NHÂN MINH CHÁNH LÝ MÔN LUẬN BỔN
Bồ-tát Long Thọ tạo
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Vì muốn phân biệt giữ lấy lý chân thật của nghĩa Năng lập và Năng phá, cho nên tạo luận này.

Tôn, những lời nói năng lập
Trong đây chỉ tùy ý thích riêng
Từ đó thành lập gọi là Tôn
Không phải nó trái nghĩa Năng khiển.

Tôn, những lời nói năng lập đó là do người hỏi chưa hiểu nghĩa cho nên mới có những lời Tôn, Nhân, Dụ để biện thuyết, làm rõ. Những lời này trong luận thức gọi là năng lập. Lại do một lời năng lập làm sáng tỏ tất cả thành một tính năng lập. Do vậy nên biết, tùy theo năng lập có chỗ thiếu sót gọi là lỗi năng lập.

Chữ “Trong đây” nói nghĩa khởi đầu của luận, hoặc nghĩa được rút gọn, trong Tôn, Nhân, Dụ v.v… cho nên mới gọi là “Trong đây”.

Chữ “Chỉ” là nghĩa chọn lựa riêng. Chữ Tùy ý là làm rõ riêng, theo ý thích riêng mà lập ra, không kể luận tôn.

“Vui thích là sở lập”, nghĩa là không thích là tính chất năng thành lập. Nếu trái khác đây thì gọi là sở thành lập. Tợ nhân và Tợ dụ cũng gọi là Tôn, làm rõ lập tôn khác không mắc lỗi.

Câu “Không phải nó trái nghĩa năng khiển” nghĩa là không phải trái nghĩa với lời nói “Âm thanh bị khiển trừ”. Như thành lập “Tất cả lời nói đều hư vọng”, hoặc nghĩa trái với tôn đã lập ở trước. Như Huân hồ tử (phái hoài nghi) thành lập “Âm thanh là thường còn”. Lại đối với tôn do vì không giống nhau cho nên không có tỉ lượng là cực thành, gọi tương vi nghĩa khiển . “Trái nghĩa nầy khiển” như nói mang mặt trăng, không phải mặt trăng.

Lại đối với hữu pháp tức tôn được lập, cái đó cực thành về hiện lượng và tỷ lượng. Trái nghĩa khiển như nói “Âm thanh chẳng phải là cái được nghe, cái bình là thường còn. Những lời nói như vậy là tôn nhân trái nhau, gọi là lập tôn sai. Ở đây, chẳng phải tôn bị lỗi, vì ở trong tôn đây lập âm thanh là thường còn vì tất cả đều vô thường, dụ như phương tiện cần phải lập thành dị pháp. Do vì hợp dụ rõ ràng không phải là tất cả. Nhân không có vì lấy âm thanh thu nhiếp tại trong tất cả hoặc một phần nghĩa của sở lập cho nên nghĩa này không thành, gọi đó là nhân bị lỗi. Dụ cũng có lỗi do thí dụ dị pháp. Như trước trình bày rõ Tôn không có, sau nói nhân không có, thuận theo lời nói ấy tức tất cả vô thường. Đây là sai, là nghĩa chẳng phải tất cả. Nhưng ở đây đảo lại mà nói tất cả đều vô thường, cho nên trong dụ này cũng có lỗi.

Như đã nói Tôn và Tợ tôn, Nhân và Tợ nhân, phần nhiều là pháp của Tôn. Tướng sai biệt của chúng, nay sẽ chỉ rõ:

Tôn pháp đối đồng phẩm
Là có, không và đều
Đối dị phẩm đều ba
Cũng có, không và đều.

Vì sao không phải tất cả đều lấy vui thích làm chỗ sở lập, hợp lại nói tôn. Trong đây như thế nào lại nói tôn chỉ chọn lấy hữu pháp mà đây không có lỗi? Vì tất cả âm thanh trong chỗ riêng biệt cũng khác, như nói cháy áo, hoặc có tôn âm thanh chỉ giải thích ở pháp. Trong tôn pháp này chỉ chọn lấy bên lập luận và bên vấn luận quyết định công nhận. Ở trong đồng phẩm, có và không có cũng phải như vậy. Vì sao? Vì ngay đây chỉ y theo chứng cứ liễu nhân, chỉ do năng lực trí tuệ hiểu nghĩa được nói, không phải như sanh nhân, do tự khả năng khởi lên tác dụng. Nếu vậy, đã chọn trí là liễu nhân chính là nói mất đi cái nghĩa năng thành lập, điều này cũng không đúng, vì khiến cái trí nhớ lại những suy nghĩ vốn đã được chấp nhận trước đó. Cho nên trong đây chỉ chọn lấy nghĩa mà cả hai bên đều quyết định công nhận, tức là lời nói đúng. Do vậy, nếu hai bên không công nhận thì nhất định không phải là tôn pháp. Như có chỗ thành lập âm thanh là vô thường, vì mắt vốn đối những gì hiển luận đã đưa ra. Lại nếu bên vấn luận không công nhận như đối những gì hiển luận đã đưa ra. Lại nếu do dự như dựa vào khói mù v.v… trong lúc đang khởi lên nghi hoặc mà vội thành lập là chỗ ấy có lửa do đại chủng hòa hợp vì thấy có khói. Hoặc là lãnh vực hữu pháp không thành như lập “thể của ngã có khắp mọi nơi, sinh ra những vui thích”. Tất cả phẩm loại vốn có các ngôn từ như thế đều chẳng phải năng lập. Đối với đồng phẩm ấy, có và không có cũng tùy theo chúng ứng hợp mà nói như thế. Đối với Nhân đang nói đây, cùng với tương vi và bất định, chỉ có cộng hứa quyết định ngôn từ, mới gọi là năng lập hoặc năng phá. Chẳng phải vì ngôn từ do dự không thành lại giúp nhau chờ đợi thành.

Phàm lập tôn pháp, về lý nên lấy thêm ngoài pháp, làm nhân thành lập pháp này. Nếu liền thành lập hữu pháp là có hoặc lập làm không có. Như chỗ thành lập “Tối thắng là có” vì hiện thấy vật khác có loại chung, hoặc lập là không vì không nắm bát được. Nghĩa này là sao?

Trong đây chỉ lập vật khác định có một nhân làm tôn, vì không lập tối thắng nên không có lỗi này. Nếu lập là không cũng giả định lập pháp không nắm bắt được, vì thế không có lỗi hữu pháp. Nếu ngoài hữu pháp ra, lập hữu pháp hoặc lập pháp ấy, như lấy khói lập lửa, hoặc lấy lửa lập xúc. Nghĩa đó như thế nào?

Nay ở trong đây không thành lập làm tôn với lửa, xúc, chỉ là thành lập tướng này thuận theo vật. Nếu không như thế tức là dựa khói lập lửa, dựa lửa lập xúc phải thành một phần tôn nghĩa làm nhân. lại ở trong này không phải muốn thành lập lửa, xúc có tính, vì cùng biết có, lại vì ở trong đây quan sát mà thành.

Lập “Pháp, Hữu pháp” chẳng phải “Đức, Hữu đức” cho nên không có lỗi.

Lập lời tụng rằng:

Hữu pháp chẳng thành ở hữu pháp
Và pháp nầy không thành hữu pháp
Nhưng do pháp nên thành pháp này
Như vậy thành lập ở hữu pháp.

Nếu có người thành lập âm thanh không phải thường, nghiệp phải là thường, vì thường nên khả đắc. Như vậy tại sao gọi là tôn pháp? Ở đây nói lỗi đó do tôn, nhân môn, nhân vì có sở lập nói ứng ngôn. Vì trước lập thường cho nên có hình tướng trở ngại, sau lập tôn bác (phá) lỗi của nhân đó. Nếu như vậy lập âm thanh là vô thường, vì “bị làm ra” không phải thường. Cái thường thì không “Bị làm ra”. Thế là sao? Đây là dụ cho phương tiện đồng pháp, dị pháp như thứ tự tuyên thuyết vì nói nhân ấy tôn quyết định đuổi theo và tôn vô xứ thì quyết định vô nhân. Vì ở trong đây do hợp lại làm rõ tính nhân bị làm ra, như vậy âm thanh này là bị làm ra, không phải không bị làm ra. cái tính bị làm ra này nhất định là tôn pháp.

Lập lời tụng rằng:

Thuyết nhân tôn sở tùy
Tôn vô nhân không có
Y thứ năm hiển dụ
Do hợp nên biết nhân.

Do đây đã giải thích phương tiện phản phá, vì lấy tính cách bị làm ra ở vô thường thì thấy, nhưng ở thường thì không thấy.

Như vậy, thành lập âm thanh chẳng phải là thường cho nên ứng với chẳng tác động, chính là vì thuận thành phương tiện phản phá chẳng phải tách biệt giải thích nhân. Như phá số luận ngã, đã biện biệt rộng rãi, nên tránh luận ngưng rộng luận bên cạnh. Như vậy ba loại sai biệt của tôn pháp, nghĩa là đồng phẩm có, không có, hoặc cả hai.

Trong đây phẩm loại cùng với pháp sở lập đều gần gủi nhau cho nên gọi là đồng phẩm, vì lấy nghĩa lý của tất cả nên gọi là phẩm. Nếu không sở lập thì gọi là dị phẩm, chẳng phải cùng với đồng phẩm trái nhau, hoặc khác nhau. Nếu trái nhau chỉ là giản biệt. Nếu riêng khác, nên hiểu là không có nhân. Do đạo lý này, vì có tính cách bị làm ra nên có khả năng thành, vô thường và vô ngã không trái nhau. Nếu như pháp có thể thành trái với sở lập thì chính là lỗi trái nhau, tức gọi là Tợ nhân, như pháp không trái nhau, sự trái nhau cũng vậy.

Không có pháp sở thành vì không có quyết định, không phải như cái bình, vì nhân do dự ở chỗ lần lượt trong cái không có. Lấy tính cách bị làm ra, ngoài việc thấy ở cái bình ra, ở nơi y áo cùng có. Chẳng phải lìa vô thường ở chỗ vô ngã, vì có nhân này. Riêng pháp ở chỗ biệt xứ chuyển là như thế nào? Do ở đó tương tợ không nói tên khác, cho nên nói thì đây không có lỗi. Nếu không nói khác, thì nhân này sao gọi là tôn?

Trong đây chỉ nói quyết định là tôn pháp, không muốn nói duy là tôn pháp. Nếu vậy đồng phẩm cũng gọi là tôn. Không đúng. Vì biệt xứ nói sở thành, nhân ắt không khác mới thành tỷ lượng.

Không tương tợ: mỗi cái có ba loại, nghĩa là có ở trong tất cả đồng phẩm, ở dị phẩm hoặc có, không có và có không có. Ở đồng ấy chẳng có và cả hai đều như vậy là ba loại sai biệt. Nếu tôn vô thường, dị phẩm hoàn toàn không đối với luận không lập có hư không thì làm sao nói cái kia không có cái nầy?

Nếu đó không có thì nó không chuyển, vì hoàn toàn không có ngăn chận, không có lỗi này. Như vậy hợp thành chín loại tôn pháp, tùy theo thứ tự mà lược bày tướng nó, là lập âm thanh thường còn vì có tính cách bị đo lường, hoặc lập vô thường vì có tính cách bị làm ra, hoặc do siêng năng tác động không gián đoạn mà có, cho nên có tính cách vô thường. Hoặc lập là thường vì có tính cách bị làm ra, hoặc vì có tính cách bị nghe, hoặc vì do siêng năng tác động mà có. Hoặc chẳng phải có tính cách do siêng năng tác động mà có., cho nên có tính cách vô thường, hoặc lập là vô thường vì có tính cách do siêng năng tác động mà có, hoặc lập là thường vì không có đối xúc. Như vậy hai bài tụng sau xem như đã gồm thâu chín loại.

Thường vô thường siêng gắng
Hằng trụ tính vững chắc
Không siêng dời không đổi
Do chín thứ sở lượng
Sở lượng làm vô thường
Tính nghe, siêng phát khởi
Siêng vô thường vô xúc
Y theo chín tính thường.

Phân biệt như vậy gọi là nhân trái nhau bất định. Cho nên bổn tụng nói rằng:

Đồng phẩm có và hai
Dị phẩm không là nhân
Ngược đây gọi trái nhau
Ngoài ra đều bất định.

Trong đây chỉ có hai loại gọi là nhân, nghĩa là ở đồng phẩm có khắp tất cả, dị phẩm thì không, và ở đồng phẩm thông có và chẳng có, dị phẩm không. Ở chỗ ba phần trước sau chọn lấy giữa một.

Lại cũng chỉ có hai loại gọi là trái nhau vì có thể, đảo lập. Nghĩa là ở dị phẩm có gồm hai loại, ở đồng phẩm không có hoàn toàn. Thứ hai, trong ba chọn lấy hai phần trước sau, còn lại năm loại nhân và trái nhau đều không quyết định, chính là vì nghi cái nghĩa của nhân. Lại ở trong tướng của tất cả nhân đều nói một số đồng phẩm loại được nói, chớ nói hai tướng ấy vì nhân mà hỗ trợ thái nhau không cùng một nơi, hoặc vì ở một tướng cùng làm việc, thành nhân bất phổ biến. Lý lẽ ứng với tên của bốn loại: Nhân bất định vì hai câu hữu (cả hai bên đều có hai).

Như thế nào là bị nghe (cái nghe) do không cùng? Nếu pháp được lập do bất cộng mà thành thì mọi sai biệt trùm khắp đều là nghi nhân, vì chỉ cái nào có tính cái đó mới được gồm thâu, một mực xa rời, những cái còn lại đều không có nhân phân biệt chung. Trong đây chỉ cái nào mà cả hai đều không trái nhau mới chính là tính nhân nghi. Nếu trong đó cả hai phần đều có vì là nhân quyết định thì phân biệt ngoài cái riêng gọi là sai biệt. Nếu đối với sự chấp nhận có âm thanh là thường, thì cái này ứng với nhân thành lập.

Nếu lúc ấy không hiển bày những tính cách bị làm ra chính là nhân vô thường, thì chấp nhận có nghĩa này. Như thế cả hai có thể có một nghĩa trái nhau, vì không chấp nhận có chính là nhân do dự.

Lại ở trong đây, vì lời dạy rõ ràng, có sức thuyết phục hơn nên y theo đây mà quyết định suy nghĩ tìm cầu. Tóm lại ý trên qua lời tụng rằng:

Nếu pháp là bất cộng
Cùng quyết định trái nhau
Khắp tất cả ở đây
Đều là tính nhân nghi
Tà chứng pháp, hữu pháp
Tự tánh hoặc sai biệt
Đây thành nhân trái nhau
Nếu không gì trái hại
Quán tôn pháp xét sâu
Nếu sự vui là hại
Thành trù trừ điên đảo
Dị này vô tợ nhân.

Như vậy đã bàn xong nhân và tợ nhân, dụ và tợ dụ. Bây giờ nói đến:

Nói nhân tôn đuổi theo
Tôn vô nhân không có
Cả hai là thí dụ
Ngoài ra là tương tợ.

Dụ có hai loại, Đồng pháp và Dị pháp.

Đồng pháp là lập âm thanh vô thường vì do có tính cách hợp-lìa làm ra với siêng năng mãi, những gì được làm ra với tính cách siêng năng mãi thì đều là vô thường.

Dị pháp nghĩa là những gì thường trụ thì thấy không có tính cách bị tác động liên tục, như hư không. Trước là giải thích về giá thuyên (bác bỏ), sau đó ngăn lạm dụng, do nghĩa so sánh do vậy tuy đối với không thể lập thật có cái hư không rộng lớn, nhờ đó làm sáng lên một điều là không có lãnh vực tôn thì không thành nghĩa có nhân. Lại tại sao mà phần thứ nhất nói điều mà nhân tôn đuổi theo. Phần thứ hai nói tôn không có thì nhân không có mà không nói là nhân không có, tôn không có? Do như thế mà nói là có khả năng hiển bày nhân đồng phẩm quyết định có, dị phẩm hoàn toàn không, chẳng phải điên đảo nói.

Lại nói tụng rằng:

Nên lấy không tác để chứng thường
Hoặc lấy vô thường thành sở tác
Nếu vậy nên thành chẳng được nói
Không biến chẳng lạc đều hợp ly.

Như vậy, đã nói xong hai pháp hợp ly thuận và phản với hai dụ. Ngoài đây ra là tương tợ, chính là nghĩa tợ dụ.

Nói ngoài đây ra nghĩa là thế nào? Nghĩa là ở nơi này, sở lập, năng lập và không đồng phẩm tuy có hợp ly nhưng là do điên đảo mà nói. Hoặc nơi đó không có hợp ly, nhưng rõ ràng nơi đó có sở lập và năng lập đều có, dị phẩm không.

Như vậy hai pháp hoặc có một bên không công nhận, không khiển trừ, hoặc có cả hai không công nhận không khiển trừ. Như vậy lập âm thanh là thường còn vì không có xúc đối.

Nói đồng pháp dụ: Những thứ không có đối với xúc thì thấy nơi đó đều là thường. Như nghiệp, cực vi, cái bình v.v…

Nói dị pháp dụ: nghĩa là những gì vô thường thì đều thấy có xúc đối . Như cực vi, nghiệp, hư không v.v…

Do đây đã nói, trong đồng pháp dụ có pháp bất thành. Nghĩa là đối với thường của hư không là cần có đủ hai thí dụ ngôn từ mới có thể thành lập được. Ví như nhân ấy chỉ tùy nói là một, nếu muốn thành tựu chánh lý nên nói đủ là hai. Do vậy nhân ấy làm sáng lên đầy đủ, không xa rời sở lập, để hiển thị đầy đủ đồng phẩm quyết định có và dị phẩm phải hoàn toàn không. Khả năng chủ chánh (năng chánh) sẽ đối trị trái nhau và bất định. Nếu có ở một phần này đã thành thì cũng tùy nói một phần năng lập. Nếu âm thanh có hai nghĩa đồng theo thì cả hai không cần nói, Hoặc do nghĩa chuẩn “Một có khả năng hiển bày cả hai” (Nhất năng hiển nhị).

Lại ở trong tỷ lượng chỉ thấy lý này. Nếu ở chỗ bị so sánh giống với thẩm định ở ngoài đồng loại, suy nghĩ này quyết định là có, thì chỗ kia không suy nghĩ khắp cả đều không. Thế nên, do đây sanh ra giải thích, mà lập bổn tụng rằng:

Như tự quyết định rồi
Sợ kia quyết định sinh
Nói tôn pháp tương ưng
Xa lìa được lập khác.

Được so sánh để làm sáng tỏ tính tôn pháp cho nên nói nhân.

Vì ở đây hiển bày tính không thể rời nhau, cho nên nói dụ. Nói dụ vì so sánh làm rộng cho nên tôn. Những thứ được so sánh đó, ngoài đây thì không còn chi phần nào khác, do vậy ngăn chận khiển trừ các thẩm tra khác và cùng với hợp kết. Nếu vậy, ứng với lời nói dụ chẳng phải dị phần vì hiển bày cái nghĩa của nhân. Việc tuy thật thế nhưng nhân này chỉ hiển bày rõ tính của tôn pháp, không phải là hiển rõ đồng phẩm, dị phẩm, có tính, không tính cần phải nói riêng đồng dị dụ. Nếu chỉ nói nghĩa sở thuyên biểu gọi đó là nhân, như vậy có lỗi thế nào? Lại có được thế nào? Riêng nói phần dụ chính gọi là được.

Theo như phương tiện lời nói thế gian cùng với nghĩa của nhân đó đều không tương ưng. Nếu thế tại sao lỗi?

Ở đây chỉ nói ứng với loại nghĩa sở lập, không có công năng, chẳng phải nghĩa năng lập, do đó chỉ nói tính cách bị làm đã giống như đồng pháp, không nói nghĩa năng lập được thành lập.

Lại nhân ở đây riêng dụ có đồng pháp, dị pháp cuối cùng vẫn không thể hiển bày tính bất tương ly của nhân cùng sở lập. chính vì chỉ có giống như nghĩa sở lập, nhưng không công năng.

Vì sao không công năng? Vì lấy trong đồng dụ không cần tướng loại tôn pháp, tôn nghĩa. Nếu ở đây lại trừ thí dụ đã thành lập ra thì lại thành vô cùng.

Lại không cần quyết định có các phẩm loại, chẳng phải trong dị phẩm không hiển bày vô tính. Có chỗ phân biệt năng là thí dụ, cho nên có lời tụng rằng:

Nếu nhân là sở lập
Hoặc tướng loại sai biệt
Thí dụ phải vô cùng
Và chận trừ dị phẩm.

Thế gian chỉ rõ tôn, nhân, dị phẩm đồng ở chỗ có tính là dị pháp dụ. Chẳng phải tôn vô xứ, nhân không tính, cho nên quyết định là vô năng. Nếu chỉ tôn pháp là tính của nhân thì tôn pháp ấy bất định, nên cũng thành nhân. Thế nào là đầy đủ sở lập, năng lập, và dị phẩm pháp hai loại thí dụ mà có lỗi này?

Nếu lúc bấy giờ dị phẩm đã lập chẳng phải là một chủng loại, thì bèn có lỗi này. Như trước sau ba đều dụ ở cuối, cho nên quyết định ba tướng chỉ vì sáng tỏ nhân. Do vậy đạo lý tuy tất cả phần đều có thể làm nhân hiển bày sở lập xong, nhưng chỉ một phần là nói làm nhân. Như vậy lược nói tôn, nhân, dụ và tợ, tức những lời này gọi là năng lập và tợ năng lập, tùy theo chúng ứng hợp để khai ngộ cho người mà nói năng lập và tợ năng lập này.

Vì tự khai ngộ chỉ có hiện lượng cùng với tỷ lượng. Dụ những âm thanh kia đều thu nhiếp ở trong đây, vì chỉ có hai lượng. Do đây có thể hiểu tự cộng tướng là chẳng phải lìa hai cái này riêng có sở lượng làm hiểu biết cái đó lại lập ngoài lượng ra. Vì thế cho nên bổn lập lời tụng rằng:

Hiện lượng trừ phân biệt
Ngoài nhân sanh đã nói.

Trong đây hiện lượng trừ phân biệt nghĩa là: Nếu có trí ở nơi cảnh sắc, xa lìa tất cả danh ngôn chủng loại, giả lập không khác các môn phân biệt. Do bất cộng duyên hiện, riêng biệt chuyển hiện ra cho nên có tên hiện lượng.

Lại nói tụng rằng:

Hữu pháp không một tướng
Căn chẳng tất cả hành
Chỉ nội chứng ly ngôn
Chính cảnh giới sắc căn.

Tâm ý cũng xa rời các phân biệt, chỉ là chứng hành chuyển. Lại ở tham, sân, si v.v… các tự chứng phần, những pháp tu định, xa lìa giáo lý phân biệt đều là hiện lượng. Lại ở trong này không có biệt lượng quả (Quả lượng riêng), vì lấy ngay cái thể này giống như nghĩa sanh khởi, tợ có thể dùng cho nên giả nói là lượng. Nếu đối với tham… các tự chứng phần cũng là hiện lượng. Vì sao trong đây trừ phân biệt trí, lại không có ngăn chận tự chứng phần trong đây? Bởi vì hiện lượng vô phân biệt, chỉ ở trong đây mới hiểu rõ, ngoài phần cảnh ra không có tên hiện lượng. Do đây mà nói ngay rằng, ức niệm so sánh tới cái trí sợ hãi, mong cầu, nghi ngờ, trí tuệ mê loạn ở trong trần ái, tất cả đều không phải là hiện lượng, tùy theo trước đã thọ nhận mà phân biệt chuyển. Như vậy trí của thế tục có trong bình, số… có tính bình, số đều là tợ hiện lượng. Ở trong thật hữu làm ngoài hành tướng, cho nên giả hợp ngoài cái nghĩa phân biệt chuyển.

Đã nói hiện lượng, bây giờ nói đến tỷ lượng. Ngoài nhân sanh khởi đã nói, nghĩa là chánh trí là trí trước, ngoài ra theo như đã nói nhân sanh, năng lập chính là duyên với nghĩa đó. Ở đây có hai loại: Nghĩa là ở chỗ bị so sánh (Sở tỷ), do trí xem xét, quán sát từ hiện lượng hoặc tỷ lượng mà sanh, và cũng nhớ nghĩ nhân này và tôn đã lập vốn chẳng rời nhau. Do vậy thành ra nhớ sức mạnh của lời nói đã nêu ở trước cho nên nghĩa nhân đồng phẩm quyết định là có. Chính vì so sánh xa gần tới nhân, cho nên cả hai đều gọi là tỷ lượng, điều này y vào “Tác cụ tác giả” mà nói. “Như vậy nên biết giác ngộ người khác thì tỷ lượng cũng không xa rời cái năng lập được hình thành ở đây.

Vì thế nên nói lời tụng rằng:
Một việc có nhiều pháp
Tướng chẳng phải tất cả
Chỉ do ngoài giản biệt
Quyết định có thể theo
Như vậy năng tướng ấy
Cũng có nhóm các pháp
Chỉ không vượt sở tướng
Năng biểu cũng không ngoài.

Vì sao ở trong đây cùng với hiện lượng trước lại khác biệt kiến lập hai môn? Chỗ này ứngvới quả so sánh nên nói là tỷ lượng. Chỗ đó cũng ứng với nhân hiện tiền nên nói là hiện lượng. Cả hai đều không che chận (già chỉ). Đã nói năng lập và tợ năng lập, nay sẽ nói tiếp năng phá và tợ năng phá.

Tụng rằng:

Năng phá khuyết đẳng ngôn
Tợ phá vị chư loại.

Trong đây, năng phá khuyết đẳng ngôn, nghĩa là các ngôn từ đã nói ở trước thiếu sót, các phần lỗi khuyết, mỗi mỗi nói đều gọi là năng phá. Do mỗi mỗi nói kia có thể hiển bày, tôn trước chẳng phải là nói giỏi.

Nói tợ phá vị chư loại là nghĩa đồng pháp có loại lỗi tương tợ gọi là tợ năng phá, do vì đó đa phần ở tỷ lượng thiện. Vì mê hoặc người khác mà phô bày, không có khả năng hiển thị bất thiện của tôn trước. Do điều đó phi lý mà bài bác và cũng ở chỗ năng phá mà phô bày chính là loại đó, cho nên gọi loại đó là bị lỗi.

Nếu ở trong chỗ phi lý mà lập tỷ lượng như vậy phô bày hoặc không hiểu rõ lỗi tỷ lượng, hoặc ngay đó hiển bày môn đó lỗi thì không gọi là loại bị lỗi.

Vì thị hiện dị phẩm
Do lập khác đồng pháp
Ngoài đồng pháp tương tợ
Do phân biệt dị pháp
Sai biệt là phân biệt
Nên một thành không khác
Hiển nhân ngoài sở lập
Có thể gọi tương tợ
Riêng nghĩa khó theo nhân
Nên gọi là do dự
Chính là nghĩa dị phẩm
Chẳng ái gọi nghĩa chuẩn.

Trong đây hiện bày dị phẩm do đồng pháp dị lập, đồng pháp tương tợ điên đảo mà thành lập cho nên gọi là dị lập. Dị lập này y theo tác cụ tác giả mà nói là đồng pháp, tức là tương tợ cho nên gọi là đồng pháp tương tợ. Nhiếp tất cả cho nên thành lập trong ấy loại lỗi tương tợ.

Nói tương tợ chính là không phải tiếng nam, vì tương ưng năng phá, hoặc tùy theo kết tụng.

Thế nào là đồng pháp tương tợ năng phá?

Ở trong chỗ sở tác, vì sinh khởi chuyển cho nên nói là năng tác, nên như vậy mà nói, sau tùy theo chỗ giống cũng nói như vậy.

Nay ở trong đây do đồng pháp dụ điên đảo thành lập, vì vậy cho nên gọi là đồng pháp tương tợ. Như có người thành lập âm thanh là vô thường vì có tính cách do sức siêng năng liên tục phát sinh. Ở đây lấy hư không làm dị pháp dụ, cũng có thể lấy hư không làm đồng pháp dụ, vì không có chất ngăn chận khi lập âm thanh là thường.

Như vậy trong nhân của lời nói này ứng với cái bình là đồng pháp mà dị phẩm hư không nói là đồng pháp, do vậy mà nói là đồng pháp tương tợ.

Ngoài ra, do dị pháp, nghĩa là tương tợ dị pháp, tức là ngoài cái hiện bày dị phẩm của đồng pháp tương tợ trước, do dị pháp dụ điên đảo mà lập hai loại trong dụ. Như an lập ở trước, bình làm dị pháp cho nên nói là dị pháp tương tợ.

Phân biệt sai biệt gọi là phân biệt. Vì trước nói hiện bày cho nên ứng với biết bây giờ nói là phân biệt sai biệt. Phân biệt đồng pháp sai biệt, nghĩa là như trước đã nói bình là đồng pháp. Ở đồng pháp đó có thể thiêu vì nghĩa sai biệt, thế thì bình, nên vô thường chẳng phải là âm thanh, âm thanh là thường, thường thì không thể thiêu đốt cho nên có sai biệt. Do phân biệt này điên đảo đã lập, thế nên gọi đó là phân biệt tương tợ.

Nói “Một thành không khác” là chỉ ra đồng pháp, vì trước đã nói do cái này và cái kia thuận theo thành một. Kia chính là cái gì? Vì lại không thể là phương tiện khác của nghe, cho nên rất gần sát nhau. Nên biết, chính tôn thành “Không khác”, thành lỗi “Không khác”, tức do nghĩa này nói có thể biết cho nên không nói tên ấy, chính là ai và ai cộng thành “Không khác”, không thể riêng nói, cho nên tức là tất cả cái này và tất cả cái kia. Như có lời nói rằng, nếu thấy cái bình vì có đồng pháp, tức khiến ngoài pháp cũng không khác biệt. Tất cả bình, pháp, âm thanh đều ứng có tức là tất cả pháp thay đổi, hỗ trợ đồng ứng thành một tính.

Trong đây đè nén thành lỗi không dị biệt cũng là hiển bày tính sai biệt của cái bình, âm thanh, vì không khác lắm với phân biệt tương tợ ở trước, nên riêng mà nói. Nếu lấy siêng năng liên tục mà phát ra để thành lập vô thường, muốn hiển bày rõ cả hai chẳng phải là tính sau cùng thời thành lỗi tôn nhân không khác biệt.

Đè nén đây khiến thành tính không khác biệt cho nên gọi là không có dị, tương tợ. Cũng nói nhân này như pháp năng thành lập, sở thành lập. Cũng có thể thành lập pháp trái nhau này do không có dị biệt cho nên gọi là không có dị tương tợ.

Hiển nhân ngoài sở lập có thể gọi tương tợ, nghĩa là nếu được hiển thị nhân ngoài tôn pháp đã lập, chính là nói có thể được tương tợ. Nghĩa là có người nói như trước thành lập âm thanh là vô thường. Đây chẳng phải là nhân đúng đắn, vì ở ánh chớp do hiện thấy ngoài nhân có thể được thành vô thường. Nếu rời đây mà có được kia, đây chẳng phải nhân ấy, ở đây có làm riêng cái khác, phương tiện gọi là đây chẳng phải là chánh nhân vô thường vì nó không trùm khắp, như nói rừng bụi đều có suy tư, có ngủ nghỉ.

Riêng nghĩa khó theo nhân nên gọi là do dự, là vì loại lỗi tương ưng cho nên tiếng nữ nói trong đây phân biệt nghĩa của tôn biệt dị, nhân thành bất định, cho nên gọi là do dự tương tợ. Hoặc lại phân biệt nghĩa của nhân biệt dị cho nên gọi là loại lỗi do dự tương tợ, là có nói như ở trước thành lập âm thanh là vô thường vì có tính cách do siêng năng liên tục phát sinh. Hiện thấy tác động siêng năng phát sinh hoặc hiển hoặc sinh cho nên thành do dự. Nay vốn sở thành lập là hiển là sinh vì thế không thuận theo, dùng nhân như thế chứng minh nghĩa vô thường.

Chính là nghĩa dị phẩm chẳng ái gọi nghĩa chuẩn, là có người nói rằng, nếu lấy siêng năng liên tục mà phát sinh để nói là vô thường thì đúng nghĩa. Nhưng nếu chẳng phải siêng năng mãi mà phát sinh thì các ánh chớp đều nên là thường. Như vậy gọi là nghĩa chuẩn tương tợ phải biết.

Nên biết trong đây lượt bỏ câu sau thế nên chỉ gọi là nghĩa chuẩn của do dự. Lại do nghĩa nào mà đồng pháp này, loại lỗi tương tợ khác với Luận sư Nhân minh nói thứ tự Tợ, Phá, Đồng? Do các đồng pháp này Đa nghi nên tợ phá.

Những lời nói nhằm làm sáng tỏ lên hoặc có cái khó khác và vì hiển lỗi tợ bất thành nhân.

Trong đây, bốn điều trước cùng với chỗ luận chủ nói phương tiện thí dụ đều là không tương ưng, vả chăng đó chỉ là tùy theo thế gian mà phương tiện thí dụ. Tuy không làm rõ tính quyết định của nhân, nhưng thu nhiếp thể ấy chính là nói do dùng nhân đồng pháp bất định thành lập tôn riêng, phương tiện cũng nói họ có pháp này, do vậy bèn thành tợ cộng bất định hoặc còn thành tợ quyết định trái nhau. Nếu nói chỉ là thành lập tôn riêng thì tại sao bất định được gọi là năng phá? Chẳng phải liền nói lấy đây làm năng phá.

Khó nói bất định gọi là bất định, vì ở trong năng thuyên nói sở thuyên không có lỗi này, nói khác cũng an lập như vậy. Nếu lượng sở lập có lỗi bất định, hoặc lại nhân quyết định đồng pháp có sở thành lập, thì gọi là năng phá, vì vậy rất là khó.

Nếu hiện thấy sức mạnh tỷ lượng không có khả năng ngăn chận, xua trừ tính đó, thì như có người thành lập âm thanh không phải là được nghe, cũng như cái bình v.v… Nhưng lấy cái hiện thấy mà xét thì âm thanh chính là cái được nghe. Không nên lấy tính được nghe để ngăn chận, xua trừ vô thường. Không phải chỉ không thấy mới có thể xua trừ, vì nếu không như thế thì cũng nên xua trừ cái thường.

Tương tự thứ hai không khác, là tợ lỗi không thành nhân, nó cho rằng sinh mà không có nhân, tăng thêm sở lập, vì làm tôn nhân thành một lỗi, cho nên ở đây lấy vốn không mà sinh cực thành nhân pháp chứng diệt về không ở sau. Nếu ngay đó lập có thể thành năng phá.

Tương tự thứ ba không khác thành lập sợ lập gây hại khó nên trở thành tương tợ, do có thể đốt cho nên không quyết định. Nếu quyết định có thể thành trái nhau thì có thể thành tương tợ sở lập bất định. Thành tương tợ đó nếu sở lập nhân ở chỗ thường cũng có thể thành năng phá. Thứ hai có thể được, tuy là không bao trùm mà vì ngoài loại không có nên tợ như lỗi bất thành.

Nếu sở lập không thể gọi là năng phá, thì không phải ở trong đây muốn lập tất cả đều là vô thường.

Do dự tương tợ nghĩa là lấy tác động liên tục mà phát sinh, được thành lập hoại diệt.

Nếu lấy sinh khởi tăng thêm sở lập thì sẽ tạo thành lỗi bất định, đây tợ như bất định. Nếu ở chỗ sở lập không khởi phân biệt, chỉ lựa riêng nhân sinh khởi là khó, ở đây tợ bất thành. Do ở đây không muốn chỉ sinh, thành lập hoại diệt, vì sinh, nếu làm rõ tất phải đều hoại diệt, thì không phải bất định.

Nghĩa chuẩn tương tợ: là coi điên đảo bất định là khó, cho nên tợ bất định. Nếu chẳng phải do siêng năng liên tục mà phát sinh thành lập thường, vô thường, hoặc chỉ có siêng năng liên tục mà phát sinh vô thường chẳng sót có thể thành năng phá.

Nếu nhân đến không đến
Ba thời chẳng thích nói
Đến chẳng đến vô nhân
Chính gọi tợ nhân khuyết.

Nếu nhân đến không đến, ba thời chẳng thích nói, đến chẳng đến vô nhân, là: Nhân đến không đến nói chẳng thích. Nếu nhân năng lập đến tôn sở lập mà được thành lập, thì không sai biệt cho nên chẳng phải sở lập, như nuớc sông và nước biển hợp lại không khác. Lại nếu không thành nên chẳng phải đến nhau, sở lập nếu thành thì đây là nhân gì? Nếu nhân năng lập không thể đến sở lập, không đến thì chẳng phải nhân, vì không sai biệt, nên bất thành nhân, gọi là tương tợ đến, không phải đến. Lại ba thời nói chẳng thích. Nếu nhân năng lập ở trước sở lập, thì chưa có sở lập, đó là nhân gì? Nếu nói ở sau, đã thành sở lập, thì đâu cần đến nhân? Nếu cùng lúc, thì nhân và có nhân đều không thành tựu, như hai sừng trâu, như thế gọi là tương tợ vô nhân.

Trong đây như trước thứ tự khác, do vậy cả hai gọi là tợ nhân khuyết. Tại sao vậy? Vì chẳng phải lý chê bai tất cả nhân, trong đây lý gì chỉ không đến vì đồng nên tuy tướng nhân tương ưng mà cũng không gọi là nhân. Như thế, lý gì chỉ ở trước sở lập không được gọi là nhân tức chẳng phải năng lập. Lại ở trong đây có cái lỗi tự hại ngăn chận, xua trừ đồng pháp. Như vậy tạm ở hãy nói trong thành lập tuệ và nhân có thiếu tợ nhân, ở trong nghĩa của nhân có tợ bất thành, cho nên chẳng phải lý khi chê bai tất cả nhân pháp.

Như hai nhân trước đối với nghĩa sở lập, cả hai đều chẳng phải tính sở tác, năng tác, cho nên không cùng theo Chánh lý. Nếu lúc dùng Chánh lý bác bỏ thì mới có thể gọi là năng phá.

Vì trước nói vô nhân
Nên không có sở lập
Là vô thuyết tương tợ
Sinh vô sinh cũng vậy
Dị sở tác thiểu phần
Sở lập hiện bất thành
Gọi sở tác tương tợ
Nói nhiều như tợ tôn.

Vì trước nói nhân nên không có sở lập, là vô thuyết tương tợ, nghĩa là có thuyết nói: như sở lập ở trước, nếu do nhân này chứng được tính vô thường. Đây chưa nói trước đều không có gì cả vì nhân không có, nên không phải vô thường. Như vậy gọi là không có thuyết tương tợ.

Sinh vô sinh cũng vậy, trước sinh vô nhân nên không sở lập cũng tức là gọi tương tự vô sinh.

Nói cũng vậy là loại như âm thanh, vì trước không có nhân nên không có sở lập. Ngay ở trong đây như không sở lập nên biết cũng có sở lập trái nhau, nghĩa là có người nói như sở lập ở trước. Nếu như vậy trước khi âm thanh chưa sinh, không có siêng năng mãi mà phát sinh nên chẳng phải vô thường, lại vì không phải siêng năng mãi phát sinh nên là thường, như vậy gọi là tương tợ vô sinh.

Dị sở tác thiểu phần, sở lập hiển bất thành, gọi là sở tác tương tợ, nghĩa là vì tánh được làm (sở tác) vốn thành lập cũng như cái bình, âm thanh vô thường, hoặc cái bình có tính dị sở tác cho nên có thể là vô thường, thì tại sao do dự việc âm thanh? Như vậy gọi là sở tác tương tợ.

Nói nhiều như tợ tôn: Là như không nói tương tợ mà phần nhiều nói như tợ sở lập nghĩa giống như lỗi bất thành nhân.

Nói nhiều vì hiển bày hoặc như ngoài tợ. Ngay ở trong đây không nói tương tợ tăng thêm tỷ lượng, nghĩa là những ngôn từ được trình bày ở luận thuyết thành lập trụ vô thường vì nạn chưa nói nhân không có ở trước. Tợ bất thành này hoặc tợ thiếu nhân, nghĩa là chưa nói ích lợi năng lập ở trước. Nếu ở trong đây làm rõ nghĩa không có, lại khi lập sanh khởi, nếu không có lời nói có thể thành năng phá.

Vô sinh tương tợ, trước khi âm thanh chưa sinh tăng thêm sở lập, vấn nạn nhân không có, tức gọi là tợ phá.

Nếu lúc thành lập mà hiển bày cái này chính là không thì có thể thành năng phá. Nếu trước khi chưa sinh, lấy chẳng phải siêng năng mãi mà phát sinh, khó khiến cho thường, thì phần nghĩa chuẩn cũng tợ bất định.

Sở tác tương tợ chính là có ba loại: Nếu vấn nạn cái bình có tính cách bị làm ra, đối với âm thanh không có, đây là tợ bất thành. Nếu vấn nạn âm thanh có tính cách bị làm ra, đối với bình không có, đây là tợ trái nhau. Nếu vấn nạn tức ở thường này cũng không, thì là bất cộng, thuận tiện tợ bất định, hoặc lỗi tợ dụ vì dẫn đồng pháp. Tại vì sao? Tức là chỉ lấy pháp chung mà kiến lập tỷ lượng, không lấy riêng. Nếu lấy nghĩa riêng quyết định là dị, vì tỷ lượng phải nên không có.

Đều hứa mà cầu nhân
Gọi lỗi sinh tương tợ
Đây là dụ đặt nạn
Gọi nói như tợ dụ.

Đều hứa mà cầu nhân gọi là lỗi sinh tương tợ: có nghĩa là có vấn nạn nói: như sở lập ở trước cái bình là vô thường, thì đâu là nhân chứng? Đó là ở trong dụ đặt bày tên nạn, gọi là nói như tợ dụ. Nghĩa là cái bình vô thường. Đều thành tựu mà nói bất thành, vì nạn tợ dụ, như nói tợ dụ:

Tính vô thường hằng tùy
Gọi thường trụ tương tợ
Đây là lỗi thường tính
Gọi như nói lỗi tôn.

Nghĩa là có hỏi nói như sở lập ở trước âm thanh là vô thường. Đây ứng với tính thường và tính vô thường hợp lại, vì tự tính của các pháp vốn không mất nên cũng là thường, thì đây gọi là tương tợ thường trụ chính là lỗi tợ tôn. Tăng thêm tính vô thường của sở lập, vì ở trong đó hoàn toàn không có riêng cái thật tính vô thường, y theo đây thường chuyển, tức là cái này tự tính xưa không, nay có. Nhưng chỉ là tạm có, rồi trở lại không, nên gọi là vô thường. Tức phận vị này do duyên tự tính nên gọi là tính vô thường, như các quả tính.

Như vậy đủ các loại lỗi, những phần đã được nói gọi là tợ năng phá, tột cùng của tính cực thành. Các luận khác nói cũng nên như vậy mà phân biệt thành lập, tức là loại lỗi này chỉ do một phần nhỏ phương tiện khác, loại lỗi kiến lập vô cùng sai biệt, cho nên không nói. Như ngay trong đây, những gì được nói: Tăng thêm, tổn giảm, hữu hiện, vô hiện, sinh lý, biệt dụ, phẩm loại tương tợ, do đó ở phương diện này đều phải nên xem xét rõ ràng, và cũng nên ngăn chận, khiển trừ các điều bất thiện của phương tiện tỷ lượng. Làm như vậy mà nói lần lượt mở rộng ra. Những điều mà luận khác nói thì vô cùng, nên không nói nữa. Lại dựa vào những điều mà các vị luận sư nhân minh xưa đã nói, hoặc có thua thì gom vào năng phá, hoặc cực thô, hoặc phi lý, như loại ngữ (lời nói dối trá), cho nên ở đây không ghi chép .

Cả thảy cú nghĩa của tôn, nhân, dụ của sư khác cũng nên như vậy kiến lập. Như vậy, biến kế sở chấp các phần đó đều không ứng với lý, trái với tướng sở thuyết đều gọi là vô trí lý cực viễn. Lại loại lỗi này (Lỗi ngôn từ), dây tự so sánh trong luận thức, nhiều điều đã được chế phục, lại phương diện đây ở trong chỗ phá trừ, cổ nhân minh luận đã phân biệt đầy đủ, nên tạm kết thúc ở đây.

Vì khai trí cho người hiểu sai
Sữa lại diệu nghĩa môn chánh lý
Các điều bên ngoài còn chỗ mê
Khiến rời đường tà về nẻo thật.