ngũ kiến

Phật Quang Đại Từ Điển

(五見) Phạm: Paĩca-dfwỉaya#. Cũng gọi Ngũ nhiễm ô kiến, Ngũ tịch kiến, Ngũ lợi sử. Chỉ cho 5 thứ ác kiến trong các phiền não căn bản. Đó là: 1. Tát ca da kiến: (Phạm:Sat-kàyadfwỉi): Thuyết nhất thiết hữu bộ giải thích là: Hữu thân kiến, Ngụy thân kiến, Hoại thân kiến, Thân kiến; Kinh bộ thì giải thích là hư ngụy; còn tông Duy thức thì giải thích là di chuyển. Tức tự chấp có sự tồn tại của cái ta, gọi là Ngã kiến; cho rằng vật này thuộc về ta thì gọi là Ngã sở kiến. 2. Biên chấp kiến: (Phạm:Anta-gràhadfwỉi), cũng gọi Biên kiến: Kiến giải cực đoan, chỉ chấp 1 bên, như cho rằng sau khi ta chết vẫn thường còn không mất, đây gọi là Thường kiến(Hữu kiến); hoặc cho rằng sau khi ta chết thì dứt hẳn, đây gọi là Đoạn kiến(Vô kiến). 3. Tà kiến: (Phạm:Mithyà-dfwỉi): Kiến giải chối bỏ đạo lí nhân quả. 4. Kiến thủ kiến: (Phạm: Dfwỉiparàmarza): Tức kiến giải chấp trước sự sai lầm cho là chân thực. 5. Giới cấm thủ kiến: (Phạm:Zìlavrata-paràmarza), cũng gọi Giới thủ kiến, Giới đạo kiến. Kiến giải cho những qui luật, cấm chế không chân chính là giới hạnh có thể đạt được Niết bàn. [X. luận Đại tì bà sa Q.46; luận Câu xá Q.19; luận Thành thực Q.10]. (xt. Ngũ Lợi Sử).