NGƯỜI THỌ BỒ TÁT GIỚI LẤY BỐ THÍ VÀ BÌH ĐẲNG LÀ ĐẦU
(Thư Học Phật Số 45)
Btg Bảo Đăng

 (Tiếp theo THƯ HỌC PHẬT số 44)

Nói tóm tắt lại cho dễ hiểu:

– Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT ấy vì là đã ÐẮC ÐƯỢC GIỚI BỒ-TÁT, cho nên các sự hiểu biết về Phật pháp và tất cả Duyên đời thảy đều vượt ra khỏi phàm tình của (người nhân thế) chúng ta. Ðó là việc mà Ngài thấy biết rằng:

– Tất cả sự vật trên cõi đời nầy, từ bổn thân cho đến ngoại vật chung quanh thảy đều là “VÔ THƯỜNG TẠM BỢ”.

Cho nên đối với các việc thế gian như là :

1/- Nhà cửa, của cải, vợ con….Ngài chẳng lo, chẳng mừng…. mà:

2/- Giả sử như các thứ đó có bị hư, mất đi chăng nữa, thì Ngài cũng chẳng có lòng buồn lo chi cả.

Bậc Đắc giới Bồ tát ấy quan niệm rõ-ràng và chắc-chắn như thật rằng:

– Mọi PHÁP HỮU-VI đều như ảo-hóa, còn đó rồi mất đó, hợp đó rồi tan đó…..dường như là  GIẤC MỘNG mà thôi.

Tại sao?

Bởi vì tất cả vạn vật thảy đều là TƯỚNG VỌNG TƯỞNG [1] chớ chẳng phải là CHƠN THẬT.

Thế Cho nên đối với quan niệm của Ngài thì :

1/- CHA, MẸ, VỢ, CON, THÂN THUỘC…..đều chẳng phải là của Tôi – (cho chí đến THÂN nầy cũng chẳng phải là của Tôi nữa, vì là VÔ NGÃ TƯỚNG, VÔ NGÃ SỞ và VÔ NHÂN TƯỚNG) –

Nên Tôi quyết chẳng vì (các thứ) Ðó mà gây tạo nên nghiệp nhân bất thiện.

(tức là chẳng vì Cha, mẹ, vợ, con, thân bằng quyến thuộc, hoặc của cải, sản nghiệp…..mà gây tạo ra NGHIỆP BẤT THIỆN).

2/- CHA, MẸ, VỢ, CON, THÂN THUỘC….đó chỉ là “BẠN LỮ HIỆN TẠI” (trong kiếp nầy) chớ:

CHẲNG PHẢI LÀ “BẠN LỮ ÐỜI KHÁC” (ở kiếp sau).

 (Phụ giải:

(Bởi vì sau khi chết rồi, thì mỗi người phải theo NGHIỆP TỘI riêng của mình – (đã gây tạo ra lúc còn sinh thời) – mà đi mỗi ngã, dù cho có lỡ gặp mặt, cũng chẳng ai bằng lòng gánh NGHIỆP cho nhau. Chừng ấy (khi thọ thân “hậu ấm” (đầu thai qua đời sau rồi) ắt quyết định sẽ lâm vào trong cảnh :

 – Thay mặt, đổi hình,

 – Thay tên, đổi họ.

Có khi lại còn:

– Làm thành ra kẻ OÁN ĐỐI với nhau nữa.

3/- CHA, MẸ, VỢ, CON, THÂN THUỘC…đó chỉ là: – BẠN LỮ LÚC VUI,

Chớ chẳng phải là:

– BẠN LỮ LÚC KHỔ.

Vì vậy cho nên:

Tôi chẳng cần phải lo gìn-giữ Họ (làm chi).

 (Phụ giải:

Ðây tức là Ý của việc:

“Còn bạc, còn tiền, còn đệ-tử (hoặc là thân, thuộc bạn bè v.v…),

Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi”.

Mà người đời thường hay nói vậy).

4/- Chỗ mà Tôi cần phải gìn-giữ là:

– TRÍ HUỆ, BỐ-THÍ

Ðiều phục MÌNH, NGƯỜI (Tức là Tự-độ, độ tha).

TINH TẤN (tu hành, chớ chẳng phóng-dật, buông lung).

Gieo trồng các THIỆN CĂN.

Y theo các PHÁP “TRỢ BỒ-ÐỀ (Như 37 phẩm TRỢ ÐẠO chẳng hạn…) mà chăm lòng tu tập.

TẠI SAO?

Bởi vì những thứ, loại nầy (vừa nêu ở trên mục 4) chính thật là SỞ HỮU CỦA TÔI, Nó luôn luôn theo sát bên tôi trong “kiếp Hiện tại” nầy và lẫn cả những “kiếp Tương lai” về sau nữa.

5/-  CHA, MẸ, VỢ, CON, THÂN-THUỘC….ấy, HỌ:

– Chẳng cứu được tôi (nếu chẳng may (vì lo-lắng, giữ-gìn cho HỌ) mà Tôi gây-tạo nên NGHIỆP NHÂN BẤT THIỆN phải bị đọa vào trong 3 ác đạo).

– Chẳng phải là chỗ mà Tôi quy-y.

(Vì Họ chẳng phải là bậc MINH-SƯ, THIỆN HỮU chân-chánh của Tôi và chẳng có PHƯỚC ÐIỀN chi cả).

– Chẳng phải là NHÀ CỬA của tôi.

(Tức là Họ chẳng phải là chỗ mà tôi “dựa nương” nơi kiếp hiện tại lẫn kiếp tương-lai).

– Chẳng phải là ĐẤT LIỀN của tôi.

(Vì Họ chẳng phải là CHỖ vững-chắc để cho tôi nương-tựa trong những kiếp xa sau)

– Chẳng phải là chỗ CHE MÁT của tôi.

(Vì Họ chẳng phải là Thiện Tri-thức, có PHÁP lợi mình, lợi người, và lợi cả cho tôi).

– Chẳng phải là Ngã và Ngã Sở của tôi.

(Vì Họ chẳng phải là Tôi và Của tôi).

Vả lại:

– THÂN NGŨ-ẤM hiện tại mà Tôi đang mang, giữ… đây còn chẳng phải là Ngã và Ngã Sở (của Tôi) thay !

Huống hồ gì:

– Cha, mẹ, vợ, con, thân thuộc…mà lại là NGÃ và NGÃ SỞ của tôi hay sao ?

– Cha, mẹ, vợ, con, thân-thuộc…là do NGHIỆP NHƠN THIỆN ÁC riêng của họ và họ sẽ theo NGHIỆP NHÂN ấy mà Thọ báo – (hoặc vui, sướng, khổ, sầu, giàu, nghèo, sang, hèn, tối ngu, trí-huệ), trong kiếp hiện tại, hoặc kiếp tương lai.

Chớ:

– CHẲNG PHẢI DO TÔI HAY VÌ TÔI MÀ “HỌ” NHỜ CẬY ĐÂU.

Còn:

– NGHIỆP NHÂN THIỆN, ÁC của riêng tôi thì tôi sẽ theo Nó mà THỌ BÁO.

Và đương nhiên là:

– Họ cũng theo NGHIỆP NHÂN THIỆN ÁC riêng của họ mà THỌ BÁO (hoặc thiện, hoặc ác).

Vì có CHÁNH KIẾN và CHÁNH (QUAN) NIỆM như vậy cho nên BẬC ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT ấy:

(Nhắc lại KHINH GIỚI thứ I).

“Nếu thấy có bậc THƯỢNG TỌA, HÒA THƯỢNG, A-XÀ-LÊ, những bậc ÐẠI-ÐỨC đồng học, đồng kiến, đồng hạnh, đồng giới…đến nhà, phải đứng dậy tiếp rước, lạy chào, hỏi thăm.

Mỗi sự đều phải ÐÚNG NHƯ PHÁP mà cúng-dường.

Hoặc:

– Tự bán thân mình.

– Bán quốc thành.

– Bán con cái.

– Dùng bảy báu, trăm vật (ngon quý).

Ðể cung cấp đến các BẬC ấy. Nếu Phật tử (tức là vị Bồ-tát Ðắc giới) ấy, lại sanh lòng kiêu mạn, sân-hận, ngu-si, không chịu tiếp rước, lạy chào, cho đến chẳng chịu “y theo PHÁP” mà cúng-dường. Phật tử nầy phạm phải khinh cấu tội”.

Sở dĩ bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT phải đúng theo PHÁP mà cúng-dường như thế là bởi vì Ngài biết rõ các LÝ DO (vừa nên trên) và có được những QUAN NIỆM y theo NHƯ PHÁP (từ 1 đến 5) vậy.

Việc làm nầy, thì (đương nhiên là) đối với các hàng PHÀM PHU CHÚNG SANH còn chấp Ngã và Ngã sở như chúng ta đây làm sao thực-hành cho nổi được.

Vì thế nên (không riêng gì cho đạo hữu đâu, mà tất cả mọi người khác cũng vậy) nghĩa là chỉ mới có:

ÐỌC TỤNG ÐẾN “KHINH GIỚI  I” NẦY (không thôi).

Cũng đã thấy TÂM dâng lên nhiều sự:

PHIỀN NÃO LẮM RỒI.

Còn bậc ÐẮC GIỚI (TẠI-GIA mà thọ 10 giới trọng với 48 giới khinh) BỒ-TÁT, thì bởi vì Ngài luôn-luôn biết dùng TÂM ÐẠI BI và TRÍ-HUỆ để phán quyết mọi việc,… cho nên ÐỐI VỚI VỢ, CON, THÂN-THUỘC… chẳng quá yêu-thương, để đến nổi phải bị trở thành ra là một con người NGU-SI, VÔ TRÍ-HUỆ.

(Tức là ý nói yêu thương vợ, con vv….một cách mù-quáng, rồi vì vợ, con mà làm thân trâu ngựa, như ý của đoạn Kệ sau đây:

“Cháu con đeo đẳng, (Vợ (ác độc), con (xấu, dữ – phá – tán) đeo đẳng).

Như thịt bứu thừa.

Vì con cháu chịu kiếp trâu, lừa…….

(Vì con, vợ – (xấu, ác ấy mà) – chịu kiếp trâu lừa)

Tại sao?

Bởi vì: (đối với Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT thì:

– Nếu quá yêu-thương con mình,

Mà:

– Chẳng yêu-thương con người (khác)

Thì:

– Vị ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT ấy tự hủy hoại đường TU TÂM lập HẠNH của mình (trên bước đường cầu đạo “Bồ-Ðề vô-thượng”) vậy.

Cho nên:

Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT phải thường NHỚ và BIẾT dùng ba Pháp sau đây để tự răn trách mình – (trong việc đối với con).

1/- Một là ÐẠO BỒ-ÐỀ sở dĩ đạt được là vì (nhờ) biết dùng TÂM BÌNH-ÐẲNG.

(Là Tâm đối với mọi người, hoặc THÂN, hoặc SƠ, hay kẻ OÁN ÐỐI vv…đều đối-xử, thương-xót ngang bằng như nhau, không lòng nghiêng lệch).

Chớ chẳng phải:

– Dùng TÂM BẤT BÌNH-ÐẲNG mà ÐẠT ÐƯỢC.

(Vì Phật là một Ðấng bình đẳng với tất cả chủng loại chúng-sanh).

2/- Hai là ÐẠO BỒ-ÐỀ sở dĩ ÐẠT ÐƯỢC là nhờ biết tu-tập:

– Từ nơi CHÁNH HẠNH (mà đạt được).

Chớ chẳng phải:

– Từ nơi TÀ HẠNH (mà đạt được).

3/- Ba là ÐẠO BỒ-ÐỀ sở dĩ ÐẠT ÐƯỢC  là vì nhờ tu : – Hạnh VÔ-DỊ.

(Tức là các HẠNH – mà mình – (Vị đắc giới Bồ-tát ấy) – đang tu-tập đó – KHÔNG KHÁC với 

HẠNH của chư Phật, chư Ðại Bồ Tát trong khắp 10 phương đã từng tu-tập, thực-hành) mà đạt được.

Chớ chẳng phải:

– Do TẠP HẠNH (mà đạt được).

(“Tạp Hạnh” là tu theo Tà Hạnh, lòng “không bình-đẳng”, “không chuyên nhất”, nay vầy, mai khác).

Vì thế mà Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT ấy phải:

– Tu HẠNH BÌNH ÐẲNG, (Ðối với mọi hạng loại Chúng-sanh)

– Tu CHÁNH HẠNH

– Tu VÔ-DỊ HẠNH.

Và phải xa lìa:

– HẠNH BẤT BÌNH ÐẲNG,

– TÀ HẠNH,

 – TẠP HẠNH.

Cho nên riêng đối với vấn đề CON, thì Bậc BỒ-TÁT ÐẮC GIỚI ấy phải thường xuyên có Ý-TƯỞNG và QUAN NIỆM rằng :

– TÔI từ nơi khác mà đến.

– CON từ nơi khác mà đến.

Tại sao?

– Vì tất cả chúng-sanh đều đã từng làm con của Tôi.

Và:

– Tôi cũng đã từng làm con của tất cả chúng-sanh.

Vì thế mà (riêng) đối với CON, Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT ấy chẳng nên có ý-nghĩ rằng :

– Con Tôi là CON CỦA TÔI,

Hoặc:

– Con Tôi CHẲNG PHẢI LÀ CON CỦA TÔI.

Tại sao?

Bởi vì:

– Trong nẻo luân-hồi, sáu loài – (Trời, Thần, Người, Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh) – đều luôn-luôn thay mặt, đổi hình, thay tên, đổi họ…. mà :

– Làm người thân thuộc.

 – Làm con cháu.

Hoặc:

– Làm kẻ oán thù, chống đối lẫn nhau.

(Phụ-chú:

Vì thế cho nên trong Kinh có dạy :

“Trên thế gian nầy không có nhất một KẺ nào mà lại không từng làm cha, mẹ, con, cháu, thân-thuộc…..lẫn nhau hết cả.

Chỉ vì:

Thay hình đổi mặt…..đổi họ, đổi tên…

Và:

 – Hôn mê vì “cách ấm” (tức là chuyển qua đời khác) cho nên không nhớ biết được mà thôi”.

* * *

Mà nếu như đã từng làm cha, mẹ, con, cháu, thân-thuộc…..lẫn nhau như thế rồi, thì đâu có

nào:

a/- Ở nơi con, cháu, hay người thân-thuộc…..thì thương yêu, cung cấp…..ban cho tất cả…mà:

b/- Ở nơi người khác thì chẳng chịu cung cấp, bố-thí…. cho.

Như vậy thì:

c/- Làm sao đắc thành QUẢ VỊ BÌNH-ÐẲNG (tức là quả-vị “Bồ-Ðề Vô-Thượng” của PHẬTđược.

Tại sao?

Bởi vì:

a/- Nếu tôi (Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT ấy) dùng TÂM HẠNH BẤT BÌNH-ÐẲNG.

Thì quả báo:

– SẼ ÐI ĐẾN CHỖ “BẤT BÌNH-ÐẲNG”.

(Tức là mãi-mãi chỉ làm “một chúng-sanh bình thường” trong 3 cõi sanh-tử thôi).

b/- Tôi sẽ không làm TÂM HẠNH BẤT BÌNH-ÐẲNG.

Mà:

c/- Tôi (Bậc “Đắc giới Bồ Tát” ấy) phải HỌC và HÀNH TÂM BÌNH-ÐẲNG đối với tất cả chúng-sanh.

Ðể: Mau đến được Quả vị ÐẠI BÌNH-ÐẲNG “NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ” của QUẢ VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ.

Cho nên Bậc BỒ-TÁT ÐẮC-GIỚI ấy phải luôn nhớ RĂN TRÁCH và NHẮC NHỠ mình như thế (xong rồi), còn (riêng) về phần việc đối với CON phải khởi sanh ra 3 Ý-TƯỞNG là:

1/- Oan gia, nợ nần, nghiệp báo.

 (Tức là vì muốn thủ-hộ cho CON mà phải “vào sanh, ra tử” để tìm kiếm tài-lộc mà lo lắng cho CON). 

 2/- Là ÁC tri thức.

(Vì NÓ khiến cho mình tạo đủ các thứ TỘI NGHIỆP, để lo nuôi-dưỡng Nó, rồi lại do nơi các NGHIỆP

TỘI ấy mà bị đọa vào trong 3 ác-đạo là : địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh).

3/- Là nhân duyên làm cho Mình đi đến chỗ BẤT BÌNH-ÐẲNG của chúng-sanh, mà xa lìa chỗ

BÌNH-ÐẲNG của chư PHẬT.

(Bởi vì cứ mãi lo THƯƠNG-YÊU NÓ (con mình) mà rẽ khinh, ghét bỏ con, cháu….của người khác).

Trên đây là nói về lý do :

Tại sao Bậc BỒ-TÁT ÐẮC-GIỚI (đôi khi) cần phải cúng-dường lên các bậc THÁNH ÐẮC GIỚI khác (cũng như mình), mà phải đem “bán con” để đổi lấy tiền-bạc, hoặc đồ-vật… để “cúng-dường” chính là như vậy.

BẢO-ÐĂNG xin được kể ra câu chuyện QUAN NIỆM VỀ VIỆC CON CÁI đối với một Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT như sau:

– “Quá khứ lâu xa về trước, khi ấy tiền thân của đức Bổn-Sư (THÍCH-CA MÂU-NI THẾ-TÔN) còn đang hành BỒ-TÁT HẠNH) (của một bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT).

Ngài sanh ra trong một gia-đình Bà-la-môn, nhà ở ngoại ô, gần kinh thành của vị Quốc-vương trong xứ và sống bằng nghề (làm) ruộng rẫy.

Gia-đình NGÀI có tất cả 6 người, đó là : – Ngài, Vợ Ngài, con trai, con dâu, con gái và một người tớ gái.

Sáu người nầy rất hòa thuận và thương kính lẫn nhau.

3/- BỒ-TÁT thường dạy năm người nhà rằng:

– Các người nên giữ THẬP THIỆN ([2])

– Tùy theo sức mình mà thực hành SỰ BỐ-THÍ

– Hãy thọ trì NGŨ GIỚI và BÁT QUAN TRAI GIỚI.

– Phải có TRÍ HUỆ.

– Phải luôn-luôn NIỆM TƯỞNG rằng:

– Ta sẽ phải chết đó là lẽ đương nhiên.

– Ðời sống của con người rất là mong-manh và không cố-định, không bền chắc, không bảo-đảm.

– Của-cải, bạc-tiền v.v…mà ta có cũng (mong-manh) y như vậy.

– Cái chết chắc-chắn sẽ xảy tới cho Ta.

– Các người không nên xem thường, hoặc xao-lãng (về các vấn đề nầy).

Năm người nhà đều vâng theo lời Ngài dạy, hằng luôn NIỆM-TƯỞNG đến SỰ CHẾT đó là

LẼ ÐƯƠNG NHIÊN.

Một ngày nọ, nhằm mùa làm ruộng. BỒ-TÁT và cậu CON TRAI ra đồng cày đất, dọn cỏ….

Ngài thì cày đất.

Còn Người con trai thì dọn cỏ, gom rác lại gần bên một gò mối và đốt bỏ.

Trong gò mối ấy vốn đã có sẵn một con rắn độc. Khi bị khói un vào (do đốt cỏ, rác), Rắn ấy không chịu nổi nên bò ra ngoài, bỗng gặp người thanh niên đang đốt cỏ, rác….Nó liền cắn người ấy chết ngay tại chỗ….

Khi đức Bồ-tát hay rằng : – CON MÌNH ÐÃ CHẾT RỒI

Nhưng : – NGÀI không buồn, lo, than, khóc….chi cả.

Ðoạn Ngài : – Bồng xác con lại để dưới một tàn cây và vẫn tiếp tục cày đất như thường.

Bởi vì, khi ấy NGÀI “Quán-xét” và nghĩ biết đúng NHƯ THẬT rằng:

–  “Các PHÁP” có sanh, tất phải (có ngày) tận diệt. Ðó là lẽ thường, Ta đâu nên quá thương buồn, than khóc…chẳng ích-lợi chi.

VẬT PHẢI CHẾT nay đã “bị CHẾT” rồi.

VẬT PHẢI BỊ TIÊU DIỆT, nay đã “bị TIÊU DIỆT” rồi.

Tất cả HÀNH PHÁP vô-thường, sanh-diệt… là như thế.

Cái kết quả đáng buồn nhứt ở trong đời là : TA PHẢI DỨT BỎ NÓ,

Hoặc là:

NÓ SẼ DỨT BỎ TA.

Không một ai trên cõi đời nầy tránh khỏi cái CHẾT được.

Trong khi ấy,

NGÀI bỗng thấy một người thanh niên ở gần nhà Ngài đang đi ngang qua, NGÀI mới hỏi rằng:

– Nầy em ơi!

Có phải em đang đi về nhà em không?

Người thanh niên ấy lễ phép đáp: – Dạ phải, thưa Bác.

NGÀI nói:

Xin em vui lòng ghé ngang qua nhà Tôi và bảo người nhà Tôi rằng hôm nay chỉ đem ra một phần cơm trưa thôi, chớ khỏi mang hai phần (ăn) như mọi ngày.

Những ngày trước chỉ có người tớ gái mang cơm ra.

Hôm nay, nhờ em nói lại hộ Tôi là:

– Tôi nhắn HỌ phải ra đây hết bốn người, phải sửa-soạn thân mình cho sạch-sẽ, và mang theo một tràng hoa.

Thanh niên lễ-phép đáp: – Dạ được, Thưa Bác.

Ðoạn người thanh niên ấy về nói cho người nhà của Bồ-Tát sự việc y theo lời dặn.

Bà vợ của Ðức BỒ-TÁT hỏi:

– Nầy em, ai là người nhắn TIN nầy cho Bác vậy.

Thanh-niên thưa:

– Thưa Bác, chính ông nhà là người nhắn tin nầy.

Nghe xong, Bà liền biết rằng: – Con trai của mình đã chết.

Mặc dầu biết như thế, nhưng Bà vẫn bình-tĩnh chớ không bi-ai, thương khóc chi cả.

Bà gọi con gái, dâu và cô tớ gái đến bảo hãy tắm-rửa cho sạch-sẽ, sắm một tràng hoa cho tinh-khiết, đem theo chỉ một phần cơm thôi, và cùng đi ra ruộng với Bà.

Khi bốn người ra đến ruộng,

Họ vẫn thấy đức Bồ-Tát đang cày ruộng như thường, không tỏ vẻ gì bi-ai, thương khóc cả.

Họ đem cơm đến và NGÀI dùng cơm một cách tự-nhiên.

Khi NGÀI ăn cơm xong, cả 5 người đồng chất củi khô lại để làm “hỏa đài” thiêu xác. Trong khi đang làm “hỏa đài” ấy, không một ai trong 5 người tỏ vẻ gì bi-ai, buồn khóc, luyến thương hết cả.

(Vì HỌ hằng luôn NIỆM đến sự CHẾT nên HỌ chẳng có chút ngạc-nhiên gì trước sự CHẾT cả).

Khi làm “Hỏa đài” xong, HỌ để thi-hài người chết lên và nổi lửa đốt.

Ngay trong khi ấy cũng không có người nào than khóc cả.

Mỗi người đều im-lặng lo làm lấy phận-sự của mình.

Tấm “lòng trong sạch” và “cao-thượng phi-phàm” của 5 người ấy phát sanh ra một luồng sức mạnh xông thấu đến cõi Trời, làm cho Ngai vàng của Thiên-Ðế THÍCH-ÐỀ HOÀN-NHƠN (tức là NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ÐẾ) bị rung-động mãnh-liệt và cháy nóng đỏ lên.

– NGÀI lấy làm lạ, dùng “Thiên nhãn” ngó xuống nhân gian tìm kiếm và:

THẤY BIẾT ÐƯỢC CÂU CHUYỆN CỦA 5 NGƯỜI ẤY

Vì quá ngạc nhiên nên Ngài quyết định phải xuống “dương-trần” để hỏi rõ xem 5 người nầy tu-hành theo PHÁP HẠNH gì mà không bị “bi-lụy” giữa cảnh tình “Tử-biệt sanh-ly” như vậy.

Khi xuống đến nhơn gian rồi,

NGÀI dùng thần-thông lực, hiện thân ra làm một thầy Bà-La-Môn, đi đến chỗ “Hỏa-Ðài” và (làm bộ như không biết chi cả) hỏi rằng :

– Các Người đang làm gì đây?

–  Ðức Bồ-Tát đáp:

– Tôi đang làm lễ Hỏa-táng.

–  Thiên Ðế-Thích nói:

– Theo chỗ Tôi nghĩ, thì đây không phải là “Lễ Hỏa-táng” gì cả, mà chắc có lẽ là các người đang chuẩn bị “nướng thịt” chi đó phải không?

–  Ðức Bồ-Tát đáp:

– Thưa Thầy Bà-la-môn, chúng tôi không bao giờ biết nói dối. Chúng tôi đang làm lễ Hỏa-Táng thật.

– Thiên Ðế-Thích hỏi:

– Nếu quả như vậy thì chắc có lẽ là các người đang làm lễ Hỏa-táng kẻ “tử thù” của các người thì phải?

– Ðức Bồ-Tát đáp:

– Thưa Thầy Bà-la-môn, người Hỏa-táng nầy không phải là “kẻ tử thù” của chúng tôi, mà trái lại là người con trai yêu-quý duy nhất của Tôi.

– Thiên ÐẾ THÍCH hỏi:

– Nếu đó là người con trai yêu-quý duy-nhất của Ông, vậy sao Tôi không thấy Ông than khóc chi hết vậy?

– Ðức Bồ-Tát muốn bày-tỏ cho Thầy Bà-la-môn kia biết rằng:

– Sở-dĩ mình không than khóc…. là vì đã “quán-tưởng” nhiều đến sự CHẾT rồi, nên đọc lên lời Kệ rằng:

Một khi rắn đã lột da,
Nó không còn biết đâu là da xưa,
Con tôi đã bỏ thân thừa,
Xác nằm bất động, còn ưa chán gì?
Khóc than bi-lụy ích chi,
Mà thân kẻ chết chút ni cảm hoài?
Dầu đem đâm, chém, giũa, mài,
Dùng lửa đốt Nó chẳng hay, chẳng phiền.
Khóc than dù lệ đổ nghiêng,
Nhưng người chết vẫn mặc nhiên bất sầu.
Thế nên tôi chẳng lo âu,
Chẳng thương gào khóc kêu cầu Trời cao.
Vô-thường sanh-diệt là sao ?
Có sanh, có tử ai nào khỏi cho.

– Thiên Ðế-Thích nghe xong, gật đầu (tỏ vẻ đồng ý), đoạn day qua hỏi Vợ của Ðức Bồ-Tát rằng:

– Thưa Bà, còn người chết đây là gì của Bà?

– Bà đáp:

– Thưa Thầy Bà-la-môn, đó là người con trai duy-nhất và yêu-quý của Tôi.

– Thiên Ðế-Thích làm ra vẻ ngạc nhiên hỏi:

– Ồ ! Thông-thường thì người cha với tâm cứng-rắn, cương-quyết, nên chặt lòng không nhỏ-lụy khóc than. Chớ còn như người mẹ với tâm thương-yêu con và tinh-thần mềm-yếu, mà cớ vì sao Bà lại không than khóc?

–  Bà muốn giải thích cho Thầy “Bà-La-môn” ấy biết lý do vì sao mà Bà không khóc, nên Bà đọc lên lời kệ rằng:

Con tôi đến từ nơi cõi khác,
Vào làm con chẳng đợi thỉnh mời.
Chẳng cần tôi thuận ý hay không,
Nó cứ đến mặc nhiên tùy tiện.
Nay nó đi cũng chẳng cho hay,
Bất kể những thân nhân còn lại.
Thế mới biết “đến” con tự “đến”,
Rồi khi “đi” con cũng tự “đi”.
Xác thân nằm bất động vô-tri,
Dù than khóc cũng thừa vô-ích.
HỎA-ÐÀI đốt cháy mòn thân-xác,
Mà NÓ còn chẳng biết nóng đau.
Thì gào than, khóc kể dẩu nhiều,
Xác con vẫn điềm nhiên chẳng biết.
Cơn sanh tử vô-thường cấp thiết.
Lẽ mất còn là chuyện xưa nay,
Chết đi sống ở thác về,
Mạng người sanh diệt thảm thê làm gÌ?

– Thiên Ðế-Thích nghe xong gật đầu (khen ngợi), đoạn quay qua hỏi cô con gái của Ðức Bồ-Tát rằng:

– Người chết nầy là chi của cô?

–  Cô đáp:

– Thưa Ông, người nầy là anh ruột của Tôi.

– Thiên Ðế-Thích hỏi :

– Thông thường thì người em gái rất thương-mến anh trai. Cớ sao Tôi thấy Cô không tỏ vẻ gì bi-lụy trước cảnh tình “tử biệt sanh-ly” như vậy?

– Cô muốn giải bày cho Thiên Ðế-Thích (trong lốt Bà-la-môn) biết, vì sao không bi-lụy, nên Cô nói lên lời kệ rằng:

Một khi mà ANH Tôi đã chết,
Dầu Tôi gào than khóc ích chi.
Có chăng Tôi là kẻ thiệt thòi,
Vì bi lụy, gầy mòn, đau khổ !
Kìa ! thân xác Anh Tôi nằm đó,
Vô tri nào khác thể đá cây.
Ðâu có thêm được chút lợi gì,
Qua các lời buồn thương kể-lễ.
Do vì thế nên Tôi bình-tỉnh,
Trước cảnh-tình “Tử-biệt sanh-ly”.
Nghiệp duyên người khi đến, khi đi,
Trong sáu nẻo thọ sanh luân-chuyển.

– Thiên Ðế-Thích nghe xong gật đầu (đồng ý) đoạn quay qua hỏi cô con dâu của Ðức Bồ-Tát rằng:

–  Chẳng hay người chết ấy là chi của cô?

–  Cô mới đáp:

– Thưa ông, người đó là chồng của Tôi.

– Thiên Ðế-Thích mới nói:

– Thương ôi ! Đau khổ vậy thay !! Xưa nay, thông-thường thì tình nghĩa vợ-chồng yêu nhau thắm-thiết lắm. Phàm hễ một người đã vĩnh-viễn ra đi rồi, thì người còn lại xem như đã chết đi hết nữa đời mình, người vợ còn lại ấy gọi là CÔ PHỤ.

Thế sao cô không than khóc, khi trước mắt người mà cô thương-yêu nhất trong đời đã vĩnh-viễn ra đi, và cô đã bị mất tất cả tấm-tình yêu-thương đầm-ấm?

– Cô muốn giải thích lòng cô, vì sao không khóc, nên cô đọc lên lời “kệ” rằng:

Như bé thơ chưa hiểu,
Mọi sự việc trên đời.
Khi thấy trăng trên không.
Nó theo đòi muốn lấy.
Nhưng làm sao lấy được?

Cũng như người còn sống,
Kêu khóc người đã mất.
Họ đâu hoàn sanh được,
Bởi nào nghe biết chi !
Nên việc khóc thương kia,
Không ích-lợi gì cả.

Chồng tôi đang bị đốt,
Trên ngọn lửa hỏa đài.
Còn chẳng biết nóng đau,
Thế nên dù có khóc.
Ảnh nào có hay gì.

Xưa nay đời vô-thường,
Có sanh tất có diệt.
Do đó tôi không cần,
Thương buồn khóc-lóc chi.
NGHIỆP NHƠN-DUYÊN đưa đến,
Nay mòn mãn nên đi.
Nhân nào theo quả nấy,
Người TRÍ phải nghĩ suy.

– Thiên Ðế-Thích nghe xong (cũng gật đầu, đồng-ý), đoạn mới đến hỏi người tớ gái rằng:

– Người chết nầy là chi của cô?

– Cô tớ đáp:

– Thưa ông, người ấy là chủ nhân của Tôi.

– Thiên Ðế-Thích hỏi:

– Ồ ! Có lẽ là cô thường bị chủ nhân hành hà, đánh đập khổ-sở lắm thì phải, cho nên khi người ấy chết đi, cô không thèm than khóc chớ gì, có lẽ cô nghĩ rằng:

– Người chủ nầy chết đi là một sự may-mắn cho ta, bởi vì từ nay Ta khỏi còn bị đánh chưởi hành-hạ nữa.

–  Cô tớ đáp:

Xin Ông đừng nghĩ như vậy, vì không đúng với sự thật.

Ông chủ của Tôi đây là một người có đầy đủ các đức-tánh tốt đẹp, nào là nhẫn nại, từ-bi, rộng-lượng. Ðối với Tôi người cư-xử như là anh-em cùng một cha mẹ.

– Thiên Ðế-Thích hỏi:

Vậy cớ chi Cô không khóc?

– Cô muốn giải bày cho Thiên Ðế-Thích – (trong lớp Bà-la-môn) rõ tại sao Cô không khóc, nên đọc lên lời kệ rằng:

Như nồi đất đã bễ,
Chẳng thể nào gắn liền.
Than khóc người đã chết,
Nào có ích-lợi chi ?

Chủ tôi trên giàn hỏa,
Còn chẳng biết nóng thay.
Huống chi lời than khóc,
Người nào có nghe gì?
Các PHÁP HÀNH sanh diệt,
Xưa nay đều như thế.
Có ĐẾN ắt có ĐI,
Có SANH phải có TỬ.

Có HỢP phải có TAN.
Nghiệp duyên đã tạo ra.
Ắt phải đi theo NÓ,
Than khóc cũng bằng không.

Sau khi nghe 5 người nói lên Ý-NGHĨ của mình (về vấn-đề SANH-TỬ ấy) xong.

Thiên Ðế-Thích lấy làm hoan-hỷ và kính-trọng lắm.

Liền hiện nguyên hình Thiên-Ðế, hào quang chói sáng, tướng-hảo quang-minh, bảo 5 người ấy rằng:

– Phải lắm, phải lắm.

Vậy từ nay trở đi, các người không nên xa-lìa, giải-đãi QUÁN về đề mục CHẾT đó.

Ta là THIÊN ÐẾ-THÍCH, lấy làm trong sạch đối với các ngươi, Ta sẽ ban cho gia đình ngươi thất bảo đầy đủ để sống một cuộc đời sung túc….

Câu chuyện trên đây chứng tỏ điều rằng:

Một Bậc đã ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT rồi, thì:

Các sự “Kiến-giải” của Ngài luôn-luôn khác hẳn với “phàm tình” của chúng-sanh chúng ta.

Thế cho nên khi NÓI, LUẬN về BỒ-TÁT GIỚI, Ta chớ nên dùng “Tâm phàm-phu” nhỏ hẹp mà luận bàn đến TÂM-HẠNH và SỞ HÀNH của quý Ngài được.

Ví như:

– Con chim se-sẽ chẳng thể nào lường được đường bay của chim ÐẠI-BÀNG KIM-XÍ.

Thì:

TÂM ÐỊA nhỏ hẹp ích kỷ của Phàm phu làm sao lường nổi được TÂM ÐỊA của bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT thánh-nhơn.

Trên đã luận giải về việc:

– Tự Bán thân,

– Bán con cái.

Ðể:

– “Cúng-dường” lên bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT đồng-hạnh, đồng-kiến, đồng-học, đồng-giới từ trăm, ngàn, dặm xa đến nhà rồi.

Dưới đây là:

GIẢI-ÐÁP về việc tại sao BẬC ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT CẦN PHẢI:

– BÁN QUỐC THÀNH,

– DÙNG TRĂM VẬT NGON-NGỌT, BẢY BÁU….để cúng-dường lên “bậc đồng- giới, đồng-hạnh, đồng-kiến, đồng-học”….

Ðó là bởi vì:

Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT (tại-gia ấy) đối với tất cả mọi sự vật như là của cải, bạc tiền hoặc ngay cả chính đến BẢN THÂN của mình nữa, NGÀI cũng chẳng bao giờ khởi sanh ra ý-tưởng.

ÐÓ LÀ NGÃ, LÀ NGÃ-SỞ của Ta hết, (Vì THÂN đã không phải là NGà(Ta) rồi, thì CỦA CẢI…là VẬT NGOÀI THÂN làm sao mà là NGà SỞ (của ta) được).

Cho nên đối với của cải, tiền bạc, trăm thứ ngon-ngọt….NGÀI:

– Chẳng bao giờ khởi sanh ra ý-tưởng nhiếp-hộ (tức là giữ-gìn).

– Chẳng bao giờ bận lòng nơi của-cải, tiền-bạc, trăm thứ ngon-ngọt…

– Chẳng tưởng, chẳng mến (đến Nó).

– Chẳng sanh TÂM KIẾT-SỬ (tức là TÂM không bị trói-buộc vì Nó – (các thứ của-cải, bạc-tiền…)

Do vì như vậy, cho nên:

Khi có Kẻ đến chỗ của bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT để cầu xin, nhất là gặp đúng người (PHẢI BẬC có PHƯỚC-ÐIỀN rồi) thì:

– Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT ấy lập tức đem của cải ra mà “trân-trọng và thành-kính” cúng-dường, xả-thí, không chút ngần ngại, do-dự nào cả.

Bởi vì Bậc ÐẮC GIỚI BỒ-TÁT ấy hằng luôn CHÍ TÂM NGHĨ NHỚ đến các ĐIỀU rằng:

1/- CỦA CẢI ĐEM CHO CÙNG VỚI CỦA CẢI CHẲNG ĐEM CHO CUỐI CÙNG RỒI CŨNG SẼ TAN MẤT.

2/- Nếu chẳng HÀNH cho trọn SỞ NGUYỆN (cúng-dường) rồi cũng sẽ phải CHẾT.

3/- Tôi chẳng xả bỏ của-cải ấy.

Thì:

Của-cải ấy cũng sẽ xả bỏ Tôi.

Vậy nay:

4/- Tôi phải xả-thí Nó để làm CỦA VỮNG-CHẮC trước đã (tức là bảo-đảm cho kiếp sau không bị nghèo cùn).                      

Rồi:

– Sau đó sẽ chết.

5/- Sau khi Xả-thí NÓ rồi thì lúc chết Tôi sẽ vui-vẻ, không (còn có chút lòng) hối hận nào (về của cải và Tâm-niệm bỏn-sẻn ấy) hết.

HỎI:

– Còn nếu không thể nào, hoặc bị bất cứ vì lý do gì đó mà Mình (người Thọ Giới Bồ-Tát ấy)không thể nào xả-thí, cúng-dường được theo như lời dạy trong kinh thì phải làm sao?

ÐÁP:

Nếu chẳng thể bố-thí được đúng theo lòng mong muốn của mình, thì người thọ GIỚI BỒ-TÁT ấy phải nên chí tâm, thành kính dùng BỐN SỰ sau đây mà thưa bạch lên KẺ ĐẾN XIN THÍ kia rằng:

Kính thưa Ngài nay Tôi vì:

1/- Sức lực kém yếu (vì nghèo quá không đủ ăn, không đủ mặc, già cả, bệnh hoạn).

Hoặc : (Vì của cải ấy là của Vua, của Chánh phủ, của Quan, của Công ty, của Chủ, mà mình là người làm việc dưới quyền của Họ, làm công…nên không được tư-tại lấy ra để Bố-thí).

2/- Căn lành chưa thành thục.

3/- Là kẻ sơ-cơ trong ÐẠI-THỪA nên TÂM tôi chưa kham chịu nổi được sự TỰ-TẠI BỐ-THÍ.

4/- Tôi là kẻ chấp trước NGÃ và NGÃ-SỞ.

Thưa Ngài THIỆN ÐẠI TRƯỢNG-PHU, nay Tôi :

– Xin sám-hối cùng NGÀI.

– Xin NGÀI chớ hờn ghét Tôi.

– Tôi sẽ siêng tu Tinh-tấn nhiều hơn nữa.

Ðể (sau nầy) Tôi :

– Có thể làm ĐẦY ĐỦ SỞ-NGUYỆN của CHÚNG-SANH.

(Phụ-chú:

Người học đạo (nói chung) và người thọ GIỚI BỒ-TÁT” (nói riêng) cần phải lấy “4 ĐIỀU NIỆM” trên nầy mà làm NHÂN-DUYÊN để xả bỏ các thứ bệnh “Tham-chấp”, “phiền-não” và “bỏn xẻn” ở nơi của cải, bạc tiền.

(Tức là nên vui-vẻ hồn-nhiên, tùy sức, tùy khả năng của mình mà hành HẠNH BỐ-THÍ)

Vì sao ?

– Vì BỐ-THÍ là GỐC RỄ CỦA TẤT CẢ CÁC PHÁP LÀNH.

– Nhờ có Bố Thí thì mới không bị NGHÈO ĐÓI.

– Nhờ có Bố Thí thì đến đời vị lai (ở kiếp sau) mới còn PHƯỚC để xài.

(Kiếp nầy nghèo không có của để Bố Thí cho người, cũng vì kiếp trước bỏn xẻn (không chịu phát tâm bố thí). Kiếp nầy có Tu-hành, lại thọ Bồ Tát Giới thì phải nên thực hành HẠNH BỒ TÁT, thì mới hân hạnh xưng danh : – Ta đã thọ Bồ Tát Giới và Đắc Giới Bồ Tát vậy. Nếu người đã thọ Bồ Tát Giới mà không thực hành được hạnh Bồ Tát, thì lẽ đương nhiên sẽ không được Đắc Giới Bồ-Tát).

Cho nên trong 6 độ BA-LA-MẬT của hàng THẬP-ÐỊA ÐẠI BỒ-TÁT thì BỐ-THÍ BA-LA-MẬT được đặt ở hàng đầu (là như vậy).

– Chúng sanh trong vô-lượng, vô-biên thế giới do vì KHÔNG BIẾT BỐ-THÍ – (nhất là bố-thí, cúng-dường ở 3 ngôi TAM-BẢO là chỗ PHƯỚC ĐIỀN VÔ-THƯỢNG), cho nên cứ mãi bị nghèo cùng, khốn khổ.

Vả chăng:

Chư PHẬT đời quá khứ – (khi mới phát tâm tu) –quý NGÀI đều thực hành hoặc NHIỀU, hoặc ÍT “nhân-duyên bố-thí” để:

LÀM PHẦN “TRỢ-ÐẠO” ĐẦU TIÊN hết cả.

(Tại sao nay Ta là Phật-tử (tức là con của Phật) mà không thực hành được theo y như vậy?)

Hơn nữa:

– Mạng người vô-thường.

– Tiền của (còn mất) nhanh hơn điện chớp.

(Vì NÓ vừa mới ở nơi tay của người nầy, thì chút xíu sau NÓ sẽ chuyển sang qua tay người khác liền).

Nên nếu:

– Người ta không xin cũng còn đem cho.

Huống chi:

– Có người Xin mà không cho ư!

(Cho nên người thọ GIỚI BỒ-TÁT phải lấy việc BỐ-THÍ làm NHÂN-DUYÊN TRỢ ĐẠO đầu tiên trong đường tu-tập đạo BỒ-ÐỀ VÔ-THƯỢNG là như vậy, mới bảo đảm cho việc vãng sanh sau nầy).

Lại nữa,

Tiền bạc, của cải là những thứ làm NHÂN-DUYÊN sanh ra TỘI-NGHIỆP và PHIỀN-NÃO.

Còn:

BỐ-THÍ, TRÌ-GIỚI, THIỀN-ÐỊNH, TRÍ-HUỆ, TINH-TẤN cùng các PHÁP LÀNH khác….là:

NHÂN-DUYÊN ÐƯA ÐẾN NIẾT-BÀN

Cho nên:

– TIỀN-BẠC, CỦA-CẢI PHẢI TỰ VẤT BỎ.

Huống chi:

– Có PHƯỚC-ÐIỀN tốt mà không chịu BỐ-THÍ, cúng-dường ư !!!

Trong LUẬN KINH có ghi lại một câu chuyện rằng:

Có 2 anh em, mỗi người đều vác 10 cân vàng đi trên quảng vắng, lại không có bạn bè, hay kẻ đồng hành nào khác đi cùng đường hết cả.

Khi ấy người Anh khởi sanh ra TÀ NIỆM rằng :

– Nay tại sao Ta không giết Chú nó để lấy trọn phần vàng kia? Ở đây đường sá vắng vẻ, không ai biết hết, (thiệt là thuận tiện vô cùng).

Khi ấy (cùng một lúc), Người em cũng tự sanh ra TÀ NIỆM tương tợ như Người anh là :

– Nên giết Anh đi để hưởng trọn phần vàng, vì đường vắng không một ai khác thấy biết được !!

Bởi vì hai anh, em đều có “tâm ác” (do nơi tâm hiện ra “tướng”) cho nên cả các phần:

– Nói năng, nhìn ngó nhau (mà cử chỉ…) thảy đều khác lạ.

Anh, em liền tỉnh ngộ, sanh lòng “hối-hận”, tự nhủ rằng :

–  “Ta không phải người mà là cầm-thú.

Anh em cùng một cha mẹ sanh ra, nay chỉ vì chút vàng mà khởi sanh TÂM ÁC muốn tàn hại lẫn nhau”.

Khi ấy đi đến bên bờ sông lớn, Người Anh đem phần vàng của mình vứt xuống nước sâu. Người Em thấy vậy mới nói:

LÀNH THAY, LÀNH THAY.

Kế đó người Em cũng đem phần vàng của mình vứt luôn xuống nước.

Người Anh thấy vậy, mới nói:

LÀNH THAY, LÀNH THAY

Bấy giờ hai Anh, Em cùng hỏi nhau rằng :

– Sao lại nói LÀNH THAY, LÀNH THAY là thế nào?

Hai Anh Em cùng trả lời rằng:

– Tôi vì chút phần vàng nầy mà khởi sanh ra TÂM CHẲNG LÀNH, muốn làm hại nhau.

Nay đã vất bỏ NÓ đi rồi

Cho nên mới nói LÀNH THAY là như vậy.

Thế cho nên phàm làm NGƯỜI HỌC ĐẠO (nói chung) phải biết:

– TIỀN BẠC, CỦA CẢI  là những thứ làm NHÂN DUYÊN sanh ra TÂM ÁC, người TRÍ phải thường tự bỏ NÓ (bằng cách thường hay bố-thí, cúng-dường) để làm CỦA CẢI VỮNG CHẮC trước đã, ngõ hầu:

SAU KHỎI PHẢI NÓI LÊN LỜI “ĂN-NĂN”, HỐI-HẬN.

Huống chi:

-Nay may mắn gặp đúng được chỗ PHƯỚC ÐIỀN (tức là gặp được BẬC BỒ-TÁT ĐẮC GIỚI  đồng-học, đồng-bạn, đồng-hạnh, đồng-kiến, đồng-giới như vậy quang lâm đến nhà) mà không biết cung-kính, tự BỐ THÍ hay sao?

Cho nên TỔ-SƯ dạy:

1/-   THÍ là làm TẠNG BÁU,
Cũng là bạn “thân thiện”.
Trước sau cùng lợi-ích,
Trọn chẳng mất chỗ lành.

2/-THÍ là làm chỗ tốt,
Hay che mưa đói khát.
THÍ là thuyền bền chắc,
Hay qua biển bần cùng.

3/-SẺN (bỏn-sẻn) là tướng hung (hiểm), suy (bại),
Lấy đấy làm kinh sợ.
Dùng nước THÍ rửa NÓ,
Thời được sanh PHƯỚC LỢI.

4/-SẺN TIẾC chẳng biết HỐI,
Suốt đời không vui-vẻ.
Tuy rằng có tiền của,
So kẻ NGHÈO không khác.

5/- Nhà cửa kẻ THAM, SẺN,
hư gò đống, mồ-mả.
Người xin đều xa lánh,
Trọn không nhìn ngó đến.

6/- Như thế kẻ THAM SẺN,
gười TRÍ đều xua đuổi.
Khí mạng tuy chưa hết,
Với xác chết không khác.

7/- Kẻ SẺN không PHƯỚC HUỆ,
KHÔNG CHO tưởng là hay.
Khi sắp rơi hố chết,
Luyến tiếc sanh não, hận.
KÊU KHÓC ĐI MỘT MÌNH,
LO HỐI LỬA ĐỐT THÂN.
(Bởi vì đọa vào Tam ác đạo – (Tức là Ðịa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh).

8/- Người BỐ-THÍ an-lạc,
Trọn không có KHỔ ấy.
Tiếng khen khắp mọi nơi,
Người TRI THỨC ái kính.
Vào CHÚNG không sợ hải,
Mệnh chung sanh lên TRỜI.
Chẳng lâu chứng NIẾT-BÀN.

Cần phải biết BỐ-THÍ là NHÂN DUYÊN KHỞI ĐẦU của việc:

THÀNH-TỰU ÐƯỢC NIẾT-BÀN, GIẢI-THOÁT (của PHẬT QUẢ về sau).

Vì thế cho nên người Phật-tử học ÐẠO phải biết rõ TÂM của mình MUỐN GÌ. Có những TÁNH (xấu) gì?

Nếu như:

– Không TỪ BI được.

– Không BỐ THÍ được.

– Không TÙY HỶ được.

– Không XẢ BỎ được.

– Không CỨU ĐỘ được ai cả.

– Không BÌNH ĐẲNG được.

– Không THÚC LIỂM THÂN TÂM được.

Thì tốt hơn không nên thọ BỒ TÁT GIỚI, chỉ giữ TAM QUY, NGŨ GIỚI, ăn chay, Niệm Phật cũng tốt lắm rồi, từ từ sẽ tu tập hạnh BỐ THÍ, HỶ XẢ..vv….

– Trong chốn Thiền môn, cũng có rất nhiều người xuất gia thọ Tỳ kheo giới mà không có thọ Bồ Tát Giới.

– Người thọ BỒ TÁT GIỚI, bắt buộc phải THỰC HÀNH (cái SỰ) của HẠNH BỒ TÁT (chứ không phải (cứu độ chúng sanh) theo cái LÝ SUÔNG TRÊN ĐẦU MÔI CHÓT LƯỠI).

– Thì dù cho có THỌ BỒ TÁT GIỚI đi nữa, cũng không được ĐẮC GIỚI, vì không có thực hành cái HẠNH để được ĐẮC GIỚI.

– Người đã có sẵn cái TÂM BỒ TÁT (từ lúc nhỏ đã ưa thích giúp đỡ người, thường làm những việc lành, bỏ công sức làm lụng cực khổ để bố thí cho người nghèo khó, trên kính, dưới nhường, Tâm luôn Bình đẳng và vui vẻ, hoan hỷ xả bỏ không hối tiếc). Người nầy tuy chưa thọ BỒ TÁT GIỚI nhưng đã ĐẮC ĐƯỢC HẠNH BỒ TÁT rồi. Huống chi là đã thọ ư !

Ðến đây, BẢO-ÐĂNG xin được kể cho chư Ðạo-hữu, Phật tử nghe một câu chuyện về quả báo của sự BỎN-SẺN (tức là không biết BỐ-THÍ và CHẲNG CHỊU BỐ-THÍ) như sau :

1/- “Ở Huyện HƯNG QUỐC (bên Trung-Hoa) có người họ KHƯƠNG vốn là một nhà giàu sang, trưởng giả, nổi tiếng nhất trong vùng, y ta có vựa lúa, gạo và buôn bán với các mối, lái (lúa gạo) khắp các nơi.

Năm ấy, trong xứ thất mùa, dân chúng bị chết vì đói, khổ, vô-số, mà  người họ KHƯƠNG ấy vẫn cứ tọa-thị (ngồi mà ngó thôi), điềm nhiên chớ chẳng chịu xuất lúa gạo ra bố-thí cho dân nghèo (dù chỉ là một nắm gạo nhỏ).

Chẳng những Y không chịu Bố-thí cho người nghèo khổ bên ngoài thôi, mà cho chí đến cả bà con, dòng họ bị hoạn-nạn, nghèo đói, mà Y ta vẫn không màng ngó đến….

Khi ấy quan Huyện (Quận trưởng) và quan Phủ (Tỉnh trưởng) cho người mời Y đến bảo phải Bố-thí cho dân đói. Y liền lo-lót hối lộ để khỏi bị (bắt) Bố-thí.

Ðến khi Y ta được 51 tuổi, bị một người dân nghèo họ HỒ giết chết.

 (Hồn ra trước “Tòa-án âm-phủ”).

Vua DIÊM VƯƠNG phán bảo rằng:

– Bình sanh (tức là khi còn sống)người “thờ kính, quý-trọng” bạc tiền chẳng hề cho ai vay mượn, bố-thí…chi cả, lòng ở khắc bạc, gắt-gao, độc-ác còn hơn cả tội giết người, không thể nào dung tha đặng.

Hồn họ KHƯƠNG mới quỳ tâu rằng:

– Nay tôi mới biết gắt-gao, rít-róng (tức là BỎN-SẺN)là mắc tội nơi luật TRỜI.

Vậy xin VƯƠNG-GIA tha cho tôi (trở về) đặng tôi “cải ác tùng thiện” và xuất của-cải, tiền gạo ra mà “Bố-thí” cho dân nghèo. Mong VƯƠNG-GIA rộng lòng y-tấu.

Vua DIÊM-VƯƠNG phán :

– Ngươi còn trông mong sống lại hay sao ?

– Ngươi tưởng rằng kho, lẫm, bạc tiền trong nhà là còn thuộc về của ngươi sao ?

Ta nay nói cho ngươi biết:

Con cái của ngươi thảy đều là “oan-gia, nghiệp-báo”, mà TRẪM cho đầu thai lên để “báo-oán” và “đòi nợ” đó. Vì vậy cho nên ngươi chết chưa đầy một năm mà chúng NÓ đã phá nát hết sự-sản rồi, không còn sót lại một món nào cả !!

HỌ KHƯƠNG nghe rồi khóc ròng mà than rằng:

– Bấy lâu nay Tôi “chắc mót” quyết để “của” cho lâu dài, cùng chẳng đã lắm mới dám xuất ra

một đồng để mua rau cải, vật dụng, mà cũng còn tiếc, còn than mắc thay……

Ai dè đâu mấy đứa con ấy là “Tội báo, cừu nhân” đầu thai vào mà phá hết sự-sản. Tức tối biết chừng nào !.

Vua DIÊM-VƯƠNG phán dạy:

– Cái tội GẮT GAO, BỎN-SẺN ác đồng như tội GIAN THAM – nên nay TRẪM truyền án cho:  –  HỌ KHƯƠNG nầy trước giam nhốt chung vào loài  NGẠ QUỶ (Qủy đói), bỏ ĐÓI trong một thời gian lâu dài. Sau đó rồi sẽ cho đầu thai lên dương-thế làm kẻ ăn-mày, chịu đói rách, khổ sở suốt cả một đời mà đền tội “Bỏ đãy buộc chặt” (tức là bỏn-sẻn, rít-róng).

Qua câu chuyện trên Ta mới nhận thấy rõ rằng:

Thiên võng khôi-khôi,
Sơ nhi bất lậu.

Tức là:

Lưới Trời tuy rộng mênh-mông,
Nhưng mà bắt trọn vẫn không sót thừa.

Trân trọng
Bồ-Tát Giới Bảo-đăng

(Kỳ sau tiếp)

* * *

CHÚ THÍCH:

([1])- Tướng vọng tưởng: Là mọi PHÁP TƯỚNG trên thế gian nầy đều là do VỌNG TƯỞNG mà ẢO-HÓA ra thôi chớ NÓ không có THẬT THỂ sẵn (Thị chư PHÁP KHÔNG TƯỚNG).

([2])- Thập thiện: là 10 điều lành:

THÂN: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.

KHẨU (miệng): không nói láo, không nói hung ác, không nói thêu dệt, không nói đôi chiều.

Ý: Không tham-lam, không sân-hận, không si-mê.