ngũ tự nghiêm thân quán

Phật Quang Đại Từ Điển

(五字嚴身觀) Cũng gọi Ngũ đại thành thân quán, Ngũ luân thành thân quán, Ngũ luân quán. Đối lại: Ngũ tướng thành thân quán. Pháp tu này quán tưởng pháp thân vốn có của hành giả cứng chắc như kim cương. Tức hành giả dùng 5 chữ (a), (vaô), (lãm), (hàm), (khiếm), (hoặc a, phạ, la, hạ, kha) bố trí ở 5 chỗ trên thân thể đúng theo thứ tự, để gia trì trang nghiêm thân mình. Trong đó, chữ A là hình vuông màu vàng, quán tưởng là Kim cương luân, gia trì ở dưới thân, gọi là Du già tọa, trụ trong đất tâm bồ đề cứng chắc như kim cương. ChữVaôlà hình tròn màu trắng, quán tưởng là thủy luân, gia trì ở phía trên rốn, gọi là Đại bi thủy, có thể được tam muội Đại bi. Chữ Lãm là hình tam giác màu như ánh mặt trời buổi sáng, quán tưởng làm hỏa luân, gia trì ở chỗ trái tim, gọi là Trí hỏa quang(ánh lửa trí) có công năng tiêu trừ cấu uế. Chữ Hàm là hình bán nguyệt màu đen, quán tưởng là phong luân, gia trì ở khoảng giữa 2 chân mày, gọi là Tự tại lực, có công năng đẩy lui ác ma. Chữ Khiếm là hình cầu nhiều màu, quán tưởng là không luân, gia trì trên đỉnh đầu, gọi là Đại không, có công năng làm cho thân mình ngang bằng với pháp giới. Ngũ tự nghiêm thân quán là pháp quán phải thực hành trước khi tu pháp Đạo tràng quán của Thai tạng giới, là pháp môn Tức thân thành Phật dành cho những người có căn cơ thù thắng. Nếu nói theo nghĩa căn cơ yếu kém từ Hiển vào Mật thì trở thành Ngũ tướng thành thân quán của Kim cương giới. Nhưng theo thuyết Hồng tự thứ đệ của Thai tạng giới, thì 5 chữ chỉ được bố trí gia trì ở tim mà thôi. Còn theo Thai tạng giới niệm tụng thứ đệ quyển thượng của ngài Tông duệ, thì Ngũ tự quán bố trí ở cả thân và tâm. [X. phẩm Bí mật mạn đồ la trong kinh Đại nhật Q.5; phẩm Trì tụng pháp tắc trong kinh Đại nhật Q.7; Thanh long tự nghi quĩ Q.thượng; Huyền pháp tự nghi quĩ Q.thượng; Đại nhật kinh sớ Q.14; Đại tì lô giá na kinh cúng dường thứ đệ pháp sớ Q.hạ]. (xt. Ngũ Luân Quán).