ngữ phạm

Phật Quang Đại Từ Điển

(語梵) Cũng gọi Khẩu mật. Chỉ cho Ngữ mật và Phạm luân. Ngữ mật, Phạm: Vàg-guhya, là 1 trong 3 mật của Như lai.Theo luận Đại trí độ quyển 10, khi đức Phật nói pháp thì từ 1 dặm đến 10 dặm,hoặc trăm nghìn muốn ức vô số vô lượng khắp cả hư không, đều nghe âm thanh của Phật. Hơn nữa, trong cùng 1 pháp hội, có người nghe nói bố thí, người nghe trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ, cho đến 12 thể tài kinh, 8 vạn pháp tụ, như thế Phật dùng 1 âm thanh thuyết pháp, chúng sinh tùy theo căn cơ mà nghe nhận, gọi là Ngữ mật. Phạm luân là tên khác của pháp luân. Giáo pháp do đức Phật tuyên thuyết có năng lực phá trừ nghiệp ác của chúng sinh, cũng như bánh xe báu của Luân vương có công năng nghiền nát núi non, sỏi đá, cho nên gọi là Pháp luân. Phạm nghĩa là thanh tịnh. Pháp do đức Phật nói thanh tịnh, vì thế gọi là Phạm luân. [X. luận Đại trí độ Q.25].