NGŨ GIA TÔNG PHÁI KÝ

Hòa Thượng Thích Khánh Anh

Trích Khánh Anh Văn Sao

 

(Ghi lại các tông phái của năm nhà Tổ sư trong đạo Phật)

Tác giả             :        Bổn Quả ở Giang Lăng

Tham khảo       :        Hải Phong đạo nhân

Xuất bản          :        Truyền Tụ cư sĩ

Kho sách          :        Thiên Thọ Đường

(Đối với bổn sách nầy thấy in ở sau cuốn luật “Tỳ ni nhựt dụng thiết yếu tập chú” của đức Hòa Thượng ở chùa Các, Nha Trang, mà tôi đã sao lại, nay dịch ra chữ Quốc ngữ, xin để hiến cho Tăng học giới xem

LỜI TỔNG TỰ

Từ tổ Phật-đa Phiến-đa (Bồ-đề-đạt-ma) đến chốn đàn truyền đạo, kế Tổ, tới đời thứ 6 là đức Đại Giám Huệ Năng thiền Sư, Năng truyền xuống được hai người:

  1. Nam Nhạc Nhượng (Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư)
  1. Thanh Nguyên Tư (Thanh Nguyên Hành Tư thiền sư)

Nhượng truyền được một người là Mã Tổ Đạo Nhứt thiền sư

Nhứt truyền được hai người:

  1. Bách Trượng Hải (Bá Trượng Hoài Hải thiền sư)
  1. Thiên Vương Ngộ (cũng là Thiên Hoàng Đạo Ngộ thiền sư)

Hải truyền được hai người:

  1. Hoàng Bá Vận ( Hoàng Bá Hy Vận thiền sư)
  2. Qui Sơn Hựu (Qui Sơn Linh Hựu thiền sư)

Vận truyền được một người:

Lâm Tế Nghĩa Huyền thiền sư, thế là:

1 – LÂM TẾ TÔNG

Hựu truyền được một người:

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, thế là:

2 – QUI NGƯỠNG TÔNG

Ngộ truyền được một người:

Long Đàm Tín (Long Đàm Sùng Tín thiền sư)

Tín truyền được một người:

Đức Sơn Giám (Đức Sơn Tuyên Giám thiền sư)

Giám truyền được một người

Tuyết Phong Tồn (Tuyết Phong Nghĩa Tồn thiền sư)

Tôn truyền được hai người:

1) Vân Môn Văn Yển thiền sư, thế là:

3 ÂN MÔN TÔNG

2) Huyền Sa Bị (Huyền Sa Sư Bị thiền sư)

Bị truyền được một người:

La-hán Sâm (La-hán Quế Sâm thiền sư)

Sâm truyền được một người

Pháp Nhãn Văn Ích thiền sư, thế là:

4 – PHÁP NHÃN TÔNG

Từ tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng truyền đạo, kế Tổ xuống đến đây, là thuộc về “đệ nhứt chi” của đức Lục tổ Năng truyền xuống.

Thanh Nguyên Tư (Thanh Nguyên Hành Tư thiền sư)

truyền được một người:

Thạch Đầu Thiên (Thạch Đầu Hy Thiên thiền sư)

Thiên truyền được một người:

Dược Sơn Nghiễm (Dược Sơn Duy Nghiễm thiền sư)

Nghiễm truyền được một người:

Động Sơn Giới (Động Sơn Lương Giới thiền sư)

Giới truyền được một người:

Tào Sơn Bổn Tịch thiền sư, thế là:

5 – TÀO ĐỘNG TÔNG

Từ tổ Thanh Nguyên Hành Tư truyền đạo, kế tổ xuống đến đây, là thuộc về “đệ nhị chi » của đức Huệ Năng truyền xuống.

Thế là nguồn vực của Ngũ Tông, dòng dõi của Pháp Hệ Ta (Bổn Quả) đọc Tăng Sử: Xét ngược lại trước, đối với đạo mạch rộng lớn, thì có thể đã cứu cánh được; chi ư Tự phái thì không thể do đâu để khảo cứu đặng: Nay được “Tục Tông Đồ”, chẳng biết là ai soạn chép ra? Nhưng, xét có chỗ do lai, nên sắp lại biên ra, để đủ tài liệu cho các độc giả nhận xét sự thực như thế.

LÂM TẾ TÔNG

Tông này khởi đầu từ Lâm Tế Nghĩa Huyền(a

). Dưới Tổ Huệ Năng: 1) Hoài Nhượng, 2) Mã Tổ; 3) Bách Trượng; 4) Hoàng Bách, 5) Lâm Tế Nghĩa Huyền. Lại kể từ đời thứ 1) Lâm Tế Nghĩa Huyền; 2) Hưng Hóa Tồn Tương; 3) Nam Viện Huệ Ngung; 4) Phong Huyệt Diên Chiểu; 5) Thủ Sơn Tỉnh Niệm; 6) Phần Dương Thiện Chiêu; 7) Thạch Sương Sở Viên, đến đời Tổ thứ 8) Hoàng Long Huệ Nam, ngài mới lập ra “pháp phái” 20 chữ dưới đây:

Huệ chánh phổ giác tri, viên thông trạm hải thanh.

Quang diễn pháp giới tánh, vinh viễn đức hoằng tông.

Từ tổ Hoàng Long Huệ Nam truyền xuống đến đời tổ thứ 12 là Pháp Giám thiền sư, lại lập ra “pháp phái” 30 chữ dưới đây:

Phước đức hoằng từ quảng, phổ biến giác đạo thành, lợi ích vô biên tượng.

Tông bổn vĩnh long hưng, diệu ngộ hằng thường mãn, tự tánh chứng viên dung.

Pháp giám truyền xuống đến đời Tổ thứ 14 là: Trúc Nguyên thiền sư lại lập ra “pháp phái” 48 chữ dưới đây:

Trí huệ thanh tịnh, đạo đức viên minh, chân như tánh hải, tịch chiếu phổ thông, tâm nguyên quảng tục, bổn giác xương long, năng nhân thánh quả, thường diễn khoan hoằng duy truyền pháp ấn, chánh ngộ hội dung, kiên trì giới định, vĩnh kế tổ tông.

Các chùa ở phía trước: Núi Ngũ Đài, núi Nga My, núi Khuôn Lư và Hải Thượng, đều truyền đến THÔNG hết rồi, tiếp đến chữ TÂM để truyền mãi xuống, chỉ có các chùa ở phía trước: Thê Hà, Quan Âm am, Phổ Đà Sơn, đều truyền đến chữ THÔNG hết rồi, lại tiếp lập riêng ra một “pháp phái” khác 48 chữ dưới đây:

Trạm nhiên pháp giới, phương quảng nghiêm hoằng, di mãn bổn giác, liễu ngộ tâm tông, tánh linh khoách triệt, thể dụng châu long, văn tư tu học, chỉ quán thường dung, truyền trì diệu lý, kế cổ Hiền Công, tín giải hạnh chứng, nguyệt lãn thiên trung”.

Từ Trúc Nguyên Bích Phong truyền xuống, đến đời tổ thứ 3 là: Nga Đầu thiền sư, đến ở Bắc Kinh, núi Tây, kiến thiết “vạn thọ giới đàn” và lập ra “pháp phái” 24 chữ dưới đây:

Thanh tịnh đạo đức văn thành, Phật pháp năng nhân trí huệ, bổn lai tự tánh viên minh, hành lý đại thông vô học.

Từ Trúc Nguyên Bích Phong truyền xuống đến đời Tổ thứ 47 là: Tổ Định thiền sư, ngài vào đất Mân (Phước Kiến) trụ trì nơi Tuyết Phong, lập ra “pháp phái” 26 chữ dưới đây:

Tổ đạo giới định tông, phương quảng chánh viên thông

Hành siêu minh thật tế, liễu đạt ngộ chân không.

Nay, dưới tổ Long Trì, như các ngài: Thiên Đồng, Khánh Sơn… đều truyền phái “Tổ đạo giới định tông… ” ấy, như sấm dậy giữa cõi đời ! Chỉ có ngài Long Trì Huyễn Hữu hòa thượng là hệ thuộc chữ CHÁNH: pháp danh Chánh Truyền; Ngài lập ra một “pháp phái” riêng 20 chữ dưới đây:

Giác tánh bổn thường tịch, tâm duy pháp giới đồng

Như duyên hoằng thánh giáo, kế viễn vĩnh xương long.

Ngài Thiên Đồng Một Vân hoà thượng là hệ thuộc chữ VIÊN: pháp danh Viên Ngộ. Ngài lại lập ra một “pháp phái” riêng 20 chữ dưới đây:

Tự tục tào nguyên mạch, truyền trì lâm tế tông

Huệ đăng hằng chiếu thế, Phật nhựt cắn khung lung.

Ngài Hoằng Giác Đạo Mẫn thiền sư lập ra “pháp phái” 28 chữ:

Đạo bổn Huyền[1] thành Phật tổ tiên,
Minh ư [2] cảo[3], nhựt lệ trung thiên,
Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ,
Chiếu thế chân đăng vạn cổ huyền.

QUI NGƯỠNG TÔNG

Dưới đức Lục Tổ, đời Tổ thứ 4 là Qui Sơn Đại Viên Linh Hựu[4] thiền sư; và đời tổ thứ 5 là Ngưỡng Sơn Trí Thông Huệ Tịch thiền sư[5]. Có lẽ do tổ nào lấy hai chữ đầu nơi danh thắng của hai tổ trước, để họp làm một tông là “QUI NGƯỠNG TÔNG” nầy chăng?Và chẳng thấy bổn xưa ghi Tổ đời nào lập ra “pháp phái” như dưới đây:

Sùng phúc phát đức huệ, Phổ Hiền hạnh nguyện thâm,

Văn Thù quảng đại trí, thành đẳng chánh giác quả.

Nay dưới hội Văn Thê chỉ dùng một “pháp phái” trên để truyền xuống; chính đức Liên Trì Đại Sư pháp danh là Thù Hoằng: chữ Thù trong câu “Văn Thù quảng đại trí, mà lại đổi làm Châu Hoàng đó, là vì vua nhà Minh họ Châu (chữ Châu: đỏ) nghĩ rằng bên chữ Châu chẳng nên thêm chữ Ác (ác: xương dư và tục dùng làm ác là hảo ác) thành chữ Thù, cho nên đổi “pháp danh Châu Hoằng”: chữ Châu có bộ Y bên, thể đủ thấy chỗ thận trọng của Tổ xưa, đối với Hoàng đế đương thời là dường nào! Lại, người sau viết sai: chữ Sùng ra chữ Tông; chữ Phát ra chữ Pháp; và chữ Quả viết sai ra chữ Minh; cũng như: Ư sai ra Như, Cảo sai ra Hồng.

VÂN MÔN TÔNG

Tổ Khuôn Chân Văn Yển thiền sư, ở núi Vân Môn, đất Thiều Châu, (tên phủ, nay là thị trấn cũ, huyện Khúc Giang, tỉnh Quảng Đông). Dưới đức Lục Tổ” Từ 1) Thanh Nguyên Hành Tư – 2) Thạch Đầu Hy Thiên – 3) Thiên Hoàng Đạo Ngộ – 4) Long Đàm Sùng Tín – 5) Đức Sơn Tuyên Giám – 6) Tuyết Phong Nghĩa Tồn và đến tổ đời thứ 7 là Vân Môn Văn Yển lập ra “VÂN MÔN TÔNG”, truyền xuống đời thứ 8 là tổ Đàm Chấn Ưu Hồng thiền sư, mới lập ra “pháp phái”dưới đây:

Ưu đàm tòng quảng chánh, liễu tánh ngộ chân như,

Đạo đức giai viên phẩm, phương tri thiệu Tổ đăng.

Sau đến đời tổ Quang Hiếu Thiền sư kế theo chữ “Đăng” đó, để tiếp tục một “pháp phái” hai mươi chữ dưới đây:

Đăng nguyệt quang nan tỷ, vạn pháp tổng qui tâm,

Chiếu triệt tam thiên giới, bát diện thể minh linh.

PHÁP NHÃN TÔNG

Tổ Thanh Lương Viện Văn Ích thiền sư ở đất Kim Lăng. Dưới đức Lục tổ: 1) Thanh Nguyên Tư – 2) Thạch Đầu Thiên – 3) Thiên Hoàng Ngộ – 4) Long Đàm Tín – 5) Đức Sơn Giám – 6) Tuyết Phong Tồn – 7) Huyền Sa Bỵ – 8) La-hán Sâm, và đến đời Tổ thứ 9 là Thanh Lương Văn Ích, mới lập “PHÁP NHÃN TÔNG”. Nhưng chưa biết được tổ đời thứ mấy lập ra “pháp phái” hai chục chữ dưới đây:

Tổ trí ngộ bổn chân, pháp tánh thường hưng thắng,

Định huệ quảng viên minh, giác hải huyền thanh ấn.

TÀO ĐỘNG TÔNG

Dưới đức Huệ Năng: 1) Thanh Nguyên Tư; 2) Thạch Đầu Thiên; 3) Dược Sơn Nghiễm; 4) Vân Nham Thạnh, đến đời tổ thứ 5 là Động Sơn Lương Giới Ngộ Bổn thiền sư, ở Thụy Châu (nay là huyện Cao An, tỉnh Giang Tây); tổ đời thứ 6 là Tào Sơn Ngươn Chứng Bổn Tịch thiền sư ở đất Phủ Châu, nay là huyện Lâm Xuyên, tỉnh Giang Tây. Cũng lấy hai chữ đầu của danh thắng nơi hai tổ ở hiệp lại, nên gọi là “TÀO ĐỘNG TÔNG”.

Với “pháp phái”của tông này, chẳng thấy bổn cũ ghi tổ nào, đời thứ mấy, đã thành lập ra hai mươi tám chữ như dưới đây:

Thanh tịnh giác hải viên hoằng quảng

Ngộ bổn chân thường huệ tánh khoan

Tổ đạo hưng long truyền pháp nhãn

Phổ châu sa giới định tâm an.

Dưới tổ Động Sơn Lương Giới, đến đời tổ thứ 32 là Giang Tây Thọ Xương Huệ Kinh thiền sư lập ra một “pháp phái” dưới đây:

Huệ Viên đạo đại hưng, pháp giới nghĩa đảnh tân,

Thông thiên tinh triệt địa, diệu cổ cập đằng kim.

Đến tổ Bác Sơn Ngươn Lai thiền sư, lập ra “pháp phái”

Ngươn đạo hoằng truyền nhứt, tâm quang phổ chiếu thông

Tổ Sư long pháp ấn, vĩnh bác thọ xương tông

Đến tổ Cối kê Vân Môn Trạm Nhiên Viên Trừng thiền sư có lập ra một “pháp phái” như dưới đây:

Viên minh tinh trí, đức hạnh phước tường

Trừng thanh giác hải, liễu ngộ chân thường.

Đấy là các “pháp phái” đích truyền của 5 tông, đã sao lục ra như trên. Song, cả 3 tông: Qui Ngưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn đều chẳng còn truyền nơi đời nữa vì tuyệt diệt đã lâu rồi! Phái Lâm Tế: từ đức Long Trì Huyễn Hữu hòa thượng truyền xuống, lại thêm ra hai phái nữa là Thiên Đồng và Khánh San. Tổ Thiên Đồng truyền pháp được 12 người chỉ có 4 cụ tôn túc: 1) Tam Phong Pháp Tạng. 2) Phá Sơn Hải Minh. 3) Cổ Nam Thông Môn và là đức Bổn sư tôi[6] có “pháp phái”. Tổ Khanh San có truyền được 5 người, chỉ có 2 người là: Nam Giản Thông Vấn, Sơn Khiếm Thông Tế đều có “pháp phái”. – Phái Tào Động: từ tổ Tông Cánh Thông Thiền sư sắp xuống thêm ra hai phái: Thọ Xương, Vân Môn; Thọ Xương truyền được 4 người mà chỉ có tổ Bác Sơn lập “pháp phái”mà thôi. Tổ Vân Môn, truyền được 9 người, mà đều không lập ra pháp phái.

Vậy đối với hai nhà, bốn chi, về chỗ nảy truyền lan rộng, chia phái, tách tông, thì rất khó mà tìm tòi gom xét cho tường tất được! Đây chỉ chép lấy Đại Thống như thế mà thôi.

 

 

HỎI: Đức tổ Phật-đà Phiến-đa (Bồ-đề-đạt-ma) từ Tây Trúc đến Trung Hoa, Ngài chỉ ngay nơi nhứt tâm mà thôi; rồi từ đức tổ Huệ Năng sắp xuống, tại sao các tổ lại mỗi độc lập môn đình riêng, chỗ hành thích đều khác nhau?

ĐÁP: Có thể ví như chất vàng, chế tạo ra các món đồ nầy nọ, với hình thức dù có sai biệt nhau chứ với nguyên chất thì cũng vẫn một tánh vàng. Lại như, đem lửa đốt đèn: mặc dầu phân ra có nhiều thứ đèn, nhưng cũng chỉ một tánh lửa. Thế biết rằng tuy nhánh lá nảy nở um tùm, chứ gốc rễ vẫn đồng một thể. Đó là cái lẽ tự nhiên, vì rõ ra, pháp chẳng phải hai, nếu trí nhãn của ông đã sáng suốt, tự thấy.

Với sách PHẬT TỔ TÔNG PHÁI CANG YẾU, có cái biểu “ngũ tông thất gia” và lời tự thuật như vầy: “từ đức sơ tổ Phật-đà Phiến-đa (Bồ-đề-đạt-ma) truyền xuống đời tổ thứ 5 là đức Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn. Dưới Nhẫn Đại Sư phân ra hai phái: 1) Bắc tông Thần Tú, 2) Nam tông Huệ Năng; Bắc Tông hành đạo ở miền Bắc không phân phái; còn Nam tông tryền đạo nơi phía Nam Trung Hoa, có nẩy riêng ra “ngũ gia thất gia”. Ngũ gia là 1) Qui Ngưỡng – 2) Lâm Tế – 3) Tào Động – 4) Vân Môn – 5) Pháp Nhãn. Thất gia là (ngoài “ngũ gia” thêm hai phái nữa) 1) Hoàng Long – 2) Dương Kỳ”. Xin chép luôn Biểu đồ của sách, để độc giả rõ thêm chỗ sở tôn của các nhà viết sách xưa như dưới đây:

BIỂU CHI PHÁI CỦA NGŨ GIA THẤT TÔNG

Nam Nhạc Hoài Nhượng ? Mã Tổ Đạo Nhứt ? Bách Trượng Hoài Hải

Qui Sơn Linh Hựu ? Ngưỡng Sơn Huệ Tịch “1 Qui Ngưỡng Tông”

Hoàng Bách Hy Vận ? Lâm Tế Nghĩa Huyền “2 Lâm Tế Tông”

Thanh Nguyên Hành Tư ? Thạch Đầu Hy Thiên

Dược Sơn Duy Nghiễm ? Vân Nhan Đàm Thạnh ? Động Sơn Lương Giới “3 Tào Động Tông”

Thiên Hoàng Đạo Ngộ ? Long Đàm Sùng Tín ? Đức Sơn Tuyên Giám ? Thuyết Phong Nghĩa Tồn.

Vân Môn Vân Yển “4 Vân Môn Tông”

Huyền Sa Sư Bị ? La-hán Quế Sâm ? Thanh Lương Văn Ích

“5 Pháp Nhãn Tôn”

Lâm Tế Nghĩa Huyền ? Hưng Hóa Tồn Tương ? Nam Viện Huệ Ngung ? Phong Nguyệt Diên Chiểu ? Thủ Sơn

Tỉnh Niệm £ Phần Dương Thiện Chiêu ? Thạch Sương Sở Viên

Hoàng Long Huệ Nam “6 Hoàng Long phái”

Thạch Suơng Sở Viên

Dương Kỳ Phương Hội “7 Dương Kỳ phái”

 

Ngoài “Ngũ Gia Tông Phái” ra còn có:

Tào Khê Cam Sơn Đức Thanh Đại Sư (Hiền Thủ giáo)

Thiên Thai U Khê Vô Tận Truyền Đăng Đại Sư (Thiên Thai giáo)

Kim Lăng Tử Trúc Lâm Chuyên Ngu Quán Hoành Đại Sư (Tôn Lăng nghiêm xinh)

Nam Kinh Hoa Sơn Tam Muội Tịch Quang Đại Sư (Hoằng luật Bộ)

Bốn ngài Tôn túc trên đây, đều có lập phái riêng, xin kể dưới đây:

HIỂN THỦ GIÁO CAM ĐẠI SƯ PHÁP PHÁI (50 chữ)

Đức đại phước thâm quảng, từ nhân lượng phổ đồng

Tu trì siêu pháp giới “khế ngộ diệu tâm dung”

Tịch tịnh giác thường mãn, viên minh thể tánh thông

Huệ quang hằng lãn chiếu, đạo hóa cửu xương long.

Từ lúc ban sơ nhà Đường (618-628), Đế sư là Đỗ Thuận thiền sư, nhân nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm, được ngộ đạo, rồi truyền giáo cho ngài Vân Hoa đại sư, Vân Hoa truyền cho ngài Hiền Thủ pháp sư, thế là “Hiền Thủ giáo”; Hiền Thủ truyền cho ngài Thanh Lương Trừng Quán quốc sư, Thanh Lương truyền cho ngài Khuê Phong Mật Vân đại sư v.v…

THIÊN THAI GIÁO U KHÊ PHÁP PHÁI (64 chữ)

Trí giác huệ viên, pháp tánh huyền diệu (mầu)

Minh liễu tư tu, năng hoằng tổ điệu (đạo)

Chí quảng giới thanh, tục tông diễn giếu (giáo)

Thệ nguyện hành thâm, tịch quang phổ chiếu,

Huy cổ đằng câm, chu thiên lăn diệu (sáng)

Thụy biến sa giới, thiên thai vi hiệu,

Truyền Phật tâm ấn, tứ ân tổng biếu (báo)

Thế đại vĩnh chân, đề diểng kính siếu (sao).

Từ đời BẮC TỀ (trước dân quốc 1362-d.l 479) ngài Huệ Vân đại sư, nhân xem bộ “Đại trí độ luận” mà ngộ đạo rồi truyền cho ngài Huệ Tư đại sư; Huệ Tư đem truyền cho ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư, thế là “Thiên Thai giáo”

LĂNG NGHIÊM TÔNG CHUYÊN ĐẠI PHÁP PHÁI

Quan Âm triền minh, văn phục thanh tịnh

Thù thắng diệu đức, chân thực viên thông

LUẬT TÔNG TAM MUỘI ĐẠI SƯ PHÁP PHÁI

Tịch giới nguơn thường định, tín lý diệu hành dung

Tòng văn tu phước huệ, Thiên Long Phật Tổ tâm

Hoàng Bách Vô Niệm Hy Hữu thiền sư, ở non Ma Thành Cơ Long, lập ra một “pháp phái” 28 chữ dưới đây:

Tổ giác tông thanh tịnh hành thâm, thường hoài giới định huệ viên minh

Thần thông pháp tánh chân như hải, vĩnh viễn hưng long kiến thái bình.

Lời “Thuật” rằng: Chẳng thể dùng đặng tánh danh ngoài đời của mỗi người, chỉ dùng theo chữ nơi bài “pháp kệ” do các nhà Tổ đã thành lập “pháp phái” có chỉ thị, để làm “Huệ Phổ pháp môn” mà thôi. Ở về kẻ xuất gia, phải theo chỗ thụ nghiệp mà đổi họ, như các ngài: Chi Đàm Chi Sấm thật thế. Còn ngài Đạo An cho rằng: như thế chưa đúng. Bảo: “Tứ tộc nhập đạo hiệu viết Thích, tứ là qui minh đồng ví hải”: con nhà bốn giới (sĩ nông công thương) vào học đạo Phật, đều được gọi họ Thích; tỷ như nước nơi bốn sông (Hằng kinh…) chảy dồn ra khơi, đồng đặng kêu là biển. Do đó, các nhà sư ở Thần Châu (nước Tàu: vùng 9 châu) đều xưng “Thích Tử”. Đó là họ; còn tên thì dùng lấy nghĩa theo pháp tánh. Như đối với Thần Quang, đức Sư tổ ngài đổi tên là Huệ Khả, thật vậy.

Từ đó, lan truyền, trống pháp đua réo, chia chỗ rẽ nơi, đều làm vị Pháp chủ các sơn môn, cội cả cây, nhánh, sum suê che mát mãi.

Lời “bạt” rằng: Tổ Hoằng Giác Đạo Mẫn ở ẩn huyện Bình Dương (nay thuộc tỉnh Chiết Giang), sư huynh Khoán cùng tôi được hầu Tổ, nên chúng tôi thường gạn hỏi cái lai lịch của “Ngũ Gia Tông Phái” được rõ như chỉ ở bàn tay, nên đoạn sử ấy đã nằm lòng.

Tôi về tỉnh Việt (Quảng Đông), lại bốn năm, bỗng Khoán có dịp qua núi La Phù (ở Tăng Thành, Quảng Đông), tình cờ trong cái “chiếu đan bằng tre” nơi thành Ngũ Dương (Quảng Đông), gặp được bản thảo “Ngũ gia tông phái ký” này, chúng tôi thiết tưởng, các nhà áo vuông trong thiên hạ, dù rằng đông nhiều, chứ với điều “nghiên cứu thế hệ” thì ít người rành hiểu.

Chúng tôi báo cáo cùng vài người cư sĩ giúp tiền, mướn thợ khắc bản, ấn tống để công ích bạn đồng học.[7]

TRUYỀN TỤ CẨN ĐỀ

HẾT

(a) Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền, người ở Trấn Châu, nay là huyện Trấn Ninh thuộc về Quới Châu

[1] Đối với chữ “Huyền”, nay người ta đổi qua chữ “Nguơn” là vì tránh tên húy của đức Thánh Tổ nhà Thanh, vì Khang Hy tên là Huyền Hoa.

[2] Chánh là chữ “Ư” và người ta lại viết ra chữ “Như”.

[3] Đọc đúng là Cảo, mà ai cũng đọc sái là Hạo, Kiểu; thậm chí có người viết sai ra chữ Hồng.

[4] Tổ Linh Hựu người ở Đàm Châu, Qui Sơn: Đại Qui Sơn ở phía Tây huyện Ninh Hương tỉnh Hồ Nam: đối với Tiểu Qui Sơn ở huyện Lệ Lăng nên gọi là Đại.

[5] Tổ Ngưỡng Sơn người ở Viên Châu, nay là thị trấn của huyện Nghi Xuân. Dưới Lục Tổ: (1) Nam Nhạc Nhượng; (2) Mã Tổ; (3) Bách Trượng; (4) Qui Sơn; (5) Ngưỡng Sơn Huệ Tịch.

[6] Tôi: Truyền Tụ, là người giảo chánh xuất bản.

[7] Nay xét: Tổ Huệ Năng được sanh nơi đất Lãnh Nam; vua Thần Nông sanh ở đất núi Liệt – Hồ Bắc; Tổ Hoằng Tán sanh ở đất Việt (Quảng Đông, nước Nam Việt của Triệu Đà). Ba nhân vật trên đều là người xuất thân trong vùng đất Bách Việt cả. Như các Việt tộc: U Việt ở Chiết Giang: Mân Việt ở Phước Kiến, Dương Việt ở Giang Tây; Nam Việt ở Quảng Đông; Lạc Việt ở An Nam Bách Việt; các giống dân Việt.