NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

QUYỂN MỘT

Chương bốn

Mar 18th, 1990

Kính thưa Đại Đức trụ trì,
cùng chư vị Đạo Hữu…,

Vừa rồi, quí vị vừa tụng xong thời kinh, có nói đến chữ “trí vi tế.” Nhân đây, tôi cũng xin nhắc qua, trong tất cả mức gọi là vô trước vô phược giải thoát hồi hướng, cũng có nhắc tới trí vi tế. Mà chúng ta cũng cần hiểu rằng, tất cả sự tu hành là chỉ cốt đi đến bình diện vi tế đó mà thôi. Tâm chúng ta rất thô kệch, và năm căn như mắt, mũi, v.v… cũng rất thô kệch, nên ta cần mài cái tâm đến chỗ vi tế và nhu nhuyễn, để không chấp chước, có thể nhập vào bình diện sâu hơn, đồng thời, được cái mắt vi tế, hoặc năm căn vi tế. Tu hành chỉ là vậy, nên càng lên cao, mắt của mình càng thênh thang hơn, chúng ta sẽ được thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn và sau cùng là Phật nhãn. Nên nếu quí vị có thì giờ, thì nên đọc kỹ lại phẩm này. Mà ta cũng cần hiểu rằng, trí vi tế cũng là trí rộng lớn, hay trí như biển, vì tâm thức con người cần chuyển từ cực độ này sang cực độ kia, còn chúng ta cứ đứng ở giữa, nhìn thây lắt lay được một chút khúc giữa. Khi nào chúng ta đi sâu được vào cái vi tế cực nhỏ, thì đồng thời chúng ta cũng nhập được vào cực lớn, vì vậy, lúc đó ta có thể nhìn thấy vật rất nhỏ, cũng đồng thời nhìn thấy vật rất lớn.

Bây giờ, xin trở lại phẩm nhập pháp giới…

Trong lần trước, chúng ta đã đến vị thiện tri thức thứ 4, hôm nay, chúng ta lại dở lại cuốn tiểu thuyết rất kỳ diệu và khó hiểu này để theo dõi những diễn biến sau…

Nhưng trước khi đi vào kinh, tôi muốn nhắc mấy điểm để quí vị dễ hiểu những đoạn đó. Chúng ta đọc kinh, thường hay gặp phải danh từ ‘Trang nghiêm,” như Thiện Tài đến vị thiện tri thức thứ 5 thì trong kinh nói đến chữ “vô ngại giải thoát trang nghiêm,” đến ngài thứ 6 là ngài Hải Tràng thì thấy có chữ “phổ trang nghiêm,” rồi mấy vị sau cũng thấy nói đến “phổ trang nghiêm,” rồi sau cùng đến ngài Di Lặc thì gọi là “diệu trang nghiêm.” Vậy chữ trang nghiêm, phổ trang nghiêm và diệu trang nghiêm khác nhau thế nào? Nó là cái gì??? Trong nhà Phật, thường dùng chữ trang nghiêm để chỉ cho tàng thức thứ tám, đã chuyển.thành Bạch Tịnh Thức, rồi đến cảnh giới hiện ra trong đó, tức là pháp giới. Khi nào nói về các cảnh giới nơi thọ ấm, tưởng ấm… kinh không bao giờ dùng chữ trang nghiêm, nhưng khi lọt vào tàng thức lặn sâu vào trong đó, thì bây giờ mới dùng chữ trang nghiêm. Trước hết là trang nghiêm thôi, rồi đến phổ trang nghiêm, tức là trang nghiêm tất cả mọi nơi, rồi đến chữ diệu trang nghiêm, nghĩa là tất cả mọi nơi, đều là những cảnh giới chập chùng kỳ diệu, mà nếu càng ngày hành giả càng đi sâu vào tàng thức, thì tàng thức ngày càng nở ra bao trùm pháp giới. Vì vậy, gọi là diệu trang nghiêm.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm thứ hai mươi bảy, gọi là “Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự.” Phẩm này có hai nghĩa, một nghĩa thực, và một nghĩa tượng trưng. Nghĩa tượng trưng là diệu trang nghiêm chỉ cho tàng thức đó. Còn nghĩa ngoài đời là ở thời đó, rất xa xưa, có một vị vua tên là Diệu Trang Nghiêm, có hai người con tên Tịnh Nhãn, và Tịnh Tạng, ông vua cha lại theo ngoại đạo. Vì sao gọi là ngoại đạo? Vì ông vua này, tu hành vào được tàng thức rồi thì dừng ở đó, không đi sâu thêm nữa. Nói cách khác, nhà vua vào đến tàng thức rồi, nhưng không chịu thanh tịnh hóa không hải đó, để diệt những phần vọng và chuyển thành Bạch Tịnh Thức hay Vô Cấu Thức. Vì vậy, không đạt được đạo quả, chỉ hưởng sự trầm không thú tịch thôi, nên tuy tu cao như vậy, nhưng nhà Phật vẫn gọi là ngoại đạo. Còn các vị Thanh Văn vào được đó mà dừng chân lại, hưởng cái Niết Bàn cho chính mình thôi thì vị đó gọi là tà kiến. Và chư Phật luôn khuyến cáo phải đi lặn sâu vào không hải, gột tất cả phần vọng, chuyển tàng thức thành Như Lai Tạng xuất triền, tức là Diệu Tâm, cũng là Bạch Tịnh Thức. Nếu còn trộn lẫn với vọng thì Tàng thức gọi là “Như Lai Tạng tại triền” hay là “tàng thức sơ năng biến”… Thì vị vua Diệu Trang Nghiêm này đã tu hành cao rồi, nhưng khi mấp mé không hải thì không chịu đi sâu hơn nữa, không mong cầu tiến đến Phật quả, chỉ ngồi lỳ ở đó thôi để hưởng thiền lạc. Nhưng vua có túc duyên rất nhiều với Phật pháp, vì vậy hai người con mới thọ sanh vào nhà ông, và hai vị đều là Bồ Tát cả, tức là Tịnh Tạng, và Tịnh Nhãn. Hai vị này muốn làm cho cha phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, khởi đại bi đi vào Phật quả. số là hai người con này, một người đã đắc Pháp Hoa tam muội, một người đắc Ly Chư ÁcThú tam muội. Hai vị bèn dùng thần thông hiện đủ thứ thần biến như bay lên hư không, hiện thân lớn như núi, rồi hiện thân nhỏ như hạt cát, hoặc trên thân tuôn ra nước, dưới thân tuôn ra lửa, đi qua núi đá như đi trên hư không v.v… Vua cha thấy vậy lấy làm lạ hỏi rằng: Sao cha không thấy ngoại đạo có những phép như thế, các con học ở đâu vậy, và thầy các con là ai? (Nên ghi rằng đối với một vị tu cao như thế, mà muốn độ cũng phải dùng thần thông để nhiếp phục cha mình). Hai người con đáp con học ở vị Phật (tên là gì tôi cũng quên mất). Vua cha mới hớn hở đi đến, nghe Phật thuyết pháp, sau bỏ ngôi vua truyền lại cho em rồi xuất gia, về sau được Phật thọ ký.

Nói như vậy để quí vị hiểu rằng, khi vào đến tàng thức thì gọi là bắt đầu đi vào cảnh giới trang nghiêm. Nên trong kinh, thường dùng những chữ rất ẩn mật nhưng rất xác đáng, như ngài đầu tiên gọi là trang nghiêm, sau đó là phổ trang nghiêm, cuối cùng là diệu trang nghiêm. Đó là điểm thứ nhát, còn điểm thứ hai là Thiện Tài khi mới đi tìm cầu thiện tri thức, câu hỏi đặt ra là: ngài đã biết biến hóa chưa? Và tại sao không bị ma chướng?

Bây giờ nói đến chuyện biến hóa trước. Khi ngài mới gặp ngài Đức Vân, vị thiện tri thức đầu tiên, lúc đó tâm thức của Thiện Tài đã vượt qua tứ thiền rồi, mới chớm đi vào không hải. Mà qua tứ thiền là đã biết một ít biến hóa, nhưng không biến hóa được nhiều. Còn sở dĩ ngài không bị “ma chướng” là vì khi một hành giả tu thiền, lúc vượt thọ ấm và tưởng ấm, thường bị ma chướng nặng nề về tình dục nhưng tới hành ấm và thức ấm thì không còn bị thiên ma não hại nữa. Song ở đây, lại bị 2 chướng nặng nhất là kiêu mạn và luyến ái pháp, vì khi đắc được quả này, hành giả dễ luyến ái nó nên bám chặt vào mà không tu lên được. Nên trong kinh, sau đây có rất nhiều vị thiện tri thức khuyên nói về điều này, vì với sức định mạnh như vậy mà khởi kiêu mạn thì sẽ trở thành Thiên Ma. Sở dĩ Thiện Tài không khởi ma chướng vì kinh đã nói trước, ngài là người phúc đức rất dày, thân, ngữ, ý không có lỗi, tâm thanh tịnh như hư không, hồi hướng bồ đề không chướng ngại. Còn ma chướng ái luyến pháp, trong kinh cũng có cảnh giác nhưng ngài lại không bị.

Đạo Phật là luôn luôn phải “yết đế,” đắc được một pháp rồi lại phải xả ngay, vì nếu không, hành giả không thể đi lên được. Như nếu đắc sơ thiền mà không xả thì không thể lên được nhị thiền, và cứ thế… Có một điều cần nhớ là càng lên cao thì càng phải cần sức gia trì của chư Phật bấy nhiêu. Ngay cả Bồ Tát ở bực Đẳng Giác, chỉ còn một phẩm vô minh vi tế cuối cùng cần gột thôi, mà không gần Phật để được sức gia trì thì cũng không thể thành Phật được. Vì vậy, khi đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm ta sẽ thấy rằng người tu thiền rất cam go, phải lập đàn pháp, xong tụng chú Thủ Lăng Nghiêm một ngày ba thời, mỗi thời tụng 108 biến, để làm gì? Chỉ để cầu chư Phật vân tập đến đàn tràng và tỏa sức gia trì. Nên trên con đường thiền quán, không tụng chú thì lạc vào ma chướng như chơi, vì vậy, ngài Di Già, vị thiện tri thức thứ tư dạy Thiện Tài tụng chú.

Bốn vị thiện tri thức đầu là ngài Đức Vân, Hải Vân, Thiện Trụ và Di Già chỉ giảng dạy cho Thiện Tài bằng lời nói, kể lại cho Thiện Tài nghe mức độ chứng đắc của mình, mà chưa đưa Thiện Tài vào tam muội. Càng về sau, Thiện Tài càng thấy hiển bày cảnh giới trang nghiêm của tàng thức sơ năng biến, và các vị thiện tri thức cho Thiện Tài nhìn ngay vào cảnh giới vi diệu nên các ngài không cần giảng giải nữa. Cũng như khi đức Phật phóng quang cho pháp hội trông thấy các cõi thì ngài không cần dùng ngôn từ thuyết pháp nữa, và cả pháp hội đều nhìn rõ tất cả đều là duy tâm sở hiện… Nên từ vị thứ tư trở đi là kết thúc sự giảng nói bằng lời, vì những pháp môn chính đã dạy rồi, bây giờ chỉ hiện bày rõ rệt cho Thiện Tài nhìn mà thôi. Đến ngài thứ 5 là ngài Giải Thoát Trưởng Giả thì ngài cho Thiện Tài nhìn thấy cảnh giới ngay, nên không dạy Thiện Tài gì nữa cả. Ngài Giải Thoát này sẽ nhập pháp giới, để cho Thiện Tài trông thấy. Ta cũng nên nhớ rằng sự nhập pháp giới có nhiều mức độ viên dung của nó. Đây, xin quí vị theo dõi vị thiện tri thức thứ năm.

Hỏi: Có phải ngài Di Già tu theo văn đà la ni không?

Đáp: Trong đạo Phật có rất nhiều thứ đà la ni, như đà la ni quang minh biết tất cả những ngữ ngôn, cũng gọi là nhất thiết ngữ ngôn đà la ni. Còn văn trì đà la ni thì không phải là một pháp môn, vì khi nào tâm thức của một hành giả mở ra thì tự nhiên có văn trì đà la ni. Sự nở ra tự nhiên như vậy gọi là diệu đức.

Còn ở đây, ngài chỉ nói rằng ta tu diệu âm và dạy cho Thiện Tài như thế.

Từ vị thiện tri thức thứ 5 thì các ngài rất ít giảng, mà  gia trì cho Thiện Tài nhìn thấy ngay.

Kinh:

Thiện Tài Đồng Tử đi lần qua phương Nam, trải qua mười hai năm

Giảng:

Như tôi đã nói nhiều lần, mười hai năm là một chu kỳ viên mãn, có thể là một trăm hai mươi năm, cũng có thể là một nghìn hai trăm năm.

Kinh:

Đến thành Trụ Lâm, tìm Giải Thoát Trưởng Giả.

Giảng:

Ta nhớ rằng đầu tiên Thiện Tài đi đến núi Diệu Phong, sau đến cửa bể Hải Môn, rồi đến vị thứ 5 là đến Trụ Lâm, v.v… càng ngày, vị trí các vị thiện tri thức càng vững và càng cao, đến đây là Thiện Tài đã trụ được vào trung quán song chiếu, tức là quán cả giả lẫn quán không, đến ngài Giải Thoát Trưởng Giả là đã đến một nấc viên dung, trong sự nhập pháp giới. Trong mười hai năm Thiện Tài đi, thì ngài tu trung quán, cả không lẫn giả. Giải thoát đây không có nghĩa như giải thoát bên Thanh Văn đâu, mà cũng chưa phải nhập pháp giới viên mãn như đức Phật, nhưng ngài gọi là Giải Thoát tức là đã đến một mức viên dung của trung quán. Vì vậy ngài có thể nhập pháp giới cho Thiện Tài trông thấy được.

Kinh:

Lúc đã gặp được, Thiện Tài đảnh lễ chân Trưởng Giả, chắp tay cung kính thưa rằng: “Bạch đức Thánh, nay tôi được hội ngộ thiện tri thức. Tôi đã được lợi ích rộng lớn… (bỏ bớt một đoạn kinh…) Bạch đức Thánh, nay tôi đem tâm như vậy, ý như vậy, thích như vậy, muốn như vậy, trông mong như vậy, tư duy như vậy, tôn trọng như vậy, cứu cánh như vậy, khiêm hạ như vậy, mà đến chỗ đức Thánh…

Giảng:

Đại khái trong đoạn kinh này, Thiện Tài muốn xin học đến chỗ viên mãn của Bồ Tát hạnh. Và lúc đó Giải Thoát Trưởng Giả không trả lời Thiện Tài mà nhập ngay tam muội cho Thiện Tài trông thấy. Xin đọc đoạn kinh sau:

Kinh:

Lúc đó Giải Thoát Trưởng Giả do sức thiện căn quá khứ.

Giảng:

Thiện căn tức là do sức tu hành về trung quán song chiếu lâu rồi, đến một mức viên dung tuy chưa phải sự viên dung của chư Phật.

Kinh:

Do sức oai thần của Phật, do niệm lực của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, mà nhập Bồ Tát tam muội tên là “vô biên triền đà la ni nhiếp khắp tất cả cõi Phật…”

Giảng:

Vẫn phải do sức gia trì của chư Phật đồng thời do niệm lực của ngài Văn Thù, đồng thời do nguyện lực tu hành cũ của mình mới vào được tam muội này… Lúc nào Hoa Nghiêm cũng dạy rằng, phải hội đủ ba điều đó cùng đi song song mới được. Vô biên thì quí vị hiểu rồi, còn triền là dính mắc, chuyển chuyển xoay vần lẫn nhau. Nhà Phật nhìn pháp giới bao giờ cũng xoay vần như một cái bánh xe. Vì mọi vật đều xoáy tròn trôn ốc, tâm thức chúng ta cũng thế, mà cả pháp giới này cũng đều xoáy tròn như vậy, mà ta không trông thấy thôi. Chúng ta cứ tưởng rằng mình tự do lắm, đi ngang đi dọc, nhưng chính chúng ta cũng nằm trong quĩ đạo xoáy tròn ấy. Như sáng ra đi làm, tối về chơi lăng xăng rồi cuối cùng cũng trở về nhà, rồi hôm sau lại y như vậy. Chỉ có mỗi ngày, tâm thức mỗi đổi khác một chút mà không biết. Chỉ có chuyển động xoáy tròn đó và chuyển động theo bề ngang (mouvement latéral hay tangentiel) thuộc về nhục nhãn của chúng ta. Tỷ dụ một hòn bi bắn vào một hòn bi khác thì đó là chuyển động bề ngang mà mắt thịt chúng ta nhìn thấy. Nhìn sâu hơn nữa, nhìn theo Phật nhãn, thì tất cả đều do sức phụt từ điểm không hư lên thành pháp giới này. Vì vậy, thuyết nhà Phật gọi là thuyết Sát Na, vì tất cả các flash đó đều là sát na.

Trở lại vị thiện tri thức Giải Thoát, ngài nhập “Vô biên triền đà la ni.” Trong đạo Phật nghĩa chữ “đà la ni” rất rộng, có khi nó được gọi là “pháp,” có khi gọi là “pháp môn,” có khi là câu thần chú, có khi là một khả năng tâm thức, một diệu đức. Khi một hành giả tu trong tàng thức lâu rồi, thì tàng thức nở ra nhiều thứ diệu đức, như một cụm hoa đến thời kỳ nở vậy. Diệu đức lâu rồi trở thành một Lực gọi là diệu lực, thí dụ như khả năng chỉ nói một lời, có thể khiến tâm thức người khác thấy mát mẻ, bớt giận, hoặc khả năng nghe tất cả ngữ ngôn chúng sanh, đó cũng gọi là “đà la ni.” Trong phẩm Phổ Môn có nói đến “Vô tác diệu đức, vô tác diệu lực” của ngài Quán Thế Âm. Tức là ngài quán về âm thanh lâu dài nên trong tàng thức của ngài nở ra tất cả khả năng. Vì tàng thức vốn “cụ túc,” hàm chứa đủ tất cả, không cái gì là không có, ngay cả pháp giới này, cùng những luồng lực đều có trong ấy cả. Vì vậy, sau này Thiện Tài đến gặp một vị thiện tri thức gọi là Cụ Túc, ngài tu theo hạnh bố thí nhưng không bố thí như chúng ta đâu, mà ngài móc trong tàng thức của ngài, chỉ dùng một cái chén nhỏ làm hiện lên các đồ cần dùng để bố thí. Tàng thức ấy rất lạ, nó có thể khởi lên đủ các sắc tướng, và Ma Vương Ba Tuần có thể móc ra từ đó cả trăm ngàn thiên nữ múa hát cho mình nghe, hoặc móc ra cả một thế giới châu báu v.v…

Trong phẩm nhập pháp giới này, tên của các vị thiện tri thức rất chập chùng, nhưng tên nào cũng mang một ý nghĩa của nó, đọc tên là chúng ta có thể hiểu vị đó làm những hạnh gì, tu hành ra sao v.v… Trở lại ngài Giải Thoát Trưởng Giả, ngài nói ngài vào trong Vô biên triền đà la ni, nhiếp khắp tất cả cõi Phật. Có nghĩa là ngài vào trong tam muội ấy làm nở tất cả khả năng tâm thức có thể xoay chuyển hoài hoài, nhiếp tất cả cõi Phật. Nên ta phải hiểu rằng, tâm thức như cái bánh xe xoay tít, trong đà xoay ấy nó thâu gồm đủ mọi cõi Phật trong đó. Tuy ngài nói như thế, cũng chưa phải là tất cả, vì ngài có khả năng xoáy tròn vô lượng cõi Phật, nhưng không phải là tất cả cõi Phật, vì tất cả cõi Phật thì chỉ có chư Phật mới làm được thôi. Còn vị này chỉ đến một mức viên dung nào của trung đạo song chiếu thôi, ở đây, chúng ta cũng phải hiểu ý nghĩa của chữ “vô lượng.” Thí dụ như trong kinh nói “vô lượng hạt cát sông Hằng…” nghĩa là số cát sông Hằng rất nhiều người thường không thể tính đếm được, chứ không phải nó vô lượng thật đâu. Vì sao? Vì chư Đại Bồ Tát và chư Phật vẫn có thể tính đếm được. Còn cái vô lượng thật thì không tính được, chỉ trừ chư Phật mới tính được thôi. Theo nhà Phật, có hai pháp thực là vô lượng đó là hư không và Niết Bàn, đó là trong đại trí độ luận nói như vậy.

Kinh:

Nhập tam muội này rồi được thân thanh tịnh, ở trong thân mình hiển hiện mười phương, mỗi phương đều mười Phật sát vi trần số Phật, và quốc độ chúng hội đạo tràng, các thứ quang minh, các sự trang nghiêm…

Giảng:

Trong tam muội này, thân của ngài Giải Thoát Trưởng Giả rất thanh tịnh, (thân thanh tịnh có lẽ còn hơn vị hành giả được thân thanh tịnh trong Pháp Hoa tam muội), nên trong thân ngài hiện nhiều cõi Phật, rất nhiều, như mười phương, mỗi phương đều hiện nhiều phật sát vi trần số cõi trong thân ngài. “Mười phật sát vi trần số cõi” tức là rất nhiều, nhưng cũng chưa phải là tất cả pháp giới này đâu, nhưng ta phải hiểu tam muội này rất sâu, phải là một người thân tâm thanh tịnh, trồng rất sâu căn lành mới đắc được tam muội này — Và như thế, là ngài Nhập Pháp Giới —

Kinh:

Cũng hiện những thần thông biến hóa, tất cả đại nguyện…

Giảng:

Thần thông biến hóa, tất cả đại nguyện tức là tất cả những bổn sanh, bổn sự của chư Đại Bồ Tát và chư Phật tu hành trong đó, lúc thọ sanh làm kiếp này, lúc thọ sanh làm kiếp khác, biến hóa ra sao v.v… rất nhiều cõi Phật như thế, người nào tu hành ra sao đều có thứ đệ rõ rệt, không hề tạp loạn. Đoạn kinh này rất dài, đại khái nói trong các cõi có rất nhiều đạo tràng, hoặc vi tế đạo tràng, hoặc quảng đại đạo tràng, hoặc có những đạo tràng vô lượng bất khả thuyết, bất khả thuyết phật sát vi trần số do tuần v.v…

Kinh:

Chư Phật Như Lai trong đó có bao nhiêu ngôn thuyết, Thiện Tài Đồng Tử đều nghe thọ được cả. Cũng thấy bất tư nghì thần biến của chư Phật và chư Bồ Tát.

Giảng:

Ở đây, ta thấy rõ rằng ngài Giải Thoát Trưởng Giả gia trì cho Thiện Tài cùng nhập vào môn tam muội của ngài nên nhìn thấy được cảnh giới y như ngài và nghe được chư Phật thuyết pháp.

Kinh:

Lúc bấy giờ Giải Thoát Trưởng Giả xuất tam muội bảo Thiện Tài rằng: Thiện nam tử, ta đã nhập xuất môn vô ngại trang nghiêm giải thoát của Như Lai.

Giảng:

Trong kinh không nói Thiện Tài nhập môn tam muội ấy, trong kinh chỉ nói Thiện Tài cũng nhìn thấy được 10 phương chư Phật, nghe chư Phật thuyết pháp và nhớ được hết. Sở dĩ ta nói rằng vị này mức độ tu chứng chưa cao tuyệt là vì sao? Vì ngài còn nhập, còn xuât tam muội đó. Chúng ta nhớ lại ngài thiện tri thức thứ 3 là ngài Thiện Trụ, ngài được môn “Vô ngại giải thoát” tam muội, còn ngài Giải Thoát Trưởng Giả này được thêm chữ “trang nghiêm,” nên ta thấy có những thứ bực đi lên. Rồi ngài Giải Thoát lại nói rằng khi ngài nhập tam muội này thì liền thấy mười phương thế giới chư Phật, cùng đạo tràng chúng hội vây quanh, ở đây, nhớ lại ngài Đức Vân, ngài cũng nhìn thấy 10 phương chư Phật nhưng không kể rõ danh hiệu của chư Phật, còn ngài này thì kể rõ danh hiệu. Vì vậy, có thể nói ngài Giải Thoát tu sâu vào tàng thức hơn ngài Đức Vân. Từ đây về sau, chúng ta sẽ thấy phần nhiều các vị thiện tri thức đều hiện những cảnh giới trang nghiêm. Ngài Giải Thoát lại nói tiếp:

Kinh:

Nếu ta muốn thấy thế giới an lạc, đức A Di Đà Như Lai thời tùy ý liền thấy. Nếu ta muốn thấy chiên đàn thế giới, Kim Cang Quang Minh Như Lai, diệu hương thế giới, Bửu Quang Minh Như Lai, liên hoa thế giới, Bửu Liên Hoa Quang Minh Như Lai, diệu kim thế giới, Tịch Tịnh Quang Như Lai v.v… (Bỏ một đoạn kinh nói danh hiệu các đức Như Lai và các thế giới của ngài)… Tât cả chư Như Lai như vậy đều tùy ý liền thấy. Nhưng chư Như Lai chẳng đến đây, ta cũng không qua đó… Biết tất cả chư Phật cùng tâm ta đều như mộng. Biết tất cả sắc tướng của chư Phật và tâm mình đều như huyễn. Biết tất cả Phật và tâm mình thảy đều như vang…

Giảng:

Ở đây, ngài đã đến một nấc viên dung của trung quán, đồng thời ngài cũng dạy cho Thiện Tài quán chiếu như huyễn. Sau đó, ngài lại nhắc rằng, tất cả đều là tự tâm hết, cả chư Phật Như Lai, cùng với ta, cùng với ông, tất cả pháp giới đều hiện lên từ tự tâm ấy thôi.

Kinh:

Ta biết như vậy, ức niệm như vậy, chư Phật được thấy đều do tự tâm. Thiện nam tử, phải biết Bồ Tát tu những Phật pháp, tịnh những Phật độ, tích tập diệu hạnh, điều phục chúng sanh, phát đại thệ nguyện, nhập nhát thiết trí, tự tại du hí bất tư nghi môn giải thoát, được Phật bồ đề, hiện đại thần thông, qua khắp tất cả mười phương pháp giới, dùng vi tế trí nhập khắp các kiếp, tất cả như vậy đều do tự tâm…

Giảng:

Tóm lại, vị thiện tri thức thứ 5 này đã đến một mức viên dung khá cao để cho Thiện Tài trông thấy các cõi ngay, nhưng trong kinh không nói rằng Thiện Tài được tam muội gì hết, phải đến vị thiện tri thức thứ 8 lúc bấy giờ Thiện Tài mới nhập được năm thứ tam muội.

Kinh:

Thiện nam tử, ta chỉ nhập xuất được môn giải thoát “Như Lai vô ngại trang nghiêm” này…

Giảng:

Ở đây, ngài phải nhập, xuất tam muội thì chưa phải cao lắm, đến sau này, khi Thiện Tài gặp những vị thiện tri thức cao hơn, thì lúc nào các ngài cũng ở trong tam muội cả.

Kinh:

Này thiện nam tử, từ đây qua phương Nam đến bờ Diêm Phù Đề, có một nước tên là Ma Lợi Già La. Nước đó có Tỳ Kheo tên là Hải Tràng. Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo?

Giảng:

Thiện Tài vừa đi qua hai vị Ưu Bà Tắc thì đây, ngài lại đến một vị Tỳ Kheo.

Kinh:

Thiện Tài Đồng Tử nhất tâm chánh niệm lời dạy của Giải Thoát Trưởng Giả, quán sát lời dạy của Trưởng Giả. Ghi nhớ môn bất tư nghì Bồ Tát giải thoát của Trưởng Giả…

Giảng:

Đại khái đoạn này tả Thiện Tài nhất tâm tu theo những gì Giải Thoát Trưởng Giả đã dạy…, rồi đi lần qua phương Nam…

Kinh:

Thiện Tài Đồng Tử đi lần qua phương Nam đến bờ Diêm Phù Đề, nước Ma Lợi, tìm Hải Tràng Tỳ Kheo.

Bèn thấy Hải Tràng Tỳ Kheo ngồi kiết già ở bên chỗ đi kinh hành, đang nhập tam muội, bặt hơi thở, lìa tư giác, thân tâm bất động.

Giảng:

Thiện Tài đến đó thấy một vị Tỳ Kheo đương ngồi trong tam muội. Kinh kể tất cả những hóa thân bời bời của ngài Hải Tràng Tỳ Kheo, ở ngài Giải Thoát Trưởng Giả thứ năm dạy Thiện Tài quán như huyễn, trung đạo song chiếu, sau đó lại chì đến ngài Hải Tràng để dạy cho Thiện Tài cách hóa, hiện vô lượng hóa thân. Tức là sau khi quán chiếu như huyễn, sẽ được thần thông rồi hiện vô lượng hóa thân. Tôi xin đọc một đoạn kinh tả ngài Hải Tràng Tỳ Kheo nhập tam muội…

Kinh:

Từ dưới chân của Tỳ Kheo ấy hiện ra vô số ngàn ức Trưởng Giả, Cư Sĩ, Bà La Môn. Đại chúng này đều dùng nhiều đồ trang nghiêm để nghiêm sức thân mình. Tất cả đều đội bửu quan, đeo minh châu qua khắp tất cả thế giới mười phương, mưa tất cả châu bửu, tất cả chuỗi ngọc, tất cả y phục, tất cả đồ uống ăn thượng vị đúng pháp, tất cả hoa, tất cả tràng hoa, tâ’t cả hương, tất cả hương thoa, tất cả đồ tư sanh theo sỗ thích…

Giảng:

“Từ dưới chân ngài…,” tức là từ chỗ thấp nhát hiện ra vô lượng những hóa thân đều là Cư Sĩ, Trưởng Giả, Bà La Môn. Những hóa thân bay đi mười phương làm mưa những thứ đồ cần thiết cho chúng sanh…

Kinh:

Từ hai gối của Hải Tràng Tỳ Kheo xuất hiện trăm ngàn ức sát đế lợi, Bà La Môn. Đại chúng này đều thông huệ, nhiều sắc tướng nhiều hình mạo, nhiều y phục thượng diệu trang nghiêm, cùng khắp tất cả thế giới mười phương, dùng ái ngữ và đổng sự nhiếp các chúng sanh.

Giảng:

Quí vị nên để ý, vị này hiện hóa thân từ dưới chân lên cao dần, rồi đến hai gối, eo lưng, hông, để độ sanh từ dưới thấp lên đến cao.

Kinh:

Từ khoảng eo lưng của Hải Tràng Tỳ Kheo xuất hiện vô lượng vô số tiên nhân…

Giảng:

Ngài Hải Tràng Tỳ Kheo hóa ra vô số tiên nhân để bay đi các nơi thuyết những pháp thanh tịnh.

Kinh:

Từ hai bên hông của Hải Tràng Tỳ Kheo xuất hiện bất tư nghì Long, bất tư nghi Long Nữ…

Giảng:

Thường thường các chư Long này hay hiện thần biến, mây bửu, cung điện, mưa, mây bửu phan, mây diệu bửu trang nghiêm v.v…

Kinh:

… Từ tướng chữ “Vạn” trước ngực, xuất hiện vô số trăm ngàn ức A Tu La Vương…

Giảng:

Các ngài A Tu La Vương thường thích tu thần thông biến hóa, đồng thời, loài A Tu La rất kiêu mạn. Nhưng các vị này, trong kinh tả sau khi đã dẹp được kiêu mạn, thì bay đi các nơi để giúp chúng sanh dẹp bớt kiêu mạn. Mỗi loài có những hạnh nguyện riêng, và tùy theo các loài mà ngài Hải Tràng hiện hóa thân để độ sanh.

Kinh:

…Từ trên vai của Hải Tràng Tỳ Kheo xuất hiện vô số trăm ngàn ức Dạ Xoa Vương, La Sát Vương…

Giảng:

Dạ Xoa Vương, La Sát Vương là những vị quĩ thần lớn. Các loài La Sát và Dạ Xoa ở dưới thấp thường hay bắt người để ăn thịt, còn các ngài này đã là những vị vương chủ rổi, nên các ngài bay đi để giúp chúng sanh đỡ sụ kinh sợ, làm đủ những công hạnh độ sanh.

Kinh:

Hoặc khắp thủ hộ thế gian làm cho người được an ổn, người tật bệnh được lành…

Giảng:

Vì vậy, ta cần hiểu rằng trong pháp giới này, có rất nhiều vị thần thủ hộ cho những người có thiện tâm và các vị tu hành.

Kinh:

…Từ nơi bụng của Hải Tràng Tỳ Kheo xuâthiện trăm ngàn ức Khẩn Na La Vương…, Càn Thát Bà Vương…,

Giảng:

Nếu chúng ta ngồi đây mà tán thán những thần thông của chư Phật thì được công đức rất nhiều…

Kinh:

…Từ hai mắt của Hải Tràng Tỳ Kheo xuất hiện vô số trăm ngàn ức Nhật Luân…

Giảng:

Những vị hóa thân này bay đi khắp nơi để giúp chúng sanh bớt những si ám…

Kinh:

…Từ trong tướng bạch hào giữa chặng mày của Hải Tràng Tỳ Kheo xuất hiện vô số trăm ngàn ức Đế Thích đều tự tại nơi cảnh giới…

Giảng:

Các vị hóa thân này, cũng hóa hiện làm vị trời Đế Thích, bay đi các nơi để độ sanh cho những vị trên cõi thiên, ở đây, tôi chỉ xin nói lên những ý chính, không thể nói hết được, chỉ giúp quí vị hiểu khoảng chừng 3 phần, còn 7 phần thì quí vị phải tự tìm hiểu lấy, về nhà đọc thêm kinh sách và suy tư để hiểu rõ hơn. Mà lời giảng của tôi chỉ có thể giúp đỡ cho những vị nào đã chịu khó đọc rồi độ hai lần, mà tốt hơn nữa là phải suy tư về kinh, phải khổ sở, loay hoay, thắc mắc v.v… thì khi nghe giảng mới có thể lĩnh hội được nhiều. Còn nếu chỉ đến chùa, nghe sơ sơ, thì cũng có lợi đây, nhưng đó chỉ là trồng những thiện căn về sau thôi. Vì kinh dài quá, không thể nói hết những chi tiết được, mà dù tôi có cố nói hết cho quí vị nghe nhưng nếu không suy tư thì cũng chẳng được lợi gì mấy. Phải do nơi quý vị một phần lớn mới được. Mà trong pháp giới này, chư Phật và chưThần Linh lớn đều tôn trọng Bồ Đề Tâm và nền giáo lý cao siêu nhất Giáo lý của các tôn giáo khác cũng lớn, nhưng chưa phải là rốt ráo. Khi một hành giả thấm được giáo lý nhất như tự tâm biến hiện thì vị đó chắc sẽ được sức gia trì của chư Phật, chư Đại Bồ Tát. Thì đây, xin đọc tiếp kinh…

Kinh:

Lúc đó Thiện Tài Đổng Tử nhất tâm quán sát Hải Tràng Tỳ Kheo lòng rất khát ngưỡng, ghi nhớ tam muội giải thoát của Tỳ Kheo. Tư duy bất tư nghì Bồ Tát tam muội của Tỳ Kheo. Tư duy bất tư nghì phương tiện lợi ích chúng sanh của Tỳ Kheo… (Bỏ một đoạn kinh nói về sự tư duy của Thiện Tài về những tam muội bất tư nghi của Tỳ Kheo Hải Tràng…) …Thiện Tài Đồng Tử đứng tư duy quán sát như vậy qua một ngày một đêm, nhẫn đến bảy ngày bảy đêm, nửa tháng, một tháng, đến sáu tháng, lại qua sáu ngày nữa Hải Tràng Tỳ Kheo mới xuất tam muội…

Giảng:

Thực sự, khi tôi đọc kinh nói về thời gian tôi cũng không dám chắc ý lắm, vì thời gian trong kinh thật khó có thể nói rõ ràng, khi thì rất dài, khi thì rất ngắn, một kiếp có thể thu lại bằng một sát na, hoặc một sát na kéo dài ra nhiều kiếp. Cũng như đoạn sau này, khi Thiện Tài đến gặp vị thiện tri thức Thiện Kiến, ngài Thiện Kiến nói rằng, ta còn rất trẻ mới xuất gia chưa được bao lâu, nhưng ngài lại nói ngay rằng, trong kiếp này ta tu qua bao nhiêu ức-na-do-tha đức Phật, tu bất khả thuyết, bất khả thuyết thời gian. Nên trong kinh bao giờ cũng nói hai nghĩa, một nghĩa theo thế gian, một nghĩa theo tâm thức sâu của vị đó. Vì đối với người thế gian, ngài mới có độ ba mươi tuổi, mới xuất gia, nhưng trong tâm thức ngài tu không biết bao nhiêu kiếp rồi. Mà trong phẩm nhập pháp giới này, có rất nhiều đoạn nói về thời gian một cách hư ảo như thế, nên ta chỉ có thể đoán chừng và dõi theo dữ kiện để hiểu phần nào mà thôi…

Kinh:

Thiện Tài Đồng Tử khen rằng: Bạch đức Thánh, hy hữu kỳ đặc, tam muội như thế rất là sâu xa, tam muội như vậy rất là quảng đại, tam muội như vậy cảnh giới vô lượng, tam muội như vậy thần lực khó nghĩ, tam muội như vậy quang minh không gì bằng v.v… (Bỏ một đoạn kinh nói về Thiện Tài tán thán về sức tam muội của ngài Hải Tràng Tỳ Kheo)… Bạch đức Thánh, tam muội này tên là gì? Hải Tràng Tỳ Kheo nói: Này thiện nam tử, tam muội đây tên là “phổ nhãn xả đắc.” Lại tên là “Bát Nhã Ba La Mật cảnh giới thanh tịnh quang minh.” Lại gọi là phổ trang nghiêm thanh tịnh môn…

Giảng:

Thì đây, tôi giảng lại từng chữ trong tên của tam muội này. “Bát nhã ba la mật cảnh giới thanh tịnh quang minh.” “Bát nhã ba la mật” là thuộc về bát nhã, nhưng đồng thời đi kèm theo là “cảnh giới thanh tịnh” tức là thuộc về đại bi (vì có cảnh giới và có quang minh), nên nếu không để ý thì cứ tưởng rằng ngài Hải Tràng chỉ dạy bát nhã thôi. Nhưng không phải đúng như vậy, ở đây, ngài dạy Thiện Tài song chiếu và hiện tướng để đi vào diệu hữu. Đồng thời đi vào bát nhã rất sâu, mà vẫn khởi đại bi để tạo những cảnh giới thanh tịnh quang minh độ sanh. Tam muội này còn có một tên khác là “phổ trang nghiêm thanh tịnh môn,” là tạo nên những cảnh giới trong tâm thức, rồi phổ những cảnh giới đó vào pháp giới để trang nghiêm.

Kinh:

Này thiện nam tử, ta do tu tập bát nhã ba la mật nên được tam muội phổ trang nghiêm thanh tịnh này và trăm vạn vô số tam muội.

Giảng:

Kinh không bao giờ quên cả, vừa nói “bát nhã ba la mật” bèn đi liền theo sau là “phổ trang nghiêm” tức đại bi. Lúc này, Thiện Tài Đồng Tử nói một câu mà tôi phải nghĩ mãi mới ra, ngài hỏi một câu khá… buồn cười.

Kinh:

Bạch đức Thánh, cảnh giới rốt ráo của tam muội này chỉ như vậy thôi ư?

Giảng:

Thế nghĩa là sao? Có phải Thiện Tài… chê ngài Hải Tràng hay không? Ở đây, ý Thiện Tài muốn nói rằng: “con đã trông thấy ngài xuất hiện hóa thân bời bời trăm ức na do tha, vô lượng nhiều như thế hóa thân như vậy, con nghĩ rằng không biết đó có phải tất cả cảnh giới của pháp giới này chăng? Vì con thấy ngài hiện tất cả hóa thân của các chúng hữu tình thôi, còn những cảnh y báo thì sao? Ngài có hiện những cái đó không??” Đó là ý nghĩa câu hỏi của Thiện Tài như vậy. Ngài Hải Tràng Tỳ Kheo đáp rằng: Không, như vậy không phải là hết đâu…

Kinh: Này thiện nam tử, lúc nhập tam muội này, thời rõ biết tất cả thế giới không chướng ngại.

Giảng:

Ỷ ngài muốn nói rằng, ta hiện tam muội như thế thôi chính thật ta biết rõ tất cả những thếgiới. Nhưng như tôi đã nói ở trên, chữ “tất cả” này (cũng như chữ vô lượng) vẫn tùy theo mức độ của người nói thôi. Còn đến chỗ “ngằn mé” của sự tất cả thì chắc phải là chư Phật mới biết được. Nhưng trong đoạn kinh này, ngài Hải Tràng muốn nói rằng: Ngài có thể hóa hiện hơn nhiều nhưng ngài chĩ hiện thế cho Thiện Tài xem mà thôi. Ngài dạy Thiện Tài cách thức khởi tâm đại bi, để tạo dựng hóa thân, hình hài vô lượng. Vì nếu không có hình hài vô lượng không thể độ sanh được. Với một nhục thân hai tay, hai chân này nhiều lắm chỉ độ được một số ít người là cùng, hoặc vài trăm, vài ngàn, thì ăn thua gì với pháp giới?! Nên ở đây, ngài dạy Thiện Tài nhập pháp giới trọn vẹn để độ tất cả chúng sanh, hiện nhiều thần thông, nhiều hóa thân. Và ta cũng thấy mức độ đi lên của Thiện Tài rất rõ, từ niệm Phật tam muội, sau đến quán tâm khởi lên pháp giới, sau đó học thiện trụ, rồi tụng chú đà la ni, diệu âm, rồi nhập pháp giới cho Thiện Tài nhìn thây, rồi dạy như huyễn, trung đạo song chiếu, rồi hiện hóa thân vô lượng v.v…

Kinh:

Này thiện nam tử, từ đây qua phương Nam có một xứ tên là Hải Triều…

Giảng:

Quí vị nên nhớ, những chữ dùng trong kinh rất chính xác, Hải Triều là gì? Là ngọn thủy triều đưa tâm thức hành giả đi sâu vào biển tàng thức ấy.

Kinh:

Xứ đó có khu viên lâm tên là Phổ Trang Nghiêm, trong viên lâm đó có ưu Bà Di tên là Hữ xả. Ngươi đến đó hỏi Ưu Bà Di: Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh? Thế nào tu Bồ Tát đạo?

Giảng:

Bà ưu Bà Di Hưu xả này cũng là “phổ trang nghiêm” ở một cảnh giới khác, đều là những cảnh giới hiện trong tàng thức của các vị thiện tri thức đó thôi, và gia trì, khiến cho Thiện Tài nhìn thấy.

Kinh:

Bấy giờ Thiện Tài Đồng Tử ở chỗ Hải Tràng Tỳ Kheo được thân kiên cố…

Giảng:

“Thân kiên cố” là cái thân thanh tịnh gần như bất hoại, có thể làm xuất hiện vô lượng hóa thân.

Kinh:

…Được của diệu pháp, nhập thâm cảnh giới, trí huệ sáng suốt, tam muội chiếu sáng, trụ thanh tịnh giải, thấy các pháp thậm thâm, tâm an trụ trong các môn thanh tịnh, trí huệ quang minh sung mãn mười phương.

Thiện Tài Đồng Tử rất vui mừng hớn hở vô lượng. Năm vóc gieo xuống đất đảnh lễ chân Hải Tràng Tỳ Kheo, hữu nhiễu vô lượng vòng, cung kính chiêm ngưỡng, tư duy quán sát, ngậm ngùi luyến mộ. Nhớ danh hiệu của Hải Tràng Tỳ Kheo…

Giảng:

Cũng như chúng ta tưởng nhớ danh hiệu của ngài Quán Thế Âm vậy, và sự tưởng nhớ sẽ chiêu cảm sức gia trì.

Kinh:

Tưỏng dung nhan cử chỉ của Hải Tràng Tỳ Kheo. Ghi âm thanh của Hải Tràng Tỳ Kheo. Suy gẫm tam muội của Hải Tràng Tỳ Kheo và đại nguyện cùng cảnh giới. Thọ lấy trí huệ quang minh thanh tịnh của Hải Tràng Tỳ Kheo sau đó từ tạ mà đi…

Giảng:

Có chỗ này tôi lấy làm lạ là Thiện Tài không khóc, trong khi ở nhiều chỗ khác, ngài lại khóc. Trong kinh, bất kỳ chi tiết nào đều có nghĩa thâm sâu của nó, chỉ có cái là mình không nghĩ ra mà thôi…

Kinh:

Khi ấy Thiện Tài Đồng Tử nhờ sức thiện tri thức, y lời dạy của thiện tri thức, nhớ lời nói của thiện tri thức, thâm tâm mến thích thiện tri thức. Tự nghĩ rằng: Nhân thiện tri thức làm cho tôi được thấy Phật, được nghe pháp, thiện tri thức là thầy học của tôi… (Bỏ một đoạn nói đến sự tư duy và tán thán của Thiện Tài về thiện tri thức)… vừa suy ngẫm vừa đi lần qua phương Nam đến xứ Hải Triều, thấy vườn phổ trang nghiêm, tường rào bằng các thứ bửu bao bọc. Tất cả cây báu hàng liệt trang nghiêm… (Bỏ một đoạn kinh tả về sự y báo trang nghiêm của ngài Ưu Bà Di Huti Xã) …Lúc ấy, Hưu Xả Ưu Bà Di ngồi tòa chơn kim, đội mão hải tạng chơn châu võng, đeo bửu xuyến chơn kim hơn cõi trời, rũ tóc xanh biếc, đài ma ni bửu trang nghiêm trên đầu, sư tử khẩu ma ni bửu là bông tai, như ý ma ni bửu vương làm chuỗi ngọc, bửu võng trùm trên thân. Trăm ngàn ức na do tha chúng sanh cúi mình cung kính…

Giảng:

Theo tôi nghĩ, mỗi vị tu đi sâu vào tàng thức của mình, đều tu theo một hạnh nguyện riêng. Ngài Hải Tràng tu theo hạnh nguyện hiện những hóa thân để độ sanh, còn ngài Hưu Xả Ưu Bà Di thì tu theo lối muốn cho tất cả y báo của mình đều thanh tịnh đẹp đẽ như những cõi thanh tịnh vậy. Vì vậy, khi Thiện Tài đến, (một phần do sức gia trì của ngài Hưu Xả, một phần do tịnh nhãn của Thiện Tài) nên Thiện Tài trông thây rõ tất cả cảnh giới y báo của ngài. Ví dụ, nếu một người thường đi qua đó, thì chắc họ sẽ không trông thấy gì cả, chỉ thây đất cát, nhà cửa bình thường mà thôi. (Cũng như khi niệm Phật đi sâu vào thức â’m rồi, thì sẽ mở tâm nhãn và thấy được cõi Cực Lạc với đầy đủ diệu trang nghiêm). Ngài Hưu Xả này cũng là “phổ trang nghiêm” nhưng hơi khác với ngài Hải Tràng vì ngài Hải Tràng hiện sắc thân (tức là chánh báo) vô lượng trang nghiêm để độ sanh, còn ngài Hưu Xả thì hiện đầy những cảnh giới rất đẹp đẽ (y báo) để độ sanh. Đồng thời ngài cũng có những thứ khác, như “Hưu Xả Ưu Bà Di đeo bửu xuyến chơn kim hơn cõi trời, phương đông có vô lượng chúng đến chỗ Ưu Bà Di. Như là Phạm Thiên, Phạm Chúng Thiên, Tự Tại Thiên, nhẫn đến tất cả hàng người và phi nhơn. Chín phương kia cũng vậy.” Ngài Hưu xả này có lẽ ở địa thứ mười của Bồ Tát, vì trong kinh nói rõ ai thấy ngài bệnh tật đều tiêu trừ, phiền não chướng đều diệt sạch, thanh tịnh thêm lớn thiện căn v.v… ở đây, ta cũng phải hiểu theo hai nghĩa, nếu người có túc duyên đủ, nhìn thây ngài thì lìa phiền não và hết kiến chấp v.v… nhưng lại có một nghĩa khác là những người nào tu hành vào đến tàng thức, đến mức độ này thì lìa tất cả kiến chấp, phiền não, thấy tất cả cảnh giới đều vô ngại, thanh tịnh, tâm rộng lớn đầy đủ thần thông v.v…

Kinh:

Thiện Tài Đồng Tử vào vườn Phổ Trang Nghiêm, xem xét khắp nơi, thây Hưu xả Ưu Bà Di ngồi diệu tòa, liền đến đảnh lễ chân Ưu Bà Di rồi hữu nhiễu vô số vòng, thưa rằng: Bạch đức Thánh, tôi đã phát tâm vô lượng bồ đề, mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo… Ưu Bà Di nói, này thiện nam tử, ta chỉ được một môn giải thoát của Bồ Tát…

Giảng:

Ngài nói như vậy thôi, chứ chưa nói môn giải thoát Bồ Tát là môn gì, rồi ngài nói sang chuyện khác. Sau đó Thiện Tài Đồng Tử mới tò mò hỏi kỹ rằng: “Bạch đức Thánh, ngài phát tâm vô thượng bồ đề được bao lâu?”

Kinh:

Ta nhớ quá khứ, ở thời đức Phật Nhiên Đăng, ta tu hành phạm hạnh cung kính cúng dường nghe pháp thọ trì…

Giảng:

Ngài muốn nói rằng ngài phát tâm bồ đề đã lâu lắm rồi, chỉ kể từ thời Phật Nhiên Đăng trở về sau thôi, còn trước thì khó thể tính đếm, “chỉ có Phật trí mới biết được chẳng phải trí của ta có thể biết đến.”Vả lại, trong đạo Phật, những vị tu cao ít khi khẳng định một điều gì, vì đều tùy theo tâm của mình cả, có thể có những vị tu rất nhanh, hoặc có vị tu qua vô lượng vô số kiếp, thời gian theo kinh là một thời gian rất co giãn, vì TÙY THEO TÂM. Tâm trệ ngại thì thời gian rất lê thê. Tâm thanh tịnh, thời gian trôi nhanh.

Kinh:

Bạch đức Thánh bao lâu nữa ngài sẽ chứng vô thượng bồ đề?

Giảng:

Các vị Bồ Tát ít khi khẳng định còn bao nhiêu thời gian nữa ta sẽ chứng được vô thượng bồ đề cả. Mà các ngài thường nói đại khái rằng, khi nào chúng sanh hết, thì ta mới chứng vô thượng bồ đề.

Kinh:

Vì thế nên thiện nam tử, khi nghiêm tịnh hết tất cả thế giới thời nguyện của tôi mới hết. Khi dứt hết phiền não tập khí của tất cả chúng sanh thời nguyện của tôi mới mãn.

Giảng:

Ngài này có một đặc điểm là ngài rất tán thán Bồ Đề tâm. Nhấn mạnh vào Nguyện, — nguyện vô tận như Hư Không.

Kinh:

Bạch đức Thánh, môn giải thoát này tên là gì? Xả ưu Bà Di nói: Này thiện nam tử, môn giải thoát này tên là “Ly ưu an ổn tràng.”

Giảng:

Ly ưu là lìa sự ưu lo, mà tâm thức an ổn. Ngài tên là Hưu Xả, có nghĩa là sao? Hưu là hượm lại, Xả là xả Bồ Đề Tâm, các ông phải hượm lại, không bao giờ xả Bồ Đề Tâm cả, không bao giờ bỏ Đại Bi. ở mục này, tuy đã cao rồi, nhưng các ngài vẫn luôn luôn nhắc Thiện Tài nhớ kỹ điều đó, không được bao giờ bỏ Bề Đồ Tâm. Vì vậy, khi đã quyết giữ Bồ Đề Tâm và Đại Bi cho đến tột vị lai tế, thì tâm đó lúc bây giờ rất rộng lớn, không sợ hãi. Vì sao? Vì hành giả quyết đi đến bờ mé của Tận – vô tận, nên môn giải thoát này tên là “ly ưu an ổn tràng” vì phải làm cho tâm thật vững, thật an ổn để có thể độ thoát hoài hoài, không hề khởi niệm sợ hãi, hoặc thối thất. Trong 53 vị thiện tri thức, có đến năm, bảy vị nhắc đi nhắc lại tán thán Bồ Đề Tâm, nhâ’t là ngài Di Lặc. Tất cả tinh hoa là chỗ đó, nếu ta giữ được Bồ Đề Tâm, không nói là nhiều chỉ cần chút ít cũng là khá lắm rồi. Đạo Phật luôn luôn chú trọng ở lối dụng tâm, phải dụng tâm Bát Nhã và Đại Bi thì mới được, còn tu hành thì có thể tu gấp rút hoặc tu vừa phải, nhưng lúc nào cũng giữ tâm có ít nhiều Bát Nhã, Đại Bi và vô sở cầu hạnh, còn pháp môn chỉ là những phương tiện tiến tu thôi. Khi dụng tâm như vậy thì kết quả sẽ tốt đẹp, rộng lớn, và đem lại nhiều lợi ích. Còn nếu dụng tâm lệch lạc thì sẽ thành Thiên Ma ngay. Đó là sự khác biệt giữa đạo Phật và các ngoại đạo. Có những ngoại đạo tu rất gay go, cần khổ, nhưng không có đạo nào nói kỹ đến cái dụng tâm cho khéo cả, nên rất dễ lạc. Như chúng ta, nếu có thể mỗi ngày nuồi một ít huệ Bát Nhã, một chút tâm từ, làm những hạnh vừa vừa trong khả năng của mình mà có tính chất “vô sở cầu,” đều đặn giữ mãi tâm đó còn tốt hơn là tu hành một cách gấp rút mà thiếu tâm ấy. Dụ như có người lễ Phật một ngày hai nghìn lễ chẳng hạn, nhưng không giữ tâm Từ Bi và Bát Nhã mà cứ nghĩ mình quá giỏi rồi, công đức vô lượng, lại vênh vang lên, thì cũng không bằng người hành trì một hạnh trông thây rất nhỏ nhít, như cứu một con sâu, con kiến mà họ giữ được tâm như huyễn tức là Bát Nhã và Từ Bi. Nên vì thế, những người tu ngoại đạo, như tu tiên chẳng hạn, họ tu rất cam go và cần khổ, giữ giới rất khó nhưng lệch lạc, không phải tâm Bát Nhã và Đại Bi mà chỉ giữ giới cầu mong cho chính mình thôi, thì tâm đó vẫn còn râ’t hẹp hòi, hạn lượng, nếu có chứng đắc một chút thần thông thì cũng nằm trong vòng hữu lậu thôi.

Vì vậy, ngài Hưu Xả nhắc lại một lần nữa rằng, ông không bao giờ được xả Bồ Đề Tâm ấy. Vì Bồ Đề Tâm tức là Bát Nhã và Đại Bi, vì nếu ông quyết tâm như thế, dù đi qua vô lượng kiếp vẫn không thay đổi, thì ông sẽ đến chỗ rất an ổn, vững chắc, không có gì lay động nổi. Vì vậy, ta được môn giải thoát gọi là “ly ưu an ổn tràng.”

Rồi ngài Hưu Xả lại giới thiệu Thiện Tài đến một vị khác, vị này là một vị ngoại đạo rõ rệt.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam xứ Hải Triều đây có một nước tên là Na La Tố. Trong đó có tiên nhơn tên là Tỳ Mục Cù Sa. Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo.

Lúc đó Thiện Tài Đồng Tử đảnh lễ chân Hưu Xả Ưu Bà Di, hữu nhiễu vô số vòng, ân cần chiêm ngưỡng, buồn khóc rơi lệ. Tự nghĩ rằng được Bồ Đề khó, gần thiện tri thức khó, gặp thiện tri thức khó, được gặp đồng hạnh thiện tri thức khó, đúng lý quan sát khó, y giáo tu hành khó, Bồ Tát căn khó, tịnh Bồ Tát căn khó, gặp gỡ xuất sanh thiện tâm phương tiện khó, gặp gỡ thêm lớn nhát thiết trí pháp quang minh khó…

Nghĩ xong Thiện Tài từ tạ Ưu Bà Di mà đi…

Giảng:

Đến ngài thứ 8 này Thiện Tài đắc được nhiều tam muội, mà ngài này cũng chẳng giảng giải gì cả, ngài là một vị tiên, thì hiểu rằng có nhiều vị Bồ Tát thị hiện làm tiên nhân…

Kinh:

Bây giờ Thiện Tài Đồng Tử tùy thuận tư duy chánh giáo của Bồ Tát. Tùy thuận tư duy tịnh hạnh của Bồ Tát. Sanh tâm tăng trưởng phước lực của Bồ Tát. Sanh tâm thây rõ tất cả chư Phật… (Bỏ một đoạn kinh nói về sự tư duy về những lôi dạy của ngài Hưu xả sau khi từ tạ ngài mà đi)…. Thiện Tài Đồng Tử lần lần du hành đến nước Na La Tô tìm tiên nhơn Tỳ Mục Cù Sa, thấy một khu rừng lớn, vô sô cây trang nghiêm…

Giảng:

Tỳ Mục Cù Sa, nghĩa trong sách nói là “phát tâm ghê gớm”… Ngài Tỳ Mục Cù Sa ở một nơi y báo rất đẹp, vườn tược, nhà cửa đều rất đẹp, trăm vạn quang minh, trăm vạn trướng màn, v.v… ngay cả cây lớn đều rất trang nghiêm.

Kinh:

Như là những cây lá rậm rợp che mát, những cây nỗ hoa sặc sỡ, những cây đơm trái chín tiếp nối. Lại có những cây báu mưa trái ma-ni, những cây chiên đàn lớn bày hàng khắp nơi, những cây trầm thủy thường thoảng hương thơm, những cây duyệt ý hương thơm tho trang nghiêm, những cây ba-tra-la bao bọc bấn phía, những cây ni-câu-luật cao vút, những cây diêm-phù-đàn thường mưa trái ngọt, những bông sen xanh, bông sen đỏ trang nghiêm ao hồ.

Giảng:

Ta để ý thấy y báo của vị này trang nghiêm và có vẻ gần cận với người hơn, vì cây đầy quả. Tức là ngài hiện những y báo cần thiết để cho gần với đời sống thế tục hơn.

Kinh:

Thiện Tài Đồng Tử thấy tiên nhơn Tỳ Mục Cù Sa trải cỏ ngồi dưới cây chiên đàn, đồ chúng mười ngàn người, có người mặc da nai, mặc vỏ cây, có người bện cỏ làm y phục, vấn tóc, để râu trước sau vây quanh…

Giảng:

Đây là ngài thị hiện làm những vị ngoại đạo,

Kinh:

Thiện Tài đến mọp lạy thưa tiên nhơn rằng: Nay tôi được gặp chơn thiện tri thức. Thiện tri thức là cửa xu hướng nhất thiết trí, vì làm cho tôi được vào đạo chân thật. Thiện tri thức là cỗ xe xu hướng nhất thiết trí…, thiện tri thức là thuyền xu hướng nhât thiết trí…, thiện tri thức là đuốc xu hướng nhất thiết trí…, thiện tri thức là đường xu hướng nhất thiết trí…, thiện tri thức là đèn xu hướng nhát thiết trí…, thiện tri thức là cầu xu hướng nhất thiết trí…, thiện tri thức là lọng xu hướng nhất thiết trí…, thiện tri thức là con mắt xu hướng nhất thiết trí…, thiện tri thức là nước triều xu hướng nhất thiết trí…, nói xong Thiện Tài đứng dậy hữu nhiễu vô lượng vòng đứng chắp tay thưa rằng: Bạch đức Thánh tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề, mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo. Tôi nghe đức Thánh khéo dạy dỗ. Xin chỉ dạy cho tôi.

Giảng:

Ở đây, ngài Thiện Tài lại ca ngợi thiện tri thức…

Kinh:

Tỳ Mục Cù Sa đoán nhìn đồ chúng mà nói: Này đại chúng, Đồng Tử này đã phát tâm vô thượng bồ đề, khắp ban sự vô úy cho tất cả chúng sanh, khắp ban sự lợi ích cho tất cả chúng sanh, thường quan sát trí hải của tất cả chư Phật…

Giảng:

Ngài Tỳ Mục Cù Sa ca tụng Thiện Tài một hồi sau đó mang những hương hoa rải trên thân Thiện Tài.

Đây là lần đầu tiên trên con đường tìm cầu thiện tri thức, Thiện Tài được rải hoa, có lẽ cũng là một thứ quán đảnh. Vì vậy, sau đây Thiện Tài đắc ngay 5 thứ tam muội, rồi sau đó có một số các vị thiện thần đi theo Thiện Tài.

Kinh:

Tỳ Mục Cù Sa bảo quần tiên rằng: Nếu có người hay phát tâm vô thượng bồ đề, tất sẽ được thành đạo nhất thiết trí. Đồng Tử này đã phát tâm vô thượng bồ đề, tất sẽ tịnh bậc tất cả công đức của chư Phật. Tỳ Mục Cù Sa bảo Thiện Tài: Này thiện nam tử, ta được môn Bồ Tát vô thắng tràng giải thoát…

Giảng:

“Môn vô thắng tràng giải thoát,” môn giải thoát nào cũng là tam muội cả, mà vô thắng tràng giải thoát tức một tam muội triển chuyển, có nghĩa ngài được rất nhiều tam muội, cái nào cũng liên tục với nhau, mà cái nào cũng “vô thắng” cả.

Kinh:

Thiện Tài thưa: Bạch đức Thánh, cảnh giới của vô thắng tràng giải thoát như thế nào? Lúc đó Tỳ Mục Cù Sa tiên nhơn liền giơ tay hữu xoa đầu Thiện Tài cầm tay Thiện Tài. Thiện Tài liền thấy mình đến trong mười Phật sát vi trần số thế giới mười phương, chỗ của mười Phật sát vi trần số thế giới chư Phật. Thấy chư Phật và chúng hội cùng Phật độ trang nghiêm thanh tịnh. Lại nghe chư Phật tùy sở thích của các chúng sanh mà thuyết pháp, mỗi câu mỗi văn đều thông đạt cả, đều riêng thọ trì không tạp loạn. Cũng biết chư Phật đó dùng thanh tịnh nguyện thành tựu các lực. Cũng thấy chư Phật đó tùy chúng sanh tâm mà hiện sắc tướng. Cũng thây chư Phật đó lưới đại quang minh nhiều màu sắc thanh tịnh viên mân. Cũng biết chư Phật đó, trí huệ vô ngại sức đại quang minh. Thiện Tài tự thấy mình ở chỗ chư Phật qua một ngày một đêm, hoặc bảy ngày bảy đêm, nửa tháng, một tháng, một năm, mười năm, trăm năm, ngàn năm, trải qua ức năm, hoặc a-du-da ức năm, hoặc na-do-tha ức năm, hoặc trải qua nửa kiếp, hoặc một kiếp, nhẫn đến bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát vi trần số kiếp…

Giảng:

Ở đây, chúng ta thấy rõ vị tiên nhơn này trải hoa cho Thiện Tài, đồng thời xoa đầu và cầm tay, để cho Thiện Tài vào được một số tam muội, thây mười phương chư Phật, nghe thuyết pháp nhớ rõ cả. Đặc biệt trong tam muội, vọng tưởng không gian và thời gian cũng biến đổi, không biết là ở trong đó một ngày, hai ngày hay bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát vi trần số kiếp. Vào tam muội bao giờ ý thức thời gian cũng nhòe nhoẹt đi. Không gian cũng vậy.

Kinh:

Nhờ Bồ Tát vô thắng tràng giải thoát trí quang minh chiếu đến…

Giảng:

Tức là vẫn do sức gia trì của ngài Tỳ Mục Cù Sa, của tam muội vô thắng tràng giải thoát chiếu đến…

Kinh:

Nên Thiện Tài Đồng Tử được Tỳ Lô Giá Na Tạng tam muội quang minh…

Giảng:

Tỳ Lô Giá Na Tạng tam muội quang minh tức là vào được cái tâm, thấy tất cả quang minh.

Kinh:

Nhờ vô tận trí giải thoát tam muội quang minh chiếu đến nên Thiện Tài được phổ nhiếp chư phương đà la ni quang minh. Nhờ kim cang luân đà la ni môn quang minh chiếu đến, nên Thiện Tài được cực thanh tịnh trí huệ tâm tam muội quang minh. Nhờ phổ môn trang nghiêm tạng Bát Nhã Ba La Mật quang minh chiếu đến, nên Thiện Tài được Phật hư không tạng luân tam muội quang minh. Nhờ nhát thiết Phật pháp luân tam muội quang minh chiếu đến, nên Thiện Tài được tam thế vô tận trí tam muội quang minh.

Bấy giờ tiên nhơn Tỳ Mục Cù Sa buông tay Thiện Tài Đồng Tử. Thiện Tài liền tự thấy mình ở tại chỗ cũ…

Giảng:

Khi ngài Tỳ Mục Cù Sa buông tay Thiện Tài ra thì Thiện Tài thấy mình đang ở tại chỗ cũ. Nhưng ở đây, tôi nghĩ rằng, lúc này Thiện Tài tuy xuất tam muội, nhưng sau này Thiện Tài vẫn giữ những tam muội đó.

Kinh:

Tiên nhơn bảo Thiện Tài: Này thiện nam tử, ngươi có ghi nhớ chăng? Thiện Tài thưa: Bạch vâng, đây là do sức của đức thánh thiện tri thức vậy. Này thiện nam tử, ta chỉ biết môn Bồ Tát vô thắng tràng giải thoát này.

Giảng:

Ở vị thiện tri thức thứ năm dậy Thiện Tài môn giải thoát như huyễn, từ tâm, ngài sau dạy biến hóa vô lượng hóa thân, tới ngài thứ bảy là hiện tất cả những y báo thanh tịnh rất đẹp cho Thiện Tài trông thấy, còn ngài này, thì ngài cho Thiện Tài vào tam muội luôn, mỗi người một vẻ.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có một tụ lạc tên là Y Sa Na, có Bà La Môn tên là Thắng Nhiệt. Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo… Thiện Tài Đồng Tử vui mừng hớn hở, đảnh lễ tiên nhơn Tỳ Mục Cù Sa, hữu nhiễu vô số vòng, ân cần chiêm ngưỡng từ tạ mà đi qua phương Nam.

Giảng:

Thắng Nhiệt là lửa tối thắng. Đoạn này là trong kinh nói về tà kiến, xin đọc cho quí vị nghe một đoạn, tôi xin tóm lược…

Kinh:

Bấy giờ Thiện Tài Đồng Tử nhờ Bồ Tát vô thắng tràng giải thoát chiếu đến nên được trụ chư Phật bất tư nghi thần lực, được chúng Bồ Tát bất tư nghi giải thoát, thần thông trí, được Bồ Tát bất tư nghi tam muội v.v… đều hiện thân mình ở tất cả chỗ…

Giảng:

“Đều hiện thân mình ở khắp tất cả chỗ…,” lúc này, Thiện Tài đã biết bắt đầu hiện hóa thân rồi…

Kinh:

Dùng trí cứu cánh nói pháp bình đẳng không hai không phân biệt. Dùng trí sáng sạch chiếu khắp cảnh giới…, dùng tâm không khiếp nhược mà độ vô lượng chúng sanh hải. Thấy vô biên thế giới những thứ sai biệt, những thứ trang nghiêm. Nhập vô biên thế giới những cảnh vi tế. Biết vô biên thế giới những danh hiệu, những ngôn ngữ. Biết vô biên chúng sanh các tri giải, các công hạnh, các hạnh thành thục những tưởng sai biệt…

Giảng:

Có nhiều vị thắc mắc rằng không hiểu sao không thấy Thiện Tài độ sanh gì cả, nhưng có lẽ những vị đó không để ý kỹ, vì ngay đoạn này kinh nói rất rõ rằng Thiện Tài độ sanh rất nhiều, vì sao? Vì khi ngài được những môn tam muội rồi, thì hiện thân vô lượng để độ sanh. “Biết vô biên chúng sanh hải…”để độ sanh, “biết các công hạnh, các hạnh thành thục, những tưởng sai biệt.”để độ sanh, tức là trong thời gian này Thiện Tài đã biến hóa và độ sanh rất nhiều… Theo Hoa Nghiêm, Bồ Tát sơ địa đã có thể hiện 100 hóa thân.

Kinh:

Thiện Tài nghĩ tưỏng thiện tri thức đồng thời đi lần đến tụ lạc Y Sa Na, thấy Thắng Nhiệt Bà La Môn tu những khổ hạnh cầu nhất thiết trí, bốn phía đốt lửa ngọn cao như núi lớn, giữa có núi đao cao nhọn vô cực. Thắng Nhiệt leo lên núi đao nhảy vào đống lửa.

Giảng:

Khi Thiện Tài đến, thấy Thắng Nhiệt Bà La Môn làm một đống lửa lớn giữa có núi đao, sau đó trèo lên núi cao nhảy xuống đống lửa. Chúng ta cũng nên hiểu thế nào là cái “núi đao” và “đống lửa” đó.

Kinh:

Lúc đó Thiện Tài đến đảnh lễ chân Thắng Nhiệt mà thưa rằng: Bạch đức Thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo? Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo xin giảng giải cho tôi. Thắng Nhiệt nói: Này thiện nam tử, nay ngươi có thể leo lên núi đao này, nhảy vào đống lửa này, thời những Bồ Tát hạnh sẽ được thanh tịnh.

Giảng:

Ở đây, chúng ta cũng vẫn phải hiểu hai nghĩa, tức là có một vị Bà La Môn tu cái pháp môn đó thật, tức là làm một núi đao thật lớn, trong đống lửa lớn, rồi trèo lên cao gieo mình vào đống lửa. Còn nghĩa đen, thì chúng ta phải hiểu “núi đao” là tượng trưng cho tất cả những tà kiến và sở tri chướng, còn”núi lửa” tượng trưng cho lửa của 5 thứ, tức là giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Ngài dùng những trí huệ đó để đốt núi đao tà kiến. Vì sao? Vì khi chúng ta mang những tà kiến trong người chẳng khác nào chúng ta mang những con dao trong người, dao đó nó có thể chém chết “giới thân huệ mạng” của mình, vì thế phải dùng năm trí huệ để đốt nó. Như tôi đã nhắc nhiều lần, tà kiến nặng nhất là kiêu mạn, tà kiến thứ nhì là ái luyến cái pháp, được cái gì thì nắm chắc lấy nó rồi tự cao. ở các bậc cao thì tham dục không còn mấy nữa, nhưng các ngài lại vấp cái kiêu mạn và ái luyến về pháp, cũng như nếu ngài Thiện Tài khởi tâm kiêu mạn thì ngài sẽ thành Thiên Ma ngay, rồi sẽ thọ sanh trong cung trời Tha Hóa Tự Tại. Vì thế, cần để ý kỹ đến vấn đề ma chướng trong kinh Lăng Nghiêm. Nếu tu Như Huyễn Tam Ma Đề đến mức độ khá mà còn khởi tâm kiêu mạn thì lập tức thành Thiên Ma ngay. Nên tâm kiêu mạn rất nguy hiểm, còn như ái luyến pháp thì nguy hiểm là hành giả không thể đi lên được, mà dừng chân ở đó thôi. Sau khi ngài Thắng Nhiệt bảo Thiện Tài như vậy, lúc đó Thiện Tài bắt đầu nghi ngờ.

Kinh:

Lúc đó Thiện Tài nghĩ rằng được thân người là khó, lìa các nạn là khó, được không nạn là khó, được tịnh pháp là khó, đủ các căn là khó, nghe Phật pháp là khó, gặp người lành là khó, gặp chân thiện tri thức là khó, thọ chánh giáo đúng lý là khó, được chánh mạng là khó, tùy pháp hành là khó. Đây phải chăng là ma, bị ma sai sử chăng? Phải chăng là đồ đảng hiểm ác của ma trá hiện tướng Bồ Tát thiện tri thức mà muốn làm chướng nạn cho thiện căn của tôi, muốn làm nạn thọ mạng để chướng sự tu hành dạo nhất thiết trí của tôi. Muốn kéo tôi vào trong các ác đạo. Muốn chướng pháp môn của tôi, chướng Phật pháp của tôi chăng?

Giảng:

Vì Thiện Tài là người có quá nhiều thiện căn và phước đức, nên lập tức có vô lượng chư thiên hiện lên cảnh giác ngay lập tức.

Kinh:

Lúc Thiện Tài suy nghĩ như vậy, mười ngàn Phạm Thiên ở trên hư không bảo rằng: Này thiện nam tử, chớ nghĩ như vậy, chớ tưởng như vậy. Đức Thánh đây đã được kim cang dỉệm tam muội quang minh…

Giảng:

“Kim Cang Diệm Tam Muội Quang Minh” là trong đó dùng lửa kim cang của trí huệ đốt tất cả những tà kiến.

Kinh:

Phát đại tinh tấn độ các chúng sanh tâm không thối chuyển, muốn cạn tất cả biển tham ái, muốn triệt tất cả lưới tà kiến, muốn thiêu tất cả củi phiền não, muốn soi tất cả rừng mê lầm, muốn dứt tất cả điều lo sợ về vấn đề già chết, muốn hoại tất cả chướng tam thế, muốn phóng tất cả pháp quang minh…

Giảng:

Các ngài Phạm Thiên giải thích cho Thiện Tài biết rằng, đây không phải là người tu theo ngoại đạo đâu, mà ngài dùng lửa trí huệ đốt tất cả những tà kiến, những tham ái, cũng phải nhớ rằng tham ái đây không phải là tình dục nam nữ mà là tham ái cái pháp mình đắc được.

Kinh:

Này thiện nam tử, Phạm Thiên chúng tôi phần nhiều chấp tà kiến…

Giảng:

Người Ấn thường coi Phạm Thiên là Thượng Đế, và những vị trên cõi Phạm Thiên rất sướng, hào quang rất nhiều lại có thần thông biến hóa. Nên có nhiều vị khởi tà kiến nghĩ rằng mình là Thượng Đế thật và tưởng rằng mình sinh ra cái vũ trụ này… Đó là những tà kiến nặng.

Kinh:

Đều tự cho mình là bậc tự tại, là đấng làm ra tất cả, là tối thắng trong thế gian.

Giảng:

Đó là cái tâm kiêu mạn, vì thế gian này không phải do những vị Phạm Thiên làm ra mà do thần lực hải của chư Phật do nguyện lực hải của chư Đại Bồ Tát và do nghiệp lực hải của chúng sanh. Nếu nói do chính tâm chúng sanh mà ra thì cũng đúng, nhưng ta thiếu mất thần lực và nguyện lực. Nên các vị Phạm Thiên bị vướng vào những tà kiến ấy, nghĩ rằng mình tạo dựng ra thế gian này, vì vậy cần tu hành để diệt tà kiến.

Kinh:

Khi thấy Bà La Môn này dùng năm thứ lửa để đốt thân…

Giảng:

Năm thứ lửa là giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.

Kinh:

Lòng chúng tôi không còn mến luyến cung điện của mình, chẳng còn tham dăm các thiền định, cùng nhau đến chỗ Bà La Môn này.

Giảng:

Các ngài Phạm Thiên kể cho Thiện Tài nghe rằng trước chúng tôi bị tà kiến như vậy, tự cho mình là đấng sinh ra thế gian này, nhưng khi chúng tôi thấy ánh lửa đốt lên thì tự nhiên thấy nhàm chán tất cả những cung điện. (Đó là những y báo do thiền định mà ra. Nên biết rằng chư thiên đi đâu cũng thường mang theo cung điện cùng quyến thuộc của mình, vì cung điện đó không phải là những căn nhà ù lỳ như của nhân thế đâu. Cung điện của chư thiên chính là y báo của các ngài, mà y báo đó dính liền với thiền lực của các ngài, nên đi đâu như đi dự những pháp hội thì các ngài mang theo cung điện với mình. Nên trong kinh có tả, nhiều vị chư thiên đến chỗ đức Phật dâng cung điện để cúng dường. Nên phải hiểu rằng, pháp giới biến đổi và huyễn hiện vô chừng, khi xuống thấp thì y báo và chánh báo bị tách ra rõ rệt, nhưng càng lên cao thì hai cái đó càng dính lại gần nhau hơn, lên đến đức Phật thì y báo và chánh báo nhập lại thành một và thân tâm Phật là một với cõi). Trở lại kinh, các vị Phạm Thiên gặp được cảnh duyên bên ngoài (Thắng Nhiệt) nên khởi tâm chán cái trầm không thú tịch trong thiền định của mình mà muốn tu lên nữa. Sau đó, Thắng Nhiệt Bà La Môn vì những vị chư thiên mà thuyết pháp, nghe pháp xong ai cũng phát bồ đề tâm cả.

Kinh:

Lại có mười ngàn chư ma trên hư không đem thiên ma ni bửu rải trên mình Bà La Môn mà bảo Thiện Tài Đồng Tử rằng: Này thiện nam tử, lúc Bà La Môn này dùng năm thứ lửa đốt thân, ánh sáng của lửa chiếu khuất chúng tôi, cung điện và những đồ trang nghiêm của chúng tôi đều như đấng mực đen, làm cho chúng tôi không còn mến luyến.

Giảng:

Chư Ma cũng có sức định lớn, có thể tạo ra cung điện của họ, nhưng khi ánh lửa của Thắng Nhiệt Bà La Môn chiếu sáng thì bỗng thấy cung điện của mình đen xì như đống mực, nên không còn đắm luyến nữa, mà khởi tâm muốn tu lên để đạt đến lớp quang minh lớn vi diệu hơn…

Kinh:

Chúng tôi cùng quyến thuộc đến chỗ Bà La Môn. Đức Thánh này nói pháp cho chúng tôi, làm cho chúng tôi và vô lượng thiên tử cùng vô lượng thiên nữ đều chẳng thối chuyển nơi vô lượng bồ đề.

Giảng:

Thiên Ma cũng là chư Thiên, nhưng vì những vị này khởi tâm kiêu mạn chấp ngã, có nhiều tà ý thì trở thành thiên ma.

Kinh:

…Lại có mười ngàn Hóa Lạc Thiên Vương ở trong hư không trồi thiên nhạc cung kính cúng dường nói rằng: Này thiện nam tử, lúc Bà La Môn này dùng năm thứ lửa đôi thân, ánh sáng của lửa này chiếu đến cung điện, đồ trang nghiêm và thể nữ của chúng tôi. Làm cho chúng tôi chẳng thọ dục lạc, chẳng cầu dục lạc, thân tâm nhu nhuyễn.

Giảng:

Hóa Lạc Thiên Tử tức là chỗ cung trời Lạc Biến Hóa, các vị này chuyên môn biến hóa những vật mà các vị thích thú để hưởng cái vui của ngũ dục. Khi lửa của Thắng Nhiệt Bà La Môn ánh lên thì các vị này bỗng thấy chán tất cả dục lạc, thân tâm nhu nhuyễn hơn, muốn tu lên nữa.

Kinh:

Lại có mười ngàn Dạ Xoa Vương ỏ trên hư không cung kính cúng dường Bà La Môn này và Thiện Tài Đồng Tử mà nói rằng: Này thiện nam tử, lúc Bà La Môn này dùng năm thứ lửa đốt thân, chúng tôi cùng quyến thuộc đều phát tâm từ mẫn đối với chúng sanh.

Giảng:

Dạ Xoa là một loài rất ác độc, thích bắt người để ăn thịt, vậy mà ánh sáng của ngọn lửa chiếu đến thì lập tức khởi tâm từ mẫn và muốn tu lên nữa. Còn loại A Tu La thì bỏ tâm kiêu mạn, phóng dật v.v… đại khái là như vậy. Sau khi Thiện Tài nghe xong thì vội sám hối ngay…

Kinh:

Tôi sanh lòng bất thiện đối với đức Thánh thiện tri thức, ngưỡng mong đức Thánh cho tôi sám hối. Thắng Nhiệt Bà La Môn vì Thiện Tài mà nói kệ rằng:

Nếu có chư Bồ Tát
Thuận theo thiện tri thức

Tất cả không nghi sợ An trụ tâm chẳng động, Nên biết người như vậy Tất được lợi quảng đại Ngồi dưới cây bổ đề Thành bậc vô thượng giác.

Bấy giờ Thiện Tài Đồng Tử liền leo lên núi đao tự nhảy vào dống lửa. Khi rơi xuống giữa chừng, Thiện Tài liền chứng được Bồ Tát thiện trụ tam muội. Vừa chạm ngọn lửa, Thiện Tài lại chứng được Bồ Tát tịch tịnh lạc thần thông tam muội.

Giảng:

Sau khi nghe ngài Thắng Nhiệt Bà La Môn dạy như thế rồi, Thiện Tài bèn leo lên núi đao nhảy xuống, liền chứng được tam muội thứ nhất là “Bồ Tát thiện trụ tam muội,” ở đây, kinh lại dùng chữ “thiện trụ,” tức là khi Thiện Tài rơi đến giữa hư không thì được thiện trụ tam muội. Tức là Thiện Tài giữ tâm rất khéo giữa sắc và không, có thể đi lại tự tại giữa sắc và không. Và khi thân rơi chạm ngọn lửa Thiện Tài lại chứng được “Bồ Tát tịch tịnh lạc thần thông tam muội.” Người thường nếu khởi tâm sai lệch, thì rơi đến lửa sẽ bị đốt, còn Thiện Tài không bị đau đớn gì, vì tâm của Thiện Tài đã giải thoát giữa sắc và không rồi. Đồng thời, Thiện Tài được “tịch tĩnh lạc thần thông tam muội,” tức là thấy an lạc tịch tĩnh, có nghĩa là Thiện Tài đã dứt bỏ thêm một mớ phiền não nữa, kiêu mạn, luyến ái về pháp v.v…, và có khả năng dễ dàng biến hóa.

Kinh:

Thiện Tài thưa: Bạch đức Thánh, núi đao và đống lửa này thân tôi vừa chạm đến thời được an ổn khoái lạc. Thắng Nhiệt Bà La Môn nói: Này thiện nam tử, ta chỉ được môn Bồ Tát vô tận luân giải thoát.

Giảng:

Cũng thế, vẫn là tam muội, trong tâm thức vị này vẫn xoay như cái bánh xe vô tận, chuyển từ tam muội này sang tam muội khác, vẫn là hình ảnh bánh xe.

Kinh:

Này thiện nam tử, phương Nam đây có một thành tên là Sư Tử Phấn Tân, trong thành ấy có một đồng nữ tên là Từ Hạnh. Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo.

Giảng:

Thiện Tài đến thành gọi là “SưTử Phấn Tấn,” trong thành ấy có một vị đồng nữ tên Từ Hạnh, quí vị vẫn thây rằng, tất cả cũng vẫn là Bát Nhã và Đại Bi, vẫn đi sâu vào tàng thức sơ năng biến, vì sao, vì đến thành Sư Tử Phấn Tấn, tượng trưng cho định và huệ (sư tử tiến lui an ổn), trong thành có dồng nữ tên Từ Hạnh, tượng trưng cho Đại Bi. Và nơi đó lại hiện lên những trang nghiêm cảnh giới. Cảnh giới thì rất nhiều danh tự và nhiều sự hiển bày, nhưng bao giờ cũng vậy, muốn vào sâu trong tàng thức, chỉ có một cách là giữ tâm Bát Nhã Đại Bi vô sở cầu hạnh, càng vào sâu bao nhiêu thì cảnh giới càng trang nghiêm bấy nhiêu, từ phổ trang nghiêm đến diệu trang nghiêm. Mỗi vị thiện tri thức đều phô bày hạnh nguyện và thần lực riêng của mình.

Kinh:

Lúc đó Thiện Tài Đồng Tử đảnh lễ chân Thắng Nhiệt Bà La Môn, hữu nhiễu vô lượng vòng từ tạ mà đi. Thiện Tài đôì với thiện tri thức sanh lòng rât tôn trọng, sanh trí hiểu quảng đại thanh tịnh, thường nhớ đại thừa, chuyên cầu Phật trí…

Giảng:

Lúc nào cũng phải nhớ đến đại thừa và cầu Phật đạo, tức là lúc nào cũng nhớ tâm Bồ Đề của mình.

Kinh:

Nguyện thấy chư Phật, quán pháp cảnh giới. Trí vô ngại thường hiện tiền. Quyết định biết rõ thật tế của các pháp, thường trụ tế, tất cả tam thế những sát na tế, như hư không tế, vô nhị tế, tât cả pháp vô phân biệt tế, tất cả nghĩa vô chướng ngại tế, tất cả kiếp sô thất hoại tế, tâ’t cả Như Lai vô tế chi tế. Với tất cả Phật tâm vô sai biệt. Phá những lưới tưởng. Lìa những châ’p trước. Chẳng lấy chúng hội đạo tràng của chư Phật, cũng chẳng lấy cõi nước thanh tịnh của chư Phật. Biết các chúng sanh đều không có ngã. Biết tất cả tiếng thảy đều như vang. Biết tất cả sắc thảy đều như bóng…

Giảng:

Ở đây, ta nên để ý đến chữ “tế,” đôi khi kinh nói như nước chảy mây trôi, dồn dập như thác lũ, nên nhiều khi ta đọc kinh cảm thây chóng mặt, ngơ ngác hoang mang. Thì đây, xin đi lại từng câu một… trí vô ngại thường hiện tiền. Quyết định biết rõ thật tế của cấc pháp, thường trụ tế…, vô nhị tế, tất cả pháp vô phân biệt tế… Chữ “tế” ở đây, thì phải dẫn thí dụ mới hiểu được. Giáo lý chư Phật là một giáo lý bình đẳng bất nhị, không có tế, dụ như phàm phu chúng ta luôn phân biệt như pháp này là thiện, pháp kia là ác, giữa hai pháp thì có khoảng cách. Trong đạo Phật dạy rằng, tất cả cái đó đều “bất nhị”, khoảng cách chính là do thức tâm của ông phân biệt tưởng tượng ra thôi, vì các pháp đều là như như, không có tế. Một thí dụ khác về ý niệm thời gian, chúng ta tưởng là có cái “Sát Na,” từ sát na này đến một sát na tiếp có một khoảng cách, vì vậy nên thời gian được dệt lên bằng những sát na ấy, nhưng chính khoảng cách giữa hai sát na ấy không có, nó là như như. Ngay cả đến chư Phật cũng vậy, “vô chướng ngại tế,” giữa cái chướng ngại và không chướng ngại có một khoảng cách, nhưng thật ra chỉ do tâm tưởng của chúng sanh, mà nếu tâm đến chỗ như như thì tất cả những “tế” ấy đều được tiêu dung, và sẽ thấy rằng pháp của chư Phật là bình đẳng vô nhị. Tế nghĩa thực của nó là khoảng cách, cũng là chữ vi tế, một khoảng cách rất nhỏ, rất… vi tế. Đó là cái khoảng cách giữa hai pháp. Một thí dụ khác như chúng ta khởi tâm phân biệt giữa một người tốt và một người xâu, rồi khởi tâm Ưa thích người tốt này mà ghét người xấu, có nghĩa là tâm ta có một khoảng cách, cho rằng người này tốt, người kia xấu, nhưng chính thực không có pháp nào có cả, chĩ do tâm ta vọng tưởng mà thôi, vì tất cả đều do diệu tâm khởi lên cả. Đoạn kinh này muốn dạy chúng ta cái pháp “bất nhị,” tất cả các pháp đều không có ngã, đều như tiếng vang, đều như bóng v.v… Nên tất cả sự vật đều là ảnh tượng, nghĩ lâu thì thấy rất đúng. Tế là do cái tưởng phân biệt mà ra.

Kinh:

Thiện Tài đi lần về phương Nam đến thành Sư Tử Phân Tấn tìm Từ Hạnh Đồng Nữ. Nghe nói đồng nữ là con gái của vua Sư Tử Tràng, năm trăm đồng nữ hầu hạ, ỗ điện Tỳ Lô Giá Na Tạng, ngồi trên tòa long-thắng- chiên-đàn-túc kim-tiền-võng thiên y mà thuyết diệu pháp.

Giảng:

Ở đây, kinh nói đến thành Sư Tử Phấn Tấn, vua tên là Sư Tử Tràng, người con gái tên là Từ Hạnh, tức là nghĩa đen ở ngoài thì thật có những vị này, nghĩa bóng là Thiện Tài đã đi sâu vào trong tàng thức sơ năng biến, đến chỗ SưTử Phấn Tân, tượng trưng cho định huệ, có người con gái tên Từ Hạnh, tượng trưng cho Đại Bi. VỊ này ngồi trên một tòa rất đẹp, thuyết diệu pháp càng ngày càng đi sâu vào tàng thức. Ta cần nhớ rằng, khi một hành giả càng đi sâu vào tàng thức để trở thành Bạch Tịnh Thức thì càng ngày càng thấy nhiều sự kỳ diệu.

Kinh:

Thiện Tài đến cửa vương cung thấy vô lượng đại chúng đi vào cung bèn hỏi: Các ngài hôm nay vào vương cung có việc gì thế? Đại chúng đáp: Chúng tôi muốn đến nghe Từ Hạnh Đồng Nữ thuyết diệu pháp. Nghe xong, Thiện Tài cũng đi vào vương cung, thây điện Tỳ Lô Giá Na Tạng, đất bằng pha lê, cất bằng luư ly, vách bằng kim cang, tường rào bằng vàng diêm phù đàn, trăm ngàn ánh sáng làm cửa nẻo, trang nghiêm với vô số báu ma ni. Gương bửu tạng ma ni trang nghiêm giáp vòng. Dùng ma ni bửu tối thượng thế gian để trang sức. Vô sấ lưới báu giăng che phía trên. Trăm ngàn linh vàng vang tiếng vi diệu.

Giảng:

Ở đây, kinh tả đến y báo của Từ Hạnh Đồng Nữ. Sau đây là tả đến chánh báo của ngài.

Kinh:

Từ Hạnh Đồng Nữ da mầu huỳnh kim, mắt tim biếc, dùng phạm âm thanh để thuyết pháp.

Thiện Tài Đồng Tử thấy xong đảnh lễ chân Từ Hạnh Đồng Nữ hữu nhiễu vô số vòng, chấp tay cung kính thưa rằng: Bạch đức Thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo. Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo. xin vì tôi mà giảng giải. Đổng nữ bảo Thiện Tài rằng: Này thiện nam tử, ngươi nên quán sát cung điện trang nghiêm của ta đây.

Giảng:

Vẫn là chữ trang nghiêm, mà cung điện trang nghiêm ở đây chính là tàng thức của ngài Từ Hạnh hóa hiện ra cả. Ý nói rằng, vị này nhập pháp giới đến một mức có thể hóa hiện ra những cảnh giới trang nghiêm như thế này.

Kinh:

Thiện Tài vâng lời đảnh lễ, quán sát khắp cung điện. Thấy trong mỗi vách, mỗi cột, mỗi gương, mỗi tướng, mỗi hình, mỗi ma ni bửu, mỗi đồ trang nghiêm, mỗi linh, mỗi cây báu, mỗi bửu anh lạc đều hiện pháp giới tất cả như lai từ sơ phát tâm tu hạnh Bồ Tát thành mãn đại nguyện, dầy đủ công đức, thành đẳng chánh giác, chuyển diệu pháp luân, nhẫn đến thị hiện nhập Niết Bàn. Tất cả ảnh tượng như vậy đều hiện rõ cả. Như trong nước thanh tịnh đứng lặng, thây khắp hư không nhựt nguyệt tinh tú. Đây là do sức thiện căn trong đời quá khứ của Từ Hạnh Đồng Nữ.

Giảng:

Tất cả y báo trong này như cột, tường, vách, ma ni bửu v.v… đều là những mặt gương vì cái nào cũng bằng kim cang trong như pha lê. Những vật này tượng trưng cho Bát Nhã, bát nhã như mặt gương chiếu soi, tất cả đại bi hiện lên rõ những cảnh giới của chư Phật tu hành là những hạnh đại bi của chư Phật, từ sơ phát tâm đến thành chánh giác. Tức là trong tâm đó như bóng nước thanh tịnh, hiện lên những cảnh giới đại bi về sự tu hành của chư Như Lai, sở dĩ hiện lên được những cảnh giới như vậy thường là do tâm “vô sở cầu hạnh” mà ra.

Kinh:

Thiện Tài ghi nhớ những tướng chư Phật đã được thấy, đứng chắp tay chiêm ngưỡng đồng nữ. Đồng nữ bảo Thiện Tài rằng: Này thiện nam tử, đây là môn Bát Nhã Ba La Mật phổ trang nghiêm. Ta chỗ ba mươi sáu hằng hà sa chư Phật cầu được pháp này. Chư Phật Như Lai đều dùng môn khác nhau làm cho ta nhập môn Bát Nhã Ba La Mật phổ trang nghiêm này. Pháp của một đức Phật diễn nói, chư Phật khác chẳng nói lập lại.

Giảng:

Con đường đi sâu vào tàng thức chĩ có Bát Nhã và Đại Bi, từ tàng thức sơ năng biến còn một chút vọng, sáng đến Bạch Tịnh Thức thì toàn là chân cả. Vào Như Lai Tạng Xuât Triền tức là Diệu Tâm thì chỉ có Bát Nhã, Đại Bi và vô sở cầu hạnh. Người nào cũng phải tu như thế, nhưng mỗi người tu một hạnh và một khía cạnh riêng.

Kinh:

Thiện Tài thưa: Bạch đức Thánh, cảnh giới của môn Bát Nhã Ba La Mật phổ trang nghiêm này như thế nào? Từ Hạnh nói: Này thiện nam tử, ta nhập môn Bát Nhã Ba La Mật phổ trang nghiêm này, tùy thuận, xu hướng, tư duy, quán sát ghi nhớ phân biệt liền được phổ môn đà la ni, trăm vạn vô số môn đà la ni đều hiện tiền.

Giảng:

Ngài Từ Hạnh kể rằng, sau khi ngài tu tập môn Bát Nhã Ba La Mật phổ trang nghiêm này thì trong tâm ngài nở ra vô số những diệu đức, diệu đức là những khả năng của tâm thức, tu lâu sẽ biến thành diệu lực. Nhưng ngài chưa đến chỗ của đức Quán Thế Âm là “vô tác diệu đức và vô tác diệu lực.” Đà la ni cũng có nghĩa là những khả năng của tâm thức, nhớ những ngôn ngữ, hay nhớ tất cả những lời kinh. Như môn Phật sát đà là ni, tức là có khả năng biết tất cả những cõi Phật, môn Phật hiệu đà la ni, khả năng biết tất cả những danh hiệu chư Phật, môn pháp đà là ni, biết tất cả các pháp, môn chúng sanh đà la ni, môn quá khứ đà la ni, môn vị lai đà la ni v.v… biết tất cả những quá khứ, vị lai. Nói cho dễ hiểu ngài đã đắc được những thần thông này. Môn nghiệp bất thất hoại đà la ni, môn nghiệp lưu trú đà la ni, môn nghiệp sở tác đà la ni V.V…. Môn nghiệp bất thất hoại đà la ni là có khả năng biết rõ nghiệp không thể nào mất được. Có được trí biết về nghiệp rất khó, vì nghiệp biến hiện luôn luôn, chỉ có chư Phật biết rõ mà thôi, còn vị này, chỉ biết được rằng nghiệp không mất được, vì nghiệp nó “lưu trú,” tức là vừa chảy vừa biến từ cái này qua cái khác, môn đà la ni biết chúng sanh tập khí, tức là biết những chúng sanh có tập khí gì, tham dục, sân v.v… môn đà la ni chư Phật thần thông biến hiện, biết rõ thần thông của chư Phật, môn đà la ni ở Đâu Xuất thiên cung nhẫn đến nhập niết bàn, tức là biết rõ thây chư Phật ở cung trời Đâu Xuất, thị hiện xuống trần gian lúc nào, rồi xuất thai như thế nào, xuất gia như thế nào, thành đạo thế nào, chuyển pháp luân thế nào, rồi nhập Niết Bàn như thế nào v.v… tất cả chĩ đều là thị hiện cả. Môn trí luân thanh tịnh đà la ni, tức là trí thanh tịnh xoay tròn như cái bánh xe vậy, mà bánh xe càng xoay bao nhiêu thì càng nhìn thấy rõ và rộng bấy nhiêu.

Hỏi: Theo ông nghĩ, vị nàỵ tu đến địa thứ mấỵ của thập địa Bồ Tát?

Đáp: Tôi cũng không thể quyết chắc, nhưng có lẽ vị này tu đến địa thứ mười chăng? Đó chỉ là ức đoán thôi, chưa chắc đã đúng.

Sự tu hành là vậy, là vào tàng thức ấy, khai triển tất cả các khả năng vô biên, cụ túc của nó.

Hôm nay, mới đi hết được mười vị thiện tri thức, có vị nào cần hỏi không, nếu không xin để kỳ sau sẽ giảng tiếp…

Hỏi: Thiện Tài là một vị trong kinh tả thân, ngữ, ý không lầm lỗi, ngài lại được ngài Văn Thù dạy rằng: “thờ thiện tri thức chớ có mỏi lười, phương tiện thiện xảo của thiện tri thức chớ có nghi hoặc,” trong kinh lại kể, tất cả các vị thiện tri thức Thiện Tài đến gặp đều do vị này giới thiệu đến vị khác, thì chắc chắn các vị thiện tri thức nầỵ đều là thực sự thiện tri thức cả, thì tại sao Thiện Tài lại khởi tâm nghi khi ngài đến gặp vị thiện tri thức Thắng Nhiệt?

Đáp: Người nào dù hoàn toàn đến đâu cũng còn lại một chút tì vết, đây là những tì vết rơi rớt cuối cùng của ngài Thiện Tài, nhất là thiện tri thức Thắng Nhiệt lại thị hiện làm một vị Bà La Môn nữa, cộng thêm phương tiện tu hành rất quái lạ, vì tất cả những duyên ấy làm cho Thiện Tài nở tâm nghi hoặc.

Vậy cảm ơn quí vị, xin để tiếp theo kỳ sau…