ngũ trùng huyền nghĩa

Phật Quang Đại Từ Điển

(五重玄義) Cũng gọi Ngũ trùng huyền đàm, Ngũ trùng huyền, Ngũ huyền, Ngũ chương. Năm cách giải thích ý nghĩa sâu xa của các kinh do ngài Trí khải thuộc tông Thiên thai đặt ra. Đó là:1. Thích danh: Giải thích tên bộ kinh.2. Biện thể: Nói rõ về thể tính mà bộ kinh ấy tuyên thuyết, như Pháp hoa lấy Thức tướng trung đạo làm diệu thể sở thuyên của toàn bộ kinh.3. Minh tông: Bàn rõ về tông chỉ của bộ kinh.4. Luận dụng: Luận về công dụng của bộ kinh.5. Phán giáo, cũng gọi Phán giáo tướng. Phân lập giáo tướng để định giá trị của bộ kinh.Cách giải thích trên đây được ứng dụng trong các tác phẩm của ngài Trí khải như: Pháp hoa huyền nghĩa; Duy ma kinh huyền sớ; Kim quang minh kinh huyền nghĩa; Nhân vương kinh sớ; Kim cương bát nhã kinh sớ, Quan âm huyền nghĩa…[X. A di đà kinh nghĩa kí; Quán vô lượng thọ Phật kinh sớ; Huyền nghĩa tư loại tụ Q.1, 4; Pháp hoa lược nghĩa kiến văn Q.1; Pháp hoa huyền nghĩa giảng thuật Q.1]. (xt. Pháp Hoa Ngũ Trùng Huyền Nghĩa).