ngưu đầu sơn

Phật Quang Đại Từ Điển

(牛頭山) I. Ngưu Đầu Sơn. Cũng gọi Ngưu thủ sơn, Thiên khuyết, Tiên quật sơn. Núi ở phía nam huyện Thượng nguyên, phủ Giang ninh, tỉnh Giang tô, Trung quốc. Núi cao khoảng 448 mét, chu vi khoảng 27km. Vì có 2 ngọn núi trơ trọi đối diện nhau, trông giống như 1 cặp sừng bò nên gọi là Ngưu đầu sơn. Tương truyền, bồ tát Văn thù sư lợi cùng với 10.000 vị Bồ tát, mùa hạ trụ ở núi Ngũ đài, mùa đông thì các Ngài dời đến ở núi này. Hiện nay núi phía bắc gọi là Ngưu thủ sơn, còn núi phía nam thì gọi là Tổ đường sơn. Vào đầu đời Lưu Tống, quan Tư không họ Lưu xây chùa Phật quật(có thuyết nói do quan Tư không Từ độ sáng lập vào khoảng năm Thiên giám đời Lương; lại có thuyết cho rằng chùa Phật quật là do vua Lương vũ đế tạo lập), đồng thời viết chép 7 tạng kinh sách: Phật kinh, Đạo thư, Phật kinh sử, Tục kinh sử, Y phương đồ phù… cất giữ trong chùa. Sau, vào năm Đại minh thứ 3 (459), ông lại xây chùa U thê.Vào năm Trinh quán 18 (644) đời Đường, ngài Pháp dung đến núi này, cất Thiền thất ở phía bắc chùa U thê, với hơn 100 đồ chúng về đây tu tập Thiền pháp mà phát triển thành 1 Thiền phái gọi là Ngưu đầu thiền. Về sau, có các ngài Pháp trì, Tuệ trung, Huyền tố… đều tu học ở chùa U thê, từ đó, chùa U thê được đổi tên là Tổ đường tự. Trong chùa Phật quật có động Bích chi phật, vì thế nên được gọi là Phật quật tự (chùa động Phật)cũng là nơi ở của ngài Pháp dung. Năm Đại lịch thứ 9 (774) đời Đường, vua Đạitông sai Thái tử đến đây kiến tạo 1 tòa tháp 7 tầng. Sau đó không lâu, chùa Phật quật được đổi tên là Trường lạc tự, Tư thiện viện, Phúc xương viện… Đến năm Chính thống 14 (1449) đời Minh, chùa lại được đổi tên là Hoằng giác tự, đến đời Thanh lại được gọi là Phổ giác tự. Chùa này vốn là 1 trong 8 tùng lâm lớn tại Kim lăng, nay đã suy đồi. Hiện còn điện Đại hùng, điện Tì lô, động Quan âm, động Văn thù và ngôi tháp gạch. Ngoài ra, còn có các thắng cảnh như động Xả thân, động Bích chi và ngọn núi Đâu suất thẳng đứng. [X. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.15; Tục cao tăng truyện Q.20; Tống cao tăng truyện Q.8, 9; Cảnh đức truyền đăng lục Q.4; Phật tổ thống kỉ Q.41; Tổ đình sự uyển Q.1; Ngũ đăng hội nguyên Q.4; Liên đăng hội yếu Q.2]. II. Ngưu Đầu Sơn. Tạng: Glaí-ru hoặc Fgeu-to-zan. Cũng gọi Ngưu giác sơn, Ngưu giác phong sơn. Núi ở vùng Ujyat, bên bờ sông Karakash, phía tây nam Hòa điền thuộc tỉnh Tân cương, Trung quốc. Học giả A. Stein người Anh cho rằng Ngưu đầu sơn là tên cũ của núiKohmarì hiện nay. Cứ theo điều Cù tát đán na quốc trong Đại đường tây vực kí quyển 12, thì ở phía tây nam Vương thành có núi Cù thất lăng già (Hán dịch là Ngưu giác), ven núi có 1 ngôi chùa, thủa xưa đức Phật từng đến đây nói pháp cho chư thiên nghe. Trong hang núi Ngưu giác có 1 thạch thất lớn,trong có vị A la hán nhập định Diệt tận đợi Phật Di lặc ra đời, khoảng vài trăm năm nay rất nhiều người đến đây cúng dường. Gần đây sườn núi bị lở, bít mất cửa vào.Theo Vu điền quốc huyền kí bằng tiếng Tây tạng (Li#i-yul luí-bstan-pa) thì vua Vijayavirya từng xây chùa Ngưu đầu sơn trên núi Ngưu giác (Glaí-mgo-ri). Theo phẩm Thập hồi hướng trong kinh Hoa nghiêm quyển 32( bản dịch mới) và kinh Đại phương đẳng đại tập (bản dịch Tây tạng), thì núi này nằm ở nước Sớ lặc (Kha-za), điều này có 2 sự lầm lẫn, vì 2 nước Vu điền và Sớ lặc gần nhau.[X. Thích ca mâu ni Như lai tượng pháp diệt tận kí; Hoa nghiêm kinh thám huyềnkí Q.15; Thích ca phương chí Q.thượng; Chỉ quật dịch thổ tập Q.8; The Life of Buddha by W.W. Rockhill; Ancient Khotan vol.I by A. Stein; Giải thuyết tây vực kí; Vu điền quốc sử].