nhất nhân

Phật Quang Đại Từ Điển

(一因) I. Nhất Nhân. Cùng một nhân hạnh. Nghĩa là tất cả chúng sinh đều có Phật tính, vì cùng 1 nhân hạnh ấy cho nên đều có thể đạt đến Niết bàn.Kinh Đại bát niết bàn quyển 32 nói: Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều cùng 1 thừa, cùng 1 giải thoát, cùng 1 nhân, cùng 1 quả, cùng 1 vị cam lộ, tất cả sẽ được thường, lạc, ngã, tịnh. II. Nhất Nhân. Chỉ cho nguyên nhân, nguyên lí duy nhất.Các hệ thống triết học Ấn độ đời xưa như: Phệ đà, Áo nghĩa thư, Phệ đàn đa… đều chủ trương 1 nguyên nhân duy nhất sinh ra muôn vật, đó là: Người duy nhất (Phạm: Tad-ekam), Sinh chủ (Phạm: Prajàpati), Tự tại thiên (Phạm: Ìzvara), Phạm (Phạm: Brahman), Ngã (Phạm: Puruwa hay Àtman). Phật giáo phủ định thuyết Nhất nhân này mà chủ trương các pháp đều do nhân duyên sinh. [X. luận Câu xá Q.6, 7; Trung luận sớ (Nguyệt xứng, Prasannapadà, XXVI); phẩm Quán tác giả nghiệp trong Bát nhã đăng luận thích Q.6; phẩm Phá nhân trung vô quả trong Bách luận Q.hạ; Câu xá luận quang kí Q.7].