ngũ phật

Phật Quang Đại Từ Điển

(五佛) Cũng gọi Ngũ trí Phật, Ngũ trí Như lai, Ngũ thiền định Phật. Chỉ cho 5 đức Phật trong Mạn đồ la Kim cương giới và Thai tạng giới của Mật giáo. A. Ngũ Phật trong Mạn đồ la Kim cương giới, ngồi trong Ngũ giải thoát luân. 1. Đại nhật Như lai: Ngồi ở chính giữa, thân màu trắng, trụ trong ấn Trí quyền, chủng tử là (vaô). 2. A súc Như lai: Ngồi ở phía đông, mình màu vàng ròng, tay trái nắm lại thành quyền đặt ở hông, tay phải rủ xuống chạm đất, chủng tử là (hùô). 3. Bảo sinh Như lai: Ngồi ở phía nam, mình màu vàng, tay trái nắm lại thành quyền đặt ở rốn, tay phải hướng ra ngoài kết ấn Thí nguyện, chủng tử là (trà#). 4. A di đà Như lai: Ngồi ở phía tây, mình màu vàng, trụ trong ấn Tam ma địa, chủng tử là (hrì#). 5. Bất không thành tựu Như lai: Ngồi ở phía bắc, mình màu vàng, tay trái nắm lại thành quyền đặt ngang rốn, tay phải duỗi 5 ngón để ngang ngực, chủng tử (a#). B. Ngũ Phật trong Mạn đồ la Thai tạng giới, ngồi trong Trung đài bát diệp. 1. Đại nhật Như lai: Ngồi ở chính giữa, mình màu vàng ròng, trụ trong ấn Pháp giới định, chủng tử là (à#). 2. Bảo chàng Như lai: Ngồi ở phía đông, mình màu đỏ lợt, tay trái nắm lại thành quyền đặt ở hông, tay phải kết ấn Xúc địa (chạm đất), chủng tử là (a). 3. Khai phu hoa vương Như lai: Ngồi ở phía nam, mình màu vàng ròng, trụ trong thiền định Li cấu, chủng tử là (à). 4. Vô lượng thọ Như lai: Ngồi ở phía tây, mình màu vàng ròng, trụ trong ấn Di đà định, chủng tử là (aô). 5. Thiên cổ lôi âm Như lai: Ngồi ở phía bắc, mình màu vàng sậm, hiện tướng nhập định, chủng tử là (a#). Vì Kim cương giới là Mạn đồ la quả, biểu thị trí; Thai tạng giới là Mạn đồ la nhân, biểu thị lí, nên chủng tử và sắc tướng của 5 vị Phật tuy khác nhau, nhưng thể tính thì không khác. Trong Thai tạng giới và Kim cương giới, danh hiệu của đức Đại nhật và A di đà giống nhau, còn 3 vị Bảo chàng, Khai phu hoa vương và Thiên cổ lôi âm, thì theo thứ tự, tức là A súc, Bảo sinh và Bất không thành tựu ở Kim cương giới. Năm vị Phật này là do 5 trí như: Pháp giới thể tính trí, Đại viên kính trí v.v… mà thành, vì thế nên gọi là Ngũ trí Phật, Ngũ trí Như lai. Về việc phối hợp 5 Phật với 5 đại, 5 phương… thì có 2 thuyết, trong đó, ngài Tam tạng Bất không căn cứ vào nghĩa của Thai tạng bản hữu môn, lấy Trung nhân ……làm tông, thuận theo thế gian phối hợp với ngũ hành, nên Không đại phối với Phật A súc ở phương đông, Hỏa đại phối với Phật Bảo sinh ở phương nam, Phong đại phối với Phật A di đà ở phương tây, Thủy đại phối với Phật Bất không thành tựu ở phương bắc và Địa đại phối với Phật Đại nhật ở trung ương. Còn ngài Tam tạng Thiện vô úy thì theo nghĩa Kim cương giới tu sinh, lấy Đông nhân ……làm tông, đem Địa đại phối với Phật A súc ở phương đông, Hỏa đại phối với Phật Bảo sinh ở phương nam, Thủy đại phối với Phật A di đà ở phương tây, Phong đại phối với Phật Bất không thành tựu ở phương bắc và Không đại được phối với Phật Đại nhật ở trung ương. Ngoài ra, 5 đức Phật được lưu truyền ở Tây tạng gọi là Ngũ thiền định Phật. Năm vị Phật này trụ ở Tịnh độ, hóa hiện thân người để cứu độ chúng sinh, đó là Phật Câu lưu tôn, Câu na hàm mâu ni, Ca diếp, Thích ca văn và Di lặc. Năm vị Phật này sinh ra 5 vị pháp tử Bồ tát thiền định là Phổ hiền, Kim cương thủ, Bảo thủ, Liên hoa thủ và Nhất thiết thủ. Năm vị Bồ tát này sẽ NGŨ PHẬT Năm vị Phật của Tây Tạng gánh vác việc hóa độ chúng sinh sau khi các đức Phật nhập diệt. [X. kinh Đại nhật Q.1; kinh Kim cương đính du già trung lược xuất niệm tụng Q.1; Kim cương đính du già lược thuật tam thập thất tôn tâm yếu; Lược thuật kim cương đính du già phân biệt thánh vị pháp môn; kinh Chư Phật cảnh giới nhiếp chân thực Q.1; kinh Đại bi không trí kim cương đại giáo vương nghi quĩ Q.2].