NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 41

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA – NGỰ CHẾ TỰA

Đại phác: Ngược lại phổ bác. Tục Tự cho rằng: viết đúng là chữ phác này. Vương Dật cho rằng: chân phác, thật thà, chân thật. Chân cũng giống như khí tượng chưa phân chia. Theo Thanh loại cho rằng: phàm vật gì chưa có điêu khắc chạm trổ gọi là phác. Sách Thuyết Văn cho rằng: gỗ còn nguyên chưa đẻo gọt, chữ viết từ bộ mộc thanh phốc, âm phốc là âm bốc.

Khiên hồ: Ngược lại xí kiên. Quảng Nhã cho rằng: khiên là lôi kéo liên kết nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: dẫn ra tới phía trước; chữ viết từ bộ ngưu đến bộ mịch thanh huyền, âm mịch ngược lại âm quí dinh, giống lôi kéo dắt con trâu. Tục dùng viết từ bộ thủ viết thành chữ khiên là chẳng phải.

Táng hồ: Ngược lại âm tang táng. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ ký rằng: chết mất gọi là táng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chết mất; chữ viết từ bộ phốc, thanh vong. Tục viết chữ táng này cũng viết chữ táng này, đều chẳng phải dưới là chữ hồ. Sách Thuyết Văn cho rằng: là ngữ khí trợ từ, dùng cuối câu, thanh điệu dư thừa, chữ viết từ bộ hề thanh quyết âm quyết ngược lại âm phiến miệt.

Ái ố: Ngược lại âm trên ai đại. Tục tự viết bến thể. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: thân yêu, mến thích. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: thương xót, yếu mến nhớ nghĩ đến. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ký đến bộ tâm viết thành chữ ái. Nay thông dụng viết chữ ái này, âm ký là âm kỳ. Ngược lại âm dưới là ô cố. Cố Dã Vương cho rằng: ố là ghét, chữ giả tá. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết tu bộ tâm thanh á. tục dùng viết từ bộ ác này là sai.

Tịch liêu: Ngược lại âm trên là tình địch. Tục tự và Sách Thuyết

Văn viết đúng là chữ tịch này nghĩa là chỗ không có tiếng người, chữ viết từ bộ miên đến bộ thích thanh tĩnh, hoặc là viết từ bộ ngôn viết thành chữ tịch. Ngược lại âm dưới lịch điêu. Sách Thuyết Văn cho rằng: đứng trong cửa mà nhìn ra xa. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: tịch liêu là nơi xa thăm thẳm, không có âm thanh tiếng người, chữ viết từ bộ miên thanh liêu, chữ viết từ chữ liệu tĩnh lược âm miện là âm miên âm thúc là âm thúc, từ chữ thích tĩnh lược.

Sĩ thời: Ngược lại âm sự tử. Thượng Thanh Tục Tự cho rằng: thời là chỗ dùng đúng lúc, chữ sĩ viết đúng là từ bộ viết thành chữ sĩ. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ lai viết thành chữ sĩ. Sách Vận Thuyên cho rằng: sĩ là chờ đợi. Sách Khảo Thanh cho rằng: chờ đợi người đến. Tục Tự viết từ bộ nhơn viết thành chữ sĩ cũng thông dụng thường hay dùng.

Phân luân: Ngược lại âm trên phương văn. Quảng Nhã cho rằng: phân là đung đúc nhốn nháo. Ngược lại âm dưới là luật truân. Sách Chu Dịch cho rằng: luân là sợi chỉ ngay thẳng, tổ chức làm việc. Tống Trung Thượng Sĩ chú giải kinh Thái Huyền rằng: Luân là liên lạc nối liền với nhau đều là chữ hình thanh.

Lưu dịch: trên là chữ lưu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy đến bộ lưu âm ngược lại âm dùng khứ thanh là chẳng phải âm dịch là âm diệc. Sách Thuyết Văn cho rằng: dịch là nước dãi trong miệng chảy ra, chữ viết từ bộ thủy thanh dạ.

Thiển thâm: Ngược lại âm thiên diễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: không sâu, chữ viết từ bộ thủy thanh tiển, âm tiển ngược lại âm tế hạn, ngược lại âm dưới là thương nhậm. Sách Khảo Thanh cho rằng: thâm thúy, sâu xa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy đến bộ thâm âm thâm đồng với âm trên. Nay tương truyền từ âm thâm ngược lại âm sơn lâm. Sách Thuyết Văn cho rằng: thâm cũng đồng với chữ thâm, cũng gọi là sâu xa.

Húc nhựt: Ngược lại âm hung ngọc. Sách Khảo Thanh cho rằng: húc là mặt trời mọc chiếu sáng. Sách Thuyết Văn cho rằng: mặt trời mới mọc; chữ viết từ bộ nhựt, đến bộ cửu, ngược lại âm dưới nhị chất. Sách Thuyết Văn cho rằng: tinh của thái dương, chữ tượng hình.

Suyễn trú: Ngược lại trên thức lăng. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: viết chữ thăng nghĩa là lên cao. Theo Thanh Loại viết chữ suyễn nghĩa mặt trời mới mọc. Ngược lại âm dưới trú cứu. Sách Khảo Thanh cho rằng: trú là sáng ban ngày. Sách Thuyết Văn cho rằng: mặt trời sắp lặn cùng với ban đêm là thế giới tối tăm, chữ viết từ bộ đản đến bộ duật chữ hội ý.

Nhất chí: Âm trí, chữ giả tá trí cũng là chữ chí nghĩa là đến.

Nghệ chưng: Ngược lại âm trên ngư kệ. Khổng An Quốc chú giải Sách Thượng Thư rằng: nghệ là cai trị, trị. Sách Khảo Thanh cho rằng: nghệ là ngơi nghĩ. Sách Thuyết Văn cho rằng: cắt cỏ bỏ đi; chữ viết từ bộ phiệt đến nét mát tương giao với nhau, gọi là nghệ, âm phiệt là âm yêu. Sách Thuyết Văn cho rằng: nét chuyển bên trái âm mát ngược lại âm bì mật. Sách Thuyết Văn cho rằng: nét chuyển bên phải, ngược lại âm dưới là thức nhưng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đến kịp. Sách Tiểu Nhã nói rằng: chưng là người đông đúc. Theo Hàn Thi truyện cho rằng: dân đông, tốt lành. Sách Bát Nhã cho rằng: ngày càng phát đạt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thảo đến bộ tiêu thanh thừa, âm tiêu ngược lại âm tất diêu.

Kế tân: Ngược lại âm trên cư nghệ, tiếng Phạn, tên của nước Tây Vức, hoặc gọi là kế thấp di la hoặc gọi là cố thấp mật đều là người xưa dịch sai, tóm lược. Đúng Phạn âm gọi là yết thấp nhĩ la ở Bắc Ấn Độ.

Lãnh tụ: Ngược lại âm trên lực dĩnh. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: lãnh là đứng hạng đầu. Sách Trang Tử cho rằng: lãnh là ghi chép, chọn lấy. Trịnh Huyền chú giải Sách Lễ Ký rằng: chỉnh lý. Lục thao cho rằng: lãnh là cổ áo. Xưa nay Chánh Tự viết chữ lãnh này, nay thông dụng viết chữ từ bộ hiệt thanh lịnh, âm hiệt ngược lại âm hiền kiết, ngược lại âm dưới là tù lôi. Tục Tự và sách Khảo Thanh cho rằng: tay áo thẳng. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng đồng nghĩa; chữ viết từ bộ y đến bộ tụ thanh tịnh. Xưa nay Chánh Tự viết chữ tụ từ bộ thái đến bộ y, cũng viết chữ tụ này.

Dực vệ: Ngược lại âm trên là dựng chức. Khổng An Quốc chú giải Sách Thượng Thư rằng: dực là phụ giúp. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: cung kính. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: trợ giúp. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: thêm vào sách Nhĩ Nhã cho rằng: cung kính. Sách Thuyết Văn cho rằng: cánh chim, từ trên là bộ vũ thanh dị, ngược lại âm dưới là dinh uế. Vương Dật chú giải sách Chu Dịch rằng: giúp đỡ, che chở. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: bảo vệ biên thùy. Quách Phác cho rằng: bảo vệ biên thùy. Quách Phác cho rằng: bảo vệ doanh trại giữ gìn ngăn ngừa từ trong tới ngoài. Sách Thuyết Văn cho rằng: canh giữ bảo vệ; chữ viết từ bộ vĩ đến bộ bái đến bộ hành hành là xếp hàng đi vây quanh. Nay viết chữ vệ tĩnh lược nên viết chữ vệ.

Địch lực: Ngược lại âm đình lịch. Khổng An Quốc chú giải sách

Thượng Thư rằng: địch là tẩy trừ. Sách Thuyết Văn cho rằng: địch rửa quét dọn sạch sẽ, rãi nước, âm sái, ngược lại âm âm á lễ.

Hấp dẫn: Ngược lại âm trên kim lập. Sách Thuyết Văn cho rằng: dẫn nước; chữ viết từ bộ thủy thanh cập, dưới là âm: dĩ nhẫn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: dẫn đường. Sách Thuyết Văn cho rằng: mở dây cung; chữ viết bộ cung đến bộ quyết âm quyết là âm quyết là âm duệ, văn cổ viết từ bộ thủ viết thành chữ dẫn, hoặc là viết chữ hoằng.

Thứ bằng: Âm dưới bì băng. Sách Tập Huấn cho rằng: bằng là ký thác gởi gấm, chữ viết từ bộ tâm, thanh bằng. Sách Thuyết Văn viết chữ bằng. Lại khứ thanh nghĩa là dựa vào, nương vào.

Chơn thuyên: Ngược lại âm thất duyên. Sách Trang Tử cho rằng: thuyên là cái nơm, chỗ gọi là bắt cá được các mà quên nơm. Cố Dã Vương cho rằng: bắt cá, dùng tre trúc làm thành cái lờ, cái đó để bắt cá, âm cẩu là âm cẩu.

Liêu nhân: Ngược lại âm liêu điêu. Quảng Nhã cho rằng: liêu là cẩu thả. Sách Thuyết Văn cho rằng: tai nghe chim hót; chữ viết từ bộ nhĩ thanh mão hoặc là viết chữ liêu. Nay thông dụng viết từ bộ mão viết, viết thành chữ liêu, e rằng sách viết sai, âm mão âm là âm dậu, âm liêu là âm liễu.

Cảnh khải: Ngược lại âm trên canh hạnh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cảnh là trồng trọt. Quảng Nhã cho rằng: sơ lược. Chữ viết từ bộ mộc thanh canh, ngược lại âm dưới ca ngại. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ ký rằng: khái là cái thanh gạt ngang trên hộc khi đong lường. Giáng Tông chú giải Đông Kinh Phú truyện rằng: cảnh khải đó là loại rau không có tâm nhỏ. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng đồng. Trịnh Huyền cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh ký hoặc viết chữ khải âm hàm là âm châm âm tiêm ngược (T575) lại âm tức tiêm.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 1

Ca lan đa ca: Ngược lại âm cương khư. Xưa dịch ca lan đà di, hoặc gọi là yết lan đạt ca, đều sai. Đúng Phạn âm gọi là yết lãn đà ca, tên của vường đại trúc viên (vườn trúc lớn) gần thành Vương Xá, gần núi Nam Ấm. Nói đây là chỗ Đức Phật giảng kinh.

Đãi đắc: Ngược lại âm đường tế, Trịnh Tiển chú giải Mao Thi

Truyện rằng: đãi là đến kịp lúc. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xước thanh đãi, âm đặc là âm đoài.

A tăng xí da: Ngược lại khinh dĩ, ngược lại âm dưới dĩ giá, tiếng Phạn, tên Pháp Số. Theo Câu Xá luận dẫn giải thoát kinh nói rằng: trong sáu mươi số A tăng xí da, là thứ năm mươi hai số đều lấy tên thập thập biến, đầy đủ như trong luận nói.

Y hộ: Ngược lại âm hồ cổ. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cổ là chỗ nương dựa cậy nhờ. Sách Thuyết Văn viết từ bộ tâm thanh cổ.

Trầm mịch: Ngược lại âm trên trì lâm. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trầm là chìm đắm. Sách Thuyết Văn cho rằng: trầm khác nước; chữ viết từ bộ trẫm âm là âm dâm, ngược lại âm dưới ninh lịch. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhơn đến bộ thủy viết thành chữ mịch nghĩa là người chìm xuống nước, chữ viết từ bộ thủy thanh nhược.

Nan giải: Ngược lại âm dưới hài giới cũng có âm hạ giả là chẳng phải.

Chỉnh lý: Ngược lại âm chinh dĩnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: bằng đều nhau; chữ viết từ bộ sắc thanh chánh. Tục dùng viết từ bộ chỉ là chẳng phải âm sắc, ngược lại âm sửu lực. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ sắc từ bộ thúc đến bộ phộc, âm phộc ngược lại âm phổ bốc. Tục dùng viết từ bộ lai, đến bộ lực viết thành chữ sắc là chữ thường hay dùng.

Vô yểm: Ngược lại âm y diêm. Sách Khảo Thanh cho rằng: Sách Khảo Thanh cho rằng: no ăn no bụng, vui vẻ, đầy đủ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ khuyển đến bộ cam đến bộ nhục.

Song túc: Ngược lại âm trên sóc song. Sách Thuyết Văn cho rằng:

chữ viết từ hai bộ truy đến bộ hưu, hựu là tay cầm nắm, tục dùng là chẳng phải trái ngược.

Cung kính: Trên là chữ cung. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghiêm túc tuân theo dưới là văn cổ có chữ tâm, thanh trên là cung tục dùng từ chữ tiểu là chẳng phải, dưới là chữ kính. Sách Khảo Thanh cho rằng: kính là thận trọng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ phộc thanh cẩu âm cẩu, ngược lại âm kỷ lực.

Ky tỏa: Ngược lại âm trên ký nghi. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: lấy sợi dây da buộc nơi mõm con ngựa. Thích Danh cho rằng: để kiềm chế, cầm giữ ngăn cấm không cho con ngựa chạy loạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ võng thang ky, đồng với âm trên hoặc là viết chữ ky này, ngược lại âm dưới tô quả. Sách Khảo Thanh cho rằng: tỏa là ghi chép. Quảng Nhã cho rằng: cái vong liên kết với nhau; chữ viết từ bộ kim thanh tỏa, âm tỏa đồng với âm trên.

Minh tinh: Chữ minh. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ cảnh âm cảnh ngược lại âm quỉ vĩnh. Từ bộ nguyệt đến bộ cảnh giống như song cửa sổ. Chữ tinh đó là tinh của ngũ hành. Nói minh tinh đó là cũng chẳng phải mỗi ngày thường có sao sáng. Bởi thế cho nên tâm kim mộc hỏa thổ và lấy sao thủy tinh thời có sao chiếu sáng, khi mà trời sắp sáng mà hiện có đoán người hầu phải biết không lâu là mặt trời mọc. Trong các kinh thời có nói minh tinh. Đức Phật cũng do nhân duyên mặt trời sắp mọc và ngôi sao sáng, mà dẫn tới lời nói thí dụ, Đức Từ Thị Bồ tát gần nơi địa vị Phật quả, nghĩa xưa gọi là Tây phương. Khi ban đêm xem xét quán sát ba ngôi sao sáng, ban đầu quán bạch tinh, kế đến quán thanh tinh, sau cùng là quán xích tinh. Đây là rất quái là với nghĩa kinh đây là giọng nói chẳng phải thật.

Phàm chủ: Âm trên là phàm. Sách Khảo Thanh cho rằng: phàm là buồm của chiếc thuyền lớn dựng trên khiến cho gió đùa đưa chiếc thuyền đi, Phàm chủ đó là người dẫn đường đi trong biển; chữ viết từ bộ cân thanh phàm.

Hồi phục: Âm trên là chữ hồi, kinh văn viết theo chữ cổ hồi, tuy là đúng, nhưng mà có chỗ không dùng. Sách Tiểu Nhã cho rằng: nước chảy ngược dòng mà trên gọi là sách hồi. Quách Phác cho rằng: nước chảy vòng xoáy. Ngược lại âm dưới là phục, hoặc là viết chữ phục cũng gọi là nước chảy vòng xoáy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh phục.

Xâm hại: Ngược lại âm trên là thích dâm. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: là xâm phạm. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ từ tiến tới. Chữ viết từ bộ nhơn đến bộ trữu đến bộ hựu âm hựu là tay. Tay cầm nắm trữu là cây chổi. Nếu như người cầm cây chổi quét từ từ tiến vào gọi là xâm, nay tĩnh lược. Ngược lại âm dưới là hà đại. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: hại là kẻ trộm đạo tặc. Sách Thuyết Văn cho rằng: làm tổn thương; chữ viết từ bộ miên đến bộ khẩu nói rằng từ trong nhà khởi lên, đến bộ phong thanh tĩnh. Kinh văn viết chữ hại là văn thường hay dùng, âm phong chữ hại là chữ cổ.

Ca lỗ ca: tiếng Phạn, tên của con chim lớn ăn thịt rồng. Xưa gọi là ca lâu la, cũng tên là kim xí điểu con chim cánh vàng hoặc gọi là át lộ trà, nay văn sách viết ca lỗ sa trên. Hai chữ dưới không tương đương. Đúng Phạn âm gọi là nghiệt lỗ nô, âm nô ngược lại âm ninh da, âm lỗ cong lưỡi đọc hồ cũng có tên là long oán.

Thôn đạm: Ngược lại âm đồ lam. Sách Thuyết Văn cho rằng: ăn, chữ viết từ bộ khẩu thanh kháp. Kinh văn viết từ chữ hám cũng nghĩa ăn, cho ăn, đều là chữ thường hay dùng.

Lũ giả: Ngược lại âm lực chủ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: còng lưng. Lũ cũng giống như trên lưng cong lại. Quảng Nhã cho rằng: thân mình cong lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: gầy yếu. Chữ viết từ bộ nhơn đến bộ lâu thanh tĩnh hoặc gọi lưng gù đều là một nghĩa.

Khỏa giả: Ngược lại âm trên hoa ngõa. Tránh đi tục húy nên viết đây hồ, vốn âm lãng quả. Theo Tả Truyện cho rằng: quán cái thân lõa lồ khi tắm rửa. Cố Dã Vương cho rằng: khỏa đó là người cởi áo để lộ cái vai. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ y viết thành chữ khỏa. Tự Thư cũng có viết từ bộ thân viết thành chữ khỏa. Sách Ngọc Thiên cho rằng: viết từ bộ nhơn viết thành chữ khỏa, ba thể chữ đều thông dụng.

Đồi phụ: Ngược lại âm trên đô lôi. Sách Khảo Thanh cho rằng: đồi là đống đất cao. Bì Thương cho rằng: nhiều mô đất tụ lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: mô đất nhỏ, chữ viết từ bộ thổ thanh truy. Kinh văn viết từ bộ thập viết thành chữ đôi này chẳng phải, hoặc là viết chữ nhạn là chữ cổ, cũng có viết chữ đội, cũng thông dụng thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là phù hữu. Ngô sở và sách Vận Anh âm là phù vũ. Sách Thuyết Văn cho rằng: đại lộ lớn, trên núi không có đá gọi là phụ, văn cổ viết chữ phụ, chữ tượng hình.

Chỉ dưỡng: Ngược lại âm chỉ phú. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: chỉ là mài cho bằng. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: đá mà dao. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ đó là loại đá mềm; chữ viết từ bộ hán thanh để âm hán là âm hản.

Ải hiệp: Ngược lại âm trên lưu giới. Quảng Nhã cho rằng: ải là nơi bức bách nhỏ hẹp, cũng giống như là hiệp. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: là nơi nguy hiểm, hoặc là viết chữ ách. Sách Thuyết Văn viết chữ ải. Lại chữ ải là chữ cổ, nay theo tĩnh lược viết chữ ải đều là đúng thể, ngược lại âm dười là hàm giáp. Cố Dã Vương cho rằng: chỗ nhỏ hẹp bức bách; không rộng rãi. Sách Thuyết Văn cho rằng: vùng biên ải, nhỏ hẹp, nguy hiểm. Chữ viết từ bộ phụ thanh hiệp. Kinh văn viết từ bộ khuyển viết thành chữ hiệp là chẳng phải.

Triền lý: Ngược lại âm trực liên. Sách Tập Huấn cho rằng: nơi thành thị, hàng quán, nơi khu đất trống. Sách Khảo Thanh cho rằng: nơi chợ búa, bán hàng quán khu đất khoảng một mẫu, chỗ người ta thả để nuôi gia súc, nơi đất trũng, lấy làm nơi phố chợ, cư dân sinh sống, chữ viết từ bộ thổ thanh triền.

Khai hoát: Ngược lại âm dưới hoan quát. Quảng Nhã cho rằng: hoát mở rộng, khai thông trống rỗng. Sách Thuyết Văn viết chữ hoát này thông với chữ cốc là khe núi, từ bộ cốc thanh hại. Trên là chữ khai, đúng thể là viết chữ khai. Sách Thuyết Văn viết từ chữ khai cũng thông dụng. Từ bộ tĩnh là sai âm khai là âm khiên.

Uế ố: Ngược lại âm dưới là ô cố.

Kinh cước: Ngược lại âm cạnh ức. Sách Khảo Thanh cho rằng: cây táo chua. Sách Thuyết Văn cho rằng: đều bộ cước là âm thích, cây có gai nhọn văn cổ viết chữ tượng hình chữ táo.

Trần buộn: Âm trên là trần. Sách Thuyết Văn cho rằng: con nai đi bụi đất bay lên; chữ viết từ bộ thổ, chữ hội ý, ngược lại âm dưới bồn vấn. Sách Khảo Thanh cho rằng: bụi đất dơ bẩn. Sách Thuyết Văn viết chữ buộn trần đều từ bộ thổ thanh phân.

Câu chỉ la: Âm trên là câu, câm tư dĩ, tiếng Phạn tên của loài chim, chim này tính nó thích đậu cành cây tươi tốt, không đậu trên cành cây khô.

Ly ngưu: Âm mão, loại bò, xuất nước Tây Nam Di, và nước Tây Nhung, cũng gọi là loại bò có lông đuôi dài. Văn trong kinh Bảo Tích Âm Nghĩa đã giải thích đầy đủ rồi.

Phong ngưu: Âm phong. Kinh Sơn Hải nói rằng: Có loài bò hoang dã ở phương Nam. Sách Tập Chú Nhĩ Nhã ghi rằng: nay ở đất Giao chỉ hiến cho rất nhiều loại bò này. Quách Phác chú giải sách Tiểu Nhã rằng: hàm trên con bò nhô lên giống như lạc đà, một bên xuất ra, hợp lại, nước bọt trào ra. Nay nói sai, nói là loại phong ngưu, âm bạo là âm điện, âm điệt ngược lại âm điền hiệt, chữ hình thanh.

Phần nhiệt: Ngược lại âm trên phổ văn. Sách Thuyết Văn cho rằng: thiên đốt đồng ruộng, ngược lại âm dưới nhuyễn chuyết. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: nhiệt là thiêu đốt. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: lửa cháy sáng rực; chữ viết từ bộ hỏa thanh nhiệt.

Hý luận: Ngược lại âm hy nghĩa. Sách Tiểu Nhã cho rằng: hý là hài hước. Quảng Nhã cho rằng: tà vạy. Sách Khảo Thanh cho rằng: làm trò đùa. Mao Thi Truyện cho phóng dật, phóng đãng. Sách Thuyết Văn viết từ bộ qua thanh hý, âm hý là âm hy, chữ hý từ bộ đậu, âm qua ngược lại âm cổ hòa, viết tĩnh lược tâm bộ hư đến bộ qua viết thành chữ hý là chẳng phải âm qua ngược lại âm dữ chức, âm hước ngược lại âm hương chước.

Hùng bi: Ngược lại âm trên hứa cùng. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hùng là con gấu, bi con bi một giống động vật giống gấu mà to lớn hơn. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài thú giống như heo rừng, mùa đông chui núp trong hang, thường hay liếm chân tay người giống như người mà chân gấu âm phiền là âm phiền, âm dưới là bi là âm bi. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: bi cũng giống như gấu, mà lông màu vàng, trắng. Quách Phác cho rằng: giống như gấu mà đầu lớn hơn, chân nó dài cao hơn, rất dũng cảm, có nhiều sức mạnh có thể nhổ cả gốc cây.

Hổ báo: Ngược lại âm trên hồ cổ. Sách Thuyết Văn cho rằng: vua của loài cầm thú, chữ viết từ bộ hổ âm hổ là âm hồ, con hổ chân nó giống chân người, cho nên chữ hổ dưới từ bộ nhơn, chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới bao nhi. Sách Thuyết Văn cho rằng: giống con hổ, mà trên thân có đóm đen nhỏ như hổ; chữ viết từ bộ trĩ đến bộ bao, thanh tĩnh âm trĩ là âm trĩ.

Sài lang: Ngược lại âm trên sàng giai. Loài cầm thú sống trên núi. Sách Tiểu Nhã cho rằng: là loại chó sói chân giống chó. Sách Thuyết Văn cho rằng: thuộc loại lang; chữ viết từ bộ trĩ thanh tài. kinh văn viết từ bộ khuyễn viết thành sài này là chẳng phải. Theo chữ sài có hai loại sói, thường đi từng bầy trên núi, hang không tách rời ra, lớn gọi là sài lang, nhỏ gọi là sài nô. Những con sói nhỏ đó thường đi trước cùng nhau săn mồi như là hươu nai, sát hại con mồi xong ôm giữ trong mình mà không dám ăn, phải đợi con sài lang tức con sói, sài lang sau khi đến trước ăn no nê rồi sau đó mới đến con sài nô ăn, chúng xé xác con mồi tàn hại rất kinh tởm. Sách Lễ ký Thiên Nguyệt Lịnh cho rằng: đến tháng mùa thu sương mù giáng xuống là ngày mà các con thú cúng tế thịt cho sài lang, tức là con sói săn bắt mồi. Ngược lại âm dưới lạc đương. Sách Thuyết Văn nói rằng: lang giống như chó, mà đầu rất nhạy bén, trên trán màu trắng, loại thú rất mạnh, chữ viết từ bộ khuyển thanh lương.

Dã can: Hoặc gọi là xạ can, âm là âm dạ. Tư Mã Bưu và Quách Phác đều cho rằng: dã can là loại chó hoang, thuộc sói có thể lần theo cây cao mà tìm. Quảng Chí cho rằng: ở của chó sói dã can ở nơi nguy hiểm núi cao, hoặc trên cây, có thể biết chẳng phải con chồn. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: ma hồ thiền tức con cáo. Trong danh từ Phật gia gọi ngoại đạo là ma hồ thiền, ý nói học vấn chỉ có lông da bên ngoài, chưa đạt nghĩa lý chân thật. Trong kinh lại nói rằng: khi nhìn con cáo, lại nhìn thấy con dã can là biết hai con đều khác biệt, con cáo lớn hơn dã can.

Hồ thố: Ngược lại âm là hồ. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài yêu thú, ma quỉ, lại thừa nhận mình có ba đức, trong thân hình nó có sắc rất đẹp, phía trước nhỏ, sau lớn, chết rồi thì đầu co lại; chữ viết từ bộ khuyển đến bộ qua, thanh tĩnh. Ngược lại âm dưới là thổ cố. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài thú. Trước giống như con cáo chân sau có đóm đen, đuôi của nó và đầu của nó đồng nhau chữ viết từ bộ bệ thanh tĩnh.

Ngoan xà: Ngược lại âm trên ngũ quan, ngược lại âm dưới xã giá. Bao Phác Tử giải thích rằng: loài rắn thì rất nhiều, chỉ có can ngoan xà khi xâm phạm đến người, thì mau chóng có thể dùng dao cắt bỏ chỗ thịt bị cắn đi, chôn xuống đất tự nó sôi sụt lên giống như lửa đốt, chỉ trong giây phút là hết, thì con người mới được sống. Nếu không cắt bỏ chỗ thịt bị cắn đó tất sẽ bị chết. Sách Huyền Trung Ký nói rằng: ngoan xà thân nó dài ba bốn thước, có bốn chân, giống như thủ cung, trên xương sống lưng có kim nhọn rất bén như dao, rất độc hại, người chạm vào không đến nửa ngày là chết. Kinh Sơn Hải nói rằng: da của nó có thể làm bao đựng kiếm, dao làm đồ trang sức cùng với da loài sấu tương tợ nhưng mà thổ hơn một chút, khác là vậy.

Phúc yết: Ngược lại âm trên là phương phục. Sách Tiểu Nhã cho rằng: phúc là loài rắn hổ độc, thân dài ba thước, đầu to, giống như loài yêu nghiệt. Quách Phác chú giải rằng: giống như chỉ con người yêu nghiệt. Sách sử ký ghi rằng: loài rắn hổ này khi cắn vào tay người, thì đoạn chặt tay bỏ, độc hại như rắn độc. Ngược lại âm dưới hiên yết, lời nói thông cả bốn phương, chữ viết từ bộ trùng thanh hiết, kinh văn viết từ bộ cát là chẳng phải. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài côn trùng độc hại, trên đuôi nó cuộn lại có độc bắn ra, chữ tượng hình. Sách Ngọc Thiên cho rằng: thuộc giống bò cạp, âm sái, ngược lại âm kỳ giới, chữ biến thể tục gọi là lăn lạt. Xem thông dụng trên âm lãn, ngược lại âm tha hạt, âm dưới lạt ngược lại âm lãng hạt. Lại cũng có tên khác nữa đây không ghi.

Miệt ngược lại âm tiên diệc. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài thủy giới côn trùng sống dưới nước, chữ viết từ bộ mãnh thanh tệ. Kinh văn viết từ bộ ngư viết thành chữ miệt cũng thông dụng thường hay dùng, âm mãnh là âm mãnh, âm tệ là âm tỳ duệ.

Nguyên đà: Âm trên là nguyên. Sách Thuyết Văn cho rằng: loại ba ba lớn, lớn đó là như bánh xe, nhỏ đó là như cái mân, có thần lực có thể rẽ nước, loài thủy tộc này có thể làm cho con người rất thích ăn thịt. Ngược lại âm dưới đường đa. Kinh Sơn Hải nói rằng: loài thủy tộc sống dưới nước, loài cá sấu. Quách Phác chú giải rằng: nó giống như loại rắn mối, có vảy lớn đó mà dài có vằn, có vân; nhỏ đó là có bốn năm thước, cái đuôi như lưỡi dao, đẻ trứng lớn như trứng ngỗng, sa sần sùi mà dày, có thể làm da bịt trống. Cho nên trong Mao Thi Truyện có nói loại trống da cá sấu. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài thủy giới tâm bộ mãnh thông dụng thường hay dùng, dưới từ bộ quy là chẳng phải.

Phụng hoàng: Ngược lại âm trên là bằng phúng, dưới là âm hoàng. Quyển trước trong kinh Bảo Tích và kinh Bát Nhã âm nghĩa đã giải thích rồi. Sách Thuyết Văn cho rằng: loại chim thần, hay đem lại tin tốt lành, chữ từ bộ điểu đến bộ hoàng đều từ bộ kỷ cũng là thanh.

Uyên ương: Ngược lại âm trên uy viên, âm dưới là điểu lãng. Lại cũng là âm ư lương, loài thủy điểu Mao Thi Truyện cho rằng: con chim. Trịnh Tiển cho rằng: nói chim uyên ương sống thành đôi quấn quít bên nhau, nên dùng từ này để chỉ cặp vợ chồng sống hòa hợp. Loài chim này bay là là thành đôi, không tách rời nhau, đó là thiên tính.

Diện trứu: Ngược lại trắc sưu. Sách Khảo Thanh cho rằng: da tụ lại tức da nhăn. Sách Tập Huấn, Vận Lược tự uyển đều cho rằng: da mặt nhăn. Sách Thuyết Văn và sách Ngọc Thiên, Lâm Tự, Thống Tự, Văn Tự âm nghĩa, xưa nay sách Giai Uyển Chu Tòng v.v… đều cho rằng văn viết còn thiếu, không có chữ này, từ bộ bì thanh sơ, tục dùng viết chữ trứu là sai, (T576) âm sơ ngược lại âm sở câu.

Ẩu lũ: Ngược lại âm trên ư vũ, âm dưới là lực vũ, văn thông dụng cho rằng: ẩu lũ là người xương sống cong lại, tức là người gù lưng. Sách Thuyết Văn cho rằng: hai chữ ẩu lũ đều từ bộ nhơn, chữ hình thanh. Kinh văn viết từ bộ thân viết thành chữ lũ là chẳng phải.

Tô mạc giá mạo: Ngược lại âm dưới mao báo. Sách Thuyết Văn cho rằng: đứa trẻ nhỏ, và trên đầu biến đổi, tức là đã đội mũ, chữ viết từ bộ mục thanh viết , âm viết đồng với trên. Sách văn Tự Tập Lược viết từ bộ cân viết thành chữ mạo cũng thông đồng. Tô mạc giá là nước Tây Nhung, tiếng nói người thồ, đúng gọi là táp ma giá. Đây là nói đùa từ nước Tây Qui Tư đến nay do có khúc khuỷu này, nên nước này mới hòa trộn lại rồi đắp lên mặt lớn loại xoay đầu, hoặc gọi là mặt thú, hoặc giống như quỉ thần, giả làm cái loại mặt nạ làm hình trạng, hoặc lấy nước bùn thấm vào nước rãi lên cho người đi, hoặc dùng dây buộc lại nắm kéo lôi, hoặc đuỗi bắt người làm trò đùa vui chơi, mỗi năm vào đầu tháng bảy là bắt đầu đi làm trò đến bảy ngày mới ngừng nghỉ. Tục tương truyền rằng: thường lấy làm pháp như vậy để trừ tà yểm sấn ác quỉ La sát đến ăn thịt nhơn dân.

Năng trị: Ngược lại âm trực chi. Sách Khảo Thanh cho rằng: sửa đổi, sắp xếp, vốn gọi là trị thủy, cho nên chữ viết từ bộ thủy thanh đài.

Bất giản: Ngược lại âm gian nhãn. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: giản là chọn lực, chữ viết từ bộ thủ thanh giản. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ đông phân biệt ra đơn giản. Tóm yếu lại: từ bộ bát đến bộ đông, chữ bát giống như tám phương. Kinh văn viết chữ giản này là chẳng phải bổn chữ.

Phi nghịch: Ngược lại âm trên phổ mé. Theo Tả Truyện cho rằng: phi là phân ra. Quảng Nhã cho rằng: căng ra, trương lên; chữ hình thanh. Ngược lại âm dưới tô cố, chữ viết đúng thể. Sách Khảo Thanh cho rằng: sắp bày ra, nói là sửa đổi chỉnh lý. Sách Thuyết Văn cho rằng: báo cáo; chữ viết từ bộ ngôn thanh nghịch hoặc là viết chữ cúc, âm nghịch là âm xích. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nghiễm, cân nghiễm là âm nghiêm, từ bộ nghịch âm nghịch cũng là thanh. Kinh văn viết chữ nghịch này là chẳng phải âm nghịch là âm nghịch.

Na la diên: tiếng Phạn, tên cõi trời dục giới. Cõi trời này có nhiều thân lực, duyên theo sắc vàng có tám cánh tay như chim cánh vàng tức chim xí điểu, vua này dùng cánh tay đánh nhau và dùng các loại khí cụ tích trượng v.v… cùng đánh nhau với A tu la, vương.

Cầm hoạch: Ngược lại âm cập kim. Sách Khảo Thanh cho rằng: nắm bắt, hoặc viết đơn chữ cầm này, xem giải thích trong truyện Thục Đô Phú, chữ viết bộ thủ thanh cầm. Sách Thuyết Văn viết chữ cầm này cũng nghĩa cầm nắm từ bộ phộc thanh kim.

Bạo hà: Ngược lại âm bổ mạc. Sách Khảo Thanh cho rằng: bỗng nhiên trời mưa. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưa rất nhanh như trút nước. Lại gọi là bạo nưa. Chữ viết từ bộ thủy đến bộ viết đến bộ xuất đến bộ củng, âm củng là âm củng từ bộ phong âm phong tức là âm thao âm thốt, ngược lại âm thông nột, âm vẫn là âm mẫn.

Tuần hoàn: Ngược lại âm tùy tuân. Quảng Nhã cho rằng: tuần là đi theo. Sách Thuyết Văn cho rằng: đi chữ viết từ bộ xích âm xích ngược lại âm sữu xích. Thanh thuẫn âm thuẫn là âm thuận. Kinh văn viết từ bộ nhơn là chẳng phải hoặc viết chữ tuần này cũng thông dụng, ngược lại âm dưới hoạt quan. Trịnh Chúng chú giải sách Chu Lễ rằng: Hoàn là vòng tròn, Quảng Nhã cho rằng: tròn. Hà Hưu chú giải Công Dương truyện rằng: đi trên con đường lớn. Quảng Nhã cho rằng: hoàn là phì béo, yếu thì gầy. Hoàn tức là Dương Ngọc Hoàn, yến tức là Triệu Phi Yến một sủng phi của Hán Thành Đế, kẻ béo người gầy nhưng đều là mỹ nhân; chữ viết từ bộ ngọc thanh hoàn.

Ế nhãn: Ngược lại âm y kế. Sách Khảo Thanh cho rằng: ế là bị ngăn che, che đậy. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: con mắt bị chướng ngại ngăn che; chữ viết từ bộ mục thanh. Hoặc viết từ bộ vũ viết thành chữ ế cũng thông dụng.

Cốc quái: Ngược lại âm trên công ốc. Tên chung của loại lúa

mạch. Sách Tiểu Nhã cho rằng: cốc là lộc. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiếp tục; chữ viết từ bộ hòa thanh cốc, ngược lại âm dưới là khổ ngoại. Thống Tự cho rằng: loại cám thô, chữ viết từ bộ hòa thanh hội.

Địch trừ: Ngược lại âm đình lực. Tựa kinh trước đã giải thích đầy đủ rồi.

Nguyệt thực: Ngược lại âm thời chức. Lý Thuần Phong cho rằng: mặt trăng bị gậm nhấm, ăn mòn, khuyết; do thiên ngư hủy diệt, nên khi mặt trăng chiếu xuống nhìn nơi dòng suối sẽ thấy, bị tổn thương yếu gầy, có sự hủy hoại; chữ viết đúng thể. Lại gọi là khí âm dương thay đổi mà cảm ứng trải qua. Kinh văn gọi là phàm có nguyệt thực là bầu trời u ám tối tăm, bị che lại. Cho nên thấy có tổn khuyết, gọi khác là mặt trời, mặt trăng tròn đầy mà bị ăn mất một mảnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng thanh thực.

Kiểu nhật: Ngược lại âm kinh liễu gọi là mặt trời, mặt trăng sáng trắng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ bạch thanh giao. Kinh văn viết từ bộ nhựt là sai, ngược lại âm dưới là như chất.

Tác đát lãm: Ngược lại âm dưới là lam hãm, tiếng Phạn. Đường Huyền Trang cho rằng: khế kinh. Xưa dịch hoặc gọi là tu đa la đều là Phạn âm chuyển đọc sai. Tức là một tên trong mười hai phần giáo.

Nghiên hạch: Ngược lại âm trên lãm khan. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghiên là mò mẫm, mài mò; chữ viết từ bộ thạch thanh biện hoặc là viết từ bộ thủ viết thành chữ nghiên là chữ cổ. Ngược lại âm dưới là hành cách. Sách Vận Thuyên cho rằng: khảo cứu. Theo Thanh Loại cho rằng: suy xét đến cùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: thật sự tra xét tìm sự thật. Chữ viết từ bộ á thanh hiểu, âm biện ngược lại âm các hiền, âm ngược lại âm nha giả.

Đề hồ: Âm trên là đề âm dưới là hồ. đề hồ đó là tinh chất lấy từ bơ, phó mát tinh chất đó gọi là đề hồ, có thể trị các chứng bệnh, chữ hình thanh.

Ca đa diễn na: ngược lại âm trên cương khư tiếng Phạn, tên của vị A-la-hán. Ca đa là họ, diễn na là tên chữ. Xưa dịch là ca chiên diên hoặc gọi là san địa ca đều sai.

Ám minh: Ngược lại âm trên a cam. Sách Thuyết Văn cho rằng: không có ánh sáng mặt trời. Hoặc là viết chữ ám này, âm dưới mạc bình. Khổng An Quốc chú giải Sách Thượng Thư rằng: minh là đêm tồi. Sách Khảo Thanh cho rằng: u ám. Sách Khảo Thanh cho rằng: âm u. Theo mặt trăng từ ngày mùng 6 tính đến ngày 16 là trăng bắt đầu khuyết, âm u dần; chữ viết từ bộ minh thanh mịch, âm mịch là âm mích. Kinh văn viết từ bộ mịch là âm mích. Kinh văn viết từ bộ cụ là chẳng phải.

Giải đọa: Ngược lại âm trên cách mại. Sách Khảo Thanh cho rằng: giai đãi, biếng nhát. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: giải là mõi mệt. Tục Tự âm giá giả là chẳng phải. Trước và sau kinh văn giải thích chữ giải đều đồng âm này. Ngược lại âm dưới là đồ ngọa. Sách Thuyết Văn cho rằng: không cung kính. Chữ viết từ bộ thổ thanh đọa. Xuân Thu truyện cho rằng: cầm viên ngọc làm rơi xuống bùn.

Thuyền phiệt: Ngược lại âm thuận duyên, thuyền đò, tàu thủy. Sách Phương Ngôn cho rằng: từ quan ải đến phương Tây gọi phương tiện vận chuyển bằng đường thủy là thuyền. ngược lại âm dưới phiền miệt, bện trúc tre làm cái bè nổi trên mặt nước gọi là phiệt. Quảng Nhã cho rằng: từ bộ chu viết thành chữ phiệt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc, thanh phát. Kinh văn viết từ bộ trúc viết thành chữ phiệt văn thông dụng thường hay dùng. Kiểm lại các chữ trong sách đều không có chữ này.

Thích trung: Ngược lại âm thanh lịch. Quảng Nhã cho rằng: thích là đụn cát nổi lên trong nước, bải nước cạn thấy đá. Theo chữ thích đó, bến nước, bến cát đá, không có nước, không có cây cỏ chỉ có người. Sách Thuyết Văn cho rằng: bãi đất nhỏ nổi lên giữa nước, cũng có đá; chữ viết từ bộ thạch thanh trách.

Bái nhiên: Ngược lại âm bàng bối, văn Tự Tập Lược cho rằng: bái là mưa lớn, chữ hình thanh. Sách Thuyết Văn viết từ bộ môn.

Hồng chú: Ngược lại âm trên hồ lũng. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: hồng là lũ lụt lớn, ngược lại âm dưới chú thụ. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưa đúng thời, khiến cho vạn vật sinh trưởng tươi tốt; chữ viết từ bộ thủy thanh chú.

Miễn lệ: Âm trên là miễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: miễn cũng giống như là lệ nghĩa là cố gắng có sức mạnh gắng sức lên. Chữ viết từ bộ lực thanh miễn. ngược lại âm dưới lực trên. Sách Thuyết Văn cho rằng: gắng sức lên; chữ viết từ bộ lực thanh lệ.

Tội khiên: Ngược lại âm trên thôi ổi. Quảng Nhã cho rằng: tội chết. Sách Thuyết Văn cho rằng: phạm pháp. Văn cổ viết chữ tội. Tần Thủy Hoàng dùng chữ tội giống như chữ hoàng, cho nên sửa đổi lại từ bộ võng đến bộ phi, ngược lại âm dưới là khưu yên. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khiên là có lỗi lầm, sai sót, tội lỗi. Xưa bình vệ hoằng viết chữ khiên này đều là chữ cổ, thời nay không dùng.

Hào ly: Ngược lại trên hồ cao, ngược lại âm dưới lực trì. Theo bản cửu chương toán kinh nói rằng: phàm muốn đo lường đánh giá là bắt đầu từ nơi, chiều dài, trọng lượng là sợi tơ, mười sợi tơ là một hào, mười hào là ly. Sách Thuyết Văn cho rằng: hai chữ hào ly đều từ bộ mao, hào từ bộ hào. tĩnh lược từ chữ hào này tĩnh lược đều từ chữ hình thanh. Nay kinh văn viết chữ hào, chữ này không rõ ràng nghĩa sai lầm.

Bất nhiễu: ngược lại âm nhi chiểu. Khổng An Quốc chú giải sách

Thượng Thư rằng: nhiễu loạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: phiền nhiễu; chữ viết từ bộ thủ thanh ưu, văn trước âm nghĩa viết từ bộ thủ đến bộ ưu nói tương đồng. Dạng chữ Khương Địch cho rằng: không hiểu chữ này.

Ma văn: Ngược lại văn phân. Quảng Nhã cho rằng: lau chùi hoặc là viết chữ mân là chữ cổ.

Khinh miệt: Ngược lại âm miên miết. Sách Thuyết Văn cho rằng: khinh thường; chữ từ bộ tâm thanh miệt văn trước âm nghĩa viết từ bộ trúc viết thành chữ miệt là cái bè. Lại cùng từ bộ thủ viết thành chữ miệt là tên thuốc, chẳng phải nghĩa kinh văn.

Lăng nhục: Ngược lại âm trên lực trừng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: lăng là khinh nhờn. Nay kinh văn viết từ bộ phu viết thành chữ lăng nghĩa là đống đất, hoặc là viết chữ lăng tên của con sông, cũng chẳng phải nghĩa kinh.

Không khoáng: Ngược lại âm khuyếch hoàng: Sách Khảo Thanh cho rằng: khoảng đất trống, nơi xa xôi miền hoang dã; chữ viết từ bộ thổ. Kinh văn viết từ bộ nhật là chẳng phải.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 2

Thích-đề Hoàn Nhân: là vua cõi trời Đao Lợi, là chữ từng trời thứ ba mươi ba, tức là vua cõi trời Đế Thích.

Ảnh thấu: Ngược lại âm dưới thâu cấu, chữ thường hay dùng. Sách tvcr: chữ viết đúng thể là viết chữ thấu.

Tường bích: Ngược lại trên tương dương. Sách Thuyết Văn cho rằng: tường cao, ngăn che. Chữ viết từ bộ tường thanh tường. Kinh văn viết từ bộ thổ viết thành chữ tường chữ thường hay dùng, ngược lại âm dưới biện mịch. Sách tvcr: chữ viết từ bộ nghiễm viết thành chữ bích, chữ hình thanh, kinh văn viết từ bộ thổ văn thường hay dùng.

Tiêu trừ: Ngược lại âm tiểu tiều. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiêu hết, chữ viết từ bộ thủy thanh tiếu. Lại chữ tiếu từ bộ tiểu đến bộ nhục.

Kinh văn viết từ bộ kim viết thành chữ tiêu, nghĩa là nấu đồng kim loại cho chảy ra, chẳng phải nghĩa kinh.

Câu tri: tiếng Phạn, nước Tây Vức cho rằng: tên pháp số. Nước này cho rằng: con số hằng trăm hàng vạn.

Phân phúc: Ngược lại âm dưới là phương phục gọi là hương thơm ngào ngạt.

Giao lạc: Trên là chữ giao. Sách Thuyết Văn cho rằng: giao, hợp lại cùng nhau cho bằng giống như giao hình. Kinh văn viết từ bộ mịch viết thành chữ giao nghĩa là thắt cổ, thắt cổ kẻ khác; chữ thượng thanh, rất quái lạ chẳng phải nghĩa kinh. Ngược lại âm dưới là lạc. Sách Thuyết Văn và kinh Sơn Hải đều cho rằng: quấn vây quanh, âm ải ngược lại âm y cữ.

Ca giá lân để ca: trên dưới là chữ ca, ngược lại âm cương khư, âm để ngược lại âm đinh dĩ. Tên của chim thụy, trên thân của nó có bộ lông rất nhẹ nhuyễn mịn, lấy dệt thành áo Chuyển Luân Thánh Vương vua nước kia mặc y phục vào, tức nay thấy có loại chim này, nhưng lông nó lại thô, không như áo của vua Chuyển Luân ngày xưa mặc.

Nhu nhuyễn: Ngược lại âm dưới là nhi diễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ nhi đến bộ khuyển, kinh văn viết từ bộ xa viết thành chữ nhuyễn, các chữ trong sách đều không có chữ này.

Thiên đản: Ngược lại âm dưới đàn lãn. Sách Khảo Thanh cho rằng: đản là để lộ ra, mặc áo trên để lộ ra cái vai. Trịnh Bá chú giải Tả Truyện rằng: lồi thịt ra trên vai để dẫn dắt lôi kéo con dê. Sách văn cho rằng: chữ viết từ bộ y thanh đán, âm lãn ngược lại âm lai hạn.

Bất thuấn: Ngược lại âm thủy nhuận. Sách Trang Chu cho rằng: nhìn suốt ngày mà không chớp mắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: mở mắt nhắm lại nhiều lần đảo qua lại, nháy mắt nhiều lần, chữ viết từ bộ mục thanh dần, hoặc là viết chữ thuấn này văn thường hay dùng. Xưa viết chữ thuấn, kinh văn viết từ bộ mục đến bộ tuần viết thành chữ huyễn, âm thuẫn là chẳng phải, không thành chữ. Theo sách Thuyết Văn cho rằng: chữ huyễn tuẩn đều âm huyền huyễn là nhìn, người dịch kinh âm là thuấn thù là không hiểu nguồn gốc của chữ. Nghe theo đường nói sai dùng sai.

Chiến lật: Ngược lại âm dưới lân nhất. Sách Khảo Thanh cho rằng: lo sợ. Sách Tiểu Nhã cho rằng: buồn bả lo rầu. Sách Thuyết Văn viết từ bộ tâm thanh lật.

Quái ngại: Ngược lại âm trên hồ ngõa. Sách Thuyết Văn cho rằng: lưới võng làm trở ngại, chữ viết từ bộ võng đến bộ quái, thanh tĩnh, ngược lại âm dưới là ngũ cái, ngưng trệ, trở ngại.

Da phu: âm trên da, âm dưới là phu, tréo chân lại ngồi xuống.

Quan tắc: Ngược lại âm trên cổ ngoan. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: quan đó là cửa giữa vùng biên hai nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: lấy thanh gỗ gài ngang cánh cửa giữ cửa gọi là quan, chữ viết từ bộ môn thanh âm quan đồng với âm trên.

Thâu thuế: Ngược lại âm thủy nhuế. Sách Khinh Phú Kiếm Xuân Thu nói rằng: mười hai năm đầu lấy thuế một mẫu đất. Đỗ Dự cho rằng: đó là luật pháp của điền công, có mười luật pháp thu thuế. Một là cửa ải bến nước, bến đò cũng phải lấy thuế nhỏ của thương dân lấy thuế để công dùng; chữ viết từ bộ hòa thanh đoài, chữ thâu từ bộ của âm là âm kinh do.

Dũng dược: Ngược lại âm trên dung thung. Đỗ Dựcg Tả Truyện rằng: dũng dược là nhảy qua. Theo Công Dương truyện cho rằng: nhảy lên tiến đến trước. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ túc thanh dũng. kinh văn viết chữ dũng văn thường hay dùng, ngược lại âm dưới dương chước. Quảng Nhã cho rằng: cũng là nhảy. Sách Tiểu Nhã cho rằng: tiến vào. Sách Thuyết Văn viết từ bộ túc thanh dược âm dược là âm trạch.

Ôn bát la hoa: Ngược lại âm trên ô cốt. Xưa dịch là ưu bát la, gọi là hoa sen màu xanh lá nhỏ. Kinh văn viết chữ hoa này là chẳng phải chữ này (T577) không phải âm hoa. Người dịch kinh dùng sai, không hiểu nguồn gốc chữ.

Bát thù ma hoa: tiếng Phạn. Dựa theo xưa dịch, không có tương đương. Đúng Phạm âm gọi là bát nạp ma, tức là hoa sen hồng của miền thượng giới.

Câu mâu đầu hoa: Cũng chưa theo người xưa dịch, ý nghĩa trái ngược chất thô không trơn mịn. Đúng Phạm âm gọi là củ mẫu na, tức là hoa sen đỏ.

Bôn trà lợi hoa: chữ trà sách viết không tương hợp, chữ nhứ âm nhứ ngược lại âm nô nhã, tức là hoa sen trắng, màu trắng là màu sáng trơn mịn, giống như ngọc trắng.

Nhữ la hoa: đây tức là thiên diệu hoa, đầy đủ các màu sắc, hương thơm bay rất xa ở nhơn gian không có loại hoa sen này.

Giao ánh: Ngược lại anh kính. Sách Khảo Thanh cho rằng: ánh là ánh sáng, ẩn bên trong. Sách Vận Anh cho rằng: chiếu sáng một bên, chữ viết từ bộ nhựt thanh anh ; hoặc viết chứa ánh là chữ cổ, cũng có viết từ bộ ương viết thành chữ ánh là chẳng phải, ngược lại âm ô lãng, chẳng phải nghĩa kinh.

Ông uất: Ngược lại âm trên ốc khổng, ngược lại âm dưới ôn luật. Trong Hán Thư nói rằng: Tư Mã Tương Như trồng cây cỏ rất xanh tốt sum xuê, mọc lên dài mướt.

Kế đến là âm kinh chơn ngôn, chữ trên dùng cùng với Phạm âm khác lạ, không tương đương. Ngài Tuệ Lâm tái dịch các chơn một biến, nay Thiên nhập vào Đà-la-ni quyển trung tóm lược, chỉ dùng chữ không phải chỗ cho kẻ hậu học nơi Phạm văn trên kham dùng phải kiểm nghiệm, suy xét mới có thể hiểu biết vậy.

Ha mạ: Ngược lại âm trên hách ca. Sách Khảo Thanh rằng: ha là lời mắng hủy nhục. Sách Thuyết Văn cho rằng: phẫn nộ. Kinh văn viết chữ ha văn thường hay dùng, ngược lại âm dưới ma bá. Sách Khảo Thanh cho rằng: lấy lời ai mắng nhiếc làm nhục, mạ lỵ người khác; chữ viết từ bộ võng thanh mã văn cổ hoặc là viết chữ mạ.

Ly mị: Ngược lại âm trên lạc tri, ngược lại âm dưới mi bí. Sách Thuyết Văn cho rằng: tinh quái lão vật. Kinh Sơn Hải nói rằng: mị là vật hân người đầu đen. Sách Khảo Thanh cho rằng: quỉ thần, tinh quái, hoặc là viết chữ si mị.

Võng lương: Ngược lại âm trên vũ vãn. Ngược lại âm dưới lực dưỡng. Sách Khảo Thanh cho rằng: võng lượng là thần ở ao đầm, sông suối, cũng gọi là ma quỉ ly mị tà thần. Sách Hoài Nam Tử nói rằng: võng lượng đó hình dáng giống như đứa trẻ nhỏ, có màu sắc đỏ và đen, móng đỏ dài, tóc rất đẹp, hoặc là viết võng lượng, cũng thông dụng. Sách Quốc ngữ cho rằng: yêu quỉ quái dưới nước, hoặc là viết chữ võng lượng cũng đồng nghĩa.

Phụ trách: Ngược lại âm trên là phù vũ. Cố Dã Vương cho rằng: quên ơn bội nghĩa gọi là phu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chỗ nương dựa, chữ viết từ bộ nhơn nghĩa là giữ lấy của, cũng gọi là có chỗ nương nhờ. Lại gọi là nhận lấy của cải mà không chịu trả lại, cho nên từ bộ nhơn dưới là bộ bối là phu. Ngược lại âm dưới trách mại. Sách Khảo Thanh cho rằng: phụ trách gánh vác nhận lấy của tài báu của cải của người khác, chữ viết từ bộ nhơn, thanh trách.

Thường tất: Âm trên là thường. Sách Khảo Thanh cho rằng: thường là hoàn trả; chữ mẫn từ bộ phộc thanh dân, âm mẫn đồng với âm trên.

Chẩn tuất: Ngược lại âm trên chơn nhẫn. Quách Phác chú giải sách Tiểu Nhã rằng: chẩn là giàu có, ngược lại âm dưới âm luật. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: chẩn là cứu giúp người thiếu thốn.

Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh huyết, hoặc là viết chữ tuất.

Thứ kỳ: Ngược lại âm tư tứ. Sách Thuyết Văn cho rằng: thứ là tâm tung hoành ngang dọc; chữ viết từ bộ tâm thanh thứ.

Giải quyện: Ngược lại âm trên cách mại, âm dưới là quyền viện, biếng nhát trể nải, xa đọa.

Bị thọ: Ngược lại âm trên bì bí. Sách Khảo Thanh cho rằng: phòng bị. Sách Thuyết Văn cho rằng: cẩn thận, thận trọng; chữ viết từ bộ nhơn thanh bồ âm bồ từ bộ quan đến bộ bao đến bộ dụng. Kinh văn viết chữ bị này là chẳng phải âm quan ngược lại âm quan hoạn.

Tâm phế: Tâm làm chủ Nam phương hỏa, màu sắc đỏ mà có phân xét, phân biệt, âm biện ngược lại âm bạch mạn, cũng làm chủ nơi lưỡi, chữ tượng hình. Âm dưới phi phệ, tinh của kim thuộc màu trắng như hoa che trên. Làm chủ về tỵ tức là mũi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhục thanh dị, âm di là âm tý. Kinh văn viết từ bộ thị là sai lầm.

Trường vị: Ngược lại âm trên trừ lương. Bạch Hổ Thông cho rằng: có đại trường và tiểu trường. Thích Danh cho rằng: trong bụng, tạng phủ trong bụng chứa đầy hơi, chữ viết từ bộ dương thanh tĩnh, âm dưới là vị hoặc là viết chữ vị cũng thông dụng thường hay dùng. Bạch Hổ Thông cho rằng: phủ của tỳ, màu sắc đen. Sách Thuyết Văn cho rằng phủ cốc, phủ chứa ngũ cốc; chữ viết từ bộ nhục, chữ tượng hình.

Can đởm: Âm trên là can. Bạch Hổ Thông cho rằng: can đó thuộc tinh của mộc, hình giống như cây mà có lá màu xanh, làm chủ con mắt, cho nên can thật nhiệt thì con mắt đỏ, tối sầm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhục thanh can, ngược lại âm dưới đáp cảm. Bạch Hổ Thông cho rằng: đảm là làm chủ về lòng nhân, nhân đó tức phải có dũng mãnh, đảm nếu có bệnh thì thần không giữ được. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhục thanh đảm.

Tỳ thận: Ngược lại âm trên bộ di. Bạch Hổ Thông cho rằng: tinh của thổ màu vàng giống như đất. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhục thanh tỳ, ngược lại âm dưới là thận. Bạch Hổ Thông cho rằng: tinh của thủy màu sắc trắng, làm chủ về âm, tỳ là phối ngẫu với tinh thần ý chí, cho nên tỳ là hầu bên lỗ tai, khi thận hư là tai điếc, chữ hình thanh.

Thôn hám: Ngược lại âm đàm lam, văn thường hay dùng viết đúng là chữ hàm, văn trước âm nghĩa viết chữ hám cũng thông dụng văn thường hay dùng.

Dị kiến: Âm di dưới gọi là khi cái khác là chuẩn đây gọi là âm.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 3

Tả hiếp: Ngược lại âm hứa nghiệp. Sách Thuyết Văn cho rằng: xương hai bên hông bụng; chữ viết từ bộ nhục thanh hiếp, âm hiếp là âm diệp, từ ba bộ lực. Kinh văn viết từ ba bộ đao viết thành chữ hiếp là chẳng phải.

Điệp hoa: Âm diệp, nước Tây Vực lấy hoa cỏ, như nước này lấy bông cây liễu hoa kinh giới, bông hoa bồ các loại hòa trộn làm nhuyễn mịn làm vải bông.

Dư tẫn: Ngược lại âm tịch tận văn thường hay dùng. Sách Khảo Thanh đốt lửa củi, âm dạ, ngược lại âm tịch dạ. Sách Thuyết Văn cho rằng: đốt lửa củi còn dư lại tro tàn, không đúng từ bộ hỏa đến bộ duật thanh tĩnh. Theo tục dùng từ bộ tận viết thành chữ tẫn.

Phân uế: Ngược lại âm trên phân vấn, văn thường hay dùng và sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ khí phân là quét trừ thải bỏ dơ uế. Sách Vận Anh cho rằng: phân cũng như uế hoặc là viết chữ phân. Kinh văn viết từ bộ thổ viết thành chữ phân là không thành chữ. Ngược lại âm dưới là uy vệ.

Chủy tiêm: Ngược lại âm dưới tiêm tim, tiêm cũng giống như bén nhọn.

Trác hán: Âm trên là thỉ. Quảng Nhã cho rằng: trác là mổ ăn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chim mổ thức ăn mà ăn; chữ viết từ bộ khẩu thanh thỉ, âm thỉ ngược lại âm sửu duyên. Kinh văn viết từ bộ duyên viết thành chữ huệ, ngược lại âm du uế là chẳng phải, ngược lại âm dưới là đường hạm.

Tủy não: Ngược lại tuy chủy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chất mỡ trong xương. Ngược lại âm dưới na đáo. Sách Thuyết Văn cho rằng: tủy trong đầu, chữ viết từ bộ chủy thanh não đồng với âm trên. Trong kinh văn cũng có viết chữ não, hoặc là viết chữ não đều chẳng phải.

Đường ôi: Âm trên là đường âm dưới là ô hồi.

Lộc xuất: Âm lộc, lộc nước dùng vải lọc nước.

Toàn nhiếp: Ngược lại âm trên liễm nghiêm. Sách Thuyết Văn cho rằng: lấy cái kiềm, cây kẹp mà kẹp lấy vật, chữ viết từ bộ kim thanh chiêm. Kinh văn viết từ bộ cam, viết thành chữ kiềm, vật trên gọi gông cùm, chẳng phải nghĩa đây dùng. Ngược lại âm dưới tiêm nhiếp. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhiếp cũng giống chữ toàn, nhiếp giữ lấy, bắt lấy, âm nhiếp đồng với âm trên. Kinh văn viết từ ba bộ nhĩ viết thành chữ nhíp, dưới bộ xa loại thiết toán chẳng phải bổn chữ, hai chữ này đều sai lầm, dùng sai.

Dương đồng: Âm trên là dương. Dương là biển lớn, nước chảy thông, cũng gọi là dồi dào, đông đúc.

Phan thượng: Ngược lại âm trên phạ ban văn cổ. Sách Thuyết Văn cho rằng: phan là dẫn dắt, chữ viết từ bộ thủ thanh phan. Văn cổ viết chữ bối cho nên nói rằng trái ngược.

Vọng đắc: Ngược lại âm vũ phương.

Phục phách: Ngược lại âm phiến diệc. Sách Thuyết Văn cho rằng: lấy sức mà phá vật gọi là phách, chữ viết từ bộ lực thanh tích. Kinh văn viết từ bộ lực là chẳng phải.

Tùy quái: Ngược lại âm dưới cổ mại. Lại cũng là âm công họa. Sách Vận Anh cho rằng: treo lên. Kinh văn viết cộng thêm bộ bốc viết thành chữ quái tục dùng là chẳng phải.

Thiết lang: Ngược lại âm nô tức. Sách Khảo Thanh cho rằng: là cái túi có đáy. Sách Thuyết Văn viết từ bộ cổn tĩnh lược thanh nhương, âm nhương ngược lại âm nạch canh, âm cổn là âm hổn.

Thiết bảng: Ngược lại âm bàng hạt, chữ thượng thanh. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: cây gậy lớn. Kinh văn viết từ bộ phụng viết thành chữ bỗng, chữ thường hay dùng là chẳng phải đúng.

Trùy đả: Ngược lại âm trực truy. Sách Thuyết Văn cho rằng: đánh. Kinh văn viết từ bộ truy viết thành chữ trùy là chẳng phải, âm trụy cái nong nuôi tằm, chẳng phải nghĩa của kinh văn. Bởi lẽ người viết quả thật nghe không hiểu chữ, chữ đả từ bộ thủ.

Trách liệt: Ngược lại âm sửu cách. Sách Tập Huấn nói rằng: chữ liệt là chia cắt. Từ bộ thổ thanh nghịch âm nghịch là âm xích. Kinh văn viết từ bộ thạch viết thành chữ trách là chẳng phải.

Cứ giải: Ngược lại âm trên cứ ngự âm dưới giai mại.

Thiết cữu: Ngược lại âm trên là thiên kiết. Sách Thuyết Văn cho rằng: kim loại đen tức là chì; chữ viết từ bộ kim thanh thiết, âm thiết ngược lại âm điền lệ. Kinh văn phần nhiều viết từ bộ tiệt tục tự thường hay dùng, ngược lại âm cầu hữu. Sách Thuyết Văn cho rằng: xưa đào đất làm cối. Trong cối này là đào xuyên qua gỗ đá mà làm cái cối, giống như để giả gạo, dưới tận cùng hết là có đậy. Kinh văn viết chữ cữu là chẳng phải âm cữu là âm cung lục, giống như hai tay giã gạo.

Tử khoáng: Ngược lại âm quắc mãnh, gọi là phân của loài côn trùng ăn lá cây tô phương và chọn vỏ cây đem nấu luyện mà làm ra chất nước sữa, nước dịch, màu đỏ giống như cây tô phương, lấy nước đem đi nhuộm là hồ yến, chi tử là tử khoáng, rồi lấy lửa thiêu đốt như mật ong sáp, làm chất béo cũng có thể làm chất keo, chất keo dán dính vào vật báu như khuyên tai, cũng làm ngũ thiên tử khoáng, cùng với đây có khác biệt, lấy vỏ cây ba la xa, chọn cành non nấu chín dùng ngón tay áp, lấy nước dịch, đem nhuộm lên vải thưa, có màu rất đỏ tươi, sáng sạch gọi là tử khoáng, hơn nữa trước nói đó cũng gọi là yên thúc ca thọ âm giao là âm giao, âm tử ngược lại âm tế sử, âm nộn ngược lại âm nô độn, âm niêm ngược lại âm ni liêm.

Phần liêu: Ngược lại âm liêu điếu. Sách Thuyết Văn cho rằng: phóng hỏa đốt cháy lan, chữ hình thanh.

Dung lưu: Âm trên là dung. Sách Thuyết Văn cho rằng: phương pháp (T578) đúc kim loại, gọi là lò luyện kim.

Đích như: Ngược lại âm trên đinh lực. Sách Thuyết Văn cho rằng: những giọt nước nhỏ xuống; chữ viết từ bộ thủy đến bộ đích, thanh tịnh, hoặc là viết chữ đích. Kinh văn viết từ bộ đế viết thành chữ đế, tục dùng là chẳng phải là sai.

Tương tát: Ngược lại âm tán lạt. Sách Tập Huấn cho rằng: tát là bức bách, kẹp chặt. Sách Khảo Thanh cho rằng: chẳng phải; chữ viết từ bộ thủ thanh tát, âm tát ngược lại thủ lạt, âm lạt ngược lại âm lan đát.

Tam cổ: Ngược lại âm dưới là cổ, thiết xoa tả hữu chi thư gọi là vua là vi nguyên thủ, thần tôi là cánh tay trái, phải để phụ trợ, trợ giúp vua. Kinh văn viết từ bộ kim viết thành chữ cổ là cái nồi nấu không có chân, chẳng phải nghĩa đây dùng, sai lầm.

Thiết xoa: Ngược lại âm dinh da. Sách Khảo Thanh cho rằng: cây mọc trên núi cao, cây thiết xoa cũng giống cây mộc xoa cũng là loại cây mọc trên núi cao.

Yển phó: Ngược lại âm trên ương biển. Quảng Nhã cho rằng: yển là ngã ngửa. Sách Thuyết Văn cho rằng: yển viết từ bộ nhơn thanh yển, âm yển đồng với âm trên, ngược lại âm dưới bằng bắc hoặc là viết chữ bồi. Sách Khảo Thanh cho rằng: ngã xấp về phía trước, che trước mặt. Sách Thuyết Văn cho rằng: đốn ngã chữ hình thanh.

Nhi phanh: Ngược lại âm bá manh. Sách Tập Huấn cho rằng: cứu giúp người. Tự Thư cho rằng: viết chữ giá là che lấp. Kinh văn viết từ bộ thủ, viết thành chữ phanh. Ngược lại âm phổ manh, chữ phanh tô lạc dùng chữ sai lầm.

Chúc chước: Ngược lại âm trũng duyên. Sách Khảo Thanh cho rằng: chúc là cái cuốc đào đất, hoặc chặt đốn; chữ viết từ bộ cân, thanh chúc, ngược lại âm dưới dương nhược, cây búa chặt đốn.

Thấp mộc: Ngược lại âm thất nhập. Sách Thuyết Văn cho rằng: ẩm ướt âm u; chữ viết từ bộ thủy, gọi là đất bị che khuất mà có nước, cho nên gọi ẩm thấp. Kinh văn viết chữ thấp này là chẳng phải âm thấp, ngược lại âm tha tráp. Tên của sông ở Đông Vũ Dương chẳng phải nghĩa ẩm ướt, người viết chữ không biết chữ chánh thể nguồn gốc.

Cương bí: Âm trên là cương, âm dưới là bí. Cố Dã Vương cho rằng: chế ngự điều khiển xe ngựa. Sách Thuyết Văn cho rằng: sợi dây cương, chữ hình thanh dưới là chữ bí từ bộ ty đến bộ vệ âm vệ là âm vệ, chữ hội ý.

Tiên thát: Ngược lại âm trên tất niên. Sách Thuyết Văn cho rằng: roi quất ngựa, ngược lại âm dưới tha cát. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: đánh bằng roi, giống như dùng roi đánh đập, xem Tả Truyện: Âm sất ngược lại âm sĩ lật. Sách Thuyết Văn cho rằng: thác từ bộ thủ thanh đạt.

Khung lực: Ngược lại âm trên khương ngung, âm dưới lực trừ. Theo chữ khung lư đó là bức vải thưa màu đen làm bức trướng treo lên. Kinh văn nói: con quỉ đầu lớn hình giống như bức điệp trướng vậy.

Phát hạ: Ngược lại âm trên bị phát gọi là cái chăn rũ xuống; chữ viết từ bộ tiêu thanh bì, âm tiêu ngược lại âm tất diêu.

Tất khóa: Ngược lại âm trên tân dật, tục dùng chữ. Sách Thuyết Văn cho rằng: đầu cẳng chân có mắt cá lồi ra, chữ viết đúng thể là chữ tất này, từ bộ tiết thanh, âm tiết là âm tiết, ngược lại âm dưới hoa ngõa. Theo Thanh Loại cho rằng: mắt cá chân, chữ hình thanh.

Việt phủ: Ngược lại âm trên viên quyết. Xưa vua và đại tướng lấy các thứ như huỳnh kim để trang sức gọi là hoàng việt. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây búa lớn, viết từ bộ việt thanh việt. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: chữ viết từ bộ kim viết thành chữ việt. Trụ văn vốn viết chữ việt, âm việt là âm quyết.

Thương sóc: Ngược lại âm trên thắt lưng. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: hai đầu cây nhọn bén. Sách Thuyết Văn cho rằng: để chống đỡ. Ngược lại âm dưới song tróc. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây giáo dài. Nay người ta gọi là cây kích; chữ sóc từ bộ mâu thanh tiếu ; hoặc là viết chữ sóc, văn thường hay dùng.

Quá đả: Ngược lại âm ky qua. Sách Khảo Thanh cho rằng: quá là đánh dùng roi đánh quất ngựa. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ đóa trùy, chữ viết từ bộ trúc, thanh đóa. Âm đóa ngược lại âm đô quả, âm đả ngược lại âm đức lãnh. Quảng Nhã cho rằng: là đánh. Bì Thương cho rằng: đánh bằng gậy, chữ viết từ bộ thủ, thanh đinh.

Vân ế: Ngược lại âm y kế. Quách Phác chú giải sách Tiểu Nhã rằng: là che. Sách Khảo Thanh cho rằng: ngăn che. Sách Thuyết Văn cho rằng: bị hoa đóm che hoa mắt; chữ viết từ bộ vũ thanh ế, âm ế đồng với âm trên.

Thước chân: Ngược lại âm thương chước. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: thước là nấu đồng cho chảy ra, hoặc là viết từ bộ kim viết thành chữ thước. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chữ viết từ bộ hỏa viết thành chữ thước.

Băng sơn: Ngược lại âm bị căng, văn Ngọc Thiên cho rằng: nước kết lại thành cục. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước đóng băng lại, giống như hình tảng băng. Kinh văn viết chữ băng văn thường hay dùng.

Ngư bạng: chữ ngư sách Thuyết Văn cho rằng: viết từ bộ đao chữ tượng hình, ngược lại âm dưới bổ giảng. Sách Tiểu Nhã cho rằng: bạng là ngậm nước. Quách Phác chú giải rằng: giữ chặt. Sách Khảo Thanh cho rằng: con sò loại sò ốc sống ngoài biển. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ trùng thanh phong hoặc là viết chữ bạng, văn thường hay dùng âm phong là âm phong.

Hà mô: Âm trên hà ngược lại âm dưới mạch ba. Sách Khảo Thanh cho rằng: loài côn trùng sống dưới nước tức là con ểnh ương.

Thất thú ma la: tiếng Phạn, tên của loài cá. Trong kinh Luật xưa hoặc là viết: thất thâu ma la âm Phạn chuyển đọc sai, dịch là sát tử ngư. Trong luật Thiện Kiến nói rằng: tên của cá ngạc, hình như dài hơn hai trượng, có bốn chân, giống như con cá sấu, răng nó cực kỳ bén nhọn, có chỗ nuôi. Khi con hươu con nai vào ao uống nước là nó có thể cắn ngang eo bụng tức đoạn lìa ra. Ở vùng Quảng châu thường có loại cá sấu này.

Do diên: Âm trên là do, âm dưới là diên. Sách Tập Huấn cho rằng: do diên là loài côn trùng độc, còn có tên gọi khác nữa là nhập nhĩ, hình nó giống như ngô công mà lại nhỏ nhơn màu xanh đen. Sách Tiểu Nhã cho rằng: còn có một tên khác gọi là diễn diên, đều là chữ hình thanh âm diễn là âm dẫn.

Kỹ sắc: Ngược lại âm trên cư nghĩ. Sách Vận Anh cho rằng: sắc là loại ký sinh trùng sống trên người hay súc vật hút máu để sống, như là con chấy đẻ trứng, âm noãn ngược lại âm lỗ quản, ngược lại âm dưới là sở ất. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng là loại côn trùng cắn người, con rận, con chấy; chữ viết từ bộ tấn đến bộ côn tục dùng viết chữ sắc là chẳng phải, âm tấn là âm tín âm côn là âm côn.

Tảo đẳng: Ngược lại âm tạng lão. Sách Thuyết Văn cho rằng: tao là con bọ chét thường hay nhảy, cắn hút máu người để sống; chữ viết từ bộ côn thanh tao, âm tao ngược lại âm trang giảo.

Minh linh: Ngược lại âm trên mích bình, ngược lại âm dưới lịch đinh. Lục cơ chú giải Mao Thi Truyện trong Thiên Trung ngư thuật ràng: loài côn trùng nhỏ màu xanh, gống như loại ấu trùng của con minh linh nga, bắt sâu bỏ vào tổ nuôi con, mà rất nhỏ bé, hoặc ở trong cỏ, nay gọi là con tò vò. Trên lưng hay cõng con sâu nhỏ, con tò vò hay tha đất làm tổ, còn có tên khác là nịch ong, âm trên loa là âm quả, dưới là âm loa ngược lại âm lỗ quả. Âm nịch ngược lại âm yên kiết, âm ong ngược lại âm ô công. Hứa Thận cho rằng: con ong nhỏ bé, lấy lá dâu trên vác về làm tổ dưới đất hoặc là trong quyển sách, hoặc là trong ống trúc, bút lông, trong bảy ngày là hóa làm con tò vò. Cho nên tục ngữ nói rằng: nguyền rủa giống ta, giống ta. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: con nịch ong nhỏ bé giống như eo lưng con ong.

Mâu đằng: Ngược lại âm mạc hầu. Ngược lại âm dưới đằng tức đều thuộc lọai con châu chấu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: loài côn trùng đục rễ cây gọi mâu, ăn lá cây gọi là đằng hoặc là viết chữ đằng. Sách Thuyết Văn viết chữ đằng ngược lại âm quan sử, từ bộ ất đến bộ đằng, loại côn trùng sanh ra con sâu xanh nhỏ ăn lá cây non, chữ hình thanh.

Phụ trung: Âm trên là phụ, âm dưới là chung. Hứa Thận cho rằng:

phụ trung là loại hoàng trùng, loài châu chấu ở trong cỏ, có màu, màu trắng nó không ăn mạ non; chữ viết từ bộ côn thanh đông.

Hiệp hiệp: Ngược lại âm trên kiêm diệp, ngược lại âm dưới điềm giáp, hiệp hiệp là tên của loài côn trùng, một tên khác nữa là hồ điệp. Trang Tử chú giải sách Chu Lễ rằng: chỗ gọi người nằm mộng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng đều là chữ hình thanh.

Khương lương: Ngược lại âm trên khư lương, âm dưới là lương. Sách Tiểu Nhã cho rằng: loại bọ hung, vì bọ hung thích vê tròn viên phẫn. Quách Phác cho rằng: con hắc giáp trùng thường ăn đàm phân, đất.

Dăng manh: Ngược lại âm trên dựng chưng. Ngược lại âm dưới mạch bành. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: dăng là loại côn trùng dơ bẩn có loại đen và trắng. Sách Phương Ngôn cho rằng: giữa Trần Sở Tần Tấn gọi là dăng tức là con ruồi, con nhặng. Đông Tề cho rằng: dương thanh chuyển đọc sai. Quách Phác cho rằng: người Giang đông gọi dương thanh giống như con ruồi, nhặng.

Đắc san: Ngược lại âm sang đan. Sách Khảo Thanh cho rằng: san là nuốt vào, là ăn hoặc viết từ bộ thủy viết thành chữ sanh, văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ san thanh thực âm san là âm tàn.

Lạc đà: Ngược lại âm trên thang lạc, ngược lại âm dưới là đường hà. Sách Khảo Thanh cho rằng: tên súc vật ở nước Hồ. Kinh Sơn Hải nói rằng: trên lưng có lồi lên cục thịt, có sức mạnh vác ngàn cân, mà lại đi xa ba trăm dặm, có thể biết chỗ có suối nước. Kinh văn viết chữ lạc đà, âm lạc là âm lạc, văn thường hay dùng.

Uông lung: Ngược lại âm trên ô quang. Sách Khảo Thanh cho rằng: uông là khiểng chân. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: bệnh gầy ốm. Sách Thuyết Văn cho rằng: cổ chân cong lại, chữ viết từ bộ uông, giống như là một chân bị cong lại nghiêng một bên như là chân của vương thanh. Kinh văn viết từ bộ ngột là sai, văn cổ viết chữ uông. Sách Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: bệnh gầy ốm, yếu mềm gọi là uông, ngược lại âm dưới là lực truy. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: luy là bệnh gầy ốm. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: luy là ốm gầy. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: ốm gầy; chữ viết từ bộ dương đến bộ luy, âm luy ngược lại âm lực qua.

Thường tha: Ngược lại âm thượng lương, gọi là hoàn trả lại.

Bì bác: Ngược lại âm trên là bì, ngược lại âm dưới là bái mạc.

Khỏa hình: Ngược lại âm trên lực, văn trước đã giải thích đầy đủ rồi, tục âm hoa ngõa.

Sương hoạch: Ngược lại âm hoàng quách. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: tháng mười là thu hoạch gặt lúa đem về nhà. Sách Thuyết Văn cho rằng: cắt ngũ cốc, chữ viết từ bộ hòa thanh hoạch âm hoạch đồng với âm trên.

Chữ vẫn: Ngược lại âm dưới là vẫn phân. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trừ cơ gọi là vẫn. Sách Thuyết Văn cho rằng: dọn trừ cỏ dơ uế mọc lẫn lộn trong mạ non, không từ bộ hòa mà từ bộ lỗi thanh vẫn hoặc là viết chữ vân, âm lỗi ngược lại âm lỗ hội

Thuân phách: Ngược lại âm trên thất tuân. Bì Thương cho rằng: thuân là da nứt nẽ ra. Sách Khảo Thanh cho rằng: vì mùa đông lạnh nên da nứt nẻ ra, chữ viết từ bộ bì, thanh tuấn, âm tuấn. Sách Thuyết Văn cho rằng: âm thất tuần, âm tích ngược lại âm thất lược dưới là âm phách, ngược lại âm thất diệc. Quảng Nhã cho rằng: phách là phân ra, tách ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: phách là phá ra từ bộ đao thanh tích, văn cổ viết chữ phách này.

Khất cái: Ngược lại âm dưới khác ngại. Sách Thuyết Văn cho rằng: người tiêu hết của cải tài vật, phải đi ăn xin chữ cái từ bộ nhơn đến bộ vong không phải từ bộ bao.

Khiếp cụ: Ngược lại âm trên khiếm nghiệp. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ khuyển viết thành chữ khiếp, sợ sệt là do chó nhiều sợ sệt, cho nên từ bộ khuyển thanh khứ. Từ bộ tâm viết thành chữ khiếp, ngược lại âm dưới cụ vũ, Tả Truyện cho rằng: cũng là sợ. Quảng Nhã cho rằng: hoảng sợ từ bộ tâm thanh cụ.

Sai hiềm: Ngược lại âm trên thái lai, Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: sai là nghi ngờ. Quảng Nhã cho rằng: lo sợ. Tự Thư cho rằng: dối trá không thật. Sách Phương Ngôn cho rằng: oán hận, chữ viết từ bộ khuyển thanh thanh, ngược lại âm dưới hiệp kiêm. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghi ngờ, hiềm khích, ngờ vực; chữ viết từ bộ nữ thanh kiêm.

Yêu danh: Ngược lại âm y dao. Hoặc viết chữ yêu. Sách Khảo Thanh cho rằng: yêu cầu, cần yếu. Tự Thư cho rằng: ngăn che. Sách Thuyết Văn cho rằng: sao chép lại; chữ viết từ bộ xước thanh yêu âm yêu đồng với âm trên

Sai trì: Ngược lại âm trên sơ sư, ngược lại âm dưới trĩ tri đều chữ chánh thể. Kinh văn viết sai tri, tục dùng là chẳng phải. Nói cho đúng đó là do bất ngờ mà gặp, đều từ bộ vũ, chữ hình thanh.

Tiên thác: Ngược lại âm trên tất miên. Sách Khảo Thanh cho rằng: là đánh roi, ngược lại âm dưới tha đát. Sách Tập Huấn cho rằng: cũng là đánh bằng tay; chữ viết từ bộ thủ thanh đát.

Lăng nhục: Ngược lại âm trên lực căng. Trong kinh trước quyển thứ nhất đã giải thích đầy đủ rồi.

Nại lạc ca: Ngược lại âm trên nô hạt, tiếng Phạn, tên gọi chung của địa ngục.

Lăng miệt: Ngược lại âm miên miết gọi là khinh nhờn, chữ lăng kinh văn viết từ bộ phụ, hoặc từ bộ băng đó đều là chẳng phải. Bổn chữ từ bộ lực là đúng.

Quỉ trá: Ngược lại âm trên câu vi. Quảng Nhã cho rằng: quỉ là tùy theo điều ác. Sách Khảo Thanh cho rằng: dối trá khinh khi, làm các điều xấu ác, chữ viết từ bộ ngôn thanh nguy.

Vi phiệt: Âm phạt, trong tục tựn thanh nguy.

Vi phiệt: Âm phạt, trong Tục Tự và Tự Thư đều không có chữ này, chữ đúng thể từ bộ mộc thanh phát.

Ủy tụy: Ngược lại âm trên ủy vi, ngược lại âm dưới tình lụy. Sách Khảo Thanh cho rằng: ốm gầy, gầy yếu.

Nhuận động: Ngược lại âm miệt luân. Sách Thuyết Văn cho rằng:

vô cớ mà con mắt mái động gọi là nhuận. Kinh văn viết từ bộ tuần viết thành chữ huyễn vốn âm huyễn là chẳng phải nghĩa kinh.

Yên ế: Ngược lại âm anh tiện. Sách Khảo Thanh cho rằng: khí bị tắc nghẽn. Sách Vận Thuyên cho rằng: nghẹn, ngược lại âm dưới yên kiết. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: lo buồn không thể nghỉ ngơi. Sách Thuyết Văn cho rằng: ăn còn ở trong cổ họng không tiêu, chữ yên ế đó là tiếng thở than đau buồn.

Bảo vi: Ngược lại âm tường dưỡng, tên của loài thú. Giống như con giang trư tức hà mã màu trắng. Trong kinh nói bảo vi đó chỗ ở của Đế Thích, hiện nay còn lại thánh tượng. Đây còn có tên thiện trụ cụ, như trong (T579)kinh Khởi Thế Nhân Bổn và Lập Thế A-tỳ đàm luận nói rộng.

Nhơn trụ: Ngược lại âm trên giai giới. Sách Khảo Thanh cho rằng: giới đứng đầu, ràng buộc, trợ giúp; chữ viết từ bộ nhơn tượng hình. Ngược lại âm dưới trụ hựu. Tả Truyện cho rằng: mũ trụ. Sách Khảo Thanh cho rằng: áo giáp sắc; chữ viết từ bộ nhựt đến bộ do thanh tĩnh, âm nhựt đến bộ do thanh tĩnh, âm nhựt ngược lại âm mạc bảo.

Ba lợi chất đa thụ: tiếng Phạn, tên của cây hoa trong cõi trời Đao Lợi. Trong câu Xá Luận giải thích cây mọc trong vườn.

Ốc tiều hải: Âm trên là ốc. Tục Tự cho rằng: viết đúng là chữ ốc. Sách Khảo Thanh cho rằng: ốc là tưới nước ẩm ướt, rót nước vào chậu. Sách Thuyết Văn cho rằng: tưới nước, chữ viết từ bộ thủy thanh yêu. Trong kinh nói rằng: ốc tiều đó tên của núi. Quách Phác chú giải Thị Huyền Trung ký rằng: sức mạnh của thiên hạ đó từ nơi núi ốc tiêu ở bên biển Đông, vuông ba trăm dặm, nước biển tưới theo biển Đông hết, cho nên nước chảy về phía đông mà trong bồn chậu là không có vật khác cũng không. Chí Đỗ nói rằng: ở Thành Dự Chương Kiến có đá màu vàng, trắng, sắp xếp chồng lên với nhau rồi lấy nước tưới, bèn sôi sùng sụt như nấu trong nồi, trên có lửa, lấy sức nóng có hiệu nghiệm vậy. Lập thế A-tỳ-đàm luận nói rằng: lại kế đến ở trong biển lớn có nhân duyên gì mà nước sôi đến cạn kiệt? Các Tỳ-kheo kiếp ban đầu khi chuyển pháp luân A-na-tỳ-la đại phong lấy dời đi hết bảy ngày, các cung điện, thành quách ném dời đi nơi khác, nước trong biển lớn an trí xuống đất, nên nước trong biển lớn này tất phải tiêu hết không phải trong chậu tẩy rửa. Giống như sáu ngày kia, cung điện của Thiên tử nóng lên. Trong kinh Sơn Hải nói rằng: ở Dương Cốc phò diệp có mười ngày, chỗ tắm gội, chiếm chỗ phân chia dưới, phân chia trên là vậy.

Mạn đà kiết trì: tiếng Phạn. Tên của ao chỗ của đại Long Tượng Vương tắm. Kinh chuẩn khởi thế và lập thế A-tỳ-đàm luận v.v… đều nói ao này. Đây nói giải thích đại bộ châu phía bắc núi Tuyết có ao này là chỗ của Thiện Trụ Tượng Vương tắm. Nay ý kinh nói rằng: là ao của chư thiên tắm, như là nhỏ tức là hợp với ở cõi trời Đao Lợi. Trên cõi trời kia, nếu như có tức là tên đồng với cõi trời kia, nếu như không tức là dịch sai, chưa hiểu rõ lại không thể hiểu bổn tiếng Phạn, một là khác vậy.

Cung sao: Ngược lại âm sở giao. Bì Thương cho rằng: hai cây cung chưa thẳng. Sách Khảo Thanh cho rằng: sao đó là hai đầu nhọn của cây cung, chữ hình thanh.

Vi sàng: Ngược lại âm trạng trang. Kinh văn viết chữ sàng này là chẳng phải.

Giáng chú: Ngược lại âm chu thụ. Kinh trước đã giải thích đầy đủ rồi. Kinh viết từ bộ vũ viết thành chữ chú là chẳng phải, văn sau chữ chú là chuẩn đây nên biết vậy.

Ngũ cốc: Ngược lại âm công mộc, nói ngũ cốc đó tức là lúa tắc, lúa mạch nha, lúa thúc, nói rộng ra như sách Lễ ký nói rằng: sơ lược các loại gấm vóc mang tới. Trong sách trước nói rằng: một là lương thực, hai là lúa tắc, ba là lúa ma, bốn là lúa mạch, năm là đậu, đó là năm loại ngũ cốc.

Cô quỳnh: Ngược lại âm trên cổ hồ. Sách Khảo Thanh cho rằng: cô độc. Sách Thuyết Văn cho rằng: không có cha gọi là cô, chữ viết từ bộ tử đến bộ qua thanh tĩnh, ngược lại âm dưới là quí lao. Sách Khảo Thanh cho rằng:cô đơn. Văn Tự Điển nói rằng: không có anh em gọi là quỳnh, hoặc viết từ bô hề viết thành chữ quỳnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết đúng là chữ quỳnh này từ bộ bình đến bộ dinh, tĩnh lược, hoặc là viết từ bộ nhơn viết thành chữ quỳnh, nghĩa giải thích cùng đồng nhau.

Quan quả: Ngược lại âm trên là quả ngoan. Sách Lễ ký cho rằng: già mà không có vợ gọi là quan. Sách Thượng Thư cho rằng: có người không có vợ ở trong dân gian là Ngu Thuấn; chữ viết từ bộ ngư đến bộ đạp, âm đạp, âm dưới là quả ngược lại âm quan ngõa. Sách Khảo Thanh cho rằng: cô độc lẻ loi, quả gọi là người đàn bà không có chồng, dưới từ bộ phân.

Cù lao: Ngược lại âm trên cụ ngu. Sách Khảo Thanh cho rằng: cần cù siêng năng, chăm chỉ, cũng gọi là lao ; chữ viết từ bộ lực, thanh cú. Ngược lại âm dưới là lão đao. Sách Chu Lễ cho rằng: làm việc rất nghiêm mật siêng năng gọi là lao. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: lao là mõi mệt. Tiểu Nhã cho rằng: siêng năng. Sách Thuyết Văn cho rằng: làm việc cực lực, dữ dội; chữ viết từ bộ lực đến bộ huỳnh thanh tĩnh, chữ huỳnh từ bộ diễm, âm miên ngược lại âm quí dinh.

Truy hung: Ngược lại âm trường luy ; chữ viết từ bộ mộc, ngược lại âm dưới là húc cung, hung là ngực, trùy lung đó là bị đau, dung nghi bị hủy diệt cắt bỏ; chữ viết từ bộ bao thanh tĩnh, chữ hình thanh.

Linh ngữ: Ngược lại âm trên lịch đinh, ngược lại âm dưới ngư cử tên xung quanh địa ngục, cũng là chữ hình thanh.

Phu việt: Ngược lại âm trên bổ vu. Lại giải thích cái búa. Sách Lễ Ký cho rằng: chư hầu tặng cái búa bằng vàng, sau đó mới được thâu nhận. Trịnh Huyền chú giải rằng: được cái búa này, mới dám làm việc dũng cảm. Sách Thuyết Văn cho rằng: phu là chém bị thương; chữ viết từ bộ kim thanh phu, ngược lại âm dưới là viên quyết. Trước đã giải thích đầy đủ rồi, đây chỉ tóm lược. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chư hầu được tặng cái búa vàng đó mới được phép các tướng giữ lấy mà chém. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ kim thanh việt âm việt đồng với âm trên.

Bất nại: Ngược lại âm nãi đại. Sách Khảo Thanh cho rằng: nhẫn nại. Ngọc Thiên cho rằng: có thể chịu đựng. Tự Điển nói rằng: có tội có thể nhẫn mà không cạo tóc. Sách Thuyết Văn cho rằng: có tội để tóc mọc đến một tấc mới cho cạo, hoặc là viết chữ mại.

Biếm truất: Ngược lại âm trên bì yểm. Hà Hưu chú giải Công Dương truyện rằng: biếm là tổn hại, từ chỗ tốt lành phúc thiện mà biếm xuống nơi chỗ xấu ác. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng là tổn hại. Chữ viết từ bộ bối thanh phiếm. Văn cổ viết chữ biếm này từ bộ thốn đến bộ cữu. Tai họa giáng xuống che lấp người hết một tấc tay. Ngược lại âm dưới lạt luật, Phạm Ninh Tập giải thích rằng: truất là thối lui. Sách Giai Uyển Chu Tòng và Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: truất là buông thả ra, phóng thích. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: truất phế. Sách Thuyết Văn cho rằng: biếm xuống; chữ viết từ bộ hắc thanh xuất, âm bao ngược lại âm bổ mao.

Bách hiếp: Ngược lại âm tấn mạch. Cố Dã Vương cho rằng: bách cũng giống như bức. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: gần một bên. Quảng Nhã cho rằng: chật hẹp, lại vội vàng cấp bách. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xước, thanh bạch. ngược lại âm dưới là khiếm nghiệp. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: hiếp là cướp đoạt, ép buộc, kẻ cướp. Cố Dã Vương cho rằng: dùng uy lực khủng hiếp người khác. Văn Tự Điển nói rằng: dọa nạt; chữ viết từ bộ tâm thanh hiếp. Kinh văn viết chữ hiếp cũng thông dụng âm khiếm, ngược lại âm hương nghiêm.

Cổ đạo: Âm trên dã. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: cổ là chất độc. Sách Thuyết Văn cho rằng: trong bụng có con sâu cổ, có thể làm bệnh hại người; chữ viết từ bộ trùng đến bộ tứ lại âm cổ hoặc gọi là cổ độc là chất độc.

Linh cổ: Ngược lại âm trên lực dĩnh, ngược lại âm dưới cô ngũ. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: không có mắt gọi là mông, có mắt gọi là cổ. Sách Thuyết Văn cho rằng:con mắt nhưng không có con ngươi, bằng như da trống gọi là cổ tức mù; chữ viết từ bộ mục thanh cổ.

Đại tang: Ngược lại âm thừa táng. Kinh văn viết chữ táng này là chẳng phải.

Lại bệnh: Ngược lại âm lai đại. Sách Vận Anh cho rằng: lại là bệnh quái ác. Sách Bát Nhã cho rằng: bệnh phong hủi, hoặc là viết chữ lai. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ lệ. Kinh văn viết chữ lại tục thường hay dùng.

Hiểm tuấn: Ngược lại âm kiếp kiểm. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: nguy hiểm. Sách Phương Ngôn cho rằng: núi cao. Sách Thuyết Văn viết từ bộ phu thanh hiểm, kinh văn viết chữ hiểm này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới tuẫn tuấn. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: tuấn là núi cao. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ sơn thanh tuấn cũng viết chữ tuấn này.

Tam cổ: Âm dưới là cổ viết đúng là chữ cổ kinh văn viết chữ cổ là dùng sai.

Hộ ma pháp: tiếng Phạn. Đường Huyền Trang cho rằng: pháp đốt lửa cúng tế là vật cúng dường hiền thánh. Trong lửa thiêu đốt cháy lan đó như cúng tế bốn bên là đất trống, năm là vùng núi cao.

Chung dĩ: Âm dưới là dĩ.

Thường kiều: ngược lại âm kỳ diêu. Quảng Nhã cho rằng: kiều ngẫng cao đầu lên. Tiểu Nhã cho rằng: nguy hiểm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ vũ thanh nhiêu.

Bát thủ: Ngược lại âm dương mạc. Quảng Nhã cho rằng: bát là trừ bỏ đi dẹp bỏ. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: bát là lau chùi sạch sẽ. Sách Thuyết Văn cho rằng:chữ viết từ bộ thủ thanh phát.

Đàm khứ: Ngược lại âm trên tường đảm. Sách Khảo Thanh cho rằng: đàm là nấu nướng, dùng nước dôi hầm cho chín thức ăn, cũng là dùng nước sôi nhổ lông ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hỏa thanh đàm. Kinh văn viết chữ tầm, tục thường hay dùng, viết đúng là chữ tầm, văn cổ viết chữ tầm này.

Hoàn xuyến: Ngược lại âm cốt khai. Sách Bát Nhã cho rằng: là ngón tay. Văn Tự Điển nói rằng: chỉ hoàn là ngón tay út; chữ viết từ bộ kim bộ hoàn, thanh tĩnh, ngược lại âm dưới là xuyên quyến. Sách Đông Cung Cựu Sự cho rằng: Thái tử cưới vợ có vàng, bạc xuyến vòng một đôi. Sách Văn Tự Điển nói rằng: chiếc vòng đeo tay; chữ viết từ bộ kim thanh xuyên.

Tông mao: Ngược lại âm tử đông. Sách tế ấp độc đoán nói rằng: tông là lông mọc trên. Xưa nay Tự Điển nói rằng: bờm con ngựa; chữ viết từ bộ mã thanh tông âm dưới mao âm tông đồng với âm trên.

Toàn trách: Ngược lại âm kiệm yểm. Sách Thuyết Văn cho rằng: toàn thiết thủ cái dùi, cái khoang, chữ viết từ bộ kim thanh chiêm. Chữ thiết ngược lại âm thiên kiết, âm thủ ngược lại âm nữ thủ. Kinh văn viết kiềm thiết già nghĩa là gông cùm kiềm kẹp, chẳng phải nghĩa kinh, ngược lại âm dước trắc cách. Sách Bát Nhã cho rằng: trách là hình phạt phanh ra. Quảng Nhã cho rằng: trương lên, lại cũng gọi mở ra. Sách Thuyết Văn viết từ bộ kiệt thanh thạch.

Tại ngao: ngược lại âm ngũ hạo. Sách Vận Lược cho rằng: ngao là cái nồi nướng bánh, làm bánh. Sách Tiểu Nhã cho rằng: cái nồi không có chân. Sách Thuyết Văn viết từ bộ kim thanh ao.

Uyển nhãn: Ngược lại âm uyển hoàn. Bì Thương cho rằng: uyển là dùng dao chặt chân. Sách Khảo Thanh cho rằng: uyển khắc cho cong lại. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhẫn thanh uyển. Kinh văn viết chữ uyển này là chẳng phải, âm nguyệt ngược lại âm nhuế duyên.

Nhĩ nhĩ: ngược lại âm nhi chí. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: nhĩ là cắt tai. Quảng Nhã cho rằng: xẻo tai. Sách Thuyết Văn cho rằng: đoạn tai, một hình phạt ngày xưa, chữ viết từ bộ đao thanh nhĩ.

Nghị tỵ: Ngược lại âm hằng khí. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: nghị là xẻo mũi. Quảng Nhã cho rằng: xẻo bỏ cắt bỏ. Sách Thuyết Văn viết nghị. Từ bộ đao thanh tỵ.

Ao cốt: Ngược lại âm trên xảo giao. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: xao là đánh gõ. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ phộc thanh cao.

Điền lạp: Ngược lại âm điện niên. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: điền cũng giống như lạp nghĩa là đi săn, hoặc là viết chữ điền.

Sách Thuyết Văn cho rằng: đi làm ruộng, trồng trọt, đồng bằng; chữ viết từ bộ chi thanh điền cũng viết chữ điền này.

Ngư bổ: Ngược lại âm trên ngữ cư. Kinh văn viết chữ ngư này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới bổ mợ. Cố Dã Vương cho rằng: là săn đuổi bắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: bắt giữ lấy; chữ viết từ bộ thủ thanh bộ.

Phù võng: Ngược lại âm phụ vô. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: phù là dùng lưới võng bủa vây săn bắt thú. Sách Vận Anh cho rằng: lưới săn bắt thỏ. Sách Thuyết Văn cho rằng: lưới bắt thỏ; chữ viết tử bộ võng thanh bất, âm cổ là âm cổ, âm tư ngược lại âm tề da, ngược lại âm dưới là vô phóng cũng viết chữ võng.

Tăng chước: Ngược lại âm trên tắc đăng. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ ký rằng: dùng sợi dây buộc vào mũi tên bắn đi gọi là tăng. Sách Khảo Công Ký cho rằng: tăng là mũi tên buộc vào cây cung, chỗ dùng lại gọi là thỉ vũ, mũi tên ngắn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thỉ thanh tăng. Kinh văn viết chữ tăng này là sai, ngược lại âm dưới là chương nhược. Quảng Nhã cho rằng: chước là sợi dây cương. Sách Thuyết Văn cho rằng: sợi dây tơ; chữ viết từ bộ mịch thanh kiểu hoặc là viết chữ chước này.

Chương lộc: Ngược lại âm trên là chưởng dương. Trịnh Huyền chú giải sách Khảo Công Ký rằng: người nước Tề gọi con hươu là chương. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ lộc thanh chương, âm quân là âm quân, ngược lại âm dưới lô đốc. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài thú trong rừng hoang, nai.

Phán dục: Ngược lại âm trên là phát vạn. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ ký rằng: sớm mua chiều bán gọi là phán. Sách Thuyết Văn cho rằng: mua rẻ bán mắc; chữ viết từ bộ bối thanh bản, ngược lại âm dưới là dĩ lục. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: dục là bán ra. Cố Dã Vương cho rằng: bán vật. Sách Thuyết Văn viết từ bộ dục âm cách lưu thanh lưu. Kinh văn viết từ bộ mễ tục dùng tóm lược.

Huyễn mãi: Ngược lại âm trên huyền quyên, dưới đúng là chữ mãi. Sách Thuyết Văn cho rằng: huyễn khoe khoang để bán hàng; chữ viết từ bộ hành thanh ngôn cũng viết chữ huyễn.

Tư khiên: Ngược lại âm dưới là khương liên. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khiên là tội lỗi, sai sót. Sách Vận Thuyên cho rằng: có tội. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm, thanh diễn cũng viết chữ khiên.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 4

Nhũ bộ: Ngược lại âm dưới là bổ mộ. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: trong miệng nhai thức ăn, cũng giống như con chim non, đứa trẻ ăn (bú sữa) gọi là bộ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ khẩu thanh bổ. Kinh văn viết từ bộ thực viết thành chữ bộ, ngược lại âm mể hồ. Lại cũng là âm bổ bố, hai âm, đây chẳng phải nghĩa này.

Tần thúc: Ngược lại âm trên tỳ vẫn. Ngược lại âm dưới tử lục. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: tần đó cao mày. Cố Dã Vương cho rằng: lo buồn, tư lự, suy nghĩ không vui. Xưa viết chữ tần cũng viết chữ tần, chữ thúc cũng viết chữ thúc. Kinh văn viết chữ thúc này là chẳng phải.

Khê giản: Ngược lại âm khải khê. Sách Tiểu Nhã cho rằng: rót nước để dùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: vỡ đê tràn nước, không có chỗ thông nên ngập; chữ viết từ bộ cốc thanh khê cũng viết chữ khê này, ngược lại âm dưới gian án. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trên núi có khe suối chảy suốt gọi là giản. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh gian, cũng viết chữ gian lại cũng viết chữ giản.

Phiếm trướng: Ngược lại âm phương phạm. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: phiếm là chìm xuống nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: trong sạch; chữ viết từ bộ thủy thanh phiếm ngược lại âm dưới trương lượng, chữ thượng thanh. Quách Phác chú giải sách Giang Phú rằng: trước là nước dâng cao lên. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh thương.

Hấp thủ: Ngược lại âm trên hâm cấp. Cố Dã Vương cho rằng: hấp là hít hơi thở vào. Sách Thuyết Văn cho rằng: thở vào trong, chữ viết từ bộ khẩu (T580)thanh hấp, cũng viết chữ hấp, âm hâm ngược lại âm hứa kim.

Tạng gian: Ngược lại âm trên tạc lăng dưới là chữ bình thanh.

Khế thử Ngược lại âm trên hương lệ. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: khế là nghỉ ngơi, cũng viết chữ khế. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tức thanh thiệt.

Sang lãm: Ngược lại âm trên thác tạng. Sách Thuyết Văn cho rằng: là cái kho cất chứa ngũ cốc, kho thóc, cũng gọi là khoang thuyền, có rất nhiều người, cho nên gọi là sang. Ngược lại âm dưới lực cẩm. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: kho chứa gạo gọi là lẫm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chỗ thâu nhập ngũ cốc. Trong tông miếu chứa rất nhiều gạo nếp để cúng tế, cũng gọi là kho lẫm của vua, chỗ thâu nhập vào. Cho nên gọi là lẫm. Sách Thuyết Văn viết chữ lẫm từ bộ đến bộ hồi giống như trong nhà có cửa sổ, chữ tượng hình.

Khiển nột: Ngược lại âm trên cư yển. Sách Phương Ngôn cho rằng: khó nói, nói ngọng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn đến bộ kiển thanh tĩnh. Ngược lại âm dưới nô cốt, bao gồm chú giải sách Luận ngữ rằng: trì trệ, chậm trễ. Sách Thuyết Văn cho rằng: khó nói. Chữ viết từ bộ ngôn thanh nội.

Liễn dư: Ngược lại âm trên lực triển. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: chiếc xe do người kéo gọi là liễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chiếc xe có cái ách do người kéo. Lại chữ viết từ bộ bạn là hai người dẫn chiếc xe âm bạn là âm, ngược lại âm dưới dư thứ. Sách Thuyết Văn cho rằng: xe kiệu; chữ viết từ bộ xa thanh cụ. Kinh văn viết chữ dư là chẳng phải, âm dữ là âm dư.

Nhĩ đang: Ngược lại âm dưới là đang. Thích Danh giải thích rằng:

vòng hạt châu xỏ xuyên qua tai, gọi là đang. Bì Thương cho rằng: đồ trang sức nơi tai. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngọc thanh đang.

Thương cổ: Ngược lại âm trên thư dương. Trịnh Huyền chú giải sách Khảo Công Ký rằng: thương là mua bán, bán ra cho khách hàng gọi là thương. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ bối đến bộ thương thanh tĩnh. Kinh văn viết chữ thương này là chẳng phải, ngược lại âm dưới cô ngũ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: cổ là bán ra. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: ở một chỗ bán ra gọi là cổ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ bối thanh á chữ giả tá.

Bài ưu: Ngược lại âm bại mai. Sách Bát Nhã cho rằng: bài cũng là ưu. Sách Thuyết Văn cho rằng: làm trò vui; chữ viết từ bộ nhơn thanh phi, ngược lại âm dưới ư vưu. Cố Dã Vương cho rằng: ưu đó là người diễn viên làm trò vui cười, lấy sự vui vẻ của tự mình làm cho người vui vẻ hài hòa. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: cũng gọi là làm trò bỡn cợn, chọc ghẹo, làm trò hề. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: vui vẻ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhơn thanh ưu.

Sát-đế-lợi Bà-la-môn: đó là tiếng Phạn chủng tộc vua của nước kia, phúc trí hơn người, nên dân chúng cử làm vua Bà-la-môn, cũng là tiếng Phạn. Đường Huyền Trang giải thích rằng: tịnh hạnh, tinh trì khiết chí, học vấn uyên bác, thông cả tứ vệ đà, nghe nhiều là vua, cũng là người thẩy của vua truyền cao đạo, nhưng kẻ sĩ và nhơn dân của nước kia phần nhiều nhận bộ tộc này làm tổ.

Ô ba thi sát đàm phân: ngược lại âm trên ô cổ, tiếng Phạn tên của pháp số. Nói pháp số này rất nhiều cũng như trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm A-tăng kỳ, nói rằng: bất khả thuyết, bất khả thuyết, các loại xoay chuyển là vậy. Xưa giải rằng: ô ba là thiểu thi sát đàm cho rằng: nói gần nhất phân ra là bụi trần ở trong hư không đem so sánh với một phần này cũng chưa kết.

Tốt đỗ ba: Ngược lại âm trên tô cốt, ngược lại âm dưới đô cổ, tiếng Phạn, tên của bảo tháp. Đường Huyền Trang cho rằng: cao thắng phương phần, xưa gọi là tô thâu bà hoặc gọi là tháp bá đều không đúng, tức là những viên nhỏ vụn xá lợi trong thân, để vào bảo tháp. Tục ngữ hoặc gọi là phù đồ.

Hiệt huệ: Ngược lại âm trên nhàn bát. Sách Phương Ngôn cho rằng: hiệt cũng là huệ, giữa nước Triệu Nguỵ gọi huệ la hiệt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hắc thanh kiết, ngược lại âm dưới là huề khuê. Sách Phương Ngôn cho rằng: huệ là ánh sáng suốt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh tuệ, âm huệ ngược lại âm tín tuế.

Hạc trì: Ngược lại âm hồ các. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: hạc là làm cho khô cạn kiệt. Quảng Nhã cho rằng: hết sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: khát nước; chữ viết từ bộ thủy thanh cố.

Nãn nhi: Ngược lại âm nã giãn. Sách Phương Ngôn cho rằng: nãn là thẹn thùng, xấu hổ. Sách Thuyết Văn cho rằng: thẹn thùng đỏ mặt, chữ viết từ bộ xích thanh cập, âm cập là âm triển, tục dùng viết từ bộ bì là sai.

Huỳnh sức: Ngược lại âm trên huỳnh quýnh. Sách Bát Nhã cho rằng: huỳnh là sức. Quảng Nhã cho rằng: thoa chà, gọi là thoa chà phấn sáp khiến cho sáng sủa đẹp đẻ lên. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngọc bộc dinh thanh tĩnh, cũng viết chữ huỳnh, ngược lại âm dưới thăng chức. Sách Thuyết Văn cho rằng: sức là thoa chà; chữ viết từ bộ cân thanh thực, âm thực là âm tự.

Sang vưu: Ngược lại âm trên sở sương. Sách Lễ ký cho rằng: trên đầu có mụt nhọt thì phải tắm gội. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ sang chữ sang là mổ vết thương. Văn cổ viết chữ sang giống như con dao mổ vào thân hình. Kinh văn viết chữ sang là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là hữu cầu. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: vưu là bệnh. Lại gọi là nốt ruồi nhỏ gọi là vưu, lớn gọi chuế (gọi có cục thịt dư thừa). Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ tật thanh vưu cũng viết chữ vưu, âm chuế ngược lại âm trang nhuế.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 5

Mộng mị: Ngược lại âm dưới di tý. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: mỵ là ngũ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ vị đến bộ tẩm thanh tĩnh.

Giác ngộ: Ngược lại âm trên Giang nhạc. Lại cũng là âm giáo. Sách Bát Nhã cho rằng: giác là biết; ngược lại âm dưới ngũ cố. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: ngộ cũng là giác. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tẩm tĩnh lược bớt thanh ngô.

Yêu mị: ngược lại âm trên yêu kiều. Sách Khảo Thanh cho rằng: tư thái của người bà khéo léo, cũng gọi là lẵng lơ, đùa cợn. Mao Thi Truyện cho rằng: yêu thuật, quái lạ, yêu nữ. Sách Trang Tử và sách Thuyết Văn viết từ bộ nữ thanh yêu. Kinh văn viết chữ yêu này, văn thường hay dùng, âm yêu đồng với âm trên, ngược lại âm dưới mi bí. Theo Hàn Thi truyện cho rằng: mị là xinh đẹp. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: mị tốt đẹp, đáng yêu. Sách Thuyết Văn cho rằng: khả ái, đáng yêu; chữ viết từ bộ nữ thanh mị âm mi là âm mi.

Hàm tĩnh: Ngược lại âm trên hàm giám. Sách Khảo Thanh cho rằng: hàm là cái hang. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: hàm là chìm. Sách Thuyết Văn cho rằng: theo chữ viết từ bộ phụ thanh hàm cũng viết đơn chữ hàm âm cũng đồng, ngược lại âm dưới tình tánh. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: đào xuyên qua đất làm cái hang sâu bắt cầm thú bỏ vào. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ huyệt thanh tỉnh, cũng viết chữ tỉnh hoặc là viết chữ tỉnh đều là chữ cổ.

Du vịnh: Ngược lại âm dậu u. Cố Dã Vương du là nổi trên mặt nước mà tiến vào bờ. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ rằng: trầm nịch trong nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh du. Ngược lại âm dưới dinh mạng. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: lặn trong nước, lặn đi trong nước là vịnh. Quách Phác chú giải sách Tiểu Nhã rằng: lặn đi dưới đáy nước. Sách Thuyết Văn cùng với Mao Thi Truyện đều đồng cho rằng: chu viết từ bộ thủy thanh vĩnh.

Phốc giai: Ngược lại âm trên phổ bốc. Cố Dã Vương cho rằng: phốc cũng giống như là đánh, tát. Quảng Nhã cho rằng: là đánh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh phốc âm phốc là âm bốc.

Toàn lam: Ngược lại âm lạp nam, tiếng Phạm. Trong thời kỳ kiếp tai họa là gió lớn dữ dội.

Tặc thục: Ngược lại âm dưới là thời chúc. Sách Thượng Thư cho rằng: lấy vàng bạc làm vật chuộc tội. Khổng An Quốc chú giải rằng: xuất ra vàng bạc chuộc tội. Sách Thuyết Văn cho rằng: trao đổi; chữ viết từ bộ bối thanh thục, âm mậu, ngược lại âm mẫu hậu, âm thục ngược lại âm dung lục. Từ bộ bối thanh thục, văn cổ viết chữ thục, cũng là chữ lục.

Đàm hước: Ngược lại âm trên đồ nam. Cố Dã Vương cho rằng: đàm là nói bàn luận. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh đoạn, ngược lại âm dưới hương ngược. Sách Tiểu Nhã cho rằng: hước là lẳng lơ vui cười làm trò hài hước. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: làm trò hài hước, chữ viết từ bộ ngôn thanh ngược.

Luy liệt: Ngược lại âm trên lực truy. Sách Thuyết Văn cho rằng: luy là gầy ốm; chữ viết từ bộ dương thanh luy. Ngược lại âm dưới lực xuyết. Sách Thuyết Văn cho rằng: liệt là yếu kém, chữ viết từ bộ lực đến bộ thiểu, chữ hội ý, âm hoa ngược lại âm lộc ngọa cũng là bình thanh.

Khô cao: Ngược lại âm trên khổ cô. Sách Thuyết Văn cho rằng: khô cũng là cao ; chữ viết từ bộ mộc thanh cổ ngược lại âm dưới khổ lão. Sách Khảo Thanh cho rằng: là cây chết khô. Sách Thuyết Văn viết chữ cao cũng gọi là cây khô; chữ viết từ bộ mộc thanh cao cũng viết chữ cao.

Bính trước: Ngược lại âm trên binh mãnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: bính là sáng tỏ, chữ viết từ bộ hỏa thanh bính.

Ung sang: Ngược lại âm vu cung. Sách Trang Tử cho rằng: bệnh ung thư, lỡ loét. Tư Mã Bưu cho rằng: nóng nhiệt, nổi phù lên không thông nên thành ra ung lở loét. Sách Thuyết Văn cho rằng: sưng thủng lên; chữ viết từ bộ tật thanh cung, âm cung đồng với âm trên, ngược lại âm dước trắc trang. Văn trước đã giải thích đầy đủ rồi, âm phiêu ngược lại âm thất diêu, âm thư ngược lại âm thất dư âm giới là âm giới.

Ti hạ: Ngược lại âm trên tức tư. Hà Hưu chú giải Công Dương truyện rằng: người thấp hèn. Quảng Nhã cho rằng: thân mạng để cho người khác sai khiến. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nghiễm thanh tư cũng viết chữ ty.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 6

Ban cáo: Ngược lại âm trên bát loan. Tục Tự viết đúng là chữ ban. Sách Khảo Thanh cho rằng: ban cho của cải tài vật, hoặc là viết ban. Hán Thư cho rằng: viết chữ. Thời nay chỗ không dùng, tương truyền rằng: là mượn, chữ là chữ ban. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: ban là phân bố, trải ra, như là dựa theo. Sách Thuyết Văn cho rằng: âm ban ngược lại âm phân văn là đầu lớn có râu tóc chẳng phải nghĩa kinh.

Thê đăng: Lễ hề. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: thê là thềm bậc. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: nghĩa đồng trên, chữ viết từ bộ thanh đệ, ngược lại âm dưới đăng đặng. Sách Bát Nhã cho rằng: đăng là bước đi đạp lên, dựa vào thềm bậc mà đi lên. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phụ thanh đăng.

Họa sư: Ngược lại âm trên hồ quái. Sách Tiểu Nhã cho rằng: hoa là vẽ bản đồ, các hình, vật khác. Kinh văn viết chữ họa văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn viết chữ họa văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn viết chữ họa từ bộ duật đến bộ điền từ bộ nhất là chữ đúng thể. Lại âm hoạch nay không dùng.

Khĩ xuất: Ngược lại âm nghi khĩ. Sách Tiểu Nhã cho rằng: lớn đó gọi con kiến càng; nhỏ đó gọi là con kiến đen. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: đồng với sách Tiểu Nhã; chữ viết từ bộ trùng thanh khởi. Kinh văn viết chữ nghị hoặc là viết chữ nghị đều đồng văn thường hay dùng.

Thuấn tức: Ngược lại âm thức nhuận. Sách Trang Tử nói rằng: nhìn suốt ngày mà con mắt không nháy. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt mở, khép nháy nhiều lần; chữ viết từ bộ mục thanh dần, cũng viết chữ thuấn. Kinh văn viết chũ huyễn là chẳng phải.

Quyên khí: Ngược lại âm duyệt huyền. Sách Khảo Thanh cho rằng: quyên là trừ bỏ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ này viết thiếu, tục dùng viết chữ quyên từ bộ thủ, ngược lại âm dưới khinh dị. Sách Thuyết Văn cho rằng: khí cũng là trừ bỏ đi, từ bộ củng là hai tay đẩy ra đến bộ diệp mà thành chữ khí. Theo đây v.v… và ngược lại gọi là bỏ đứa con đi, đảo ngược lại trong sách, chữ hội ý. Lại âm công cốt, âm diệp ngược lại âm bát án, âm cũng là âm, âm thôi, ngược lại âm thổ lôi hoặc là viết chữ khí này chữ cổ.

Thứ thứ khước: Âm trên là thứ, ngược lại âm dưới thanh diệc.

Kinh văn viết chữ thứ văn thường hay dùng.

Cách tỷ: Ngược lại âm trên canh ngạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: cách là lột da con thú, ngược lại âm dưới sở khĩ. Sách Khảo Thanh cho rằng: không lấy gót chân gọi là đạp lên da con thú (tức là không mang giày dép làm bằng da con thú). Sách Thuyết Văn cho rằng: thuộc giày da; chữ viết từ bộ cách thanh tỷ. Kinh văn viết từ bộ thi viết thành chữ tỷ, hoặc là viết chữ tỷ này đều thông dụng văn thường hay dùng, đề là giày da vậy.

Trị phạt: Ngược lại âm trên trực tri, ngược lại âm dưới là phiền miệt. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: phạt tội, trách mắng. Sách Thuyết Văn cho rằng: người có tội nhỏ; chữ viết từ bộ đao đến bộ lị hoặc là viết từ bộ thốn cũng thông dụng, chữ hội ý.

Quý nục: Ngược lại âm qui vị. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: quí là hổ thẹn, xấu hổ. Sách Bát Nhã cho rằng: sĩ nhục. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nữ thanh quỉ, hoặc là viết chữ quý cũng thông dụng, ngược lại âm dưới là nữ lục. Sách Tiểu Nhã cho rằng: trong lòng hổ thẹn là nục. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: hổ thẹn, chữ viết từ bộ tâm thanh nhi.

Chiêm bặc: Ngược lại âm trên chương diêm. Ngược lại âm dưới là bằng bắc, tiếng Phạn. Ở Tây Vức tên của loài hoa, hoặc gọi là chiêm bác ca.

Tế luân: Ngược lại âm trên tật hề. Sách Thuyết Văn cho rằng: cuốn rốn; chữ viết từ bộ nhục thanh tề, cũng viết chữ tề. Kinh văn viết chữ tề là sai, âm bề ngược lại âm ty mễ, ngược lại âm dưới luật truân. Sách Thuyết Văn cho rằng: có tăm xe gọi luân, không có nan hoa gọi là bánh xe; chữ viết từ bộ xa thanh luân, âm luân đồng với âm trên.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 7

Dũng nhuệ: Ngược lại âm dưới là duyệt huệ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: tinh nhuệ. Sách Mạnh Tử cho rằng: rất mau, tiến tới rất mau, mà thối lui cũng rất mau chóng. Cố Dã Vương cho rằng: cái khoan, cái dùi rất nhạy bén. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ kim thanh đoài.

Dũ đọa: Ngược lại âm trên là du chủ. Sách sử ký cho rằng: dũ

là lười nhát. Sách Tiểu Nhã cho rằng: lao nhọc. Quách Phác cho rằng: lao nhọc quá nhiều, cực khổ nên sanh mõi mệt uể oải, lười nhát. Nói là người lười nhát, biếng trễ, không thể tự đứng dậy, giống như trái dưa, trái bầu nằm quăn queo dưới đất, không thể đứng dậy. Cho nên viết chữ dũ từ hai bộ qua, là dụ cho người biếng nhác nằm trong nhà không ra ngoài, cho nên sách Thuyết Văn viết từ bộ miên, chữ hội ý, âm miên là âm miên. Ngược lại âm dưới là đồ ngọa. Sách Khảo Thanh cho rằng: đọa cũng là biếng lười. Sách Thuyết Văn viết từ bộ tâm thanh đọa, cũng viết chữ đọa.

Canh khẩn: Ngược lại âm cổ hoành. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: canh cũng là khẩn, cày ruộng khai khẩn đất đai. Kinh Sơn Hải nói rằng: sau mùa lúa, gặt lúa xong. Tôn Thúc Quân bắt đầu cày ruộng. Quách Phác chú (T581)giải rằng: bắt đầu dùng cày ruộng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ lỗi thanh canh, hoặc là viết chữ canh này là chữ cổ. Ngược lại âm dưới khang cấn. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khẩn cũng là cày ruộng. Quảng Nhã cho rằng: sửa sang, tu chỉnh. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thổ thanh khẩn âm cấn ngược lại âm ngận bổn.

Hoạn tinh: Ngược lại âm trên là hoạn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: hoàn là mặc áo giáp cầm binh khí giới (cố chấp tức chết). Sách Thuyết Văn cho rằng: mặc áo giáp xuyên qua; chữ viết từ bộ thủ thanh hoàn.

Đồ tiển: Ngược lại âm trên độ đô. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: đồ là con đường, bùn sình. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xước thanh dư, ngược lại âm dưới là tiên điển. Sách Thượng Thư cho rằng: nếu chân đi mà không nhìn xuống đất thì ắt sẽ chân bị vất ngã bị thương tích. Sách Thuyết Văn cho rằng: đi chân không, chân trần không mang giày dép, chữ viết từ bộ túc thanh tiên.

Sa lỗ: Ngược lại âm trên sở da. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: sa là đá vụn. Sách Thuyết Văn nói rằng: nước chảy lồi đá lên; chữ viết từ bộ thủy đến bộ thiếu, ít nước thì thấy cát đá lồi lên, chữ hội ý, cũng viết chữ sa, văn thường hay dùng cũng thông dụng, hoặc là viết chữ diên, chữ cổ, từ bộ thủy đến bộ chỉ. ngược lại âm dưới lô cổ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: cát sỏi trải mỏng dưới đất. Sách Thuyết Văn cho rằng:

ở phương Tây gọi là muối, chất mặn, âm giác, ngược lại âm khổ giác.

Pha tri ca bảo: tiếng Phạn. Xưa dịch hoặc gọi là pha lê hoặc gọi là pha hổ, đều chuyển đọc sai. Đúng âm Phạn gọi là táp bỉ trí ca, hình như là thủy tinh, sáng lấp lánh trong suốt, thủy tinh có các màu hồng, ngọc bích, tím trắng, bốn màu sai khác nhau, âm trí ngược lại âm tri lý.

Nhục kế: ngược lại âm trên hề táng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tiêu thanh kiết, âm tiêu ngược lại âm tất diêu. Kinh quán Phật Tam muội nói rằng: nhục kế trên đảnh của Đức Như Lai xoáy tròn nổi cao lên giống như hai bàn tay hợp chưởng nắm lại, trên đỉnh đầy của Đức Phật.

Nam thiệm bộ châu: Âm nghĩa quyển thứ nhứt trước đã giải thích rồi. Đây là tên chung của quả đất, có bốn lần, một là ở biển mặn lớn vây quanh cho nên bọi là Bắc châu rộng, phía nam hẹp, châu này hình tam giác, sau châu này còn ba châu nữa cũng là chuẩn. Đây nói âm thiệm, ngược lại âm thường diêm.

Giáp xa: ngược lại âm trên kiêm diệp. Cố Dã Vương cho rằng:

bên mũi, dưới mắt, trước tai, gọi là giáp, tức là gò má. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hiệt thanh giáp.

Tây ngưu hóa châu: Ở phía Tây núi Tu Di hình bán nguyệt cũng ở trong biển mặn, ở châu kia thường có chợ mua trâu, chặt cẳng trâu làm hàng hóa trao đổi, cho nên gọi tên là hóa ngưu.

Đông thắng thân châu: Ở núi diệu cao phía đông, châu này hình tròn như mặt trăng đầy cũng trong biển mạn. Trong bốn châu, châu này thân hình người rất thù thắng, cho nên gọi là thân thắng châu.

Bắc câu lô châu: tiếng Phạn. Đây gọi là cao thắng, cũng ở trong biển mặn, châu này hình đúng là vuông, định tuổi thọ một ngàn tuổi, trong châu này không có yêu quái, thường thọ khóai lạc giống như ở các cõi trời, cho nên gọi là cao thắng.

Tuấn phương: Ngược lại âm trên sơ sắc, viết đúng là chữ tuấn, bốn mặt đều bằng nhau.

Tũng lật: Ngược lại âm trên tương dũng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: tũng là sợ sệt. Sách Khảo Thanh cho rằng: trong lòng không an, kinh sợ. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trong lòng không oán giận, không lo sợ là đều tốt lành tất cả đều thông vậy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ lập đến bộ thúc là viết thiếu. Từ bó buộc lại chú giải rằng: là e sợ, ngược lại âm dưới là lân kiết. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: lật là lo buồn, sợ sệt. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: lo sợ nguy hiểm. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ tâm thanh lật, âm nan ngược lại âm nữ giản.

Chu cấp: Ngược lại âm trên chi do. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: chu là cứu giúp. Trịnh Tiển cho rằng: cứu giúp tai ách cấp bách cho muôn dân, chữ viết từ bộ bối thanh chu, ngược lại âm dưới kim lập. Cố Dã Vương cho rằng: cấp giống như cung. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: cấp cho kịp lúc, dự bị đầy đủ. Sách Thuyết Văn cho rằng: cung cấp đầy đủ, chữ viết từ bộ mịch thanh hợp.

Lãn đọa: Ngược lại âm trên lan đàn. Sách Thuyết Văn cho rằng:

lãn là giải đãi biếng lười; chữ viết từ bộ nữ thanh lại, dưới là chữ đọa, trước đã giải thích rồi.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 8

Quán tập: Ngược lại âm quan hoạn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: quán tập là thói quen. Sách Thuyết Văn cho rằng: thói quen làm sai sót, mất mát, hay quên; chữ viết từ bộ xước thanh quán. Kinh văn cũng có viết chữ xuyến, văn thường hay dùng.

Như ế: Ngược lại âm ư kế. Sách Vận Lược cho rằng: ế là con mắt bị che, ngăn che. Sách Khảo Thanh cho rằng: trong con mắt bị ngăn che. Sách Văn Tự Điển nói rằng: chữ viết từ bộ mục thanh ế, âm ế đồng với âm trên.

Táo động: Ngược lại âm trên tảo đáo. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: táo là quấy nhiễu. Trịnh Huyền chú giải sách Luận ngữ rằng: không an tịnh. Sách Khảo Thanh cho rằng: tính nóng nảy. Cố Dã Vương cho rằng: táo cũng như động. Sách Thuyết Văn viết từ bộ túc thanh táo kinh văn viết chữ táo này là chẳng phải âm táo ngược lại âm.

Ly ngưu: Ngược lại âm oản bao. Kinh Sơn Hải nói rằng: ở núi Phiên Thầu có con thú hình trạng giống như con bò, có bốn lóng chân mọc lông mao gọi là ly ngưu. Quách Phác chú giải rằng: con bò, đầu gối sau và đuôi, ở nước có nhiều loại bò này. Loại bò này có đuôi rất dài. Sách Thuyết Văn cho rằng: ở nước Tây Nam Di cũng có bò đuôi dài, chữ viết từ bộ ngưu thanh ly, âm ly ngược lại âm lực chi, âm hồ, văn trước giải thích hạng thấp kém.

Thấu kích: Ngược lại âm khổ cẩu. Khổng An Quốc chú giải sách Luận ngữ rằng: khấu cũng là kích. Quảng Nhã cho rằng: nắm giữ, chữ viết từ bộ thủ thanh khẩu cũng viết chữ khấu, ngược lại âm dưới kinh lịch. Cố Dã Vương cho rằng: kích là đánh bằng chày. Trịnh Huyền chú giải sách Khảo Công Ký rằng: lau chùi. Sách Thuyết Văn đánh bằng tay, chữ viết từ bộ thủ thanh kích âm kích đồng với âm trên.

Tác toại: Ngược lại âm đảm túy. Tả Truyện cho rằng: chiếc xe-

phụng giá thường có xuất ra tia lửa. Đỗ Dự chú giải rằng: dụng cụ lấy lửa. Hoài Nam Tử dung kính soi chiếu ánh mặt trời hơ nóng mà có lửa, âm hán ngược lại âm nhiên thiện. Sách Thuyết Văn viết từ bộ kim thanh toại. Âm toại là âm toại. Kinh văn viết chữ toại, hoặc là viết chữ toại đều thông dụng, thường hay dùng.

Mang xà: Ngược lại âm trên mạc bàng. Sách Tiểu Nhã cho rằng: mang xà là vua rắn. Quách Phác chú giải rằng: loại rắn rất lớn cho nên gọi là mang xà. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng thanh mang. Chữ mang sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ khuyển thanh mang âm mang đồng với âm trên, từ bộ trọng đến bộ cũng. Kinh văn viết từ bộ hủy, tục tự cho rằng sai. Ngược lại âm dưới là xạ giá. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hủy tức xà. Sách Chu Dịch nói rằng: xà thuộc rắn độc. Sách Khảo Thanh cho rằng: loài côn trùng độc. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng thanh tha, âm tha ngược lại âm đồ hà. Kinh văn viết chữ xà, tục tự thường hay dùng.

Tham độc: Ngược lại âm trên sở cẩm. Theo ý nghĩa của kinh văn là dụ cho người dục sẽ tổn hại chi tính thiện nghiệp, giống như là cầm nắm viên độc dược lớn, ăn vào đó tất sẽ phải tán mạng. Cho nên nói là tham độc, tham giống như rất quá lắm. Cực kỳ độc ác, không có thể cứu được. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thổ thanh tham, chữ tham từ bộ sam, hoặc từ bộ thạch viết thành chữ tham là chữ mượn dùng. Chữ viết đều từ bộ tham kinh văn viết dưới từ bộ tiểu viết thành chữ tham tục tự cho rằng: sai lầm.

Khẩn trì quả: Ngược lại âm trên kinh dẫn, tiếng Phạn. Ở nước Tây Vức là tên của loại độc dược lớn, chữ quả đây nghĩa là người đoan chánh thấy sanh ái nhiễm ưa thích, ngu muội chấp giữ sa vào, vướng vào, tức là phải chết. Cho nên kinh lấy thí dụ là tham độc.

Đao khiêu: Ngược lại âm dưới là thể diêu. Theo Thanh Loại cho rằng: thiêu là nhặt, chọn lựa ra. Âm quyết ngược lại âm nhuế duyệt. Tự Thư cho rằng: quyết là khoét ra, bới móc ra, chữ khiêu từ bộ thủ thanh triệu, âm quyết cũng từ bộ thủ.

Vô yểm túc: Ngược lại âm trên y diêm. Theo kinh văn nói rằng: vô yểm túc là tham cầu không ngừng nghĩ, giống như con chó thấy miếng thịt ngọt thì không bao giờ nhàm chán. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhục đến bộ khuyển.

Đăng mông: Ngược lại âm trên đằng. Sách Khảo Thanh cho rằng: mặt trời mới lúc đầu mọc, cho nên cảm thấy mờ mịch, ngược lại âm dưới mặc băng. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: con mắt mà không có tinh quang nhìn không rõ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: sầu muộn.

Thấp sanh: Ngược lại âm trên thâm nhập. Sách Chu Dịch cho rằng: thấp là ngâm vào nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy đến bộ tư đến bộ thổ, đất bị che khuất ánh mặt trời nên ẩm ướt, ẩm thấp. Kinh văn viết chữ thấp là chẳng phải.

Bệ-lê-đa: Ngược lại âm trên bi phiệt, ngược lại âm dưới lê đế, tiếng Phạn tên gọi chung của loài ngã quỉ.

Cưu bàn trà: Cũng là tiếng Phạn, tên của ngã quỉ. Mặt quỉ như trái bầu, túi âm rất lớn dài, trên vai tự gánh thân, cũng như đống thịt thối.

Hiệp liệt: Ngược lại âm trên hàm giáp. Cố Dã Vương cho rằng: hiệp là vùng biên ải chật hẹp; không có rộng rãi. Lâm Tự cho rằng: hiệp là vùng biên ải. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phụ đến bộ hiệp đến bộ phương. Kinh văn viết chữ hiệp.

Thô quảng: Ngược lại âm trên sang hồ. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiểu triện viết từ ba bộ lộc, ngược lại âm dưới cổ mãnh. Quảng Nhã cho rằng: quảng là mạnh mẽ. Sách Thuyết Văn cho rằng: là con chó hung ác dữ dằn không thể đến gần; chữ viết từ bộ khuyển thanh quảng.

Thô sáp: Ngược lại âm dưới sắc lập. Sách Thuyết Văn cho rằng:

sáp là không có trơn, chữ viết từ bốn bộ chỉ, hai bộ chỉ đảo ngược. Sách viết hai bộ chỉ là đúng. Kinh văn viết từ ba bộ chỉ là sai.

Môn mạc: Ngược lại âm trên một bôn. Chú giải Mao Thi Truyện rằng: môn là nắm giữ. Theo Thanh loại cho rằng môn cũng như mạc. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ thủ thanh môn. Ngược lại âm dưới mang bác. Sách Phương Ngôn cho rằng: mạc là lau chùi chà rửa, quét dọn, sờ mó. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh mạc. Kinh văn viết dưới từ bộ thủ viết thành chữ mạc, người dịch kinh dùng âm này là sai chẳng phải nghĩa đây dùng.

Đào ba: Ngược lại âm đạo lao. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: đào là sóng nước thủy triều nổi lên, chuyển theo nối tiếp từng đợt từng đợt, gọi là đào. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh đảo.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 9

Trùng đảm: Ngược lại âm trên trực dụng. Ngược lại âm dưới đam lam, văn trước, sổ xứ đã giải thích rồi.

Hám hận: Ngược lại âm trên hàm cam. Khổng An Quốc chú giải sách Luận ngữ rằng: hám cũng là hận. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh cảm, ngược lại âm dưới hồ cấn. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: oán hận.

Ảnh tế: Ngược lại âm ư kính. Sách Phiên an nhân thạch lưu phú nói rằng: ảnh là chiếu sáng. Kinh văn viết chữ ảnh ngược lại âm ô lãng, chẳng phải nghĩa này, ngược lại âm dưới ty duệ. Sách sử ký cho rằng: tế là bị ngăn che. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thảo thanh tế âm tế ngược lại âm tỳ duệ.

A a: Đây là âm hưởng chữ Phạn. Trên chữ A, chữ thượng thanh, dưới chữ A chữ khứ thanh đọc kéo dài ra.

Đê khuất: Ngược lại âm đế nĩ. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: đê là cúi xuống. Sách Bát Nhã cũng cho rằng: rũ xuống. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhơn thanh đê. Kinh văn viết chữ hổ tục tự thường dùng hay dùng, âm đê đồng với âm trên.

Hỏa noản: Ngược lại âm nô quản. Tục tự cùng với Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: noãn. Kinh văn viết chữ noản này là sai. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hỏa đến bộ nhuyễn.

Thực mãnh: Ngược lại âm từ tự. Theo Thanh Loại cho rằng: thực là ăn. Sách Thuyết Văn cho rằng: ăn lương thực.

Tiêu hỏa:Ngược lại âm tất diêu. Quách Phác chú giải sách Tiểu Nhã rằng: gió bão thổi đến từ dưới mà thổi lên trên. Sách Thuyết Văn cho rằng: gió thổi lay động, chữ viết từ bộ phong thanh tiêu. Kinh văn viết từ hai bộ hỏa chẳng phải âm tiêu đồng với âm trên.

 

KINH ĐẠI THỪA LÝ THÚ LỤC BA LA MẬT ĐA

QUYỂN 10

Vi mạt để: tiếng Phạn: tên của ngoại đạo, đây là Phạm Chí là vị Đại Bồ tát thị hiện là ngoại đạo.

Mẫu chỉ: Ngược lại âm trên mơ nghê. Sách Vận Anh cho rằng: ngón tay cái, ngón chân cái.

Hàm chiên: Ngược lại âm trên hàm cảm, ngược lại âm dưới đàm cảm. Mao Thi Truyện giải thích rằng: hoa chưa nở gọi là phù dung mà khi nở ra rồi gọi là hàm diêm. Kinh văn viết chữ hàm diêm là thoát ra viết lược, văn thường hay dùng.

Toát ma: Ngược lại âm trên toán hoạt sang hoạt hai âm. Quảng Nhã cho rằng: toát là tóm lấy. Ứng Triệu chú giải sách Hán Thư rằng: dùng ba ngón tay tóm lấy. Sách Lễ Ký Khổng Tử nói rằng: nay trong đại địa có nhiều đất nên gom lại thành một. Đây là lối thí dụ như bọt nước nổi trên hư không huyễn hóa không thể gom lấy được mà chà xát. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh tối, ngược lại âm dưới mạc hà.

Ba tiêu: Ngược lại âm trên bá ma. Ngược lại âm dưới tử tiêu. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: tên của loại cỏ thơm, loại cỏ này mọc ở đất Giao chỉ lá như cọng chiếu dệt khi phơi khô làm nệm ngồi rất mềm mại, có không cứng. Sở dĩ trong kinh chỉ ra loại cỏ này là lấy làm thí dụ. Văn Tự Điển nói rằng: hai chữ đều từ bộ thảo thanh ba tiêu.

Lạc dịch y: Ngược lại âm trên lang các, âm kế là diệc, viết đúng hợp từ bộ nhục viết thành chữ dịch, ngược lại âm chinh thạch. Chữ lạc dịch y đó là tất cả có trong bộ luật tên tăng khướt kỳ. Đường Huyền Trang cho rằng: áo che cái nách vốn là áo lót, áo này mặc vào, để e rằng dơ bẩn đến ba y ngoài, cho nên lấy áo này mặc trước, áo này che nách phải, giao lạc là che bên vai trái phủ trên. Sau đó mới khắc ba y vào. Trong luật tứ phần dùng sai cho răng che cánh tay đó là sai lầm, bởi dùng lâu cho nên không sửa đổi.

Chế để: tiếng Phạn, xưa dịch hoặc gọi là chi đề hoặc gọi là chiêu đề.

Giá sắc: Ngược lại âm trên da hà, ngược lại âm dưới sở trắc. Tư

Ma Bưu chú giải sách Luận ngữ rằng: cây ngũ cốc gọi là giá. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: gọi là giá đó, giống tương tợ như chữ giá tức người con gái đi lấy chồng đồng tương tợ như vậy. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: giá là trồng lúa, cắt gặt gọi là sắc. Mao Thi Truyện cho rằng: trồng lúa gọi là giá, thâu gom gọi là sắc. Sách Thuyết Văn cho rằng: giá là bông lúa thật gọi là giá tức là việc nhà, một gọi là ngoài hoang dã gọi là giá, ngũ cốc có thể thâu gom đem về nhà, hai chữ đều từ bộ hòa thanh gia sắc âm sắc đồng với âm trên.