nhân thuận dư lực

Phật Quang Đại Từ Điển

(因順餘力) Từ ngữ hiển bày sự sai biệt giữa trời, người, Thanh văn… ở cõi Tịnh độ cực lạc. Nhân là vì lẽ; Thuận là thuận theo; Dư phương chỉ cho các thế giới rộng lớn được giáo hóa. Tịnh độ cực lạc thực ra không có sự sai khác giữa người và trời, nhưng vì lí do tiếp dẫn chúng sinh ở các thế giới trong 10 phương, nên thuận theo tướng của thế giới mà lập ra các tên gọi người, trời… Thuận theo có 3 nghĩa: 1. Nói theo bản nghiệp: Theo lời ngài Nghĩa tịch được trích dẫn trong Lục yếu sao quyển 4, thì trong số những người vãng sinh, có người được sinh làm người, có người được sinh làm trời, khi họ sinh về Tịnh độ, tuy hình dáng không khác nhau, nhưng vì thuận theo bản nghiệp của họ mà có tên gọi người, trời… 2. Nói theo chỗ ở: Kinh Đại phương đẳng đại tập quyển 4 có nói về tướng của cõi Phật Tịnh quang minh, theo đó thì trong cõi Phật không có tên gọi Nhị thừa, tất cả đều là Bồ tát bất thoái chuyển, các vị Bồ tát sống lâu nửa kiếp, không có người, trời khác nhau, ở trên mặt đất là người, trụ trên hư không là trời. 3. Nói theo tên gọi cũ: Vãng sinh luận chú quyển thượng cho rằng Thanh văn là từ phương khác sinh về Tịnh độ, vì vẫn dùng tên cũ nên gọi là Thanh văn. [X. kinh Vô lượng thọ; Tán A di đà Phật kệ].