KINH NHÂN VƯƠNG HỘ QUỐC BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA ĐÀ LA NI NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

(Trích trong Kinh Kim Cương Du Già)

KINH SỐ 994

Hán dịch:Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Thứ Nhất: Nói rõ năm vị Bồ Tát hiện Uy Đức

1_Phương Đông: Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi-bodhisatva)

Kinh: “Phương Đông có Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát, tay cầm chày

Kim Cương, phóng ánh sáng màu xanh, cùng với bốn Câu Chi (Koṭi: một trăm triệu) Bồ Tát đi đến hộ giữ nước ấy”

Giải rằng: “Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi): Y theo bản Phạn Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già mà Tam Tạng đã trì, nói rằng: “Đủ hai nghĩa bền chắc, sắc bén vậy”. Y theo Kinh ấy thì năm vị Bồ Tát như thế, y theo hai loại Luân (cakra) mà hiện thân có khác nhau.

Một là Pháp Luân (Dharma-cakra-kāya: Pháp Luân Thân): Hiện thân chân thật, do sự báo đáp của Nguyện đã tu hành mà được Thân

Hai là Giáo Lệnh Luân (Ādeśana-cakra-kāya: Giáo Lệnh Luân Thân) là thân uy nộ, do khởi Đại Bi (Mahā-kāruṇa) mà hiện uy mãnh

Vị Kim Cương Thủ tức là Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra-bodhisatva). Tay cầm chày Kim Cương biểu thị cho việc khởi Chính Trí giống như Kim Cương (Vajra) hay chặt đứt chướng vi tế của Ngã, Pháp.

Y theo Giáo Lệnh Luân hiện làm Uy Nộ Giáng Tam Thế Kim Cương

(Trailokya-vijaya-vajra) có bốn cái đầu tám cánh tay, tồi phục tất cả Ma Hề Thủ La (Maheśvara), Đại Tự Tại Thiên (Īśana), các chúng Ma Quân. Cùng với Trì Quốc Thiên Vương (Dhṛtarāṣṭra-deva-rāja) ở phương Đông cùng đem vô lượng chúng Càn Thát Bà (Gandharva), chúng Tỳ Xá Đồ (Piśaca) để làm Quyến Thuộc (Parivāra) và bốn câu chi Bồ Tát đi đến hộ giúp nước ấy

 

2_ Phương Nam: Kim Cương Bảo Bồ Tát (Vajra-maṇi-bodhisatva)

Kinh: “Phương Đông có Kim Cương Bảo Bồ Tát Ma Ha Tát, tay cầm Kim Cương Ma Ni, phóng ánh sáng màu mặt trời, cùng với bốn Câu Chi (Koṭi) Bồ Tát đi đến hộ giữ nước ấy”

Giải rằng: “Nói Kim Cương Bảo như Kinh ấy nói là Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva) vậy.

Y theo Pháp Luân lúc trước hiện Thân thắng diệu, tu Hạnh bố thí, ba Luân trong sạch, tay cầm Kim Cương Ma Ni (Vajra-maṇi), tiếng Phạn nói Ma Ni (Maṇi), ở đây phiên dịch là báu. Thể trong sạch bền kín giống như Kim Cương tức là báu Kim Cương Như Ý, tùy theo chỗ mong cầu của các hữu tình đều được.

Y theo Giáo Lệnh Luân hiện làm Uy Nộ Cam Lộ Quân Trà Lợi Kim Cương (Amṛta-kuṇḍali-vajra) hiện bày tám cánh tay, tồi phục tất cả chúng A Tu La (Asura), quyến thuộc, các Quỷ Thần ác. Khiến điều phục loài não hại hữu tình, loài gây bệnh dịch, cho nên phóng ánh sáng màu mặt trời, hiển việc hay trừ khiển hàng Tu La (Asura) cùng với Tăng Trưởng Thiên Vương (Virūḍhaka-deva-rāja) ở phương Nam với đem vô lượng chúng Cung Bạn Trà (Kūṃbhaṇḍa), chúng Bệ Lệ Đa (Preta) để làm quyến thuộc.

Bốn Câu Chi: Một Câu Chi (Koṭi) thì Kinh Hoa Nghiêm (Avataṃsakasūtra) nói “một trăm Lạc Xoa (Lakṣa) làm một Câu Chi” Tức ngay ở phương này (Trung Quốc) là một trăm ức (tức một trăm triệu) vậy. Ba Câu Chi còn lại dựa theo đây nên biết. Cùng với Chúng như vậy đi đến hộ giúp nước ấy.

 

3_ Phương Tây: Kim Cương Lợi Bồ Tát (Vajra-tīkṣṣna-vajra)

Kinh: “Phương Tây có Kim Cương Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát, tay cầm cây kiếm Kim Cương, phóng ánh sáng màu vàng ròng, cùng với bốn Câu Chi (Koṭi) Bồ Tát đi đến hộ giữ nước ấy”

Giải rằng: “Nói Kim Cương Lợi như Kinh ấy nói là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Maṃjuśī-bodhisatva) vậy.

Y theo Pháp Luân lúc trước hiện Thân thắng diệu, viên mãn Chính Trí, được tự tại. Tay cầm cây kiếm Kim Cương biểu thị cho chỗ đã làm, hay chặt đứt Câu Sinh Chướng của ta người.

Y theo Giáo Lệnh Luân hiện làm Uy Nộ Lục Túc Kim Cương (Saḍa-pāda-

vajra, tức là Yamāntaka) có sáu bàn tay, sáu cánh tay, ngồi trên con trâu, tồi phục tất cả các loài Rồng độc ác. Khiến điều phục loài hưng khởi gió mưa ác gây tổn hại hữu tình, cho nên phóng ánh sáng màu vàng ròng, hiển trừ khiển hàng Rồng ác, cùng với Quảng Mục Thiên Vương (Virūpākṣa-deva-rāja) ở phương Tây với vô lượng các Rồng (Nāga), chúng Phú Đan Na (Pūtana) để làm quyến thuộc, cùng với bốn câu chi Bồ Tát đi đến hộ giữ nước ấy.

 

4_ Phương Bắc: Kim Cương Dược Xoa Bồ Tát (Vajra-yakṣa-bodhisatva)

Kinh: “Phương Bắc có Kim Cương Dược Xoa Bồ Tát Ma Ha Tát, tay cầm cái chuông Kim Cương, phóng ánh sáng màu lưu ly, cùng với bốn Câu Chi (Koṭi) Bồ Tát đi đến hộ giữ nước ấy”

Giải rằng: “Tiếng Phạn nói là Dược Xoa (Yakṣa), đây nói là uy đức. Lại phiên dịch là tận hết vì hay tận hết các Oán. Như Kinh kia nói là Tồi Nhất Thiết Ma Oán Bồ Tát vậy

Y theo Pháp Luân lúc trước hiện Thân thắng diệu, viên mãn Sự Trí, được tự tại. Tay cầm cái chuông Kim Cương, Âm ấy chấn kích giác ngộ hữu tình, biểu thị cho việc dùng Bát Nhã cảnh tỉnh quần mê vậy.

Y theo Giáo Lệnh Luân hiện làm Uy Nộ Tịnh Thân Kim Cương (ŚuddhaKāya-vajra) hiện bày bốn cánh tay, tồi phục tất cả Dược Xoa đáng sợ. Khiến điều phục loài thường trụ ở ban đêm tìm cầu phương tiện cướp đoạt Tinh Khí của con người, gây hại cho hữu tình, cho nên phóng ánh sáng màu Lưu Ly, hiền việc hay trừ khiển hàng Dược Xoa, cùng với Đa Văn Thiên Vương (Vaiśravaṇa-deva-rāja) ở phương Bắc với đem vô lượng Chúng Dược Xoa, chúng La Sát Sa (Rākṣasa) để làm quyến thuộc, cùng với bốn câu chi Bồ Tát đi đến hộ giữ nước ấy.

 

5_ Phương chính giữa: Kim Cương Ba La Mật Đa Bồ Tát (Vajra-pāramitābodhisatva)

Kinh: “Phương chính giữa có Kim Cương Ba La Mật Đa Bồ Tát Ma Ha Tát, tay cầm bánh xe Kim Cương, phóng ánh sáng năm màu, cùng với bốn Câu Chi (Koṭi) Bồ Tát đi đến hộ giữ nước ấy”

Giải rằng: “Nói Kim Cương Ba La Mật Đa. Đây nói là đến bờ bên kia. Như Kinh kia nói là Chuyển Pháp Luân Bồ Tát vậy

Y theo Pháp Luân lúc trước hiện Thân thắng diệu, viên mãn Hạnh Nguyện, trụ địa vị Đẳng Giác, tay cầm bánh xe Kim Cương. Khi Đức Tỳ Lô Giá Na bắt đầu thành Chính Giác thời thỉnh chuyển bánh xe Pháp, dùng để biểu thị. Lại dùng bánh xe Pháp hóa đạo hữu tình khiến cho vô lượng vô số đến bờ bên kia.

Y theo Giáo Lệnh Luân hiện làm Uy Nộ Bất Động Kim Cương (Acala-vajra) tồi phục tất cả Quỷ Mỵ mê loạn. Khiến điều phục các điều chướng não, cho nên phóng ánh sáng năm màu, hiển đầy đủ mọi Đức, phá các Ám lúc trước, cùng với Thiên Đế Thích với đem vô lượng chư Thiên để làm quyến thuộc, với bốn câu chi Bồ Tát đi đến hộ giữ nước ấy.

 

Thứ hai: Nghi Quỹ dựng lập Mạn Trà La

Phàm y theo Kinh dựng lập Mạn Trà La (Maṇḍala:Đạo Trường) bảo vệ đất nước, bảo vệ nhà, bảo vệ thân, trừ tai nạn, chuyển chướng ngại, từ Phàm thành Thánh, tu hành Du Già (Yoga) đến cứu cánh (Uttara)

Trước tiên ở nơi thanh khiết vắng lặng, nơi có Xá Lợi (Śarīra) là thù thắng nhất. Hoặc ở tịnh thất. Hoặc ở nơi chốn tại núi, rừng, hang hốc. Hoặc ở chỗ mà hai con sông hợp giòng chảy. Hoặc ở vườn rừng có hoa quả xum xuê, bên cạnh ao hoa sen. Hoặc ở nơi có Hiền Thánh đắc Đạo với nơi mà Hành Giả yêu thích. Hoặc ở trên thuyền, trên lầu gác, trên tảng đá. Hoặc ở dưới cây trong rừng ưa thích. Chọn những nơi như vậy, dựng lập Mạn Trà La.

Vào ngày Cát Tường (ngày tốt), đào đất sâu hai khuỷu tay; rộng bốn khuỷu tay, sáu khuỷu tay cho đến mười khuỷu tay. Trừ bỏ ngói, đá vụn, tóc, lông, tro, xương cốt, các vật tạp uế đều trừ bỏ hết. Chọn riêng đất sạch, đất bên bờ hai con sông…như Pháp làm Đàn. Ở chỗ đào xới không có các vật dơ uế, rồi lại lấp đầy đất cữ

Nếu đất có dư thừa thời là đất tối thượng, cầu nguyện mau mãn. Nếu lấp vừa bằng phẳng thời là đất bậc trung, ước nguyện cũng thuộc bậc trung. Nếu lấp chẳng đủ thời là đất bậc hạ, ước nguyện đến chậm, khó được thành tựu.

Lấp đắp đất bằng phẳng xong. Nếu ở dưới tháp Xá Lợi, trên thuyền, trên lầu gác, trên tảng đá với đất trong sạch không có trược uế…liền như Pháp dựng lập Mạn

Trà La. Tức chẳng nên đào xới

Ở chính giữa Đàn đã đắp đất bằng phẳng xong, chọn ngày Cát Tường, lúc ngày mới bắt đầu thời đào sâu một xích (1 thước Tàu) rộng ngang cũng như thế. Đem hạt giống của năm loại lúa đậu với các hương dược…đều lấy chút phần để ở giữa, tụng Địa Thiên Chân Ngôn

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Tất-lý xỉ vi-duệ, sa-phộc ha”

Tụng 21 biến gia trì nhóm hương, an trí ở chỗ đã đắp đất bằng phẳng bên trong ấy.

Tiếp theo ở trên Đàn, ngồi hướng mặt về phương Đông. Ở chính giữa Đàn, rộng ngang một khuỷu tay, lấy các nước thơm xoa tô một cái Đàn tròn, đem các hoa mùa rải khắp bên trên, với đem sữa, cháo, quả trái quý báu, thức ăn uống…chí Tâm cúng dường.

Dùng bàn tay phải đè trên cái Đàn ấy, tụng Địa Thiên Chân Ngôn 108 biến.

Liền nói Kệ rằng:

“Ngài ! Trời ở chỗ Phật

Gần chứng thành Chính Giác

Tôi dựng Mạn Trà La

Nên nguyện thường gia hộ”

Tụng Kệ ba biến, liền lấy Cồ Ma Di (Gomayī: phân bò) chưa rơi xuống đất, dùng vật sạch sẽ hòa các nước thơm. Tụng Chân Ngôn lúc trước gia trì 21 biến.

Tức từ góc Đông Bắc của Đàn, dùng bàn tay phải dần dần theo thứ tự, như Pháp xoay theo bên phải xoa tô. Tụng Chân Ngôn lúc trước đến khi xoa tôn Đàn xong, chẳng được gián đoạn, đừng nói lời khác.

Đàn đã khô xong, lại dựa theo Pháp lúc trước, thuần dùng nước cốt của Cồ Ma Di (phân bò) như trước xoa tô lần nữa, tựng Chân Ngôn lúc trước kèm theo đều như bên trên.

Khô xong, lại lấy hạt sen, cỏ, hoặc là Thục Quỳ, hoặc lá Long Quỳ đâm giã, dùng xoa vuốt, tô điểm khiến cho Đàn được sạch sẽ. Tiếp theo ở trên Đàn, giương cái lọng màu xanh lớn nhỏ tương xứng với Đàn, nhiễu quanh Đàn treo 24 cái Phan

Tiếp theo ở trong Đàn, như Pháp tô vẽ. Người vẽ phải tắm gội, mặc áo sạch mới, thọ nhận Cận Trụ Giới.

Đàn ấy có ba lớp, đừng dùng keo làm bằng da thú, nên dùng các Hương Giao. (keo làm bằng các loại hương). Nếu không có Hương Giao thì chưng nấu gạo nếp lấy nước cốt, để hòa với màu sắc tô vẽ

Ở chính giữa Đàn vẽ bánh xe có 12 cây căm, phương Đông vẽ cái chày Ngũ Cổ Kim Cương, phương Nam vẽ báu Kim Cương, phương Tây vẽ cây kiếm Kim Cương, phương Bắc vẽ cái chuông Kim Cương.

Năm việc bên trên này tức là Khế Bí Mật mà Bồ Tát ở năm phương đã cầm trong tay

Góc Đông Nam vẽ cái chày Tam Cổ Kim Cương, góc Tây Nam vẽ cái mão báu, góc Tây Bắc vẽ cây đàn Không Hầu (Vīṇā), góc Đông Bắc vẽ cái chày Yết Ma Kim Cương

Ngay trên bốn góc, để bốn cái Hiền Bình bằng vàng, bạc, đồng, sứ, gạch ngói mới cũng được…nhận một thăng trở xuống. Bình chứa đầy nước; cắm cành nhánh, hoa…dùng lụa bốn màu đều dài bốn Xích (4 thước Tàu) xanh, vàng, đỏ, xanh lục…như bên trên theo thứ tự cột bốn cái cổ bình.

Tiếp theo, lớp thứ ba: cửa Đông vẽ móc câu Kim Cương, cửa Nam vẽ sợi dây Kim Cương, cửa Tây vẽ sợi xích Kim Cương, cửa Bắc vẽ cái chuông Kim Cương, góc Đông Nam vẽ lò hương, góc Tây Nam vẽ lá sen, ở chính giữ vẽ hoa tạp, góc Tây Bắc vẽ ngọn đèn, góc Đông Bắc vẽ vật khí chứa hương xoa bôi. Nơi đã vẽ đều có lửa sáng

Bên ngoài ba lớp Đàn này có một lớp Giới Đạo, bốn mặt vẽ cái cửa ngay Giới Đạo bên ngoài

Ở bốn góc Đàn, đóng cây cọc gổ Khư Đà La. Nếu không có cọc gỗ này thì dùng cọc sắt, cọc gỗ Tử Đàn cũng được, dài 12 ngón tay, lún xuống đất bốn ngón tay. Tụng Kim Cương Chân Ngôn thứ ba ở phần bên dưới, gia trì vào cây cọc 21 biến xong, sau đó đóng xuống

Dùng sợi tơ ngũ sắc, khiến Đồng Nữ xe hơp theo bên phải, thô tế như ngón tay nhỏ, dùng cột buộc đầu cây cọc, vây chung quanh trên Đàn.

Ở bốn cửa Đàn, để bốn lò hương, thiêu đốt hương của nhóm: Trầm, Đàn, Huân Lục, Tô Hợp…Ở bốn góc Đàn, vẽ cái chày Tam Cổ Bán Kim Cương (tức vẽ nửa phần của cái chày Tam Cổ)

Trên bốn góc đều thắp một chén đèn. Ở bên ngoài bốn cửa, hai bên trái phải đều để hai cái chén sứ (vàng, bạc, đồng đều được) chứa đầy nước thơm Át Già, mỗi thời đều thay đổi nước ấy, rưới vảy nơi sạch sẽ ấy, chẳng được dẫm đạp lên.

Nếu như có sự yêu cầu thì 7 ngày, 14 ngày cho đến 21 ngày. Tức mỗi ngày, sáng sớm dùng tám cái bát cháo sữa nhỏ, tám cái bát Cơm trộn sữa đặc nhỏ, tám lớp quả trái quý báu xếp chồng lên nhau, tám lớp bánh giòn ngọt xếp chồng lên nhau. Ngày ngày thay đổi thứ mới, tinh khiết, cung kính cúng dường.

Nếu chẳng có yêu cầu thì tầm thường cúng dường, đốt hương, thắp đèn, Át Già, hương xoa bôi với hái hoa mùa…ngày thường cúng dường. Ngày 14, 15 của tháng. Ở hai ngày này dùng nhóm cháo, cơm, quả trái như bên trên, cúng dường

Vì đất nước, vì nhà, vì bản thân mình: trừ tai nạn thòi ngồi hướng mặt về phương Bắc, quán tưởng Bản Tôn với các thứ cúng dường đều là màu trắng, vắng lặng tụng thầm.

Vì cầu Tăng Ích thì ngồi hướng mặt về phương Đông, tưởng nhóm Bản Tôn đều là màu vàng, vui vẻ vắng lặng, tụng chẳng phát ra tiếng.

Vì cầu Giáng phục thì ngồi hướng mặt về phương Nam, tưởng nhóm Bản Tôn đều là màu xanh đen, bên trong khởi Đại Bi, bên ngoài hiện uy nộ, lớn tiếng niệm tụng.

Vì cầu Kính Ái thì ngồi hướng mặt về phương Tây, tưởng nhóm Bản Tôn đều là màu đỏ, dùng tâm vui giận, tụng phát ra tiếng.

Tùy theo bốn loại này. Nếu Tức Tai thì từ ngày mồng một đến ngày mồng tám của tháng.

Nếu cầu Tăng Ích thì từ ngày mồng chín đến ngày 15 của tháng.

Nếu cầu Kính Ái thì từ ngày 16 đến ngày mồng 22 của tháng.

Nếu Điều Phục thì từ ngày 23 đến ngày cuối cùng của tháng.

Dựng lập Đạo Trường xong, rồi lại bắt đầu.

Nếu có việc thiết yếu, chẳng được y theo ngày, chỉ theo ngày đêm, y theo thời dựng lập

Nếu Tức Tai thì chọn lúc Sơ Dạ (đầu đêm, tức giờ Dậu)

Nếu Tăng Ích thì chọn phần Sơ Nhật (đầu ngày, tức lúc mặt trời mới mọc)

Nếu Kính Ái thì chọn phần Hậu Dạ (sau đêm, tức giờ Mão)

Nếu Điều Phục thì chọn lúc giữa ngày (giờ Ngọ), giữa đêm (giờ Tý)

Nếu dựng lập Đạo Trường cùng với niệm tụng, bốn loại của nhóm yêu cầu…y theo ngày, thời dùng làm thường.

Tức nếu cầu Xuất Ly Vô Thượng Bồ Đề thì người tu Du Già, ngày đêm bốn thời: sau đêm (giờ Mão), giữa ngày (giờ Ngọ), lúc hoàng hôn (giờ Dậu), nửa đêm (giờ

Tý) vận Tâm cúng dường thì rất ư thắng thượng

Đến bên dưới, ngay lập tức, sợ người khó hiểu cho nên vẽ Đàn như thế.

 

Thứ ba: Nghi Quỹ vào Đạo Trường

Nếu Hành Giả vì cầu ngưng dứt tai nạn (Tức Tai:Śāntika), trước tiên nên tắm gội, mặc áo mới sạch. Nếu là người Tại Gia thời thọ nhận Cận Trụ Giới, nên khởi tâm ân trọng Đại Thừa, muốn cầu thành tựu, chẳng tiếc thân mạng. Đối với vô biên hữu tình, rộng khởi Tâm Bi Nguyện tế độ. Người như vậy mau được thành tựu.

Vào Đạo Trường xong, cúi năm vóc sát đất, lễ khắp tất cả Tam Bảo (Ratnatrāya) trong Pháp Giới (Dharma-dhātu), quỳ gối phải sát đất, sám hối tất cả tội chướng của ba nghiệp, khuyến thỉnh mười phương Phật chuyển bánh xe Chính Pháp (Samyag-dharma-cakra), thỉnh các Như Lai trụ lâu dài ở đời, tùy vui với chỗ tu Phước Trí của ba Thừa (Tri-yāna). Dùng Công Đức mà Tôi (họ tên…) đã tu thảy đều hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi), nguyện cùng với tất cả hữu tình trong Pháp Giới mau được đầy đủ Tất Địa (siddhi) đã mong cầu

_Tiếp theo ngồi Kiết Già. Nếu như thiếu duyên chẳng được tắm gội thì xoa hương vào hai bàn tay, phát Tâm ân trọng, kết Thanh Tịnh Ấn: Hai tay để ngang trái tim, chắp tay lại giữa rỗng (hư tâm hợp chưởng) như hoa sen chưa nở.

Tụng Chân Ngôn là:

“Án, sa-phộc bà phộc, du đạc, tát phộc đạt ma, sa-phộc bà phộc, du độ hám”

Tụng Chân Ngôn này ba biến. Ngay lúc tụng chính thời vận Tâm rộng bày: “Tất cả các Pháp xưa nay vốn thanh tịnh. Thế nên thân của ta cũng đều thanh tịnh” Liền nhắm mắt vận tưởng tất cả các chư Phật, Bồ Tát, chúng Hội của Đạo Trường tràn đầy hư không, cầm nắm mọi loại hương hoa thượng diệu. Ba nghiệp chí thành cúi đầu mặt lễ kính.

 

1_ Kết Phật Bộ Tam Muội Gia Ấn. Hai tay ngang trái tim, cài chéo các ngón bên trong rồi nắm quyền, kèm dựng hai ngón cái.

Tụng Chân Ngôn là:

“Án, nhĩ na nhĩ ca, sa-phộc ha”

Chẳng phát ra tiếng, tụng Chân Ngôn này ba biến, bên dưới đều dựa theo để biết, rồi bung tán ở trên đỉnh đầu.

Do kết Ấn Khế này, tụng Phật Bộ Tam Muội Gia Chân Ngôn này cho nên tất cả chư Phật trong mười phương Pháp Giới thảy đều vân tập tràn đầy hư không, gia trì cho Hành Giả lìa các chướng não, ba nghiệp trong sạch, mau được thành tựu Nguyện đã tu hành.

 

2_ Kết Chư Bồ Tát Bộ Tam Muội Gia Ấn. Hai tay ngang trái tim, như trước nắm quyền, co ngón cái trái ở trong lòng bàn tay.

Tụng Chân Ngôn là: “Án, a lô lực ca, sa-phộc ha”

Dựa theo lúc trước, tụng ba biến rồi bung tán Ấn ở trên đỉnh đầu

Do kết Ấn Khế này, tụng Chư Bồ Tát Bộ Tam Muội Gia Chân Ngôn cho nên liền được nhóm của Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara), tất cả Bồ Tát trong mười phương Pháp Giới thảy đều vân tập tràn đầy hư không, gia trì cho Hành Giả, ba nghiệp trong sạch, không có các tai nạn. Ấy là các Bồ Tát nương vào Bi Nguyện của mình khiến cho điều mong cầu thảy đều mãn túc.

 

3_ Kết Kim Cương Bộ Tam Muội Gia Ấn. Bên trên như Ấn lúc trước, duỗi ngón cái trái, co ngón cái phải vào trong lòng bàn tay.

Tụng Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la, địa lực ca, sa-phộc ha”

Dựa theo lúc trước, tụng ba biến rồi bung tán Ấn ở trên đỉnh đầu

Do kết Ấn Khế này, tụng Kim Cương Bộ Tam Muội Gia Chân Ngôn cho nên liền được tất cả Kim Cương trong mười phương Pháp Giới, hiện thân uy nộ như mây đi đến tràn đầy cõi hư không, gia trì cho Hành Giả, ba nghiệp bền chắc giống như Kim Cương. Ấy là Bậc Thánh kia nương vào Uy Thần của Đức Phật, dùng sức Nguyện của chính mình. Lớn thì hộ trì cõi nước khiến cho không có tai nạn, nhỏ bé cho đến một thân khiến không có các tai ách.

 

4_ Kết Hộ Thân Ấn. Lại dùng Ấn Khế đã kết của ba Bộ với tụng Chân Ngôn gia trì năm chỗ là: vầng trán, vai trái, vai phải, trái tim, cổ họng rồi bung tán Ấn ở trên đỉnh đầu, liền thành Bị Kim Cương Kiên Cố Giáp Trụ

Do gia trì này mà khắp thân của Hành Giả tỏa uy quang hách dịch. Tất cả các Ma, loài gây chướng não chẳng dám đưa mắt nhìn, mau chóng bỏ chạy.

 

5_ Kết Tịch Trừ Ấn với Kim Cương Phương Ngung Bảo Giới Ấn. Bên trên đã dùng Kim Cương Bộ Ấn Khế lúc trước, tụng Chân Ngôn, nhiễu quanh Đàn, chuyển theo bên trái ba vòng, liền hay Tịch Trừ các Ma có sức mạnh to lớn thuận theo Phật Bồ Tát. Nếu có loài ẩn nấp sẽ đi xa đến phương khác. Tùy theo tâm lớn nhỏ, chuyển theo bên phải ba vòng, liền thành Kim Cương Phương Ngung Bảo Giới. Chư Phật Bồ Tát còn chẳng trái vượt huống chi là loài gây chướng não được dịp thuận tiện hãm hại. Xong bung tán Ấn ở trên đỉnh đầu.

 

6_ Kết Thỉnh Thánh Chúng Giáng Đàn Ấn. Phần trên dùng ba Bộ Ấn Khế với tụng Chân Ngôn lúc trước, đem ngón cái hướng về thân triệu thỉnh, ba biến thì chiêu vời ba lần. Tức chúng Thánh của ba Bộ tràn đầy hư không lúc trước đều y theo Bản Vị (vị trí của mình) chẳng chướng ngại nhau, lặng yên mà trụ. Xong bung tán Ấn trên đỉnh đầu.

 

7_ Hiến Át Già Hương Thủy Ấn. Bên trên trên dùng hai tay nâng vật khí báu Ma Ni chứa đầy nước thơm, để ở tam tinh.

 

Tụng Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-lô, na ca, hồng”

Dựa theo bên trên, tụng ba biến, vận Tâm rộng bày. Tiếp theo tắm gội khắp tất cả chúng Thánh. Xong bung tán Ấn ở trên đỉnh đầu

Do hiến Át Già cho nên từ Thắng Giải Hạnh Địa (Adhimokṣa-cārya-bhūmi) cho đến Pháp Vân Địa (Dharma-megha-bhūmi), ở mỗi một Địa (Bhūmi), chư Phật Bồ Tát trong mười phương Pháp Giới thảy đều gia hộ các quán đỉnh (Abhiṣeka).

 

8_ Hiến Bảo Tòa Ấn. Bên trên để hai tay ngang chắp lại giữa rỗng, hai ngón cái với hai ngón út cùng phụ nhau hơi co lại, đều bung tán sáu ngón còn lại, hơi co như hoa sen nở rộ.

 

Chân Ngôn là:

“Án, ca ma la, sa-phộc ha”

Do kết Ấn Khế với tụng Chân Ngôn thì tòa báu đã hiến khiến các chúng Thánh đều nhận dùng như thật, liền khiến cho Hành Giả đến ở trong Quả Vị, đắc được tòa báu Kim Cương bền chắc

 

9_ Kết Phổ Cúng Dường Ấn. Bên trên chắp hai tay lại, năm ngón tay trợ cài chéo nhau, bên phải đè bên trái, để ở trên trái tim.

 

Tụng Chân Ngôn là:

“Na mạc tam mạn đa một đà nam. Tát phộc tha khiếm, ô na-nga đế, tát-phả la, hứ hàm, nga nga nẵng kiếm, sa-phộc ha”

 

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn cho nên vận Tâm rộng bày vòng khắp các Đạo Tràng Hải Hội của chư Phật Bồ Tát trong Pháp Giới, tuôn mưa khắp tất cả các vật dụng cúng dường.

Bắt đầu tụng một biến thì vật khí báu nhiều như cát bụi, chứa đầy hương xoa bôi, xoa bôi khắp chúng Thánh.

Tụng biến thứ hai thì mọi loại vòng hoa trang nghiêm khắp cả.

Tụng biến thứ ba thì thiêu đốt mọi loại hương, cúng dường khắp cả.

Tụng biến thứ tư thì tuôn mưa thức ăn uống thượng diệu trong các cõi Trời, để ở vật khí báu, cúng dường khắp cả.

Tụng biến thứ năm thì tuôn mưa các Ma Ni (Maṇi) làm đèn sáng cúng dường khắp cả chư Phật Bồ Tát.

Do tụng Chân Ngôn gia trì Lực cho nên nhóm hương đã hiến ở các Hải Hội thảy đều chân thật, chúng Thánh nhận dùng. Hành Giả ở đời đương lai thường được báo đó.

 

10_ Kết Bát Nhã Ba La Mật Đa Căn Bản Ấn. Lại đem hai bàn tay cùng phụ ngược nhau, thâu hai ngón trỏ, co hai ngón út ở trong lòng bàn tay, đem hai ngón cái đều đè hai ngón trỏ, để ở trên trái tim.

Tụng Đà La Ni trong Kinh bảy biến.

Do kết Ấn này tụng Đà La Ni cho nên tự thân của Hành Giả liền biến thành Bát Nhã Ba La Mật Đa Bồ Tát (Prajña-pāramitā-bodhi-satva) mà làm Mẫu (Mātṛ) của tất cả chư Phật

Tượng Bồ Tát ấy, ngồi Kiết Già trên hoa sen trắng, thân màu vàng chói, mọi báu, Anh Lạc trang nghiêm khắp thân, đầu đội mão báu, lụa trắng cột buộc mão rũ xuống hai bên, tay trái ngang trái tim cầm Bát Nhã Phạm Giáp (rương kinh Bát Nhã), tay phải ngang vú tác Ấn Thuyết Pháp, đem ngón cái đè đầu ngón vô danh.

Liền tưởng từ đỉnh đầu cho đến bàn chân của Bồ Tát, các lỗ chân lông trên thân tuôn ra ánh sáng làm mọi màu sắc tràn đầy Pháp Giới. Trong mỗi một ánh sáng, hóa vô lượng Phật tràn khắp cõi hư không trong các Thế Giới, rộng vì gốc rễ tương xứng của chúng sinh, tuyên nói Pháp thâm sâu của Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñapāramitā) đều khiến cho hiểu thấu, trụ Tam Ma Địa (Samādhi)

Hành Giả tác Quán này xong, bung tán Ấn trên đỉnh đầu, tay cầm tràng hạt (sổ châu) để ở trong lòng bàn tay, chắp tay lại ngang trái tim, tụng Chân Ngôn là:

« Án, vĩ lô giả na, ma la, sa-phộc ha »

Tụng ba biến này gia trì tràng hạt, đội trên đỉnh đầu xong, sau đó ngang trái tim, tay trái nâng tràng hạt, tay phải dời hạt châu, niệm niệm tương ứng, trụ Phật Mẫu Tam Muội (Buddha-mātṛ-samādhi), quán Tâm đừng đề cho gián đoạn, tụng 108 biến, hoặc 21 biến. Đủ biến số xong, liền đội tràng hạt trên đỉnh đầu rồi để tràng hạt ở chỗ cũ (bản xứ)

_ Kết Tam Ma Địa Ấn. Duỗi ngang hai bàn tay, bên phải đè bên trái, để ở dưới rốn, ngay thẳng thân, nhắm mắt, đầu hơi cúi xuống, chú Tâm trên trái tim, quán sát kỹ lưỡng trên Viên Minh Kính Trí, dài rộng một khuỷu tay, dần dần tràn khắp Pháp Giới, bày chữ thành hàng xoay vòng theo bên phải, thứ tự quán ánh sáng của mỗi một chữ chiếu suốt, từ bên ngoài hướng vào bên trong, đến ở chữ Địa (慖:Dhīḥ), từ bên trong hướng ra bên ngoài, dần dần quán các chữ, giáp vòng thì trở lại ban đầu. Đến biến thứ ba thì Tâm khéo tịch định, mỗi mỗi thật rõ ràng, quán nghĩa đã giải thích kỹ lưỡng, chẳng sinh chẳng diệt, mỗi mỗi bình đẳng, đều khắp Pháp Giới, chẳng phải động chẳng phải tĩnh, Định Tuệ kèm vận song song (song vận), lìa hẳn các tướng. Tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tam Ma Địa Quán

Từ đây muốn kết Bát Nhã Ba La Mật Đa Ấn, tụng Đà La Ni bảy biến, rồi bung tán Ấn trên đỉnh đầu.

_Tiếp theo, kết Phổ Cúng Dường Ấn, như lúc trước vận Tâm thứ tự cúng dường. Đối trước chúng Thánh, hồi hướng Công Đức đã sinh ra do sự đã tu tập, đem hết vốn liếng giúp cho các Nguyện đã mong cầu, vì đất nước, vì nhà, đầy đủ Lợi Tha. Sau đó quay lại ban bố cho chúng sinh, quay về nghiêm cõi Tịnh, hồi hướng thật tế, quay về cầu Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi), nguyện cùng với hữu tình mau đến bờ bên kia (bờ giải thoát)

_Tiếp theo, kết Kết Giới Ấn lúc trước, tụng Chân Ngôn ba biến, chuyển theo bên trái, liền thành Giải Giới

_ Tiếp theo, kết ba Bộ Ấn lúc trước, tụng Chân Ngôn lúc trước ba biến, đều đem ngón cái hướng ra ngoài bật phát, liền thành Phát Khiển, chúng Thánh đều quay vễ cõi nước của mình (bản thổ)

Hành Giả làm lễ rồi lui ra, như thường đi Kinh Hành (Caṅkramana), thọ trì đọc tụng Đại Thừa (Mahā-yāna), đừng cho tán động vậy.

Thứ tư: Giải thích Pháp Đà La Ni Văn Tự Quán Hạnh

_ Na mô (Namo) [Đây nói là quy mệnh] La đát-nẵng (Ratna) [Đây nói là báu]

Đát-la dạ gia (Trayāya) [Đây nói là ba]

Thuận theo phương này (Trung quốc) nói là: Quy mệnh Tam Bảo. Ấy là do người trì Kinh, tụng Đà La Ni, nên Mật Ngữ liền nói là Quy mệnh Tam Bảo

Vì sao nên Quy vậy ? Ấy là Bản Phạn Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già nói rằng:

Quy y Phật cho nên liền được chư Phật, tất cả Bồ Tát của năm nhóm Bồ

Tát cùng với vô lượng quyến thuộc đều đi đến gia hộ. Ấy là các Bồ Tát tôn kính Tâm

Bồ Đề (Bodhi-citta), thấy người phát Tâm Bồ Đề quy y Phật nên thường gia hộ

Người Quy y Pháp liền được Đế Thích (Indra) và các quyến thuộc, bốn vị Thiên Vương đều đi đến gia hộ. Ấy là xưa kia do Đế Thích nhân lúc nguy nạn được Pháp Bát Nhã gia hộ được lợi ích.

Người thường tôn kính quy y Tăng liền được Trời Sắc Cứu Cánh (Akaniṣṭha), hàng Ngũ Tịnh Cư (Pañca-śuddhāvāsa) và các quyến thuộc đi đến gia hộ. Ấy là phần lớn các Bồ Tát với Thanh Văn Tăng cư ngụ tại cõi Trời ấy trụ Hiện Pháp Lạc (Dṛṣṭa-dharma-sukha) cho nên thường tôn kính.

_ Na mạc (Namaḥ) [Đây nói là Quy mệnh]

A lý-dã (Ārya) [Đây nói là xa lìa Pháp xấu ác chẳng tốt lành. Hội thích nói là bậc Thánh vậy]

Phệ lộ giả na dã (Vairocanāya) [Đây nói là chiếu sáng khắp (biến chiếu), cũng nói là mặt trời to lớn (Đại Nhật). Như mặt trời của Thế Gian chỉ chiếu sáng một bên này thì chẳng thể chiếu sáng một bên kia, chiếu sáng ban ngày thì chẳng chiếu sáng ban đêm, chiếu sáng một Thế Giới này thì chẳng thể chiếu sáng Thế Giới khác, nên chỉ được tên gọi là mặt trời (Nhật) chứ chẳng được tên gọi là mặt trời to lớn (Đại Nhật). Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là Đại Nhật. Sắc Thân (Rūpa-kāya), Pháp Thân (Dharma-kāya) vòng khắp Pháp Giới (Dharma-dhātu),Thế Giới ở mười phương, thảy đều chiếu sáng. Nếu người xưng tên quy mệnh lễ bái, liền được tất cả chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, cho đến tám Bộ trong Pháp Giới gia trì vệ hộ]. Đát tha nghiệt đa dã (Tathāgatāya) [Đây nói là Như Lai]

La-ha đế (Arhate) [Đây nói là Ứng Cúng, cũng nói là Hoại Oán, cũng nói là không có sinh]

Tam miệu (Samyak) [Đây nói là Chính]

Tam một đà dã (Saṃbuddhāya) [Đây nói là Đẳng Giác]

Thuận theo phương này (Trung quốc) nói là Quy mệnh Thánh Giả Biến Chiếu Như Lai Ứng Cúng Chính Đằng Giác.

_ Na mạc (Namaḥ) [Đây nói là Quy mệnh]

A lý-dã (Ārya) [Đây nói là bậc Thánh]

Tam mãn đa (Samanta) [Đây nói là khắp cả (biến), cũng nói là Phổ, cũng nói là Đẳng]

Bạt nại la (Bhadra) [Đây nói là Hiền]

(ya) [Y theo Thanh Minh Pháp là tiếng thứ tư trong tám chuyển thanh. Vì vị ấy làm lễ cho nên gọi tên vậy. Bên dưới, các chữ đều dựa theo đây giải thích]

Ấy là vị Bồ Tát này nói ba Mật Môn, rộng nói rõ Hạnh Nguyện. Nếu có chư Phật chẳng tu ba Mật Môn, chẳng y theo Hạnh Nguyện của Phổ Hiền mà được thành Phật thì không có việc đó. Nếu thành Phật xong mà đối với ba Mật Môn, Hạnh Nguyện của Phổ Hiền, có ngưng nghỉ thì cũng không có việc đó. Chính vì thế cho nên quy mệnh vậy.

Mạo địa tát đát-phộc dã (Bodhi-satvāya) [Xưa nói là Bồ Đề, nay nói Mạo Địa. Xưa nói là Tát đỏa, nay nói là Tát đát-phộc. Đối với năm chữ bên trên thì phương này nói lược đi ba chữ mà chỉ nói là Bồ Tát]

Ma hạ tát đát-phộc dã (Mahā-satvāya) [Đây nói là bậc Đại Dũng Mãnh]

Ma ha ca lỗ nê ca dã (Mahā-kāruṇikāya) [Đây nói là đấng Đại Bi]

Thuận theo phương này nói là Quy mệnh Thánh Giả Phổ Hiền Bồ Tát Đại Dũng Mãnh Đại Bi Giả

Do Quy vị này, liền được chư Phật, Bồ Tát ở mười phương thảy đều gia hộ. Chư Phật Bồ Tát tu ba Mật Môn, thực hành Hạnh Phổ Hiền, chứng được Thắng Quả, cho nên thường tôn kính.

_ Đát nễ-dã tha (Tadyathā) [Đây nói là Ấy là, xưa nói là liền nói]

_ Chỉ-nhương na (Jñāna) [Đây nói là Trí]

Bát-la nễ bế (Pradīve) [Đây nói là cái đèn]

Do cây đèn Trí này phá các Ám, cho nên Du Già giải thích rằng: “Dùng Trí không có chỗ đắc làm phương tiện. Không có Trí, không có đắc liền thành cây đèn Trí Bát Nhã Ba La Mật Đa chiếu sáng khắp tất cả Pháp Giới, không có phân biệt.

_ Ác (Bản Phạn ghi nhận đây là chữ A , phiên dịch là không có, tùy theo câu văn liền hô là Ác)

Khất-xoa dã (Kṣāya) [Đây phiên dịch là cùng tận]

Cú thế (Kuśe) [Đây phiên dịch là kho tàng (Tạng), kho tàng không có cùng tận (Vô Tận Tạng)]

Du Già giải thích rằng: “Chữ A làm chủng tử (Bīja). Chữ A giải thích rõ ràng Tất cả Pháp vốn chẳng sinh. Như thế chữ A là Mẫu của tất cả chữ, hay sinh tất cả chữ. Nếu được Môn chữ A tương ứng Du Già, liền được kho tàng Pháp không có cùng tận của chư Phật, liền hiểu thấu tất cả Pháp vốn chẳng sinh, giống như hư không, một Tướng trong sạch bình đẳng không có hai, tức thành Trí không có phân biệt.

_ Bát-la để bà na (Pratibhada) [Đây nói là biện tài]

Phộc để (Vati) [Đây nói là đầy đủ]

Thuận theo phương này nói là đầy đủ biện tài vậy.

Du Già giải thích rằng : “Chữ Bát-la (Pra) làm chủng tử. Chữ Bát-la giải thích rõ ràng Bát Nhã Ba La Mật không có chỗ đắc. Do chứng các Pháp xưa nay vốn chẳng sinh cho nên được kho tàng Pháp không có cùng tận của chư Phật, ở trong Hậu Đắc Trí được bốn Vô Ngại Giải (Catasraḥ pratisaṃvidaḥ: gồm có Pháp Vô Ngại Giải, Nghĩa Vô Ngại Giải, Từ Vô Ngại Giải, Biện Vô Ngại Giải), biện thuyết tự tại”.

_ Tát phộc (Sarva) [Đây nói là tất cả]

Một đà (Buddha) [Đây nói là bậc giác ngộ]

Phộc lộ chỉ đế (Avalokite) [Đây nói là chỗ quán sát, tức nơi mà tất cả Phật đã quán sát Thật Tướng vậy]

Du Già giải thích rằng: “Chữ Tát (Sa) làm chủng tử. Chữ Tát giải thích rõ ràng nghĩa bình đẳng của tất cả Pháp, Năng Duyên (Lambana) Sở Duyên (Ālambana) thảy đều bình đằng, Trí chứng Chân Lý, vào giòng chảy sướng thích

(quyết lưu) của Pháp, tức đồng với nơi mà vô biên tất cả Phật đã quán sát”

_ Du nga (Yoga) [Đây nói là tương ứng]

Bả lý nễ sáp-bả ninh (paridiṣpane) [Đây nói là thành tựu trọn vẹn (viên thành)]

Thuận theo phương này nói là tương ứng thành tựu trọn vẹn

Du Già giải thích rằng: “Chữ Dụ (Yo) làm chủng tử. Chữ Dụ giải thích rõ ràng tất cả Thừa (Yāna) không có chỗ đắc. Quán Trí tương ứng, chứng Lý thành tựu trọn vẹn, liền đối với Giáo, Lý, Hành, Quả của các Thừa thảy đều chứng được Pháp

Tính (Dharmatā) của một Chân Như (nhất chân Pháp Tính)”

_ Nghiễm tỵ la (Gaṃbhīra) [Đây nói là thâm sâu]

Nỗ la phộc nga hệ (Duravagahe) [ Đây nói là khó đo lường]

Ấy là thành tựu trọn vẹn thâm sâu khó lường vậy

Du Già giải thích rằng: “Chữ Nghiễm (Gaṃ) làm chủng tử. Chữ Nghiễm giải thích rõ ràng Pháp Chân Như không có đến không có đi. Tính lìa lời nói giải thích, chỉ tự hiểu thấu Thánh Trí lìa Tướng mà chứng”

_ Để-lý-dã, đặc-phộc (Tryadhva) [Đây nói là ba đời]

Bả lý nễ sáp-bả ninh (paridiṣpane) [Đây nói là thành tựu trọn vẹn (viên thành), tức ba đời thành tựu trọn vẹn vậy]

Du Già giải thích rằng: “Chữ Để-lý-dã (Trya) làm chủng tử. Để-lý-dã giải thích rõ ràng tự thành tựu Tính Công Đức nhiều như cát bụi thuộc Chân Như bình đẳng của tất cả Pháp. Pháp Chân Như (Bhūta-tathatā) này tuy tràn khắp tất cả Thể nhưng chẳng phải là ba đời vậy. Như thế quá khứ, vị lai, hiện tại theo hư vọng sinh ra, điều này chẳng tương ứng với Pháp Hữu Vi (Saṃskṛta-dharma) mà Hành Uẩn (Saṃskāra-skandha) đã nhiếp lấy”.

_ Mạo địa chất đa (Bodhi-citta) [Đây nói là Tâm giác ngộ]

Tán nhạ nẵng nễ (Sajadadi) [Đây nói là hay sinh ra]

Thuận theo phương này nói: Tức ba đời thành tựu trọn vẹn hay sinh ra Tâm Bồ Đề

Du Già giải thích rằng: “Chữ Mạo (Bo) làm chủng tử. Chữ Mạo giải thích rõ ràng tất cả Pháp không có trói buộc vậy. Nếu có thể biết Tâm Bồ Đề trong thân của mình, Tự Tính thành tựu ba đời bình đẳng, giống như hư không lìa tất cả Tướng, liền hay biết rõ Tâm của tất cả hữu tình với Tâm của chư Phật đều như Tâm của mình, xưa nay vốn trong sạch, liền sinh Tâm Đại Bi, sinh thương xót sâu xa, khởi mọi loại phương tiện khiến cho tất cả hữu tình lìa khổ, giải thoát, được đến chỗ cứu cánh không có trói buộc, không có cởi mở. Đây là Tâm Bồ Đề rộng lớn vậy”

_ Tát phộc tỳ sái ca (Sarva abhiṣaika ) [Đây nói là Tất cả rưới rót, rải vẩy]

Tỳ sắc cật-đế (Abhiṣakve) [Đây nói là Chỗ được rưới rót]

Hội Ý phiên dịch là: Dùng Pháp Quán Đỉnh để rưới rót lên đỉnh đầu ấy.

Pháp Quán Đỉnh. Kinh kia có năm loại là: Mão báu, Ấn Khế, nước, ánh sáng, danh hiệu để Quán Đỉnh.

Du Già giải thích rằng: “Chữ Tát (Sa) làm chủng tử. Chữ Tát giải thích rõ nghĩa Tất cả Pháp không có nhiễm dính, Do quán sát ta người với Tâm của chư Phật đồng một Chân Như, được Đồng Thể Đại Bi, thế nên đắc được chẳng nhiễm chẳng dính mắc. Tức được tất cả chư Phật tuôn mưa Pháp rưới rót vào đỉnh đầu, được Thắng Địa vậy. Ấy là mỗi một Địa trong mười Địa, đều được Quán Đỉnh thắng thượng, ba Nghiệp gia trì nơi vô lượng Tu Đa La (Sūtra: Kinh) diễn nói tự tại”

_ Đạt Ma (Dharma) [Đây nói là Pháp]

Sa nga la (Sāgara) [Đây nói là biển]

Tam bộ đế (Saṃbhūte) [Đây nói là sinh ra]

Thuận theo phương này nói là Từ biển Pháp sinh ra Giải Thoát không có ngăn ngại, không có chặt đứt hết

Du Già giải thích rằng: “Chữ Đạt (Dha) làm chủng tử. Chữ Đạt giải thích rõ ràng Hai Thể Nhiễm Tịnh của tất cả Pháp đều chẳng thể đắc. Dùng Trí của Thể chính, chặt đứt Câu Sinh Trí Chướng trong Bản Thức, liền thành biển Pháp, tuôn ra Giáo Pháp rộng lợi lạc”

_ A mộ già (Amogha) [Đây nói là không có gián đoạn. Xưa giải thích là Bất

Không (chẳng phải trống rỗng) là sai lầm vậy]

Thất-la phộc ninh (Śravaṇi) [Đây nói là nghe thấy]

Thuận theo phương này nói: Ở chỗ của chư Phật, lắng nghe không có gián đoạn

Du Già giải thích rằng: “Nay y theo Thanh Luận giải thích là không có gián đoạn. Chữ A làm chủng tử. Chữ A giải thích rõ ràng Tất cả Pháp xưa nay vắng lặng, xưa nay Niết Bàn (Nirvāṇa). Do chứng Pháp này, vòng khắp Pháp Giới, các cõi Phật, trong Đại Tập Hội ở trước mặt Đức Phật được nghe Giáo Pháp thảy đều nhớ giữ, vĩnh viễn chẳng quên”.

_ Ma hạ (Mahā) [Đây nói là Đại, to lớn]

Tam mãn đa (Samanta) [Đây nói là Phổ, khắp cả]

Bạt nại-la (Bhadra) [Đây nói là hiền]

Bộ di (Bhūmi) [Đây nói là Địa, mảnh đất, địa vị]

Niết lý-dã đế (Nirjate) [Đây nói là sinh ra]

Thuận theo phương này nói: “Từ Hạnh Nguyện đã tu hành trong các Địa lúc trước, hay sinh ra Đại Phổ Hiền Địa, tức Đẳng Giác Địa phía sau mười địa. Như thế trong Du Già từ Phám đến Thánh, tổng cộng có bốn Địa: Một là Thắng Giải Hành Địa xưng chung là Địa Tiền, hai là Phổ Hiền Hạnh Nguyện Địa xưng chung là Thập Địa, ba là Đại Phổ Hiền Địa tức Đẳng Giác Địa, bốn là Phổ Chiếu Địa tức thành Chính Giác Địa

Y theo Du Già giải thích rằng: “Chữ Ma  làm chủng tử. Chữ Ma giải thích rõ ràng Tất cả Pháp là Ngã Pháp trống rỗng, ấy là bậc Du Già chặt đứng chướng vi tế, chứng Ngã Pháp trống rỗng, liền vượt qua Đại Phổ Hiền Địa này, chứng Phổ Chiếu Diệu, thành Đẳng Chính Giác, Phước Trí trang nghiêm, Thọ Dụng Pháp Thân đều viên mãn”

_ Vĩ-dã yết la noa (Vyakaraṇa) [Đây nói là Thọ Ký]

Bả lý bát-la bả nễ (Pariprāpti) [Đây nói là Đắc được]

Thuận theo phương này nói: “Đắc được Thọ Ký. Tức là trước tiên được Thọ Ký, nay được đầy đủ vậy”

Du Già giải thích rằng: “Chữ Vĩ-dã Vya) làm chủng tử. Chữ Vĩ-dã giải thích rõ ràng Tất cả Pháp rốt ráo chẳng thể đắc. Do Quả viên mãn, cứu cánh chứng được Tự Tính Tịch Tĩnh, Tự Tính Niết Bàn của tất cả Pháp. Năng Chứng (người chứng), Sở Chứng (chỗ chứng) đều đồng một Tính, chẳng tăng thêm chẳng giảm bớt, thường viên mãn”

_ Tát phộc tất đà (Sarva siddha) [Đây nói là người thành tựu, tức là các Bồ  Tát Thập Địa]

Na ma tắc-cật-lý đế (Namaskṛte) [Đây nói là làm lễ]

Lễ có hai nghĩa: Một là lễ Pháp của Bát Nhã kia, hai là Lễ người thành

Chính Giác kia. Đủ hai nghĩa này cho nên Bậc Thập Địa là nơi làm lễ vậy

Du Già giải thích rằng: “Chữ Tát (Sa) làm chủng tử. Chữ Tát giải thích rõ nghĩa sinh diệt. Trong chữ Tát có chữ A (唒) giải thích rõ nghĩa không có sinh. Như thế trong Quả Vị, do chứng chữ A, Thể chẳng sinh chẳng diệt thường bền chắc, giống như Kim Cương thắng dụng tự tại, tức hay hiện khắp vô biên Ứng Hóa, mọi loại lợi lạc, bày có sinh diệt, thật ra là không có sinh diệt

_ Tát phộc (Sarva) [Đây nói là tất cả]

Mạo địa tát đát-phộc (Bodhi-satva) [Đây nói là Bồ Tát]

Tán nhạ nẵng nễ (Sajadadi) [Đây nói là sinh ra]

Thuận theo phương này nói là: Sinh ra tất cả Bồ Tát vậy

Du Già giải thích rằng: “Chữ Tát (Sa) làm chủng tử. Chữ Tát giải thích rõ nghĩa Tất cả Pháp không có đẳng cấp vậy. Do quán chữ này thì Tâm cùng với Chân Như bình đẳng, một Tướng trong sạch, Tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñāpāramita) sinh ra tất cả Bồ Tát Địa (Bodhisatva-bhūmi)”

_ Bà nga phộc để (Bhagavate) [Địch Đối phiên dịch là bậc có đủ Phước Trí.

Hội Ý giải thích là Thế Tôn]

Một đà (Buddha) [Đây nói là Giác, hiểu biết]

Ma đế (Māte) [Đây nói là Mẫu, bà mẹ]

Thuận theo phương này nói là Phật Thế Tôn Mẫu. Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ) là tiếng của Nam, Bà Già Phộc Để (Bhagavatī) là tiếng của Nữ. Cả hai đều hội ý giải thích nghĩa là Thế Tôn.

Y theo Thanh Minh Địch Đối phiên dịch thì Bà Già (Bhaga) là phá, Phạm (Vaṃ) phiên dịch là hay, có thể (năng). Hay phá bốn Ma thì gọi là Bà Già Phạm

Lại nói là Bạc A Phạm. Y theo Thanh Minh Luận phân chia chữ, giải thích rằng: “Bạc phá, A gọi là không có sinh, Phạm gọi là chứng, Trí hay chứng. A gọi là a phạm, do A Phạm cho nên hay phá phiền não, thế nên Đức Phật Thế Tôn chẳng sinh chẳng diệt, chẳng đi chẳng đến, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn,chẳng thêm chẳng bớt. Đủ Đức như vậy, gọi là Bạc A Phạm

Lại nói rằng Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ) thì Bạc Già (Bhaga) là Phước (Puṇya) Trí (Jñāna); Phạm (Vaṃ) là đầy đủ. Do đầy đủ Phước Trí, trang nghiêm mãn túc nên gọi Bạc Già Phạm, cũng là tiếng của Nam.

Du Già giải thích rằng: “Chữ(Bha) làm chủng tử. Chữ giải thích rõ ràng Tất cả Pháp Hữu chẳng thể đắc. Do Tâm tạp nhiễm cho nên có sinh tử. Do Tâm trong sạch cho nên có Niết Bàn. Hai điều ấy lìa Tâm đều chẳng thể đắc. Ấy là do Bát Nhã làm Sinh Liễu Nhân, tức hay sinh ra tất cả chư Phật, cho nên gọi là Phật Mẫu (Buddha-māta)

_ Mười sáu câu bên trên, như trong Kinh Du Già nói, cũng là 16 Hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát vậy.

_ A la nãi, ca la nãi, A la noa, ca la nãi (Araḍai karaḍai araḍa karaḍa) [Như thế 12 chữ này nói rõ ba Bí Mật, ba Nghiệp trong sạch

Tên gọi của chữ A giải thích rõ ràng Tất cả Pháp xưa nay vốn chẳng sinh

Do biết tất cả Pháp xưa nay vốn chẳng sinh, cho nên hiểu thấu tất cả Pháp lìa bụi bặm. Thế nên Môn chữ La (Ra) giải thích rõ ràng nghĩa Tất cả Pháp lìa bụi bặm

Do biết tất cả Pháp lìa bụi bặm, cho nên liền hiểu thấu tất cả Pháp không có kiện cãi, thế nên Môn chữ Nãi (Ḍai) giải thích rõ ràng nghĩa Tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt.

Do biết tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt, cho nên liền hiểu thấu tất cả Pháp không có tạo làm, thế nên Môn chữ Ca (Ka) giải thích rõ ràng Tất cả Pháp không có tạo làm.

Do biết tất cả Pháp không có tạo làm, cho nên liền hiểu thấu tất cả Pháp trong sạch, thế nên Môn chữ La (Ra) giải thích rõ ràng Tất cả Pháp trong sạch.

Do biết tất cả Pháp trong sạch, cho nên liền hiểu thấu tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt, thế nên Môn chữ Nãi (Ḍa) giải thích rõ ràng Tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt.

Do biết tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt, cho nên liền hiểu thấu tất cả Pháp xưa nay vắng lặng, thế nên Môn chữ A (A) giải thích rõ ràng Tất cả Pháp xưa nay vắng lặng.

Do biết tất cả Pháp xưa nay vắng lặng, cho nên liền hiểu thấu tất cả Pháp không có dơ bẩn, thế nên Môn chữ La (Ra) giải thích rõ ràng Tất cả Pháp không có dơ bẩn.

Do biết tất cả Pháp không có dơ bẩn, cho nên liền hiểu thấu tất cả Pháp không có tranh đoạt, thế nên Môn chữ (Ḍa) giải thích rõ ràng Tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt.

Do biết tất cả Pháp không có kiện cãi tranh đoạt, cho nên liền hiểu thấu tất cả Pháp không có tạo làm, thế nên Môn chữ Ca (Ka) giải thích rõ ràng Tất cả Pháp không có tạo làm.

Do biết tất cả Pháp không có tạo làm, cho nên liền hiểu thấu Trí không có phân biệt, thế nên Môn chữ La (Ra) giải thích rõ ràng Tất cả Pháp không có phân biệt.

Do biết tất cả Pháp không có phân biệt, cho nên liền hiểu thấu tất cả Pháp không có lay động, thế nên Môn chữ Nãi (Ḍa) giải thích rõ ràng Tất cả Pháp không có lay động.

Do biết tất cả Pháp không có lay động, cho nên liền chứng đường lới không có trụ của Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahā-prajñā pāramitā)

 

_ Ma ha (Mahā) [Đây nói là lớn, to lớnBát-la chỉ-nhương (Prajñā) [Đây nói là Cực Trí]

Bá la nhĩ đế (Pāramite) [Y theo Thanh Minh Luận phân chia câu giải thích là: Bá lam y ta (Pāramita): Y đa (Ita) là bờ bên đây, Bá lam (Pāram) là bờ bên kia. Nương vào Đại Cực Trí lìa bờ bên đây của sinh tử, đến bờ bên kia của Niết Bàn, được Vô Trụ Xứ Đại Niết Bàn vậy]

_ Sa-phộc ha (Svāhā) [Đây nghĩa là Thành tựu, cũng nói là nghĩa Cát Tường, cũng nói là nghĩa Viên Tịch, cũng nói là nghĩa Tăng ích, cũng nói là nghĩa không có trụ.

Nay y theo nghĩa không có trụ tức là Vô Trụ Niết Bàn. Y theo Niết Bàn (Nirvāṇa) này tận cùng bờ mé vị lai, lợi lạc hữu tình không có hạn kỳ cùng tận

_ Bên trên, phàm nói Chủng tử (Bīja) là nghĩa dẫn sinh, nghĩa nhiếp trì. Đầy đủ như mười chữ hợp thành một câu. Dùng một chữ bắt đầu để làm chủng tử, chín chữ bên dưới là hết thảy Quán Trí. Y theo dẫn sinh ban đầu nhiếp vào chữ ban đầu (tức chữ A). Do đây mà nói: Nếu biết một Pháp liền biết tất cả Pháp. Nếu biết một Pháp trống rỗng (Śunya: Không) liền biết tất cả Pháp trống rỗng (Śunya: Không). Hay ở một chữ chuyên chú quán sát, tu các Hạnh Nguyện thì tất cả Hạnh Nguyện đều được viên mãn.

 

Thứ năm: Đà La Ni Quán Tưởng Bố Tự Luân

Nếu Hành Giả hay đối với Kinh Bát Nhã Ba La Mật này, tu Du Già Quán Trí. Ở Đà La Ni này, từ khởi đầu đến cuối, hết thảy văn tự, mỗi một câu, mỗi một chữ, suy nghĩ quán sát

Ở trong trái tim của mình, trên cái gương tròn lớn sáng tròn trong sạch, tưởng một bánh xe vàng ròng (kim luân).

Bên ngoài: lớp thứ nhất có 16 cây căm

Tiếp theo, xoay theo bên phải , tưởng 16 câu hiển hiện rõ ràng

Tiếp theo, lớp thứ hai có 12 cây căm, tưởng 12 chữ an bày xoay theo bên phải

Tiếp theo, lớp thứ ba xếp bày 10 chữ, ở trong mười chữ này có một chữ Địa (Dhīḥ)

Ý trong đây là nhiếp Trường Hàng lúc trước cho đến các Hội Đại Bát Nhã … làm 16 câu, nhiếp 16 câu làm 12 chữ, nhiếp 12 chữ làm mười chữ ấy, nhiếp mười chữ ấy quy vào một chữ. Từ rộng đến lược, dần dần giảm bớt, dần dần thâm sâu. Một chữ hiện trước mặt, vòng ở Pháp Giới, Tính Tướng bình đẳng đến Cứu Cánh

Như thế người tu hành quán các chữ Phạn, mỗi mỗi thấu tỏ rõ ràng, giáp vòng rồi trở lại ban đầu

Nếu Tâm chuyên chú nơi các văn tự, thứ tự ngoằn ngoèo, Tâm chẳng theo Duyên khác liền thành Định Phẩm, quán Lý đã giải thích rõ ràng liền thành Tuệ Phẩm, hai Pháp vận song song, nhậm vận hiền tiền thông đạt không có ngăn ngại.

Niệm niệm tiêu diệt tất cả Nghiệp Chướng (Karmāvaraṇa), Báo Chướng (Saṃbhogāvaraṇa), Phiền Não Chướng (Kleśāvaraṇa). Thân Tâm chuyển y (Āśrayaparivṛtti, hoặc Āśraya-parāvṛtti) đều được tự tại, được các Thần Thông, đến địa vị cứu cánh, đầy đủ ba Thân vậy.

 

KINH NHÂN VƯƠNG HỘ QUỐC BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

ĐÀ LA NI NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

_Hết_

26/12/2011