DIỆU ÂM NHÂN QUẢ

NGUYÊN NHÂN CÓ NHỮNG BỆNH LẠ
Diễn đọc: Tạng Thư Phật Học

 

NGUYÊN NHÂN CÓ NHỮNG BỆNH LẠ

Do không tin nhân quả, nam nữ giao tiếp quan hệ phóng túng buông thả dẫn đến có thai và phá thai. Điều này đã khiến người ta tạo nên ác nghiệp sát sinh, là nhân tố làm gia tăng lòng oán hận của vong thai, tạo nên một chuỗi bất hạnh cho cuộc sống các bậc cha mẹ từng phá bỏ con. Điều này giải thích vì sao trên thế giới người ta bị mắc nhiều bệnh lạ.

Bây giờ, ngoài ung thư ra, còn có những bệnh nan y khác rất khó chữa hoặc bất trị. Năm giới của đức Phật: Không (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu) giúp bảo vệ tốt con người, duy trì phúc lành vô cùng cho xã hội đất nước. Vào thuở xa xưa, khi mà những bậc Thánh Vương cai trị thế gian – các ngài thường yêu cầu nhân dân nghiêm giữ năm giới, hành mười điều thiện và ăn chay – Cho nên thời đó, không hề có thiên tai, con người được hưởng rất nhiều phước báo, thậm chí nhiều người còn có thần thông, mở mắt tuệ.

Thời nay thỉ ngược lại, do đạo đức ngày càng suy đồi, phẩm cách con người tuột dốc kéo cả thế giới suy đồi theo.

Tại sao có quá nhiều người bị ung thư? Chính là do nghiệp sát sanh mà ra. Khi phá thai, người ta đã hủy diệt hẳn mầm sống ngay trước khi chúng có thề chào đời. Điều này kích khởi niệm phẫn nộ nơi vong thai, và đến lúc chúng báo oán thì rất là kinh khủng. Nói chung, thể giới và con người ngày càng gặp nạn nhiều, phần lớn là do ác nghiệp sát sinh.

Nếu tin sâu nhân quả báo ứng, chúng ta nên cẩn trọng gieo nhân, góp phần làm giảm nghiệp xấu trên thế giới. Khi con người chịu sống thiện lành, thế giới sẽ giảm thiểu thiên tai, nhân loại sẽ bớt khổ, và bệnh tật cũng vơi đi.

Có nên lưu giữ bào thai dị tật?

– Nếu như sau khi siêu âm phát hiện thai nhi trong bụng có tật bẩm sinh, liệt não, đần độn, chậm phát triển… thì có thể phá thai hay không?

– Phá thai là phạm tội sát nhân (hại một mạng người). Nếu như tình cờ bị sẩy thai, hoặc tự nhiên thai chết thì không sao. Còn cố ý phá thai, dù vin vào bất cứ lý do gì, vẫn là phạm giới sát, tạo ác nghiệp.

Việc phá thai sẽ khiến bậc cha mẹ lâm vào cảnh oan trái. Còn vô tình biến thành người đem oán báo ân, nếu như sinh linh đến nhập thai trong tiền kiếp từng là ân nhân của cha mẹ. Do không biết nên cha mẹ dùng đủ cách để hại con chết, khiến vong thai bị bức tử không cam lòng, ân kia biến thành oán, hình thành ác duyên oan nghiệt giữa đôi bên.

– Nhưng nếu cha mẹ phải nuôi đứa con tàn tật bẩm sinh đó thì suốt một đời đành cam chịu cực khổ hay sao ?

– Dĩ nhiên là rất khổ. Nhưng mọi sự đều có nguyên nhân của báo ứng nhân quả. Khi đứa con khuyết tật đến đầu thai, là do nó có duyên với cha mẹ. “Vợ chồng cũng thuộc tiền duyên: thiện duyên lẫn ác duyên (nếu không duyên thì chẳng gặp). Còn con cái cũng là túc nợ đời trước (đến đòi nợ, hoặc trả nợ), nợ ân nghĩa, hoặc nợ tài vật – không nợ thì chẳng đến – khi một đứa con đến đầu thai, phải hội đủ ba duyên mới thành là: duyên cha, duyên mẹ, và duyên của con. Đứa bé và cha mẹ có cùng nhân duyên, cộng nghiệp nên tìm đến.

Khi ta sinh ra làm người, thì thức thứ tám đến trước tiên. Lúc chết đi thì thức thứ tám ra đi sau cùng. Hễ thần thức vừa rời, là thân thể liền lạnh; nếu thần thức chưa đi, thân vẫn còn ấm. Thần thức luôn đến đầu tiên và rời đi cuối cùng. Con người sau khi chết cho đến lúc đầu thai (chờ mang thân mới) thì giai đoạn này thần thức được gọi là “Thân Trung Ấm” còn có tên khác là “Thân Trung Hữu”. Lúc này Thân Trung Ấm nhìn mọi vật đều thấy tối đen, nói đúng ra là chẳng nhìn thấy gì. Nhưng nếu có duyên với người cha, người mẹ nào, gọi là nghiệp báo tương ứng thu hút nhau. Thì lúc đó – dù ở cùng trời cuối đất, cách xa vô cùng – nhưng hễ khi cha mẹ gần gũi, lập tức Thân Trung Ắm sẽ nhìn thấy ánh sáng phát ra từ cha mẹ, và nó lao đến để nhập thai! Điều này Kinh Lăng Nghiêm có giải rõ.

Sau khi mẹ thụ thai thì tuần thứ nhứt thai là một “khối trơn đục như sữa đặc”. Tuần thứ hai mới hiện thành hình thai ròi phát triển dần.

Trong “Mười Hai Nhân Duyên” nói rõ Vô minh duyên hành – vô minh tức là hai bên nam nữ phát sinh tình ý yêu thương, dẫn đến gần gũi quan hệ giữa hai giới. “Hành duyên thức”, ngay lúc đó, thu hút thần thức (Thân Trung Ấm) đến đầu thai, thành là sinh mạng. Phải hiểu là giữa con cái và cha mẹ có nhân duyên rất mạnh, rất sâu. Cho nên, dẫu con mang bệnh hay có dị tật gì, cũng đều là nghiệp duyên chung, bắt buộc cha mẹ phải nhận lấy. Nếu cha mẹ nhất quyết phá bỏ, có tránh được đời này thì đời sau vẫn phải trả báo, và ác quả phải gánh chịu sẽ nặng nề hơn gấp bội.

Hồi xưa không có máy siêu âm, không có phương thức ngừa hay phá thai. Con người cũng thật thà chân chất, hễ thọ thai thì sinh ra. Bây giờ có máy siêu âm nên khi phát hiện thai bị ngu đần, dị tật thì lập tức người ta phá bỏ ngay, ai cũng tưởng làm vậy là tránh được phiền não về sau. Nhưng không biết sau này khổ đau họ phải nhận chịu còn thê thảm hơn nhiều

Nói thực ra, thông thường những nhân duyên con dị tật chẳng phải duyên lành, mà là quả báo cha mẹ phải nhận lấy, họ có trách nhiệm gánh vác cộng nghiệp này. Nếu cha mẹ chẳng cảm thông cho bào thai, nhất quyết muốn trốn tránh nghiệp quả bằng cách hủy diệt con, thì hành vi này chỉ làm tăng thêm ác duyên. Và mối quan hệ ác duyên này, tới đời sau lại càng bành trướng khủng khiếp. Trong “Kinh Lăng Nghiêm” miêu tả mười hai loại sinh, kề có một loại chúng sinh gọi là “Phi Vô Tưởng”, loài nầy chẳng phải lả không có tư tưởng, mà là tư tưởng rất khác thường. Giống như loài chim cú sau khi sanh ra sẽ ăn thịt mẹ, dùng máu thịt mẹ để nuôi thân mình. Khoa học cũng phát hiện ra có một loài bọ hung chuyên ăn thịt mẹ nó.

Vì sao nó ăn thịt mẹ? Bởi vì trong quá khứ, họ từng có mối thù rất sâu.

-Trường hợp cô gái do bị cưỡng hiếp mà có thai, thì có thể phá chăng?

-Đây là hoàn cảnh đáng thương. Nhưng nếu vì vậy mà phá thai thì vẫn là gieo nhân giết một sinh mạng. Thế nên, dù lâm vào tỉnh huống bất hạnh nào, thì người mẹ hãy sinh hài nhi ra đời, không nên phá. Dù biết rằng cuộc đời cô gái nạn nhân này gặp phải nhiều đau khổ. Nhưng nếu giải thích theo luật nhân quả, gieo nhân thiện sẽ gặt quả thiện. Những ác quả ta gieo, sẽ phải lãnh báo không thể trốn tránh. Vì vậy con người chỉ có thề tự bảo vệ mình bằng cách gieo nhân thiện mà thôi.

Một nam cư sĩ đã kể tôi nghe một thời gian dài trước khi mẹ của ông sắp mất, hành vi của bà biến đổi đa trạng thái, giống như có ba người khác nhau. Lúc hành xử như một bé trai, lúc thì biểu hiện giống một bé gái cứ theo ông nhõng nhẽo, rồi chốc lát trở lại là con người thật của bà.

Nguyên nhân lả mẹ của ông thuở xưa từng phá thai hai lần, một nam và một nữ. Giờ đây hai vong thai này đến tìm mẹ, gá vào xác người mẹ. Hiện tại, người ta chỉ nhìn thấy rõ quả trổ chứ không thấu được nhân gieo.

Con cái đối với cha mẹ, thông thường sau khi sinh ra đời, được mẹ cha cưng quý. Nhưng đứa con do duyên thiện mà tìm đến nhập thai lại bị cha mẹ hủy mạng ngay từ trứng nước, thì thiện duyên kia sẽ hóa thành ác duyên, kết nên thù hận, vong thai sẽ trở thành “quỷ tí hon” có mối oán cừu khó giải với song thân.

Luật nhân quả báo ứng rất công bằng, không hề sai lầm. Nếu con người thiếu nợ mạng sống thì oan oan tương báo kết mãi chẳng ngừng. Trừ phi kẻ có lỗi hiểu pháp Phật, phát tâm tu, hoặc gặp Phật ra đời thuyết giảng giúp họ giác ngộ giải trừ nghiệp tội. Chỉ khi đôi bên mở lòng thiện không kết oán, ngưng tạo ác nghiệp, thì nợ xưa mới được hóa giải chấm dứt.

Nếu người ta cứ phá thai bừa bãi, biến thai nhi thành hồn oan, khắp nơi dẫy đầy tiểu quỷ đòi mạng, chúng sẽ khiến tâm thần cha mẹ bấn loạn, hoặc gây ác bịnh cho họ. Con người sống trên thế gian, nếu phạm lỗi sát sinh này thì thân tâm luôn bị bất an, đời sống hay gặp bất hạnh. Như thế thì xã hội làm sao mà ổn được? – Oán hận trong lòng những vong thai bị phá rất khó giải! Chỉ khi người phạm lỗi biết tu, biết tạo phúc hồi hướng cho chúng, oán hận mới tiêu. Nhưng con người không biết điều đó, cho nên thế gian dẫy đầy rối loạn đau khổ. Những oan hồn vong thai này có thể làm cho mẹ điên khùng, hành cha bịnh nặng, gia đỉnh mất hạnh phúc. Nó có thể làm cho cuộc sống cha mẹ không an, gia đình xào xáo. Mà nền tảng gia đình không ổn, thì xã hội làm sao phát tốt?

Có một nữ Phật tử dẫn ông bác sĩ phụ khoa đến chùa, ông mắc bệnh ung thư, chỉ mong nương vào từ lực của chư Phật Bồ-Tát cứu giúp.

Ông kề rằng ông rát chăm lo giữ gìn sức khỏe, mỗi ngày siêng năng tập thể dục thề thao, vậy mà chẳng hiểu tại sao lại có thể vướng ác bệnh?

Thật ra, mọi người đều không tin, không hề biết là trong xã hội ngày nay do phong trào phá thai bành trướng, do người ta không ngần nại hủy diệt vong thai quá nhiều, và các bác sĩ phụ sản thường đứng ra thực hiện việc này, do đó mà tự thân họ đã chiêu lấy vô số oán thù mà họ không hề hay biết.

Bổn phận bác sĩ là “cứu người”, là nêu cao “Y đức” chứ không phải làm việc hại người; trong khi phá thai là hành vi “sát nhân”. Nếu cố tình phạm lỗi làm sai thì sẽ tự chiêu lấy oan nghiệt. Bởi “gieo nhân gì, gặt quả nấy”.

Nên nhớ rằng quý vị làm gì, lành hay dữ đều tạo ra “nghiệp”. Vị bác sĩ sản khoa này thường phá thai cho người nên bản thân ông đã tích chứa rất nhiều ác “nghiệp” và có thề lãnh báo bất cứ lúc nào, một khi phúc hết. Quả báo nhẹ đầu tiên dành cho ông trong cõi nhân gian này là các chứng bịnh nan y, hiểm nghèo. Nhưng, không ai đề ý và chịu tin điều này!