên cao. Phiêu giống như là gió thổi, bay cao, nhẹ nhàng phất phới. Văn luật viết chữ phiêu ngược lại âm phương triệu. gọi màu sắc con ngựa. Phiêu chẳng phải nghĩa đây dùng.

Ba diễn. Tiếng Phạm nói là ba diễn na. Đây dịch là chu vi rộng lớn của phòng nhà.

Dĩ trách. ngược lại âm đô cách. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: trách là lấy.

 

TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI-BÀ-SA

QUYỂN 4

Tiệm nhiễm. Hoặc là viết chữ tiêm cũng đồng, ngược lại âm tử liêm. Quảng Nhã cho rằng: tiệm là dần dần thấm ướt, ẩm ướt, cũng là ô nhiễm. Hậu Hán thư, sách Mặc Tử nói rằng: nước mắt thắm vào sợi tơ trắng, rồi dần dần nhuộm thành tính khác đi. Văn luật viết chữ nhiễm, mao nhiễm chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.

Súc tích. Lại viết chữ súc cũng đồng, ngược lại âm sĩ lục. Thiên Thương Hiệt cho rằng: súc là gom góp tụ lại chứa nhóm nhiều. Giáp trụ. Văn cổ viết chữ trụ cũng đồng, ngược lại âm trừ cứu. Tự Lâm cho rằng: đâu mâu tức là mũ trụ khi ra trận. Văn luật viết chữ trụ này là chẳng phải.

Đại bổng. Lại viết chữ bổng cũng đồng, ngược lại âm bổ giảng. Sách Thuyết Văn cho rằng: bổng là cây gậy lớn.

Nhất xuyến. Ngược lại âm sơ miên. Tự Uyển cho rằng: nay gọi là nhiều thịt, xỏ xâu lại gọi là xuyến.

Đà mao. Ngược lại âm đại hà. Gọi là sông Đà. Văn luật viết từ bộ

mã viết thành chữ đà là chẳng phải thể vậy.

Cổ dương. Ngược lại âm công hộ. cũng gọi là yết dương. Tam Thương cho rằng: con dê thiến.

Kiền trực. Ngược lại âm trực trí. Xưa kinh phần nhiều viết kiền trì. Tiếng Phạm nói tỳ-sá, kiền-trĩ-tỳ-sá. Đây dịch là đánh kiền chùy, chỗ gọi là đánh vào tấm bảng gỗ. Hoặc là đàn hoặc là đồng. Đây dịch không đúng, bởi nước kia không có chuông và khánh. Nay kinh luật phần nhiều viết kiền chùy là sai.

– QUYỂN 5 (Trước không có âm.)

 

TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI-BÀ-SA

QUYỂN 6

La bặc. Ngược lại âm lăng bắc. Gọi là rau cải thơm. Tục nói trách đi thạch lặc húy, sửa tên lại là la hương. Văn luật viết chữ lặc là chẳng phải thể.

Hồ tuy. Lại viết chữ tuy. Tự Uyển viết chữ tuy cũng đồng, ngược lại âm tư quy. Sách Vận lược cho rằng: hồ tuy. là tên một loại rau có mùi thơm. Sách Bác vật chí nói rằng: căng ra nhổ giựt khiến cho Tây Vực có được hồ tuy, rau cỏ thơm. Nay Giang Nam gọi là hồ tuy. cũng gọi là hồ lăng. Chiết ra âm hồ là âm lữ lý. âm hỏa cô.

TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI-BÀ-SA

QUYỂN 7

Xuyết hưởng. Ngược lại âm trúc quát. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: xuyết giống như chim tu hú. Thường hay ngủ, cũng giống chim trĩ. Quách Phác cho rằng: chim lớn, chim bồ câu, cũng giống như con gà mái. Chim trĩ, chân giống như chân chuột, đuôi dài, gọi là chim cảm cấp, bay từng đàn. Thường xuất ra phương Bắc, vùng đất sa mạc, tục gọi là chim đột quyết. Âm cảm ngược lại âm hồ lam.

Xương cuồng. Ngược lại âm xi dương. Cuồng gọi là rồ dại, ngốc nghếch, ngu si. Sách Trang Tử nói rằng: xương cuồng là lồng lộn, điên cuồng.

 

TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI-BÀ-SA

QUYỂN 8

Nha kỳ. Ngược lại âm cự cỏ. Gọi là loại cờ hiệu lệnh bằng hình vẽ cọp, gấu hay hoa văn lên vải lụa có khắc răng nanh. Bởi vậy nên gọi là tên. Văn luận viết chữ nha là ngược lại âm ngưu hư. gọi là dáng đi. Lại viết chữ nha ngược lại âm ngư gia ngữ cử. hai âm, dựa vào cánh chim bay lên đều chẳng phải nghĩa đây dùng.

 

TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI-BÀ-SA

QUYỂN 9

Nghị phong. Ngược lại âm phủ phong. Phong gọi là đất nổi lên, tăng thêm cao, phong cũng là dày, giống như thành lũy ngăn phòng chắc chắn nơi vùng biên giới vậy.

Bất khích. Ngược lại âm khẩu tích.gọi là khích tức là cho ăn uống.

Tước thực. Ngược lại âm tự lược. Quảng Nhã cho rằng: tước là ăn uống. Tự thư cho rằng: tước là nhai, cũng tức tiếng nhai.

 

MINH LIỄU LUẬN

Huyền Ứng soạn.

Tinh khởi. Lại viết chữ tinh cũng đồng, ngược lại âm bổ ngạnh.

hai âm. Sách Nhĩ Thất cho rằng: tinh là hợp lại, gom lại. Âm tính ngược lại âm bổ minh.

Bố-sa-tha. Hoặc viết bổ-sa-tha. Đây dịch là tăng trưởng. Gọi là nửa tháng làm pháp xoa-ma. Tăng trưởng giới căn, xoa-ma. Đây dịch nhẫn, cũng gọi là dung thứ tội cho ta. Xưa gọi là sám là sai. Nói tóm lược vậy.

Ly tường. Lại viết là ly đà. hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm lực chi. Văn thông dụng cho rằng: lấy củi làm vách tường gọi là ly. Thích danh cho rằng: lấy củi làm hàng rào thưa, cách khoảng, cách khoảng nhau vậy.