nhật thiên

Phật Quang Đại Từ Điển

(日天) Phạm: Àditya. Hán âm: A nê để da. Cũng gọi Nhật thiên tử, Nhật thần. Tên của đấng Tạo hóa trong thần thoại Ấn độ, cũng là tên khác của thần Mặt trời (Phạm: Sùrya, Hán âm: Tô lợi da). Sau khi được đưa vào Mật giáo, Nhật thiên trở thành 1 trong 12 vị trời, tức là Đại nhật Như lai trụ trong Phật nhật tam muội, vì lợi ích của chúng sinh mà tùy duyên xuất hiện nơi đời, khi phá các tối tăm thì tâm bồ đề tự nhiên hiển bày, giống như mặt trời chiếu soi hết thảy chúng sinh, cho nên gọi là Nhật thiên. Trong viện Ngoại kim cương bộ trên Mạn đồ la Thai tạng giới, hình tượng vị tôn này ngồi trên cỗ xe 5 ngựa màu đỏ, 2 tay đều cầm hoa sen, có 2 bà phi là: Thệ da (Phạm: Jayà) và Vi thệ da hạm: Vijaya). Nếu là trong bức tranh vẽ 12 vị trời, thì trên bông sen bên tay phải của Nhật thiên còn để Nhật luân, trong Nhật luân có con quạ 3 chân. (X. Thanh long nghi quĩ; Đại nhật kinh sớ Q.5, 10; Bí tạng kí].