ngũ trí

Phật Quang Đại Từ Điển

(五智) Phạm:Paĩca jĩànàni.I. Ngũ Trí. Năm trí thể của đức Đại nhật Như lai do Mật giáo thành lập.1. Pháp giới thể tính trí (Phạm: Dharma-dhàtu-svabhava-jĩàna): Tức là trí thể tính của các pháp thế gian và xuất thế gian. Trí này đạt được khi thức A ma la thứ 9 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với Đại nhật Như lai ở Trung ương và Phật bộ. 2. Đại viên kính trí (Phạm: Adarzajĩàna): Tức trí hiển hiện muôn tượng trong pháp giới đều trong sạch tròn sáng. Trí này đạt được khi thức A lại da thứ 8 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức A súc Như lai ở phương Đông và Kim cương bộ, vì thế cũng gọi là Kim cương trí.3. Bình đẳng tính trí (Phạm: Samatàjĩàna), cũng gọi Quán đính trí. Tức tríhiển hiện đầy đủ tính bình đẳng của các pháp. Trí này đạt được khi thức mạt na thứ 7 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức Bảo sinh Như lai ở phương Nam và Bảo bộ.4. Diệu quan sát trí (Phạm: Pratyave= kwanà), cũng gọi Liên hoa trí, huyển pháp luân trí. Tức trí xem xét căn cơ chúng sinh mà nói pháp 1 cách tự tại. Trí này đạt được khi ý thức thứ 6 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức Phật A di đà ở phương Tây và Liên hoa bộ.5. Thành sở tác trí (Phạm: Kftyà= nuwỉhàna-jĩàna), cũng gọi Yết ma trí. Tức trí thành tựu sự nghiệp của mình và người. Trí này đạt được khi 5 thức trước từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức Phật Bất không thành tựu ở phương Bắc và Yết ma bộ. Trên đây là nói về Kim cương giới; nếu nói về Thai tạng giới thì năm trí theo thứ tự được phối hợp với: Đại nhật Như lai, Bảo chàng Như lai, Khai phu hoa Như lai, Vô lượng thọ Như lai và Thiên cổ lôi âm Như lai. Năm trí này lại có 2 nghĩa: Biệttướng và Các cụ. Biệt tướng là phối hợp riêng 5 trí với 5 đức Phật và 5 bộ. Còn Các cụ là tất cả chư Phật đều có đủ 5 trí. Đó là ý chỉ đặc biệt sâu xa Nhị nhi bất nhị, Tức li bất mậu(hai mà không hai, tức, lìa không lầm) của Mật giáo.[X. kinh Đại bi không trí kim cương đại giáo vương nghi quĩ Q.2; Kim cương đính du già lược thuật tam thập thất tôn tâm yếu; Lược thuật kim cương đính du già phân biệt thánh vị pháp môn; Kim cương đính kinh nhất tự đính luân vương du già nhất thiết thời xứ niệm Phật thành Phật nghi quĩ; Tức thân thành Phật nghĩa].II. Ngũ Trí. Chỉ cho 5 thứ trí mà đức Phật đã chứng được nói đến trong kinh Vô lượng thọ quyển hạ và trong Lược luận an lạc tịnh độ nghĩa.Đó là: 1. Phật trí: Gọi chung tất cả trí của Phật.2. Bất tư nghị trí: Trí Phật không thể nghĩ bàn, có thể lấy ít làm nhiều, lấy gần làm xa, lấy nhẹ làm nặng, lấy dài làm ngắn và ngược lại.3. Bất khả xưng trí: Trí Phật dứt bặt nói năng, không phải tướng chẳng phải hình, vượt ngoài đối đãi.4. Đại thừa quảng trí: Trí Phật biết tất cả, dứt sạch phiền não, đầy đủ thiện pháp, độ hết chúng sinh.5. Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí: Trí Phật chân thực chẳng hư dối, được Tam muội như thực, thường ở trong định mà chiếu soi khắp muôn pháp, không có gì so sánh được, không thể suy lường được.Vô lượng thọ kinh tông yếu (bản 2 quyển) phối hợp Bất tư nghị trí với Thành sở tác trí, phối hợp Bất khả xưng trí với Diệu quan sát trí, phối hợp Đại thừa quảng trí với Bình đẳng tính trí và phối hợp Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí với Đại viên kính trí.[X. Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ Q.hạ (Tuệ viễn); Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ (Cát tạng); Vô lượng thọ kinh liên nghĩa thuật văn tán Q.hạ].III. Ngũ Trí.Năm thứ trí do bậc Thánh chứng được nói trong luận Thành thực quyển 16:1. Pháp trụ trí: Trí biết rõ các pháp sinh khởi.2. Nê hoàn trí: Trí biết rõ các pháp diệt hết.3. Vô tránh trí: Trí không tranh cãi với người khác.4. Nguyện trí: Trí ở trong các pháp không bị chướng ngại.5. Biên tế trí: Trí tối thượng, được sức tự tại đối với sự thêm bớt của mệnh sống.