ngụy biện

Phật Quang Đại Từ Điển

(偽辯) Cũng gọi Quỉ biện. Lối biện luận hư ngụy, dùng cách khéo léo, láu lỉnh để trình bày những điều sai trái mà thành như thật. Vào khoảng thế kỉ thứ V trước Tây lịch, lối biện luận này được gọi là Ngụy biện học (Sophist). Nói theo mặt phải thì ngụy biện có thể giúp làm phát sinh tinh thần phê phán; nhưng nói theo mặt trái thì nó nhằm mục đích dồn đối phương vào thế bí, dùng miệng lưỡi để cưỡng lời đoạt lí. Trong 6 phái Triết học ở Ấn độ, phái San xà da, (Phạm, Pàli: Saĩjaya) chính là phái Ngụy biện luận Pàli: Amarà-vikkhepika). Lối biện luận của họ dùng mánh khóe gian giảo, lắt léo, khó lường và thiếu giá trị tri thức chính xác nên được gọi là Bất khả tri luận (Pàli: Ajĩà-vàda). Theo phẩm Lô ca da đà trong kinh Nhập lăng già quyển 6 và Trường bộ kinh chú vănPàli (Sumaígala-vilasinì) chép, trong các phái ngoại đạo ở Ấn độ cổ đại, thì phái Thuận thế (Phạm: Pàli: Lokàyata, Hán âm: Lô ca da đà, Lộ già da tha) là 1 học phái Ngụy biện nổi tiếng, chuyên dùng lời lẽ quỉ quyệt 1 cách khéo léo để mê hoặc người đời, họ chối bỏ tính cách thần quyền truyền thống của Bà la môn. Ngoài 4 đại (đất, nước, lửa, gió), phái này lập riêng Linh ngã (cái ta hôn thiêng) và chủ trương chủ nghĩa khoái lạc của phái Duy vật. Trong Luận lí học Ấn độ, Ngụy biện luận được xem là 1 yếu tố lớn trong Luận lí học, nhưng Phật giáo thì cho lối biện luận ấy là không chính đáng, vả lại vô ích, nên chê là Hí luận (Phạm:Prapaĩca). [X. luận Đại thừa quảng bách luận thích Q.2; luận Thành duy thức Q.1; luận Kim thất thập].