NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 36

– Kinh Để-lý Tam-muội-da – hai quyển.
– Kinh Đà-la-ni Tỳ-nại-da – một quyển.
– Kinh Tô-tất-địa Tập – hai mươi quyển – chưa âm.
– Kinh Tô-bà-hồ Đồng Tử Thỉnh Vấn – ba quyển.
– Kinh Cúc-dĩ-da Đản-đát-la – ba quyển.
– Kinh Chân Ngôn Yếu tập – bốn quyển, chưa âm.
– Pháp Đại Tỳ-lô-giá-na Niệm Tụng – bảy quyển – cũng tên là kinh Đại Nhật.
– Pháp Biến Chiếu Như Lai Niệm Tụng – một quyển.
– Pháp Tỳ-lô-giá-na Như Lai Yếu Lược Niệm Tụng – hai quyển.
– Kinh Kim Cang Đảnh Lược Du-già – bốn quyển.
– Kinh Kim Cang Đảnh Đại Giáo Vương – ba quyển.
– Pháp Phổ Thông Chư Tôn Du-già Niệm Tụng – một quyển.
– Pháp Du-già Yếu Diệu Lược Tu Hạnh – một quyển.
– Kinh Kim Cang Đảnh – Mạn Thù Thất Lợi Ngũ Tự Tâm Kinh – một quyển.
– Pháp Văn Thù Sư Lợi Ngũ Tự Kệ Tụng – một quyển.
– Pháp Kim Cang Đảnh Văn Thù Sư Lợi Ngũ Tự Chân Ngôn – một quyển.
– Pháp Kim Cang Đảnh Du-già Tu Tập Tỳ-lô-giá-na Tam-ma-địa – một quyển.
– Pháp Hàng Tam Thế Kim Cang Du-già Quán Tự Tại Tâm Chân Ngôn – một quyển.
– Pháp Kim Cang Đảnh Kinh Quán Tự Tại Như Lai Tu Hành – một quyển.
– Pháp Tu Bát-nhã Ba-la-mật Du-già Quán Hạnh – một quyển.
– Pháp Quán Tự Tại Như Ý Luân Du-già – một quyển.
-Pháp Kim Cang Đảnh Du-già Đại Nhạo Kim Cang Tát-đỏa Niệm Tụng – một quyển.
– Pháp Hàng Tam Thế Đại Mạn-đồ-la Tung Liên Hoa Bộ Tâm – một quyển.
– Pháp Kiết Tường Thắng Sơ Du-già Đại Nhạo Kim Cang Tát-đỏa – một quyển.
– Pháp Hàng Tam Thế Quán Tự Tại Tâm Đà-la-ni – một quyển.
– Pháp Phổ Hiền Kim Cang Tát-đỏa Du-già Niệm Tụng – một quyển.
– Nghi Quỹ Liên Hoa Hàng Tam Thế Du-già Quán Tự Tại Tâm.
– Pháp Kim Cang Đảnh Du-già Quán Tự Tại Bồ-tát Tâm Niệm Tụng – một quyển.
– Pháp Quán Tự Tại Bồ-tát Tâm Chân Ngôn Thành Tựu – mười quyển.

Ba mươi kinh trên gồm sáu mươi ba quyển đồng âm với quyển này.

 

KINH ĐỂ LÝ TAM MUỘI DA

QUYỂN THƯỢNG

Để-ly: đọc hai chữ trên hợp lại, ngược lại âm đinh dĩ. Dưới là chữ lý, đọc uốn cong lưỡi lên. Tiếng Phạm, Đường Huyền Trang cho rằng: Tam đó tức là ba loại Tam-muội. Tức là Phật bộ, Liên Hoa bộ, Kim Cang bộ, cho nên gọi là Để-ly Tam-muội.

Trách khai: Ngược lại âm trên trắc cách. Trước pháp Tỳ-lô-giá-na niệm tụng, quyển hạ đã giải thích đầy đủ rồi, chữ viết từ bộ Thạch đến chữ trách.

Cận duyên: Ngược lại âm duyên quyến. Chữ khứ thanh. Sách Tập Huấn cho rằng: Bốn vật đường viền quanh áo chữ mượn âm dùng. Kinh văn viết từ bộ Mộc viết thành chữ truyện, âm truyện chẳng phải nghĩa của kinh.

Loan nhũ: Ngược lại âm quyết định nguyện trước kinh Tô-tất-địa thỉnh vấn [T545] quyển thượng. Trong đã giải thích đầy đủ rồi.

Sáp nhập: Ngược lại âm Sở giáp. Theo Thanh Loại cho rằng: sáp là cấm vào, đâm vào. Xưa nay chánh tự viết tự bộ Tủ đến bộ Sáp, âm sáp đồng với âm trên, từ bộ Huân đến bộ Cửu âm cửu là là âm cựu.

Súc vương: Ngược lại âm sưu lục. Giả Quỳ chú giải sách Quốc

Ngữ rằng: súc là hết sạch, thối lui. Tống Trung chú giải kinh Thái Huyền rằng: súc là dừng lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: súc là bức bách thôi thúc, chữ viết từ bộ Mịch thanh túc.

Bộ chủ: Âm trên phù, dưới là thau. Trước trong kinh Đảnh Luân đã giải thích rồi.

Mạn lộc: Ngược lại âm trên là tinh cấm. Cố Dã Vương cho rằng: Là từ từ chìm xuống nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Hựu đến bộ Huyệt viết thành chữ mạn. Thôi nay tục dùng tĩnh lược bước. Xưa nay chánh tự viết từ bộ và thủy đến chữ mạn. Âm dưới là lộc. Cố Dã Vương cho rằng: Lộc là lọc nước nhỏ giọt xuống. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Cạn kiệt hết sách Phương Ngôn cho rằng: Giọt nước nhỏ xuống rất nhanh. Quảng Nhã cho rằng: Là hết sạch, đều là chữ hình thanh.

– QUYỂN HẠ (không có chữ có thể giải thích âm.)

KINH ĐÀ LA NI TỲ NẠI DA

(hoặc gọi là chân ngôn Tỷ-nại-da).

Tăng giao lạc: Ngược lại âm trên tật lăng. Sách Thuyết Văn cho rằng: Tên gọi chung là tơ lụa, chữ viết từ bộ Mịch thanh tằng, âm dưới là lạc. Quách Phác chú giải kinh Sơn Hải rằng: lạc là vây quanh, vấn quanh, quấn cuộn lại chữ chuyển chú.

Cung sóc: Ngược lại âm song chóc. Kinh văn viết từ bộ Mộc viết thành chữ sóc văn thường hay dùng. Trước kinh Tô-tất-địa; đã giải thích đầy đủ rồi.

Ưng diêu: Ngược lại âm trên là ức căng. Theo Tả Truyện cho rằng: Vua giải thích việc mưu tính của ba nước để tụ tập dân chúng của mình Quảng Nhã cho rằng: Giống chim hung tợn; có thể bắt cả chồn thơ để ăn thịt, chữ chuyển chú. Ngược lại âm dưới là dư chiếu. Cố Dã Vương cho rằng: diều giống như chim ưng mà nhỏ hơn. Quảng Nhã cho rằng: Loại diều, loại chim duật, chim con ở trong lồng khi thoát ra là thành diều hâu. Theo chữ diều đó là chim cắt, giống con diều mà màu xanh vàng, mỏ cong có rất nhiều tên gọi khác nhau, âm đề là âm đề, âm duật là âm duật.

Khánh khái: Ngược lại âm trên là khinh trình. Thiên Thương Hiệt cho rằng: khánh là tiếng. Sách Trang Tử cho rằng: khánh nhái là tiếng than, tiếng thở dài. Sách Thuyết Văn cho rằng: khánh cũng là khái, từ bộ Ngôn thanh tĩnh. Ngược lại âm dưới là khai ái. Sách Khảo Thanh cho rằng: khái là tiếng ho. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Khiếm thanh khái.

Trù trừ: Ngược lại âm trên là trực lưu, cũng là âm trì. Ngược lại âm dưới là trừ hựu, cũng lại là âm trù. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Yêu thích mà không gặp nhau thì khó chịu gãi đầu bức tóc trù trừ, đó là hồ nghi giống như do dự. Quảng Thất cũng cho rằng: Trù trừ giống như do dự dùng dằn chân không muốn bước tới. Lại cũng gọi là lãng vãng quanh quẩn đi tới đi lui.

 

KINH TÔ BÀ HỒ ĐỒNG TỬ THỈNH VẤN

QUYỂN THƯỢNG

Khái quán: Ngược lại âm trên là cơ nghị. Ngược lại âm dưới quan hoán. Sách Khảo Thanh cho rằng: Tưới nước, ngâm vào nước. Cố Dã Vương cho rằng: khái cũng giống như quán là tưới nước. Lại cũng gọi là tưới vào ruộng lúa, đất màu mỡ. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết đều từ bộ Thủy.

Hà hoành: Ngược lại âm dưới là nghị hoành. Ngọc thiên cho rằng: Bến nước. Chữ hình thanh.

Mật trí: Ngược lại âm dưới là Trì lợi. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: trí tức là mật. Quảng Nhã cho rằng: Đến. Xưa nay chánh tự cho rằng: trí đó là tinh vi dày đặc, khéo léo cũng gọi là tỉ mỉ chữ viết từ bộ Mịch thanh trí.

Mông muộn: Ngược lại âm trên lưu manh. Sách Tập Huấn cho rằng: mong là loạn, cũng là buồn bã. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt không thấy rõ. Từ bộ Thủ đến bộ Huyễn, âm thủ ngược lại âm vũ phúc, âm huyễn là âm huyền, từ bộ Mục đến bộ Miên, âm miên là âm bao.

Cảo cản: Ngược lại âm trên là cao lão. Sách Khảo Thanh cho rằng: Loại lúa thử, tức là lúa dẻo, cọng lúa thân cây lúa. Cố Dã Vương cho rằng: cảo tức là rơm rạ, cọng cỏ. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là can lãn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: căn cũng là cảo tức là thân lúa, nhánh lúa. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Thây cây lúa, chữ từ bộ Hòa thanh hản, cũng gọi là cọng rơm rạ, cọng cỏ.

Phún đệ: Ngược lại âm trên phổ muộn. Ngược lại âm dưới là đinh kế. Trước trong kinh Tô-tất-địa đã giải thích đầy đủ rồi.

Huân hồ: Ngược lại âm trên huy vận, âm dưới là hồ. Sách Khảo Thanh cho rằng: Loài chim quái lạ. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Đều là chữ hình thanh.

 

KINH TÔ BÀ HỒ ĐỒNG TỬ THỈNH VẤN

QUYỂN TRUNG

Yểm-phược: Ngược lại âm trên ách diễm. Sách Khảo Thanh cho rằng: yểm là trừ bỏ tai ương. Quảng Nhã cho rằng: Yểm đi xuống trấn giữ. Sách Tập Huấn cho rằng: Yểm là đi lên. Theo chữ yểm cũng là đảo, tức là yểm trừ tinh mị quỷ thần, hoặc là ở chung với người hoặc là núi cao, hoặc là tạo ra phù phép hô hoán kêu gọi tên người, hoặc làm hình tượng người kia chôn xuống đất, cất giấu trong thần miếu, hoặc cất giấu trong lò bếp, hoặc ngoài ngã tư đường, trên gọi là yểm trù vậy.

Si thế: Ngược lại âm trên là chủy chi. Sách Vận Thuyên cho rằng: Ghèn trong con mắt sách Tập Huấn cho rằng: Nước dịch trong con mắt ngưng đọng lại thành ghèn trong con mắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: Mắt bì mờ mịt không thấy rõ, mắt bị thương tổn ở khóc mắt, chữ viết từ bộ Mục đến chữ di. Thanh tĩnh, âm di là âm xỉ, âm tý là âm tiếp, âm đâu, ngược lại âm đẩu ai.

Ôn tương: Ngược lại âm trên là ủy vân. Quảng Thất cho rằng: ôn là ánh lửa cháy sáng. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: ôn là nấu hầm cho chín. Sách Thuyết Văn cho rằng: ôn là khói uất lên, chữ viết từ bộ Hỏa thanh ôn, âm ôn là âm ôn từ chữ tù đến bộ Mảnh đến bộ Nhật đó là chẳng phải?

Hoặc thắng: Ngược lại âm chưng chứng. Sách Khảo Thanh cho rằng: Thắng là tài vật dư thừa. Quảng Nhã cho rằng: Đem tặng biếu cho người. Sách Thuyết Văn cho rằng: Vật cùng nhau tăng thêm, giúp đỡ cho người chữ viết từ bộ Bối đến chữ Thắng thanh tĩnh.

 

KINH TÔ BÀ HỒ ĐỒNG TỬ THỈNH VẤN

QUYỂN HẠ

Tương si: Ngược lại âm sửu giai. Sách Khảo Thanh cho rằng: si gọi là nắm tay lại đánh người. Thống Tự cho rằng: Đào quật, hoặc là viết chữ đệ viết thành chữ si, âm si. Sách Tập Huấn cho rằng: Đồng với âm trên. Xưa nay chánh tự viết từ bộ Thủ. Thanh soa, âm hột ngược lại âm hồn cốt.

Tương bác: Ngược lại âm lung bác. Sách Khảo Thanh cho rằng: Bác gọi là dùng tác một cái, ném xuống đất. Văn Tự Thích Yếu rằng: Từ trên cao rơi xuống đất đất. Chữ viết từ bộ Thủ thanh bác. Kinh văn viết chữ phốc là chẳng phải. Ngược lại âm phổ bốc, chẳng phải nghĩa của kinh văn.

Mê ngôn: Ngược lại âm trên mê tệ. Sách Khảo Thanh cho rằng: mê là lời nói ẩn ngữ, làm mê hoặc người khác. Sách Văn Tự Tập Lược cũng cho rằng: Ẩn ngữ. Theo Thanh Loại cho rằng: Dùng lời nói ẩn ngữ để làm mê hoặc người khác.

Ôn đồ: Ngược lại âm ôn khốn. Sách Vận Thuyên cho rằng: Vật bên trong có chứa nước. Sách Khảo Thanh cho rằng: Chìm trong nước cạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chìm trong nước, từ bộ Thủ thanh ôn âm ôn là âm ôn.

Bộc phiến: Ngược lại âm trên bao nhi. Sách Khảo Thanh cho rằng: Thiêu đốt củi phát ra tiếng nổ, cũng gọi là tiếng pháo nổ. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: Lửa bùng nổ, bắn ra. Sách Tập Huấn cho rằng: Lửa cháy mãnh liệt, hoặc viết chữ bộc, từ bộ Hỏa thanh bộc. Ngược lại âm dưới là đàn chiếu. Bì Thương giải thích rằng: phiến là quạt lửa cháy dữ dội. Sách Khảo Thanh cho rằng: Lửa cháy đỏ rực, hoặc là viết từ bộ Nhân viết thành chữ phiến xưa nay chánh tự cho rằng: Chữ viết từ bộ Hỏa thanh phiến.

Tất lật: Ngược lại âm trên là tất. Ngược lại âm dưới là lân nhất. Sách Khảo Thanh cho rằng: Cái kèn, nhạc khí thời xưa làm bằng tre. Quảng Nhã cho rằng: Viết chữ tất, hoặc là viết chữ tất đều là chữ cổ xưa nay. Người họ Khương cho rằng: Làm cái tù và bằng sừng thổi lên. Lấy tù và thổi lên làm con ngựa giựt mình kinh sợ. Nay kinh văn viết chữ tất lật là văn thường hay dùng

Cẩn chúc: Ngược lại âm dưới là đinh giác. Thiên Thương Hiệt cho rằng: cẩn chúc. Gọi là cẩn trọng, khéo léo. Sách Thuyết Văn cho rằng: cẩn là thuận theo. Chữ viết từ bộ Nữ thanh chúc. Ngược lại âm trục lục.

Sách Huấn Thích Lược cũng đồng cho rằng, không theo thứ lớp.

Tiêu giai: Ngược lại âm trên là phiêu diêu. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Lắc lư lay động gọi là tiêu. Quách Phác chú giải rằng: Bảo lớn, gió cuốn từ trên xuống dưới gọi là. Sách Khảo Thanh cho rằng: Gió cuốn mau, từ dưới mà cuốn lên, gió xoáy. Sách Thuyết Văn cho rằng: Gió thổi rung động chữ viết từ bộ Phong thanh tiêu, âm tiêu đồng với âm trên, âm phù là âm phù. Dưới là âm giai ngược lại âm khách giai.

Huyễn mãi: Ngược lại âm huyễn quyễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: Đi tự khoe khoang, bán ngọc, khoe ngọc nhưng bán đá, ý nói một đường làm một nẻo, chữ viết từ bộ Hanh thanh huyễn, hoặc từ bộ Ngôn viết thành chữ huyễn. Ngược lại âm dưới là mai bại. Sách Thuyết Văn cho rằng: Đem vật ra bán ra. Chữ viết từ bộ Xuất thanh giả. Nay tục dùng viết từ bộ Thổ viết thành chữ mãi chữ biến thể là sai. Lại nói chữ mại từ bộ Tứ đến bộ Bối. Chữ hội ý. Nay dục dùng viết từ bộ Mục là sai lầm vậy.

Hoặc triển: Ngược lại âm triết liễn. Văn thường văn dùng văn cỏ viết đúng từ bộ Triển đến bộ Y viết thành chữ triển. Am triển đồng với âm trên. Sách Khảo Thanh cho rằng: triền là thẳng, thẳng thắng thoải mái. Kinh văn viết từ bộ Thủ viết thành chữ triển là chẳng phải.

Quyển cục: Ngược lại âm trên là quyện viên. Ngược lại âm dưới là ảng ngục. Bì Thương cho rằng: quyển cục là không thể thẳng ra được, nghĩa là đi không thẳng và lưng cong lại.

Dịch tích: Ngược lại âm trên dịch âm dưới tích. Sách Thuyết Văn cho rằng: Ở trong nhà trên vách tường gọi thủ cung tức là con thằn lằn, thạch sùng; ở trong cỏ ao hồ gọi là con rắn mối, loại rắn mối này là từ trong miệng ói ra tiếng mà sinh đều chữ tượng hình.

Diên thóa: Ngược lại âm trên là tường diên. Sách Khảo Thanh cho rằng: Nước dãi trong miệng. Sách Thuyết Văn cho rằng: Đàm dãi trong miệng, chữ viết từ bộ Thủy thanh khiếm, kinh văn viết chữ diên này văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là thổ ngọa. Sách Tập Huấn giải thích rằng: Cùng với chữ trên cũng đồng, đều là chữ hình thanh.

Niết độc: Ngược lại âm trên nghiêng kiết. Kinh văn viết từ bộ Khẩu viết thành chữ niết. Văn thường hay dùng viết từ bộ Xỉ đến bộ Niết thanh tĩnh.

Hách diệu: Ngược lại âm trên là hách, âm dưới là diệu. Trong kinh văn đều viết hai chữ từ bộ Hỏa viết thành chữ hách diệu là chẳng phải chánh thể.

 

KINH CÚC ĐỘT DA ĐÀN ĐÁT LA

Trùng khoa: Ngược lại âm trên là trục dung. Kinh văn viết chữ trùng này. Tục Truyện cho rằng: Sai. Ngược lại âm dưới là khổ hòa. Sách Thuyết Văn cho rằng: khoa cái hang trống, ở trong hang gọi là khoa. Ở trên cây gọi là sào, tức ổ chim, chữ viết từ bộ Huyệt thanh quả.

Hàm giảm: Ngược lại âm trên là giáp giam. Sách Thượng Thư cho rằng: dưới rỉ nước ướt làm chất mặn. Sách Thuyết Văn cho rằng: Người phương Bắc gọi là vị mặn, chữ viết từ bộ Lỗ thanh hàm. Ngược lại âm dưới là giáp trảm. Bì Thương cho rằng: Chất kiềm mặn. Sách Khảo Thanh cho rằng: Đất mặn, chữ hình thanh.

Dư thắng: Ngược lại âm thừa chứng. Gọi là tràn đầy ra ngoài; đất có nhiều dư thừa. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Bối thanh thắng, âm thắng đồng với âm trên. Trong kinh văn viết từ hai bộ Bối viết thành chữ thắng là chẳng phải.

Đan đàm: Ngược lại âm trên là Thán nan. Sách Nhĩ Thất cho rằng: Cát theo nước chảy ra gọi là đan chữ hình thanh, âm dưới là đàm. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: đàm là thâm sâu, người ở Nam nước Sở gọi là nước sâu là đàm, thâm sâu, vực sâu, cũng là chữ hình thanh. Viết chữ nan đó là chẳng phải, chữ của văn cổ.

Hiên từ: Ngược lại âm trên hiển kiêu. Vốn không có chữ này. Người Hồ gọi Thần là Hiên. Ở đất Quang trung gọi Trời là Hiên. Thiên là đọc chuyển ngữ, gọi Thiên là Hiên. Trước gọi là Hiền. Theo âm trong sách chữ này rút ra. Từ bộ Thị đến bộ Thiên là lấy theo sách khác, âm dưới là từ. Ngược lại âm tự tư. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: từ là tế lễ. Bạch Hổ Thông cho rằng: Từ đó là dung hòa là miếu của trăm vị Thần đều gọi là từ. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: Từ là ăn chữ viết từ bộ Thị thanh từ, âm thị là kỳ.

Tôn-bà: Câu này là tiếng Phạm, giáng xuống ba đời, tên Kim cang. Trên là chữ tôn. Đúng Phạm âm gọi là Tố, bèn phải ngậm miệng lại đọc thành hàm thanh. Ở trong yết hầu hàm ếch, chữ lấy khứ thanh tức là như vậy.

Ma-hê: Ngược lại âm dưới là hinh kê. Cũng là tiếng Phạm. Tên của vị vua ở trên cõi trời.

Biện thắng: Ngược lại âm trên là bá manh. Gọi là cang sợi dây màu trắng ra làm ranh giới.

Quyết tử: Ngược lại âm trên là quyền nguyệt. Kinh văn viết chữ

thuyên tục dùng là chẳng phải.

Kỳ quán lao: Ngược lại âm trên là Thương hà, âm kế là duật quân.

Ngược lại âm dưới là lão đao. Là cõi trên.

Tử khoáng: Ngược lại âm hổ mãnh. Tên của loại thuốc.

Đơn-nã nhân đầu bảng: đơn-nã là tiếng Phạm. Đường Huyền Trang giải thích rằng: bảng cũng gọi là cây gậy. Ngược lại âm dưới là bạch hạng. Chỗ chấn giữ của cõi trời Diệm ma.

Thước-để: Ngược lại âm thương cân. Ngược lại âm dưới là đinh dĩ. Câu này cũng là tiếng Phạm. Đường Huyền Trang gọi là cây giáo ngắn.

Mang-mạc-chỉ: Ngược lại âm trên là mạc bàng. Ngược lại âm dưới là kinh dĩ. Tiếng Phạm, tên Kim Cang Bộ Mẫu. Kinh văn viết chữ mang nay là sách viết sai, viết chữ mang này cũng được.

Trừ uế phẫn nộ tôn: Xưa dịch tên là Kim cang bất tịnh; hoặc gọi tên là Kim cang uế tích, đều là dịch vụng về không đúng, cũng có đồng nghĩa hủy báng mắng nhiếc Thánh điển. Thật không phải nghĩa như vậy, hoặc gọi tên là Kim cang hỏa đầu, cũng chẳng phải. Dịch đúng Phạm âm gọi là Ô-sô-sáp-ma. Dịch nghĩa là thiêu đốt chất dơ uế xấu ác. Đây gọi là Thánh giả lấy chỉ sâu xa thanh tịnh trong sạch, đại bi, không tránh xa dơ uế mà va chạm tiếp xúc để cứu hộ chúng sanh, lấy ánh sáng đại oai đức giống như ngọn lửa dữ để mà thiêu đốt tiêu trừ phiền não; dùng tâm tiếp kiến phân biệt dơ sạch, sanh diệt cho nên gọi là trừ dơ uế. Lại nữa, tiếng Phạm gọi là Ma-ha-ma-la. Đường Huyền Trang cho rằng: Đại lực, lấy đại bi và sức mạnh giống như ngọn lửa thiêu đốt tiêu trừ dơ uế [T546] xấu ác nghiệp sanh tử, cho nên gọi là Đại lực.

Trách xứ: Ngược lại âm trên là tranh cách. Kinh văn viết chữ trách này là dùng chữ sai. Đúng thể là chữ xứ. Nay viết chữ xứ này là văn thường hay dùng, nghĩa là chỗ chật hẹp.

Ngũ dược: Kinh văn không phân rõ hãy còn thiếu. Nay dựa theo kinh Kim Cang Đảng Du-già nói: ngũ dược là tiếng Phạm gọi là Sa-hạ- tát-la. Một là Sa-hạ-di-phược; Hai là Kiến-trá-ca-ly; Ba là Nghi-ly-yết- la-nã; Bốn là Vật-ly-tháp-hạ-để-nam là tên thuốc ở Tây Vức. Nước này không có thuốc tức lấy linh dược ở xứ này mà thay thế phục linh. Một là chú sa, hai là hùng hoàng, ba là nhân sâm, bốn là xích tiễn. Năm là ấy các thứ một ít đem hòa trộn lại làm thành viên nhỏ để vào chai lọ đem chôn dưới đất gọi là linh dược.

Ngũ bảo thất bảo: Một là kim ngân, hai là trân châu, ba là thủy tinh, bốn là ngọc. Năm thất bảo, cộng thêm hai lưu ly. Sáu phổ phách, tức bảy vận.

Bát phương phan sắc. Phương Đông cây phướn màu trắng. Phương Đông nam màu lửa tức là vàng đỏ. Phương Nam phướn màu đen. Phương Tây nam phướn màu khói tức màu đen nhạt. Phương Tây phướn màu đỏ. Phương Tây bắc màu xanh màu thủy ngân. Phương Bắc phướn màu vàng. Phương Đông bắc phướn màu trắng hồng. Đây là các loại phướn. Nhưng mà chỉ theo màu mà làm không vẽ hình tượng.

Uyên thước: Ngược lại âm trên uyển viên. uyên là thuộc giống chim phụng hoàng. Ngược lại âm dưới là thương dược. Chim khách, tục chim này hót là có tin mừng. Hai loại chim này đều thuộc linh điểu. Chữ hình thanh.

Sinh nghiệt: Ngược lại âm ngôn yết như ngày 15 tháng thuộc loại sanh nghiệt.

Tự ngưu tinh độc: Âm trên là tự tức là con bò mẹ, âm dưới là độc, tức là bò con, phải biết sắc lông tương tợ đó là trên lưng. Kinh văn nói loại số mười là hương hoa tạp quả. Các loại sắc ăn uống, trong mắt tuy là khó chữ khó tất là không thể âm được lấy hoa hương quả thực nước này đều không có câu này là tiếng Phạm, hoặc là đúng hoặc là không đúng; thiết ám cũng không có, vật đây gọi không có âm.

 

THỬ HỮU ĐÀ LA NI TẬP

(Tập này chưa hiểu, chưa có giải thích.)

 

 

KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA

Vô Úy Tam Tạng dịch.

QUYỂN 1

Bồ-tát chi thân vi sư tử tọa. Cái tòa sư tử đó là chỗ người ngồi chuyển bánh xe Pháp luân. Tục gọi là tòa cao. Kinh văn có mật ngữ là Đức Như Lai xưa khi còn nhân địa. Bồ-tát đạo, kế đến tu hành nhân địa Ba-la-mật. Từ ban đầu địa vị thứ nhất đến địa vị thứ hai mới đến địa vị thứ mười, khi đến địa vị Đẳng giác, địa vị Diệu giác mà thành Chánh giác, thì phải biết đều lấy địa vị trước hành nghiệp làm cơ sở tích lũy trước, công đức của địa vị thứ mười một là thành tựu Diệu giác mà ngồi trên tòa sư tử này, địa vị đều chuyển lần lần vượt qua Diệu pháp luân ngồi an trên pháp tòa này. Cho nên gọi là lấy thân của Bồ-tát mà làm tòa sư tử.

Xã-đát-phạm: Tiếng Phạm, tên của ngoại đạo. Đây cùng biết người ngoại đạo tông kế đại đồng nhưng tên chữ có khác vậy.

Hưu lưu: Âm trên là hưu, âm dưới là lưu. Theo chữ Hưu lưu đó là chim Hoán hầu, giống chim quái lạ thường bay vào ban đêm, cũng tên là Huấn hầu, hoặc tên là Huấn cô, lấy âm thanh tiếng kêu mà đặc tên. Phần nhiều ở trong hang dưới đất, ban ngày nằm ẩn núp trong hang, ban đêm thì bay ra bắt chuột và bắt loại chim sâu nhỏ v.v… làm mồi thức ăn, lông cánh màu tro, lớn như chim ưng, mắt tròn màu đỏ. Chân móng nó giống chim ưng có vuốt nhọn như con diều, thường đậu dưới đất, đồng loại lớn như con sóc tức con chim cú mèo.

Giới tâm: Ngược lại âm nữu giới. Gọi là người ngu chấp không dời đổi giống như xiềng xích buộc bó thân mình.

Thế đạo tâm: Ngược lại âm trên thể kế, dùng dao cạo bỏ lông tóc.

Kinh văn viết chữ thích là chẳng phải.

Yểm lưu: Ngược lại âm ư diễm lưu là ngưng trệ.

Chu ngột: Âm trên là chu. Là cây bị chết gốc rễ, âm dưới là ngũ cốt là cây không có đầu ngọn gọi là ngột, tức cây đã đoạn đầu.

Hệ phược: Âm trên là kế. Kinh viết chữ hệ này là chẳng phải.

Tửu trạc: Ngược lại âm tây lễ âm dưới là trọc.

Hỏa tẩn: Ngược lại âm tịch dẫn. Sách Khảo Thanh cho rằng: Đốt lửa củi còn dư lại tro tàn. Kinh văn viết chữ từ chữ tận đến viết chữ tẩn.

Ngưu Lan: Âm lan.

Hà đan: Ngược lại âm thản đan, cát theo nước chảy.

Kiêm tong: Ngược lại âm tông tống. Nói là người thầy đó kiêm thông nội ngoại phần điển, giải rõ ràng tất cả nghệ thuật của thế gian. Sau đó mới có thể làm thầy.

Trùng nghị: Ngược lại âm trên là trục dung. Kinh văn viết chữ trùng. Ngược lại âm dưới là nghi kỹ. Hoặc là viết chữ khải tỷ phù. Gọi con Kiến càng chữ hình thanh.

Cụ-ma-di: Tiếng Phạm. Phân bò dùng để tô chén đất.

Cụ-mạc-đát-la: Tiếng Phạm, Đường Huyền Trang cho rằng: Con trâu trầm dưới nước, kinh đây có viết số trăm đường chân ngôn và Phạm ngữ hoặc có chữ khó đều là ảnh hưởng Phạm ngữ. Phần nhiều không tương đương, đều nói chữ nghĩa xoay vòng Pháp Hoa Hương, tên của người trời. Mục Lâm dựa theo bổn tiếng Phạm tái dịch trong Đà-la-ni.

Đây giải thích không có trùng lập. Âm mạnh giải thích không gần với âm của Phạm ngữ.

Hiển xưởng: Ngược lại âm xương chưởng. Sáng sủa khoáng đạt.

Xu lệ: Ngược lại âm xung chu. Quảng Nhã cho rằng: Tốt đẹp. Sách Tiểu Nhã cho rằng: xu là cô gái xinh đẹp, hoặc là viết chữ xu này.

Cảo tố: Ngược lại âm trên cao khảo. Sách Vận Thuyên cho rằng:

cảo là vải lụa trắng thô. Sách Tiểu Nhĩ Nhã cho rằng: Vải lụa dày mà thưa đó gọi là cảo.

Yểm nguyệt: Ngược lại âm y diễm. Nốt ruồi đen; gọi là nổi giận lên đến tột bực, gọi là tôn.

Tháo hội: Ngược lại âm trên tao lão. Sách Khảo Thanh cho rằng: Sắc thái văn chương sáng của. Ngược lại âm dưới là hồi tội. Sách Vận Anh cho rằng: Vẽ màu sáng tỏ, chữ tượng thanh, cũng là chữ khứ thanh.

 

KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA

QUYỂN 2

Quyền trí: Ngược lại âm quyện viên. Sách Khảo Thanh cho rằng: Thường hợp với đạo, đánh giá, phán đoán, đo lường, chữ viết từ bộ Mộc.

Phát trách ca: Ngược lại âm trên là phổ mạt âm kế là trương sách. Ngược lại âm dưới là cương khư. Chân ngôn trong câu thôi hoại.

Hiệt-lợi-bệ: Trên là chữ hiệt chỉ là tiếng Phạm, nên ngược lại âm ngận một. Trong sách cũng có thể chữ hột lị. Dưới là thất mê, chữ khứ thanh.

Khất lị hận nã: Ngược lại âm trên là ngân ngật. lỵ chuyển lưỡi đọc. Ngược lại âm dưới là Ninh da. Là chân ngôn câu uy phẩm. Trong kinh viết át lật ngận nã, cũng thông dụng tương đối gần câu thúc lại với nhau.

Gian sáp: Ngược lại âm sở hạp nghĩa cấm vào.

Kiêm báo: Âm trên là kiêm. Gọi là vải lụa mịn, thường dùng để vò và viết.

Tồn cứ: Ngược lại âm trên là tồn âm dưới là cứ.

Phược-du-phương: Tiếng Phạm. Đường Huyền Trang cho rằng:

Gió tức từ hướng Tây bắc.

Hạp dĩ xã La phạm. Âm trên là hợp, từ hợp môn thanh hạp, âm hạp đồng với âm trên. Trong kinh văn viết từ bộ Cái là chẳng phải câu này tiếng Phạm. Đường Huyền Trang cho rằng: Cái chai lọ cái chén, bát ở Tây bắc, ngung phong thần lên ngôi vua, làm pháp ngưng, đình chỉ mưa gió, lấy cái lọ, bát hợp lại mà làm pháp.

 

KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA

QUYỂN 3

Phiêu xí: Ngược lại âm trên là tất diêu. Sách Khảo Thanh cho rằng: phiêu là đưa cao lên, chữ viết từ bộ Cân, hoặc là từ bộ Mộc viết thành chữ phiêu, ngược lại âm dưới là xương chí. Tự Thư cho rằng: Xí cũng gọi là phiêu cái phướn ở trên, cũng từ bộ Thanh xí.

Tu nhụy: Ngược lại âm trên là tương du. Gọi là nhụy nhỏ trong hoa. Ngược lại âm dưới là từ chùy nhụy cũng là. Nghĩa là những sợi long mao rất nhỏ trong cái, gọi là nhụy hoa.

Kế-đô: Tiếng Phạm. Đường Huyền Trang giải thích rằng: Loại cờ ngày xưa, hoặc gọi là cờ hiệu cầm trên tay.

Yết-già: Ngược lại âm trên là khiên-yết. Cũng là tiếng Phạm Đường Huyền Trang giải thích rằng: kiếm tức là người tiên nhân cầm cây kiếm.

Tản cái: Âm trên là tản chữ Thượng thanh. Tục tự cho rằng: Viết đúng là chữ tản này, tản tức cây dù che mưa nắng.

Lý-tỷ: Âm trên là lý, ngược lại âm dưới là sở chỉ. Sách Vận Anh cho rằng: lý là giày dép mang vào không có bó buộc gót chân, thuộc dép da, hoặc là viết chữ tỷ này.

An thiện na: Âm thiện. Đường Huyền Trang giải thích rằng: Loại nhãn dược giống như là khoáng thạch màu xanh đen, cũng giống như kim loại tinh thạch dược.

Lô-giá-na: Tpu. Đường Huyền Trang cho rằng: Gọi tên là Ngưu Hoàng Số, bát dược vật; đều là tiên nhân cầm giữ sáng suốt, cộng thêm cầm giữ vật tương ưng.

Phi vụ: Ngược lại âm trên là phi vĩ, âm dưới là vụ. Có sương nhẹ.

Vô trạch báo: vô trạch đó nghĩa là không lựa chọn sang hèn.

Nhưng làm đại nghịch tức là vào trong địa ngục tên là vô gián.

Đồng xích: Âm trên là đồng. đồng cũng là xích tức là màu đỏ.

Na-la-giá: Ngược lại âm lan cát. Tiếng Phạm. Tên Phạm là Chày- kim-cang. Cái chày có cáng bằng thiết chì.

Mục-kiệt-lam: Ngược lại âm Lạp đam. Tức là loại khí cụ cây gậy có móc câu, cây kiếm, cây giáo có sợi dây buộc lại.

Quyến cốc: Ngược lại âm hồng ốc. Gọi là tấm lưới thưa, cũng là loại vải thưa.

 

KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA

QUYỂN 4

Khế-già: Ngược lại âm trên là khiên kế. Tiếng Phạm, Đường Huyền Trang cho rằng: Cây kiếm, hoặc gọi tên là lưỡi đao đại tuệ. Tế-noãn: Âm tề.

Yêu-noãn: Ngược lại âm y diên cũng viết chữ yêu này. Sách Thuyết Văn cho rằng: Giữa eo thân người, giống như eo lưng. Sách Thuyết Văn viết yêu đến viết chữ Giao thanh tĩnh. Trụ văn thì viết chữ giao này từ bộ Nữ đến chữ Giao thanh tĩnh. Nay viết biển thể. Trụ văn dùng chữ giao này.

Quáng mạch: Ngược lại âm trên là quắc mảnh. Ngược lại âm dưới là manh bách. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Hiệp đến bộ Cửu. Nay văn thường dùng viết từ bộ Lai đến bộ Truy viết thành chữ mạch là chẳng phải. Âm truy là âm tuy.

Hà-da-át-lị-phược: Tiếng Phạm. Đường Huyền Trang cho rằng: Mã Đầu Minh Vương.

Đao tiêu: Ngược lại âm tiêu diệu, sách Vận Anh cho rằng: Lưỡi dao trong nhà chữ hình thanh.

Đạt ấn: Ngược lại âm đường lạc, cái linh lớn.

Trùy ấn: Ngược lại âm trực truy. Tục Tự cho rằng: Viết dừng là [T547] tự bộ Mộc đến bộ truy viết thành chữ trùy này, là cái chày.

Kỵ-hà: Ngược lại âm trên là kỳ ký. Giả Quỳ chú giải Quốc Ngữ rằng: Lăng kỵ tức là loại cây ấu, sống trong nước lá nổi trên mặt có hình tam giác. Người nước sở gọi là Lăng tức có góc cạnh. Đỗ Lâm hoặc là viết chữ đi này.

 

KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA

QUYỂN 5

Viên chỉnh: Ngược lại âm dưới là chinh trình. Sách Khảo Thanh cho rằng: Tề chỉnh, sửa lại cho ngay ngắn. Xưa nay chánh tự cho rằng: chỉnh tức là ngay ngắn, chữ viết từ bộ Thúc đến bộ Chi thanh chánh.

Chu chân: Ngược lại âm dưới là chân nhẫn. Xưa nay chánh tự cho rằng: Gọi mái tóc đẹp gọi là chân, chữ viết từ bộ Hắc thanh chân.

Phiêu chí: Ngược lại âm trên là tất diêu, âm dưới là chí. Sách Vận Anh cho rằng: Ghi nhớ chép lại các sự việc gọi là chí.

Khương-át-lê: Ngược lại âm trên là khiếp khương. Tiếng Phạm, Đường Huyền Trang cho rằng: Con dao nhỏ, giống như cầm trên tay để làm niềm tin.

Nga-hộc: Ngược lại âm trên là ngã-ca. Gọi là con ngỗng dưới nước lông màu trắng như tuyết, nhà người hoặc là nuôi. Ngược lại âm dưới là hồng mộc. Tục Tự gọi là chim hồng cù chim yểng, cũng là con vịt sống dưới nước, giống như chim nhạn mà nhỏ hơn, có chấm đỏ, đầu nhỏ lông màu xanh. Ở trong ở cao trên cây, cổ dài chân cao mỏ dài.

Miên-quảng: Ngược lại âm trên là di tiên. Ngược lại âm dưới là khổ hoảng.

Thái huyễn: Ngược lại âm dưới là huyền quyên. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Tơ lụa dệt thành màu sắc rực rỡ gọi là huyễn. huyễn là y phục có màu rất sáng, chói rựa, chữ viết từ bộ Mịch thanh huyễn âm huyễn đồng với âm trên, đều là chữ hình thanh.

Hào thiện: Ngược lại âm trên là hiệu giao. Tực Tự cho rằng: Viết đúng thể đơn viết thành chữ hào. Sách Khảo Thanh cho rằng: Thịt phơi khô, sách Tập Huấn cho rằng: Thuộc loại trái cây phơi khô. Âm dưới là thiện. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: thiện là thức ăn dâng lên, đem vào. Nay gọi là món ăn ngon, đều gọi là chân thiện, chữ viết từ bộ Nhục thanh thiện. Kinh văn viết từ bộ Thực viết thành chữ thiện. Tục Tự cho rằng: Chẳng phải. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Chữ này không có nghĩa. Kinh văn không dùng chữ này.

Thuần tịnh: Ngược lại âm thuận luân chữ viết đúng thể. Kinh văn viết chữ thuần, hoặc là từ bộ Thủy viết thành chữ thuần đều là chữ biến thể. Văn thông dụng thường hay dùng.

Vực thị: Ngược lại âm trên dăng tức. Sách Khảo Thanh cho rằng: Trợ giúp. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Vũ đến bộ Lập, chữ hội ý.

 

KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA

QUYỂN 6

Quyển này kinh văn viết thiếu có chữ khó. Tuy nói là chữ Phạm ba mươi bốn chữ văn trùng lập, nói lại nhiều lần. Giải thích chữ nghĩa thâm sâu. Lại nói trợ giúp Ma pháp ban đầu nói bốn mươi bốn loại thế gian, pháp lửa, thần lửa. Chữ sau lại nói mười hai pháp không thể nghĩ bàn. Xuất thế gian lửa và thần lửa, tương tợ trong chân ngôn, gom lại bên trong giải thích đầy đủ rồi. Trong kinh này nói là tiếng Phạm, dùng chữ phong tương đương, cho nên không lấy âm.

Diện bổ: Ngược lại âm phò vũ. Chữ Tượng Thanh. Sách Vận Anh cho rằng: Xương hai bên má, hoặc là viết chữ liệt này đồng nghĩa.

 

KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA

QUYỂN 7

Khám quật: Ngược lại âm trên là khảm cam. Sách Quảng Thất cho rằng: Khám là xây thành mồ mả, âm thà là âm thành. Sách Khảo Thanh cho rằng: Đục vách núi làm cái hang. Sách Thuyết Văn cho rằng: Hang của rồng nằm, chữ viết từ bộ Kim đến chữ long. Trong kinh văn viết từ bộ Hợp viết thành chữ khám này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là khổ cốt hoặc là từ bộ Thổ viết thành chữ quật. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Xây nhà bằng đất, lấy đất làm vách tường. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ Huyệt thanh khuất.

Tân phân: Ngược lại âm trên là Thất tân. Ngược lại âm dưới là phấn văn. Tự Thư cho rằng: Hoa bay loạn xa rơi xuống.

Tiêu cốc: Ngược lại âm trên là tiêu. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: tiêu là tên gọi chung tơ lụa xưa nay. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: tiêu là vải lụa mịn, thường dùng để vẽ hoặc viết chữ. Lại gọi là vải lụa hoa. Ngược lại âm dưới là hồng mộc. Thích Danh cho rằng: Cánh buồm, đều là chữ hình thanh.

Bính hiện: Ngược lại âm trên là binh mảnh. Gọi là chiếu sáng rực rỡ.

Nãi tu: Ngược lại âm trên là nãi chữ nãi cổ.

Tam-ma-tỏa-đa: Âm tỏa ngược lại âm tòa dĩ. Tiếng Phạm, Đường

Huyền Trang cho rằng: Đẳng dẫn. Trong luận Du-già nói rằng: Gọi là Thắng diệu địa, lìa được trạo cử hôn trầm v.v… bình đẳng, có thể dẫn tới các công đức, cho nên gọi là đẳng dẫn, là tên khác của định vậy.

Đạm phạ: Ngược lại âm trên là đàm lam. Âm dưới là phách. Tâm chí an thần điềm tĩnh. Trong kinh văn viết từ bộ Thủy viết thành chữ đạm bạc là chẳng phải nghĩa kinh dùng.

Cao xa hạt: Ngược lại âm trên là cáo. Sách Khảo Thanh cho rằng: Lấy dầu đặc trơn bỏ vào trục xe là xe chạy mau. Ngược lại âm dưới nhàn kiết. Hoặc viết chữ hạt này cũng thông dụng, gọi là chì của đầu trục xe.

 

PHÁP BIẾN CHIẾU NHƯ LAI NIỆM TỤNG

Ngài Thiện Vô Úy trước dịch.

Đôn sùng: Ngược lại âm trên là đô côn. Sách Khảo Thanh cho rằng: đôn là kính, tôn trọng. Sách Thuyết Văn cho rằng: Khoang dung, viết đúng chữ đôn này. Kinh văn viết chữ đôn văn thường hay dùng.

Lệ hành: Ngược lại âm lực trệ. Sách Tập Huấn cho rằng: Gắng sức chữ viết từ bộ Lực thanh lệ, âm lệ đồng với âm trên.

Thành khẩn: Ngược lại âm khẳng ngân. Sách Khảo Thanh cho rằng: khẩn là chí thành, tin tưởng. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Tâm thanh khẩn, âm khẩn đồng với âm trên.

Tức liệt: Ngược lại âm liên niết. Tự Thư cho rằng: Bẻ gãy chữ viết từ bộ Thủ.

Bất đàn cù lao: Ngược lại âm trên là đàn lan. Ngược lại âm dưới là cụ ngu.

Loa bôi: Ngược lại âm trên lỗ hòa. Ở trong biển lớn có loại con trai giống như con ốc sên. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Con sò, âm đệ là âm di, âm du là âm du. Là khi con sò mở miệng ra là có ly nước.

Khiết hạ thần: Ngược lại âm nghiên kiết. Gọi là cắn chết.

Vi tiêu: Ngược lại âm tiêu diệu. Sách Vận Thuyên cho rằng: Cái bao dựng lưỡi dao đã giải thích rồi.

Thượng huy hư không: Ngược lại âm hủy vi, dùng tay kéo cánh cửa phòng thất ra.

Tân huân: Âm huân. Thuộc loại rau như: Kinh giới, hành, hẹ, tỏi.

La-bặc: Ngược lại âm dưới là bằng tỷ. Củ cải, hoa màu tím rễ lớn, vốn là loại rau xanh tốt um tùm.

Xuân thái: Ngược lại âm truất luân. Tên của loại cây.

 

PHÁP TỲ LÔ GIÁ NA NHƯ LAI YẾU LƯỢC NIỆM TỤNG

Ngài Kim Cang Tam Tạng dịch.

QUYỂN THƯỢNG

Chữ đảo: Ngược lại âm trên là chư chữ. Sách Khảo Thanh cho rằng: Cồn nhỏ, cũng viết chữ chữ này. Ngược lại âm dưới là đao lão. Sách Thuyết Văn cho rằng: Ở giữa biển có núi có thể dựa vào dừng nghỉ gọi là đảo. Chữ viết từ bộ Sơn thanh điểu, hoặc viết chữ đảo này cũng viết chữ đảo này đều đồng.

Trách thụ: Ngược lại âm trên là trương cách. Gọi là mở ra căng ra, chữ viết từ bộ Thạch đến chữ trách. Ngược lại âm dưới là thù chủ, viết đúng từ bộ Đậu đến bộ Lập chữ viết thường hay dùng.

An ngạch: Ngược lại âm nha cách. Sách Thuyết Văn cho rằng: ngạch là cái trán, chữ viết từ bộ Hiệt đến bộ Cách thanh tĩnh. Kinh văn viết từ bộ Khách viết thành chữ ngạch, văn thường dùng. Xưa nay chánh tự cho rằng chẳng phải.

Giao huyễn: Ngược lại âm dưới là uyễn hoán. Kinh văn viết từ bộ Nhục viết thành chữ uyễn, văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: Cùi chỏ phía sau. Viết đúng từ bộ Thủ đến bộ Xoa thuộc văn cổ, chữ trảo viết từ bộ Mục, chữ hội ý.

Quán ư: Ngược lại âm khai hoạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: Thói quen lâu ngày, chữ viết từ bộ Thủ thanh quán.

Tu nhụy: Ngược lại âm dưới là nhuy trùy, những sợi lông nhỏ trong nhụy hoa.

Bỉ khải: Ngược lại âm khai đại. Sách Khảo Thanh cho rằng: khải là áo giáp. Ngược lại âm khang cải.

 

PHÁP TỲ LÔ GIÁ NA NHƯ LAI YẾU LƯỢC NIỆM TỤNG

QUYỂN THƯỢNG

Linh đạt: Ngược lại âm trên là lịch đinh. Âm dưới là Đường lạc.

Sám tự: Ngược lại âm vũ cảm.

Tôn cứ: Ngược lại âm trên tồn, âm dưới là cứ.

Đoàn thực: Ngược lại âm trên là đoạn loan. Quảng Nhã cho rằng: Vắt lại, vắt tròn lại. Sách Lễ Ký cho rằng: Không được có cơm để thành cục. Sách Thuyết Văn cho rằng: Vo tròn lại. Chữ viết từ bộ Thủ thanh đoàn.

Quán sái: Âm trên là quản. Sách Thuyết Văn cho rằng: Rửa tay, chữ viết từ bộ Cửu đến bộ Thủy, đến bộ Mảnh, chữ hội ý. Ngược lại âm dưới là tây lễ, hoặc là viết chữ tẩy này. Sách Thuyết Văn cho rằng: Tẩy rửa quét dọn sạch sẽ, chữ hình thanh.

 

 

KINH KIM CANG ĐẢNH LƯỢC DU GIÀ

Kim Cang Trí dịch.

QUYỂN 1

A-xúc-bệ: Ngược lại âm sơ cúc. Ngược lại âm tỳ-mê. Tiếng Phạm, Đường Huyền Trang cho rằng: Vô Động Phật.

Lam tự: Ngược lại âm Lãm tự, uốn cong lưỡi lên đọc, tức là tiếng Phạm.

Xúc-mi: Ngược lại âm tửu dục.

Thấu khẩu: Ngược lại âm sưu trứu, cùng với âm sưu cũng đồng chữ viết từ bộ Thủy là đúng: Cố Dã Vương cho rằng: Lấy nước súc miệng. Kinh văn viết từ bộ Khẩu viết thành chữ. Văn thường hay dùng.

Ốt-câu-trá-tọa: Ngược lại âm ôn-cốt. Tiếng Phạm. Trong chú giải rằng: Cái mông đít không dính đất, không ngồi trên đất, âm đồn, ngược lại âm độn hồn, chữ viết từ bộ Nhục thanh đồn.

Sất khát: Ngược lại âm trên là sân lật. Ngược lại âm dưới là ha cát.

Trừu trịch: Ngược lại âm trên Sửu lưu. Ngược lại âm dưới là Trình kích, đều là chữ hình thanh.

 

KINH KIM CANG ĐẢNH LƯỢC DU GIÀ

QUYỂN 2

Thượng ngạc: Ngược lại âm ảng các. Sách Khảo Thanh cho rằng:

Chữ viết từ bộ nhục viết thành chữ ngạc. Kinh văn viết từ bộ Xỉ viết thành chữ ngạc văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: Viết chữ cốc ngược lại âm cường các. Là hàm ếch trong miệng hàm trên, há miệng ra đọc. Giống như trong văn kinh có sửa đổi lại. Văn cổ vốn không có chữ này. Các bậc tiên hiền trước tùy theo câu tục ngữ mà viết ra sách, hoặc từ bộ Nhục, hoặc từ bộ Xỉ, đều chẳng phải chữ đúng. Tương Truyền rằng: Cùng dùng âm ngũ các. Xưa gọi là tiểu.

Luyện lạp: Ngược lại âm trên là liên điện. Cây nến cháy, từ từ chảy ra sáp làm tiêu mòn đi, hoặc là nung kim loại cho chảy ra, khiến cho mềm nhuyễn.

Ngọc chẩm: Ngược lại âm châm nhẫm. Là cái gối kê sau gáy.

 

KINH KIM CANG ĐẢNH LƯỢC DU GIÀ

QUYỂN 3

Xuất thiếu: Ngược lại âm triệu điểu. Sách Tập Huấn cho rằng: Thiếu là nhìn ra xa, chữ viết từ bộ [T548] Mục thanh triệu. Kinh văn viết từ bộ Nguyệt là chẳng phải.

Tứ biên duyên: Ngược lại âm duyệt quyến, chữ Khứ thanh. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Đường dây tơ viền ở đường biên dùng để trang sức cho đẹp, chữ viết từ bộ Mịch. Chữ mượn âm. Kinh văn viết từ bộ Thủ viết thành chữ truyền. Gọi là Tào Truyền, chẳng phải nghĩa đây dùng.

Khoát khiếp: Ngược lại âm trên là khoan quát. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: khoát là lâu ngày cách xa, cũng là rộng rãi: Xưa nay chánh tự cho rằng: Rộng rãi không gò bó, chữ viết từ bộ Môn thanh hoạt.

Phách quá: Ngược lại âm ba mạch. Tách ra, xẻ ra.

Kỵ mạch: Am mạch. Sách Khảo Thanh cho rằng: Nhảy vượt qua. Sách Thuyết Văn cho rằng: Hoặc là viết chữ mạch này chữ cổ. Chữ viết từ bộ Mã thanh mạc.

Nguyệt vựng: Am vận. Sách Khảo Thanh cho rằng: Khí quầng sáng bên mặt trời, mặt trăng, hoặc là màu xanh, màu đỏ, quang mặt trời, mặt trăng giống như bánh xe lăn.

Bát khai: Ngược lại âm trên là bát, chữ viết từ bộ Thủ.

Đàn chỉ: Ngược lại âm đản nan. Làm năm đầu ngón tay bẻ co lại, lấy ngón tay cái bắn ra khiến làm ra tiếng.

Kiền chùy: Âm trên can. Ngược lại âm dưới là trụy truy, chữ viết từ bộ Mộc thanh truy. Kinh văn viết chữ truy này, văn thường hay dùng là chẳng phải.

Phi tiết: Ngược lại âm diên kết. Chữ viết từ bộ Thủ. Dùng tay kéo kinh văn viết từ bộ Mịch viết thành chữ tiết là chẳng phải.

 

KINH KIM CANG ĐẢNH LƯỢC DU GIÀ

QUYỂN 4

Hồ ma tiết: Ngược lại âm tiên tiết, đạp giả cho nát vụn ra thành mạt vụn.

Trù lâm: Ngược lại âm Trụ sưu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: trù là đông nhiều dày đặc. Quảng Nhã cho rằng: Đông đúc.

Lư lộc: Ngược lại âm trên là lũ trữ. Ngược lại âm dưới là lộc.

Yểm mạt kỳ nhãn: Ngược lại âm loan bát. Sách Khảo Thanh cho rằng: Bó buộc lại.

Xế khai: Ngược lại âm xuông khế, chữ viết từ bộ Thủ, thanh chế.

Nhiên chi: Ngược lại âm niên điển.

Nhãn ế: Ngược lại âm anh kế. Có miếng màn trắng che con mắt.

Tạc quân trà: Ngược lại âm trên là tạng lạc. Sách Vận Thuyên cho rằng: Đục xuyên thủng qua. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Nghiệp đến bộ Cửu, đến bộ Thù, đến bộ Kim. Chữ hội ý, chữ quân trù là tiếng Phạm. Đường Huyền Trang cho rằng: Địa hỏa lư tức là Hộ ma lư.

Tân toàn hỏa: Ngược lại âm tổ quan. Đây là lấy ý, tân là sạch không dơ uế, dùng thiết chì đập vào đá khiến cho ra lửa cũng được, hoặc dùng tre cọ xát khiến cho ra lửa cũng được.

Tương bạn: Ngược lại âm bàn mãn bạn là khiến cho hòa nhau đều nhau.

 

 

KINH KIM CANG ĐẢNH ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Bất Không Tam Tạng dịch.

QUYỂN THƯỢNG

Diêu kích: Ngược lại âm dưới là kinh diệc. Cố Dã Vương cho rằng: kích là sạch. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Cảm kích. Sách Thuyết Văn cho rằng: Nước bị ngăn lại tức là nước chảy mau bị ngăn lại nên bắn lên dợn sóng, chữ viết từ bộ Thủy thanh kích.

A-bà-pha-na-già: Tiếng Phạm, Đường Huyền Trang nói rằng: Quán vi tế Kim cang cũng gọi là theo chân khởi dụng.

Sát-na khoảnh: sát-na là tiếng Phạm. Đường Huyền Trang không có phiên dịch đúng; Theo Câu-xá Luận cho rằng: Chứa một trăm hai mươi sát-na thành một Đát-sát-na; chứa sáu mươi Đát-sát-na là một Lạp-phược chứa ba mươi Lạp-phược là một du khoảnh; chứa ba mươi tu du khoảnh thành một ngày một đêm; tính một ngày một đêm có ba mươi mạc-hồ-luật-đa. Chín trăm Lạp-phược, có năm vạn bốn ngàn Đát- sát-na. Có sáu trăm vốn mươi tám vạn sát-na, thì lúc đó trong rất mau không quá sát-na, lấy giờ tý, sửu v.v… là mười hai tiếng đồng hồ, phân ra mỗi một giờ thì trong đó từ giờ mão đến giờ thìn có năm mươi bốn vạn sát-na.

Huy dước: Âm trên là huy. Ngược lại âm dưới là dương dược.

 

KINH KIM CANG ĐẢNH ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN TRUNG

Phúng vịnh: Ngược lại âm trên là phong phụng. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Đọc thuộc lòng văn gọi là phúng, lấy âm thanh tiết đọc lên gọi là tụng. Lời tựa Mao Thi Truyện nói rằng: Nói bóng gió trên, nói bóng gió mà hóa ra dưới, dùng lời bóng gió để chê trách người khác. Chữ hình thanh. Theo tựa Mao Thi Truyện nói rằng: Nói không đầy đủ, ý nghĩa cho nên than thở, thở than, không đủ nửa lại ca vịnh, ca vịnh không đủ nửa, cho nên lấy tay mà múa hát, diễn đạt cho người khác hiển vậy.

Đồng bộc: Âm trên là đồng. Trịnh Tiễn chú giải sách Lễ Ký rằng: đồng là cậu bé chưa quá mười lăm tuổi nên chưa đội mũ trên đầu. Ngược lại âm dưới là phùng mộc. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: bộc là người giúp việc. Sách Lễ Ký cho rằng: Người làm việc ở trong nhà gọi là bộc. Cố Dã Vương cho rằng: Người điều khiển xe ngựa. Sách Thuyết Văn cho rằng: Quan Cấp Sử.

Cứ ngạo: Ngược lại âm trên là cư ngự. Quảng Nhã cho rằng: cứ là khinh lờn. Sách Thuyết Văn cho rằng: Không tuân theo, chữ viết từ bộ Thanh cứ. Ngược lại âm dưới là ngũ cáo. Quảng Nhã cho rằng: Ngạo mạn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Không cung kính. Sách Thuyết Văn cho rằng: Cũng là khinh lờn, chữ viết từ bộ Nhân thanh ao.

Điền sức: Ngược lại âm trên là điền luyện. Mượn âm dùng vốn là âm điền. Ngược lại âm dưới là thăng chức. Lấy vật báu làm đồ trang sức của phụ nữ, hình hoa bằng kim loại, trên có khảm vàng.

 

KINH KIM CANG ĐẢNH ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN HẠ

Sâu Trịch: Ngược lại âm trên tạo sưu. Sách Khảo Thanh cho rằng: Lấy ngón tay móc lấy vật, xem tay mà cân lường trên cây đàn, dùng chày Kim cang mà ném quăng đi, làm trò múa hát.

Hoàn bát: Ngược lại âm trên là quan hoạn. Chữ mượn âm. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: hoàn xâu xuyên suốt qua cái áo, vốn là âm hoạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: Áo giáp, chữ viết từ bộ Thủ đến bộ Hoàn thanh tĩnh.

 

PHÁP PHỔ THÔNG CHƯ TÔN DU GIÀ NIỆM TỤNG

Huỳnh triệt: Ngược lại âm uynh hồi. Tống Thúc Trọng chú giải kinh Thái Huyền rằng: Chỗ gọi là huỳnh đó là con đường lờ mờ không sáng tỏ. Quảng Thất cho rằng: Huỳnh là cọ xát mài. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Ngọc đến bộ Huỳnh thanh tĩnh. Ngược lại âm dưới là triền liệt. Sách Vận Thuyên cho rằng: triệt là thấu suốt xuyên qua.

Thúc yên: Ngược lại âm trên là Thăng nhục. Cố Dã Vương cho rằng: Qua lại rất nhanh. Sách Thuyết Văn cho rằng: Con chó chạy, chữ từ bộ Khuyễn thanh thúc âm thúc là âm do.

Xúc như bảo hình: Ngược lại âm tửu dục. Sách Khảo Thanh cho rằng: Cấp tốc mau chóng. Xưa nay chánh tự cho rằng: Cùng khổ bức bách, chữ viết từ bộ Xúc thanh túc.

Quải khinh: Ngược lại âm trên là quái. Sách Khảo Thanh cho rằng: quải là treo lên. Ngược lại âm quái cũng giải thích đồng với âm trên.

Tiệm súc: Ngược lại âm dưới là sở lục. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Xúc là thâu lại. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Súc là thối lui. Sách Thuyết Văn cho rằng: Tung hoành ngang dọc, loạn, chữ viết từ bộ Mịch thanh túc.

Cách tỷ: Trên là chữ cách. Sách Thuyết Văn cho rằng: Lột da con thú, lấy da làm dép, giày. Văn cổ viết chữ cách từ ba bộ Thập. Phàm là ba mươi năm là một đời, mà con đường đạo lại là cái da biến đổi chữ viết từ bộ Cửu. Nay theo tĩnh lược viết chữ cách này. Ngược lại âm dưới là sư tử. Gọi là giày dép, lấy da làm mà làm giày dép, cho nên gọi là giày da, tức là ở nước Ngũ Thiên Trúc. Lấy da lan dép, cho nên trong kinh nói rằng: Không thắt dây lưng bằng da không mang giày dép da.

 

PHÁP DU GIÀ SÁI DIỆU LƯỢC TU HẠNH

(Không có chữ khó nên không giải thích âm.)

 

 

KINH KIM CANG ĐẢNH MẠN THÙ THẤT LỢI NGŨ TỰ TÂM

Như đinh quyết: Ngược lại âm quyền nguyệt. Quảng Nhã cho rằng: quyết là trụ cột buộc trâu. Theo chữ quyết đó là chắc chắn như chì, như trúc, như dây quấn vào cây, như đinh đóng vào cột, và trên vách tường. Xưa nay chánh tự viết từ bộ Mộc thanh quyết. Kinh văn viết chữ thuyên gọi là Cây cấm vào đất là quyết. Khi Triều Thiên Hậu, có người giả tạo bước vào tìm kiếm, bèn dừng lại bị bệnh không thể đi được; nên dùng đây mà nói Ấn quyết Kim cang.

Độc cổ: Âm dưới là cổ. Chỉ có riêng trên dưới chày Kim cang là cao nhất. Chữ viết từ bộ Nhục đến bộ Thù.

Niết tấn lực: Ngược lại âm trên niên kiết, niết là nắn, nặn tượng, vo tròn.

Dung thoán: Ngược lại âm Thô loạn. Sách Tiêu Nhã cho rằng: Thoán là bỏ trốn, chữ tượng hình.

Hạp trí tự: Âm trên là hạp. Gọi là khép cánh cửa lại. Trong pháp niệm tụng này, trong các chữ chân ngôn, rất sai lầm, không thể giải thích âm. Ngài Tuệ Lâm dựa theo bổn tiếng Phạm tái dịch đầy đủ trong chân ngôn trong tập quyển xin mời xem xét lại.

 

PHÁP VĂN THÙ SƯ LỢI NGŨ TỰ KỆ TỤNG

Tinh tấn khải: Ngược lại âm khổ cải. Gọi là áo giáp.

Ốc thổ: Âm ốc: Ốc là tưới lên ruộng đất phì nhiêu, đã khô cằn hư hoại.

Thải xuyết: Ngược lại âm dưới đô quát. Nhặt lấy, lựa chọn.

Thúc lật: Ngược lại âm trên Túc dũng. Ngược lại âm dưới là lân thất.

Phổ liệu: Ngược lại âm lực điếu chiếu đến chỗ tối là sáng tỏ.

 

PHÁP KIM CANG ĐẢNH VĂN THÙ SƯ LỢI NGŨ TỰ CHÂN NGÔN

Huýnh thọ: Ngược lại âm huỳnh dĩnh, chữ thượng thanh. Sách Vận Anh cho rằng: Huýnh là đi xa, riêng lẻ chữ viết từ bộ Xước thanh quýnh âm quýnh ngược lại âm quý dinh. Kinh văn viết từ bộ Hướng là chẳng phải.

Vinh triệt: Ngược lại âm trên uynh minh, chữ khứ thanh. Sách Vận Anh cho rằng: Châu ngọc chiếu sáng chữ viết từ bộ Kim đến bộ Uynh thanh tĩnh. Kinh văn viết từ bộ Ngọc, văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là triền liệt. Sách Vận Thuyên cho rằng: triệt là thông suốt, dấu tích, chữ viết từ bộ Xước thanh triệt.

Lưỡng bát: Âm bác. Gọi là hai vai, chữ viết từ bộ Cốt đến chữ bác thanh tĩnh. Kinh văn viết từ bộ Nhục viết thành chữ bác là chẳng phải, chữ hình thanh.

 

PHÁP KIM CANG ĐẢNH DU GIÀ TU TẬP TỲ LÔ GIÁ NA TAM MA ĐỊA

Hồ quỳ: Ngược lại âm quỳ vi, đầu gối bên phải quỳ xuống đất, đầu gối bên trái thẳng, có nguy cơ ngồi, hoặc gọi là cùng nhau quỳ.

Chuyển khu: Ngược lại âm xung chu. Gọi là cửa, khuỷu tay. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Cánh cửa cái then gài cửa. Hàn Khang Bá chú giải sách Chu Dịch rằng: cái theo là chủ đầu máy phát động. Xưa nay chánh tự viết từ bộ Mộc thanh khu, âm phi là âm phi chữ cổ xưa nay.

Bính hiện: Ngược lại âm binh vĩnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: Sáng. Sắc thái văn vẻ sáng, rực rỡ. Chữ viết từ bộ Hỏa thanh bính, âm bính đồng với âm trên.

Thượng ngạc: Ngược lại âm trên là ảng các. Tục tự cho rằng: chẳng phải chữ đúng. Sách Thuyết Văn cho rằng: Trong miệng hàm trên há ra tượng hình cũng viết chữ cốc âm cốc ngược [T549] lại âm cường lược. Giống như trong miệng hàm ếch trên.

Uynh nhiễu: Ngược lại âm huỳnh dinh. Sách Khảo Thanh cho rằng: Hai tây đang vào buộc lại quấn quanh buộc chặt lại. Chữ viết từ bộ Mịch đến bộ Dinh thanh tĩnh.

 

 

PHÁP TAM THẾ KIM CANG DU GIÀ QUÁN TỰ TẠI TÂM CHÂN NGÔN

Tịnh Hạnh dịch.

Hám vi linh: Ngược lại âm trên là Hàm cam. Quảng Nhã cho rằng: Hám là dao động. Sách Thuyết Văn cho rằng: Lung lay, lắc lư chữ viết từ bộ Cảm, âm dưới là linh.

Mạt kỳ nhãn: Ngược lại âm Loan bát.

Nại chi: Ngược lại âm nan đát.

Phách Liên Hoa: Âm trên là bách dung tay tách ra, xẻ ra.

Kê linh: Ngược lại âm lịch đinh. Lông cánh chim.

Xúc như: Ngược lại âm trên là tinh dục. Chữ viết từ bộ Thích thanh túc.

Dẫn dương: Ngược lại âm dương thượng chữ khứ thanh.

 

 

KINH KIM CANG ĐẢNH PHÁP QUÁN TỰ TẠI NHƯ LAI TU HÀNH

Hà ế: Ngược lại âm trên Hạ-da. Sách Khảo Thanh cho rằng: Viên châu ngọc có tỳ vết. Chữ viết từ bộ Ngọc thanh hà. Ngược lại âm dưới là anh kế. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: ế là dùng quạt che lại. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: Che đậy, dìm che, chữ viết từ bộ Vũ thanh ế, âm ế đồng với âm trên.

 

 

PHÁP TU BÁT NHÃ BA LA MẬT DU GIÀ QUÁN HẠNH

(không có âm để giải thích.)

 

 

PHÁP QUÁN TỰ TẠI NHƯ Ý LUÂN DU GIÀ

Mãn-nê Tự Tại Vương: Tiếng Phạm, Đường Huyền Trang giải thích rằng: Lễ bái. Tự Tại Vương đó là Phật Vô Lượng Thọ.

Phùng phát khỏa hắc hình. Ngược lại âm trên Lô quả. Mượn âm dùng tránh Phạm tục húy. Ngược lại âm hoa ngõa. Gọi là cởi áo ra để lộ thân thể hoặc viết chữ khỏa này giải thích cũng đồng nghĩa âm trên.

Phân phúc: Ngược lại âm trên phẫn văn. Ngược lại âm dưới là bằng mục chữ phân phúc đó nghĩa là mùi hương thơm ngào ngạt.

Cấp tháo: Trên là chữ cấp. Sách Thuyết Văn cho rằng: Từ chữ cập thanh diệc. Ngược lại âm dưới là tao đáo. Sách Khảo Thanh cho rằng: Tính nỏng nảy. Cố Dã Vương cho rằng: Thao động, không an, chữ viết từ bộ Túc thanh táo, âm táo ngược lại âm đế đáo.

 

PHÁP KIM CANG ĐẢNH DU GIÀ ĐẠI NHẠO KIM CANG TÁT ĐỎA NIỆM TỤNG (Trước đã dịch)

Bội chúng: Ngược lại âm đôn muội, dây thắt lưng lớn gọi là bội chữ viết từ bộ Nhân đến bộ Phàm. bội tất phải có cái khăn, khăn là làm đồ trang sức cho nên chữ viết từ bộ Cân.

Tả khỏa: Ngược lại âm trên khoa hóa. Sách Khảo Thanh cho rằng: Xương bắp đùi trên; hoặc viết chữ khoa này. Lại là nghĩa ngồi. Kinh văn viết từ bộ Nhục viết thành chữ khoa này là chẳng phải.

Khuynh tà: Ngược lại âm trên là khuyển dinh. Ngược lại âm dưới là tịch sa. Tực Tự và sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết đúng từ bộ Y đến bộ Tà viết lược là chữ tà chữ đúng thể.

Phách định chưởng: Ngược lại âm trên là phạ bách. Sách Thuyết Văn cho rằng: phách làAn ủi vỗ về, chữ viết từ bộ Thủ thanh bách.

Đồng trân: Ngược lại âm tiết tiên. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: trân đó là đến kịp lúc. Sách Thuyết Văn viết từ bộ Chí thanh tần.

Xúc thành: Ngược lại âm sừ giác. Gọi là nung chảy chất Kim cang ra ấn xuống. Sách Cổ Nhã cho rằng: Làm nhỏ lại.

Trịch tán: Ngược lại âm trên là trình kích. Tực Tự cho rằng: Viết từ chữ trích viết thành chữ trịch. Thời nay thường dùng. Ngược lại âm Trương cách. Thường lẫn lộn với nhau cho nên không dùng. Lại viết từ chữ trịnh này, âm dưới tán chữ chánh thể.

Long ngộ: Ngược lại âm trên là lặc dũng. Sách Khảo Thanh cho rằng: Rất quí. Sách Vận Anh cho rằng: Được yêu quí. Giả quì chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Được vinh hạnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: Được địa vị, chữ viết từ bộ Miên thanh long.

Bất thuấn: Ngược lại âm thủy nhuận chớp mắt, hoặc là viết chữ thuấn này cũng đồng nghĩa.

Tự phong: Âm phong.

 

PHÁP HÀNG TAM THẾ ĐẠI MẠN TRÀ LA TRUNG LIÊN HOA BỘ TÂM

Tịnh Hạnh dịch không có âm có thể giải thích.

 

PHÁP KIẾT TƯỜNG THẮNG SƠ DU GIÀ ĐẠI NHẠC KIM CANG TÁT ĐỎA

Vi khứu: Ngược lại âm khải khiếu. Sách Vận Anh cho rằng: Khứu là lỗ hỏng. Sách Thuyết Văn cho rằng: Lỗ trống chữ viết từ bộ Huyệt thanh khiểu.

Phiếm hoa: Ngược lại âm nghiệp phạm. Sách Khảo Thanh cho rằng: phiếm là nổi trên mặt nước. Hoặc là viết chữ phiếm này nghĩa dùng như nhau.

Trắc liệt: Ngược lại âm liên niết hoặc là chữ liệt này, hoặc là viết từ bộ Thủ viết thành chữ liệt. Sách Tập Huấn giải thích rằng: Bẻ gãy. Kinh văn viết từ bộ Mịch viết thành chữ liệt này, này sợi tơ, câu chữ chẳng phải nghĩa đây dùng cho nên không lấy.

Loan cung: Ngược lại âm quyên quan. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Kéo cây cung. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: Mở cây cung phóng mũi tên chữ viết từ bộ Cung thanh luyến âm luyến là âm luyến.

Nhị bể: Ngược lại âm tỳ mễ. Hoặc là viết chữ bể này. Sách Khảo Thanh cho rằng: Xương đùi. Sách Thuyết Văn cho rằng: Xương đùi ngoài, chữ viết từ bộ Cốt thanh ty. Kinh văn viết từ bộ Nhục viết thành chữ tỳ này là chẳng phải chữ vậy.

Khư-trá-ca: Tiếng Phạm. Lấy nghĩa người dịch rằng: Lấy cổ tay phải, tay trái, tiếp cận với nhau lăn tròn mềm mại tán ra mười đầu ngón tay, cùng với tâm trước lật qua ba lần xoay vòng, tâm múa theo rồi trụ lại vui mừng quán sát.

Chiêm chúc: Âm trên là chiêm, âm dưới là chúc. Sách Khảo Thanh cho rằng: Chiêm chúc là nhìn chăm chú. Kỹ càng tỉ mỉ. Sách Tập Huấn cho rằng: Nhiều con mắt quy tụ lại một chỗ, chữ hình thanh.

Nhuận động: Ngược lại âm nhuy thuần. Sách Vận Anh cho rằng: Con mắt lay động liếc nhìn. Sách Khảo Thanh cho rằng: Vô cớ mắt tự động nháy gọi là nhuận, chữ hình thanh.

 

PHÁP GIÁNG TAM THẾ QUÁN TỰ TÂM ĐÀ LA NI

Bất Không Tam Tạng dịch.

Vựng đạm: Âm trên là vận. Gọi là lấy màu sắc rực rỡ, màu nhạc mà vẽ lên tấm vải lụa làm bức tranh.

Tăng bạch: Ngược lại âm tình dăng Hàng dệt bằng tơ lụa, vật thái màu trắng.

Phược phốc: Ngược lại âm Lung diêu. Dùng tay đánh ném xuống đất.

Khước tháp: Trên đúng là chữ khước, dưới là âm đàm hạp. Quảng Nhã cho rằng: Giẫm đạp lên.

Điệu: Ngược lại âm điều diệu. Dùng tay lau chùi, vùng lên, huơ, múa.

 

PHÁP PHỔ HIỀN KIM CANG TÁT ĐỎA DU GIÀ NIỆM TỤNG

Bất Không Tam Tạng dịch.

Tam chế phách hung: Ngược lại âm trên là xương nhiệt: Sách Khảo Thanh cho rằng: Đốn ngã dùng tay kéo ra, chữ viết từ bộ Thủ thanh chế, âm kế là phổ bác. Sách Khảo Thanh cho rằng: Vỗ về an ủi, đánh tác, chữ viết từ bộ Thủ thanh bạch.

Dương diêm: Ngược lại âm diêm tiệm hoặc là viết chữ đạm diêm. Theo chữ dương đó nghĩa ánh sáng rực rỡ của mặt trời mới mọc; là khí dương thắng vượt qua, giống như lửa tu hội ở trên, trạng thái của lửa và khói.

Sái địch: Ngược lại âm trên là tây lễ, âm dưới là địch. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thủ rằng: địch là tẩy trừ dơ uế. Hà Hưu chí giải Công Dương Truyện rằng: Địch là tẩy rửa sạch sẽ. Sách Thuyết Văn viết từ bộ Thủy thanh địch.

 

 

NGHI QUỸ LIÊN HOA GIÁNG TAM THẾ DU GIÀ QUÁN TỰ TẠI TÂM

Bất Không Tam Tạng dịch.

(Không có chữ để giải thích âm)

 

 

PHÁP KIM CANG ĐẢNH DU GIÀ QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT TÂM NIỆM TỤNG

(Không có chữ để giải thích âm)

 

PHÁP QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT TÂM CHÂN NGÔN THÀNH TỰU

( Không có chữ để giải thích âm.)