ngũ chúng

Phật Quang Đại Từ Điển

(五衆) I. Ngũ Chúng. Dịch cũ: Ngũ uẩn. Tức là sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Chữ chúng hàm có nghĩa là tụ tập, nhóm họp. (xt. Ngũ Uẩn). II. Ngũ Chúng. Cũng gọi Xuất gia ngũ chúng. Năm chúng xuất gia. 1. Tỉ khưu (Phạm: Bhikwu, Pàli: Bhikkhu). 2. Tỉ khưu ni (Phạm: Bhiwuịì, Pàli: Bhikkhunì). 3. Thức xoa ma na (Phạm: Zikwamàịa, Pàli: Sikkhamànà). 4. Sa di (Phạm: Zràmaịera, Pàli: Sàmaịera). 5. Sa di ni (Phạm:Zràmaịerikà, Pàli: Sàmaịerì). Trong đó, tỉ khưu và tỉ khưu ni thụ giới Cụ túc, thức xoa ma na thụ 6 pháp, sa di và sa di ni thụ 10 giới. [X. luận Đại trí độ Q.10; Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.trung, phần 1, tiết 1]. (xt. Thất Chúng). III.Ngũ Chúng. Cơ cấu giáo hóa của Phật giáo được thành lập vào đời Tùy. Vua Văn đế nhà Tùy, Trung quốc, ban lệnh tuyển chọn các bậc cao tăng có học vấn uyên thâm để đảm nhận các chức vụ giáo hóa gọi là Ngũ chúng, mỗi chúng đặt 1 vị Chúng chủ. Đó là: 1. Niết bàn chúng: Chúng chủ có các ngài Pháp thông, Đồng chân, Thiện trụ. 2. Địa luận chúng: Chủ yếu y cứ vào kinh Hoa nghiêm; Chúng chủ có các ngài Tuệ thiên, Linh xán. 3. Đại luận chúng: Đại luận chỉ cho luận Đại trí độ, chủ yếu y cứ theo kinh Đại phẩm bát nhã. Chúng chủ gồm các vị Pháp ngạn, Bảo tập, Trí ẩn. 4. Giảng luật chúng, Chúng chủ có ngài Hồng tuân… 5. Thiền môn chúng, Chúng chủ là ngài Pháp ứng…