ngũ chủng đắc thất

Phật Quang Đại Từ Điển

(五種得失) Cũng gọi Ngũ thứ tương đối. Chỉ cho 5 thứ tương đối chính hạnh và tạp hạnh của người tu pháp môn Tịnh độ cầu vãng sinh. Đó là: 1. Thân sơ đối: Người tu chính hạnh tán thán, lễ bái và niệm PhậtA di đà, Phật liền thấy, nghe và biết điều đó. Biết nghiệp của Phật và của người niệm Phật gần nhau, nên gọi là Thân duyên. Còn người tu tạp hạnh thì 3 nghiệp của Phật và của người ấy thường xa cách nhau, cho nên gọi là Sơ hạnh. 2. Cận viễn đối: Tâm nguyện được thấy đức Phật A di đà của người tu chính hạnh rất tha thiết, lúc nào cũng tưởng niệm y như đức Phật đang ở trước mắt mình, cho nên gọi là Cận duyên. Còn người tu tạp hạnh thì tâm lơ là, không tha thiết với Phật A di đà, cho nên gọi là Viễn hạnh. 3. Vô gián hữu gián đối: Người tu chính hạnh nhớ tưởng đức Phật A di đà thường không gián đoạn, cho nên là vô gián. Còn người tu tạp hạnh niệm Phật luôn gián đoạn, vì thế là hữu gián. 4. Bất hồi hướng hồi hướng đối: Người tu chính hạnh không dùng hồi hướng riêng biệt mà vẫn tự có đức hồi hướng, thành tựu nghiệp vãng sinh. Còn người tu tạp hạnh thì cần phải có sự hồi hướng mới cảm được nghiệp vãng sinh. 5. Thuần tạp đối: Người tu chính hạnh là hạnh thuần túy Cực lạc nên là thuần. Nhưng người tu tạp hạnh thì chẳng phải hạnh thuần túy Cực lạc, mà còn tạp tu cả nhân thiên, Tam thừa và Tịnh độ ở 10 phương, cho nên là tạp. [X. Quán kinh sớ tán thiện nghĩa; Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập].