nhân ngã pháp ngã

Phật Quang Đại Từ Điển

(人我法我) Gọi đủ: Nhân ngã chấp pháp ngã chấp. Cũng gọi Nhân pháp nhị ngã, Sinh ngã Pháp ngã. Đồng nghĩa: Ngã chấp pháp chấp. Chấp trước thực có cái ta là Nhân ngã; chấp trước thực có các pháp là Pháp ngã. Nhân ngã là quả của pháp ngã; Nhị thừa chỉ dứt quả của nhân ngã, còn Bồ tát thì đoạn trừ cả nhân của pháp ngã. Nói cách khác, Nhị thừa (Thanh văn, Duyên giác) đã dứt được chấp ngã, nhưng vẫn còn chấp pháp; Bồ tát thì đoạn trừ cả chấp ngã và chấp pháp. Theo luận Đại thừa khởi tín thì Ngã kiến có 2 thứ là Nhân ngã kiến và Pháp ngã kiến: a) Nhân ngã kiến: Phàm phu chấp trước nhân ngã, hiểu lầm pháp thân của Như lai. b) Pháp ngã kiến: Nhị thừa tuy chứng nhân vô ngã, nhưng vẫn còn thấy pháp 5 uẩn(sắc thụ tưởng hành thức)sinh diệt, sợ hãi sinh tử, ưa thích Niết bàn. Ngoài ra, Nhân ngã là nói theo dịch cũ, chỉ giới hạn ở cõi người; còn Sinh ngã là nói theo dịch mới, bao gồm cả chúng sinh ở các cõi khác. [X. luận Tam vô tính Q.hạ; Nhiếp đại thừa luận thích Q.10 (bản dịch đời Lương); Thành duy thức luận thuật kí Q.1, phần đầu]. (xt. Nhị Chấp).